Giấy triệu tập. Trong tố tụng hình sự, giấy triệu tập được sử dụng để triệu tập những người tham gia tố tụng đến làm việc và phục vụ công tác điều tra vụ án. Dưới đây là một số mẫu Giấy triệu tập theo quy định mới nhất hiện nay.
Mục lục
Giấy triệu tập là gì?
Đặc điểm của giấy triệu tập?
- Tòa án
- Viện kiểm sát
- Cơ quan điều tra
Một số lưu ý trong quá trình triệu tập:
Các trường hợp triệu tập và đối tượng được triệu tập theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành
Căn cứ quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 tại điểm d khoản 1 Điều 37, các trường hợp được triệu tập làm việc bao gồm:
Triệu tập, hỏi cung bị can;
Triệu tập, lấy lời khai của người tố cáo, người cung cấp thông tin về tội phạm, người bị tố cáo, đơn yêu cầu truy tố, người đại diện theo pháp luật;
Lấy lời khai của người bị tạm giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, người bị tạm giữ;
Triệu tập bà lấy lời khai của người làm chứng, người bị hại và đương sự.
Việc thực hiện triệu tập người đến làm việc nhằm mục đích thu thập thông tin, chứng cứ phục vụ cho việc giải quyết vụ án. Nhưng hiện nay, có không ít đối tượng xấu lợi dụng sự thiếu hiểu biết của người dân để mạo danh công an, thực hiện các cuộc gọi triệu tập với mục đích chiếm đoạt tài sản. Do đó, bạn đọc cần hết sức chú ý vì việc triệu tập chỉ được phép bằng hình thức trả lời bằng văn bản theo quy định của pháp luật hiện hành.
Bị cáo: Căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 61 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015, bị cáo phải có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án;
Bị can: Căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 61 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, bị can phải có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án;
Bị hại: Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành thì bị hại là cá nhân trực tiếp bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản hoặc là cơ quan, tổ chức bị thiệt hại về tài sản, uy tín do tội phạm gây ra hoặc đe dọa gây ra. Căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 62 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 thì bị hại cần có mặt theo giấy triệu tập của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.
Bị đơn dân sự: Bị đơn dân sự là cá nhân, cơ quan và tổ chức mà pháp luật quy định phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 64 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 thì bị đơn dân sự phải có mặt theo giấy triệu tập của người có thẩm quyền thiến hành tố tụng.
Nguyên đơn dân sự: Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành thì nguyên đơn dân sự là cá nhân, cơ quan hoặc tổ chức bị thiệt hại do tội phạm gây ra và có đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại. Nguyên đơn dân sự phải có mặt theo giấy triệu tập của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng và chấp hành quyết định, yêu cầu cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 63 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015.
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người giám định; người định giá tài sản; người phiên dịch, người dịch thuật có nghãi vụ phải có mặt theo giấy triệu tập của Cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Người làm chứng: Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, người làm chứng là người biết thông tin liên quan đến nguồn thông tin về tội phạm, vụ án và được cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền triệu tập ra làm chứng. Căn cứ quy định tại khoản 4 Điều 66 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, người làm chứng phải có mặt theo giấy triệu tập của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng.
Mẫu Giấy triệu tập của Cơ quan Công an theo Thông tư 119/2021/TT-BCA
……………………………………. ……………………………………. Số: …………………… | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
| |
(Liên 1) | …………………, ngày ……. tháng ……. năm ………………. |
GIẤY TRIỆU TẬP
(Lần thứ ………………)
Cơ quan……………………………………………………………………………………………..
yêu cầu………………………………………………………………………………………………
Nơi thường trú (hoặc nơi làm việc):………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………………..
Nơi tạm trú:…………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
Nơi ở hiện nay:……………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………
Đúng ………….. giờ ………….. ngày…………. tháng………….. năm…………………………
có mặt tại …………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………. …………….
để …………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………..
và gặp …………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
……………………………………. ……………………………………. Số: …………………… | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
| |
(Liên 2) | …………………, ngày ……. tháng ……. năm ………………. |
GIẤY TRIỆU TẬP
(Lần thứ ………………)
Cơ quan……………………………………………………………………………………………..
yêu cầu………………………………………………………………………………………………
Nơi thường trú (hoặc nơi làm việc):………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………………..
Nơi tạm trú:…………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
Nơi ở hiện nay:……………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………
Đúng ………….. giờ ………….. ngày…………. tháng………….. năm…………………………
có mặt tại …………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………. …………….
để …………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………..
Khi đến mang theo Giấy triệu tập này, CMND/ Thẻ CCCD/ Hộ chiếu hoặc giấy tờ tùy thân khác
và gặp ………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
Ghi chú: Bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người làm chứng, người chứng kiến có nghĩa vụ phải có mặt theo Giấy triệu tập của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng; chấp hành quyết định, yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng theo quy định của pháp luật. Trường hợp người làm chứng, người bị hại, người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan thì có thể bị dẫn giải theo quy định tại Điều 127 Bộ luật Tố tụng hình sự.
