Bà Nguyễn Phương Hằng (tên khai sinh Nguyễn Thị Thanh Tuyền; sinh ngày 26 tháng 1 năm 1971) là một nữ doanh nhân người Việt Nam, Tổng Giám đốc và Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Đại Nam. Vào năm 2021, bà đã được nhiều người biết đến qua những buổi phát trực tiếp trên mạng xã hội tố cáo “thần y” Võ Hoàng Yên và một số nhân vật có tiếng trong trong giới giải trí.
Nguyễn Phương Hằng, tên khai sinh là Nguyễn Thị Thanh Tuyền, sinh ngày 26 tháng 1 năm 1971. Sang Canada định cư từ năm 16 tuổi, bà Hằng sau đó đã kết hôn với một người chồng Hoa kiều và có chung với ông một người con. Năm 23 tuổi, chồng bà qua đời và để lại cho bà cùng con của mình thừa kế tài sản trị giá 18 triệu USD.
Sau đó, bà đã thanh lý hết tài sản và đưa con về Việt Nam lập nghiệp, tham gia kinh doanh bất động sản, trồng cao su và mở siêu thị thời trang. Năm 2006, bà kết hôn cùng một doanh nhân tên là Trần Văn Thìn. Tuy có cùng với nhau một người con gái, nhưng hai người sau đó đã quyết định ly hôn vào năm 2007.
Ngày 8 tháng 6 năm 2010, Nguyễn Phương Hằng tái giá cùng doanh nhân bất động sản Huỳnh Uy Dũng. Năm 2020, ông Dũng chính thức rút lui khỏi thương trường, nhường hết quyền điều hành Công ty cổ phần Đại Nam cho bà Hằng.
Vào cuối năm 2018, Nguyễn Phương Hằng đã được Đại học Apollos, một đại học giáo dục từ xa ở Mỹ, trao bằng Giáo sư Thỉnh giảng Danh dự.
Tố cáo Võ Hoàng Yên lừa đảo
Vào ngày 1 tháng 3 năm 2021, Nguyễn Phương Hằng đã cùng với chồng là ông Dũng lên tiếng tố cáo Võ Hoàng Yên lừa đảo chiếm đoạt của họ hơn 200 tỷ đồng thông qua các hoạt động cứu trợ người dân miền Trung trong đợt lũ lụt năm 2020, trong đó nổi bật là việc xây lên một cơ sở thờ tự tại tỉnh Bình Thuận và một số vụ việc liên quan khác. Dù sau đó ông Yên xin được gửi trả lại số tiền trên nhưng vợ chồng ông Dũng vẫn từ chối và nói rằng sẽ “tố cáo, vạch trần bộ mặt thật” của Võ Hoàng Yên vì cho rằng ông đã có hành vi khám chữa bệnh “phản khoa học”, “không có cơ sở chuẩn đoán” và “có dấu hiệu gian dối, chiếm đoạt tài sản bệnh nhân.”
Trong video đăng tải ngày 4 tháng 3 năm 2021, bà Hằng cho rằng ông Võ Hoàng Yên hoạt động chữa bệnh tại tỉnh Bình Thuận là do có sự bao che của cơ quan chức năng. Vì phát ngôn này nên vào ngày 16 tháng 4, bà Hằng đã bị Sở Thông tin & Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh xử phạt 7,5 triệu đồng vì cung cấp thông tin sai sự thật, xúc phạm danh dự Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Thuận.
Ngày 15 tháng 1 năm 2022, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an Thành phố Hồ Chí Minh quyết định không khởi tố vụ việc do không có dấu hiệu phạm tội.
Giới nghệ sĩ và những cá nhân khác
Cuối tháng 4 năm 2021, Bà Nguyễn Phương Hằng trong buổi phát trực tiếp của mình đã lên tiếng chỉ trích nghệ sĩ Hoài Linh – người được biết là từng được Võ Hoàng Yên chữa bệnh, vì không lên tiếng tố cáo hành vi lừa đảo của người này như bà. Ngày 28 tháng 4, bà Hằng đưa ra những bằng chứng chưa xác thực cáo buộc hai người trên có thân tình, cho rằng Hoài Linh không tố cáo Võ Hoàng Yên là vì họ có “dây mơ rễ má” với nhau, đồng thời cáo buộc Hoài Linh có khuynh hướng “mê tín dị đoan” và muốn học nghề chữa bệnh của ông Yên.
Trước những cáo buộc trên, Hoài Linh giữ im lặng và không đưa ra bất cứ lời giải thích nào. Sau đó vào ngày 22 tháng 5, bà Hằng tố Hoài Linh giữ số tiền quyên góp 13,4 tỷ đồng cho đồng bào miền Trung bị lũ lụt vào hồi cuối năm 2020 làm của riêng. Đến ngày 25 tháng 5 năm 2021, Nguyễn Phương Hằng tiếp tục phát trực tiếp với nội dung chính xoay quanh việc Hoài Linh chưa thực hiện công tác từ thiện dù đã nhận quyên góp hơn 13 tỉ đồng và đưa ra nhiều lời tố cáo chưa được kiểm chứng về lối sống, đời tư của người nghệ sĩ này.
Buổi phát trực tiếp này trên trang Facebook cá nhân của bà Hằng có thời điểm đã ghi nhận hơn 225.000 người xem cùng lúc. Hai trang phát trực tiếp trên kênh YouTube “Trường đua Đại Nam” và trang Facebook của Công ty Đại Nam cũng lần lượt đạt được hơn 163.000 và 80.000 người xem cùng lúc, được cho là đã xác lập kỷ lục luồng truyền phát trực tuyến được xem cùng lúc nhiều nhất trên Facebook tại Việt Nam với thời điểm có gần 500.000 người xem cùng lúc. Hoài Linh sau đó biện hộ rằng ông đã có ý định trao cho người dân trước dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu, nhưng vì dịch COVID-19 bùng phát nên đành phải hoãn lại. Tuy nhiên, lời giải thích này của Hoài Linh sau đó gặp phải phản ứng trái chiều từ dư luận và người hâm mộ với lý do đã có những thời điểm bệnh dịch được khống chế hoàn toàn. Ngày 31 tháng 5 năm 2021, giữa ồn ào liên quan đến việc “ngâm” tiền từ thiện, đại diện Hoài Linh đã trao cho tỉnh Quảng Trị 2,4 tỉ đồng.
Bên cạnh Hoài Linh, Nguyễn Phương Hằng cũng công khai chỉ trích đích danh nghệ sĩ Hồng Vân vì một tài khoản Facebook được cho là của người này đã có những bình luận thiếu khách quan về bà. Bà Hằng sau đó đã công khai một đoạn ghi âm ngắn được cho là của Hồng Vân với những từ ngữ thiếu tôn trọng khán giả. Sau nhiều ngày giữ im lặng, Hồng Vân đã lên tiếng phủ nhận, khẳng định những cáo buộc của bà Hằng là thiếu chính xác.
Sau khi bị ca sĩ Vy Oanh chia sẻ cảm nghĩ với nội dung bóng gió đả kích, Nguyễn Phương Hằng sau đó đã live stream công bố nhiều góc khuất trong quá khứ của ca sĩ này như từng “làm bé, đẻ thuê, cướp chồng”. Vy Oanh đáp trả lại gay gắt và lên tiếng phủ nhận những cáo buộc của bà Hằng, đòi bằng chứng cho đến trước ngày 29 tháng 5. Vào ngày 21 tháng 6 năm 2021, Vy Oanh cho biết cô đã gửi đơn tố cáo Nguyễn Phương Hằng lên Công an Thành phố Hồ Chí Minh vì cho rằng bà sử dụng những ngôn từ phản cảm xúc phạm đến cá nhân cô cũng như gia đình và các con.
Vào tối ngày 24 tháng 8 năm 2021, Nguyễn Phương Hằng đã live stream lên tiếng tố Đàm Vĩnh Hưng vì “ngâm” tiền từ thiện của người đóng góp, đồng thời cho biết đang giữ khoảng “2kg” giấy tờ sao kê từ tài khoản ngân hàng của anh và tiết lộ số tiền từ thiện thực sự mà nam ca sĩ nhận được lên đến hơn 96 tỉ đồng, hoàn toàn khác so với số tiền trước đó công bố nhận được. Bà cũng cảnh báo trong vòng một tuần nếu Đàm Vĩnh Hưng không công khai bản sao kê tổng số tiền từ thiện anh nhận được thì sẽ tung bằng chứng và nhờ đến pháp luật can thiệp.[40] Sau đó một ngày, Đàm Vĩnh Hưng đã chính thức lên tiếng về vấn đề này nhằm trấn an dư luận.[41] Đến ngày 1 tháng 9 cùng năm, Đàm Vĩnh Hưng gửi đơn lên cơ quan Cảnh sát điều tra Công an Thành phố Hồ Chí Minh tố cáo bà Hằng về hành vi vu khống, làm nhục người khác, đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông.
