Hành nghề giám định tư pháp và điều kiện hành nghề?

Hành nghề giám định tư pháp là gì? Điều kiện hành nghề giám định tư pháp nói chung, giám định tư pháp trong các lĩnh vực tài chính, ngân hàng, xây dựng, cổ vật, di vật, bản quyền tác giả nói riêng như thế nào? Hãy cùng Luật Quốc Bảo tìm hiểu vấn đề thông qua bài viết sau đây.

Nếu bạn cần hỗ trợ pháp lý hay bất kỳ thắc mắc có mong muốn được giải đáp nhanh chóng, vui lòng liên hệ với Luật Quốc Bảo qua số hotline/zalo: 076 338 7788. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc cho quý khách miễn phí.

Mục lục

Giám định tư pháp là gì ? Quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong giám định tư pháp

Giám định tư pháp là việc sử dụng kiến thức, phương tiện, phương pháp khoa học, kĩ thuật, nghiệp vụ để kết luận về chuyên môn những vấn đề có liên quan đến vụ án hình sự, hành chính, vụ việc dân sự do người giám định tư pháp thực hiện theo trưng cầu của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng nhằm phục vụ cho việc giải quyết vụ án.

Căn cứ theo Khoản 1 Điều 1 Luật Giám định tư pháp sửa đổi 2020 (có hiệu lực từ 01/01/2021) thì giám định tư pháp được định nghĩa như sau:

Giám định tư pháp là việc người giám định tư pháp sử dụng kiến thức, phương tiện, phương pháp khoa học, kỹ thuật, nghiệp vụ để kết luận về chuyên môn những vấn đề có liên quan đến hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự, giải quyết vụ việc dân sự, vụ án hành chính theo trưng cầu của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng hoặc theo yêu cầu của người yêu cầu giám định theo quy định của Luật này.

Đặc trưng cơ bản của hoạt động giám định tư pháp là hoạt động chuyên môn do chuyên gia thực hiện.

Để phục vụ cho việc giải quyết các vụ án, cơ quan tiến hành tố tụng có thể sử dụng nhiều biện pháp khác nhau nhằm thu thập chứng cứ và một trong những biện pháp đó là trưng cầu giám định tư pháp.

Hành nghề giám định tư pháp

Theo quy định của pháp luật tố tụng thì trong một số trường hợp bắt buộc hoặc khi xét thấy cần thiết cho việc giải quyết vụ án, cơ quan tiến hành tố tụng có thể trưng cầu giám định tư pháp.

Cơ quan tiến hành tố tụng có thể trưng cầu bất cứ chuyên gia nào có kiến thức về lĩnh vực chuyên môn liên quan đến vụ án để thực hiện giám định.

Khi thực hiện giám định, người giám định tư pháp phải sử dụng những kiến thức nghiệp vụ, phương pháp phù hợp và phải thực hiện đúng các quy chuẩn chuyên môn của từng lĩnh vực cụ thể để thực hiện giám định và phải chịu trách nhiệm cá nhân về kết luận giám định do mình thực hiện.

Xuất phát từ nguyên tắc chịu trách nhiệm cá nhân nên khi thực hiện giám định, người giám định không phải chịu chi phối từ phía cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền.

Hoạt động giám định tư pháp không mang tính quyền lực nhà nước.

Mục đích hoạt động Giám định tư pháp được thực hiện nhằm cung cấp các chứng cứ để phục vụ cho việc giải quyết các vụ án của các cơ quan tiến hành tố tụng.

Ngoài ra, hiện nay, nhu cầu cần giám định để phục vụ công tác quản lý Nhà nước, thanh tra, kiểm tra hoạt động nghiệp vụ, giao dịch dân sự của tổ chức, cá nhân ngày một nhiều.

