Giấy phép dạy nghề cơ sở giáo dục

Giấy phép dạy nghề của cơ sở là gì? Quy định pháp luật hiện hành về vấn đề cấp giấy phép hành nghề như thế nào? Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi. 

Ngày nay hàng loạt trung tâm, cơ sở đào tạo nghề mọc lên để thu hút học viên dạy nghề, từ đó đảm bảo công ăn việc làm cho mọi người và tạo cho họ có những ngành nghề phù hợp hơn. Tuy nhiên, để hoạt động một cách hợp pháp thì các cơ sở đào tạo nghề cần xin Giấy phép dạy nghề của cơ sở. Qua bài viết này của Công ty Luật Quốc Bảo sẽ giúp các cơ sở thuận lợi hơn trong quá trình xin giấy phép dạy nghề.

Ngoài ra bài viết này còn Hướng dẫn xin giấy phép dạy nghề trình độ sơ cấp theo quy định hiện hành. Mời Quý khách cùng tham khảo nhé.

Nếu bạn cần hỗ trợ pháp lý hay bất kỳ thắc mắc có mong muốn được giải đáp nhanh chóng, vui lòng liên hệ với Luật Quốc Bảo qua số hotline/zalo: 076 338 7788. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc cho quý khách miễn phí.

Mục lục

Căn cứ pháp lý:

  • Luật giáo dục nghề nghiệp 2014; Nghị định 143/2016/NĐ-CP; Nghị định 140/2018/NĐ-CP;
  • Nghị định số 48/2015/NĐ-CP
  • Nghị định 143/2016/NĐ-CP
  • Văn bản hợp nhất số 975/VBHN-BLĐTBXH
  • Thông tư 34/2018/TT-BLĐTBXH
  • Thông tư 42/2015/TT- BLĐTBXH

Các đối tượng được cấp phép hoạt động dạy nghề sơ cấp

Không phải tất cả các cơ sở khi hoạt động dạy nghề là đều được cấp phép hoạt động dạy nghề.  Cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ cấp giấy phép hoạt động cho các trường cao đẳng, trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp và các doanh nghiệp có đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp trình độ sơ cấp.

Các điều kiện lưu ý

1. Cơ sở cần có đủ cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo phù hợp với nghề đào tạo. Diện tích phòng học lý thuyết, phòng thực hành dùng đảm bảo ít nhất 4 m²/ 1 người học.

2 Đội ngũ giáo viên của cơ sở phải đảm bảo yêu cầu về trình độ, kỹ năng nghề và nghiệp vụ sư phạm; đảm bảo tỷ lệ học sinh quy đổi trên giáo viên quy đổi cao nhất là 20 học sinh trên 1 giáo viên; đối với nghề yêu cầu về năng khiếu, đảm bảo tỷ lệ học sinh quy đổi trên giáo viên quy đổi cao nhất là 15 học sinh trên 1 giáo viên; có giáo viên cơ hữu cho từng nghề được tổ chức đào tạo.

3. Cơ sở có đủ tài liệu phục vụ việc dạy nghề theo quy định.

4. Đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục và cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì còn có yêu cầu về tài chính đảm bảo hoạt động dạy nghề theo quy định.

Thành lập cơ sở dạy nghề của Giáo dục

1. Đối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập và tư thục, các cơ sở cần chuẩn bị hồ sơ gồm:

+ Đơn đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp

+ Bản sao quyết định thành lập/ cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp;

+ Báo cáo các điều kiện bảo đảm cho hoạt động giáo dục nghề nghiệp kèm theo các minh chứng

+ Bản sao quy chế tổ chức, hoạt động của cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

2. Đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, hồ sơ cần được làm bằng tiếng Việt hoặc tiếng Việt và tiếng Anh, gồm:

+ Đơn đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp

+ Bản sao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư/ quyết định cho phép thành lập cơ sở

+ Báo cáo các điều kiện bảo đảm cho hoạt động giáo dục nghề nghiệp kèm theo các minh chứng

+Bản sao quy chế tổ chức, hoạt động của cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

4. Đối với doanh nghiệp có đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp hồ sơ cần chuẩn bị:

+ Đơn đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp

+ Bản sao quyết định thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;

+ Báo cáo điều kiện bảo đảm cho hoạt động giáo dục nghề nghiệp kèm theo các minh chứng

+ Bản sao điều lệ của công ty

**  Hồ sơ minh chứng, bao gồm:

+ Hồ sơ minh chứng về cơ sở vật chất ví dụ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hợp đồng thuê, mua, chuyển nhượng địa điểm đào tạo.

