Những năm gần đây, hoạt động kinh doanh chế phẩm sinh học vi sinh vật hóa chất chất xử lý môi trường trong nuôi trồng thủy sản chăn nuôi tại nước đang là hoạt động phổ biến và vô cùng tiềm năng. Tuy nhiên, những quy định và thủ tục về hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực nói trên tương đối phức tạp, đòi hỏi một kiến thức và kinh nghiệm pháp lý nhất định. Qua bài viết sau, Luật Quốc Bảo sẽ đem lại cho bạn những hướng dẫn tổng quát và cập nhật nhất về ngành nghề kinh doanh thủy sản theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.
Mục lục
- 1 Khái quát về hoạt động kinh doanh chế phẩm sinh học vi sinh vật hóa chất chất xử lý môi trường trong nuôi trồng thủy sản chăn nuôi
- 2 Điều kiện hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực kinh doanh chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất chất xử lý môi trường trong nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi
- 3 Thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất và kinh doanh sản phẩm xử lý môi trường trong nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi
- 3.1 Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất và mua bán sản phẩm xử lý môi trường trong nuôi trồng thủy sản
- 3.2 Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh chế phẩm sinh học vi sinh vật hóa chất chất xử lý môi trường trong nuôi trồng thủy sản chăn nuôi
- 3.3 Trình tự xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất, chất xử lý môi trường trong nuôi trồng thủy sản chăn nuôi
- 3.4 Nội dung kiểm tra điều kiện sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản theo quy định của pháp luật
- 3.5 Một số quy định khác trong lĩnh vực kinh doanh sản phẩm xử lý môi trường trong nuôi trồng thủy sản
- 4 Mẫu văn bản xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kinh doanh chế phẩm sinh học trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi
- 5 Một số câu hỏi thường gặp liên quan đến vấn đề kinh doanh chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất chất xử lý môi trường trong nuôi trồng thủy sản và chăn nuôi
Khái quát về hoạt động kinh doanh chế phẩm sinh học vi sinh vật hóa chất chất xử lý môi trường trong nuôi trồng thủy sản chăn nuôi
Một số khái niệm quan trọng trong lĩnh vực thủy sản
Nuôi trồng thủy sản hiện nay đang là một lĩnh vực vô cùng tiềm năng và được pháp luật quy định rất cụ thể. Căn cứ theo Luật Thủy sản số 18/2017/QH14 được Quốc hội ban hành ngày 21 tháng 11 năm 2017, và Nghị định 26/2019/NĐ-CP, một số khái niệm liên quan đến lĩnh vực thủy sản và hoạt động kinh doanh chế phẩm sinh học trong thủy sản, chăn nuôi được quy định như sau:
– Hoạt động thủy sản là hoạt động bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản; nuôi trồng thủy sản; khai thác thủy sản; chế biến, mua, bán, xuất khẩu, nhập khẩu thủy sản.
– Chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất, chất xử lý cải tạo môi trường trong nuôi trồng thủy sản (sau đây gọi là sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản) là sản phẩm để điều chỉnh tính chất vật lý, hóa học, sinh học của môi trường theo hướng có lợi cho nuôi trồng thủy sản.
– Khảo nghiệm thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản là quá trình kiểm tra, đánh giá, xác định đặc tính, công dụng, tác động của thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản đến môi trường nuôi, an toàn thực phẩm thủy sản nuôi.
