Hiện nay, hàng loạt những chính sách đã thay đổi trong đó có điều kiện kinh doanh liên quan tới các sản phẩm thuốc lá, nguyên liệu thuốc lá, máy móc, thiết bị thuộc chuyên ngành thuốc lá. Những cá nhân, thương nhân có định kinh doanh trong ngành thuốc lá thì bắt buộc phải quan tâm, tìm hiểu và cập nhật chính sách mới này để đáp ứng được điều kiện theo luật định. Sau đây Luật Quốc Bảo xin được chia sẻ quy định về kinh doanh thuốc lá, nguyên liệu, máy móc và thiết bị thuộc ngành thuốc lá tới quý khách hàng.
Mục lục
- 1 Kinh doanh thuốc lá là gì?
- 2 Kinh doanh sản phẩm thuốc lá có phải là ngành kinh doanh có điều kiện không?
- 3 Các điều kiện cần biết để được cấp Giấy phép mua bán, kinh doanh sản phẩm thuốc lá
- 4 Hồ sơ xin cấp giấy phép kinh doanh sản phẩm thuốc lá
- 5 Thẩm quyền và thủ tục xin cấp Giấy phép mua bán, kinh doanh sản phẩm thuốc lá
- 6 Thủ tục xin cấp Giấp phép kinh doanh, mua bán sản phẩm thuốc lá
- 7 Một số quy định khác về thủ tục cấp Giấy phép hoạt động mua bán, kinh doanh sản phẩm thuốc lá
- 8 Một số câu hỏi thường gặp về hoạt động kinh doanh sản phẩm thuốc lá, nguyên liệu thuốc lá, máy móc, thiết bị thuộc chuyên ngành thuốc lá
- 8.1 Điều kiện xin cấp Giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá có khác với Giấy phép mua bán thuốc lá không?
- 8.2 Các hoạt động liên quan đến thuốc lá bị nghiêm cấm theo quy định của pháp luật?
- 8.3 Những hành vi nào vi phạm quy định của pháp luật về kinh doanh thuốc lá?
- 8.4 Những trường hợp nào bị thu hồi Giấy phép kinh doanh sản phẩm thuốc lá?
- 8.5 Các doanh nghiệp phân phối, bán buôn hoặc bán lẻ thuốc lá có được phép sử dụng các loại máy móc, thiết bị thuộc chuyên ngành thuốc lá không?
- 8.6 Mức phạt cho hành vi buôn lậu thuốc lá như thế nào?
Kinh doanh thuốc lá là gì?
Theo quy định tại khoản 6, Điều 2 của Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá 2012, thuật ngữ “kinh doanh thuốc lá” có thể được hiểu như sau:
Kinh doanh thuốc lá là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình từ sản xuất, nhập khẩu đến tiêu thụ thuốc lá trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi.
Ngoài ra, Luật này còn cung cấp một số định nghĩa khác liên quan đến lĩnh vực kinh doanh thuốc lá như sau:
1. Thuốc lá là sản phẩm được sản xuất từ toàn bộ hoặc một phần nguyên liệu thuốc lá, được chế biến dưới dạng thuốc lá điếu, xì gà, thuốc lá sợi, thuốc lào hoặc các dạng khác.
2. Sử dụng thuốc lá là hành vi hút, nhai, ngửi, hít, ngậm sản phẩm thuốc lá.
3. Nguyên liệu thuốc lá là lá thuốc lá dưới dạng rời, tấm đã sơ chế tách cọng, sợi thuốc lá, cọng thuốc lá và nguyên liệu thay thế khác dùng để sản xuất thuốc lá.
4. Tác hại của thuốc lá là ảnh hưởng có hại của việc sản xuất, sử dụng thuốc lá gây ra cho sức khỏe con người, môi trường và sự phát triển kinh tế – xã hội.
5. Cảnh báo sức khoẻ là thông tin bằng chữ và hình ảnh mô tả hoặc giải thích về ảnh hưởng có hại tới sức khỏe con người do việc sử dụng thuốc lá.
Kinh doanh sản phẩm thuốc lá có phải là ngành kinh doanh có điều kiện không?
Kinh doanh thuốc lá là một ngành nghề kinh doanh và đầu tư có điều kiện. Các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh sản phẩm thuốc lá; chế biến nguyên liệu có thành phần thuốc lá, kinh doanh nguyên liệu thuốc lá và đầu tư vào trồng cây thuốc lá phải được cấp phép theo như quy định của pháp luật.