+ Hồ sơ minh chứng giáo viên: Mỗi giáo viên phải có một trong các văn bản như quyết định tuyển dụng hoặc hợp đồng lao động/ hợp đồng thỉnh giảng/ Văn bằng đào tạo chuyên môn/ Chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm

+Chương trình đào tạo chi tiết gồm quyết định ban hành chương trình và chương trình đào tạo chi tiết.

Cơ quan cấp phép

  1. Đối với trường cao đẳng sẽ do Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cấp giấy dạy nghề
  2. Đối với trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp và doanh nghiệp sẽ do Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội các tỉnh cấp giấy dạy nghề

Trình tự thủ tục cấp Giấy phép dạy nghề:

– Cơ sở nộp hồ sơ đăng ký đến Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi cơ sở có trụ sở chính  Trường hợp đăng ký phân hiệu/cơ sở đào tạo khác không cùng tỉnh thì cơ sở nộp hồ sơ đăng ký tại Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi có phân hiệu/cơ sở đào tạo khác

– Trong thời hạn 10 ngày làm việc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tổ chức kiểm tra và cấp cấp giấy dạy nghề theo quy định. Trường hợp không đủ điều kiện thì cơ sở sẽ được gửi thông báo nêu rõ lý do.

Giấy phép dạy nghề cơ sở
Giấy phép dạy nghề cơ sở

Câu hỏi thường gặp:

Câu hỏi: Tôi muốn mở trung tâm dạy nghề. Tôi phải chuẩn bị những giấy tờ gì và nộp ở đâu?

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 3, Nghị định số 143/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 10 năm 2016 của Chính phủ và Nghị định 140/2018/NĐ-CP quy định điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp như sau:

Điều 3. Điều kiện thành lập, cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp

Cơ sở giáo dục nghề nghiệp được thành lập, cho phép thành lập khi có đề án thành lập và đáp ứng các điều kiện sau đây:

  1. Phù hợp với quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp Việt Nam. Đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập khi thành lập phải hoạt động theo cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập do Chính phủ quy định.
  2. Quy mô đào tạo:

a) Đối với trung tâm giáo dục nghề nghiệp: Quy mô đào tạo trình độ sơ cấp tối thiểu 150 học sinh/năm;

b) Đối với trường trung cấp: Quy mô đào tạo trình độ trung cấp tối thiểu 250 học sinh/năm;

c) Đối với trường cao đẳng: Quy mô đào tạo trình độ cao đẳng và trình độ trung cấp tối thiểu là 500 học sinh, sinh viên/năm.

3. Có địa điểm xây dựng cơ sở vật chất đảm bảo diện tích đất sử dụng tối thiểu của trung tâm giáo dục nghề nghiệp là 1000 m2; của trường trung cấp là 10.000 m2 đối với khu vực đô thị và 20.000 m2 đối với khu vực ngoài đô thị; của trường cao đẳng là 20.000 m2 đối với khu vực đô thị và 40.000 m2 đối với khu vực ngoài đô thị
4. Vốn đầu tư thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp được đầu tư bằng nguồn vốn hợp pháp, không bao gồm giá trị về đất đai, cụ thể như sau:

a) Đối với trung tâm giáo dục nghề nghiệp tối thiểu là 05 tỷ đồng;

b) Đối với trường trung cấp tối thiểu là 50 tỷ đồng;

c) Đối với trường cao đẳng tối thiểu là 100 tỷ đồng.

Đáp ứng các điều kiện đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp theo quy định tại Điều 14 Nghị định này (dự kiến về cơ cấu tổ chức; cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo; chương trình, giáo trình đào tạo; đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý).

Điều 14. Điều kiện cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp

  1. Đối với đào tạo trình độ sơ cấp

Cơ sở giáo dục nghề nghiệp và doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp trình độ sơ cấp khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Có cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo phù hợp với nghề, quy mô, trình độ đào tạo sơ cấp. Diện tích phòng học lý thuyết, phòng, xưởng thực hành dùng cho học tập, giảng dạy bảo đảm ở mức bình quân ít nhất là 04 m2/chỗ học;

b) Có đủ chương trình, giáo trình đào tạo của từng nghề đăng ký hoạt động và phải được xây dựng, thẩm định, ban hành theo quy định của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;

Điểm c được sửa đổi bởi Điểm a Khoản 6 Điều 45 Nghị định 15/2019/NĐ-CP Sửa đổi Điều 14 của Nghị định số 143/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 10 năm 2016 của Chính phủ quy định điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp như sau:

a) Sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 1 Điều 14 như sau:

“c) Có đội ngũ giáo viên đạt tiêu chuẩn, trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề và nghiệp vụ sư phạm theo quy định của pháp luật; bảo đảm tỷ lệ học sinh quy đổi trên giáo viên quy đổi tối đa là 25 học sinh/giáo viên; có giáo viên cơ hữu cho nghề tổ chức đào tạo.”