Danh mục các chất bị cấm sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực kinh doanh chế phẩm sinh học vi sinh vật hóa chất chất xử lý môi trường trong nuôi trồng thủy sản chăn nuôi
Danh mục các hóa chất, chế phẩm sinh học, vi sinh vật bị cấm sử dụng trong thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi tròng thủy sản được quy định trong Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 26/2018/TT-BNNPTNT, cụ thể là các chất sau:
STT | Tên hóa chất, chế phẩm sinh học, vi sinh vật |
1 | Aristolochia spp và các chế phẩm từ chúng |
2 | Chloramphenicol |
3 | Chloroform |
4 | Chlorpromazine |
5 | Colchicine |
6 | Clenbuterol |
7 | Cypermethrin |
8 | Ciprofloxacin |
9 | Cysteamine |
10 | Các Nitroimidazole khác |
11 | Deltamethrin |
12 | Diethylstilbestrol (DES) |
13 | Dapsone |
14 | Dimetridazole |
15 | Enrofloxacin |
16 | Ipronidazole |
17 | Green Malachite (Xanh Malachite) |
18 | Gentian Violet (Crystal violet) |
19 | Glycopeptides |
20 | Nitrofuran (bao gồm cả Furazolidone) |
21 | Nhóm Fluoroquinolones |
22 | Metronidazole |
23 | Trichlorfon (Dipterex) |
24 | Trifluralin |
25 | Ronidazole |
26 | Vat Yellow 1 (tên gọi khác: flavanthrone, flavanthrene, sandothrene); công thức phân tử: C28H12N2O2; danh pháp: benzo[h]benz[5,6]acridino[2,1,9,8- klmna]acridine-8,16-dione. |
27 | Vat Yellow 2 (tên gọi khác: Indanthrene); công thức phân tử: C28H14N2O2S2; danh pháp: 2,8-diphenylanthra[2,1-d:6,5-d’]bisthiazole-6,12-dione. |
28 | Vat Yellow 3 (tên gọi khác: Mikethrene); công thức phân tử: C28H18N2O4; danh pháp: N,N’-1,5-Anthraquinonylenebisbenzamide. |
29 | Vat Yellow 4 (tên gọi khác: Dibenzochrysenedione, Dibenzpyrenequinone); công thức phân tử: C24H12O2; danh pháp: 7,14-Dibenzpyrenequinone. |
30 | Auramine (tên gọi khác: yellow pyoctanine; glauramine); công thức phân tử: C17H21N3; danh pháp: 4,4’-Carbonimidoylbis[N,N-dimethylbenzenamine] và các dẫn xuất của Auramine. |
Điều kiện hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực kinh doanh chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất chất xử lý môi trường trong nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi
Điều 32 và 33 của Luật Thủy sản 18/2017/QH14 quy định một số điều kiện bắt buộc đối với các doanh nghiệp thực hiện hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh sản phẩm xử lý môi trường trong nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi như sau:
Điều 32. Điều kiện cơ sở sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản
1. Tổ chức, cá nhân được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Địa điểm sản xuất nằm trong khu vực không bị ô nhiễm bởi chất thải nguy hại, hóa chất độc hại;
b) Khu sản xuất có tường, rào ngăn cách với bên ngoài;
c) Nhà xưởng, trang thiết bị phù hợp với từng loại sản phẩm;
d) Có điều kiện phân tích chất lượng trong quá trình sản xuất;
đ) Áp dụng hệ thống kiểm soát chất lượng, an toàn sinh học;
e) Có nhân viên kỹ thuật được đào tạo về nuôi trồng thủy sản, bệnh học thủy sản, sinh học, hóa học hoặc công nghệ thực phẩm.
1. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Điều 33. Điều kiện cơ sở mua bán, nhập khẩu thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản
Cơ sở mua bán, nhập khẩu thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
1. Nơi bày bán, nơi bảo quản cách biệt với thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, hóa chất độc hại;
2. Có thiết bị, dụng cụ để bảo quản thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản theo hướng dẫn của nhà sản xuất, nhà cung cấp.
Trong đó:
– Điểm c khoản 1 Điều 32 Luật Thủy sản “Nhà xưởng, trang thiết bị phù hợp với từng loại sản phẩm” được quy định cụ thể như sau:
- Có nhà xưởng kết cấu vững chắc, nền không đọng nước, liên thông và một chiều từ nguyên liệu đến thành phẩm; tường, trần, vách ngăn, cửa bảo đảm yêu cầu về kiểm soát chất lượng, an toàn sinh học; khu chứa trang thiết bị, nguyên liệu vật liệu, thành phẩm bảo đảm không nhiễm chéo lẫn nhau và bảo đảm theo yêu cầu bảo quản của nhà sản xuất, cung cấp;
- Trang thiết bị tiếp xúc với nguyên liệu, thành phẩm bảo đảm yêu cầu về kiểm soát chất lượng, an toàn sinh học; thiết bị thu gom và xử lý chất thải không gây ô nhiễm môi trường khu vực sản xuất. Trường hợp cơ sở sản xuất sinh khối vi sinh vật để sản xuất chế phẩm sinh học, vi sinh vật phải có thiết bị tạo môi trường, lưu giữ và nuôi cấy vi sinh vật.
– Điểm d khoản 1 Điều 32 Luật Thủy sản được quy định cụ thể như sau: Có phòng thử nghiệm hoặc có thuê phòng thử nghiệm đủ năng lực để kiểm tra chất lượng trong quá trình sản xuất.