Dưới đây là các mã ngành, nghề mà các doanh nghiệp cần phải đăng ký kinh doanh khi giao dịch, buôn bán loại mặt hàng này:
STT | Tên ngành, nghề | Mã ngành |
1. | Sản xuất sản phẩm thuốc lá | 1200 |
2. | Bán buôn sản phẩm thuốc lá, thuốc lào | 4634 |
3. | Bán lẻ lương thực, thực phẩm, đồ uống, thuốc lá, thuốc lào chiếm tỷ trọng lớn trong các cửa hàng kinh doanh tổng hợp | 4711 |
4. | Bán lẻ sản phẩm thuốc lá, thuốc lào trong các cửa hàng chuyên doanh | 4724 |
5. | Bán lẻ lương thực, thực phẩm, đồ uống, thuốc lá, thuốc lào lưu động hoặc tại chợ | 4781 |
Các điều kiện cần biết để được cấp Giấy phép mua bán, kinh doanh sản phẩm thuốc lá
Hoạt động phân phối sản phẩm thuốc lá
1. Đối tượng phân phối sản phẩm thuốc lá là ai?
Theo khoản 10, điều 3 của Nghị định 67/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá về kinh doanh thuốc lá, được sửa đổi bởi Nghị định 106/2017/NĐ-CP:
“Thương nhân phân phối sản phẩm thuốc lá” là thương nhân mua sản phẩm thuốc lá trực tiếp từ Nhà cung cấp sản phẩm thuốc lá hoặc thương nhân phân phối sản phẩm thuốc lá để bán cho các thương nhân bán buôn sản phẩm thuốc lá và thương nhân bán lẻ sản phẩm thuốc lá.
2. Điều kiện cấp giấy phép phân phối sản phẩm thuốc lá
- Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật
- Địa điểm kinh doanh không vi phạm quy định về địa điểm không được bán thuốc lá theo quy định tại khoản 2 Điều 25 Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá năm 2012;
- Có hệ thống phân phối sản phẩm thuốc lá trên địa bàn từ 02 tỉnh trở lên (tại địa bàn mỗi tỉnh, thành phố phải có tối thiểu 01 thương nhân bán buôn sản phẩm thuốc lá).”
- Có văn bản giới thiệu mua bán của Nhà cung cấp thuốc lá ghi rõ địa bàn dự kiến kinh doanh;
Như vậy, so với các điều kiện tại Khoản 1, Điều 26 của Nghị định 67/2013/NĐ-CP, Nghị định 106/2017/NĐ-CP, Nghị định 08/2018/NĐ-CP và Nghị định 17/2020/NĐ-CP đã loại bỏ cũng như nới lỏng nhiều điều kiện để tạo điều kiện cho doanh nghiệp được phép buôn bán thuốc lá.
Hoạt động buôn bán sản phẩm thuốc lá
1. Đối tượng buôn bán sản phẩm thuốc lá là ai?
Theo khoản 11, điều 3 của Nghị định 67/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá về kinh doanh thuốc lá:
“Thương nhân bán buôn sản phẩm thuốc lá” là thương nhân mua sản phẩm thuốc lá từ thương nhân phân phối sản phẩm thuốc lá và Nhà cung cấp sản phẩm thuốc lá để bán cho các thương nhân bán lẻ sản phẩm thuốc lá.
- Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định pháp luật
- Địa điểm kinh doanh không vi phạm quy định về địa điểm không được bán thuốc lá theo quy định tại khoản 2 Điều 25 Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá năm 2012
- Có hệ thống bán buôn sản phẩm thuốc lá trên địa bàn tỉnh nơi thương nhân đặt trụ sở chính (tối thiểu phải từ 02 thương nhân bán lẻ sản phẩm thuốc lá trở lên);
- Có văn bản giới thiệu mua bán của Nhà cung cấp thuốc lá ghi rõ địa bàn dự kiến kinh doanh.
Hoạt động bán lẻ sản phẩm thuốc lá
“Thương nhân bán lẻ sản phẩm thuốc lá” là thương nhân mua sản phẩm thuốc lá từ thương nhân phân phối sản phẩm thuốc lá hoặc thương nhân bán buôn sản phẩm thuốc lá để bán trực tiếp cho người tiêu dùng.”
