Điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán năm 2023?

Kinh doanh dịch vụ kế toán như thế nào cho đúng luật định và hiệu quả cao? Điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán ra sao? Hãy cùng Luật Quốc Bảo tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ thông tin hơn nhé.

Nếu bạn cần hỗ trợ pháp lý hay bất kỳ thắc mắc có mong muốn được giải đáp nhanh chóng, vui lòng liên hệ với Luật Quốc Bảo qua số hotline/zalo: 076 338 7788. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc cho quý khách miễn phí.

Mục lục

Căn cứ pháp lý:

Luật kế toán 2015

Điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán

Điều 58. Đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán

1. Người có chứng chỉ kế toán viên hoặc chứng chỉ kiểm toán viên theo quy định của Luật kiểm toán độc lập được đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán qua doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán hoặc hộ kinh doanh dịch vụ kế toán khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Có năng lực hành vi dân sự;

b) Có thời gian công tác thực tế về tài chính, kế toán, kiểm toán từ 36 tháng trở lên kể từ thời điểm tốt nghiệp đại học;

c) Tham gia đầy đủ chương trình cập nhật kiến thức theo quy định.

2. Người có đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này thực hiện đăng ký hành nghề và được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán. Bộ Tài chính quy định thủ tục cấp và thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán.

3. Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán chỉ có giá trị khi người được cấp có hợp đồng lao động làm toàn bộ thời gian cho một doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán hoặc làm việc tại hộ kinh doanh dịch vụ kế toán.

4. Những người không được đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán gồm:

a) Cán bộ, công chức, viên chức; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng, Công an nhân dân.

b) Người đang bị cấm hành nghề kế toán theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật; người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; người đã bị kết án một trong các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế liên quan đến tài chính, kế toán mà chưa được xóa án tích; người đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;

c) Người đã bị kết án về tội phạm nghiêm trọng xâm phạm trật tự quản lý kinh tế mà chưa được xóa án tích;

d) Người bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm pháp luật về tài chính, kế toán, kiểm toán mà chưa hết thời hạn 06 tháng, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt trong trường hợp bị phạt cảnh cáo hoặc chưa hết thời hạn 01 năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt hành chính khác;

đ) Người bị đình chỉ hành nghề dịch vụ kế toán.

Kinh doanh dịch vụ kế toán
Kinh doanh dịch vụ kế toán

Điều 59. Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán

1. Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán được thành lập theo các loại hình sau đây:

a) Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên;

b) Công ty hợp danh;

c) Doanh nghiệp tư nhân.

2. Doanh nghiệp chỉ được kinh doanh dịch vụ kế toán khi bảo đảm các điều kiện kinh doanh theo quy định của Luật này và được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán.

3. Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán không được góp vốn để thành lập doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán khác, trừ trường hợp góp vốn với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán nước ngoài để thành lập doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán tại Việt Nam.

4. Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán nước ngoài thực hiện kinh doanh dịch vụ kế toán tại Việt Nam dưới các hình thức sau đây:

a) Góp vốn với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán đã được thành lập và hoạt động tại Việt Nam để thành lập doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán;

b) Thành lập chi nhánh doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán nước ngoài;

c) Cung cấp dịch vụ qua biên giới theo quy định của Chính phủ.

Điều 60. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán

1. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc giấy tờ khác có giá trị tương đương theo quy định của pháp luật;

b) Có ít nhất hai thành viên góp vốn là kế toán viên hành nghề;

c) Người đại diện theo pháp luật, giám đốc hoặc tổng giám đốc của công ty trách nhiệm hữu hạn phải là kế toán viên hành nghề;

d) Bảo đảm tỷ lệ vốn góp của kế toán viên hành nghề trong doanh nghiệp, tỷ lệ vốn góp của các thành viên là tổ chức theo quy định của Chính phủ.

2. Công ty hợp danh được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc giấy tờ khác có giá trị tương đương theo quy định của pháp luật;

b) Có ít nhất hai thành viên hợp danh là kế toán viên hành nghề;

c) Người đại diện theo pháp luật, giám đốc hoặc tổng giám đốc của công ty hợp danh phải là kế toán viên hành nghề.

3. Doanh nghiệp tư nhân được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc giấy tờ khác có giá trị tương đương theo quy định của pháp luật;

b) Có ít nhất hai kế toán viên hành nghề;

c) Chủ doanh nghiệp tư nhân là kế toán viên hành nghề và đồng thời là giám đốc.

