Môi giới bảo hiểm hoạt động phụ trợ bảo hiểm

Môi giới bảo hiểm, hoạt động phụ trợ bảo hiểm như thế nào? Điều kiện môi giới bảo hiểm cụ thể ra sao? Đồng thời để hiểu rõ hơn về các quy định pháp luật hiện hành đối với vấn đề môi giới bảo hiểm, hoạt động phụ trợ bảo hiểm. Luật Quốc Bảo kính mời Quý khách hàng cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé.

Nếu bạn cần hỗ trợ pháp lý hay bất kỳ thắc mắc có mong muốn được giải đáp nhanh chóng, vui lòng liên hệ với Luật Quốc Bảo qua số hotline/zalo: 076 338 7788. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc cho quý khách miễn phí.

Mục lục

Căn cứ pháp lý:

– Nghị định 73/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật kinh doanh bảo hiểm và Luật kinh doanh bảo hiểm sửa đổi

– Nghị định 151/2018/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung Nghị định quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tài chính

Điều kiện môi giới bảo hiểm

Điều 6. Điều kiện chung để được cấp Giấy phép thành lập và hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm

1. Đối với tổ chức, cá nhân tham gia góp vốn:

Tổ chức, cá nhân góp vốn thành lập doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải đáp ứng các điều kiện sau:

a) Không thuộc các đối tượng bị cấm theo quy định tại khoản 2 Điều 18 của Luật doanh nghiệp;

b) Tổ chức, cá nhân tham gia góp vốn phải góp vốn bằng tiền và không được sử dụng vốn vay, vốn ủy thác đầu tư của tổ chức, cá nhân khác để tham gia góp vốn;

c) Tổ chức tham gia góp vốn từ 10% vốn điều lệ trở lên phải hoạt động kinh doanh có lãi trong 03 năm liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép;

d) Tổ chức tham gia góp vốn hoạt động trong ngành nghề kinh doanh có yêu cầu vốn pháp định phải bảo đảm vốn chủ sở hữu trừ đi vốn pháp định tối thiểu bằng số vốn dự kiến góp;

đ) Trường hợp tổ chức tham gia góp vốn là doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, ngân hàng thương mại, công ty tài chính, công ty chứng khoán thì các tổ chức này phải bảo đảm duy trì và đáp ứng các điều kiện an toàn tài chính và được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận cho phép tham gia góp vốn theo quy định pháp luật chuyên ngành.

Môi giới bảo hiểm hoạt động phụ trợ bảo hiểm

2. Đối với doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm dự kiến được thành lập:

a) Có vốn điều lệ đã góp (đối với doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm), vốn được cấp (đối với chi nhánh nước ngoài) không thấp hơn mức vốn pháp định theo quy định tại Điều 10 Nghị định này;

b) Có loại hình doanh nghiệp, Điều lệ công ty (đối với doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm), Quy chế tổ chức và hoạt động (đối với chi nhánh nước ngoài) phù hợp với quy định tại Nghị định này và các quy định pháp luật khác có liên quan;

c) Có người quản trị, điều hành dự kiến đáp ứng quy định tại Nghị định này.

3. Có hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép theo quy định tại Nghị định này.

Môi giới bảo hiểm hoạt động phụ trợ bảo hiểm
Môi giới bảo hiểm hoạt động phụ trợ bảo hiểm

Điều 9. Điều kiện thành lập doanh nghiệp môi giới bảo hiểm

  1. Tổ chức Việt Nam, cá nhân góp vốn thành lập doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 6 Nghị định này.
  2. Tổ chức nước ngoài góp vốn thành lập doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 6 Nghị định này và các điều kiện sau:

a) Là doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài được cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cho phép hoạt động kinh doanh môi giới bảo hiểm tại Việt Nam;

b) Có ít nhất 7 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực môi giới bảo hiểm;

c) Không vi phạm nghiêm trọng các quy định pháp luật về hoạt động môi giới bảo hiểm của nước nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính trong thời hạn 03 năm liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép.