2. Điều kiện cấp Giấy phép bán lẻ các sản phẩm thuốc lá
- Thương nhân được thành lập theo quy định của pháp luật
- Địa điểm kinh doanh không vi phạm quy định về địa điểm không được bán thuốc lá theo quy định tại khoản 2 Điều 25 Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá năm 2012
- Có hệ thống bán buôn sản phẩm thuốc lá trên địa bàn tỉnh nơi thương nhân đặt trụ sở chính (tối thiểu phải từ 02 thương nhân bán lẻ sản phẩm thuốc lá trở lên);
- Có văn bản giới thiệu mua bán của Nhà cung cấp thuốc lá ghi rõ địa bàn dự kiến kinh doanh.
Hồ sơ xin cấp giấy phép kinh doanh sản phẩm thuốc lá
Dưa theo khoản 1, khoản 2 và khoản 3 thuộc Điều 27 của Nghị định 67/2013/NĐ-CP, sửa đổi và bổ sung bởi Nghị định 106/2017/NĐ-CP và Nghị định 08/2018/NĐ-CP, hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép mua bán thuốc lá được quy định cụ thể như sau:
Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động phân phối sản phẩm thuốc lá
- Đơn đề nghị cấp Giấy phép phân phối sản phẩm thuốc lá;
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và Giấy chứng nhận mã số thuế;
- Bản sao văn bản giới thiệu của các Nhà cung cấp sản phẩm thuốc lá hoặc của các thương nhân phân phối sản phẩm thuốc lá, trong đó ghi rõ địa bàn dự kiến kinh doanh
- Bảng kê danh sách thương nhân, bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và Giấy chứng nhận mã số thuế, Giấy phép kinh doanh sản phẩm thuốc lá (nếu đã kinh doanh) của các thương nhân đã hoặc sẽ thuộc hệ thống phân phối sản phẩm thuốc lá.
Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động phân phối sản phẩm thuốc lá
- Đơn đề nghị cấp Giấy phép bán buôn sản phẩm thuốc lá;
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và Giấy chứng nhận mã số thuế;
- Bản sao các văn bản giới thiệu của Nhà cung cấp sản phẩm thuốc lá hoặc các thương nhân phân phối sản phẩm thuốc lá ghi rõ địa bàn dự kiến kinh doanh
- Bảng kê danh sách thương nhân, bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và Giấy chứng nhận mã số thuế, Giấy phép kinh doanh sản phẩm thuốc lá (nếu đã kinh doanh) của các thương nhân đã hoặc sẽ thuộc hệ thống phân phối sản phẩm thuốc lá trên địa bàn
Thẩm quyền và thủ tục xin cấp Giấy phép mua bán, kinh doanh sản phẩm thuốc lá
Thủ tục và thẩm quyền cấp Giấy phép kinh doanh, mua bán thuốc lá và các sản phẩm liên quan được quy định trong điều 28 của Nghị định 67/2013/NĐ-CP, sửa đổi và bổ sung bởi Nghị định 106/2017/NĐ-CP. Cụ thể như sau:
Thẩm quyền cấp Giấy phép mua bán sản phẩm thuốc lá:
Bộ Công Thương có thẩm quyền cấp, cấp lại, sửa đổi, bổ sung Giấy phép phân phối sản phẩm thuốc lá;
- Sở Công Thương có thẩm quyền cấp, cấp lại, sửa đổi, bổ sung Giấy phép bán buôn sản phẩm thuốc lá;
Phòng Công Thương hoặc Phòng Kinh tế (cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh – sau đây gọi chung là Phòng Công Thương) cấp, cấp lại, sửa đổi, bổ sung Giấy phép bán lẻ sản phẩm thuốc lá.
Thủ tục xin cấp Giấp phép kinh doanh, mua bán sản phẩm thuốc lá
1. Thương nhân mua bán sản phẩm thuốc lá đề nghị cấp Giấy phép mua bán sản phẩm thuốc lá lập 02 bộ hồ sơ theo quy định tại Điều 27 của Nghị định này, 01 bộ gửi cơ quan có thẩm quyền cấp phép, thương nhân lưu 01 bộ;
2. Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép có trách nhiệm xem xét, kiểm tra, thẩm định và cấp Giấy phép phân phối, bán buôn, bán lẻ sản phẩm thuốc lá cho thương nhân. Trường hợp từ chối cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;
3. Trường hợp chưa đủ hồ sơ hợp lệ, trong vòng 07 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ của thương nhân, cơ quan cấp phép có văn bản yêu cầu thương nhân bổ sung hồ sơ.
