Tra cứu nhãn hiệu như thế nào? Hiện nay pháp luật về sở hữu trí tuệ quy định về nhãn hiệu và các thủ tục trình tự thực hiện tra cứu nhãn hiệu ra sao? Dưới bài viết này của Luật Quốc Bảo sẽ thông tin chi tiết nhất đến bạn đọc. Mời Quý bạn tham khảo.
Nếu bạn cần hỗ trợ pháp lý hay bất kỳ thắc mắc có mong muốn được giải đáp nhanh chóng, vui lòng liên hệ với Luật Quốc Bảo qua số hotline/zalo: 076 338 7788. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc cho quý khách miễn phí.
Mục lục
- 0.1 Tra cứu nhãn hiệu là gì?
- 0.2 Mục đích của việc tra cứu nhãn hiệu là gì?
- 0.3 Bật mí kinh nghiệm tìm kiếm nhãn hiệu trước khi đăng ký
- 0.4 Thủ tục tra cứu nhãn hiệu tại thư viện điện tử Cục SHTT như thế nào?
- 0.4.1 Bước 1: Khách hàng tra cứu nhãn hiệu truy cập vào website:
- 0.4.2 Bước 2: Khách hàng nhập thông tin nhãn hiệu cần tra cứu vào ô nhãn hiệu tìm kiếm:
- 0.4.3 Bước 3: Nhập thông tin phân loại hình tra cứu nhãn hiệu
- 0.4.4 Bước 4: Nhập thông tin nhóm sản phẩm/dịch vụ vào ô nhóm SP/DV
- 0.4.5 Bước 5: Click vào nút tìm kiếm để ra kết quả tra cứu nhãn hiệu
- 0.5 Tra cứu chuyên sâu về nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam
- 0.6 Tại sao phải tra cứu nhãn hiệu trước khi đăng ký?
- 0.7 Hồ sơ tra cứu nhãn hiệu gồm những gì?
- 0.8 Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu sau khi tiến hành tra cứu nhãn hiệu thành công?
- 0.9 Tra cứu nhãn hiệu trên WIPO
- 0.10 Tra cứu tên thương mại
- 0.11 Nhãn hiệu
- 0.12 Bảo hộ nhãn hiệu
- 0.13 Tờ khai đăng ký nhãn hiệu
- 0.14 TỜ KHAI
- 1 DẤU NHẬN ĐƠN
- 2 KIỂM TRA DANH MỤC TÀI LIỆU
- 2.1 Đăng ký thương hiệu độc quyền
- 2.1.1 Thủ tục Đăng ký thương hiệu độc quyền năm 2022 như thế nào?
- 2.1.1.1 Bước 1: Lựa chọn và phân nhóm khi đăng ký thương hiệu độc quyền
- 2.1.1.2 Bước 2: Tra cứu thương hiệu trước khi nộp đơn đăng ký
- 2.1.1.3 Bước 3: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký thương hiệu độc quyền
- 2.1.1.4 Bước 4: Nộp đơn đăng ký thương hiệu tại Cục sở hữu trí tuệ
- 2.1.1.5 Bước 5: Thẩm định hồ sơ và cấp giấy chứng nhận đăng ký thương hiệu
- 2.1.1 Thủ tục Đăng ký thương hiệu độc quyền năm 2022 như thế nào?
- 2.2 Dịch vụ tra cứu nhãn hiệu tại Luật Quốc Bảo
- 2.3 Các câu hỏi liên quan tra cứu nhãn hiệu
- 2.1 Đăng ký thương hiệu độc quyền
Tra cứu nhãn hiệu là gì?
Tra cứu nhãn hiệu là việc chủ sở hữu hoặc tổ chức được chủ sở hữu nhãn hiệu ủy quyền thực hiện tra cứu nhãn hiệu đã đăng ký để đánh giá khả năng đăng ký nhãn hiệu trước khi nộp đơn chính thức để đăng ký.
Lưu ý: Quy trình đăng ký nhãn hiệu không yêu cầu tra cứu trước trước khi nộp đơn đăng ký nhãn hiệu.
Mục đích của việc tra cứu nhãn hiệu là gì?
Hiện nay, trung bình 1 năm, Cục SHTT nhận được hơn 45.000 đơn đăng ký nhãn hiệu nộp tại Cục cho nhiều nhóm sản phẩm, dịch vụ khác nhau. Vì vậy, mục đích của việc tra cứu trước khi chính thức nộp đơn đăng ký nhãn hiệu như sau:
– Đánh giá khả năng đăng ký nhãn hiệu từ việc tra cứu xem có nhãn hiệu nào đã nộp trước đó giống hoặc trùng với nhãn hiệu mà bạn định đăng ký hay không?