Không dừng lại ở giới nghệ sĩ, nhà báo Hàn Ni của báo Sài Gòn Giải Phóng và nhiều cá nhân khác cũng nộp đơn tố cáo bà Nguyễn Phương Hằng. Ngày 26 tháng 10 năm 2021, ông Nguyễn Đức Hiển, phó tổng biên tập báo Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh đã gửi đơn tố giác bà Hằng lên Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bình Dương về hành vi lợi dụng quyền tự do ngôn luận để vu khống, làm nhục ông cũng như cơ quan mà ông đang làm việc. Đáp trả lại việc này, bà Hằng đã khởi kiện lại ông Hiển tại Tòa án nhân dân Thành phố Thủ Dầu Một, yêu cầu ông lên tiếng xin lỗi và rút bài viết của mình trên trang báo điện tử VOV. Tuy nhiên đến ngày 31 tháng 5 năm 2022, tòa án đã đình chỉ giải quyết vụ việc do luật sư đại diện của bà Nguyễn Phương Hằng vắng mặt 2 lần không lý do. Luật sư đại diện của bà đã kháng cáo quyết định đình chỉ này. Tuy nhiên, ngày 27 tháng 10, Tòa án nhân dân tỉnh Bình Dương đã bác kháng cáo và tiếp tục đình chỉ vụ kiện
Vào ngày 1 tháng 6 năm 2021, bà Lê Thị Giàu (Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Thực phẩm Bình Tây) đã khởi kiện bà Nguyễn Phương Hằng đòi bồi thường 1.000 tỷ đồng vì bị cáo buộc lừa đảo, có thương hiệu giả và nhắn tin xúc phạm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh dự, uy tín của bà Giàu.
Ngày 13 tháng 10 năm 2021, bà Hằng tiếp tục loạt live stream “Giải ăn chặn mở rộng”, trong đó cho biết đã phối hợp với công an điều tra nhằm xác minh các cá nhân có liên quan đến vụ việc từ thiện và nêu tên nhiều nghệ sĩ, ca sĩ làm từ thiện trong giai đoạn tháng 10, 11 năm 2020 tại miền Trung nhưng chưa sao kê, và các cá nhân tổ chức tiếp tay cho những nghệ sĩ trên.
Bị khởi tố và xử lý hình sự
Ngày 16 tháng 02 năm 2022, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an Thành phố Hồ Chí Minh ra quyết định tạm hoãn xuất cảnh đối với bà Nguyễn Phương Hằng. Đến tối ngày 24 tháng 3 cùng năm, Công an Thành phố Hồ Chí Minh đã khởi tố, bắt tạm giam bà trong 3 tháng về tội Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân theo Điều 331 Bộ luật Hình sự năm 2015. Công an cùng Viện kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã đến khám xét nhà bà Hằng tại quận 3 sau đó vài giờ. Bà được đưa về tạm giam tại Trại tạm giam T30, huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh. Vào ngày 17 tháng 4, Công an Thành phố Hồ Chí Minh đã xác nhận bà Nguyễn Phương Hằng còn có thêm quốc tịch Cộng hòa Síp. Ngày 22 tháng 4, Công an tỉnh Bình Dương cũng khởi tố vụ việc đối với bà Nguyễn Phương Hằng cùng về tội danh trên. Qua điều tra xác minh, công an tỉnh Bình Dương đã thu thập 53 buổi live stream của bà có dấu hiệu phạm tội. Đến ngày 18 tháng 6, Công an tỉnh Bình Dương chuyển hồ sơ vụ việc để sáp nhập với hồ sơ mà Công an Thành phố Hồ Chí Minh đang điều tra. Tuy nhiên, Công an Thành phố Hồ Chí Minh chưa thể tiếp nhận hồ sơ. Ngày 22 tháng 6, Viện kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã quyết định gia hạn tạm giam bà Nguyễn Phương Hằng thêm 2 tháng.
Ngày 18 tháng 8, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an Thành phố Hồ Chí Minh ban hành kết luận điều tra và đề nghị truy tố bà Nguyễn Phương Hằng. Theo kết luận điều tra, bà Nguyễn Phương Hằng đã tổ chức nhiều buổi phát trực tiếp với nội dung thông tin không kiểm chứng, sử dụng những ngôn từ mang tính chất nhục mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nhiều người. Ngày 19 tháng 8, Viện kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục gia hạn tạm giam bà thêm 20 ngày.
Ngày 6 tháng 9, Công an tỉnh Bình Dương đã chuyển toàn bộ hồ sơ vụ án đến Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bình Dương đề nghị truy tố bà Nguyễn Phương Hằng. Cùng ngày, Viện kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh trả hồ sơ vụ án để công an Thành phố Hồ Chí Minh điều tra bổ sung. Theo đó, bà Nguyễn Phương Hằng bị đề nghị gia hạn tạm giam thêm 1 tháng 27 ngày.
Ngày 1 tháng 11, Công an tỉnh Bình Dương đã chuyển hồ sơ vụ việc để sáp nhập với hồ sơ vụ án tại thành phố Hồ Chí Minh. Ngày 3 tháng 11, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục ban hành kết luận điều tra và đề nghị truy tố bà Nguyễn Phương Hằng. Theo kết luận điều tra, bà Nguyễn Phương Hằng đã sử dụng nhiều tài khoản trên YouTube, Facebook và TikTok để live stream xúc pham nhiều người, video nhiều nhất có gần 1 triệu lượt xem
Trước đó, ngày 14 tháng 10, Nguyễn Phương Hằng cùng gia đình có đơn gửi Công an Thành phố Hồ Chí Minh, Viện KSND Thành phố Hồ Chí Minh đề nghị xin được tại ngoại; ngày 24 tháng 10, con trai của bà cũng xin đặt 10 tỉ để bảo lãnh cho bà được tại ngoại. Tuy nhiên, ngày 10 tháng 11, Viện kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh không chấp nhận đơn mà tiếp tục đề nghị tạm giam bà Nguyễn Phương Hằng. Ngày 29 tháng 11 năm 2022, Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM tiếp tục ra lệnh tạm giam bà Nguyễn Phương Hằng thêm 2 tháng để điều tra bổ sung theo yêu cầu của Viện KSND TP.HCM.
Hoạt động từ thiện
Ngoài hoạt động kinh doanh, vợ chồng ông Huỳnh Uy Dũng và bà Nguyễn Phương Hằng cũng dành nhiều sự quan tâm đến các hoạt động xã hội, tài trợ cho các tổ chức từ thiện, giáo dục và y tế, cũng như người dân vùng bị thiên tai. Kể từ năm 2015, hai vợ chồng đã đồng sáng lập Quỹ thiện nguyện Hằng Hữu và sử dụng 100% lợi nhuận của Công ty cổ phần Đại Nam trong khoảng thời gian từ 2014 đến 2030 để phục vụ cho công tác từ thiện xã hội. Quỹ đã liên kết với một số bệnh viện lớn như Bệnh viện Nhi đồng 1, Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng thông qua chương trình “Trái tim Hằng Hữu” để tài trợ trang thiết bị và kinh phí mổ tim cho hơn 500 trẻ em nghèo mắc bệnh tim bẩm sinh và não úng thủy trên khắp cả nước mỗi năm. Tuy nhiên, vào ngày 23 tháng 6 năm 2021, quỹ đã đồng loạt gửi công văn đến ba bệnh viện trên về việc tạm ngừng tài trợ các chương trình thiện nguyện từ tháng 10 năm 2021 trước những diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 khiến Công ty cổ phần Đại Nam phải tạm dừng tất cả các hoạt động kinh doanh dịch vụ của mình.
Kể từ năm 2017, bà Hằng và chồng đã tham gia đóng góp, ủng hộ hàng tỷ đồng cho “Quỹ doanh nhân với An ninh trật tự tỉnh Đồng Nai” nhằm giúp đỡ những người đã chấp hành xong án tù và những người đã được giáo dưỡng, trở lại hoà nhập với cộng đồng. Ngày 4 tháng 3 năm 2019, hai vợ chồng cũng đã dành tặng 200 tỷ đồng để ủng hộ cho người dân nghèo tại quê nhà Bình Định của ông Dũng.
Một số câu nói hót của Bà Nguyễn Phương Hằng
Không chỉ lập kỷ lục livestream với hàng triệu lượt xem trực tuyến cùng lúc, những câu nói của bà Phương Hằng cực hót và chất khiến cộng đồng mạng dậy sóng.