4. Chi nhánh doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán nước ngoài tại Việt Nam được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán nước ngoài được phép cung cấp dịch vụ kế toán theo quy định của pháp luật của nước nơi doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán nước ngoài đặt trụ sở chính;

b) Có ít nhất hai kế toán viên hành nghề, trong đó có giám đốc hoặc tổng giám đốc chi nhánh;

c) Giám đốc hoặc tổng giám đốc chi nhánh doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán nước ngoài không được đồng thời giữ chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp khác tại Việt Nam;

d) Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán nước ngoài phải có văn bản gửi Bộ Tài chính bảo đảm chịu trách nhiệm về mọi nghĩa vụ và cam kết của chi nhánh tại Việt Nam.

5. Trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày đăng ký kinh doanh dịch vụ kế toán mà doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán, chi nhánh doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán nước ngoài tại Việt Nam không được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán.

Hoặc trong trường hợp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán đã bị thu hồi thì doanh nghiệp, chi nhánh doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán nước ngoài tại Việt Nam phải thông báo ngay cho cơ quan đăng ký kinh doanh để làm thủ tục xóa cụm từ “dịch vụ kế toán” trong tên gọi của doanh nghiệp, chi nhánh.

Điều 65. Hộ kinh doanh dịch vụ kế toán

1. Hộ kinh doanh được phép kinh doanh dịch vụ kế toán khi đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Có Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh;

b) Cá nhân, đại diện nhóm cá nhân thành lập hộ kinh doanh phải là kế toán viên hành nghề.

2. Hộ kinh doanh dịch vụ kế toán không cần có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán.

Kinh doanh dịch vụ kế toán là gì?

Theo khoản 13 Điều 3 Luật Kế toán 2015 quy định về kinh doanh dịch vụ kế toán như sau:

“Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

  1. Kinh doanh dịch vụ kế toán là việc cung cấp dịch vụ làm kế toán, làm kế toán trưởng, lập báo cáo tài chính, tư vấn kế toán và các công việc khác thuộc nội dung công tác kế toán theo quy định của Luật này cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu.”

Kinh doanh dịch vụ kế toán là gì? Thủ tục đăng ký kinh doanh dịch vụ kế toán được quy định như thế nào?

Đối tượng nào được đăng ký kinh doanh dịch vụ ngành nghề này?

Đối tượng được phép kinh doanh dịch vụ kế toán được quy định tại Điều 59 Luật Kế toán 2015 bao gồm:

– Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán được thành lập theo các loại hình sau đây:

+ Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên;

+ Công ty hợp danh;

+ Doanh nghiệp tư nhân.

– Doanh nghiệp chỉ được kinh doanh dịch vụ này khi bảo đảm các điều kiện kinh doanh theo quy định của Luật này và được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ. 

– Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán không được góp vốn để thành lập doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán khác, trừ trường hợp góp vốn với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán nước ngoài để thành lập doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán tại Việt Nam.

– Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ này dành cho nước ngoài thực hiện kinh doanh dịch vụ kế toán tại Việt Nam dưới các hình thức sau đây:

+ Góp vốn với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán đã được thành lập và hoạt động tại Việt Nam để thành lập doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán;

+ Thành lập chi nhánh doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán nước ngoài;

+ Cung cấp dịch vụ qua biên giới theo quy định của Chính phủ.

* Thủ tục đăng ký kinh doanh được quy định như sau:

(1) Nguyên tắc lập hồ sơ được quy định tại Điều 4 Thông tư 297/2016/TT-BTC:

– Các bản sao giấy tờ, văn bằng phải được chứng thực bởi cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

– Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán được làm bằng tiếng Việt. Các giấy tờ kèm theo đơn đề nghị bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt và bản dịch phải được chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam.

– Giấy tờ do cơ quan, tổ chức nước ngoài cấp hoặc công chứng, chứng thực ở nước ngoài phải được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam, trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

– Tổ chức đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của hồ sơ gửi Bộ Tài chính.

(2) Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ được quy định tại Điều 5 Thông tư 297/2016/TT-BTC như sau:

– Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thực hiện theo quy định tại Điều 61 Luật Kế toán, bao gồm:

+ Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ

+ Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc giấy tờ khác có giá trị tương đương.

+ Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ của các kế toán viên hành nghề.

+ Hợp đồng lao động với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán của các kế toán viên hành nghề.

+ Tài liệu chứng minh về vốn góp đối với công ty trách nhiệm hữu hạn.

+ Điều lệ công ty đối với công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn.