Hướng dẫn xin giấy phép dạy nghề trình độ sơ cấp

Hoạt động dạy nghề sơ cấp được mở ra ngày càng nhiều ở các lĩnh vực khác nhau: Kế toán, tin học, spa, chăm sóc da và nhiều lĩnh vực khác.

Nhưng để được đào tạo cũng như tuyển sinh, cơ sở dạy nghề phải được cấp giấy phép dạy nghề sơ cấp (Gọi theo thuật ngữ pháp lý là giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp). Vậy điều kiện, trình tự thủ tục để được phê duyệt khi thực hiện thủ tục xin giấy phép dạy nghề trình độ sơ cấp như nào? 

 Cơ sở pháp lý

– Luật giáo dục nghề nghiệp 2014

– Nghị định 143/2016/NĐ-CP 

– Thông tư 42/2015/TT-BLĐTBXH

– Thông tư 34/2018/TT-BLĐTBXH

Trình độ sơ cấp là gì ?

– Chương trình đào tạo sơ cấp là hệ thống kiến thức, kỹ năng, năng lực tự chủ và trách nhiệm được thiết kế đồng bộ với phương pháp giảng dạy, điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị giảng dạy, học tập và đánh giá kết quả học tập để đảm bảo người học tích lũy được kiến thức, kỹ năng, năng lực tự chủ và trách nhiệm cần thiết để thực hiện các công việc đơn giản của nghề.

– Khối lượng kiến thức, kỹ năng tối thiểu đối với trình độ sơ cấp: Khối lượng kiến thức, kỹ năng tối thiểu đối với trình độ sơ cấp là 03 (ba) mô – đun đào tạo, với thời gian thực học tối thiểu là 300 giờ, được thực hiện từ 03 (ba) tháng đến dưới 01 (một) năm học.

Điều kiện để thực hiện thủ tục xin giấy phép dạy nghề trình độ sơ cấp

Cơ sở giáo dục nghề nghiệp và doanh nghiệp được cấp giấy phép dạy nghề sơ cấp khi có đủ các điều kiện sau đây:

– Có cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo phù hợp với nghề, quy mô, trình độ đào tạo sơ cấp. Diện tích phòng học lý thuyết, phòng, xưởng thực hành dùng cho học tập, giảng dạy bảo đảm ở mức bình quân ít nhất là 04 m2/chỗ học;

– Có đủ chương trình, giáo trình đào tạo của từng nghề đăng ký hoạt động và phải được xây dựng, thẩm định, ban hành theo quy định của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội

– Có đội ngũ giáo viên đạt tiêu chuẩn, trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề và nghiệp vụ sư phạm theo quy định của pháp luật; bảo đảm tỷ lệ học sinh quy đổi trên giáo viên quy đổi tối đa là 25 học sinh/giáo viên; đối với các nghề yêu cầu về năng khiếu, bảo đảm tỷ lệ học sinh quy đổi trên giáo viên quy đổi tối đa là 15 học sinh/giáo viên; có giáo viên cơ hữu cho nghề tổ chức đào tạo;

Xem thêm: Thủ tục thành lập công ty

– Đối với các nghề đào tạo trình độ sơ cấp của cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục và cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, ngoài các điều kiện quy định trên, cơ sở đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp trình độ sơ cấp còn phải có đủ nguồn lực tài chính để bảo đảm và duy trì hoạt động đào tạo của các nghề đăng ký hoạt động.

Giấy phép dạy nghề cơ sở
Giấy phép dạy nghề cơ sở

Hồ sơ thực hiện thủ tục xin giấy phép dạy nghề trình độ sơ cấp

– Văn bản đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp theo mẫu

– Bản sao quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (nếu có)

– Báo cáo các điều kiện bảo đảm cho hoạt động giáo dục nghề nghiệp theo mẫu và kèm theo các giấy tờ chứng minh

– Bản sao điều lệ hoặc quy chế tổ chức, hoạt động.