Một số quy định khác về thủ tục cấp Giấy phép hoạt động mua bán, kinh doanh sản phẩm thuốc lá
Dựa theo Nghị định 67/2013/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật phòng, chống tác hại của thuốc lá về kinh doanh thuốc lá, sửa đổi và bổ sung bởi Nghị định 106/2017/NĐ-CP và Nghị định 08/2018/NĐ-CP:
Điều 29. Quyền và nghĩa vụ của thương nhân được cấp Giấy phép mua bán sản phẩm thuốc lá
Ngoài các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật, thương nhân được cấp Giấy phép mua bán sản phẩm thuốc lá còn có các quyền và nghĩa vụ sau:
1. Mua sản phẩm thuốc lá có nguồn gốc hợp pháp.
2. Tổ chức lưu thông, tiêu thụ sản phẩm thuốc lá trên thị trường theo Giấy phép mua bán sản phẩm thuốc lá được cấp.
3. Thương nhân phân phối, thương nhân bán buôn sản phẩm thuốc lá chỉ được bán sản phẩm thuốc lá cho các thương nhân có Giấy phép mua bán sản phẩm thuốc lá thuộc hệ thống phân phối của mình trong phạm vi địa bàn được cấp phép.
4. Thương nhân phân phối sản phẩm thuốc lá được mua sản phẩm thuốc lá từ các Nhà cung cấp sản phẩm thuốc lá hoặc thương nhân phân phối sản phẩm thuốc lá khác để bán cho các thương nhân mua bán sản phẩm thuốc lá hoặc bán tại các điểm bán lẻ của thương nhân trên phạm vi địa bàn được cấp phép. (Đã sửa đổi)
5. Thương nhân bán buôn sản phẩm thuốc lá được mua sản phẩm thuốc lá từ Nhà cung cấp sản phẩm thuốc lá hoặc của thương nhân phân phối sản phẩm thuốc lá để bán cho các thương nhân bán lẻ sản phẩm thuốc lá hoặc trực tiếp tổ chức bán lẻ sản phẩm thuốc lá tại các điểm bán lẻ trực thuộc của thương nhân trên phạm vi địa bàn tỉnh.
6. Các địa điểm bán lẻ của thương nhân phân phối, thương nhân bán buôn phải phù hợp với Quy hoạch hệ thống mạng lưới mua bán sản phẩm thuốc lá được cấp có thẩm quyền phê duyệt và có diện tích như đối với điểm bán lẻ của thương nhân bán lẻ sản phẩm thuốc lá. (Đã bãi bỏ)
7. Thương nhân bán lẻ sản phẩm thuốc lá được mua sản phẩm thuốc lá từ thương nhân phân phối sản phẩm thuốc lá hoặc thương nhân bán buôn sản phẩm thuốc lá để bán tại các địa điểm được cấp phép. (Đã sửa đổi)
8. Thương nhân mua bán sản phẩm thuốc lá phải niêm yết bản sao hợp lệ Giấy phép mua bán sản phẩm thuốc lá đã được cơ quan có thẩm quyền cấp tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của thương nhân.
9. Mỗi thương nhân chỉ được cấp một loại Giấy phép mua bán sản phẩm thuốc lá. Thương nhân được cấp Giấy phép mua bán sản phẩm thuốc lá phải nộp phí và lệ phí theo quy định của Bộ Tài chính.
10. Báo cáo định kỳ tình hình kinh doanh theo hướng dẫn của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền đã cấp Giấy phép mua bán sản phẩm thuốc lá cho thương nhân theo đúng quy định của pháp luật.
Điều 30. Xuất khẩu, nhập khẩu sản phẩm thuốc lá nhằm mục đích thương mại
1. Việc nhập khẩu sản phẩm thuốc lá nhằm mục đích thương mại phải tuân thủ các nguyên tắc sau:
a) Thực hiện thương mại nhà nước trong nhập khẩu sản phẩm thuốc lá;
Quý khách tham khảo: Luật Quốc Bảo – Hotline/zalo: 0763387788
Thành lập hộ kinh doanh cá thể | Nên thành lập công ty hay hộ kinh doanh | Hộ kinh doanh cá thể là gì |
b) Sản phẩm thuốc lá nhập khẩu phải được dán tem thuốc lá nhập khẩu do Bộ Tài chính phát hành;
c) Sản phẩm thuốc lá nhập khẩu phải tuân thủ các yêu cầu quản lý được quy định tại Nghị định này và quy định của pháp luật có liên quan như đối với sản phẩm thuốc lá sản xuất trong nước.