Hành nghề giám định tư pháp
Hành nghề giám định tư pháp

Quyền và nghĩa vụ của người trưng cầu giám định tư pháp

Điều 21 Luật Giám định tư pháp sửa đổi 2020 quy định:

1. Người trưng cầu giám định có quyền:

a) Trưng cầu cá nhân, tổ chức quy định tại khoản 4 Điều 2 của Luật này thực hiện giám định;

b) Yêu cầu cá nhân, tổ chức quy định tại điểm a khoản 1 Điều này trả kết luận giám định đúng nội dung và thời hạn đã yêu cầu;

c) Yêu cầu cá nhân, tổ chức đã thực hiện giám định tư pháp giải thích kết luận giám định.

2. Người trưng cầu giám định có nghĩa vụ:

a) Xác định rõ nội dung, lĩnh vực hoặc chuyên ngành cần giám định trong vụ án, vụ việc đang giải quyết; lựa chọn cá nhân, tổ chức có năng lực, đủ điều kiện thực hiện giám định phù hợp với tính chất, nội dung cần giám định để ra quyết định trưng cầu giám định;

b) Ra quyết định trưng cầu giám định bằng văn bản;

c) Cung cấp kịp thời, đầy đủ và chịu trách nhiệm trước pháp luật về thông tin, tài liệu, mẫu vật có liên quan đến đối tượng, nội dung cần giám định theo yêu cầu của cá nhân, tổ chức thực hiện giám định tư pháp;

d) Tạm ứng, thanh toán kịp thời, đầy đủ chi phí giám định tư pháp;

đ) Thực hiện hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền áp dụng các biện pháp theo quy định của pháp luật để bảo vệ người giám định tư pháp hoặc người thân thích của người giám định tư pháp khi có căn cứ xác định tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của người giám định tư pháp hoặc người thân thích của người giám định tư pháp bị đe dọa do việc thực hiện giám định tư pháp, tham gia vụ án, vụ việc với tư cách là người giám định tư pháp.

Quyền, nghĩa vụ của người yêu cầu giám định tư pháp

Hành nghề giám định tư pháp

Điều 22 Luật Giám định tư pháp sửa đổi 2020 quy định:

  1. Người yêu cầu giám định có quyền gửi văn bản yêu cầu cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trưng cầu giám định. Trường hợp cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng không chấp nhận yêu cầu thì trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu trưng cầu giám định, phải thông báo cho người yêu cầu giám định bằng văn bản. Hết thời hạn nói trên hoặc kể từ ngày nhận được thông báo từ chối trưng cầu giám định, người yêu cầu giám định có quyền tự mình yêu cầu giám định.

2. Người yêu cầu giám định có quyền:

a) Yêu cầu cá nhân, tổ chức thực hiện giám định tư pháp trả kết luận giám định đúng thời hạn đã thỏa thuận và theo nội dung đã yêu cầu;

b) Yêu cầu cá nhân, tổ chức đã thực hiện giám định tư pháp giải thích kết luận giám định;

c) Đề nghị Tòa án triệu tập người giám định tư pháp đã thực hiện giám định tham gia phiên tòa để giải thích, trình bày về kết luận giám định;

d) Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trưng cầu giám định lại; yêu cầu giám định bổ sung theo quy định tại khoản 1 Điều 29 của Luật này.

3. Người yêu cầu giám định tư pháp có nghĩa vụ:

a) Cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan đến đối tượng giám định theo yêu cầu của người giám định tư pháp và chịu trách nhiệm về tính chính xác của thông tin, tài liệu do mình cung cấp;

b) Nộp tạm ứng chi phí giám định tư pháp khi yêu cầu giám định; thanh toán kịp thời, đầy đủ chi phí giám định cho cá nhân, tổ chức thực hiện giám định khi nhận kết luận giám định.

4. Người yêu cầu giám định chỉ được thực hiện quyền tự yêu cầu giám định trước khi Tòa án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm.

