Xin giấy chứng nhận tiêu chuẩn sản phẩm

Xin giấy chứng nhận tiêu chuẩn sản phẩm như thế nào? Việc xin cấp giấy phép thực tế có khó không? Để hiểu rõ hơn về vấn đề Xin giấy chứng nhận tiêu chuẩn sản phẩm. Chúng tôi mời Quý bạn đọc cùng tham khảo bài viết này.

Nhìn chung, hiện nay trên thị trường Việt Nam, chất lượng sản phẩm luôn biến động vì mục đích lợi nhuận cao trong kinh doanh. vì vậy, việc kiểm soát chất lương sản phẩm trước khi đưa ra thị trường là vô cùng cần thiết. Đồng nghĩa với điều đó, các doanh nghiệp bắt buộc phải có  Giấy chứng nhận tiêu chuẩn sản phẩm mới được phép hoạt động.

Vậy thủ tục xin cấp giấy chứng nhận tiêu chuẩn sản phẩm như thế nào? Và mang lại những lợi ích gì cho doanh nghiệp? Luật Quốc Bảo sẽ giúp bạn giải đáp trong bài viết dưới đây.

Nếu bạn cần hỗ trợ pháp lý hay bất kỳ thắc mắc có mong muốn được giải đáp nhanh chóng, vui lòng liên hệ với Luật Quốc Bảo qua số hotline/zalo: 076 338 7788. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc cho quý khách miễn phí.

Xin giấy chứng nhận tiêu chuẩn sản phẩm
Xin giấy chứng nhận tiêu chuẩn sản phẩm

Mục lục

Quy trình xin cấp Giấy chứng nhận tiêu chuẩn sản phẩm:

Việc đầu tiên là nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận tiêu chuẩn sản phẩm.

Sở Y tế kiểm tra tính phù hợp và thẩm định theo các quy định của Nhà nước.

Nếu nội dung tiêu chuẩn cơ sở hoặc nhãn sản phẩm chưa phù hợp với các quy định về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, Sở Y tế sẽ thông báo, hướng dẫn bằng văn bản để hoàn chỉnh bộ hồ sơ.

Lưu ý:

– Để làm thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận tiêu chuẩn sản phẩm thì các tổ chức, cá nhân cần chuẩn bị hồ sơ theo quy định.

– Thương nhân nhận Giấy chứng nhận tại Trung tâm giao dịch hành chính Sở Y tế.

Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận:

  • Bản công bố tiêu chuẩn sản phẩm
  • Phiếu kiểm nghiệm bao gồm các chỉ tiêu chất lượng chủ yếu, chỉ tiêu chỉ điểm chất lượng và chỉ tiêu vệ sinh của thực phẩm công bố, do Phòng kiểm nghiệm hoặc cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền chỉ định. Riêng nước khoáng thiên nhiên cần có Phiếu kết quả xét nghiệm về nguồn nước.
  • Mẫu có gắn nhãn hoặc dự thảo nội dung ghi nhãn sản phẩm phù hợp với pháp luật về nhãn (có đóng dấu của thương nhân)
  • Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm và bản sao Giấy chứng nhận đã được cấp

  • Bản sao Giấy chứng nhận sở hưu nhãn hiệu hàng hoá (nếu có)
  • Bản sao biên lai nộp chi phí thẩm định hồ sơ và lệ phí cấp sổ chứng nhận do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp.
  • Bản sao giấy chứng nhận an toàn sinh học, an toàn chiếu xạ và thuyết minh quy trình sản xuất (đối với thực phẩm chiếu xạ, thực phẩm biến đổi gen, sản phẩm công nghệ mới hoặc trong thành phần có chứa nguyên liệu có nguồn gốc biến đổi gen)

Lợi ích của việc xin cấp Giấy chứng nhận:

– Tăng lòng tin của khách hàng và các bên liên quan vào sản phẩm cung ứng;

 – Thoả mãn nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng về chất lượng và an toàn của sản phẩm;