2. Bộ Công Thương chỉ định doanh nghiệp thực hiện thương mại Nhà nước nhập khẩu đối với sản phẩm thuốc lá.
3. Xuất khẩu sản phẩm thuốc lá phải tuân thủ theo nguyên tắc sau:
a) Thương nhân được cấp Giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá hoặc Giấy phép phân phối sản phẩm thuốc lá hoặc Giấy phép bán buôn sản phẩm thuốc lá được xuất khẩu sản phẩm thuốc lá có nguồn gốc hợp pháp theo quy định của Nghị định này và các quy định của pháp luật khác có liên quan;
Trường hợp thương nhân nhận ủy thác xuất khẩu sản phẩm thuốc lá có nguồn gốc hợp pháp từ thương nhân có Giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá hoặc Giấy phép phân phối sản phẩm thuốc lá hoặc Giấy phép bán buôn sản phẩm thuốc lá thì thương nhân nhận ủy thác xuất khẩu phải có một trong ba loại giấy phép trên.
b) Đối với thương nhân có Giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá, số lượng sản phẩm thuốc lá xuất khẩu không bị trừ vào hạn mức sản xuất sản phẩm thuốc lá để tiêu thụ trong nước.
4. Việc tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập sản phẩm thuốc lá, nguyên liệu thuốc lá thực hiện theo quy định hiện hành và hướng dẫn của Bộ Công Thương.
5. Bộ Công Thương hướng dẫn cụ thể cơ chế quản lý thương mại nhà nước đối với sản phẩm thuốc lá nhập khẩu.
Điều 31. Nhập khẩu thuốc lá nhằm mục đích phi thương mại
1. Cá nhân nhập cảnh vào lãnh thổ Việt Nam mang theo thuốc lá không vượt quá mức tiêu chuẩn hành lý cho phép theo quy định của Chính phủ.
2. Các cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, tổ chức quốc tế tại Việt Nam, nếu có nhu cầu được phép nhập khẩu sản phẩm thuốc lá để sử dụng phải theo đúng các quy định của pháp luật Việt Nam.
3. Doanh nghiệp có Giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá nhập khẩu thuốc lá vào Việt Nam để nghiên cứu sản xuất thử phải được phép của Bộ Công Thương. Số lượng thuốc lá nhập khẩu để nghiên cứu sản xuất thử mỗi lần không quá 500 bao (quy về 20 điếu/bao) đối với thuốc lá điếu, 50 điếu đối với xì gà.
4. Doanh nghiệp có Giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá nhập khẩu thuốc lá vào Việt Nam để nghiên cứu sản xuất thử nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp, qua bưu chính hoặc qua mạng internet đến Bộ Công Thương bao gồm:
- Văn bản đề nghị xin nhập khẩu.
- Giấy tờ chứng minh nguồn gốc của số hàng mẫu nhập khẩu.
Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Công Thương xem xét và có văn bản trả lời doanh nghiệp, trường hợp từ chối phải có văn bản nêu rõ lý do. (Được bổ sung)
Điều 32. Phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại
1. Thuốc lá giả, thuốc lá nhập lậu đều bị tịch thu để tiêu hủy, trường hợp đặc biệt do Thủ tướng Chính phủ quyết định. (Đã sửa đổi)
2. Các doanh nghiệp sản xuất, mua bán thuốc lá có nghĩa vụ phối hợp với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong phòng, chống buôn lậu sản phẩm thuốc lá, kinh doanh thuốc lá giả.
Một số câu hỏi thường gặp về hoạt động kinh doanh sản phẩm thuốc lá, nguyên liệu thuốc lá, máy móc, thiết bị thuộc chuyên ngành thuốc lá
Điều kiện xin cấp Giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá có khác với Giấy phép mua bán thuốc lá không?
Theo khoản 9, Điều 3 của Nghị định 67/2013/NĐ-CP:
“Nhà cung cấp sản phẩm thuốc lá” là doanh nghiệp sản xuất sản phẩm thuốc lá hoặc doanh nghiệp nhập khẩu sản phẩm thuốc lá hoặc chi nhánh, công ty trực thuộc doanh nghiệp sản xuất sản phẩm thuốc lá.”