1. Ngay cả chuyện làm mình bớt đẹp em cũng không làm được, em có lỗi quá!
2. Công ty trách nhiệm hữu hạn một mình tao chấp hết!
3. Đừng thấy hoa nở mà ngỡ mùa xuân về nha quý dzị!
4. Im lặng là vàng còn tôi nói ra tôi mới là kim cương!
5. Quý vị đăng YouTube thì lựa chọn hình em khúc nào em đẹp rồi đăng, lựa khúc em xấu mà đăng là sao? Em nhìn em tưởng ngoại em đó quý dzị!
6. Đừng đánh tráo khái niệm và tạm ứng niềm tin.
7. Đừng thấy hào quang mà tưởng vinh quang.
8. “Dĩ dzãng dơ dzáy” dễ gì giấu giếm.
9. Chỉ có người trong cuộc mới hiểu người trong kẹt!
10. Cuộc chiến chỉ mới bắt đầu thôi!
11. Em BBQ tụi nó, tụi nó ngu nhất mà tưởng khôn nhì!
12. Tiền án tiền sự nhiều hơn tiền mặt!
14. Miễn có cảm xúc là mình xúc được hết, xúc trong mọi hoàn cảnh!
15. Anh Dũng gặp em lần đầu tiên là phạt em 6 tháng tù giam vì tội “gây thương nhớ”, em quyến rũ lắm quý dzị!
16. Thật là thú dzị!
17. Thấy chuyện bất bình, chụp màn hình gửi quý dzị!
18. Không sớm thì chiều không mai thì một
19. Tôi không thở phổi người khác!
20. Nó đụng thì mình phải chạm, nó cảm thì mình phải xúc, nó muốn sụp thì mình phải cho nó đổ luôn!
21. Đừng có mượn đạo tạo đời!
22. Ăn không được thì ói ra phải không!
23. Kim cương của tôi lên tới hàng ký đó quý vị!
24. Sổ đỏ tôi cân ký đó nhưng tôi chưa bao giờ đem điều đó là tự hào!
Bà Nguyễn Phương Hằng bị bắt
TP HCM Bà Nguyễn Phương Hằng bị cáo buộc lợi dụng sức ảnh hưởng của mình, phát ngôn mang tính chất nhục mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác.
Tối 24/3, bà Hằng, 51 tuổi, Tổng Giám đốc Công ty Cổ Phần Đại Nam, bị Cơ quan cảnh sát điều tra (PC01) Công an TP HCM bắt về hành vi Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích Nhà nước, quyền lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân theo Điều 331 Bộ Luật Hình Sự.
Theo cơ quan điều tra, bà Hằng đã lợi dụng sức ảnh hưởng của mình, tổ chức nhiều buổi livestream có nội dung thông tin không kiểm chứng, liên quan đến đời tư của người khác. Trong đó, bà Hằng sử dụng những ngôn từ “mang tính chất nhục mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm” của những người liên quan.
Quá trình điều tra, bà Hằng bị cho là không hợp tác, “coi thường pháp luật”, nhiều lần tập trung người đến nhà riêng của các cá nhân có mâu thuẫn, gây mất an ninh trật tự tại TP HCM và các địa phương.
Từ 18h30, rất đông người dân, youtuber tụ tập trước biệt thự màu trắng của bà Phương Hằng trên đường Nguyễn Thông, quận 3. Do lượng người hiếu kỳ kéo đến đông, cảnh sát địa phương phải đến giữ trật tự.
Tiếp đó, các tuyến đường trong bán kính 100 m tính từ nhà bà Hằng bị phong toả. Gần chục xe cảnh sát, xe thùng được điều đến nhà bà Hằng để giữ an ninh cho cơ quan điều tra thực hiện lệnh khám xét nhà bà Hằng.
Một tổ công tác khác cũng khám xét căn nhà trên đường Ngô Đức Kế, quận 1, của vợ chồng bà này. Sau hơn hai tiếng làm việc, lực lượng chức năng thu giữ nhiều thùng hồ sơ tài liệu.
Bà Nguyễn Phương Hằng được biết đến là đại gia bất động sản tại Việt Nam, vợ của doanh nhân Huỳnh Uy Dũng – tức Dũng “Lò Vôi”.
Tháng 3 năm 2021, bà Hằng tố cáo với Công an TP HCM về việc bị “lương y” Võ Hoàng Yên lừa hàng trăm tỷ đồng. Sau đó, bà thường xuyên livestream bày tỏ bức xúc về việc bị mất tiền, đồng thời kêu gọi nghệ sĩ Hoài Linh và một số người lên tiếng tố cáo ông Yên không chữa được bệnh.
Khi nghệ sĩ Hoài Linh giữ im lặng, bà Hằng livestream chửi ông “ăn chặn” tiền từ thiện. Trên trang cá nhân, Hoài Linh phải thừa nhận sai sót và chậm trễ trong việc trao khoản tiền từ thiện đến người dân vì lý do dịch bệnh và sức khỏe.
Ngoài ra, trong hàng trăm buổi livestream của mình, bà Hằng cũng khẳng định ca sĩ Thuỷ Tiên, Đàm Vĩnh Hưng, MC Trấn Thành, Đại Nghĩa… kêu gọi tiền ủng hộ lũ lụt miền Trung nhưng đã “bỏ túi” riêng hàng chục tỷ đồng. Tuy nhiên, vào cuộc điều tra, Bộ Công an xác định các nghệ sĩ không có hành vi gian dối, không chiếm đoạt tiền từ thiện do người dân đóng góp.
Bà Nguyễn Phương Hằng tiếp tục bị tạm giam để điều tra bổ sung
Tối 29-11, nguồn tin của Tuổi Trẻ Online xác nhận Cơ quan cảnh sát điều tra Công an TP.HCM tiếp tục tạm giam bà Nguyễn Phương Hằng (51 tuổi, ngụ quận 1, giám đốc Công ty cổ phần Đại Nam) 2 tháng để điều tra bổ sung theo yêu cầu của Viện Kiểm sát nhân dân TP.HCM.
Trước đó, Viện Kiểm sát nhân dân TP.HCM có lệnh tạm giam bà Nguyễn Phương Hằng sau khi tiếp nhận hồ sơ đề nghị truy tố từ Cơ quan cảnh sát điều tra Công an TP.HCM. Theo quy định, viện kiểm sát nghiên cứu hồ sơ và đưa ra quyết định truy tố bà Hằng thì sẽ ra cáo trạng. Nếu hồ sơ còn nhiều vấn đề cần làm rõ thì viện kiểm sát sẽ có quyết định trả hồ sơ điều tra bổ sung như trên.
Đây là lần thứ 2 viện kiểm sát ra quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung vụ án này. Đầu tháng 11, Cơ quan cảnh sát điều tra hoàn tất kết luận điều tra sau khi sáp nhập vụ án từ Bình Dương vào và chuyển hồ sơ sang viện kiểm sát cùng cấp đề nghị truy tố bị can Hằng về tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Theo nội dung vụ án, khoảng tháng 3-2021, thông qua các tài khoản mạng xã hội YouTube và TikTok, bà Nguyễn Phương Hằng tổ chức nhiều buổi livestream nói về nhiều chủ đề, nhiều nội dung khác nhau, được nhiều người theo dõi, chia sẻ, bình luận.
Tại các buổi livestream, bà Hằng đã phát ngôn những nội dung về chuyện bí mật đời tư cá nhân và những nội dung gây ảnh hưởng uy tín, danh dự của nhiều nghệ sĩ.
Lợi dụng sức ảnh hưởng của bản thân, sử dụng chức năng của mạng xã hội trên Internet, bà Hằng tổ chức nhiều buổi phát trực tiếp nội dung thông tin không kiểm chứng, liên quan đến đời tư của người khác, trong đó sử dụng những ngôn từ mang tính chất nhục mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm.
Tháng 3-2022, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an TP.HCM đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và thực hiện lệnh bắt bị can để tạm giam đối với bà Nguyễn Phương Hằng.
Trong quá trình điều tra, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an TP.HCM đã mở rộng vụ án và mời nhiều cá nhân liên quan lên làm việc như ông Đặng Anh Quân, ông Nguyễn Đình Kim, ông Huỳnh Công Tân, bà Lê Thị Thu Hà, bà Nguyễn Thị Mai Nhi…
Sau đó, Viện Kiểm sát nhân dân TP.HCM trả hồ sơ, đề nghị Cơ quan cảnh sát điều tra Công an TP.HCM điều tra làm rõ hành vi đồng phạm của những cá nhân có liên quan, tham gia giúp sức cho hoạt động của bị can Hằng; đồng thời xem xét việc nhập vụ án liên quan đến bị can do Công an tỉnh Bình Dương khởi tố để giải quyết triệt để vụ án.
Mở rộng điều tra vụ án bà Nguyễn Phương Hằng
Công an TP HCM tiếp tục lấy lời khai, xác minh nhiều đối tượng liên quan đến bị can Nguyễn Phương Hằng.