– Đánh giá xem nhãn hiệu dự định đăng ký có khả năng bị từ chối vì những lý do rõ ràng hay không. Ví dụ: Nhãn hiệu đăng ký gây nhầm lẫn với cơ quan nhà nước, mô tả trực tiếp cho sản phẩm, dịch vụ do mình cung cấp, nhãn hiệu là địa danh;
– Đánh giá xem nhãn hiệu bạn đang tìm kiếm có khả năng xâm phạm nhãn hiệu của bên khác hay không
(Ví dụ: Bạn đã sử dụng nhãn hiệu đó nhưng không nộp đơn đăng ký và nhãn hiệu này có thể đang vi phạm quyền đối với nhãn hiệu của một bên được bảo hộ)
Bật mí kinh nghiệm tìm kiếm nhãn hiệu trước khi đăng ký
Hàng năm, số lượng đơn đăng ký nhãn hiệu nộp tại Cục Sở hữu trí tuệ là hơn 45.000 đơn. Vì vậy, chủ sở hữu không dễ dàng lựa chọn làm sao để không giống hoặc trùng với các nhãn hiệu đã nộp trước đó.
Để tránh trường hợp nhãn hiệu bị từ chối bảo hộ độc quyền, chúng ta cần tiến hành tra cứu nhãn hiệu trước khi nộp đơn.
Có rất nhiều bài học lớn về vấn đề này. Doanh nghiệp đầu tư nhiều kinh phí và nhân lực cho việc phát triển hệ thống nhận diện thương hiệu.
Tuy nhiên, khi liên quan đến vấn đề pháp lý, nhãn hiệu đó không được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam chấp thuận đăng ký.
Để giải quyết vấn đề này, khi xây dựng và quảng bá thương hiệu, bên cạnh vấn đề marketing, các doanh nghiệp cần hết sức lưu ý đến vấn đề tra cứu trùng lặp nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam.
Điều quan trọng ở đây là khi thiết kế nhãn hiệu, để tránh trường hợp nhãn hiệu giống nhãn hiệu của bên khác, khách hàng cần chủ động trong việc đưa ra ý tưởng, không tham khảo mẫu của bên khác và làm theo trên cơ sở sửa đổi đôi chút, thì cũng được coi là giống như nhãn hiệu cũng sẽ bị từ chối.
Ngoài ra, để tăng tính bảo hộ cho nhãn hiệu, ngoài phần chữ khi thiết kế bạn nên chọn hình ảnh để tạo sự khác biệt cho nhãn hiệu.
Thủ tục tra cứu nhãn hiệu tại thư viện điện tử Cục SHTT như thế nào?
Thủ tục Tra cứu nhãn hiệu hàng hóa sẽ được thực hiện qua các bước sau đây:
Bước 1: Khách hàng tra cứu nhãn hiệu truy cập vào website:
http://iplib.noip.gov.vn/WebUI/WSearch.php
Bước 2: Khách hàng nhập thông tin nhãn hiệu cần tra cứu vào ô nhãn hiệu tìm kiếm:
Ví dụ: Trong ô nhãn hiệu tìm kiếm sẽ nhập chữ HONDA, nhóm SP/DV sẽ nhập nhóm 12 (nhóm về ô tô, xe máy)
Tra cứu nhãn hiệu
Sau đó khách hàng ấn vào nút tìm kiếm, sẽ cho ra kết quả những nhãn hiệu HONDA cho nhóm 12 đã nộp như hình dưới
Bước 3: Nhập thông tin phân loại hình tra cứu nhãn hiệu
Khách hàng nhập vào ô phân loại hình khi tra cứu nhãn hiệu (áp dụng đối với nhãn hình) Ví dụ: 06.01
Bước 4: Nhập thông tin nhóm sản phẩm/dịch vụ vào ô nhóm SP/DV
Ví dụ: 12 (nhóm sản phẩm xe ô tô)
Bước 5: Click vào nút tìm kiếm để ra kết quả tra cứu nhãn hiệu
Sau khi thực hiện lần lượt 04 bước trên, kết quả sẽ được hiển thị ra màn hình để khách hàng tham khảo và đánh giá xem nhãn hiệu mình tra cứu có trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu của người khác hay không?
Lưu ý: Việc tra cứu nhãn hiệu theo hình thức nêu trên chỉ mang tính chất tham khảo và kết quả chỉ chính xác được từ 40-50% do dữ liệu trực tuyến nêu trên sẽ không được áp dụng đầy đủ theo thời gian nộp đơn. Tuy nhiên, hình thức tra cứu này là hoàn toàn miễn phí.
Tra cứu chuyên sâu về nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam
Khi tiến hành theo cách này, khách hàng sẽ ủy quyền cho tổ chức đại diện quyền SHTT làm việc với chuyên gia để tiến hành lập hồ sơ tra cứu nhãn hiệu cho chuyên gia, người sẽ trực tiếp tra cứu trên cơ sở dữ liệu. của Cục SHTT.
Với hình thức tra cứu này, khách hàng có thể yên tâm về kết quả tra cứu và có thể đánh giá trên 90% khả năng đăng ký của nhãn hiệu để quyết định có đăng ký hay không?
Lưu ý: Không giống như tìm kiếm nhãn hiệu sơ bộ ở trên, tìm kiếm này sẽ phát sinh phí tìm kiếm.
Tại sao phải tra cứu nhãn hiệu trước khi đăng ký?
Mục đích của dịch vụ tra cứu nhãn hiệu là để xem nhãn hiệu dự định phát triển và đăng ký có trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu của người khác đã đăng ký tại Việt Nam cho cùng một loại sản phẩm hoặc dịch vụ tương tự hay không.