Như vậy, doanh nghiệp hoạt động sản xuất và doanh nghiệp kinh doanh, mua bán sản phẩm thuốc lá thuộc hai lĩnh vực khác nhau, do đó cần phải tuân thủ các quy định trong các điều luật khác nhau. Cụ thể, đối với doanh nghiệp muốn xin Giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá, chỉ cần đáp ứng một số quy định như sau:
1. Doanh nghiệp đang sản xuất sản phẩm thuốc lá trước thời điểm ban hành Nghị quyết số 12/2000/NQ-CP ngày 14 tháng 8 năm 2000 của Chính phủ về Chính sách quốc gia phòng, chống tác hại thuốc lá trong giai đoạn 2000 – 2010 hoặc doanh nghiệp đã được Thủ tướng Chính phủ đồng ý về chủ trương đầu tư trong trường hợp sáp nhập, liên doanh để sản xuất thuốc lá.
2. Điều kiện về đầu tư và sử dụng nguyên liệu thuốc lá được trồng trong nước:
– Doanh nghiệp phải tham gia đầu tư trồng cây thuốc lá dưới hình thức đầu tư trực tiếp hoặc liên kết đầu tư với các doanh nghiệp có Giấy chứng nhận đủ điều kiện đầu tư trồng cây thuốc lá, phù hợp với quy mô sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp;
– Phải sử dụng nguyên liệu thuốc lá được trồng trong nước để sản xuất thuốc lá. Trong trường hợp không đủ nguyên liệu trong nước thì được nhập khẩu phần nguyên liệu còn thiếu theo kế hoạch nhập khẩu hàng năm do Bộ Công Thương công bố, trừ trường hợp sản xuất sản phẩm thuốc lá nhãn nước ngoài hoặc sản phẩm thuốc lá để xuất khẩu.
3. Điều kiện về máy móc thiết bị:
– Có máy móc thiết bị chuyên ngành gồm các công đoạn chính: Cuốn điếu, đóng bao;
– Trong công đoạn cuốn điếu, đóng bao, đóng tút doanh nghiệp phải sử dụng các máy cuốn, máy đóng bao, đóng tút tự động, trừ trường hợp sản xuất sản phẩm thuốc lá theo phương pháp truyền thống phải thao tác bằng tay; (Đã bãi bỏ)
– Có các thiết bị kiểm tra để thực hiện đo lường, kiểm tra các chỉ tiêu chất lượng như: Trọng lượng điếu, chu vi điếu, độ giảm áp điếu thuốc. Đối với các chỉ tiêu lý, hóa khác và chỉ tiêu vệ sinh thuốc lá, doanh nghiệp có thể tự kiểm tra hoặc thông qua các đơn vị dịch vụ có chức năng để kiểm tra.
– Kết quả kiểm tra phải được lưu giữ có hệ thống, thời gian lưu giữ phải dài hơn thời hạn sử dụng của sản phẩm là 6 tháng để theo dõi; (Đã bãi bỏ)
– Toàn bộ máy móc thiết bị để sản xuất sản phẩm thuốc lá phải có nguồn gốc hợp pháp. (Đã bãi bỏ)
Các hoạt động liên quan đến thuốc lá bị nghiêm cấm theo quy định của pháp luật?
Dựa theo Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá số 09/2012/QH13 được Quốc hội ban hành ngày 18 tháng 6 năm 2012, những hành vi sau đây bị nghiêm cấm:
1. Sản xuất, mua bán, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển thuốc lá giả, sản phẩm được thiết kế có hình thức hoặc kiểu dáng như bao, gói hoặc điếu thuốc lá; mua bán, tàng trữ, vận chuyển nguyên liệu thuốc lá, thuốc lá nhập lậu.
2. Quảng cáo, khuyến mại thuốc lá; tiếp thị thuốc lá trực tiếp tới người tiêu dùng dưới mọi hình thức.
3. Tài trợ của tổ chức, cá nhân kinh doanh thuốc lá, trừ trường hợp quy định tại Điều 16 của Luật này.
4. Người chưa đủ 18 tuổi sử dụng, mua, bán thuốc lá.
5. Sử dụng người chưa đủ 18 tuổi mua, bán thuốc lá.
6. Bán, cung cấp thuốc lá cho người chưa đủ 18 tuổi.
7. Bán thuốc lá bằng máy bán thuốc lá tự động; hút, bán thuốc lá tại địa điểm có quy định cấm.
8. Sử dụng hình ảnh thuốc lá trên báo chí, xuất bản phẩm dành riêng cho trẻ em.
9. Vận động, ép buộc người khác sử dụng thuốc lá.
Những hành vi nào vi phạm quy định của pháp luật về kinh doanh thuốc lá?