Quy trình thực hiện thủ tục xin giấy phép dạy nghề trình độ sơ cấp

– Gửi 01 bộ hồ sơ xin giấy phép dạy nghề sơ cấp tới Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi đặt trụ sở chính của cơ sở. Trường hợp đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp tại phân hiệu, địa điểm đào tạo khác không cùng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương với nơi đặt trụ sở chính thì gửi 01 bộ hồ sơ đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp tới Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi đặt phân hiệu, địa điểm đào tạo khác của cơ sở.

Giấy phép dạy nghề cơ sở

– Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tổ chức kiểm tra các điều kiện bảo đảm cho hoạt động giáo dục nghề nghiệp và cấp giấy phép dạy nghề sơ cấp; trường hợp không cấp giấy phép dạy nghề sơ cấp thì trong thời hạn 05 ngày làm việc phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

– Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày cấp giấy phép dạy nghề sơ cấp, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội gửi bản sao giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp về Tổng cục Dạy nghề để theo dõi, quản lý.

– Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội cấp giấy phép dạy nghề trình độ sơ cấp

Thời hạn giấy phép dạy nghề sơ cấp

Giấy phép này có hiệu lực kể từ ngày ký và không giới hạn thời gian hết hiệu lực trừ khi thuộc các trường hợp bị thu hồi giấy phép theo quy định

Khối lượng học tập tối thiểu đối với trình độ sơ cấp là bao nhiêu?

Khối lượng học tập tối thiểu đối với bậc 1, 2 và 3 trình độ sơ cấp

Bậc 1 – Sơ cấp I tối thiểu là 5 (năm) tín chỉ, với số mô – đun đào tạo tối thiểu là 3 (ba) mô – đun và thời gian thực học tối thiểu là 300 (ba trăm) giờ chuẩn đối với người có trình độ học vấn phù hợp với nghề cần học.

Bậc 2 – Sơ cấp II tối thiểu là 15 (mười lăm) tín chỉ, với số mô – đun đào tạo tối thiểu là 9 (chín) mô – đun đối với người có trình độ học vấn phù hợp với nghề cần học.

Bậc 3 – Sơ cấp III tối thiểu là 25 (hai mươi lăm) tín chỉ, với số mô – đun đào tạo tối thiểu là 15 (mười lăm) mô – đun đối với người có trình độ học vấn phù hợp với nghề cần học.
Khối lượng học tập lý thuyết và học tập thực hành tùy theo từng ngành, nghề đào tạo phải đảm bảo tỷ lệ: lý thuyết chiếm tối đa 25%; thực hành chiếm tối thiểu 75%.

Đối tượng tuyển sinh là những ai?

Đối tượng tuyển sinh là người từ đủ 15 (mười lăm) tuổi trở lên, có trình độ học vấn và sức khoẻ phù hợp với nghề cần học. Đối với các ngành, nghề đặc thù trong danh mục do Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch ban hành sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội được tuyển sinh đối với người dưới 15 (mười lăm) tuổi.

Xác định chỉ tiêu, kế hoạch tuyển sinh và thông báo tuyển sinh ?

– Xác định chỉ tiêu tuyển sinh: Cơ sở đào tạo sơ cấp căn cứ quy mô tuyển sinh đã được quy định tại giấy chứng nhận đăng ký hoạt động đào tạo trình độ sơ cấp, giấy chứng nhận đăng ký bổ sung hoạt động đào tạo trình độ sơ cấp do cơ quan có thẩm quyền cấp, tự chủ, tự chịu trách nhiệm xác định chỉ tiêu tuyển sinh trình độ sơ cấp hàng năm của đơn vị mình.

– Kế hoạch tuyển sinh: 

a) Trên cơ sở xác định chỉ tiêu tuyển sinh quy định tại Khoản 1 Điều này; căn cứ vào nhu cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp, người sử dụng lao động, nhu cầu của người học và kết quả tuyển sinh đào tạo trong năm, trước ngày 31 tháng 10 hằng năm cơ sở đào tạo sơ cấp xây dựng kế hoạch tuyển sinh trình độ sơ cấp cho năm sau của cơ sở mình, gồm: số lượng, nghề đào tạo, đối tượng, thời gian, địa bàn tuyển sinh gửi Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi tổ chức đào tạo và Bộ, ngành trực tiếp quản lý (nếu có).

b) Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tổng hợp kế hoạch tuyển sinh của các cơ sở đào tạo sơ cấp trên địa bàn; các Bộ, ngành tổng hợp kế hoạch tuyển sinh của các cơ sở đào tạo sơ cấp trực thuộc (nếu có) gửi Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội trước ngày 30 tháng 11 hằng năm.