Tại buổi họp báo cung cấp thông tin về tình hình, kết quả công tác của lực lượng công an, đại diện Công an TP HCM đã cung cấp thông tin liên quan đến vụ án Nguyễn Phương Hằng (SN 1971, CEO Công ty CP Đại Nam).
Trả lời câu hỏi này của phóng viên Báo Người Lao Động, thượng tá Trần Thị Kim Lý – Chánh Văn phòng Cơ quan CSĐT Công an TP HCM, cho biết đến nay Công an TP HCM đã khởi tố 4 bị can về tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”.
Cụ thể, Công an TP HCM đã khởi tố, tạm giam bà Nguyễn Phương Hằng, khởi tố Nguyễn Thị Mai Nhi (SN 1983, trợ lý của Nguyễn Phương Hằng), Lê Thị Thu Hà (SN 1992, nhân viên Công ty CP Đại Nam), Huỳnh Công Tân (SN 1994, Trưởng phòng Truyền thông Công ty CP Đại Nam).
“Ngoài việc khởi tố 4 bị can này, đến nay Công an TP HCM đang tiếp tục mở rộng điều tra, thu thập thông tin, xác minh và lấy lời khai nhiều người khác. Bên cạnh đó, Công an TP HCM tiếp tục làm rõ nhiều đơn tố cáo xoay quanh vụ án của bà Nguyễn Phương Hằng. Nếu có dấu hiệu tội phạm sẽ xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật”, thượng Tá Trần Thị Kim Lý thông tin.
Nội dung vụ án thể hiện, bà Nguyễn Phương Hằng đã sử dụng nhiều tài khoản mạng xã hội như YouTube, Facebook… để công kích, xúc phạm nhân phẩm nhiều cá nhân. Mặc dù các cơ quan chức năng đã cảnh báo nhưng bà Hằng không dừng lại mà có lời lẽ thô tục trên mạng xã hội để chửi bới, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nhiều người.
Bên cạnh khởi tố, tạm giam bà Nguyễn Phương Hằng, Công an TP HCM cũng mở rộng điều tra, làm việc với các cá nhân như ê-kíp hỗ trợ kịch bản, nội dung cho bà Hằng chửi trên sóng livestream; làm việc với các YouTuber phát sóng trực tiếp mỗi khi bà Hằng “lên sóng”; làm việc với các luật sư tham gia những buổi công kích trực tiếp của bà Hằng trên mạng xã hội.
Liên quan đến vụ việc, ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng, ca sĩ Vy Oanh, ông Nguyễn Đức Hiển (Phó Tổng Biên tập Báo Pháp luật TP HCM), bà Đặng Thị Hàn Ni (công tác tại Báo Sài Gòn Giải Phóng) cùng một số người khác cũng có đơn yêu cầu xử lý bà Nguyễn Phương Hằng.
Khởi tố 3 trợ lý của bà Nguyễn Phương Hằng
Theo: https://baochinhphu.vn/: Chiều 1/12, Cơ quan Cảnh sát điều tra (CSĐT) Công an TPHCM đã ra Quyết định khởi tố bị can, áp dụng biện pháp ngăn chặn cấm đi khỏi nơi cư trú; phối hợp Viện KSND TPHCM thi hành lệnh khám xét chỗ ở đối với Nguyễn Thị Mai Nhi, Lê Thị Thu Hà và Huỳnh Công Tân.
Đây là những đối tượng đã giúp sức tích cực cho Nguyễn Phương Hằng (SN 1971, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Đại Nam) thực hiện hành vi phạm tội liên tục nhiều lần, trong thời gian dài, gây bức xúc dư luận xã hội.
Theo Văn phòng Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh, từ khoảng tháng 3/2021 đến 23/3/2022, thông qua các tài khoản mạng xã hội, Nguyễn Phương Hằng đã tổ chức nhiều buổi livestream phát ngôn trực tiếp và đăng tải các bài viết trên qua mạng Internet để nói về nhiều chủ đề, nhiều nội dung khác nhau.
Trong đó có nội dung về chuyện bí mật đời tư cá nhân và những nội dung xúc phạm, gây ảnh hưởng uy tín, danh dự của nhiều cá nhân nên các cá nhân này đã gửi đơn tố cáo Nguyễn Phương Hằng.
Kết quả điều tra, xác minh, Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh đã thu thập đầy đủ tài liệu, chứng cứ xác định nhiều nội dung do Nguyễn Phương Hằng phát ngôn, đăng tải trên mạng xã hội đã vi phạm điểm a, Khoản 3, Điều 16 và điểm d, Khoản 1, Điều 17 Luật An ninh mạng 2018; điểm d, Khoản 1, Điều 5 Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15/7/2013 của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng.
Căn cứ kết quả điều tra, ngày 24/3/2022, Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh (Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra) đã có Quyết định khởi tố vụ án hình sự; Quyết định khởi tố bị can và ra Lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Nguyễn Phương Hằng về tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân” theo Điều 331 Bộ luật Hình sự và đã được Viện KSND TP Hồ Chí Minh phê chuẩn.
Ngày 6/7/2022, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bình Dương cũng ra Quyết định khởi tố bị can đối với Nguyễn Phương Hằng về tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân” theo Điều 331 Bộ luật Hình sự, đã được Viện KSND tỉnh Bình Dương phê chuẩn.
Ngày 30/10/2022, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bình Dương chuyển hồ sơ vụ án đến Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ CHí Minh để tiếp nhận điều tra theo thẩm quyền.
Một ngày sau, Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh đã ra Quyết định nhập vụ án hình sự số 190-08 nhập vụ án “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân” xảy ra tại TP Hồ Chí Minh và vụ án “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân” xảy ra tại tỉnh Bình Dương.
Ngày 2/11/2022, Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh đã Kết luận điều tra vụ án số 190-25/BKLĐT-PC01-Đ3, đề nghị truy tố bị can Nguyễn Phương Hằng tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân” xảy ra tại TP Hồ Chí Minh và tỉnh Bình Dương.
Cùng ngày, Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh tiếp tục ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân” do Nguyễn Phương Hằng thực hiện theo đơn tố giác của ông Nguyễn Đức Hiển (SN 1973; thường trú quận 12, TP Hồ Chí Minh) và bà Lê Thị Giàu (SN 1959; thường trú quận 1, TP Hồ Chí Minh).
Sau khi tiếp nhận hồ sơ trả điều tra bổ sung theo Quyết định trả hồ sơ điều tra bổ sung ngày 14/11/2022 của Viện KSND TP Hồ Chí Minh để nhập án làm rõ các nội dung còn lại, ngày 29/11/2022, Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh đã ra Quyết định nhập vụ án hình sự “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân” để tiến hành điều tra chung.
Kết quả điều tra mở rộng vụ án đến nay, Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh xác định các đối tượng gồm: Nguyễn Thị Mai Nhi (SN 1983, trú tại quận 12, TP Hồ Chí Minh); Lê Thị Thu Hà (SN 1992, trú tại TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương); Huỳnh Công Tân (SN 1994, trú tại TP Dĩ An, tỉnh Bình Dương) đã thực hiện hành vi giúp sức tích cực cho Nguyễn Phương Hằng thực hiện hành vi phạm tội liên tục nhiều lần, trong thời gian dài, gây bức xúc dư luận xã hội.
Việc giúp sức thể hiện qua việc tạo lập, quản lý các trang mạng xã hội; đăng tải thời gian, chủ đề livestream lên trang mạng xã hội; kết nối các tài khoản mạng xã hội vào Internet, chuẩn bị sân khấu để Nguyễn Phương Hằng livestream; đăng tải nội dung xúc phạm trên trang cá nhân và phục vụ hoàn toàn cho Hằng khi Hằng trực tiếp livestream phát ngôn xúc phạm cá nhân.
Việc giúp sức của Nguyễn Thị Mai Nhi, Lê Thị Thu Hà và Huỳnh Công Tân chỉ dừng lại đến khi Hằng bị khởi tố, bắt tạm giam.
Cơ quan CSĐT Công an TP. Hồ Chí Minh đang tiếp tục điều tra làm rõ hành vi của các cá nhân có liên quan còn lại để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
Dấu hiệu của tội danh “Lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích nhà nước quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức cá nhân” cũng như mức phạt nào với bà Nguyễn Phương Hằng theo quy định pháp luật?
Như Lao Động đưa tin, ngày 24.3, Công an TPHCM đã khởi tố, bắt tạm giam bà Nguyễn Phương Hằng – Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Đại Nam – về tội “Lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích nhà nước quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức cá nhân”.
Cơ quan điều tra chưa thông tin cụ thể về hành vi sai phạm của bà Nguyễn Phương Hằng.