Điều 42 Nghị định 67/2013/NĐ-CP quy định các hành vi vi phạm quy định của pháp luật về kinh doanh thuốc lá:
1. Sản xuất, mua bán sản phẩm, mua bán nguyên liệu thuốc lá, chế biến nguyên liệu thuốc lá không có giấy phép; đầu tư trồng cây thuốc lá không có giấy chứng nhận đủ điều kiện.
2. Sản xuất, mua bán, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển sản phẩm thuốc lá nhập lậu (trừ trường hợp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép tái xuất), thuốc lá giả, các sản phẩm thuốc lá mang nhãn hiệu không được bảo hộ tại Việt Nam, không đảm bảo chất lượng theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thuốc lá, kém phẩm chất hoặc đã hết hạn sử dụng, ghi nhãn trên bao bì không đúng quy định, không dán tem theo quy định của pháp luật.
3. Sử dụng, thanh, lý, nhập khẩu, xuất khẩu, tái xuất, nhượng bán máy móc, thiết bị chuyên ngành thuốc lá không theo quy định của Nghị định này và quy định của pháp luật.
4. Sản xuất sản phẩm thuốc lá vượt sản lượng cho phép sản xuất.
5. Không thực hiện các quy định của pháp luật về vệ sinh đối với sản phẩm thuốc lá, phòng, chống tác hại của thuốc lá.
6. Mua bán, chuyển nhượng tem sản phẩm thuốc lá.
7. Mua bán, chuyển nhượng trái phép giấy cuốn điếu thuốc lá.
8. Bán thuốc lá tại khu vực công sở, trường học, bệnh viện, rạp chiếu phim, nhà biểu diễn văn hóa nghệ thuật, nhà thi đấu thể thao và tại các nơi công cộng khác theo quy định của pháp luật.
9. Các hành vi vi phạm khác theo quy định của pháp luật.
Những trường hợp nào bị thu hồi Giấy phép kinh doanh sản phẩm thuốc lá?
Căn cứ theo điều 43 của Nghị định 67/2013/NĐ-CP, những trường hợp sau đây sẽ bị thu hồi giấy phép kinh doanh:
- Các tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm thuốc lá sẽ bị cơ quan có thẩm quyền thu hồi các giấy phép đã cấp như: Giấy chứng nhận đủ điều kiện đầu tư trồng cây thuốc lá, Giấy phép mua bán nguyên liệu thuốc lá, Giấy phép chế biến nguyên liệu thuốc lá, Giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá, Giấy phép mua bán, kinh doanh sản phẩm thuốc lá trong trường hợp vi phạm các điều kiện về đầu tư, kinh doanh, chế biến nguyên liệu thuốc lá; sản xuất, mua bán thuốc lá và vi phạm khác theo như quy định của pháp luật.
- Trong vòng một năm kể từ ngày doanh nghiệp, tổ chức được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện đầu tư trồng cây thuốc lá, hoặc Giấy phép mua bán nguyên liệu thuốc lá, Giấy phép chế biến nguyên liệu thuốc lá, Giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá, Giấy phép mua bán sản phẩm thuốc lá nếu không đi vào hoạt động sẽ bị thu hồi giấy chứng nhận hoặc giấy phép.
Mặc khác, điều 44 cũng quy định thêm rằng:
Các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm các quy định của pháp luật về kinh doanh thuốc lá căn cứ theo tính chất và mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, trường hợp gây thiệt hại phải bồi thường theo đúng quy định của pháp luật.
Các doanh nghiệp phân phối, bán buôn hoặc bán lẻ thuốc lá có được phép sử dụng các loại máy móc, thiết bị thuộc chuyên ngành thuốc lá không?
Căn cứ theo Điều 33 của Nghị định 67/2013/NĐ-CP, các tổ chức, cá nhân không được cấp Giấy phép sản xuất thuốc lá, Giấy phép chế biến nguyên liệu thuốc lá không được sử dụng máy móc, thiết bị chuyên ngành thuốc lá dưới bất kỳ hình thức nào.