Môi giới bảo hiểm hoạt động phụ trợ bảo hiểm

Điều kiện hoạt động dịch vụ phụ trợ bảo hiểm

Cá nhân cung cấp dịch vụ tư vấn bảo hiểm phải có đủ các điều kiện sau đây:

– Từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

– Có văn bằng từ đại học trở lên về chuyên ngành bảo hiểm. Trường hợp không có văn bằng từ đại học trở lên về chuyên ngành bảo hiểm thì phải có văn bằng từ đại học trở lên về chuyên ngành khác và chứng chỉ về tư vấn bảo hiểm do cơ sở đào tạo được thành lập và hoạt động hợp pháp ở trong nước hoặc ở nước ngoài cấp.

Tổ chức cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm phải có đủ các điều kiện sau đây:

– Có tư cách pháp nhân, được thành lập và hoạt động hợp pháp;

– Cá nhân trực tiếp thực hiện hoạt động phụ trợ bảo hiểm trong tổ chức cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm phải có đủ các điều kiện: Từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; có văn bằng, chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm phù hợp với loại hình dịch vụ phụ trợ bảo hiểm thực hiện do cơ sở đào tạo được thành lập và hoạt động hợp pháp ở trong nước hoặc ở nước ngoài cấp.

Cá nhân trực tiếp thực hiện hoạt động giám định tổn thất bảo hiểm còn phải đáp ứng các tiêu chuẩn của giám định viên theo quy định của pháp luật về thương mại.

Cá nhân trực tiếp thực hiện hoạt động tính toán bảo hiểm còn phải đáp ứng tiêu chuẩn về tuân thủ pháp luật, đạo đức, trình độ chuyên môn, kinh nghiệm về hành nghề tính toán bảo hiểm, tư cách thành viên của Hội các nhà tính toán bảo hiểm quốc tế.

Môi giới bảo hiểm hoạt động phụ trợ bảo hiểm

Quy định chung về môi giới bảo hiểm năm 2022

Dịch vụ môi giới bảo hiểm là gì?

Theo Điều 90 Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000. Nội dung của hoạt động môi giới bảo hiểm bao gồm:

– Cung cấp thông tin về loại hình bảo hiểm, điều kiện, điều khoản, phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm cho bên mua bảo hiểm;

– Tư vấn cho bên mua bảo hiểm trong việc đánh giá rủi ro, lựa chọn loại hình bảo hiểm, điều kiện, điều khoản, biểu phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm;

– Đàm phán, thu xếp giao kết hợp đồng bảo hiểm giữa doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm;

– Thực hiện các công việc khác liên quan đến việc thực hiện hợp đồng bảo hiểm theo yêu cầu của bên mua bảo hiểm.

Điều kiện để được cấp giấy phép thành lập và hoạt động công ty môi giới bảo hiểm

Điều 6 Nghị định 73/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật kinh doanh bảo hiểm và Luật kinh doanh bảo hiểm sửa đổi quy định như sau:

– Tổ chức, cá nhân góp vốn thành lập doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải đáp ứng các điều kiện sau:

– Tổ chức, cá nhân tham gia góp vốn phải góp vốn bằng tiền và không được sử dụng vốn vay, vốn ủy thác đầu tư của tổ chức, cá nhân khác để tham gia góp vốn;

– Tổ chức tham gia góp vốn từ 10% vốn điều lệ trở lên phải hoạt động kinh doanh có lãi trong 03 năm liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép;

– Trường hợp tổ chức tham gia góp vốn là doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, ngân hàng thương mại, công ty tài chính, công ty chứng khoán thì các tổ chức này phải bảo đảm duy trì và đáp ứng các điều kiện an toàn tài chính và được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận cho phép tham gia góp vốn theo quy định pháp luật chuyên ngành.

– Tổ chức nước ngoài góp vốn thành lập doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải đáp ứng các điều kiện quy định trên còn phải đáp ứng các điều kiện sau:

– Là doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài được cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cho phép hoạt động kinh doanh môi giới bảo hiểm tại Việt Nam

– Có ít nhất 7 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực môi giới bảo hiểm

– Không vi phạm nghiêm trọng các quy định pháp luật về hoạt động môi giới bảo hiểm của nước nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính trong thời hạn 03 năm liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép

Thẩm quyền cấp giấy phép thành lập doanh nghiệp môi giới bảo hiểm

Bộ Tài chính cấp giấy phép thành lập và hoạt động cho doanh nghiệp bảo hiểm theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Đồng thời, việc cấp giấy phép thành lập và hoạt động cho doanh nghiệp bảo hiểm phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch định hướng phát triển thị trường bảo hiểm, thị trường tài chính của Việt Nam.

Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thành lập và hoạt động của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm

Môi giới bảo hiểm hoạt động phụ trợ bảo hiểm

Chuẩn bị soạn thảo hồ sơ như sau:

  • Đơn xin cấp giấy phép thành lập và hoạt động;
  • Dự thảo điều lệ doanh nghiệp;
  • Phương án hoạt động năm năm đầu, trong đó nêu rõ phương thức trích lập dự phòng nghiệp vụ, chương trình tái bảo hiểm, đầu tư vốn, hiệu quả kinh doanh, khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm và lợi ích kinh tế của việc thành lập doanh nghiệp;
  • Danh sách, lý lịch, các văn bằng chứng minh năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của người quản trị, người điều hành doanh nghiệp;
  • Mức vốn góp và phương thức góp vốn, danh sách những tổ chức, cá nhân chiếm 10% số vốn điều lệ trở lên; tình hình tài chính và những thông tin khác có liên quan đến các tổ chức, cá nhân đó;

  • Quy tắc, điều khoản, biểu phí, hoa hồng bảo hiểm của loại sản phẩm bảo hiểm dự kiến tiến hành.
  • Có loại hình doanh nghiệp và điều lệ phù hợp với quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật;
  • Người quản trị, người điều hành có năng lực quản lý, chuyên môn, nghiệp vụ về bảo hiểm.
  • Tổ chức, cá nhân góp vốn thành lập doanh nghiệp bảo hiểm phải đáp ứng các điều kiện sau:
  • Không thuộc các đối tượng bị cấm theo quy định tại khoản 2 Điều 18 của Luật doanh nghiệp;

  • Tổ chức, cá nhân tham gia góp vốn phải góp vốn bằng tiền và không được sử dụng vốn vay, vốn ủy thác đầu tư của tổ chức, cá nhân khác để tham gia góp vốn;
  • Tổ chức tham gia góp vốn từ 10% vốn điều lệ trở lên phải hoạt động kinh doanh có lãi trong 03 năm liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép và không có lỗ lũy kế đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép;
  • Tổ chức tham gia góp vốn hoạt động trong ngành nghề kinh doanh có yêu cầu vốn pháp định phải bảo đảm vốn chủ sở hữu trừ đi vốn pháp định tối thiểu bằng số vốn dự kiến góp;
  • Trường hợp tổ chức tham gia góp vốn là doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, ngân hàng thương mại, công ty tài chính, công ty chứng khoán thì các tổ chức này phải bảo đảm duy trì và đáp ứng các điều kiện an toàn tài chính và được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận cho phép tham gia góp vốn theo quy định pháp luật chuyên ngành.

Thời hạn giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh Môi giới bảo hiểm 

Môi giới bảo hiểm hoạt động phụ trợ bảo hiểm

Doanh nghiệp đáp ứng đủ các điều kiện trên nộp 03 bộ hồ sơ xin cấp Giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh bảo hiểm đến Bộ Tài chính.

Trong thời hạn 21 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép, nếu hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ, Bộ Tài chính có văn bản thông báo yêu cầu bổ sung, sửa đổi hồ sơ.

Thời hạn bổ sung, sửa đổi hồ sơ của nhà đầu tư là 06 tháng kể từ ngày thông báo.

Trường hợp nhà đầu tư không bổ sung, sửa đổi hồ sơ theo thời hạn quy định, Bộ Tài chính có văn bản từ chối xem xét cấp Giấy phép.

Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài chính cấp Giấy phép doanh nghiệp bảo hiểm.

Trường hợp từ chối cấp phép, Bộ Tài chính có văn bản giải thích rõ lý do.

Bộ Tài chính chỉ có quyền từ chối cấp Giấy phép khi tổ chức, cá nhân tham gia góp vốn hoặc doanh nghiệp bảo hiểm dự kiến ​​không đủ điều kiện cấp Giấy phép theo quy định.