Hơn nữa, bằng cách thực hiện tra cứu, doanh nghiệp không chỉ tiết kiệm về tài chính mà còn tiết kiệm được thời gian (thời gian đăng ký 18-24 tháng).
Vì vậy, mặc dù việc tra cứu nhãn hiệu là không bắt buộc nhưng rất quan trọng và để đảm bảo việc đăng ký thành công, trước khi nộp đơn, khách hàng vẫn nên tiến hành thủ tục tra cứu.
Hồ sơ tra cứu nhãn hiệu gồm những gì?
Để tiến hành tra cứu nhãn hiệu, khách hàng cần chuẩn bị thông tin, tài liệu cho việc tra cứu, bao gồm cụ thể như sau:
– Thông tin nhãn hiệu dự định tra cứu (file mềm là tốt nhất)
– Thông tin về sản phẩm/dịch vụ mà nhãn hiệu muốn đăng ký. Ví dụ: Đăng ký cho sản phẩm thời trang, ô tô, xe máy
Sau khi có đầy đủ thông tin nêu trên, sẽ tiến hành tra cứu theo 1 trong hai cách tra cứu đã nói ở trên.
Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu sau khi tiến hành tra cứu nhãn hiệu thành công?
Sau khi tra cứu nhãn hiệu và kết quả cho thấy nhãn hiệu có khả năng đăng ký, khách hàng cần nhanh chóng nộp đơn đăng ký nhãn hiệu để có ngày ưu tiên sớm nhất, trước khi nộp đơn đăng ký, khách hàng cần chuẩn bị hồ sơ như sau:
– Tờ khai đăng ký nhãn hiệu theo mẫu của cơ quan chức năng – Số lượng 02 tờ khai
– 05 Mẫu nhãn hiệu, thương hiệu
– Giấy ủy quyền
– Các giấy tờ khác có liên quan (nếu có và áp dụng cho từng trường hợp cụ thể)
Tra cứu nhãn hiệu trên WIPO
Quý khách hàng có nhu cầu tra cứu nhãn hiệu vui lòng truy cập địa chỉ website sau đây: https://www.wipo.int/madrid/monitor/en/
Đây là công cụ tra cứu nhãn hiệu được đăng ký quốc tế (nộp đơn theo Nghị định thư Madrid hoặc Thỏa ước Madrid) thông qua hệ thống văn phòng Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới.
Khi tra cứu, kết quả tra cứu sẽ hiển thị:
– Ngày đăng ký;
– Ngày hết hạn;
– Tên và địa chỉ của chủ sở hữu đăng ký;
– Tư cách của chủ sở hữu: cá nhân/pháp nhân;
– Tên và địa chỉ của người đại diện;
– Nước đăng ký;
– Hình ảnh của nhãn hiệu;
– Chỉ dẫn liên quan đến bản chất/loại nhãn hiệu;
– Phân loại quốc tế về hàng hóa và dịch vụ dự định gắn nhãn hiệu;
– Hình thức đăng ký: Đăng ký theo Nghị định thư Madrid/Thỏa ước Madrid;
– Số đơn đăng ký…
Cách tra cứu nhãn hiệu trên WIPO
Bước 1: Người tra cứu nhãn hiệu truy cập website http://www.wipo.int/romarin và chọn “Advanced Search” phía bên trái.
Bước 2: Người tra cứu nhãn hiệu chọn tên trường cần tra cứu và điền nội dung vào mục “Biểu thức” gồm Trademark (tên nhãn hiệu) và Designation (quốc gia được chỉ định).
Bước 3: Người tra cứu Click vào “Reg. No” (số đăng ký) để xem thông tin chi tiết về đơn nhãn hiệu.
Để tối ưu hóa việc tìm kiếm, người tra cứu hiệu cần thêm thông tin cho các trường như: “Nice” (nhóm sản phẩm/dịch vụ), “Holder” (chủ sở hữu), Vienna (loại hình)…
Việc tra cứu nhãn hiệu sẽ giúp doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro và tiết kiệm chi phí khi tiến hành nộp đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu quốc tế.
Tra cứu tên thương mại
Tên thương mại là gì?
Tên thương mại là tên dùng để xác định chủ thể kinh doanh và phân biệt hoạt động kinh doanh của chủ thể này với hoạt động kinh doanh của chủ thể khác.
Tên thương mại có các yếu tố sau: Ký tự đọc được, thường là từ, có thể kèm theo số. Tên thương mại cũng bao gồm các thành phần mô tả và phân biệt. Thành phần phân biệt chứa thông tin có chức năng mô tả loại hình tổ chức hoặc hình thức tồn tại của thực thể kinh doanh, lĩnh vực kinh doanh hoặc nguồn gốc địa lý của sản phẩm.
Tên thương mại cũng có thể là tên của cá nhân kinh doanh, tên đầy đủ của doanh nghiệp. Chủ doanh nghiệp cũng sử dụng tên thương mại bằng tên giao dịch ngắn gọn.
Với các yếu tố cấu thành nên tên thương mại, tên thương mại được hiểu là biểu tượng cho uy tín của doanh nghiệp và là tài sản có giá trị kinh tế trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Vì vậy tên thương mại cần được bảo vệ trước những hành vi lợi dụng trái. theo ý muốn của chủ doanh nghiệp và mang lại thông tin hữu ích cho người tiêu dùng.
