Tội cố ý gây thương tích điều 134

Tội cố ý gây thương tích điều 134. Khi xảy ra xô xát, rất dễ gây thương tích cho đối phương. Vậy Bộ luật Hình sự hiện hành quy định như thế nào về tội cố ý gây thương tích?

Khái niệm tội cố ý gây thương tích

Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác quy định tại Điều 134 Bộ luật hình sự 2015 SĐ, BS 2017.
Cố ý gây thương tích là hành vi cố ý xâm phạm thân thể, gây hại đến sức khỏe người khác, được xác định bằng thương tích cụ thể. Đây là hành vi nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm đến quyền được tôn trọng và bảo vệ sức khỏe của con người.
co y gay thuong tich
Tội cố ý gây thương tích điều 134

Dấu hiệu pháp lý của tội cố ý gây thương tích

Chủ thể của tội phạm

Chủ thể của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác là người có năng lực hình sự và và đạt độ tuổi luật định. Theo đó, người phạm tội từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này khi khung hình phạt đối với tội phạm đạt đến mức rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng quy định tại các khoản 3, 4, 5 Điều 134 của Bộ luật. Bộ Luật hình sự 2015 SĐ, BS 2017.

Khách thể của tội phạm

Người phạm tội xâm phạm đến quyền bất khả xâm phạm về sức khỏe của con người.

Mặt khách quan của tội phạm

Người phạm tội có hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp được luật quy định thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Mặt chủ quan của tội phạm

Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý.

Lỗi cố ý trong hành vi này có thể là cố ý trực tiếp (người thực hiện mong muốn hậu quả là gây thương tích cho người khác) hoặc cố ý gián tiếp (người thực hiện không mong muốn nhưng chấp nhận hậu quả sẽ gây thương tích cho người khác).

Tội cố ý gây thương tích điều 134

Điều 134. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác

1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;

b) Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm;

c) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình;

đ) Có tổ chức;

e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

g) Trong thời gian đang bị giữ, tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành án phạt tù, đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng hoặc đang chấp hành biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;

h) Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do được thuê;

i) Có tính chất côn đồ;

k) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 06 năm:

a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 11% đến 30%;

c) Phạm tội 02 lần trở lên;

d) Tái phạm nguy hiểm;

đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.

Như vậy hành vi hành hung cấu thành tội cố ý gây thương tích khi đáp ứng các điều kiện sau:

– Chủ thể của tội cố ý gây thương tích là cá nhân có năng lực trách nhiệm hình sự và thực hiện hành vi với lỗi cố ý.

– Mặt khách quan của tội phạm: Tội cố ý gây thương tích có hành vi khách quan là hành vi nguy hiểm cho xã hội.

Hành vi này được thể hiện trong nhận thức và điều khiển hành vi của người phạm tội để khiến cho người khác bị thương tích hoặc tổn hại về sức khỏe. 

– Cách thức thực hiện hành vi phạm tội: Để phân biệt mong muốn gây thương tích và mong muốn giết người khác cần làm rõ được các yếu tố:

+ Phương tiện, công cụ sử dụng có tính sát thương cao hay không: Người phạm tội chỉ lựa chọn phương tiện ít nguy hiểm đến tính mạng (ví dụ sử dụng tay, chân, gậy guộc,…) hay có sử dụng phương tiện, công cụ có tính chất gây sát thương cao nhưng vị trí tấn công không phải vị trí chí mạng, cường độ không lớn (việc sử dụng vũ khí này sẽ là tình tiết định khung hình tăng nặng của tội phạm)

+ Hậu quả của tội cố ý gây thương tích cho người khác là để lại vết thương và được xác nhận bằng kết quả giám định tỷ lệ tổn thương cơ thể của nạn nhân. 

– Mặt chủ quan của tội phạm: Người phạm tội thực hiện hành vi với mong muốn hay để mặc cho kết quả xảy ra, mong muốn cho người khác bị thương tích hoặc tổn hại về sức khỏe.

– Khách thể của tội phạm: Khách thể của tội cố ý gây thương tích đó là quyền được pháp luật bảo vệ về sức khỏe.

Như vậy tùy thuộc vào hành vi và thương tích gây ra thì hành vi hành hung có thể phải chịu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích và áp dụng mức phạt theo quy định tại Điều 134 Bộ luật hình sự.

Hành hung người khác phải bồi thường như thế nào?

Chúng ta đã hiểu được khái niệm Hành hung người khác là gì? vậy khi hành hung người khác phải bồi thường như thế nào?