– Thông báo tuyển sinh: 

Chậm nhất 03 (ba) tháng trước khi tổ chức tuyển sinh, cơ sở đào tạo sơ cấp công bố công khai: chỉ tiêu tuyển sinh của từng nghề; đối tượng tuyển sinh, khu vực tuyển sinh và thời hạn nhận hồ sơ đăng ký học; thời gian xét tuyển và căn cứ xét tuyển

Thời gian đào tạo và phân bổ thời gian đào tạo

  1. Thời gian đào tạo trình độ sơ cấp là thời gian tích lũy đủ số lượng mô – đun quy định cho từng chương trình đào tạo. Tùy theo điều kiện đào tạo của cơ sở đào tạo sơ cấp, người đứng đầu cơ sở đào tạo sơ cấp quy định thời gian tối đa đối với mỗi chương trình, nhưng không được vượt quá hai lần so với thời gian thiết kế của chương trình đó.
  2. Tùy thuộc chương trình đào tạo, cơ sở đào tạo sơ cấp phân bổ thời gian và kế hoạch đào tạo đối với từng nghề; số lượng mô – đun tối đa, tối thiểu cần tích lũy cho từng kỳ học, đợt học nhưng phải đảm bảo các yêu cầu sau:

a) Thời gian thực học tối thiểu cho chương trình đào tạo là 10 (mười) tuần và tối đa là 42 (bốn hai) tuần. Thời gian ôn, kiểm tra hoặc thi kết thúc khóa học tối thiểu là 01 (một) tuần và tối đa 02 (hai) tuần.
b) Tổng thời gian các hoạt động chung tối thiểu cho chương trình đào tạo là 01 (một) tuần và tối đa là 02 (hai) tuần.
Căn cứ vào khối lượng và nội dung kiến thức, kỹ năng tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp được quy định trong chương trình đào tạo của từng nghề, người đứng đầu cơ sở đào tạo sơ cấp phân bổ số mô – đun cho từng kỳ học, đợt học.

Tổ chức lớp học và địa điểm đào tạo

a) Tổ chức lớp

– Lớp học kiến thức nghề, kỹ năng cần thiết khác tối đa 35 người học. Lớp học kiến thức nghề, kỹ năng cần thiết khác dành cho người dân tộc thiểu số ít người, người khuyết tật tối đa 20 người học. Riêng lớp học kiến thức nghề, kỹ năng cần thiết khác dành cho người mù tối đa 10 người học.
– Lớp học thực hành nghề hoặc học tích hợp tối đa 18 người học. Lớp học thực hành nghề hoặc học tích hợp đối với người dân tộc thiểu số ít người, người khuyết tật, tối đa 10 người học. Riêng lớp học thực hành nghề hoặc học tích hợp đối với người mù tối đa 8 người học.

– Mỗi lớp có một giáo viên chủ nhiệm phụ trách lớp.

b) Địa điểm đào tạo

Địa điểm đào tạo được thực hiện linh hoạt tại cơ sở đào tạo, doanh nghiệp, nơi sản xuất, nhưng phải đảm bảo các điều kiện để dạy và học về mặt bằng, địa điểm học kiến thức nghề; địa điểm học thực hành kỹ năng nghề; phương tiện, thiết bị, nguyên nhiên vật liệu đào tạo,… theo yêu cầu của từng mô – đun, chương trình đào tạo.

Công nhận tốt nghiệp

– Người đứng đầu cơ sở đào tạo sơ cấp căn cứ báo cáo của hội đồng kiểm tra hoặc thi kết thúc khóa học ra quyết định công nhận tốt nghiệp và công bố công khai tới người học.
– Cơ sở đào tạo sơ cấp có trách nhiệm báo cáo Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi cơ sở đào tạo sơ cấp tổ chức đào tạo và cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp (nếu có) về kết quả công nhận tốt nghiệp chậm nhất trong thời hạn 30 ngày kể từ khi kết thúc khóa học.

Cơ sở dạy nghề có được cấp chứng chỉ không ?

Theo quy định cơ sở  được quyền cấp chứng chỉ để xác nhận người  học đã hoàn thành khóa học với nội dung quy định cụ thể như sau:

–  Cơ sở đào tạo sơ cấp thiết kế hoặc lựa chọn mẫu phôi chứng chỉ sơ cấp, mẫu phôi bản sao chứng chỉ sơ cấp, kèm theo lô gô của cơ sở mình (nếu có).