Quyền, nghĩa vụ của người giám định tư pháp khi thực hiện giám định tư pháp

Điều 23 Luật Giám định tư pháp sửa đổi 2020 quy định

1. Người giám định tư pháp có quyền:

a) Lựa chọn phương pháp cần thiết, phù hợp để tiến hành giám định theo nội dung yêu cầu giám định;

b) Sử dụng kết quả thực nghiệm, xét nghiệm bổ sung hoặc kết luận chuyên môn do cá nhân, tổ chức khác thực hiện nhằm phục vụ cho việc giám định;

c) Độc lập đưa ra kết luận giám định.

d) Đề nghị người trưng cầu giám định hoặc cơ quan có thẩm quyền thực hiện biện pháp bảo vệ theo quy định của pháp luật khi có dấu hiệu bị đe dọa đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của bản thân hoặc người thân thích do việc thực hiện giám định tư pháp, tham gia vụ án, vụ việc với tư cách là người giám định tư pháp;

đ) Từ chối thực hiện giám định tư pháp trong trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 11 của Luật này;

e) Được bố trí vị trí phù hợp khi tham gia tố tụng tại phiên tòa.

2. Người giám định tư pháp có nghĩa vụ:

a) Tuân thủ các nguyên tắc thực hiện giám định tư pháp;

b) Thực hiện giám định theo đúng nội dung yêu cầu giám định;

c) Thực hiện và trả kết luận giám định đúng thời hạn yêu cầu; trong trường hợp cần thiết phải có thêm thời gian để thực hiện giám định thì phải thông báo kịp thời cho người trưng cầu, yêu cầu giám định biết;

d) Lập hồ sơ giám định;

đ) Bảo quản mẫu vật giám định, tài liệu liên quan đến vụ việc giám định;

e) Không được thông báo kết quả giám định cho người khác, trừ trường hợp được người đã trưng cầu, yêu cầu giám định đồng ý bằng văn bản;

g) Chịu trách nhiệm cá nhân về kết luận giám định do mình đưa ra. Trường hợp cố ý đưa ra kết luận giám định sai sự thật gây thiệt hại cho cá nhân, tổ chức thì còn phải bồi thường, bồi hoàn theo quy định của pháp luật.

3. Ngoài các quyền, nghĩa vụ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người giám định tư pháp có quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật về tố tụng.

Quyền, nghĩa vụ của tổ chức được trưng cầu, yêu cầu giám định tư pháp

Hành nghề giám định tư pháp

Điều 24 Luật Giám định tư pháp sửa đổi năm 2020 quy định

1. Tổ chức được trưng cầu, yêu cầu giám định tư pháp có quyền:

a) Yêu cầu người trưng cầu, người yêu cầu giám định cung cấp kịp thời, đầy đủ thông tin, tài liệu, mẫu vật cần thiết cho việc giám định;

b) Từ chối tiếp nhận trưng cầu, yêu cầu giám định tư pháp trong trường hợp nội dung trưng cầu, yêu cầu giám định không phù hợp với phạm vi chuyên môn hoặc không có đủ năng lực, điều kiện cần thiết cho việc thực hiện giám định; đối tượng giám định, tài liệu liên quan được cung cấp không đầy đủ hoặc không có giá trị để kết luận giám định tư pháp sau khi đã đề nghị người trưng cầu, người yêu cầu giám định bổ sung, làm rõ nhưng không được đáp ứng; thời gian không đủ để thực hiện giám định; tính độc lập, khách quan của việc thực hiện giám định không được bảo đảm;

c) Được nhận tạm ứng chi phí giám định tư pháp khi nhận trưng cầu, yêu cầu giám định tư pháp; được thanh toán kịp thời, đầy đủ chi phí giám định tư pháp khi trả kết quả giám định.

2. Tổ chức được trưng cầu, yêu cầu giám định tư pháp có nghĩa vụ:

a) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được trưng cầu, yêu cầu giám định tư pháp, phải phân công người có trình độ chuyên môn, khả năng nghiệp vụ phù hợp với nội dung trưng cầu, yêu cầu giám định, chịu trách nhiệm về năng lực chuyên môn của người đó và thông báo cho người trưng cầu, người yêu cầu giám định, trừ trường hợp pháp luật quy định thời hạn ngắn hơn.