Tuy nhiên, theo dõi vụ việc, Tiến sĩ – luật sư Đặng Văn Cường (Đoàn Luật sư Hà Nội) cho rằng, việc khởi tố với bà Hằng đã được dự báo từ trước.
Bởi trước đó, nhiều cá nhân tố cáo bà này về hành vi bôi nhọ, vu khống… trên mạng xã hội, qua các buổi livestream. Điều đáng chú ý là nội dung trong các buổi livestream của bà Hằng luôn có dấu hiệu đi quá giới hạn của quyền tự do ngôn luận khi liên tục chửi bới, xúc phạm đến nhiều người và đưa ra rất nhiều thông tin chủ quan, ngôn ngữ thiếu chuẩn mực.
Theo Tiến sĩ Đặng Văn Cường, pháp luật Việt Nam ghi nhận quyền tự do ngôn luận, tự do bày tỏ quan điểm, thái độ, ý kiến của mình đối với các vấn đề xã hội.
Tuy nhiên quyền tự do đó cũng trong khuôn khổ pháp luật. Nếu đi quá giới hạn của quyền tự do ngôn luận thì sẽ xâm phạm đến các quyền hợp pháp khác của công dân.
Hiến pháp và pháp luật Việt Nam ghi nhận các quyền cơ bản của công dân như quyền tự do ngôn luận, quyền hội họp, quyền được bảo vệ về danh dự nhân phẩm, uy tín, quyền được bảo vệ về bí mật đời tư cá nhân…
Song khi thực hiện quyền tự do ngôn luận thì công dân cũng phải tôn trọng quyền tự do được bảo vệ về danh dự nhân phẩm của người khác. Quyền tự do ngôn luận bị giới hạn bởi quyền được bảo vệ danh dự nhân phẩm của công dân, quyền bảo vệ về bí mật đời tư cá nhân và hình ảnh cá nhân.
Bởi vậy nếu người nào lợi dụng quyền tự do dân chủ, tự do ngôn luận để xúc phạm danh dự nhân phẩm của người khác thì đây là hành vi vi phạm pháp luật, hành vi này có thể bị phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Những hành vi lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân được thể hiện rất đa dạng như: Chửi bới, xúc phạm danh dự nhân phẩm của người khác; thu thập, sử dụng trái phép thông tin của người khác; Bịa đặt, vu khống, xúc phạm danh dự nhân phẩm của người khác; đe dọa uy hiếp tinh thần của người khác…
“Hành vi sẽ bị xử lý hình sự nếu như hành vi này ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức cá nhân” – luật sư Đặng Văn Cường cho biết.
Trong khoảng hai năm qua, nữ doanh nhân này đã đưa ra rất nhiều thông tin bất ngờ, đã thực hiện hoạt động phát trực tiếp trên mạng xã hội để tố cáo rất nhiều người về hành vi ăn chặn từ thiện, về lối sống thiếu chuẩn mực, về các hành vi vi phạm pháp luật khác. Điều đáng chú ý là nhiều nội dung đã được cơ quan điều tra kết luận là không đủ căn cứ.
Nhiều người cũng đã có đơn thư tố cáo nữ doanh nhân này về hành vi vu khống, xúc phạm danh dự nhân phẩm của họ. Những nội dung phát trực tiếp trên mạng xã hội của nữ doanh nhân này thể hiện thái độ thiếu kiềm chế cảm xúc, có nhiều lời lẽ, ngôn ngữ không phù hợp với văn hóa và chuẩn mực đạo đức xã hội.
Nhiều thông tin đã được xác định là không có thật, có tính chất xúc phạm đến danh dự nhân phẩm của người khác nên việc cơ quan điều tra khởi tố nữ doanh nhân này về tội danh trên là có cơ sở.
Cơ quan điều tra sẽ làm rõ hành vi cụ thể xảy ra ở thời gian, không gian nào? Hành vi đó xâm phạm đến lợi ích nào của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức nào? Cá nhân nào, mức độ ảnh hưởng, thiệt hại đến đâu để xác định hành vi phạm tội và hậu quả do hành vi gây ra.
Theo quy định pháp luật, với tội danh này, bà Nguyễn Phương Hằng sẽ phải đối mặt với hình phạt có thể tới 7 năm tù.
Điều 331 quy định: Người nào lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do hội họp, lập hội và các quyền tự do dân chủ khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng – 3 năm.
Phạm tội gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội, thì bị phạt tù từ 2-7 năm.
Hành vi này thực hiện trên mạng xã hội và gây bức xúc trong dư luận trong suốt thời gian qua. Bởi vậy, Cơ quan tiến hành tố tụng sẽ xác định đây có phải là hành vi ảnh hưởng xấu đến an ninh trật tự an toàn xã hội. Và nếu như vậy, nữ doanh nhân này có thể đối mặt với khung hình phạt cao nhất của tội danh này đến 7 năm tù.
Ngoài tội danh lợi dụng quyền tự do dân chủ đã bị khởi tố thì cơ quan điều tra cũng sẽ tiếp tục làm rõ hành vi của nữ doanh nhân này trong thời gian qua theo nội dung đơn thư tố cáo của nhiều người, trong đó có các hành vi như vu khống, làm nhục người khác, đưa thông tin trái phép trên mạng Internet.
Điều tra bổ sung, nhập vụ án: Tội danh của bà Nguyễn Phương Hằng có thể tăng nặng?
Theo đánh giá của luật sư, việc điều tra bổ sung tội danh của đồng phạm có thể sẽ làm thay đổi tội danh của bà Nguyễn Phương Hằng. Bên cạnh đó, nếu nhập vụ án, có thể tội danh của bà Hằng thêm tăng nặng.
Viện KSND TP.HCM đã ra quyết định trả hồ sơ vụ án “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”, đề nghị điều tra bổ sung đối với bị can Nguyễn Phương Hằng (Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Đại Nam).
Viện đề nghị Cơ quan điều tra làm rõ hành vi đồng phạm của những cá nhân có liên quan, tham gia giúp sức cho hoạt động của bị can Nguyễn Phương Hằng; đồng thời, xem xét việc nhập vụ án liên quan đến bị can Hằng do Công an tỉnh Bình Dương khởi tố để giải quyết triệt để vụ án.
Đây là động thái được Viện Kiểm sát nhân dân TP.HCM đưa ra sau hơn 5 tháng bà Nguyễn Phương Hằng bị tạm giam để phục vụ công tác điều tra.
Có thể sẽ làm thay đổi tội danh của bà Nguyễn Phương Hằng
Việc Viện KSND TP.HCM yêu cầu điều tra, làm rõ hành vi đồng phạm của những cá nhân có liên quan, tham gia giúp sức cho hoạt động của bị can Nguyễn Phương Hằng nhận được sự quan tâm của dư luận.
Trao đổi với phóng viên Dân Việt, luật sư Lê Bá Thường – Giám Đốc Công ty Luật TNHH MTV Dân Luật Tín Thành (Đoàn Luật sư TP.HCM) cho biết, khi Viện Kiểm sát trả hồ sơ vụ án, yêu cầu cơ quan điều tra tiến hành điều tra bổ sung vai trò của đồng phạm là nhằm mục đích không bỏ lọt tội phạm, truy cứu đúng người đúng tội để vụ án được giải quyết nhanh chóng, khách quan, chính xác và những người phạm tội cần phải bị trừng trị, răn đe.
Luật sư Thường nhận định, việc điều tra bổ sung tội danh của đồng phạm có thể sẽ làm thay đổi tội danh của bà Nguyễn Phương Hằng. Bởi, theo quy định của pháp luật hình sự, đồng phạm là vụ việc có từ hai người trở lên cùng thực hiện một tội phạm và phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm.
Luật sư diễn giải, người đồng phạm bao gồm người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức. Trong đó, người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm; người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm; người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm; người giúp sức là người tạo điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm (khoản 3 Điều 17 Bộ luật Hình sự 2015).
“Như vậy, trong trường hợp Viện Kiểm sát đang muốn truy tố vai trò của các đồng phạm giúp sức cho bà Nguyễn Phương Hằng, thì tất cả sẽ bị truy tố theo tội danh “Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”. Tuy nhiên, bà Nguyễn Phương Hằng có thể sẽ bị truy tố với vai trò là chủ mưu, tội này sẽ nặng hơn các đồng phạm khác (Điều 331 Bộ luật Hình sự 2015)” – luật sư Thường nói.
