Kinh doanh dịch vụ bảo hành bảo dưỡng xe ô tô là một trong những loại dịch vụ vô cùng phổ biến ở nước ta hiện nay. Không khó để bắt gặp những showroom bảo dưỡng hoặc chăm sóc xe ô tô ở khắp các thành phố lớn. Và hôm nay hãy cùng Luật Quốc Bảo tìm hiểu về nó nhé
Mục lục
I. Một số điều kiện về việc bảo hành bảo dưỡng xe ô tô
Trong điều kiện kinh doanh của một cơ sở bảo hành và bảo trì ô tô, một doanh nghiệp được thành lập theo luật pháp sẽ được cấp Giấy chứng nhận bảo hành và bảo dưỡng ô tô khi đáp ứng 10 điều kiện sau:
1- Nhà xưởng được xây dựng trên đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp của doanh nghiệp.
2- Mặt bằng và nhà xưởng phải được đảm bảo để phục vụ việc thực hiện bảo hành bảo dưỡng.
3- Có các khu vực để thực hiện tiếp nhận, bàn giao, bảo dưỡng, sửa chữa, kiểm tra xuất xưởng, có nhà điều hành, phụ tùng và kho phụ kiện, khu vực rửa xe để đáp ứng công việc.
4- Có đầy đủ các công cụ và thiết bị cho công việc bảo hành và bảo dưỡng xe hơi. Thiết bị đo lường cho việc bảo hành và bảo dưỡng ô tô phải tuân thủ các quy định của pháp luật về đo lường.
5- Có thiết bị để chẩn đoán động cơ, tình trạng kỹ thuật của xe ( đối với ô tô được trang bị bộ điều khiển điện tử ) phù hợp với các loại xe do cơ sở thực hiện bảo hành, bảo dưỡng. Phần mềm thiết bị chẩn đoán phải tuân thủ các quy định về sở hữu trí tuệ.
6- Có một đội ngũ nhân sự và một hệ thống quản lý chất lượng để đảm bảo chất lượng cho bảo hành và bảo dưỡng ô tô.
Các điều kiện nêu trên của một cơ sở bảo hành và bảo dưỡng ô tô phải đáp ứng các yêu cầu cho cơ sở, thiết bị, công cụ, nguồn nhân lực và hệ thống quản lý chất lượng cho các cơ sở bảo trì và sửa chữa ô tô theo các loại ô tô tương ứng trong Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11794 Tiêu chuẩn về cơ sở bảo dưỡng và sửa chữa ô tô và các phương tiện tương tự.
7- Có cam kết về việc cung cấp hỗ trợ kỹ thuật và cung cấp các bộ phận và linh kiện để bảo hành và bảo dưỡng ô tô: Các doanh nghiệp sản xuất và lắp ráp ô tô trong nước ( trong trường hợp cung cấp dịch vụ bảo hành và bảo trì cho các doanh nghiệp sản xuất và lắp ráp ô tô trong nước ); hoặc các doanh nghiệp sản xuất và lắp ráp ô tô nước ngoài ( trong trường hợp cung cấp dịch vụ bảo hành và bảo trì cho các nhà nhập khẩu ô tô ).
8- Có đủ nguồn nhân lực, kế hoạch đảm bảo an toàn và sức khỏe nghề nghiệp theo quy định của pháp luật về an toàn và vệ sinh nghề nghiệp.
9- Đáp ứng các điều kiện an toàn trong phòng cháy chữa cháy và phương án chữa cháy theo quy định của pháp luật về phòng chống cháy nổ.
10- Có đủ hồ sơ về bảo vệ môi trường được phê duyệt bởi các cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
Cục Đăng ký Việt Nam thuộc Bộ Giao thông Vận tải ( Cơ quan kiểm tra ) là cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận bảo hành và bảo dưỡng ô tô.