Người đứng đầu tổ chức được trưng cầu, yêu cầu giám định có trách nhiệm chỉ đạo, đôn đốc việc tổ chức thực hiện giám định, trường hợp cần có từ 02 người trở lên thực hiện vụ việc giám định thì phải phân công người chịu trách nhiệm điều phối việc thực hiện giám định;

b) Bảo đảm thời gian, trang thiết bị, phương tiện và các điều kiện cần thiết khác cho việc thực hiện giám định.

Trong quá trình thực hiện giám định, nếu có nội dung mới hoặc vấn đề khác phát sinh thì cá nhân, tổ chức thực hiện giám định phải thông báo ngay bằng văn bản cho người trưng cầu, người yêu cầu giám định biết để thống nhất phương án giải quyết;

c) Bồi thường thiệt hại trong trường hợp người thực hiện giám định do mình phân công cố ý kết luận giám định sai, gây thiệt hại cho cá nhân, tổ chức;

d) Trường hợp từ chối tiếp nhận trưng cầu, yêu cầu giám định tư pháp thì phải thông báo cho người trưng cầu, người yêu cầu giám định bằng văn bản và nêu rõ lý do trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định trưng cầu, yêu cầu giám định, trừ trường hợp pháp luật quy định thời hạn ngắn hơn;

đ) Chịu trách nhiệm về kết luận giám định tư pháp do mình đưa ra.

Vai trò và nguyên tắc của giám định tư pháp và Hành nghề giám định tư pháp

Thứ nhất, về vai trò

– Thông qua việc tạo lập và cung cấp những chứng cứ không thể phản bác, hoạt động giám định tư pháp góp phần bảo vệ một cách hữu hiệu các quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân, bảo đảm an toàn cho công dân trong các quan hệ pháp luật mà họ tham gia.

Không chỉ trong tố tụng hình sự, trong vụ việc dân sự, vụ án dân sự, vụ án hành chính, việc cung cấp chứng cứ được xem là một phần quan trọng trong hoạt động tố tụng.

Trước diễn biến càng có nhiều vụ việc phức tạp, các đương sự xuất trình chứng cứ, tài liệu không rõ ràng và có nhiều mâu thuẫn với nhau.

Thông qua hoạt động giám định sẽ làm rõ hơn, xác lập được chứng cứ phục vụ cho quá trình điều tra, truy tố, xét xử, bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của các bên và đảm bảo trong các quan hệ pháp luật mà họ tham gia.

– Có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả và chất lượng của hoạt động tố tụng. Thực hiện giám định tư pháp là một biện pháp hữu hiệu trong việc giải quyết các vụ án, hướng hoạt động tố tụng theo cơ chế minh bạch, đúng người đúng tội, tránh oan sai, phụng sự công lý. Nó là một kênh quan trọng để đánh giá trình độ phát triển pháp luật và mức độ dân chủ của một quốc gia cũng như ở các địa phương.

Với yêu cầu ngày càng cao về hoạt động tố tụng, hoạt động giám định tư pháp có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả và chất lượng của hoạt động tố tụng. Là điều kiện tiên quyết để hoạt động theo cơ chế minh bạch. Tránh được các sự việc không mong muốn xảy ra như oan sai, đúng người đúng tội.

– Hoạt động giám định tư pháp không mang tính quyền lực nhà nước.

Điểm c Khoản 1 Điều 23 Luật giám định tư pháp 2020 chỉ rõ, người giám định tư pháp có quyền độc lập đưa ra kết luận giám định. Người giám định tư pháp chịu trách nhiệm cá nhân khi thực hiện giám định, không chịu sự chi phối từ bất kì cơ quan, tổ chức hay cá nhân nào.

Điều này cũng làm rõ, hoạt động giám định tư pháp do cơ quan riêng chịu trách nhiệm, sử dụng các kiến thức, phương tiện, phương pháp khoa học, kĩ thuật, nghiệp vụ của chính họ để kết luận về chuyên môn những vấn đề có liên quan đến hoạt động khởi tố, hoạt động từ đó đưa ra những thông tin giúp cho hoạt động tố tụng.