Tên thương mại cần được bảo vệ tránh nhầm lẫn, gây thiệt hại cho chủ doanh nghiệp và người tiêu dùng.
Điều kiện để bảo hộ tên thương mại?
Căn cứ Điều 76 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định điều kiện chung đối với tên thương mại được bảo hộ, cụ thể:
Tên thương mại được bảo hộ nếu có khả năng phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên thương mại đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh.
Bên cạnh đó, khả năng phân biệt của tên thương mại tại Điều 78 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, cụ thể:
Tên thương mại được coi là có khả năng phân biệt nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
– Chứa thành phần tên riêng, trừ trường hợp đã được biết đến rộng rãi do sử dụng;
– Không trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thương mại mà người khác đã sử dụng trước trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh;
– Không trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác hoặc với chỉ dẫn địa lý đã được bảo hộ trước ngày tên thương mại đó được sử dụng.
Lưu ý: Tên thương mại mặc dù là đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp nhưng không được bảo hộ dưới hình thức cấp văn bằng. Tên thương mại không cần phải tiến hành thủ tục đăng ký bảo hộ tại Cục Sở hữu trí tuệ mà được công nhận thông qua việc sử dụng trong hoạt động kinh doanh.
Theo Điều 77 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa tên thương mại bao gồm:
Tên của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp hoặc chủ thể khác không liên quan đến hoạt động kinh doanh thì không được bảo hộ với danh nghĩa tên thương mại.
Nhãn hiệu
Nhãn hiệu là những dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.
Dấu hiệu dùng làm nhãn hiệu phải là những dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình ảnh, hình vẽ hoặc sự kết hợp của các yếu tố đó được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc.
Bảo hộ nhãn hiệu
Nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc;
Có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hoá, dịch vụ của chủ thể khác.
Tại khoản 16 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy định về nhãn hiệu như sau: “Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau”.
Ngoài ra tại khoản 17, 18, 19, 20 Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy định về các loại nhãn hiệu như sau:
+ Nhãn hiệu tập thể là nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các thành viên của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của tổ chức đó.
+ Nhãn hiệu chứng nhận là nhãn hiệu mà chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng trên hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân đó để chứng nhận các đặc tính về xuất xứ, nguyên liệu, vật liệu, cách thức sản xuất hàng hóa, cách thức cung cấp dịch vụ, chất lượng, độ chính xác, độ an toàn hoặc các đặc tính khác của hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu.
+ Nhãn hiệu liên kết là các nhãn hiệu do cùng một chủ thể đăng ký, trùng hoặc tương tự nhau dùng cho sản phẩm, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự nhau hoặc có liên quan với nhau.
+ Nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
Về điều kiện chung để được bảo hộ nhãn hiệu:
Tại Điều 72 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005quy định về điều kiện chung đối với nhãn hiệu được bảo hộ như sau:
Nhãn hiệu phải là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc.
Đồng thời, khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác.
Vậy, có thể rằng theo Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam thì không bảo hộ các nhãn hiệu dưới dạng âm thanh hoặc mùi hương do không nhìn thấy được, ngay cả khi âm thanh, mùi hương đó có khả năng phân biệt cao.
Đối với nhãn hiệu thông thường:
Đối với nhãn hiệu thông thường phải thực hiện thủ tục đăng ký để được bảo hộ. Nhãn hiệu thông thường phải nhìn thấy được, phải có khả năng phân biệt.
Căn cứ vào Điều 73 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 thì đối với nhãn hiệu có các dấu hiệu sau đây sẽ không được bảo hộ:
+ Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với hình quốc kỳ, quốc huy của các nước.
+ Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với biểu tượng, cờ, huy hiệu, tên viết tắt, tên đầy đủ của cơ quan nhà nước,
tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp của Việt Nam và tổ chức quốc tế, nếu không được cơ quan, tổ chức đó cho phép.
+ Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thật, biệt hiệu, bút danh, hình ảnh của lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân của Việt Nam, của nước ngoài.
+ Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với dấu chứng nhận, dấu kiểm tra, dấu bảo hành của tổ chức quốc tế mà tổ chức đó có yêu cầu không được sử dụng, trừ trường hợp chính tổ chức này đăng ký các dấu đó làm nhãn hiệu chứng nhận.
+ Dấu hiệu làm hiểu sai lệch, gây nhầm lẫn hoặc có tính chất lừa dối người tiêu dùng về nguồn gốc xuất xứ, tính năng, công dụng, chất lượng, giá trị hoặc các đặc tính khác của hàng hóa, dịch vụ.
Đối với nhãn hiệu nổi tiếng:
Nhãn hiệu nổi tiếng không phải đăng ký bảo hộ, chỉ cần đã được sử dụng và nhận biết rộng rãi. Tiêu chí để đánh giá nhãn hiệu nổi tiếng được quy định tại Điều 75 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 như sau:
+ Số lượng người tiêu dùng liên quan đã biết đến nhãn hiệu thông qua việc mua bán, sử dụng hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu hoặc thông qua quảng cáo;
+ Phạm vi lãnh thổ mà hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu đã được lưu hành;
+ Doanh số từ việc bán hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ mang nhãn hiệu hoặc số lượng hàng hóa đã được bán ra, lượng dịch vụ đã được cung cấp;
+ Thời gian sử dụng liên tục nhãn hiệu;
+ Uy tín rộng rãi của hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu;
+ Số lượng quốc gia bảo hộ nhãn hiệu;
+ Số lượng quốc gia công nhận nhãn hiệu là nổi tiếng;
+ Giá chuyển nhượng, giá chuyển giao quyền sử dụng, giá trị góp vốn đầu tư của nhãn hiệu.