Có thể thay đổi tăng nặng nếu nhập vụ án
Cũng theo luật sư Lê Bá Thường, việc nhập vụ án liên quan đến bị can Nguyễn Phương Hằng do Công an tỉnh Bình Dương khởi tố được thực hiện khi có các dấu hiệu như sau: Bị can phạm nhiều tội; Bị can phạm tội nhiều lần; Nhiều bị can cùng thực hiện một tội phạm hoặc cùng với bị can còn có những người khác che giấu tội phạm hoặc không tố giác tội phạm hoặc không tố giác tội phạm, tiêu thụ tài sản do bị cáo phạm tội mà có.
Từ đó, luật sư Thường nhận định, việc nhập vụ án của bà Nguyễn Phương Hằng với Công an tỉnh Bình Dương là để giải quyết vụ án nhanh chóng, triệt để, tìm ra được các bị can và những người che dấu tội phạm, không tố giác tội phạm.
“Trong quá trình điều tra, sau khi nhập vụ án có thể sẽ phát hiện ra tình tiết mới từ những lời khai của các đồng phạm thì cấu thành tội phạm của bà Hằng có thể thay đổi tăng nặng (Điều 170 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015)” – luật sư Thường cho biết.
Trước đó, công an tỉnh Bình Dương thông tin, đơn vị này đã thụ lý cùng lúc nhiều đơn tố cáo của các cá nhân như ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng, ca sỹ Thủy Tiên, ca sỹ Vy Oanh, nhà báo Đức Hiển, nhà báo Hàn Ni, bà Đinh Thị Lan… tố cáo bà Nguyễn Phương Hằng đã có hành vi “vu khống”; “làm nhục người khác”; “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích Nhà nước, quyền, lợi ích của tổ chức, cá nhân”.
Theo chứng cứ những người tố cáo cung cấp, bà Nguyễn Phương Hằng đã dùng những lời lẽ nhục mạ, vu khống… họ trong các buổi phát sóng trực tiếp có lượng người theo dõi rất cao. Ngoài ra, nhà báo Hàn Ni còn tố bà Phương Hằng có hành vi “đe dọa giết người” và đề nghị công an có biện pháp bảo vệ.
Theo nguồn tin của Dân Việt, sau khi Viện KSND TP.HCM trả hồ sơ điều tra bổ sung vụ án “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân” liên quan đến bà Nguyễn Phương Hằng, Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM đã gia hạn tạm giam thêm 1 tháng 27 ngày đối với bà Hằng.
Thời hạn tạm giam với bà Nguyễn Phương Hằng tương ứng với thời hạn điều tra bổ sung – không quá 2 tháng, được tính từ ngày Cơ quan điều tra nhận lại hồ sơ vụ án và yêu cầu điều tra bổ sung từ Viện KSND TP.HCM.
Những người liên quan Bà Nguyễn Phương Hằng Bị Bắt
Theo: https://vnexpress.net/: Bà Đặng Thị Hàn Ni bị cáo buộc lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Ngày 24 tháng Hai, Bà Đặng Thị Hàn Ni (46 tuổi) bị Công an Thành phố Hồ Chí Minh truy tố và câu lưu về tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức cá nhân theo quy định tại Điều 331 BLHS.
Bà Đặng Thị Hàn Ni là phóng viên của một tờ báo lớn và là thành viên của Đoàn Luật sư Thành phố Hồ Chí Minh. Hiện tại, cơ quan chức năng chưa công bố hành vi cụ thể của bà Ni, nhưng cho biết động thái này được thực hiện trong quá trình điều tra tố cáo bà Nguyễn Phương Hằng (Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Đại Nam).
Trước khi bị bắt, bà Hằng đã gửi nhiều đơn đến Công an tỉnh Bình Dương và Công an Thành phố Hồ Chí Minh, cho rằng bà đã bị nhà báo Hàn Ni “lăng mạ và vu khống” và tấn công quỹ Hằng Hữu của Công ty Cổ phần Đại Nam. Bà Hằng yêu cầu cơ quan chức năng xử lý bà Hàn Ni; buộc phải ngừng sử dụng hình ảnh của mình mà không có sự đồng ý, đồng thời bồi thường thiệt hại.
Trong khi đó, bà Hàn Ni cũng gửi đơn tố cáo hình sự đến Bộ Công an, Công an Thành phố Hồ Chí Minh và Bình Dương, cho rằng bà đã bị bà Phương Hằng vu khống, làm nhục và xúc phạm trong các buổi livestream.
Theo Bà Hàn Ni, sau khi bị chị tố cáo, trong các buổi livestream, chị Hằng còn tấn công nhiều hơn. Tháng 11/2021, chị Hằng cùng nhiều người đổ về trụ sở cơ quan để livestream hỏi thăm, gây mất trật tự.
Tiến sĩ luật Đặng Anh Quân bị bắt
Theo: https://vnexpress.net/tien-si-luat-dang-anh-quan-bi-bat-4574615.html: Tiến sĩ luật Đặng Anh Quân bị cáo buộc là đồng phạm với Bà Nguyễn Phương Hằng khi tham gia nhiều buổi livestream xúc phạm người khác.
Ngày 24 tháng Hai, ông Quân (giảng viên Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh) bị Công an Thành phố Hồ Chí Minh bắt tạm giam về hành vi Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân theo Điều 331 Bộ luật Hình sự.
Động thái này được thực hiện sau 3 tuần kể từ khi Viện Kiểm sát Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh trả lại hồ sơ,đề nghị cơ quan điều tra nêu rõ kết luận giám định đối với phát ngôn “có nội dung thông tin xuyên tạc, vu khống” của ông Quân và luật sư Nguyễn Đình Kim khi tham gia livestream cùng bà Phương Hằng (Tổng giám đốc Công ty Đại Nam).
Theo cơ quan điều tra, trong thời gian Bà Hằng livestream nói về ca sĩ Vy Oanh, nghệ sĩ Hoài Linh, có hai khách mời là anh Quân và Kim. Trong đó, anh Quân tham gia 11 buổi livestream (từ tháng 10/2021 đến tháng 3/2022), anh Kim tham dự 2 buổi (từ tháng 10/2021 đến tháng 12/2021). Hai chuyên gia pháp lý này cũng đưa ra những tuyên bố “không chuẩn” về các nạn nhân. Trong các cuộc điều tra trước đây, nhà chức trách đã yêu cầu kiểm tra 38 trang tài liệu được dịch thành văn bản từ lời khai của ông Quân và Kim, nhưng cho rằng không có đủ bằng chứng để xác nhận rằng có nội dung xuyên tạc và vu khống, xúc phạm nghiêm trọng danh tiếng, danh dự, nhân phẩm của cá nhân. Nội dung mà họ nói không phải là bí mật cá nhân, bí mật gia đình và đời sống riêng theo quy định của Luật An ninh mạng, Luật Báo chí, Luật Xuất bản và các quy định pháp luật có liên quan trong lĩnh vực thông tin và truyền thông.
Hôm nay, Cơ quan điều tra cũng đã câu lưu bà Đặng Thị Hân Ni (46 tuổi, phóng viên, thành viên Đoàn Luật sư Thành phố Hồ Chí Minh) với cùng tội danh.
Khởi tố, bắt tạm giam luật sư Trần Văn Sỹ
Theo: https://thanhnien.vn/khoi-to-bat-tam-giam-luat-su-tran-van-sy-185230226011014324.htm: Mở rộng điều tra vụ án nhà báo Đặng Thị Hàn Ni (nhà báo, luật sư, sinh sống tại quận 7, TP. Hồ Chí Minh), một nguồn tin của PV Thanh Niên cho biết, tối ngày 25 tháng Hai, Công an Thành phố Hồ Chí Minh đã khởi tố, tạm giam luật sư Trần Văn Sỹ (nguyên Chủ tịch Đoàn Luật sư tỉnh Vĩnh Long) để điều tra về hành vi lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân theo điều 331 bộ luật Hình sự.
Ông Sỹ cũng bị tạm giam để điều tra theo tố cáo của bà Nguyễn Phương Hằng (Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Đại Nam, Bình Dương). Trước đó, vào ngày 24 tháng Hai, Công an Thành phố Hồ Chí Minh đã truy tố và tạm giam bị cáo Đặng Thị Hàn Ni để điều tra tội danh theo Điều 331 của Bộ luật Hình sự, cũng theo lời tố cáo của bà Nguyễn Phương Hằng. Theo nguồn tin của PV Thanh Niên, trước khi bị khởi tố, tạm giam, bà Nguyễn Phương Hằng đã gửi đơn đến nhiều nơi, trong đó có công an tỉnh Bình Dương, Công an TPHCM tố cáo bà Hàn Ni, luật sư Trần Văn Sỹ và hơn 30 cá nhân khác về việc “xúc phạm, vu khống” bà Hằng. Trong vụ án Nguyễn Phương Hằng và 4 đồng phạm bị khởi tố về tội danh theo điều 331 bộ luật Hình sự, bà Hàn Ni là một trong 9 người bị hại.