Giám định tư pháp không có quyền kiểm soát hoạt động tư pháp, không mang tính quyền lực nhà nước.

– Kết luận giám định là một loại chứng cứ, có giá trị như các loại chứng cứ khác. Người giám định tư pháp phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết luận giám định tư pháp.

Kết luận giám định cung cấp cho các bên trong quan hệ tố tụng những thông tin cần thiết để làm căn cứ đưa ra những quan điểm, lập luận của mình trong quá trình tố tụng, giải quyết vụ án.

Là kết quả của quá trình sử dụng kiến thức, phương tiện, phương pháp khoa học, kĩ thuật, nghiệp vụ của mình. Các chứng cứ được rút ra từ kết luận giám định thường mang tính khoa học, khách quan hơn so với chứng cứ được rút từ các nguồn khác.

Vì vậy, kết luận giám định cũng được xem như một loại chứng cứ có vai trò quan trọng.

Thứ hai, về nguyên tắc của hoạt động giám định

Nguyên tắc của hoạt đọng giám định được quy định cụ thể tại Điều 3 Luật giám định tư pháp, cụ thể:

– Hoạt động giám định tư pháp phải tuân thủ pháp luật, tuân theo quy chuẩn chuyên môn và quy trình giám định

– Hoạt động giám định phải trung thực, chính xác, khách quan, vô tư, kịp thời

– Giám định viên tư pháp chỉ kết luận về chuyên môn những vấn đề trong phạm vi được yêu cầu, không được vượt quá giới hạn

 – Giám định viên tư pháp phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết luận giám định khi có kết quả giám định

Thứ ba, về mục đích của giám định tư pháp

Mục đích hoạt động giám định tư pháp được thực hiện nhằm cung cấp các chứng cứ để phục vụ cho việc giải quyết các vụ án của các cơ quan tiến hành tố tụng.

Mục đích của hoạt động giám định tư pháp thường đi kèm với vai trò của hoạt động giám định tư pháp.

Hoạt động tư pháp được tạo ra nhằm tránh các hoạt động oan sai, đúng người đúng tội, bảo đảm công bằng, hoạt động giám định được tạo ra nhằm thu thập chứng cứ, từ đó cung cấp cho các bên và giúp quá trình tố tụng diễn ra thuận lợi hơn trước diễn biến có nhiều vụ việc phức tạp, hoặc các đương sự xuất trình chứng cứ, tài liệu không rõ ràng và có nhiều mâu thuẫn với nhau.

Ngoài ra, công tác quản lý Nhà nước, thanh tra, kiểm tra hoạt động nghiệp vụ, giao dịch của tổ chức, cá nhân ngày một nhiều lên và có dấu hiệu không ngừng, hoạt động giám định cũng cần thiết để phục vụ trong công tác quản lý. Giúp quá trình điều tra chính xác, khách quan.

Cơ quan thực hiện giám định tư pháp

Tổ chức giám định tư pháp bao gồm tổ chức giám định tư pháp công lập và tổ chức giám định tư pháp ngoài công lập

Một, về tổ chức giám định tư pháp công lập’

Hành nghề giám định tư pháp

– Điều 12 Luật giám định tư pháp 2020 nêu rõ, tổ chức giám định tư pháp công lập được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập trong lĩnh vực pháp y, pháp y tâm thần và kĩ thuật hình sự.

Ngoài ra, trong trường hợp cần thiết, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định thành lập hoặc trình cơ quan có thẩm quyền về việc thành lập tổ chức giám định tư pháp công lập trong các lĩnh vực khác sau khi thống nhất ý kiến với Bộ trưởng Bộ Tư pháp.