– Cơ sở đào tạo sơ cấp gửi công văn kèm theo mẫu phôi chứng chỉ sơ cấp, mẫu phôi bản sao chứng chỉ sơ cấp (mỗi loại 03 bản) về Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi cơ sở đào tạo sơ cấp có trụ sở chính để đăng ký xác nhận.

– Mẫu phôi chứng chỉ sơ cấp, mẫu phôi bản sao chứng chỉ sơ cấp đã được xác nhận được lưu giữ tại cơ sở đào tạo sơ cấp và Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi cơ sở đào tạo sơ cấp có trụ sở chính để quản lý.

– Cơ sở đào tạo sơ cấp tổ chức in chứng chỉ sơ cấp, bản sao chứng chỉ sơ cấp theo mẫu phôi đã đăng ký xác nhận quy định để sử dụng cấp cho người học.

– Cấp phát chứng chỉ sơ cấp

+ Người đứng đầu cơ sở đào tạo sơ cấp ký và cấp chứng chỉ sơ cấp cho từng người học được công nhận tốt nghiệp quy định 

+ Chứng chỉ sơ cấp chỉ cấp một lần, không cấp lại. Bản sao chứng chỉ sơ cấp được cấp theo yêu cầu của người học.

+ Cơ sở đào tạo sơ cấp ghi vào sổ cấp chứng chỉ sơ cấp và sổ cấp bản sao chứng chỉ sơ cấp.

Chứng chỉ sơ cấp và những điều cần biết

Mẫu chứng chỉ sơ cấp

  1. Chứng chỉ sơ cấp, gồm hai mặt, có kích thước 19cm x 18cm.
  2. Mặt trước có nền màu đỏ, có hình Quốc huy, các chữ in trên mặt trước có màu vàng; mặt sau nền màu trắng, hoa văn trống đồng màu vàng nhạt, các chữ in trên mặt sau có màu đen, riêng dòng chữ “CHỨNG CHỈ SƠ CẤP” màu đỏ, kiểu chữ Times New Roman, in hoa, đậm.
  3. Nội dung cụ thể của mẫu chứng chỉ sơ cấp thực hiện theo mẫu số 1 ban hành kèm theo Thông tư này.

In, quản lý, cấp phát chứng chỉ sơ cấp

a) Căn cứ mẫu chứng chỉ sơ cấp; mẫu bản sao chứng chỉ sơ cấp quy định tại các Điều 28 và 29 Thông tư này, cơ sở đào tạo sơ cấp thiết kế hoặc lựa chọn mẫu phôi chứng chỉ sơ cấp, mẫu phôi bản sao chứng chỉ sơ cấp, kèm theo lô gô của cơ sở mình (nếu có).

b) Cơ sở đào tạo sơ cấp gửi công văn kèm theo mẫu phôi chứng chỉ sơ cấp, mẫu phôi bản sao chứng chỉ sơ cấp (mỗi loại 03 bản) về Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi cơ sở đào tạo sơ cấp có trụ sở chính để đăng ký xác nhận.

Trong thời hạn 5 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được công văn của cơ sở đào tạo sơ cấp, kèm theo mẫu phôi chứng chỉ sơ cấp, mẫu phôi bản sao chứng chỉ sơ cấp, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội phải xác nhận vào từng mẫu phôi chứng chỉ sơ cấp, mẫu phôi bản sao chứng chỉ sơ cấp. Trường hợp không xác nhận, phải có văn bản gửi cơ sở đào tạo sơ cấp, nêu rõ lý do.

Xem thêm: Thủ tục thành lập công ty

Quá thời hạn trên, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội không xác nhận hoặc không có văn bản trả lời, cơ sở đào tạo sơ cấp được quyền in, sử dụng chứng chỉ sơ cấp, bản sao chứng chỉ sơ cấp theo mẫu phôi đã gửi để đăng ký xác nhận.

d) Mẫu phôi chứng chỉ sơ cấp, mẫu phôi bản sao chứng chỉ sơ cấp đã được xác nhận được lưu giữ tại cơ sở đào tạo sơ cấp và Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi cơ sở đào tạo sơ cấp có trụ sở chính để quản lý.

đ) Cơ sở đào tạo sơ cấp tổ chức in chứng chỉ sơ cấp, bản sao chứng chỉ sơ cấp theo mẫu phôi đã đăng ký xác nhận quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này để sử dụng cấp cho người học.