Trong khi đa số Các doanh nghiệp phân phối, bán buôn hoặc bán lẻ thuốc lá chỉ sở hữu Giấy phép phân phối thuốc lá, Giấy phép bán buôn thuốc lá và Giấy phép bán lẻ thuốc lá, do đó các doanh nghiệp này không được phép sử dụng các loại máy móc, thiết bị thuộc chuyên ngành thuốc lá, trừ khi cơ sở đủ điều kiện theo quy định và được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép sản xuất sản phẩm thuốc lá.
Mức phạt cho hành vi buôn lậu thuốc lá như thế nào?
Theo các quy định tại Điều 8 của Nghị định 98/2020/NĐ-CP, hành vi buôn lậu thuốc lá sẽ bị xử phạt hành chính như sau:
– Trong trường hợp kinh doanh thuốc lá nhập lậu với số lượng dưới 50 bao ( 1 bao = 20 điếu, đối với xì gà và các dạng thuốc lá thành phẩm nhập lậu khác sẽ được chuyển đổi thành 20g = 1 bao ) phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
– Kinh doanh thuốc lá nhập lậu với số lượng từ 50 bao đến dưới 100 bao, phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
– Kinh doanh thuốc lá nhập lậu với số lượng từ 100 bao đến dưới 300 bao, phạt tiền từ 5.000.000 đến 10.000.000 đồng.
– Kinh doanh thuốc lá nhập lậu với số lượng từ 300 bao đến dưới 500 bao, mức phạt từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.
– Kinh doanh thuốc lá nhập lậu với số lượng từ 500 bao đến dưới 1.000 bao, mức phạt từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
– Kinh doanh thuốc lá nhập lậu với số lượng từ 1.000 túi đến dưới 1.200 bao, phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng.
– Kinh doanh thuốc lá nhập lậu với số lượng từ 1.200 bao đến dưới 1.500 bao, mức phạt từ 70.000.000 đồng đến 90.000.000 đồng.
– Giao dịch thuốc lá nhập lậu với số lượng từ 1.500 bao trở lên sẽ bị phạt từ 90.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng trong trường hợp không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Ngoài hành vi giao dịch, mức phạt trên cũng được áp dụng cho các hành vi vận chuyển, lưu trữ, giao hàng và nhận hàng hóa bị cấm.
Đặc biệt: Theo quy định tại điểm b, khoản 4, Điều 4 của Nghị định số. 98/2020/NĐ-CP, mức phạt trên chỉ áp dụng cho các cá nhân vi phạm, trong trường hợp vi phạm được thực hiện bởi một tổ chức, mức phạt sẽ được gấp đôi số tiền phạt theo như quy định đối với các cá nhân.
Đồng thời, vi phạm sẽ bị xử kèm theo hình thức xử phạt bổ sung theo quy định tại khoản 11 Điều 8 của Nghị định 98/2020/NĐ-CP (Sửa đổi bởi điểm a, khoản 4, Điều 3 của Nghị định 17/2022/NĐ-CP), gồm: :
– Tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này, trừ trường hợp áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định.
– Tịch thu phương tiện là công cụ, máy móc được sử dụng để sản xuất hàng cấm đối với hành vi vi phạm quy định.
– Tịch thu phương tiện vận tải được sử dụng để vận chuyển hàng cấm đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này trong trường hợp hàng cấm có số lượng, khối lượng, trị giá hoặc số thu lợi bất chính được quy định.
– Tước quyền sử dụng giấy phép hoặc chứng chỉ hành nghề từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định.
Bên cạnh đó, các biện pháp khắc phục được quy định tại Khoản 12, Điều 8 của Nghị định 98/2020/NĐ-CP như sau:
- Buộc tiêu hủy tang vật là hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này;
- Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Điều này.
Trên đây là những thông tin đầy đủ, cập nhật nhất về những vấn đề liên quan đến việc kinh doanh sản phẩm thuốc lá, nguyên liệu thuốc lá, máy móc, thiết bị thuộc chuyên ngành thuốc lá. Nếu quý khách không có thời gian hay gặp khó khăn khi thực hiện các thủ tục kể trên, hoặc cần tư vấn thêm thông tin pháp lý. Vui lòng gọi cho Luật Quốc Bảo theo số điện thoại Hotline: 0763 387 788 để khách hàng có thể nhận được đội ngũ luật sư có nhiều kinh nghiệm trong các thủ tục pháp lý tư vấn một cách rõ ràng nhất.