Điều kiện về tính độc đáo
+ Một nhãn hiệu hàng hóa, để thực hiện được chức năng của nó, phải có tính độc đáo.
Một nhãn hiệu không độc đáo không thể giúp người tiêu dùng nhận ra hàng hóa mình muốn tìm, lựa chọn.
+ Việc xem xét liệu một nhãn hiệu hàng hóa có độc đáo hay không phụ thuộc vào hiểu biết của người tiêu dùng, hoặc ít nhất là vào những người mà dấu hiệu nhắm tới.
Một dấu được coi là độc đáo đối với hàng hóa mang dấu hiệu đó khi dấu hiệu này được những người tiêu dùng nhận ra như dấu hiệu nhận rằng hàng hóa nguồn gốc xuất phát từ một cơ sởkinh doanh nhất định, hoặc là dấu hiệu này được nhận biết như vậy.
+ Tính độc đáo của một dấu hiệu không tuyệt đối và bất biến.
Phụ thuộc vào người sự dụng hoặc các bên thứ ba, tính độc đáo có xây dựng được, phát triển hay thậm chí ngược lại bị đánh mất.
Hoàn cảnh (có thể quá trình lâu năm hoặc có cường độ và rộng khắp) của việc sử dụng dấu hiệu phải được xét đến khi cơ quan đăng ký có ý kiến cho rằng dấu hiệu thiếu tính độc đáo cần thiết, nghĩa là được coi như không có tính độc đáo.
Không có khả năng phân biệt
Nếu một dấu hiệu không có khả năng phân biệt, nó không thực hiện làm nhãn hiệu hàng hóa và dấu sẽ bị đăng ký.
Thường thì người nộp đơn không cần chứng minh khả năng phân biệt. Cơ quan đăng ký là người chứng minh việc không khả năng phân biệt trong trường hợp có lưỡng lự, không chắc chắn thì vẫn nên cho đăng ký nhãn hiệu.
Luật nhãn hiệu hàng hóa tại một số nước yêu cầu người nộp đơn có nghĩa vụ chứng minh rẳng nhãn hiệu của mình phải được đăng ký.
Tuy nhiên, thông lệ này có thể coi là khắt khe, và đôi khi nó cản trở việc đăng ký những nhãn hiệu hàng hóa có thể chứng minh được là có khả năng phân biệt hàng hóa của chủ sở hữu nhãn hiệu.
Tên gọi chung
Một dấu hiệu có đặc điểm chung khi nó định nghĩa một nhóm, loại hay một mặt , ngành hàng.
Tên gọi thông thường của loại hàng hóa là thiết yếu cho giới kinh doanh cũng như người tiêu dùng không được phép độc quyền một thuật ngữ chung như vậy.
Các dấu hiệu trên không có khả năng phân biệt, một số hệ thống tư pháp cho rằng, thậm chí nếu chúng được sử dụng một cách rộng rãi với đến cường độ có được nghĩa phải phái sinh vẫn không thể đăng ký.
Các dấu hiệu mô tả
+ Các dấu hiệu mô tả là các dấu hiệu kinh doanh dùng đề chỉ chủng loại, chất lượng, công dụng, giá trị, nơi xuất xứ, thời gian sản xuất hay bất kỳ tính chất nào khác của hàng hóa mà dấu hiệu có ý định sử dụng hoặc đang được sử dụng.
+ Theo định nghĩa về khả năng phân biệt nêu trên, việc xét nghiệm được tiến hành nhằm xác định liệu người tiêu dùng có thể xem dấu hiệu như dẫn chiếu về nguồn gốc của hàng hóa (dấu hiệu phân biêt) hay liệu họ coi dấu hiệu như sự chỉ dẫn về các đặc tính của hàng hóa hay xuất xứ địa điểm (dấu hiệu mô tả).
+ Do quyền chính đáng của những nhà kinh doanh trong việc sử dụng môt tên gọi có thể được sử dụng là cơ sở bổ sung khi tiến hành xét nghiệm xem liệu người tiêu dùng coi dấu hiệu như sự dẫn chiếu về nguồn gốc hay là chỉ dẫn các đặc tính hàng hóa.
Tuy nhiên, không nên coi là lý do để đưa ra quyết định từ chối đăng ký một nhãn hiệu khi không có cơ sở chắc chắn rằng người tiêu dùng có thể đã coi thuật ngữ này mang tính mô tả hay không.
Các dấu hiệu không có khả năng phân biệt khác
+ Các dấu hiệu có thể không có khả năng phân biệt vì nhiều lý do khác nhau. Chẳng hạn như một đơn giản hoặc đơn thuần mang tính minh họa hoặc mang đặc tính trang trí có thể không hề gây chú ý của người tiêu dùng, chỉ dẫn về nguồn gốc hàng hóa, chỉ đơn thuần là phần minh họa cho bao bì của hàng hóa.