Cấp phát chứng chỉ sơ cấp

a) Người đứng đầu cơ sở đào tạo sơ cấp ký và cấp chứng chỉ sơ cấp cho từng người học được công nhận tốt nghiệp quy định tại Điều 27 Thông tư này.

b) Chứng chỉ sơ cấp chỉ cấp một lần, không cấp lại. Bản sao chứng chỉ sơ cấp được cấp theo yêu cầu của người học.

c) Cơ sở đào tạo sơ cấp ghi vào sổ cấp chứng chỉ sơ cấp và sổ cấp bản sao chứng chỉ sơ cấp.

Thu hồi, hủy bỏ chứng chỉ sơ cấp và bản sao chứng chỉ sơ cấp

1. Chứng chỉ sơ cấp và bản sao bị người đứng đầu cơ sở đào tạo sơ cấp thu hồi khi vi phạm một trong các trường hợp sau:

a) Phát hiện có gian lận trong quá trình học tập dẫn đến sai lệch kết quả công nhận tốt nghiệp.

b) Phát hiện có vi phạm về việc in, quản lý, cấp phát chứng chỉ sơ cấp và bản sao chứng chỉ sơ cấp;

c) Cấp cho người không đủ điều kiện; chứng chỉ sơ cấp và bản sao chứng chỉ sơ cấp do người không có thẩm quyền cấp; chứng chỉ sơ cấp bị tẩy xóa, sửa chữa;

d) Người được cấp chứng chỉ sơ cấp và bản sao chứng chỉ sơ cấp để cho người khác sử dụng chứng chỉ sơ cấp hoặc bản sao chứng chỉ sơ cấp của mình.

2. Người đứng đầu cơ sở hoạt động đào tạo sơ cấp xem xét ra quyết định hủy bỏ việc công nhận tốt nghiệp và thu hồi chứng chỉ sơ cấp và bản sao chứng chỉ sơ cấp mà mình đã cấp. Trong trường hợp cần thiết, việc thu hồi chứng chỉ sơ cấp được thông báo rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Cơ sở dạy nghề được đào tạo bao nhiêu người trong một khóa học?

Có đội ngũ giáo viên đạt tiêu chuẩn, trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề và nghiệp vụ sư phạm theo quy định của pháp luật; bảo đảm tỷ lệ học sinh quy đổi trên giáo viên quy đổi tối đa là 25 học sinh/giáo viên; đối với các nghề yêu cầu về năng khiếu, bảo đảm tỷ lệ học sinh quy đổi trên giáo viên quy đổi tối đa là 15 học sinh/giáo viên; có giáo viên cơ hữu cho nghề tổ chức đào tạo. Như vậy, quy mô đào tạo không giới hạn số lượng người mà căn cứ vào khả năng tuyển sinh của cơ sở đào tạo và điều kiện về số lượng đội ngũ giáo viên của đơn vị đó để đảm bảo được tiêu chí như đã nêu ở trên.

Có được bổ sung thông tin giấy phép dạy nghề sau khi đã xin được giấy phép không ?

Cơ sở đã được cấp giấy phép dạy nghề sơ cấp phải thực hiện đăng ký bổ sung hoạt động trong các trường hợp sau đây:

  1. Tăng quy mô tuyển sinh của từng ngành, nghề đào tạo vượt từ 10% trở lên so với quy mô tuyển sinh/năm được cấp.
  2. Bổ sung ngành, nghề đào tạo (mở ngành, nghề đào tạo mới).
  3. Bổ sung hoặc thay đổi trình độ đào tạo hoặc điều chỉnh quy mô tuyển sinh giữa các trình độ đào tạo và giữa các ngành, nghề trong cùng nhóm ngành, nghề.
  4. Chia, tách, sáp nhập hoặc có sự thay đổi giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có liên quan đến nội dung ghi trong giấy phép dạy nghề sơ cấp

  5. Chuyển trụ sở chính hoặc phân hiệu hoặc địa điểm đào tạo đến nơi khác, mà trụ sở chính hoặc phân hiệu hoặc địa điểm đào tạo là nơi trực tiếp tổ chức đào tạo.
  6. Thành lập phân hiệu mới có tổ chức hoạt động đào tạo.
  7. Mở thêm địa điểm đào tạo mới hoặc liên kết với các tổ chức, cá nhân để tổ chức hoạt động đào tạo ngoài trụ sở chính hoặc phân hiệu
  8. Đổi tên cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp
  9. Thôi tuyển sinh hoặc giảm quy mô tuyển sinh đối với các ngành, nghề đào tạo đã được cấp trong giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp.