– Điểm đ khoản 1 Điều 32 Luật Thủy sản được quy định cụ thể như sau: Phải xây dựng và áp dụng hệ thống kiểm soát chất lượng, an toàn sinh học cho từng loại sản phẩm gồm các nội dung: nước phục vụ sản xuất; nguyên liệu, bao bì, thành phẩm; quá trình sản xuất; tái chế; lưu mẫu; kiểm định, hiệu chuẩn, hiệu chỉnh thiết bị; kiểm soát động vật gây hại; vệ sinh nhà xưởng, thu gom và xử lý chất thải.
Thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất và kinh doanh sản phẩm xử lý môi trường trong nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi
Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất và mua bán sản phẩm xử lý môi trường trong nuôi trồng thủy sản
Thẩm quyền cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản được quy định cụ thể tại khoản 1 Điều 28 của Nghị định 26/2019/NĐ-CP về biện pháp thi hành luật Thủy sản. Nội dung như sau:
– Tổng cục Thủy sản kiểm tra, cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận và kiểm tra duy trì cơ sở đủ điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản đối với nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài;
– Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh kiểm tra, cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận và kiểm tra duy trì đủ điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản trên địa bàn, trừ các cơ sở sản xuất quy định như trên.
Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh chế phẩm sinh học vi sinh vật hóa chất chất xử lý môi trường trong nuôi trồng thủy sản chăn nuôi
Với trường xin cấp Giấy chứng nhận, doanh nghiệp cần chuẩn bị:
- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất theo Mẫu số 11.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 26/2019/NĐ-CP;
- Bản thuyết minh điều kiện cơ sở sản xuất theo Mẫu số 12.NT ban hành kèm theo Phụ lục III Nghị định 26/2019/NĐ-CP.
Trong trường hợp đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện, doanh nghiệp cần chuẩn bị:
- Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất theo Mẫu số 11.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 26/2019/NĐ-CP;
- Tài liệu chứng minh nội dung thay đổi đối với trường hợp thay đổi thông tin có liên quan đến tổ chức, cá nhân trong Giấy chứng nhận;
- Bản chính Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản đã được cấp, trừ trường hợp Giấy chứng nhận bị mất.
Trình tự xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất, chất xử lý môi trường trong nuôi trồng thủy sản chăn nuôi
Dựa trên Nghị định 26/2019/NĐ-CP, trình tự cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản được quy định như sau:
- Cơ sở sản xuất gửi hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền quy định (Tổng cục Thủy sản hoặc cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh).
- Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền thẩm định nội dung hồ sơ, nếu hồ sơ đạt yêu cầu thực hiện kiểm tra điều kiện của cơ sở sản xuất và lập biên bản kiểm tra theo Mẫu số 13.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 26/2019/NĐ-CP.
- Trường hợp cơ sở không đáp ứng điều kiện, cơ sở thực hiện khắc phục, sau khi khắc phục có văn bản thông báo đến cơ quan có thẩm quyền để tổ chức kiểm tra nội dung đã khắc phục.
- Trường hợp kết quả kiểm tra điều kiện cơ sở đạt yêu cầu, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc việc kiểm tra, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản theo Mẫu số 14.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 26/2019/NĐ-CP.
- Trường hợp không cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;
Bên cạnh đó, trình tự cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản được quy định như sau:
- Cơ sở sản xuất gửi hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền quy định (Tổng cục Thủy sản hoặc cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh).
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản theo Mẫu số 14.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 26/2019/NĐ-CP.
Trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Quý khách tham khảo: Luật Quốc Bảo – Hotline/zalo: 0763387788
Thành lập hộ kinh doanh cá thể | Nên thành lập công ty hay hộ kinh doanh | Hộ kinh doanh cá thể là gì |
Nội dung kiểm tra điều kiện sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản theo quy định của pháp luật
Nội dung kiểm tra điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản được quy định tại khoản 5 Điều 28 Nghị định 26/2019/NĐ-CP, cụ thể như sau:
- Kiểm tra hồ sơ đăng ký cấp, Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản;
- Kiểm tra thực tế về điều kiện cơ sở tại địa điểm sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản theo quy định tại Điều 27 Nghị định 26/2019/NĐ-CP và Điều 32;
- Kiểm tra về việc thực hiện nghĩa vụ trong sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản theo khoản 1 Điều 37 Luật Thủy sản.
Một số quy định khác trong lĩnh vực kinh doanh sản phẩm xử lý môi trường trong nuôi trồng thủy sản
– Thời gian kiểm tra duy trì điều kiện cơ sở sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản là 12 tháng. Trường hợp cơ sở đã được tổ chức đánh giá, cấp giấy chứng nhận hệ thống phù hợp tiêu chuẩn, thời gian kiểm tra duy trì điều kiện là 24 tháng.