+ Văn bản cam kết chịu trách nhiệm của doanh nghiệp nước ngoài, giấy tờ chứng nhận được phép kinh doanh dịch vụ này của doanh nghiệp nước ngoài đối với chi nhánh doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán nước ngoài tại Việt Nam.

Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này.

Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ đối với chi nhánh doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán nước ngoài tại Việt Nam thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này.

– Tổ chức đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán gửi một bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều này tới Bộ Tài chính và nộp phí thẩm định cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán.

– Mẫu Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ quy định tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này bao gồm các thông tin chính sau đây:

+ Tên doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ này bằng tiếng việt; Tên doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ này bằng tiếng nước ngoài (nếu có); Tên viết tắt (nếu có); Địa chỉ trụ sở chính;

+ Họ và tên người đại diện theo pháp luật, họ và tên Giám đốc (Tổng Giám đốc) của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán;

+ Số và ngày cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán;

+ Các điều khoản, điều kiện doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ phải tuân thủ khi sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán.

– Thời hạn cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 62 Luật Kế toán.

(3) Thời hạn cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ được quy định tại Điều 62 Luật Kế toán 2015 như sau:

– Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài chính cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán cho doanh nghiệp; trường hợp từ chối cấp thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

– Trường hợp cần làm rõ vấn đề liên quan đến hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán, Bộ Tài chính yêu cầu doanh nghiệp đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán giải trình. Thời hạn cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán tính từ ngày nhận tài liệu giải trình bổ sung.

Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 68 Luật Kế toán 2015 thì nếu thuộc các trường hợp sau sẽ không được kinh doanh dịch vụ này, cụ thể:

Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán không được cung cấp dịch vụ kế toán cho đơn vị kế toán khác khi người có trách nhiệm quản lý, điều hành doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán hoặc người trực tiếp thực hiện dịch vụ kế toán của doanh nghiệp thuộc các trường hợp sau đây:

– Là cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, vợ, chồng, con đẻ, con nuôi, anh, chị, em ruột của người có trách nhiệm quản lý, điều hành, kế toán trưởng của đơn vị kế toán, trừ trường hợp đơn vị kế toán là doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn do một cá nhân làm chủ sở hữu và các trường hợp khác do Chính phủ quy định;

– Có quan hệ kinh tế, tài chính với đơn vị kế toán đó;

– Không đủ năng lực chuyên môn hoặc không đủ điều kiện để thực hiện dịch vụ kế toán;

– Đang cung cấp dịch vụ làm kế toán trưởng cho khách hàng là tổ chức có quan hệ kinh tế, tài chính với đơn vị kế toán đó;

– Đơn vị kế toán yêu cầu thực hiện những công việc không đúng với chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp hoặc không đúng với yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ kế toán, tài chính;

– Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

Như vậy, kinh doanh dịch vụ kế toán là việc cung cấp dịch vụ làm kế toán, làm kế toán trưởng, lập báo cáo tài chính, tư vấn kế toán và các công việc khác thuộc nội dung công tác kế toán theo quy định của Luật này cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu.

Doanh nghiệp muốn kinh doanh dịch vụ kế toán phải thuộc đối tượng được kinh doanh dịch vụ kế toán, đáp ứng các điều kiện được phép kinh doanh dịch vụ này, thực hiện hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán và phải không thuộc vào các trường hợp không được phép kinh doanh dịch vụ kế toán theo quy định của pháp luật.

Để thành lập công ty dịch vụ kế toán, tức là đăng ký ngành nghề này cần điều kiện gì?

  • Doanh nghiệp đăng ký ngành nghề kế toán theo quy định của pháp luật. Mã ngành nghề đối với dịch vụ kế toán là: 6920: Hoạt động liên quan đến kế toán, kiểm toán và tư vấn về thuế
  • Doanh nghiệp phải đảm bảo có ít nhất hai thành viên là kế toán viên hành nghề. Tức thành viên công ty phải có chứng chỉ hành nghề kế toán.

Lưu ý: Doanh nghiệp chỉ được kinh doanh dịch vụ này khi bảo đảm các điều kiện kinh doanh theo quy định của Luật Doanh nghiệp và được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán.

Kinh doanh dịch vụ kế toán
Kinh doanh dịch vụ kế toán

Thủ tục thành lập công ty dịch vụ kế toán

Cũng tương tự như thành lập công ty hoạt động trong các lĩnh vực khác, để thành lập công ty dịch vụ kế toán cần thực hiện thủ tục tại Cơ quan Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở và xin Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán tại Bộ Tài chính.