– Tổ chức giám định tư pháp công lập có con dấu và tài sản riêng theo quy định của pháp luật

– Về cơ sở vật chất, tổ chức giám định tư pháp công lập được nhà nước bảo đảm cơ sở vật chất, kinh phí, trang thiết bị, phương tiện và điều kiện cần thiết khác cho việc thực hiện giám định tư pháp (quy định tại khoản 1 Điều 13 Luật giám định tư pháp 2020 )

– Về kinh phí, luật giám định tư pháp 2020 cũng quy định tại khoản 2 Điều 13, kinh phí hoạt động của tổ chức giám định tư pháp công lập được bảo đảm từ ngân sách nhà nước và các nguồn thu khác theo quy định của pháp luật.

Hai, về tổ chức giám định tư pháp ngoài công lập

Hành nghề giám định tư pháp

– Khác với được tổ chức giám định tư pháp công lập, tổ chức giám định tư pháp ngoài công lập là văn phòng giám định tư pháp, được tổ chức trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, xây dựng, cổ vật , di vật, bản quyền tác giả.

– Các văn phòng giám định tư pháp sẽ do một ( 01) giám định viên tư pháp thành lập thì sẽ được tổ chức và hoạt động theo loại hình doanh nghiệp tư nhân.

Các văn phòng giám định tư pháp có số lượng thành viên từ hai ( 02) trở lên thành lập thì được tổ chức và hoạt động theo loại hình công ty hợp danh

– Tuy nhiên, để được thành lập văn phòng tư pháp, giám định viên tư pháp phải đạt đủ các điều kiện sau mới có thể thành lập văn phòng tư pháp được:

+ Phải có từ đủ 05 năm trở lên là giám định viên tư pháp trong lĩnh vực đề nghị thành lập Văn phòng;

Có đề án thành lập theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 16 của Luật giám định tư pháp 2020

+ Đặc biệt, cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan quân đội, sĩ quan công an nhân dân, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng không được thành lập Văn phòng giám định tư pháp.

– Khi xin phép thành lập văn phòng giám định tư pháp, giám định viên phải chuẩn bị đầy đủ hồ sơ được quy định tại Khoản 2 Điều 16 Luật giám định tư pháp 2020, và phải gửi hồ sơ xin phép thành lập đến Sở tư pháp.

Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nơi đặt trụ sở hoạt động xem xét, quyết định cho phép thành lập Văn phòng giám định tư pháp theo đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp ngay trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

Ngoài hai nhóm tổ chức giám định tư pháp là công lập và ngoài công lập, còn có người giám định tư pháp theo vụ việc, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc

Nhóm người giám định tư pháp theo vụ việc là người có đủ sức khỏe, phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ đại học trở lên và đã qua thực tế hoạt động chuyên môn ở lĩnh vực được đào tạo từ đủ 05 năm trở lên.

Trong trường hợp người không có trình độ đại học nhưng có kiến thức chuyên sâu và có nhiều kinh nghiệm thực tiễn về lĩnh vực cần giám thị thì có thể lựa chọn làm người giám định tư pháp theo vụ việc, được quy định cụ thể tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 18 Luật giám định tư pháp 2020.

Về nhóm tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc, Điều 19 Luật giám định 2020 quy định, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc phải có đủ điều kiện là có tư cách pháp nhân, có hoạt động chuyên môn phù hợp với nội dung được trưng cầu, yêu cầu giám định, có đủ điều kiện về cán bộ chuyên môn, cơ sở vật chất đảm bảo cho việc thực hiện giám định tư pháp.

Ngoài ra, Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ thực hiện giám định tư pháp theo trưng cầu của người trưng cầu giám định.