Hành hung là Hành vi xâm hại sức khỏe, gây thương tích cho người khác, dù có bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không thì người thực hiện hành vi hành hung vẫn phải bồi thường theo quy định của Bộ Luật dân sự. Cụ thể như sau:

 Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm bao gồm:

+ Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;

+ Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;

+ Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị;

Nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;

+ Thiệt hại khác do luật quy định.

– Ngoài ra còn phải bồi thường một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu.

Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

Trường hợp nào hành hung người khác bị xử lý hình sự

Hành vi hành hung người khác trong trường hợp nào sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự?
Một người sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự nói chung; khi hành vi của người đó đã đáp ứng các khía cạnh cần thiết của một thành phần tội phạm cơ bản: chủ thể; đối tượng; chủ quan và khách quan. Đối với tội cố ý gây thương tích, người phạm tội phải có đủ các điều kiện sau đây:
Về chủ thể: Bất kỳ ai (bao gồm cả công dân Việt Nam, người nước ngoài, người không phải là công dân Việt Nam) có năng lực tội phạm; đủ tuổi hợp pháp (đủ 14 tuổi trở lên theo Điều 12). Có khả năng chịu trách nhiệm hình sự.
Khách quan: Quyền được tôn trọng và bảo vệ sức khỏe con người.
Chủ quan: Lỗi cố ý,
Khách quan: Hành vi gây thương tích cho người khác là vi phạm pháp luật. Việc xác định tỷ lệ thương tật là căn cứ để truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định nêu trên, cụ thể: Tỷ lệ thương tật từ 11% trở lên. Nếu tỷ lệ thương tật dưới 11% thì người biểu diễn chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội này; nếu thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 của Luật.

Khung hình phạt xử lý hình sự đối với hành vi hành hung người khác

Hành hung người khác có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội cố ý gây thương tích. Căn cứ vào Điều 134 Bộ luật hình sự.

Tội cố ý gây thương tích theo quy định sẽ có 7 khung hình phạt. Trong đó hình phạt cao nhất của tội này là từ 12-20 năm; thấp nhất là cải tạo không giam giữ; hoặc bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. Cụ thể như sau:

Trường hợp gây thương tích cho người khác thì người phạm tội sẽ bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Bị phạt tù từ 02-05 năm với tỉ lệ thương tật là từ 11-30%.

Tỉ lệ thương tật từ 31% đến dưới 60% thì hình phạt đó là hình phạt tù từ 04-07 năm.

Tỉ lệ thương tật từ 31% đến dưới 60% thì hình phạt đó là hình phạt tù từ 07-12 năm; nhưng thuộc các trường hợp quy định ở các điểm a, b, c,d,đ,e,g,h,i,k,l,m,n tại Khoản 1 Điều 134 .

Phạt tù từ 10-15 năm nếu người phạm tội gây ra tỉ lệ tổn thương cho người khác trên 61%; nếu không thuộc trường hợp quy định tại điểm c khoản 6 Điều này hoặc dẫn đến chết người

Người phạm tội sẽ bị phạt tù từ 12-20 năm; nếu thuộc một trong các trường hợp sau như: làm chết 02 người trở lên; hoặc gây thương tích; hoặc gây tổn hại sức khỏe cho 02 người trở lên; mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên hoặc; gây thương tích vào vùng mặt của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên.

Người chuẩn bị phạm tội này; thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

Xử phạt hành chính đối với hành vi hành hung người khác

Theo điểm e khoản 3 Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP:

Người thực hiện hành vi cố ý gây thương tích dưới mức chịu trách nhiệm hình sự (tỉ lệ thương tích dưới 11% và không thuộc một trong các trường hợp đặc biệt). Trong đó, mức phạt được quy định đối với hành vi cố ý gây thương tích cho người khác là: Phạt tiền 2.000.000-3.000.000 đồng.

Hình phạt bổ sung

Ngoài ra, người vi phạm còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung là: Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm.

Trách nhiệm dân sự đối với hành vi hành hung người khác

Hành vi hành hung người khác dù bị xử phạt hành chính hay bị truy cứu trách nhiệm hình sự đều phải bồi thường thiệt hại về sức theo quy định của Bộ luật Dân sự về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.

Cụ thể trách nhiệm liên đới bồi thường những khoản tiền sau:

Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;

Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại;

Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại.

Khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá ba mươi tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định.

Luật Quốc Bảo vừa gửi đến các bạn bài viết; Tội cố ý gây thương tích điều 134 cảm ơn các bạn đã đọc bài viết hy vọng với thông tin đầy đủ chi tiết sẽ giúp các bạn tìm hiểu thêm về kiến thức pháp luật.

Đánh giá bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.