– Khi phát hiện cơ sở vi phạm một trong các trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 34 Luật Thủy sản, cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm và ban hành quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản và thông báo thông tin trên phương tiện thông tin đại chúng.
– Cơ sở có Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản khi tham gia một, một số hoặc toàn bộ quá trình sản xuất sản phẩm do cơ sở khác công bố tiêu chuẩn áp dụng, công bố hợp quy:
- Sản xuất sản phẩm phải phù hợp với điều kiện ghi trong Giấy chứng nhận. Trước khi sản xuất phải thông báo bằng văn bản đến Tổng cục Thủy sản và cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh để giám sát, quản lý;
- Thực hiện nghĩa vụ theo quy định tại điểm a, e khoản 1 Điều 37 Luật Thủy sản. Thực hiện ghi chép, lưu giữ hồ sơ trong quá trình sản xuất và giao một bản sao cho cơ sở có sản phẩm công bố tiêu chuẩn áp dụng, công bố hợp quy để lưu giữ phục vụ truy xuất nguồn gốc;
Cơ sở có sản phẩm công bố tiêu chuẩn áp dụng, công bố hợp quy khi sản xuất tại cơ sở khác có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện phải thực hiện nghĩa vụ theo quy định tại điểm b, d, đ, e khoản 1 Điều 37 Luật Thủy sản và thực hiện lưu giữ hồ sơ trong quá trình sản xuất, ghi nhãn hàng hóa theo quy định của pháp luật về ghi nhãn hàng hóa.
Mẫu văn bản xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kinh doanh chế phẩm sinh học trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi
Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất
TÊN CƠ SỞ ———————— Số: ………. | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ————— |
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN CƠ SỞ ĐỦ ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT Thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản Kính gửi: …………………………………………… 1.Tên cơ sở: …………………………………………………………………………………………………………………. – Địa chỉ: ……………………………………………………………………………………………………………………… – Số điện thoại: ………………. Số Fax: ………………..…. E-mail: …………………………………………….. 2. Lĩnh vực công nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản: Thức ăn thủy sản – Thức ăn hỗn hợp □ – Thức ăn bổ sung □ – Nguyên liệu □ – Sản phẩm khác □ Sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản – Chế phẩm sinh học □ – Hóa chất xử lý môi trường □ – Hỗn hợp khoáng, vitamin, … □ – Nguyên liệu □ 3. Hồ sơ và tài liệu kèm theo giấy này, gồm: ……………………………………………………………………………………………………………………………. 4. Đăng ký cấp lần đầu: □ Đăng ký cấp lại: □ Chúng tôi cam kết thực hiện các quy định về điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản. | |
…., ngày … tháng … năm 20….. ĐẠI DIỆN CƠ SỞ (Ký tên, đóng dấu)
|
Bản thuyết minh điều kiện cơ sở sản xuất theo mẫu của Nghị định
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BẢN THUYẾT MINH ĐIỀU KIỆN CƠ SỞ SẢN XUẤT Thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản (Kèm theo đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản số ……… ngày ….tháng …. năm…..) 1. Tên cơ sở: ….….….….….….….….….….….….….….….….….….….….….….….….….……… – Địa chỉ sản xuất: ….….….….….….….….….….….….….….….….….….….….….….….……. – Số điện thoại: …….….….….. Số fax: …….….….….. E-mail: ….….….….….….….….…… 2. Sản phẩm dự kiến sản xuất: ….….….….….….….….….….….….….….….….….….….…. 3. Giấy chứng nhận hệ thống phù hợp tiêu chuẩn (kèm theo bản sao có xác nhận của cơ sở)
4. Thuyết minh chi tiết điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản a) Địa điểm sản xuất: ….….….….….….….….….….….….….….….….….….….….….…………… b) Nhà xưởng, trang thiết bị: ….….….….….….….….….….….….….….….….….….….……… c) Phân tích chất lượng trong quá trình sản xuất: ….….….….….….….….….….….….….. d) Hệ thống kiểm soát chất lượng, an toàn sinh học: ….….….….….….….….….….….… đ) Nhân viên kỹ thuật: ….….….….….….….….….….….….….….….….….….….….….…………… e) Tài liệu gửi kèm theo thuyết minh gồm: ….….….….….….….….….….….….….….……. g) Danh sách sản phẩm kèm theo: ….….….….….….….….….….….….….….….….….…….. | ||||||||||||||||
…, ngày … tháng… năm 20…. ĐẠI DIỆN CƠ SỞ ĐĂNG KÝ (6) (Ký tên và đóng dấu)
|
Một số câu hỏi thường gặp liên quan đến vấn đề kinh doanh chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất chất xử lý môi trường trong nuôi trồng thủy sản và chăn nuôi
Mức xử phạt với các hành vi vi phạm quy định về kinh doanh sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản như thế nào?