II. Trích một số quy định đều kiện sản xuất , lắp ráp, nhập khẩu và kinh doanh dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng xe ô tô
CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 116/2017/NĐ-CP | Hà Nội, ngày 17 tháng 10 năm 2017 |
NGHỊ ĐỊNH
QUY ĐỊNH ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT, LẮP RÁP, NHẬP KHẨU VÀ KINH DOANH DỊCH VỤ BẢO HÀNH, BẢO DƯỠNG Ô TÔ
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật đầu tư ngày 26 tháng 11 năm 2014;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung Điều 6 và Phụ lục 4 về Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện của Luật đầu tư ngày 22 tháng 11 năm 2016;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương và Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải;
Chính phủ ban hành Nghị định quy định điều kiện sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu và kinh doanh dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng ô tô.
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị định này quy định điều kiện sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu ô tô; kinh doanh dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng ô tô cho các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp và doanh nghiệp nhập khẩu ô tô.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Nghị định này áp dụng đối với doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu và kinh doanh dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng ô tô tại Việt Nam và các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan.
2. Các điều kiện kinh doanh quy định tại Nghị định này không áp dụng đối với tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu các loại ô tô sau đây:
a) Ô tô được sản xuất, lắp ráp:
– Phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh;
– Từ ô tô sát xi có buồng lái hoặc từ ô tô hoàn chỉnh đã được chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường;
– Không tham gia giao thông công cộng, chỉ hoạt động trong phạm vi hẹp.
b) Ô tô nhập khẩu:
– Phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh theo kế hoạch do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;
– Theo hình thức tạm nhập khẩu của đối tượng được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ thực hiện theo quy định riêng của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;
– Thuộc diện quà biếu, quà tặng, tài sản di chuyển; hàng viện trợ của nước ngoài; phục vụ công tác nghiên cứu khoa học;
– Phục vụ các mục đích cá biệt theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ;
– Theo hình thức tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập; chuyển khẩu; gửi kho ngoại quan; quá cảnh;
– Không tham gia giao thông công cộng, chỉ hoạt động trong phạm vi hẹp;
– Ô tô chuyên dùng, ô tô chở người chuyên dùng và ô tô chở hàng chuyên dùng theo định nghĩa tại TCVN 6211: Phương tiện giao thông đường bộ – Kiểu – Thuật ngữ và định nghĩa; TCVN 7271: Phương tiện giao thông đường bộ – Ô tô – Phân loại theo mục đích sử dụng.
3. Nghị định này không áp dụng đối với các cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô không thực hiện dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng ô tô cho các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp và doanh nghiệp nhập khẩu ô tô.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Ô tô là loại phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, bao gồm các chủng loại ô tô con, ô tô khách, ô tô tải và ô tô chuyên dùng được định nghĩa tại TCVN 6211: Phương tiện giao thông đường bộ – Kiểu – Thuật ngữ và định nghĩa; TCVN 7271: Phương tiện giao thông đường bộ – Ô tô – Phân loại theo mục đích sử dụng và ô tô sát xi.
2. Ô tô sát xi là ô tô ở dạng bán thành phẩm, có thể tự di chuyển, có buồng lái hoặc không có buồng lái, không có thùng chở hàng, không có khoang chở khách, không gắn thiết bị chuyên dùng.
3. Sản xuất, lắp ráp ô tô là:
a) Quá trình tạo ra sản phẩm ô tô hoàn chỉnh, ô tô sát xi có buồng lái, ô tô sát xi không có buồng lái (khung gầm có gắn động cơ) từ các chi tiết, cụm chi tiết, bộ phận, tổng thành, hệ thống;
b) Quá trình tạo ra ô tô hoàn chỉnh, ô tô sát xi có buồng lái từ ô tô sát xi không có buồng lái.
4. Triệu hồi ô tô là hành động của doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp và doanh nghiệp nhập khẩu thực hiện đối với ô tô có khuyết tật trong quá trình thiết kế, chế tạo, sản xuất, lắp ráp đã được cung cấp ra thị trường nhằm ngăn ngừa các nguy hiểm có thể xảy ra.