……………………………………. ……………………………………. Số: …………………… | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
| |
(Liên 3) | …………………, ngày ……. tháng ……. năm ………………. |
Kính gửi: ………………………………………….
Cơ quan……………………………………………………………………………………………..
Đề nghị………………………………………………………………………………………………
Chuyển Giấy triệu tập lần thứ ……… số ………… ngày ……….. tháng …….. năm…………….
của………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
Cho………..…………………………………………………………………………………………
Yêu cầu …………………………………………………………………………………………….
ký nhận và chuyển lại cho ………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………
Ngày ……… tháng ……… năm …………
NGƯỜI NHẬN GIẤY TRIỆU TẬP
(Ký, ghi rõ họ tên)
Giấy triệu tập là gì? Giấy triệu tập khác giấy mời ở chỗ nào?
Giấy triệu tập là loại văn bản áp dụng cho những người có liên quan đến những vụ án đang được giải quyết tại các cơ quan tố tụng như Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc Tòa án nhân dân.
Giấy triệu tập được quy định tại Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015, khi cơ quan tiến hành tố tụng đã khởi tố vụ án, việc phải có mặt theo giấy triệu tập là một nghĩa vụ bắt buộc đối với các đối tượng tại Điều 60, 61, 62, 63, 64, 66, 65, 67, 68, 69, 70 Bộ luật này.
Còn về giấy mời không được quy định trong các thủ tục tố tụng, nhưng có thể hiểu là loại giấy được sử dụng trong những trường hợp cơ quan điều tra, tòa án… mời những người có liên quan hoặc biết về vụ án đến làm việc nhằm thu thập thông tin, làm rõ những nội dung có liên quan đến vụ án ngoài những trường hợp triệu tập nêu trên thì giấy mời không có giá trị bắt buộc công dân chấp hành, người được mời có quyền lựa chọn giữa đến và không đến. Không đến làm việc theo giấy mời không phải là hành vi vi phạm pháp luật.
Như vậy, khác nhau ở đây là nghĩa vụ chấp hành: giấy mời thì không bắt buộc còn giấy triệu tập là bắt buộc theo thủ tục tố tụng được quy định tại các bộ luật tố tụng.
Các đối tượng phải có mặt theo giấy triệu tập của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng là ai?
Như đã nêu ở trên, thì theo như quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 thì các đối tượng sau có nghĩa vụ phải có mặt khi có giấy triệu tập của người có thẩm quyền tố tụng, cụ thể:
– Bị can: Phải có mặt theo giấy triệu tập của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng theo điểm a khoản 3 Điều 60 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 như sau:
“Điều 60. Bị can
…
Bị can có nghĩa vụ:
a) Có mặt theo giấy triệu tập của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Trường hợp vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan thì có thể bị áp giải, nếu bỏ trốn thì bị truy nã;
…”
– Bị cáo: Phải có mặt theo giấy triệu tập của Toà án theo điểm a khoản 3 Điều 61 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015:
“Điều 61. Bị cáo
…
Bị cáo có nghĩa vụ:
a) Có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án. Trường hợp vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan thì có thể bị áp giải; nếu bỏ trốn thì bị truy nã;
…”
– Bị hại: Phải có mặt theo giấy triệu tập của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng theo điểm a khoản 4 Điều 62 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015:
“Điều 62. Bị hại
Bị hại có nghĩa vụ:
a) Có mặt theo giấy triệu tập của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng; trường hợp cố ý vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan thì có thể bị dẫn giải;”
– Nguyên đơn dân sự: phải có mặt theo giấy triệu tập của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng và chấp hành quyết định, yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng theo điểm a khoản 3 Điều 63 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015:
“Điều 63. Nguyên đơn dân sự
…
Nguyên đơn dân sự có nghĩa vụ:
a) Có mặt theo giấy triệu tập của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;
…”
– Bị đơn dân sự: phải có mặt theo giấy triệu tập của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng theo điểm a khoản 3 Điều 64 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015:
“Điều 64. Bị đơn dân sự
…
Bị đơn dân sự có nghĩa vụ:
a) Có mặt theo giấy triệu tập của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;
…”
– Người làm chứng: phải có mặt theo giấy triệu tập của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng theo khoản 4 Điều 66 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015:
“Điều 66. Người làm chứng
…
Người làm chứng có nghĩa vụ:
a) Có mặt theo giấy triệu tập của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Trường hợp cố ý vắng mặt mà không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan và việc vắng mặt của họ gây trở ngại cho việc giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử thì có thể bị dẫn giải;
…”
– Tương tự thì người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người chứng kiến, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật cũng đều có nghĩa vụ có mặt theo giấy triệu tập của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng theo quy định tại Điều 65, 67, 68, 69, 70 Bộ luật này.
Trường hợp không có mặt theo giấy triệu tập có thể bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế như áp giải, dẫn giải hay quyết định truy nã.