Dựa theo Nghị định 42/2019/NĐ-CP, các hành vi vi phạm quy định về gửi thông tin sản phẩm thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản trước khi lưu thông trên thị trường, cụ thể:
– Lưu thông thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản trên thị trường khi chưa gửi thông tin đến Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo quy định bị xử phạt như sau:
- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi chưa gửi thông tin dưới 3 sản phẩm;
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi chưa gửi thông tin từ 3 sản phẩm đến dưới 5 sản phẩm;
- Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi chưa gửi thông tin từ 5 sản phẩm đến dưới 10 sản phẩm;
- Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi chưa gửi thông tin từ 10 sản phẩm trở lên.
– Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc tái chế sản phẩm nếu đáp ứng yêu cầu tái chế hoặc chuyển mục đích sử dụng nếu sản phẩm đáp ứng quy định của mục đích chuyển đổi, trường hợp không thể chuyển đổi mục đích sử dụng thì buộc tiêu hủy sản phẩm đối với hành vi vi phạm quy định.
Bên cạnh đó, hành vi vi phạm quy định về điều kiện cơ sở sản xuất, mua bán, nhập khẩu thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản, cụ thể:
– Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với cơ sở mua bán, nhập khẩu thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau:
- Nơi bày bán, bảo quản thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản không cách biệt với thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, hóa chất độc hại;
- Không có thiết bị, dụng cụ để bảo quản thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản.
– Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện.
– Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc chuyển mục đích sử dụng nếu sản phẩm đáp ứng quy định của mục đích chuyển đổi, trường hợp không thể chuyển đổi mục đích sử dụng thì buộc tiêu hủy toàn bộ lô sản phẩm đối với hành vi vi phạm quy định.
Pháp luật quy định như thế nào về hoạt động xuất-nhập khẩu các sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản?
Căn cứ Điều 36 Luật Thủy sản, sản phẩm là chế phẩm sinh học vi sinh vật hóa chất chất xử lý môi trường trong nuôi trồng thủy sản chăn nuôi xuất khẩu và nhập khẩu phải tuân theo các quy định sau:
– Thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản khi nhập khẩu phải được kiểm tra chất lượng.
– Tổ chức, cá nhân được nhập khẩu thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản có hóa chất, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, nguyên liệu sản xuất thức ăn thủy sản thuộc Danh mục hóa chất, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, nguyên liệu sản xuất thức ăn được phép sử dụng trong nuôi trồng thủy sản tại Việt Nam;
– Trường hợp nhập khẩu thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản có hóa chất, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, nguyên liệu sản xuất thức ăn thủy sản không thuộc danh mục quy định tại điểm b và điểm c khoản 2 Điều 31 của Luật Thủy sản để khảo nghiệm, nghiên cứu khoa học, trưng bày tại hội chợ, triển lãm phải được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp phép.
– Thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản khi xuất khẩu phải đáp ứng yêu cầu của pháp luật nước nhập khẩu và pháp luật Việt Nam.
– Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét, quyết định kiểm tra hệ thống quản lý, sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản tại nước xuất khẩu theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên trong trường hợp sau đây:
- Đánh giá để thừa nhận lẫn nhau;
- Phát hiện nguy cơ ảnh hưởng đến chất lượng, an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh, môi trường đối với sản phẩm nhập khẩu vào Việt Nam.
Như vậy, qua bài viết này, chúng tôi đã gửi đến bạn những thông tin đầy đủ và cập nhật nhất về những vấn đề pháp lý liên quan đến hoạt động kinh doanh chế phẩm sinh học vi sinh vật hóa chất chất xử lý môi trường trong nuôi trồng thủy sản chăn nuôi.
Nếu quý khách không có thời gian hay gặp những khó khăn khi thực hiện các thủ tục đăng ký kinh doanh kể trên, hoặc cần tư vấn thêm thông tin về lĩnh vực đầu tư kinh doanh, hãy liên hệ ngay với Luật Quốc Bảo theo số điện thoại Hotline: 0763 387 788 để được đội ngũ luật sư nhiều kinh nghiệm của chúng tôi tư vấn một cách rõ ràng và cụ thể nhất.