Tiếp tục cập nhật diễn biến tiếp theo mời quý khách đón đọc tổng hợp của chúng tôi.
Phân công thẩm phán thụ lý vụ án bà Nguyễn Phương Hằng
TPO – Thẩm phán Bùi Đức Nam thuộc Tòa hình sự TAND TPHCM là người được phân công thụ lý, giải quyết vụ án bà Nguyễn Phương Hằng.
Hôm nay (4/5), TAND TPHCM cho biết, đơn vị này đã phân công thẩm phán Bùi Đức Nam (Tòa hình sự TAND TPHCM) thụ lý, giải quyết vụ án bà Nguyễn Phương Hằng (Tổng giám đốc Công ty CP Đại Nam, tỉnh Bình Dương) và 4 đồng phạm cùng tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân” theo Điều 331 Bộ luật Hình sự.
Ngày mai (5/5) thời hạn tạm giam đối với bà Nguyễn Phương Hằng kết thúc. Nhưng vì TAND TPHCM đang thụ lý vụ án nên cơ quan này sẽ quyết định có tiếp tục tạm giam bà Nguyễn Phương Hằng hay không.
Trước đó, sau nhiều lần gia hạn, bà Nguyễn Phương Hằng đã bị tạm giam tổng cộng hơn 13 tháng, tính từ ngày bị bắt tạm giam là 24/3/2022.
Theo cáo trạng mà Viện Kiểm sát vừa chuyển cho TAND TPHCM, vào tháng 3/2021, bà Nguyễn Phương Hằng đã thông qua các tài khoản mạng xã hội, tổ chức nhiều buổi livestream qua mạng, có nội dung thông tin không kiểm chứng, liên quan đến đời tư của người khác. Sử dụng những ngôn từ “mang tính chất nhục mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm” của những người liên quan…
Các bị can đồng phạm với bà Hằng gồm: Nguyễn Thị Mai Nhi (40 tuổi, trợ lý của bà Hằng), Lê Thị Thu Hà (31 tuổi, nhân viên Công ty CP Ðại Nam, tỉnh Bình Dương), Huỳnh Công Tân (29 tuổi, Trưởng phòng Truyền thông Công ty CP Ðại Nam, tỉnh Bình Dương) do là nhân viên và hưởng lương từ bà Hằng nên liên tục thực hiện các hành vi giúp sức tích cực cho bà Hằng.
Bà Nguyễn Phương Hằng từ chối 8 luật sư bào chữa
Theo báo tuổi trẻ:
TAND TP.HCM vừa thông báo về việc từ chối người bào chữa. Theo đó, bà Nguyễn Phương Hằng đã từ chối 8 luật sư bào chữa cho mình trước đó.
Sau khi xem xét đơn từ chối luật sư bào chữa của bị can Nguyễn Phương Hằng do trại tạm giam Chí Hòa chuyển đến ngày 17-5-2023, TAND thông báo 8 luật sư gồm: luật sư Hà Ngọc Tuyền, luật sư Đỗ Hải Bình, luật sư Phạm Danh Tín, luật sư Hoàng Thị Hoài Thơ, luật sư Trần Thị Phú, luật sư Đặng Hoài Vũ, luật sư Nguyễn Đình Kim và luật sư Nguyễn Trung Chánh không còn là người bào chữa cho bị can Nguyễn Phương Hằng.
Được biết, các luật sư này đều do người thân của bà Phương Hằng mời.
Như vậy bà Phương Hằng chỉ còn một luật sư bào chữa là luật sư Hồ Nguyên Lễ.
Theo nội dung vụ án, bà Nguyễn Phương Hằng đã thực hiện nhiều buổi livestream trên mạng, phát ngôn có nội dung bịa đặt, biết rõ thông tin không đúng sự thật hoặc thông tin chưa được kiểm chứng, xúc phạm nghiêm trọng uy tín, danh dự cá nhân, đưa lên mạng những thông tin thuộc bí mật cá nhân, bí mật gia đình và đời sống riêng tư của các ông, bà:
Võ Nguyễn Hoài Linh (nghệ sĩ Hoài Linh), bà Nguyễn Thị Mỹ Oanh (ca sĩ Vy Oanh), bà Đặng Thị Hàn Ni (nhà báo, luật sư Hàn Ni), ông Nguyễn Đức Hiển (phó tổng biên tập báo Pháp Luật TP.HCM), bà Trần Thị Thủy Tiên (ca sĩ Thủy Tiên), ông Lê Công Vinh, ông Huỳnh Minh Hưng (ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng), bà Đinh Thị Lan, bà Lê Thị Giàu, bà Trương Thị Việt Hà trái quy định pháp luật.
Ông Đặng Anh Quân, bà Nguyễn Thị Mai Nhi, bà Lê Thị Thu Hà và ông Huỳnh Công Tân đồng phạm với vai trò giúp sức cho bà Phương Hằng.
Trong thời gian tòa án thụ lý giải quyết vụ án này, ông Nguyễn Quang Tuấn (con trai bà Phương Hằng) tiếp tục có đơn gửi đến các cơ quan tố tụng trong đó có TAND TP.HCM để tố giác về việc ông Huỳnh Uy Dũng đồng phạm với bà Phương Hằng.
Khi nào bị can được từ chối người bào chữa?
Theo báo tuổi trẻ: Bà Nguyễn Phương Hằng từ chối 8 luật sư bào chữa. Được biết, đây là những luật sư do gia đình bà Hằng mời kể từ khi bà Hằng bị khởi tố, bắt tạm giam. Vậy khi nào thì bị can có thể từ chối người bào chữa?
Rất nhiều bị can, bị cáo từ chối luật sư
Trước bà Nguyễn Phương Hằng, có rất nhiều bị can, bị cáo đã từ chối luật sư bào chữa từ giai đoạn điều tra, truy tố và xét xử. Đặc biệt, có nhiều luật sư đã bị từ chối ngay tại phiên tòa. Còn trong giai đoạn điều tra thì số bị can từ chối luật sư không đếm xuể.
Cụ thể, ngày 13-4-2022, TAND tỉnh Vĩnh Long đưa vụ án hình sự “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” ra xét xử sơ thẩm. Các bị cáo gồm Phạm Văn Cung (40 tuổi, ngụ Vĩnh Long, pháp danh Thích Phước Ngọc, cựu trụ trì chùa Phước Quang) và Phạm Tuấn Sĩ (54 tuổi, ngụ TP Vĩnh Long, hành nghề xe ôm).
Ông Cung cùng hai đồng phạm dùng nhiều thủ đoạn gian dối lừa đảo gần 68 tỉ đồng của bốn người phụ nữ. Tại tòa, bị cáo Cung đã một mực từ chối luật sư bào chữa dù đây là những luật sư được chỉ định tham gia phiên tòa và bị cáo không phải trả một khoản phí nào.
Trước đó, trong phiên xử ông Nguyễn Bắc Son (tội nhận hối lộ), ngay tại phiên tòa ông Son đã từ chối luật sư bào chữa cho mình bởi ông Son đã thừa nhận hành vi phạm tội.
Nói về việc này, một cựu cán bộ điều tra Bộ Công an cho biết từ chối luật sư là quyền của bị can, luật quy định các bị can được quyền có luật sư ngay từ khi bị khởi tố. Thông thường thì người nhà bị can mời luật sư cho bị can hoặc một số trường hợp đang bị tạm giam bị can cũng có thể viết đơn mời luật sư.
“Tuy nhiên, có nhiều trường hợp bị can từ chối luật sư ngay từ giai đoạn điều tra, đây hoàn toàn là quyền của bị can”, vị này nói.
Bị cáo vẫn có thể tự bào chữa khi từ chối luật sư
Theo luật sư Nguyễn Ngô Quang Nhật (Đoàn luật sư TP.HCM), người bị buộc tội gồm: người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo. Người bị buộc tội, người đại diện, người thân thích của người bị buộc tội có quyền nhờ luật sư bào chữa.
Riêng trường hợp bị can, bị cáo bị khởi tố, truy tố, xét xử về tội mà Bộ luật Hình sự quy định mức cao nhất của khung hình phạt là 20 năm tù, tù chung thân, tử hình;
Những người bị buộc tội có nhược điểm về thể chất mà không thể tự bào chữa; người có nhược điểm về tâm thần hoặc là người dưới 18 tuổi thì dù người bị buộc tội, người đại diện hoặc người thân thích của họ không mời người bào chữa thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải chỉ định người bào chữa cho họ.
Do đó, không phải trường hợp nào bị can từ chối luật sư cũng được HĐXX chấp nhận.
Trong vụ xét xử ông Nguyễn Bắc Son, mặc dù ông Son từ chối luật sư ngay tại phiên tòa nhưng sau đó HĐXX cho rằng ông Son bị truy tố tội nhận hối lộ ở khung hình phạt đến mức tử hình, nên vẫn phải có luật sư bào chữa.