+ Một ví dụ khác (đối với từ ngữ) là một khẩu hiệu quảng cáo dài dòng giới thiệu hàng hóa với người tiêu dùng, thậm chí khi được ghi trên bao bì cũng qua rối rắm để người tiêu dùng có thể hiểu đó một dẫn chiếu về nguồn gốc của sản phẩm
Trên thực tế, các cơ quan chức năng phải giải quyết các tình huống kinh điển được luật pháp nhiều nước từ chối bảo hộ và được đề cập dưới đây.
Các dẫn chiếu xuất xứ địa lý (ngược về nguồn gốc hàng hóa theo chức năng chỉ dẫn nguồn gốc) về cơ bản là không có khả năng phân biệt.
Chúng gợi cho người tiêu dùng một liên tưởng tới tên địa lý, chỉ dẫn về nơi sản xuất hàng hóa hoặc các thành phần sử dụng trong sản phẩm, hoặc, phụ thuộc vvào hoàn cảnh thực tế, chỉ ra các đặc tính của hàng hóa gắn với xuất xứ của chúng.
Tờ khai đăng ký nhãn hiệu
Tờ khai (đơn) đăng ký nhãn hiệu thông thường gồm có 04 trang, trong đó:
– Trang thứ nhất thể hiện: Mẫu nhãn hiệu, mô tả nhãn hiệu, thông tin đại diện của chủ đơn (nếu có); thông tin của chủ đơn đăng ký nhãn hiệu.
– Trang thứ hai thể hiện các căn cứ để hưởng quyền ưu tiên, lệ phí nộp đơn, số lượng các tài liệu nộp kèm theo bộ hồ sơ đăng ký nhãn hiệu
– Trang thứ ba thể hiện phân nhóm sản phẩm/ dịch vụ mang nhãn hiệu
– Trang thứ tư thể hiện các chủ đơn khác (nếu có) và các loại tài liệu khác.
Mẫu quy định:
TỜ KHAIĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU
Kính gửi: Cục Sở hữu trí tuệ 386 Nguyễn Trãi, Hà Nội
Chủ đơn dưới đây yêu cầu Cục Sở hữu trí tuệ xem xét đơn và cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu*
| DẤU NHẬN ĐƠN(Dành cho cán bộ nhận đơn)
| ||||||||
Đơn tách: Đơn này được tách ra từ đơn số: Ngày nộp đơn: | |||||||||
j NHÃN HIỆU | |||||||||
Mẫu nhãn hiệu
| Loại nhãn hiệu yêu cầu đăng ký
Nhãn hiệu tập thể Nhãn hiệu liên kết Nhãn hiệu chứng nhận Mô tả nhãn hiệu: Màu sắc: Mô tả:
| ||||||||
k CHỦ ĐƠN (Tổ chức, cá nhân yêu cầu cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu) Tên đầy đủ: Địa chỉ: Địa chỉ liên hệ (nếu có): Điện thoại: Fax: Email: Ngoài chủ đơn khai tại mục này còn có những chủ đơn khác khai tại trang bổ sung | |||||||||
l ĐẠI DIỆN CỦA CHỦ ĐƠN
là người đại diện theo pháp luật của chủ đơn là tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp được uỷ quyền của chủ đơn là người khác được uỷ quyền của chủ đơn Tên đầy đủ: Địa chỉ: Điện thoại: Fax: Email: | |||||||||
m YÊU CẦU HƯỞNG QUYỀN ƯU TIÊN | CHỈ DẪN VỀ ĐƠN (CÁC ĐƠN) LÀ CĂN CỨ ĐỂ XÁC ĐỊNH NGÀY ƯU TIÊN | ||||||||
Theo đơn (các đơn) đầu tiên nộp tại Việt Nam Theo đơn (các đơn) nộp theo Công ước Paris Theo thoả thuận khác:
| Số đơn
| Ngày nộp đơn
| Nước nộp đơn
| ||||||
n PHÍ, LỆ PHÍ | |||||||||
Loại phí, lệ phí | Số đối tượng tính phí | Số tiền | |||||||
Lệ phí nộp đơn | đơn | ||||||||
Phí phân loại quốc tế về nhãn hiệu | ….. nhóm | ||||||||
Mỗi nhóm có trên 6 sản phẩm/dịch vụ (từ sản phẩm/dịch vụ thứ 7 trở đi ) | ….. sản phẩm/dịch vụ | ||||||||
Phí thẩm định yêu cầu hưởng quyền ưu tiên | ….. yêu cầu/đơn ưu tiên | ||||||||
Phí công bố đơn | đơn | ||||||||
Phí tra cứu phục vụ việc thẩm định đơn | ….. nhóm | ||||||||
Mỗi nhóm có trên 6 sản phẩm/dịch vụ (từ sản phẩm/dịch vụ thứ 7 trở đi ) | ….. sản phẩm/dịch vụ | ||||||||
Phí thẩm định đơn | …..nhóm | ||||||||
Mỗi nhóm có trên 6 sản phẩm/dịch vụ (từ sản phẩm/dịch vụ thứ 7 trở đi ) | ….. sản phẩm/dịch vụ | ||||||||
Tổng số phí và lệ phí nộp theo đơn là: | |||||||||
Số chứng từ (trường hợp nộp qua bưu điện hoặc chuyển khoản): | |||||||||
o CÁC TÀI LIỆU CÓ TRONG ĐƠN