– Nâng cao khả năng cạnh trạnh của sản phẩm ở thị trường trong nước và quốc tế thông qua hoạt động thừa nhận lẫn nhau về kết quả đánh giá sự phù hợp;

 -Tuân thủ các quy định của pháp luật;

– Tiết kiệm thời gian và chi phí xử lý các sản phẩm sai hỏng, chi phí thử nghiệm, bảo hành,…

Xem thêm: Dịch vụ thành lập công ty

Câu hỏi tình huống về Xin giấy chứng nhận tiêu chuẩn sản phẩm

Xin chào luật sư! Tôi có vấn đề thắc mắc rất mong nhận được sự giải đáp như sau: Hiện tôi đang kinh doanh một số mặt hàng như chè vằng, bột chùm ngây, và sản xuất thủ công dầu tràm, dầu dừa. Tôi muốn xin cấp giấy chứng nhận sản phẩm cho những sản phẩm trên thì cần phải chuẩn bị những gì và làm như thế nào.? Tôi xin chân thành cảm ơn!

Trả lời:

Chào bạn, Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Quốc Bảo. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Theo quy định tại Quyết định số 42/2005/QĐ-BYT ngày 8/12/2005 thì sản phẩm như trên, bạn phải chuẩn bị hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận tiêu chuẩn sản phẩm như sau:

  • Bản công bố tiêu chuẩn sản phẩm ( theo mẫu số 1 Bản tiêu chuẩn cơ sở do thương nhân ban hành (có đóng dấu)- theo mẫu số 2
  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của thương nhân Việt Nam hoặc giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của công ty sản xuất nước ngoài (bản sao công chứng)
  • Phiếu kiểm nghiệm gồm các chỉ tiêu chất lượng chủ yếu, chỉ tiêu chỉ điểm chất lượng và chỉ tiêu vệ sinh của thực phẩm công bố phải do Phòng kiểm nghiệm được công nhận hoặc do cơ quan qủan lý nhà nước có thẩm quyền chỉ định. Riêng với nước khoáng thiên nhiên phải thêm Phiếu kết quả xét nghiệm đối với nguồn nước.
  • Mẫu có gắn nhãn và nhãn hoặc dự thảo nội dung ghi nhãn sản phẩm phù hợp với pháp luật về nhãn (có đóng dấu của thương nhân)
  • Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm và Giấy chứng nhận đã được cấp (bản sao)

  • Bản sao Giấy chứng nhận sở hưu nhãn hiệu hàng hoá (nếu có)
  • Bản sao biên lai nộp phí thẩm định hồ sơ và lệ phí cấp sổ chứng nhận cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận.
  • Bản sao giấy chứng nhận an toàn sinh học, an toàn chiếu xạ và thuyết minh quy trình sản xuất (áp dụng đối với thực phẩm chiếu xạ, thực phẩm biến đổi gen, sản phẩm công nghệ mới hoặc trong thành phần có chứa nguyên liệu có nguồn gốc biến đổi gen)

Bạn chuẩn bị hồ sơ nêu trên thành 2 bộ đầy đủ và nộp lên Cục an toàn vệ sinh thực phẩm – Bộ Y tế. Theo quy định tại khoản 2, 4 Điều 4 Quyết định số 42/2005/QĐ-BYT thì Cục an toàn vệ sinh thực phẩm tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính phù hợp với các quy định của Nhà nước.

Trong vòng 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục an toàn vệ sinh thực phẩm có trách nhiệm:

– Cấp Giấy chứng nhận tiêu chuẩn sản phẩm nếu nội dung của hồ sơ công bố phù hợp với các quy định hiện hành về chất lượng, vệ sinh, an toàn thực phẩm của Bộ Y tế và gửi trả lại cho thương nhân 01 bộ (có đóng dấu giáp lai của cơ quan cấp).