Công ty kế toán được thành lập theo loại hình doanh nghiệp nào?

Đối với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán thì chỉ được thành lập doanh nghiệp theo các hình thức sau:

  • Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.
  • Công ty hợp danh.
  • Doanh nghiệp tư nhân.

Hồ sơ thành lập công ty kế toán theo quy định?

Theo quy định tại Nghị định 78/2015/NĐ- CP và Nghị định 108/2018/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều của nghị định số 78/2015/NĐ-CP thì hồ sơ thành lập công ty kế toán gồm:

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp
  • Điều lệ công ty
  • Danh sách thành viên
  • Bản sao chứng thực cá nhân của thành viên, người đại diện theo pháp luật công ty

Xem thêm: Thủ tục thành lập công ty

Những đối tượng được đăng ký thành lập công ty dịch vụ kế toán theo quy định hiện hành?

Theo quy định của Luật kế toán năm 2015, những đối tượng không được đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán gồm:

  • Cán bộ, công chức, viên chức, sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng, Công an nhân dân
  • Người đang bị cấm hành nghề dịch vụ kế toná theo bản án, quyết định của Tòa án, người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, người đã bị kết án một trong các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế liên quan đến tài chính, kế toán chưa được xóa án tích; người đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.
  • Người bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm pháp luật về tài chính, kế toán, kiểm toán mà chưa hết thời hạn 06 tháng kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt.
  • Người bị đình chỉ hành nghề dịch vụ kế toán theo quy định của pháp luật.

Câu hỏi thường gặp?

Công ty dịch vụ kế toán là gì?

Theo quy định tại khoản 13 Điều 3 Luật Kế toán 2015, kinh doanh dịch vụ kế toán là việc cung cấp dịch vụ kế toán, kế toán trưởng, lập báo cáo tài chính, tư vấn kế toán và các công việc khác thuộc nội dung công việc kế toán do Luật này cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu.

Các công ty hoạt động trong lĩnh vực này có ngành, nghề kinh doanh chính là hoạt động liên quan đến kế toán, kiểm toán và tư vấn thuế.

Đây được coi là hoạt động cần thiết trong một công ty và đặc biệt là các đơn vị kinh doanh mới thành lập. Đó là lý do tại sao các nhà cung cấp dịch vụ này đang có xu hướng phát triển rất cao.

Điều kiện hành nghề dịch vụ kế toán

Trước khi biết có nên thành lập công ty kế toán hay không, bạn nên biết các điều kiện thành lập công ty này. Theo đó, người được phép hành nghề dịch vụ kế toán cũng cần đáp ứng một số tiêu chuẩn nhất định.

Điều 58 của Luật kế toán này quy định người có Chứng chỉ kế toán, Chứng chỉ kiểm toán viên theo quy định của Luật kiểm toán độc lập được đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán thông qua công ty kế toán hoặc hộ kinh doanh, kinh doanh dịch vụ kế toán khi có đủ các điều kiện sau:

– Có năng lực hành vi dân sự;

– Có thời gian thực tế công tác trong lĩnh vực tài chính, kế toán, kiểm toán từ 36 tháng trở lên kể từ khi tốt nghiệp đại học;

– Tham gia đầy đủ chương trình cập nhật kiến ​​thức theo quy định.

Kinh doanh dịch vụ kế toán như thế nào?

Không giống như các ngành, nghề kinh doanh khác, công ty dịch vụ kế toán chỉ được phép thành lập trong các loại hình doanh nghiệp, bao gồm:

– Công ty TNHH hai thành viên trở lên

– Công ty hợp danh

– Doanh nghiệp tư nhân.

Doanh nghiệp chỉ được kinh doanh dịch vụ kế toán khi có đủ điều kiện kinh doanh theo quy định của Luật này và được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán.

Doanh nghiệp kế toán không được góp vốn thành lập doanh nghiệp kế toán khác, trừ trường hợp góp vốn với doanh nghiệp kế toán nước ngoài để thành lập doanh nghiệp dịch vụ. kế toán tại việt nam.

Trên đây là thông tin về Kinh doanh dịch vụ kế toán. Nếu bạn cần hỗ trợ pháp lý hay bất kỳ thắc mắc có mong muốn được giải đáp nhanh chóng, vui lòng liên hệ với Luật Quốc Bảo qua số hotline/zalo: 076 338 7788. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc cho quý khách miễn phí.

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.