Hành nghề giám định tư pháp
Hành nghề giám định tư pháp

Điều kiện hành nghề giám định tư pháp trong các lĩnh vực tài chính, ngân hàng, xây dựng, cổ vật, di vật, bản quyền tác giả

Điều 2. Điều kiện năng lực của giám định viên tư pháp xây dựng, người giám định tư pháp xây dựng theo vụ việc

Giám định viên tư pháp xây dựng phải đáp ứng quy định tại điểm a, b khoản 1 Điều 7 Luật giám định tư pháp; người giám định tư pháp xây dựng theo vụ việc phải đáp ứng quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 18 Luật giám định tư pháp. Ngoài các điều kiện trên, giám định viên tư pháp xây dựng, người giám định tư pháp xây dựng theo vụ việc còn phải đáp ứng các điều kiện sau:

1. Đối với giám định tư pháp về sự tuân thủ các quy định của pháp luật trong hoạt động đầu tư xây dựng:

Có kinh nghiệm thực hiện một trong các công việc quản lý dự án đầu tư xây dựng, giám sát thi công xây dựng, kiểm định xây dựng hoặc quản lý nhà nước về xây dựng.

2. Đối với giám định tư pháp về chất lượng hoặc nguyên nhân hư hỏng, thời hạn sử dụng và các thông số kỹ thuật khác của vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng, bộ phận công trình hoặc công trình xây dựng:

a) Có kinh nghiệm thực hiện một trong các công việc: Thiết kế xây dựng, thẩm tra thiết kế, giám sát thi công xây dựng, thi công xây dựng, thí nghiệm chuyên ngành xây dựng, kiểm định xây dựng phù hợp với nội dung giám định tư pháp xây dựng;

b) Có chứng chỉ hành nghề chủ trì khảo sát xây dựng hoặc chủ trì thiết kế xây dựng theo quy định đối với trường hợp giám định chất lượng khảo sát xây dựng hoặc thiết kế xây dựng công trình;

c) Có chứng chỉ hành nghề kiểm định xây dựng hoặc thiết kế xây dựng hoặc giám sát thi công xây dựng theo quy định đối với trường hợp giám định chất lượng vật liệu, sản phẩm xây dựng, thiết bị công trình;

d) Có chứng chỉ hành nghề kiểm định xây dựng hoặc thiết kế xây dựng hoặc giám sát thi công xây dựng theo quy định đối với trường hợp giám định chất lượng bộ phận công trình xây dựng, công trình xây dựng và giám định sự cố công trình xây dựng.

3. Đối với giám định tư pháp về chi phí đầu tư xây dựng công trình, giá trị công trình:

a) Có kinh nghiệm thực hiện một trong các công việc quản lý dự án đầu tư xây dựng, thiết kế xây dựng, kiểm định xây dựng hoặc quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình phù hợp với nội dung giám định tư pháp xây dựng;

b) Có chứng chỉ hành nghề định giá xây dựng theo quy định.

4. Chứng chỉ hành nghề của các cá nhân nêu tại khoản 2, khoản 3 Điều này được quy định tại Mục 1 Chương IV Nghị định 59/2015/NĐ-CP.

Điều 3. Điều kiện năng lực của tổ chức giám định tư pháp xây dựng theo vụ việc

Hành nghề giám định tư pháp

Tổ chức giám định tư pháp xây dựng theo vụ việc là tổ chức tư vấn xây dựng đáp ứng các quy định tại Điều 19 Luật giám định tư pháp và các điều kiện sau:

1. Đối với giám định tư pháp về sự tuân thủ các quy định của pháp luật trong hoạt động đầu tư xây dựng:

a) Có đủ điều kiện năng lực theo quy định để thực hiện một trong các công việc quản lý dự án đầu tư xây dựng, kiểm định xây dựng, giám sát thi công xây dựng phù hợp với nội dung giám định tư pháp xây dựng;

b) Cá nhân chủ trì giám định phải đáp ứng điều kiện như đối với giám định viên tư pháp xây dựng, người giám định tư pháp xây dựng theo vụ việc thực hiện giám định về sự tuân thủ các quy định của pháp luật trong hoạt động đầu tư xây dựng quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định này.