Tài liệu tối thiểu: Tờ khai, gồm…trang x …bản (có danh mục sản phẩm, dịch vụ mang nhãn hiệu) Mẫu nhãn hiệu, gồm…….mẫu Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ) Tài liệu khác: Giấy uỷ quyền bằng tiếng …………… bản gốc bản sao ( bản gốc sẽ nộp sau bản gốc đã nộp theo đơn số:……………………………………) bản dịch tiếng Việt, gồm ……. trang Tài liệu xác nhận được phép sử dụng các dấu hiệu đặc biệt (biểu tượng, cờ, huy hiệu, con dấu…), gồm…….trang Tài liệu xác nhận quyền đăng ký nhãn hiệu Tài liệu xác nhận thụ hưởng quyền đăng ký từ người khác Quy chế sử dụng NH tập thể/chứng nhận, gồm…….trang x …….bản Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên Bản sao đơn đầu tiên, gồm…….bản Bản dịch tiếng Việt, gồm…….bản Giấy chuyển nhượng quyền ưu tiên Bản đồ khu vực địa lý Văn bản của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cho phép sử dụng địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương Có tài liệu bổ trợ khai tại trang bổ sung | KIỂM TRA DANH MỤC TÀI LIỆU(Dành cho cán bộ nhận đơn)
|
p DANH MỤC VÀ PHÂN LOẠI HÀNG HOÁ, DỊCH VỤ MANG NHÃN HIỆU** |
(Ghi tuần tự từng nhóm theo Bảng phân loại quốc tế về hàng hoá, dịch vụ theo Thoả ước Ni-xơ; sử dụng dấu “;” giữa các sản phẩm, dịch vụ trong nhóm; kết thúc mỗi nhóm ghi tổng số sản phẩm/dịch vụ trong nhóm đó)
q MÔ TẢ TÓM TẮT ĐẶC TÍNH CỦA HÀNG HÓA/DỊCH VỤ ĐƯỢC CHỨNG NHẬN
(đối với nhãn hiệu chứng nhận)
Nguồn gốc địa lý:
Chất lượng:
Đặc tính khác:
r CAM KẾT CỦA CHỦ ĐƠN
Tôi cam đoan mọi thông tin trong tờ khai trên đây là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Khai tại:……….ngày…… tháng……năm……
Chữ ký, họ tên chủ đơn/đại diện của chủ đơn
(ghi rõ chức vụ và đóng dấu, nếu có)
Còn……trang bổ sung
Trang bổ sung số:
k CHỦ ĐƠN KHÁC (Ngoài chủ đơn thứ nhất đã khai tại trang đầu tiên) Tên đầy đủ:
Địa chỉ:
Điện thoại: Fax: Email: Có yêu cầu cấp phó bản Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu |
Tên đầy đủ:
Địa chỉ:
Điện thoại: Fax: Email: Có yêu cầu cấp phó bản Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu |
Tên đầy đủ:
Địa chỉ:
Điện thoại: Fax: Email: Có yêu cầu cấp phó bản Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu |
Tên đầy đủ:
Địa chỉ:
Điện thoại: Fax: Email: Có yêu cầu cấp phó bản Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu |
o CÁC TÀI LIỆU KHÁC (Khai chi tiết từng loại tài liệu: tên, số trang . . . )
|
Còn …… trang bổ sung
Đăng ký thương hiệu độc quyền
Thủ tục Đăng ký thương hiệu độc quyền năm 2022 như thế nào?
Bước 1: Lựa chọn và phân nhóm khi đăng ký thương hiệu độc quyền
Việc lựa chọn mẫu thương hiệu và phân nhóm thương hiệu đăng ký sẽ giúp khách hàng xác định được phạm vi quyền của thương hiệu, việc này còn là căn cứ để tính phí đăng ký thương hiệu độc quyền.
Bước 2: Tra cứu thương hiệu trước khi nộp đơn đăng ký
Mục đích của việc tra cứu nhãn hiệu là căn cứ để xác định khả năng đăng ký của thương hiệu, việc tra cứu là không bắt buộc nhưng lại quan trọng đối với chủ sở hữu để chắc chắn khả năng đăng ký của thương hiệu.
Bước 3: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký thương hiệu độc quyền
Hồ sơ đăng ký sẽ được chủ sở hữu hoặc tổ chức được chủ sở hữu ủy quyền tiến hành chuẩn bị, chi tiết hồ sơ đăng ký đã được chúng tôi trình bày chi tiết trong bài viết này, quý khách có thể tham khảo.
Bước 4: Nộp đơn đăng ký thương hiệu tại Cục sở hữu trí tuệ
Hồ sơ đăng ký thương hiệu sẽ được nộp tại Cục SHTT bằng hình thức nộp trực tiếp, nộp qua bưu điện hoặc nộp trực tuyến trên cổng thông tin của Cục SHTT.