5. Thu hồi ô tô thải bỏ là việc tiếp nhận, thu gom ô tô thải bỏ để quản lý, xử lý theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
6. Bảo hành là nghĩa vụ pháp lý của doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp và doanh nghiệp nhập khẩu ô tô trong việc bảo đảm chất lượng ô tô đã bán ra trong điều kiện nhất định.
7. Bảo dưỡng là công việc cần thực hiện theo hướng dẫn của doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô nhằm duy trì trạng thái vận hành bình thường của ô tô.
8. Cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô là tổ chức thực hiện việc bảo hành, bảo dưỡng ô tô có đủ điều kiện theo quy định tại Nghị định này.
9. Ô tô đã qua sử dụng nhập khẩu là ô tô đã được đăng ký lưu hành tại nước xuất khẩu trước khi về đến cửa khẩu Việt Nam.
10. Lô xe nhập khẩu là các ô tô thuộc một tờ khai hàng hóa nhập khẩu của doanh nghiệp nhập khẩu ô tô.
11. Giấy chứng nhận chất lượng kiểu loại ô tô nhập khẩu là kết quả kiểm tra, thử nghiệm, chứng nhận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nước ngoài về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với kiểu loại ô tô nhập khẩu vào Việt Nam.
12. Bản sao được hiểu là:
a) Bản chụp có chứng thực (đối với trường hợp nộp hồ sơ qua hệ thống bưu chính, công văn hành chính hoặc nộp hồ sơ trực tiếp);
b) Bản chụp xuất trình kèm bản chính để đối chiếu (đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp);
c) Bản scan từ bản chính (đối với trường hợp thủ tục hành chính có áp dụng nộp hồ sơ qua mạng điện tử).
Điều 4. Trách nhiệm bảo hành, bảo dưỡng ô tô của doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp và doanh nghiệp nhập khẩu ô tô
1. Doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp và doanh nghiệp nhập khẩu ô tô thực hiện trách nhiệm bảo hành ô tô theo quy định của pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
2. Đối với ô tô chưa qua sử dụng, thời hạn bảo hành tối thiểu 03 năm hoặc 100.000 km đối với ô tô con, tối thiểu 02 năm hoặc 50.000 km đối với ô tô khách và tối thiểu 01 năm hoặc 30.000 km đối với các loại ô tô còn lại tùy điều kiện nào đến trước.
3. Đối với ô tô đã qua sử dụng nhập khẩu, thời hạn bảo hành tối thiểu 02 năm hoặc 50.000 km đối với ô tô con, tối thiểu 01 năm hoặc 20.000 km đối với các loại ô tô còn lại tùy điều kiện nào đến trước.
4. Doanh nghiệp có trách nhiệm công bố thông tin về thời hạn, nội dung và điều kiện bảo hành; chu kỳ và nội dung công việc bảo dưỡng; địa chỉ cơ sở bảo hành, bảo dưỡng có đủ năng lực theo quy định tại Nghị định này và các thông tin cần thiết khác phục vụ việc bảo hành, bảo dưỡng.
Điều 5. Trách nhiệm triệu hồi ô tô và thu hồi ô tô thải bỏ
1. Doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp và doanh nghiệp nhập khẩu ô tô phải triệu hồi ô tô theo quy định của pháp luật.
2. Mọi chi phí liên quan đến việc triệu hồi ô tô do doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp và doanh nghiệp nhập khẩu ô tô chi trả.
3. Doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp và doanh nghiệp nhập khẩu ô tô phải thu hồi ô tô thải bỏ theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
Điều 6. Trách nhiệm bảo đảm chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước và ô tô nhập khẩu
1. Đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước:
a) Trường hợp kiểu loại ô tô có sự thay đổi tính tiện nghi và thẩm mỹ nhưng không làm thay đổi các thông số an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường được sử dụng làm cơ sở để cấp giấy chứng nhận kiểu loại thì doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô được sử dụng kết quả chứng nhận đã được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường cho kiểu loại ô tô trước đó;
b) Các chi tiết, cụm chi tiết, bộ phận và tổng thành của ô tô thuộc phạm vi áp dụng của các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia phải được thử nghiệm và chứng nhận theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng tại Việt Nam;
c) Trường hợp chi tiết, cụm chi tiết, bộ phận và tổng thành nhập khẩu từ nước ngoài đã có kết quả chứng nhận sự phù hợp về chất lượng từ các quốc gia, vùng lãnh thổ mà Việt Nam ký kết thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau trong lĩnh vực chứng nhận xe cơ giới thì thực hiện theo thỏa thuận;
d) Kiểu loại chi tiết, cụm chi tiết, bộ phận và tổng thành nhập khẩu của ô tô được cơ quan quản lý chất lượng Việt Nam cấp giấy chứng nhận cho Đại diện hợp pháp tại Việt Nam của doanh nghiệp sản xuất nước ngoài thì các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô được sử dụng kiểu loại chi tiết, cụm chi tiết, bộ phận và tổng thành này mà không phải thử nghiệm, chứng nhận lại;
đ) Kết quả kiểm tra, chứng nhận chất lượng ô tô, các chi tiết, cụm chi tiết, bộ phận và tổng thành có hiệu lực trong thời hạn 36 tháng.
2. Đối với ô tô nhập khẩu:
a) Ô tô chưa qua sử dụng nhập khẩu
– Khi tiến hành kiểm tra, thử nghiệm, doanh nghiệp nhập khẩu ô tô phải cung cấp cho cơ quan quản lý chất lượng các giấy tờ sau:
Bản sao Giấy chứng nhận chất lượng kiểu loại ô tô nhập khẩu được cấp bởi cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nước ngoài; bản chính Phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng của doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô nước ngoài cấp cho từng ô tô; tài liệu về kết quả đánh giá điều kiện đảm bảo chất lượng của doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô nước ngoài đối với nhà máy sản xuất ra kiểu loại ô tô nhập khẩu còn hiệu lực được cấp bởi cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nước ngoài;
– Ô tô chưa qua sử dụng nhập khẩu phải được cơ quan quản lý chất lượng kiểm tra theo quy định đối với từng lô xe nhập khẩu. Mẫu ô tô đại diện cho từng kiểu loại ô tô trong lô xe nhập khẩu phải được kiểm tra, thử nghiệm về khí thải và chất lượng an toàn kỹ thuật theo quy định.
Trường hợp mẫu ô tô được kiểm tra, thử nghiệm không đáp ứng các quy định về khí thải và chất lượng an toàn kỹ thuật thì doanh nghiệp nhập khẩu phải tái xuất toàn bộ ô tô thuộc cùng kiểu loại trong lô xe nhập khẩu đó;
– Ô tô nhập khẩu có kết quả chứng nhận sự phù hợp về chất lượng từ các quốc gia, vùng lãnh thổ mà Việt Nam đã ký kết thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau trong lĩnh vực chứng nhận xe cơ giới thì thực hiện theo thỏa thuận.
b) Ô tô đã qua sử dụng nhập khẩu
– Ô tô đã qua sử dụng nhập khẩu phải là ô tô đã đăng ký lưu hành tại các quốc gia có tiêu chuẩn khí thải tương đương hoặc cao hơn tiêu chuẩn khí thải hiện hành của Việt Nam;
– Ô tô đã qua sử dụng nhập khẩu phải được kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với từng xe theo quy định;
– Khi tiến hành thủ tục kiểm tra, doanh nghiệp nhập khẩu ô tô đã qua sử dụng phải cung cấp cho cơ quan quản lý chất lượng Giấy chứng nhận đăng ký lưu hành còn hiệu lực đến trước khi xuất khẩu được cấp bởi cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nước ngoài hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương.