Bà Nguyễn Phương Hằng bị truy tố theo khoản 2 điều 331 Bộ luật Hình sự, có mức cao nhất của khung hình phạt là 7 năm tù nên không thuộc trường hợp chỉ định người bào chữa.
Theo thông tin trên báo chí, các luật sư bào chữa cho bà Phương Hằng là do gia đình bà mời. Tuy nhiên, đến nay, bà Hằng đã từ chối 8/9 luật sư bào chữa cho mình.
Theo điều 76 Bộ luật tố tụng hình sự, người có quyền từ chối hoặc đề nghị thay đổi người bào chữa gồm: người bị buộc tội, người đại diện của người bị buộc tội, người thân thích của người bị buộc tội.
Tuy nhiên, mọi trường hợp thay đổi hoặc từ chối người bào chữa đều phải có sự đồng ý của người bị buộc tội và được lập biên bản đưa vào hồ sơ vụ án.
Theo luật sư Nhật, người bị buộc tội có quyền từ chối người bào chữa kể cả trong trường hợp cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng chỉ định người bào chữa cho họ.
Đồng thời theo quy định tại điều 16 Bộ luật tố tụng hình sự, người bị buộc tội có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa.
“Do đó, người bị buộc tội vẫn có quyền tự bào chữa cho mình ngay cả khi họ từ chối người bào chữa (do nhờ hoặc chỉ định)”, luật sư Nhật nhấn mạnh.
(VTC News) – Đại diện VKSND TP.HCM đề nghị HĐXX tuyên mức án từ 3 – 4 năm tù cho bị cáo Nguyễn Phương Hằng.
Bà Nguyễn Phương Hằng nhận mức án 3 năm tù
(Chinhphu.vn) – Sau một ngày xét sử, 20h ngày 21/9, TAND TPHCM tuyên án phạt bị cáo Nguyễn Phương Hằng mức án 3 năm tù giam về tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”.
Ngày 21/9, TAND TPHCM mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án bà Nguyễn Phương Hằng (52 tuổi, Tổng Giám đốc Công ty CP Đại Nam) và đồng phạm về tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”.
Trong 4 đồng phạm với bà Nguyễn Phương Hằng có 3 người là nhân viên Công ty CP Đại Nam (Nguyễn Thị Mai Nhi: 40 tuổi, trợ lý; Lê Thị Thu Hà: 31 tuổi nhân viên; Huỳnh Công Tân: 29 tuổi, Trưởng phòng Truyền thông) và Đặng Anh Quân (45 tuổi, giảng viên Trường Đại học Luật TPHCM). Cả 5 bị cáo đều có luật sư bào chữa.
HĐXX triệu tập 12 người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Tuy nhiên chỉ có bà Nguyễn Thị Mỹ Oanh (ca sĩ Vy Oanh), Huỳnh Minh Hưng (ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng), bà Đặng Thị Hàn Ni, bà Trương Thị Việt Hà, ông Nguyễn Đình Kim có mặt tại phiên toà, những người còn lại vắng mặt. HĐXX cho biết việc vắng mặt những người đã được toà triệu tập không thuộc trường hợp hoãn phiên toà nên phiên toà vẫn tiếp tục.
Chủ tọa phiên tòa cho biết, trước khi phiên tòa diễn ra, tòa nhận được nhiều kiến nghị, khiếu nại về xác định tư cách của người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan. Tuy nhiên, các đương sự được trình bày việc này tại tòa và HĐXX sẽ xem xét quyết định. Bà Hằng có thêm quốc tịch Cộng hòa Síp, tòa đã thông báo cho cơ quan ngoại giao thực hiện bảo hộ công dân.
Cáo trạng của VKSND TPHCM xác định bà Hằng đã lợi dụng quyền tự do dân chủ, thực hiện nhiều buổi livestream (phát trực tiếp) trên mạng, phát ngôn có nội dung bịa đặt, biết rõ thông tin không đúng sự thật hoặc thông tin chưa được kiểm chứng, xúc phạm nghiêm trọng uy tín, danh dự cá nhân; đưa lên mạng những thông tin thuộc bí mật riêng tư của nhiều người trái quy định pháp luật, gồm ông Võ Nguyễn Hoài Linh (nghệ sĩ Hoài Linh), ca sĩ Vy Oanh, ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng, ca sĩ Thủy Tiên, ông Lê Công Vinh, bà Đặng Thị Hàn Ni, ông Nguyễn Đức Hiển, bà Đinh Thị Lan, bà Lê Thị Giàu, bà Trương Thị Việt Hà.
Tiến sĩ luật Đặng Anh Quân tương tác, tham gia bình luận trực tiếp với bà Hằng trong các buổi livestream, cổ vũ tinh thần, tiếp thêm ý chí cho bà Hằng thực hiện hành vi phạm tội. Ngoài ra, Quân còn có phát ngôn đưa ra thông tin xuyên tạc, xúc phạm uy tín nhân phẩm của ông Hoài Linh.
Đối với Nguyễn Thị Mai Nhi, Lê Thị Thu Hà, Huỳnh Công Tân, VKSND TPHCM cho rằng đã giúp bà Hằng tạo lập, quản lý các trang mạng xã hội, chuẩn bị nội dung, sân khấu và đăng tải các bài viết của bà Hằng lên mạng theo chỉ đạo của bà Hằng. Những người này được xác định tham gia vụ án với vai trò đồng phạm, giúp sức cho bà Hằng.
Đại diện VKSND TPHCM cho rằng, bị cáo Hằng giữ vai trò chính trong vụ án, chỉ đạo Nguyễn Thị Mai Nhi; Lê Thị Thu Hà; Huỳnh Công Tân sử dụng 12 tài khoản mạng xã hội để thực hiện nhiều buổi livestream. Trong đó có 57 buổi mang nội dung bịa đặt, sai sự thật, xúc phạm nghiêm trọng uy tín, danh dự cá nhân; thông tin thuộc bí mật cá nhân, bí mật gia đình và đời sống riêng tư của: ca sĩ Vy Oanh, Đàm Vĩnh Hưng, nghệ sĩ Hoài Linh, vợ chồng ca sĩ Thủy Tiên, nhà báo Hàn Ni, nhà báo Đức Hiển…
Và từ tháng 10/2021 đến 3/2022, bà Hằng mời Đặng Anh Quân tham gia 11 buổi livestream với vai trò cố vấn pháp lý để tăng độ tin cậy cho những phát ngôn của mình. Khi bà Hằng xúc phạm người khác thì ông Quân tương tác, hùa theo.
Quá trình thẩm vấn, bà Hằng và các bị cáo Mai Lê Thu Hà, Nguyễn Thị Mai Nhi, Huỳnh Công Tân thừa nhận hành vi như cáo trạng; riêng bị cáo Quân kêu oan. Tuy nhiên, VKSND TPHCM cho rằng căn cứ vào lời khai của bà Hằng và các tài liệu có đủ căn cứ xác định ông Quân đồng phạm với bà Hằng.
Theo VKSND TPHCM, trong vụ án này, bà Nguyễn Phương Hằng là người chỉ đạo, rủ rê, lôi kéo người khác phạm tội. Bị cáo Đặng Anh Quân là người cổ vũ, tiếp thêm ý chí cho Nguyễn Phương Hằng phạm tội nên phải có hình phạt nặng hơn các bị cáo khác mới đủ sức răn đe.
Cơ quan công tố cũng ghi nhận các bị cáo lần đầu phạm tội, thành khẩn khai báo, riêng bị cáo Nguyễn Phương Hằng được tặng nhiều giấy khen, bằng khen về việc thiện nguyện. Các bị cáo Nhi, Hà, Tân có vai trò không đáng kể.
Do đó, cơ quan công tố đề nghị HĐXX tuyên phạt bà Nguyễn Phương Hằng 3-4 năm tù; Đặng Anh Quân 2-3 năm tù; các bị cáo Nguyễn Thị Mai Nhi, Lê Thị Thu Hà, Huỳnh Công Tân cùng bị đề nghị mức án từ 1 năm 6 tháng tù đến 2 năm tù.
Gần 20h ngày 21/9, sau một ngày xét xử, TAND TPHCM tuyên phạt bị cáo Nguyễn Phương Hằng mức án 3 năm tù giam. Bị cáo Đặng Anh Quân bị tuyên 2 năm 6 tháng tù giam.
Ba bị cáo là nhân viên Công ty CP Đại Nam được xác định vai trò đồng phạm giản đơn, là người làm công ăn lương, đã giúp sức cho bà Hằng thực hiện các buổi livestream. Tòa tuyên mỗi bị cáo mức án 1 năm 6 tháng tù.