Đình chỉ hoạt động dạy nghề trong trường hợp nào ?

– Cơ sở dạy nghề vi phạm một trong những trường hợp quy định tại  khoản 1 Điều 20 của Luật giáo dục nghề nghiệp thì cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp theo quy định tại Điều 16 Nghị định này tổ chức kiểm tra để đánh giá mức độ vi phạm.

– Căn cứ mức độ vi phạm của cơ sở dạy nghề, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép dạy nghề  theo quy định quyết định đình chỉ hoạt động

– Quyết định đình chỉ  phải xác định rõ lý do đình chỉ, thời hạn đình chỉ, biện pháp bảo đảm lợi ích hợp pháp của người học, giáo viên, giảng viên, cán bộ quản lý, nhân viên và người lao động. Quyết định đình chỉ  được thông báo đến cơ quan liên quan biết để phối hợp thực hiện và được công bố công khai trên phương tiện thông tin đại chúng.

– Sau thời hạn đình chỉ hoạt động, nếu nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ được khắc phục thì cơ quan có thẩm quyền quyết định đình chỉ ra quyết định cho phép tiếp tục hoạt động 

Thu hồi giấy phép dạy nghề sơ cấp trong trường hợp nào?

1. Cơ sở dạy nghề sơ cấp bị thu hồi giấy phép khi xảy ra một trong các trường hợp sau đây:

– Có hành vi gian lận để được cấp giấy phép dạy nghề sơ cấp;

– Vi phạm nghiêm trọng quy định về tổ chức hoạt động giáo dục nghề nghiệp;

– Hết thời hạn đình chỉ tuyển sinh mà không khắc phục được nguyên nhân dẫn đến đình chỉ tuyển sinh;

– Vi phạm quy định của pháp luật về giáo dục nghề nghiệp bị xử phạt vi phạm hành chính ở mức độ phải thu hồi;

– Cơ sở giải thể theo quy định của pháp luật;

– Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

2. Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép dạy nghề sơ cấp thì có quyền thu hồi giấy phép, thủ tục như sau:

– Tổ chức kiểm tra, đánh giá mức độ vi phạm, xác định lý do thu hồi giấy  phép;

– Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được kết quả kiểm tra, đánh giá mức độ vi phạm, lý do thu hồi, cơ quan có thẩm quyền thu hồi giấy phép dạy nghề sơ cấp, thông báo đến cơ quan liên quan biết để phối hợp thực hiện và công bố công khai trên trang thông tin điện tử của cơ quan thu hồi giấy phép

– Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định thu hồi phép, cơ sở có trách nhiệm nộp lại giấy phép cho cơ quan có thẩm quyền thu hồi, đồng thời chấm dứt mọi hoạt động giáo dục nghề nghiệp theo giấy chứng nhận đã bị thu hồi ngay sau khi quyết định thu hồi có hiệu lực thi hành.

Khách hàng cần cung cấp

– Bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có ghi mã ngành đào tạo nghề hoặc bản sao quyết định thành lập có thể hiện đào tạo nghề

– Danh sách nhà giáo kèm theo các giấy tờ về nhân thân của các nhà giáo, chứng chỉ liên quan

– Các tài liệu minh chứng về cơ sở vật chất

– Chương trình đào tạo + giáo trình đào tạo

– Các tài liệu, hóa đơn chứng từ về mua bán các trang thiết bị phục vụ cho việc đào tạo nghề

Công việc của chúng tôi

– Tư vấn các thủ tục, vấn đề pháp lý liên quan đến thủ tục xin xin giấy phép nghề sơ cấp

– Nhận tài liệu từ quý khách.

– Soạn thảo hồ sơ đầy đủ, hoàn chỉnh

– Nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền

– Đồng hành cùng quý khách trong quá trình thẩm định hồ sơ, thẩm định thực tế tại cơ sở.

– Nhận kết quả và bàn giao bản gốc cho quý khách.

Trên đây là thông tin chi tiết về Giấy phép dạy nghề cơ sở. Hãy đến với Luật Quốc Bảo, Quý bạn sẽ an tâm thực hiện, dưới chi phí phù hợp và giá cả phải chăng. Trao đổi và liên hệ với Luật Quốc Bảo chúng tôi thông qua hotline/zalo: 0763387788, chúng tôi sẽ tư vấn cho bạn chi tiết và nhanh chóng nhất.

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.