3. Bộ Giao thông vận tải quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước và ô tô nhập khẩu.
Quý khách tham khảo: Luật Quốc Bảo – Hotline/zalo: 0763387788
Thành lập hộ kinh doanh cá thể | Nên thành lập công ty hay hộ kinh doanh | Hộ kinh doanh cá thể là gì |
Chương II
ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT, LẮP RÁP Ô TÔ
Điều 7. Điều kiện sản xuất, lắp ráp ô tô
Doanh nghiệp thành lập theo quy định của pháp luật được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, lắp ráp ô tô khi đáp ứng các điều kiện sau:
1. Cơ sở vật chất:
a) Doanh nghiệp phải có quyền sử dụng hợp pháp đối với nhà xưởng, dây chuyền công nghệ lắp ráp, dây chuyền hàn, dây chuyền sơn, dây chuyền kiểm tra chất lượng sản phẩm và đường thử ô tô đáp ứng các yêu cầu tối thiểu tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Có cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô thuộc sở hữu của doanh nghiệp, hoặc do doanh nghiệp ký hợp đồng thuê, hoặc thuộc hệ thống đại lý ủy quyền của doanh nghiệp đáp ứng quy định tại Nghị định này.
2. Người phụ trách kỹ thuật các dây chuyền sản xuất, lắp ráp ô tô phải có trình độ đại học trở lên, thuộc ngành cơ khí, ô tô và có kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất, lắp ráp ô tô tối thiểu 05 năm.
3. Có đủ nhân lực, phương án bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.
4. Đáp ứng đủ điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy, phương án chữa cháy theo quy định của pháp luật phòng cháy, chữa cháy.
5. Có đủ các hồ sơ về bảo vệ môi trường đối với nhà máy sản xuất, lắp ráp ô tô đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
Điều 8. Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, lắp ráp ô tô
1. Bộ Công Thương là cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, lắp ráp ô tô.
2. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, lắp ráp ô tô gồm:
a) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, lắp ráp ô tô (Mẫu số 01 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này): 01 bản chính;
b) Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương: 01 bản sao;
c) Danh mục các thiết bị dây chuyền sản xuất, lắp ráp ô tô đồng bộ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 7 Nghị định này: 01 bản sao;
d) Hồ sơ thuyết minh và thiết kế mặt bằng khu vực sản xuất và nhà xưởng: 01 bản sao;
đ) Hồ sơ thuyết minh và thiết kế đường thử ô tô: 01 bản sao;
e) Bằng cấp chuyên môn của người phụ trách kỹ thuật các dây chuyền sản xuất, lắp ráp ô tô: 01 bản sao;
g) Tài liệu chứng minh doanh nghiệp có cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô đáp ứng điều kiện quy định tại Nghị định này: 01 bản sao;
h) Tài liệu chứng minh đủ điều kiện an toàn vệ sinh lao động, phòng cháy, chữa cháy và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật: 01 bản sao.
3. Trình tự cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, lắp ráp ô tô:
a) Doanh nghiệp gửi 01 bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều này trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc hình thức phù hợp khác tới Bộ Công Thương;
b) Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, chưa đúng quy định, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Công Thương có văn bản yêu cầu doanh nghiệp bổ sung, hoàn thiện theo đúng quy định;
c) Trường hợp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Công Thương thông báo cụ thể thời gian tiến hành kiểm tra, đánh giá thực tế tại doanh nghiệp. Thời hạn kiểm tra không quá 15 ngày làm việc kể từ ngày thông báo.
Trường hợp kết quả kiểm tra, đánh giá chưa đạt yêu cầu, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày hoàn thành việc kiểm tra, Bộ Công Thương thông báo để doanh nghiệp hoàn thiện;
d) Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, lắp ráp ô tô (Mẫu số 04 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này) được cấp trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả thẩm định hồ sơ và kiểm tra thực tế đạt yêu cầu. Trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận, Bộ Công Thương trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;
đ) Doanh nghiệp nhận Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, lắp ráp ô tô trực tiếp tại Bộ Công Thương hoặc qua hệ thống bưu chính (nếu có yêu cầu) hoặc theo hình thức phù hợp khác.
Điều 9. Cấp đổi Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, lắp ráp ô tô
1. Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, lắp ráp ô, tô được cấp đổi trong trường hợp có sự thay đổi về nội dung thông tin ghi trên Giấy chứng nhận.