– Thông báo và hướng dẫn bằng văn bản cho thương nhân hoàn chỉnh bộ hồ sơ nếu nội dung của tiêu chuẩn cơ sở hoặc nhãn sản phẩm chưa phù hợp với các quy định hiện hành về chất lượng, vệ sinh, an toàn thực phẩm

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có)

  1. Sản phẩm thực phẩm phải công bố bao gồm:

– Sản phẩm là thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, thuốc lá điếu, nguyên liệu thực phẩm được sản xuất trong nước và nhập khẩu nhằm kinh doanh, tiêu thụ tại Việt Nam.

– Sản phẩm liên quan đến an toàn thực phẩm (dụng cụ chứa đựng và bao bì tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm, nguyên liệu chính để sản xuất ra các sản phẩm này) và sản phẩm chỉ nhằm mục đích xuất khẩu cũng được khuyến khích công bố tiêu chuẩn sản phẩm theo quy định tại văn bản này.

– Sản phẩm sản xuất trong nước, có mục đích xuất khẩu, công bố tiêu chuẩn sản phẩm tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo yêu cầu của nước nhập khẩu.

  1. Các sản phẩm có chất lượng không ổn định, sản phẩm bao gói đơn giản để sử dụng trong ngày và các sản phẩm sản xuất theo thời vụ, theo đơn đặt hàng ngắn hạn có thời hạn sử dụng dưới 10 ngày trong điều kiện môi trường bình thường, không bắt buộc phải công bố tiêu chuẩn sản phẩm theo quy chế này.
  2. Thương nhân kinh doanh nước khoáng thiên nhiên đóng chai, thuốc lá điếu, thực phẩm đặc biệt và các thương nhân nhập khẩu thực phẩm, nguyên liệu, phụ gia thực phẩm, vật liệu tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm làm thủ tục công bố tiêu chuẩn tại Bộ Y tế (Cục An toàn vệ sinh thực phẩm ).

Sản phẩm thông thường sản xuất trong nước có mục đích xuất khẩu có thể công bố tại Bộ Y tế (Cục An toàn vệ sinh thực phẩm) nếu nước nhập khẩu yêu cầu.

  1. Các thương nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm không nêu ở khoản 2 của Điều 4 của Quyết định số 42/2005/QĐ-BYT ngày 08/12/2005, nộp hồ sơ công bố tiêu chuẩn tại Sở Y tế tỉnh, thành phố nơi cơ sở sản xuất đóng trên địa bàn hoặc cơ quan được Sở Y tế ủy quyền.
  2. Giấy chứng nhận công bố tiêu chuẩn sản phẩm (gọi tắt là Giấy chứng nhận tiêu chuẩn sản phẩm) là giấy chứng nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho thương nhân đã thực hiện việc công bố tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh, an toàn thực phẩm phù hợp với các quy định bắt buộc áp dụng của pháp luật Việt Nam. Giấy chứng nhận này có giá trị ba (03) năm kể từ ngày ký và đóng dấu của cơ quan y tế có thẩm quyền cấp.

Các câu hỏi thường gặp về chứng nhận sản phẩm

Chứng nhận sản phẩm là gì?

Chứng nhận chất lượng sản phẩm và hàng hóa là hoạt động đánh giá và xác nhận chất lượng sản phẩm, hàng hóa phù hợp với tiêu chuẩn (chứng nhận hợp chuẩn). Đây là loại hình chứng nhận được thực hiện theo sự thỏa thuận của tổ chức, cá nhân có nhu cầu chứng nhận với tổ chức chứng nhận sự phù hợp (bên thứ ba).

Chứng nhận sản phẩm dựa trên những tiêu chuẩn nào?

Tiêu chuẩn dùng để chứng nhận hợp chuẩn là tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) tiêu chuẩn quốc tế (ISO, IEC, Codex, …); tiêu chuẩn khu vực (EN,…); hoặc tiêu chuẩn nước ngòai ( BS (Anh), JIS (Nhật), GB (Trung Quốc), v.v…

Các hình thức chứng nhận sự phù hợp của sản phẩm và hàng hóa?