2. Đối với giám định tư pháp về chất lượng hoặc nguyên nhân hư hỏng, thời hạn sử dụng và các thông số kỹ thuật khác của vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng, bộ phận công trình hoặc công trình xây dựng:

a) Trường hợp giám định chất lượng khảo sát xây dựng hoặc thiết kế xây dựng công trình; tổ chức thực hiện phải có đủ điều kiện năng lực để thực hiện một trong các công việc: Kiểm định xây dựng, khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng, thẩm tra thiết kế xây dựng theo quy định phù hợp với nội dung giám định tư pháp xây dựng;

b) Trường hợp giám định chất lượng vật liệu, sản phẩm xây dựng, thiết bị công trình; tổ chức thực hiện phải có đủ điều kiện năng lực để thực hiện một trong các công việc: Kiểm định xây dựng, thiết kế xây dựng, thí nghiệm chuyên ngành xây dựng, giám sát thi công xây dựng theo quy định phù hợp với nội dung giám định tư pháp xây dựng;

c) Trường hợp giám định chất lượng bộ phận công trình xây dựng, công trình xây dựng và giám định sự cố công trình xây dựng; tổ chức thực hiện phải có đủ điều kiện năng lực để thực hiện một trong các công việc: Kiểm định xây dựng, thiết kế xây dựng theo quy định phù hợp với nội dung giám định tư pháp xây dựng;

d) Cá nhân chủ trì thực hiện giám định các nội dung quy định tại điểm a, điểm b, điểm c khoản này phải đáp ứng điều kiện tương ứng quy định tại khoản 2 Điều 2 Nghị định này.

2. Đối với giám định tư pháp về chi phí đầu tư xây dựng công trình, giá trị công trình:

a) Có năng lực thực hiện một trong các công việc kiểm định xây dựng, thiết kế xây dựng, giám sát thi công xây dựng, quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình theo quy định phù hợp với nội dung giám định tư pháp xây dựng;

b) Cá nhân chủ trì thực hiện giám định phải đáp ứng quy định tại khoản 3 Điều 2 Nghị định này.

3. Điều kiện năng lực của tổ chức nêu tại khoản 2, khoản 3 Điều này được quy định tại Mục 2 Chương IV Nghị định 59/2015/NĐ-CP.

Điều 4. Điều kiện năng lực của văn phòng giám định tư pháp xây dựng

  1. Được thành lập và được cấp giấy đăng ký hoạt động theo quy định của Luật giám định tư pháp và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.
  2. Đáp ứng các yêu cầu về năng lực của tổ chức giám định tư pháp xây dựng theo vụ việc phù hợp với nội dung giám định tư pháp xây dựng.

Điều 5. Điều kiện đối với tổ chức hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng

Hành nghề giám định tư pháp

  1. Tổ chức hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng quy định tại Nghị định này là tổ chức kinh doanh dịch vụ thí nghiệm chuyên ngành xây dựng, quan trắc công trình xây dựng đáp ứng các điều kiện năng lực quy định tại khoản 2 Điều này và được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng.

Thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng là 05 năm kể từ ngày cấp.

2. Điều kiện năng lực:

a) Là tổ chức được thành lập theo quy định của pháp luật;

b) Đáp ứng các yêu cầu chung của tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/IEC 17025:2007 hoặc tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC 17025:2005 và đáp ứng các yêu cầu cụ thể phù hợp với các chỉ tiêu thí nghiệm đăng ký;

c) Người quản lý trực tiếp hoạt động thí nghiệm chuyển ngành xây dựng phải tốt nghiệp đại học chuyên ngành phù hợp với một trong các lĩnh vực thí nghiệm của tổ chức;

d) Có thí nghiệm viên phải tốt nghiệp trung học phổ thông trở lên và có văn bằng, chứng chỉ đào tạo phù hợp cho mỗi lĩnh vực thí nghiệm.

Trên đây là thông tin về Hành nghề đấu giá tài sản. Nếu bạn cần hỗ trợ pháp lý hay bất kỳ thắc mắc có mong muốn được giải đáp nhanh chóng, vui lòng liên hệ với Luật Quốc Bảo qua số hotline/zalo: 076 338 7788. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc cho quý khách miễn phí.

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.