Lưu ý: Giấy phép thành lập và hoạt động đồng thời là giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Các thủ tục sau khi được cấp phép và hoạt động

Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy phép, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải đăng báo hàng ngày trong 05 số liên tiếp về các nội dung chủ yếu sau đây:

– Tên, địa chỉ trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm; tên và địa chỉ của chi nhánh nước ngoài

– Nội dung, phạm vi và thời hạn hoạt động;

– Mức vốn điều lệ và vốn điều lệ đã góp của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm; vốn được cấp của chi nhánh nước ngoài;

– Họ, tên người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm;

– Số và ngày cấp Giấy phép;

– Hoạt động bảo hiểm và môi giới bảo hiểm được cấp phép.

Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy phép, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài phải sử dụng một phần vốn điều lệ đã góp hoặc phần vốn được cấp để ký quỹ tại ngân hàng thương mại hoạt động tại Việt Nam.

– Mức ký quỹ bằng 2% vốn pháp định quy định tại Điều 10 Nghị định này.

– Trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày được cấp Giấy phép, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải hoàn thành các thủ tục sau đây để chính thức hoạt động:

– Chuyển số tiền ký quỹ thành vốn điều lệ (hoặc vốn được cấp);

– Đăng ký mẫu dấu, đăng ký mã số thuế, mở tài khoản giao dịch tại ngân hàng theo quy định của pháp luật;

– Thiết lập hạ tầng công nghệ thông tin, thiết bị, phần mềm đáp ứng yêu cầu quản trị doanh nghiệp và quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh bảo hiểm;

– Tiến hành các thủ tục đề nghị Bộ Tài chính phê duyệt phương pháp trích lập dự phòng nghiệp vụ, phê duyệt và đăng ký sản phẩm bảo hiểm (đối với doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài), phê duyệt các chức danh quản lý. điều trị, quản trị;

– Ban hành quy trình khai thác, giám định, bồi thường, kiểm soát nội bộ, quản lý tài chính và đầu tư, quản lý chương trình tái bảo hiểm (đối với doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài).

Trường hợp quá 12 tháng kể từ ngày được cấp Giấy phép mà doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không hoàn thành các thủ tục quy định tại khoản 3 Điều này để bắt đầu hoạt động, Bộ Tài chính sẽ thu hồi Giấy phép đã cấp.

Môi giới bảo hiểm hoạt động phụ trợ bảo hiểm
Môi giới bảo hiểm hoạt động phụ trợ bảo hiểm

Quy định chung về dịch vụ phụ trợ bảo hiểm mới nhất năm 2022

Căn cứ pháp lý

– Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000, sửa đổi bổ sung các năm 2010, 2019;

– Thông tư 65/2019/TT-BTC;

Dịch vụ phụ trợ bảo hiểm là gì?

Dịch vụ phụ trợ bảo hiểm là một bộ phận của hoạt động kinh doanh bảo hiểm, do doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm và tổ chức, cá nhân khác thực hiện nhằm mục đích sinh lợi. Dịch vụ phụ trợ bảo hiểm bao gồm 5 hoạt động sau:

– Tư vấn bảo hiểm;

– Đánh giá rủi ro bảo hiểm;

– Tính toán bảo hiểm;

– Giám định tổn thất bảo hiểm;

– Hỗ trợ giải quyết bồi thường bảo hiểm.

Cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm

Môi giới bảo hiểm hoạt động phụ trợ bảo hiểm

Nguyên tắc cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm:

– Trung thực, khách quan, minh bạch; bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của các bên liên quan;

– Tuân theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật trong lĩnh vực phụ trợ bảo hiểm;

– Tuân theo quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp do tổ chức xã hội – nghề nghiệp ban hành.

Cá nhân, tổ chức đáp ứng các điều kiện cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm được quyền cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm theo quy định sau đây:

– Cá nhân được quyền cung cấp dịch vụ tư vấn bảo hiểm;

– Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm và tổ chức khác có tư cách pháp nhân được quyền cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm (gọi chung là tổ chức cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm).