2. Hồ sơ đề nghị cấp đổi Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, lắp ráp ô tô gồm:
a) Đơn đề nghị cấp đổi Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, lắp ráp ô tô (Mẫu số 02 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này): 01 bản chính;
b) Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, lắp ráp ô tô đã được cấp: 01 bản sao;
c) Giấy tờ, tài liệu liên quan chứng minh nội dung thay đổi.
3. Trình tự cấp đổi Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, lắp ráp ô tô:
a) Doanh nghiệp nộp 01 bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều này trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc hình thức phù hợp khác tới Bộ Công Thương;
b) Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, chưa đúng quy định, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Công Thương có văn bản yêu cầu doanh nghiệp bổ sung, hoàn thiện theo đúng quy định;
c) Trường hợp cần phải kiểm tra thực tế tại doanh nghiệp, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Bộ Công Thương thông báo thời gian và tiến hành kiểm tra. Thời hạn kiểm tra không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày thông báo;
d) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả thẩm định hồ sơ và kiểm tra thực tế (nếu có) đạt yêu cầu, Bộ Công Thương xem xét cấp đổi Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, lắp ráp ô tô cho doanh nghiệp. Trường hợp không cấp đổi Giấy chứng nhận, Bộ Công Thương trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
4. Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày được cấp đổi Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, lắp ráp ô tô, doanh nghiệp có trách nhiệm nộp lại cho Bộ Công Thương bản chính Giấy chứng nhận đã được cấp trước đó.
Điều 10. Cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, lắp ráp ô tô
1. Trong trường hợp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, lắp ráp ô tô bị mất hoặc bị hỏng, hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận gồm Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, lắp ráp ô tô, trong đó nêu rõ lý do mất, thất lạc, hư hỏng (Mẫu số 03 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này): 01 bản chính.
2. Trình tự cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, lắp ráp ô tô:
a) Doanh nghiệp nộp 01 bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều này trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc hình thức phù hợp khác tới Bộ Công Thương;
b) Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, chưa đúng quy định, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Công Thương có văn bản yêu cầu doanh nghiệp bổ sung, hoàn thiện theo đúng quy định;
c) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Bộ Công Thương xem xét cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, lắp ráp ô tô cho doanh nghiệp. Trường hợp không cấp lại Giấy chứng nhận, Bộ Công Thương trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Điều 11. Kiểm tra, giám sát định kỳ và đột xuất đối với doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô
1. Kiểm tra, giám sát định kỳ
Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thành lập Đoàn kiểm tra doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, lắp ráp ô tô trên phạm vi toàn quốc theo định kỳ 24 tháng.
2. Kiểm tra đột xuất
Bộ Công Thương phối hợp với các cơ quan liên quan thành lập Đoàn kiểm tra đột xuất doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô trong các trường hợp sau:
a) Nhận được thông tin phản ánh có căn cứ về việc doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô vi phạm các quy định về điều kiện kinh doanh quy định tại Nghị định này;
b) Có văn bản yêu cầu của cơ quan chức năng.
3. Nội dung kiểm tra: Đánh giá việc duy trì hoạt động và các điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô theo các nội dung đăng ký và đã được chứng nhận, gồm: Kiểm tra hồ sơ pháp lý, kiểm tra cơ sở vật chất, kiểm tra các dây chuyền công nghệ và kiểm tra việc tuân thủ các quy định tại Nghị định này.
4. Các nội dung kiểm tra phải được lập thành Biên bản (Mẫu số 09 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này). Trong trường hợp phát hiện sai phạm, Đoàn kiểm tra có trách nhiệm kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền liên quan xử lý theo quy định.
Điều 12. Tạm dừng hiệu lực, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, lắp ráp ô tô
1. Tạm dừng hiệu lực Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, lắp ráp ô tô đã cấp cho doanh nghiệp trong các trường hợp sau:
a) Không duy trì các điều kiện kinh doanh quy định tại Nghị định này trong quá trình hoạt động;
b) Thực hiện không đầy đủ các quy định của pháp luật về triệu hồi, bảo hành ô tô và thu hồi ô tô thải bỏ;
c) Không thực hiện chế độ báo cáo theo quy định tại khoản 5 Điều 13 Nghị định này.
Trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày bị tạm dừng hiệu lực Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, lắp ráp ô tô, nếu doanh nghiệp khắc phục hoàn toàn vi phạm sẽ được xem xét hủy bỏ việc tạm dừng hiệu lực Giấy chứng nhận.
2. Thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, lắp ráp ô tô đã cấp cho doanh nghiệp trong các trường hợp sau:
a) Giải thể, phá sản theo quy định của pháp luật;
b) Cơ quan có thẩm quyền thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương;
c) Cung cấp thông tin không chính xác hoặc giả mạo hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, lắp ráp ô tô;
d) Cho thuê, mượn, tự ý sửa đổi nội dung Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, lắp ráp ô tô;
đ) Không triển khai hoạt động sản xuất, lắp ráp ô tô trong thời gian 12 tháng liên tục kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, lắp ráp ô tô;
e) Không thực hiện các quy định của pháp luật về triệu hồi ô tô, thu hồi ô tô thải bỏ và bảo hành sản phẩm;
g) Không khắc phục hoàn toàn vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày bị tạm dừng hiệu lực Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, lắp ráp ô tô.
3. Việc tạm dừng hiệu lực, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, lắp ráp ô tô thực hiện theo Quyết định của Bộ trưởng Bộ Công Thương. Quyết định phải ghi rõ lý do tạm dừng hiệu lực, thu hồi Giấy chứng nhận.
4. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, lắp ráp ô tô, doanh nghiệp phải nộp lại bản chính Giấy chứng nhận cho Bộ Công Thương.
5. Bộ Công Thương có trách nhiệm thông báo cho cơ quan đăng kiểm và công bố công khai về việc tạm dừng hiệu lực, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, lắp ráp ô tô.
6. Đối với các trường hợp đã bị thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, lắp ráp ô tô, doanh nghiệp có nhu cầu cấp mới Giấy chứng nhận phải thực hiện các trình tự, thủ tục theo quy định tại Điều 8 Nghị định này.
Điều 13. Trách nhiệm của doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, lắp ráp ô tô
1. Duy trì các điều kiện kinh doanh và bảo đảm việc thực hiện trách nhiệm bảo hành, bảo dưỡng, triệu hồi ô tô và thu hồi ô tô thải bỏ theo quy định tại Nghị định này.
2. Chấp hành việc kiểm tra, giám sát định kỳ, kiểm tra đột xuất của cơ quan có thẩm quyền.
3. Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9001:2015 hoặc tương đương vào quá trình sản xuất trong thời hạn 12 tháng kể từ khi doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, lắp ráp ô tô.
4. Cung cấp cho người mua các tài liệu, giấy tờ sau:
a) Tài liệu hướng dẫn sử dụng của doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô bằng tiếng Việt;
b) Sổ bảo hành nêu rõ các thông tin về thời hạn và điều kiện bảo hành; chu kỳ và nội dung công việc bảo dưỡng; địa chỉ cơ sở bảo hành, bảo dưỡng và các thông tin cần thiết khác phục vụ việc bảo hành, bảo dưỡng.
5. Báo cáo Bộ Công Thương tình hình sản xuất, lắp ráp ô tô trước ngày 30 tháng 01 hàng năm (Mẫu số 10 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này) hoặc báo cáo đột xuất theo yêu cầu của Bộ Công Thương.
Đây là những thông tin đầy đủ, cập nhật nhất về Kinh doanh dịch vụ bảo hành bảo dưỡng xe ô tô. Nếu quý khách không có thời gian hay gặp khó khăn khi thực hiện các thủ tục kể trên, hoặc cần tư vấn thêm thông tin pháp lý. Vui lòng gọi cho Luật Quốc Bảo theo số điện thoại Hotline: 0763 387 788 để khách hàng có thể nhận được đội ngũ luật sư có nhiều kinh nghiệm trong các thủ tục pháp lý tư vấn một cách rõ ràng nhất