Bước 5: Thẩm định hồ sơ và cấp giấy chứng nhận đăng ký thương hiệu
Cục sở hữu trí tuệ sẽ tiến hành thẩm tra hồ sơ, trước khi ra quyết định đồng ý cấp giấy chứng nhận đăng ký hoặc từ chối cấp giấy chứng nhận đăng ký cho chủ sở hữu. Trường hợp đơn đăng ký đáp ứng yêu cầu bảo hộ, Cục SHTT sẽ ra thông báo yêu cầu chủ đơn nộp phí cấp văn bằng, trường hợp ngược lại sẽ ra thông báo nêu rõ lý do từ chối.
Chuẩn bị hồ sơ bao gồm:
– Mẫu thương hiệu dự định đăng ký độc quyền (5 mẫu)
– Tờ khai thông tin thương hiệu đăng ký (2 bản).
Lưu ý: Trường hợp quý khách hàng nộp hồ sơ đăng ký thương hiệu độc quyền qua bưu điện sẽ cần thêm chứng từ đã nộp đầy đủ lệ phí.
Dịch vụ tra cứu nhãn hiệu tại Luật Quốc Bảo
Tư vấn thiết kế nhãn hiệu cho khách hàng để tăng khả năng đăng ký nhãn hiệu cho khách hàng;
– Tư vấn lựa chọn mẫu nhãn hiệu sau khi tiết kế để chọn 1 mẫu nhãn hiệu ấn tượng, độc đáo nhất;
– Tư vấn phân nhóm sản phẩm/dịch vụ nhãn hiệu sẽ đăng ký để tối đa được quyền cho khách hàng;
– Tư vấn cách tra cứu nhãn hiệu, tiến hành tra cứu sơ bộ trước khi tra cứu chính thức để tiết kiệm chi phí cho khách hàng;
– Tư vấn cách sửa đổi nhãn hiệu sao cho có khả năng đăng ký trong trường hợp nhãn hiệu sau khi tra cứu cho thấy có thể không đăng ký được do gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác;
Trình tự thực hiện:
– Tư vấn phân nhóm sản phẩm/dịch vụ cho khách hàng khi đăng ký nhãn hiệu;
– Soạn thảo hồ sơ đăng ký nhãn hiệu cho khách hàng;
– Tiến hành nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu tại Cục sở hữu trí tuệ;
– Theo dõi tiến trình ra thông báo xét nghiệp hình thức, ra công báo, xét nghiệm nội dung, thông báo tranh chấp, thông báo cấp văn bằng;
– Nhận giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tại Cục sở hữu trí tuệ;
– Theo dõi xâm phạm nhãn hiệu, tiến hành lập hồ sở tranh tụng khi cần thiết
– Soạn công văn trả lời phúc đáp khi xảy ra tranh chấp nhãn hiệu với các chủ đơn khác;
– Tư vấn lập hợp đồng Lixang nhãn hiệu cho tổ chức cá nhân khác nêu có nhu cầu sử dụng nhãn hiệu.
Các câu hỏi liên quan tra cứu nhãn hiệu
Tra cứu nhãn hiệu có bắt buộc không?
Trả lời: Tra cứu nhãn hiệu không phải là thủ tục bắt buộc trước khi nộp đơn đăng ký, mục đích của việc tra cứu là nhằm đánh giá khả năng bảo hộ của nhãn hiệu trước khi tiến hành nộp đơn đăng ký nhãn hiệu.
Có bao nhiêu cách tra cứu nhãn hiệu để đánh giá khả năng đăng ký?
Trả lời: Hiện nay, để đánh giá khả năng đăng ký nhãn hiệu chính xác nhất, khách hàng cần tra cứu chuyên sâu tại Cục Sở hữu trí tuệ, việc tra cứu trên các phương tiện khác chỉ mang tính chất tham khảo.
Tra cứu Nhãn hiệu WIPO là gì?
Trả lời: Tra cứu nhãn hiệu wipo được hiểu là tra cứu nhãn hiệu quốc tế khi chủ sở hữu muốn đăng ký nhãn hiệu ra nước ngoài.
Cách tính phí tra cứu nhãn hiệu?
Trả lời: Giống như phí đăng ký nhãn hiệu, phí tra cứu nhãn hiệu sẽ được tính trên cơ sở 1 nhãn hiệu/nhóm sản phẩm, dịch vụ đã đăng ký.
Làm thế nào để tra cứu nhãn hiệu trực tuyến?
Trả lời: Việc tra cứu nhãn hiệu trực tuyến sẽ được thực hiện trên cơ sở dữ liệu trực tuyến của Cục SHTT, nội dung trên chúng tôi đã hướng dẫn chi tiết cách tra cứu nhãn hiệu trực tuyến, quý khách hàng có thể tham khảo ở trên.
Trên đây là thông tin về Tra cứu nhãn hiệu do các chuyên gia, tư vấn của công ty Luật Quốc Bảo biên soạn tư vấn. Nếu bạn cần hỗ trợ pháp lý hay bất kỳ thắc mắc có mong muốn được giải đáp nhanh chóng, vui lòng liên hệ với Luật Quốc Bảo qua số hotline/zalo: 076 338 7788. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc cho quý khách miễn phí.