Trách nhiệm của cá nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm:

– Giữ bí mật thông tin khách hàng, sử dụng thông tin khách hàng đúng mục đích và không được cung cấp cho bên thứ ba mà không có sự chấp thuận của khách hàng, trừ trường hợp cung cấp theo quy định của pháp luật;

– Cá nhân cung cấp dịch vụ tư vấn bảo hiểm phải mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho việc cung cấp dịch vụ tư vấn bảo hiểm; tổ chức cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm phải mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp phù hợp với từng loại hình dịch vụ phụ trợ bảo hiểm;

– Tổ chức cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm không được cung cấp dịch vụ giám định tổn thất bảo hiểm và hỗ trợ giải quyết bồi thường bảo hiểm cho hợp đồng bảo hiểm mà tổ chức đó đồng thời là bên mua bảo hiểm hoặc người được bảo hiểm hoặc người thụ hưởng;

– Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không được cung cấp dịch vụ giám định tổn thất bảo hiểm cho hợp đồng bảo hiểm mà doanh nghiệp đó thực hiện thu xếp giao kết hợp đồng bảo hiểm.

Đào tạo chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm

Căn cứ tại Điều 4 Thông tư 65/2019/TT-BTC:

Hình thức đào tạo:

– Đào tạo tại các cơ sở đào tạo.

– Tự học.

Nội dung đào tạo chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm bao gồm:

Phần kiến thức chung:

– Các quy định của pháp luật Việt Nam về kinh doanh bảo hiểm;

– Nguyên lý cơ bản về bảo hiểm.

Phần kiến thức chuyên môn:

– Đối với chứng chỉ tư vấn bảo hiểm: Kiến thức về đối tượng được bảo hiểm; kiến thức về điều kiện, điều khoản bảo hiểm; quy trình tư vấn về chương trình bảo hiểm, sản phẩm bảo hiểm, quản trị rủi ro bảo hiểm và đề phòng hạn chế tổn thất.

– Đối với chứng chỉ đánh giá rủi ro bảo hiểm: Kiến thức về đối tượng được bảo hiểm; kiến thức về quản lý rủi ro; quy trình đánh giá rủi ro.

– Đối với chứng chỉ giám định tổn thất bảo hiểm: Kiến thức về đối tượng được bảo hiểm; kiến thức về điều kiện, điều khoản bảo hiểm; quy trình giám định tổn thất bảo hiểm.

– Đối với chứng chỉ hỗ trợ giải quyết bồi thường bảo hiểm: Kiến thức về đối tượng được bảo hiểm; kiến thức về điều kiện, điều khoản bảo hiểm; quy trình giải quyết bồi thường bảo hiểm.

Môi giới bảo hiểm hoạt động phụ trợ bảo hiểm

Tổ chức thi chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm

Tổ chức thi:

– Trung tâm Nghiên cứu và đào tạo bảo hiểm (sau đây gọi tắt là Trung tâm) là đơn vị tổ chức thi chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm.

– Hình thức thi: thi tập trung.

– Việc tổ chức thi chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm được thực hiện hằng tháng. Trước ngày 31 tháng 12 hằng năm, Trung tâm thông báo cụ thể thời gian, địa điểm tổ chức thi chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm của năm kế tiếp trên trang thông tin điện tử của Trung tâm.

Thủ tục đăng ký dự thi chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm:

– Việc đăng ký dự thi được thực hiện trực tuyến trên trang thông tin điện tử của Trung tâm tại địa chỉ: https://irt.mof.gov.vn trước ngày thi tối thiểu 10 ngày.

Cơ sở đào tạo chịu trách nhiệm đăng ký cho các thí sinh là học viên của cơ sở đào tạo. Các thí sinh tự do đăng ký dự thi trực tiếp với Trung tâm. Hồ sơ đăng ký dự thi theo quy định tại khoản 2 Điều này;

– Hồ sơ đăng ký dự thi gồm:

a) Thông tin cá nhân của thí sinh;

b) Tên kỳ thi chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm;

c) Loại chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm dự kiến đăng ký thi;

d) Ngày thi, địa điểm thi;

đ) Các thông tin khác có liên quan đến kỳ thi.