Chứng nhận tự nguyện: là chứng nhận sự phù hợp của sản phẩm và hàng hóa với tiêu chuẩn theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân;

Chứng nhận bắt buộc: là chứng nhận sự phù hợp của sản phẩm và hàng hóa với quy chuẩn kỹ thuật theo yêu cầu của cơ quan quản lý Nhà nước (ở Trung ương hoặc Địa phương).

Dấu hợp chuẩn, dấu hợp quy là gì?

Là bằng chứng thể hiện sự phù hợp của sản phẩm và hàng hóa với tiêu chuẩn hoặc quy chuẩn kỹ thuật tương ứng;

Dấu hợp chuẩn được cấp cho sản phẩm, hàng hóa sau khi sản phẩm, hàng hóa được chứng nhận phù hợp với tiêu chuẩn;

Dấu hợp quy được cấp cho sản phẩm, hàng hóa sau khi sản phẩm, hàng hóa được chứng nhận phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật.

Lợi ích mà sản phẩm được chứng nhận

Đối với nhà sản xuất:

Khi sản phẩm được chứng nhận có nghĩa là sản phẩm đó có các chỉ tiêu chất lượng, vệ sinh an toàn phù hợp với qui định trong tiêu chuẩn (hoặc quy chuẩn kỹ thuật) có liên quan.

Điều này đã tạo lòng tin của khách hàng đối với nhà sản xuất, góp phần nâng cao uy tín của nhà sản xuất, vì thế giúp cho nhà sản xuất dễ dàng trong việc mở rộng thị trường và thuyết phục khách hàng chấp nhận sản phẩm.

Xem thêm: Dịch vụ thành lập công ty

Những sản phẩm được chứng nhận sẽ có ưu thế cạnh tranh đối với những sản phẩm cùng loại nhưng chưa được chứng nhận, chính vì vậy mà họat động CNSP đã trở thành công cụ tiếp thị hữu hiệu cho nhà sản xuất.

Chứng nhận sản phẩm cũng là một cách thức kiểm soát sản xuất, trên cơ sở đó sẽ giúp nhà sản xuất giữ ổn định chất lượng; cải tiến năng suất; giảm sự lãng phí và giảm tỉ lệ sản phẩm bị phế phẩm.

Ngoài ra, doanh nghiệp có sản phẩm được chứng nhận sẽ có điều kiện được xem xét và áp dụng các hình thức miễn hay giảm kiểm tra thực hiện bởi các cơ quan quản lý hay đối tác. Sản phẩm đã được chứng nhận cũng sẽ được dễ dàng hơn khi được các nước xem xét và thừa nhận kết quả chứng nhận.

Đối với người tiêu dùng:

Sản phẩm được chứng nhận cung cấp sự đảm bảo độc lập của bên thứ ba cho người tiêu dùng, đó là sản phẩm đã được chứng nhận theo một phương thức phù hợp bao gồm: thử nghiệm; đánh giá điều kiện đảm bảo chất lượng; giám sát và kiểm soát. Người tiêu dùng không cần thiết phải tốn chi phí cho việc thực hiện những thử nghiệm đối với sản phẩm đã được chứng nhận phù hợp với tiêu chuẩn và luôn yên tâm vì sản phẩm được sản xuất trong điều kiện đảm bảo chất lượng.

Đối với Cơ quan quản lý:

Sản phẩm được chứng nhận đáp ứng yêu cầu quản lý về bảo vệ an toàn/ sức khỏe cho người tiêu dùng, bảo vệ môi trường. Sản phẩm được chứng nhận giúp cho các cơ quan quản lý dễ dàng hơn khi vận dụng các hình thức miễn hay giảm kiểm tra theo quy định.

Chứng nhận sản phẩm có tự nguyện hay bắt buộc?

Chứng nhận sản phẩm có thể ở dưới dạng tự nguyện hay bắt buộc. Chứng nhận liên quan đến các vấn đề an toàn, vệ sinh, môi trường thường do các cơ quan quản lý hay các tổ chức chứng nhận được chỉ định thực hiện dưới dạng bắt buộc. Các chương trình chứng nhận nhằm đánh giá chất lượng sản phẩm được các tổ chức chứng nhận thực hiện dưới dạng tự nguyện.