– Chi phí dự thi:

Thí sinh có trách nhiệm nộp chi phí dự thi. Mức chi phí dự thi do Trung tâm thông báo. Các thí sinh do cơ sở đào tạo đăng ký dự thi nộp chi phí dự thi qua cơ sở đào tạo để nộp cho Trung tâm, các thí sinh tự do nộp chi phí dự thi trực tiếp cho Trung tâm.

– Trước ngày thi 03 ngày làm việc, Trung tâm thông báo danh sách thí sinh dự thi trên trang thông tin điện tử của Trung tâm (đối với các trường hợp đã nộp đủ hồ sơ và chi phí dự thi).

Ra đề thi:

– Đề thi chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm được ra dưới dạng trắc nghiệm. Mỗi đề thi gồm phần kiến thức chung và phần kiến thức chuyên môn. Số lượng câu hỏi liên quan đến phần kiến thức chung chiếm 40%, số lượng câu hỏi liên quan đến phần kiến thức chuyên môn chiếm 60% tổng số lượng câu hỏi mỗi đề thi.

– Đề thi chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm được lấy từ Ngân hàng câu hỏi do Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm xây dựng. Ngân hàng câu hỏi được xây dựng theo từng loại chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm và dựa trên nội dung đào tạo.

Cấp chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm

Môi giới bảo hiểm hoạt động phụ trợ bảo hiểm

Thông báo kết quả thi:

– Căn cứ vào kết quả thi, Trung tâm có trách nhiệm phê duyệt kết quả thi chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm. Thí sinh dự thi đạt từ 70% tổng số điểm của bài thi trở lên được coi là thi đỗ kỳ thi chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm.

– Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc kỳ thi, kết quả thi sẽ được thông báo trên trang thông tin điện tử của Trung tâm và trang thông tin điện tử của Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm.

Cấp chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm:

– Căn cứ Quyết định phê duyệt kết quả thi chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm của Trung tâm:

a) Cơ sở đào tạo cấp chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm cho thí sinh thi đỗ là học viên của cơ sở đào tạo.

b) Trung tâm cấp chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm cho thí sinh thi đỗ là thí sinh tự do.

– Việc cấp chứng chỉ được thực hiện trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày Quyết định phê duyệt kết quả thi có hiệu lực

Phúc tra và xử lý kết quả phúc tra:

Thí sinh dự thi có quyền phúc tra về điểm thi của mình. Đơn phúc tra được gửi về Trung tâm trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày thông báo chính thức kết quả thi trên trang điện tử của Trung tâm.

Trung tâm thực hiện chấm phúc tra và có văn bản trả lời kết quả phúc tra cho thí sinh trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn đề nghị phúc tra của thí sinh.

Căn cứ kết quả phúc tra, Trung tâm phê duyệt điều chỉnh kết quả thi chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm (nếu có).Cơ sở đào tạo, Trung tâm cấp chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm hoặc thu hồi chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm.

Thu hồi, cấp đổi chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm

Môi giới bảo hiểm hoạt động phụ trợ bảo hiểm

Cơ sở đào tạo, Trung tâm thực hiện thu hồi, cấp đổi chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm mà cơ sở đào tạo, Trung tâm đã cấp trong các trường hợp dưới đây:

* Chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm không có hiệu lực và bị thu hồi trong các trường hợp sau:

– Cá nhân được cấp chứng chỉ nhưng không tham dự kỳ thi chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm hoặc không thi đỗ kỳ thi chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm do Trung tâm tổ chức theo quy định.

– Cá nhân được cấp chứng chỉ đã giả mạo, gian lận về thông tin kê khai quy định tại điểm a khoản 2 Điều 6 Thông tư này;

– Người được cấp chứng chỉ nhờ người khác thi hộ tại kỳ thi đó;

– Kết quả phúc tra bài thi của thí sinh không đủ điểm đỗ theo quy định tại Thông tư này;

– Người được cấp chứng chỉ cho người khác sử dụng chứng chỉ.

* Người bị thu hồi chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm khi được cấp chứng chỉ nhưng không tham dự kỳ thi chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm hoặc không thi đỗ kỳ thi chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm do Trung tâm tổ chức (trừ trường hợp thu hồi do kết quả phúc tra bài thi) không được dự thi các kỳ thi về phụ trợ bảo hiểm trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày có Quyết định thu hồi chứng chỉ.

* Chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm được cấp đổi trong trường hợp một trong các thông tin cá nhân của người được cấp chứng chỉ bị nhầm lẫn, sai sót:

– Họ/Tên đệm/Tên;

– Ngày tháng năm sinh;

– Số Thẻ căn cước công dân/Giấy chứng minh nhân dân/Hộ chiếu;

– Ngày cấp, nơi cấp Thẻ căn cước công dân/Giấy chứng minh nhân dân/Hộ chiếu.

Đơn vị cấp chứng chỉ thực hiện việc thu hồi chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm đã cấp theo Quyết định thu hồi chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm.

Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày có Quyết định thu hồi chứng chỉ, đơn vị cấp chứng chỉ có trách nhiệm thông báo danh sách các chứng chỉ về phụ trợ bảo hiểm không có hiệu lực và bị thu hồi trên trang thông tin điện tử của đơn vị cấp chứng chỉ và thông báo cho Trung tâm. Thông tin về chứng chỉ không có hiệu lực và bị thu hồi được đăng công khai trên trang thông tin điện tử của Trung tâm và trang thông tin điện tử của Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm.

Câu hỏi thường gặp:

Câu hỏi:

Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm có phải mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với hoạt động môi giới bảo hiểm của mình không và ý nghĩa như thế nào?

Trả lời:

Đây là điều bắt buộc đối với môi giới bảo hiểm nếu tuổi nghề môi giới non trẻ dẫn đến việc tư vấn sai cho khách hàng lựa chọn sản phẩm bảo hiểm không bảo vệ rủi ro tổn thất hoặc chọn doanh nghiệp bảo hiểm chưa đủ khả năng bù đắp.

Căn cứ Điều 92 Luật Kinh doanh bảo hiểm quy định:

 “Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với hoạt động môi giới bảo hiểm tại doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động tại Việt Nam”.

Nếu cán bộ mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp khi tư vấn cho khách hàng lựa chọn sản phẩm bảo hiểm không đầy đủ các điều kiện, điều khoản bảo hiểm, không giải quyết yêu cầu bồi thường.

Hoặc tư vấn cho khách hàng lựa chọn doanh nghiệp bảo hiểm không đủ khả năng tài chính để giải quyết nhanh chóng thì doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải bồi thường cho thân chủ.

Hỏi:

Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm có quyền và nghĩa vụ gì liên quan đến quyền và lợi ích của doanh nghiệp bảo hiểm và của khách hàng?

Trả lời:

Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm là người tư vấn không lương cho khách hàng có nhu cầu bảo hiểm nhưng lại được bù đắp tiền lương này bằng hoa hồng môi giới do DNBH chi trả.

Không vì thu được hoa hồng môi giới cao mà doanh nghiệp môi giới bảo hiểm tìm cách tư vấn sai cho khách hàng mua bảo hiểm với phí cao hoặc chỉ mua bảo hiểm của DNBH trả hoa hồng môi giới cao.

Nếu phát hiện ra việc này, khách hàng có thể kiện công ty môi giới bảo hiểm, nhất là trường hợp đã mua bảo hiểm mà không được giải quyết bồi thường cho những rủi ro tổn thất được bảo hiểm. Điều 91 Luật KDBH quy định:

“1. Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm được hưởng hoa hồng môi giới bảo hiểm. Hoa hồng môi giới bảo hiểm được tính trong phí bảo hiểm.

2. Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm có nghĩa vụ:

a) Thực hiện việc môi giới trung thực;

b) Không được tiết lộ, cung cấp thông tin làm thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của bên mua bảo hiểm;

c) Bồi thường thiệt hại cho bên mua bảo hiểm do hoạt động môi giới bảo hiểm gây ra.”

Trên đây là thông tin về Môi giới bảo hiểm hoạt động phụ trợ bảo hiểm. Nếu bạn cần hỗ trợ pháp lý hay bất kỳ thắc mắc có mong muốn được giải đáp nhanh chóng, vui lòng liên hệ với Luật Quốc Bảo qua số hotline/zalo: 076 338 7788. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc cho quý khách miễn phí.

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.