Xin giấy chứng nhận tiêu chuẩn sản phẩm
Xin giấy chứng nhận tiêu chuẩn sản phẩm

Quyền của tổ chức, cá nhân đề nghị chứng nhận hợp chuẩn?

Có quyền lựa chọn tổ chức chứng nhận sự phù hợp;

Được cấp giấy chứng nhận hợp chuẩn cho sản phẩm, hàng hóa;

Được sử dụng dấu hợp chuẩn trên sản phẩm, hàng hóa, bao gói của sản phẩm, hàng hóa, trong tài liệu về sản phẩm, hàng hóa đã được chứng nhận hợp chuẩn.

Cách nhận biết sản phẩm được chứng nhận và chưa được chứng nhận

Sản phẩm được chứng nhận sẽ được mang “Dấu chất lượng” trên sản phẩm hay trên bao bì của sản phẩm. Điều này giúp cho người mua hoặc người tiêu dùng sản phẩm có thể nhận biết khi lựa chọn sản phẩm. Mẫu Dấu chất lượng sản phẩm phù hợp tiêu chuẩn của Trung tâm Giám định và chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert như sau:

Quy trình chứng nhận sản phẩm?

Tổ chức chứng nhận sẽ thực hiện việc chứng nhận sản phẩm sau khi đã thống nhất với cơ sở về việc đánh giá và các yêu cầu khác có liên quan.

Quy trình chứng nhận bao gồm các bước sau đây:

a) Xem xét, xác định sự phù hợp và đầy đủ đối với hồ sơ đăng ký của Doanh nghiệp;

b) Đánh giá ban đầu về các điều kiện để chứng nhận tại cơ sở (nếu Doanh nghiệp có yêu cầu);

c) Đánh giá chính thức, bao gồm:

–   Đánh giá điều kiện đảm bảo chất lượng sản xuất của cơ sở;

–   Lấy mẫu thử nghiệm và đánh giá mẫu điển hình.

d) Báo cáo đánh giá;

e) Cấp Giấy chứng nhận;

f) Giám sát sau chứng nhận (định kỳ 9 tháng/ 1 lần).

Thời hạn của giấy chứng nhận sản phẩm?

Thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận là 3 năm kể từ ngày cấp chứng nhận lần đầu.

Chi phí cho việc chứng nhận sản phẩm?

Chi phí tùy thuộc vào số lượng sản phẩm yêu cầu chứng nhận, quy mô sản xuất, tính phức tạp của sản phẩm khi thử nghiệm mẫu điển hình.

Dịch vụ xin cấp Giấy chứng nhận tiêu chuẩn sản phẩm:

Việc xin cấp giấy phép tiêu chuẩn sản phẩm có tầm ảnh hưởng khá lớn đối với thương hiệu cũng như lợi nhuận cho phía doanh nghiệp. Tuy nhiên, do một số tổ chức, doanh nghiệp vẫn còn đang rối ren trong khâu chuẩn bị hồ sơ và thủ tục, cũng như gặp khó khăn khi làm việc với các cơ quan nhà nước.

Với thông tin mà khách hàng cung cấp, chúng tôi sẽ tư vấn và hỗ trợ chuyên sâu với đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm pháp lý và có trách nhiệm cao trong công việc.

Trên đây là thông tin chi tiết về Xin giấy chứng nhận tiêu chuẩn sản phẩm. Hãy đến với Luật Quốc Bảo, Quý bạn sẽ an tâm thực hiện, dưới chi phí phù hợp và giá cả phải chăng. Trao đổi và liên hệ với Luật Quốc Bảo chúng tôi thông qua hotline/zalo: 0763387788, chúng tôi sẽ tư vấn cho bạn chi tiết và nhanh chóng nhất.

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.