Xin giấy phép xuất khẩu lao động theo quy định mới như thế nào? Hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện và chỉ được thực hiện bởi doanh nghiệp Việt Nam có Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng do cơ quan có thẩm quyền cấp.
Công ty Luật Quốc Bảo chuyên tư vấn, cung cấp dịch vụ xin giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài (Giấy phép xuất khẩu lao động). Hãy liên hệ ngay với chúng tôi.
Nếu bạn cần hỗ trợ pháp lý hay bất kỳ thắc mắc có mong muốn được giải đáp nhanh chóng, vui lòng liên hệ với Luật Quốc Bảo qua số hotline/zalo: 076 338 7788. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc cho quý khách miễn phí.
Mục lục
- 1 Căn cứ pháp lý:
- 2 Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài là gì?
- 3 Các hình thức người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
- 4 Hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài là gì?
- 5 Điều kiện cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
- 6 Thủ tục cấp giấy phép xuất khẩu lao động theo quy định mới năm 2022
- 7 Hướng dẫn trình tự, thủ tục xin cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài online
- 8 Nội dung Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài
- 9 Biểu mẫu:
- 9.1 Mẫu hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài
- 9.1.1 Xin giấy phép xuất khẩu lao động năm 2022
- 9.1.2 Điều 1: Điều khoản chung
- 9.1.3 Điều 2: Quyền và nghĩa vụ của người lao động
- 9.1.4 Tổng cộng: (chữ số)………………………………….; (bằng chữ)…………………
- 9.1.5 Xin giấy phép xuất khẩu lao động năm 2022
- 9.1.5.1 2.7. Thời gian đào tạo tại nước tiếp nhận (nếu có):
- 9.1.5.2 2.9. Tiền lương, tiền làm thêm giờ, tiền thưởng và các khoản người lao động phải nộp (nếu có):
- 9.1.5.3 2.10. Điều kiện ăn, ở, sinh hoạt:
- 9.1.5.4 2.12. An toàn, vệ sinh lao động:
- 9.1.5.5 2.15. Trường hợp thay đổi nơi làm việc hoặc thay đổi người sử dụng lao động phải thông báo cho Bên đưa đi trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày có sự thay đổi.
- 9.1.6 Xin giấy phép xuất khẩu lao động năm 2022
- 9.1.7 Điều 3: Quyền và nghĩa vụ của Bên đưa đi
- 9.1.7.1 3.4. Phối hợp với bên tiếp nhận lao động hoàn tất hồ sơ, giấy tờ để người lao động xuất, nhập cảnh hợp pháp và đến nơi làm việc.
- 9.1.7.2 3.9. Hỗ trợ người lao động hoặc thân nhân người lao động về các thủ tục để được hưởng các chế độ bảo hiểm theo quy định của nước tiếp nhận lao động, Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước theo quy định và các chính sách hỗ trợ khác của Nhà nước (nếu có);
- 9.1.8 Điều 4: Thời gian xuất cảnh
- 9.1.9 Điều 5: Thỏa thuận ký quỹ (nếu có)
- 9.1.10 Điều 6: Điều khoản bồi thường thiệt hại
- 9.1.11 Điều 7: Gia hạn hợp đồng
- 9.1.12 Điều 8: Thanh lý hợp đồng
- 9.1.13 Xin giấy phép xuất khẩu lao động năm 2022
- 9.1.14 Điều 9: Luật áp dụng và giải quyết tranh chấp
- 9.1 Mẫu hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài
Căn cứ pháp lý:
– Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020
– Nghị định 112/2021/NĐ-CP
– Thông tư 21/2021/TT-BLĐTBXH
Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài là gì?
Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là công dân Việt Nam từ đủ 18 tuổi trở lên cư trú tại Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo quy định của Luật này.
Các hình thức người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
1. Hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài ký với đơn vị sự nghiệp để thực hiện thỏa thuận quốc tế.
2. Hợp đồng hoặc thỏa thuận bằng văn bản về việc đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài ký với doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân sau đây:
a) Doanh nghiệp Việt Nam hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
b) Doanh nghiệp Việt Nam trúng thầu, nhận thầu công trình, dự án ở nước ngoài;
c) Doanh nghiệp Việt Nam đưa người lao động Việt Nam đi đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề ở nước ngoài;
d) Tổ chức, cá nhân Việt Nam đầu tư ra nước ngoài.
3. Hợp đồng lao động do người lao động Việt Nam trực tiếp giao kết với người sử dụng lao động ở nước ngoài.
Xin giấy phép xuất khẩu lao động năm 2022
Hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài là gì?
Hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài là văn bản thỏa thuận giữa doanh nghiệp dịch vụ với người lao động về quyền, nghĩa vụ của mỗi bên trong việc đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài phải thỏa thuận rõ quyền, nghĩa vụ của mỗi bên và phù hợp với nội dung của hợp đồng cung ứng lao động; ghi rõ thỏa thuận về tiền dịch vụ và chi phí khác của người lao động (nếu có).
Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định mẫu hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.
Điều kiện cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
1. Doanh nghiệp được cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng khi có đủ các điều kiện sau đây:
– Có vốn điều lệ từ 05 tỷ đồng trở lên; có chủ sở hữu, tất cả thành viên, cổ đông là nhà đầu tư trong nước theo quy định của Luật Đầu tư;
– Đã ký quỹ theo quy định tại Điều 24 của Luật này;
– Có người đại diện theo pháp luật là công dân Việt Nam, trình độ từ đại học trở lên và có ít nhất 05 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng hoặc dịch vụ việc làm; không thuộc diện đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Không có án tích về một trong các tội xâm phạm an ninh quốc gia, các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người, tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, tội quảng cáo gian dối, tội lừa dối khách hàng, tội tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh.
Hoặc ở lại Việt Nam trái phép, tội tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép, tội cưỡng ép người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép;
– Có đủ số lượng nhân viên nghiệp vụ thực hiện các nội dung quy định tại Điều 9 của Luật này;
– Có cơ sở vật chất của doanh nghiệp hoặc được doanh nghiệp thuê ổn định để đáp ứng yêu cầu giáo dục định hướng cho người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
– Có trang thông tin điện tử.
Xin giấy phép xuất khẩu lao động năm 2022
Trong đó:
Điều kiện về nhân viên nghiệp vụ
1. Đối với mỗi nội dung hoạt động quy định tại Điều 9 của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, doanh nghiệp phải có ít nhất 01 nhân viên nghiệp vụ chịu trách nhiệm thực hiện, đáp ứng một trong những tiêu chuẩn sau:
a) Tốt nghiệp trình độ cao đẳng trở lên thuộc nhóm ngành đào tạo trong lĩnh vực pháp luật, nhân văn, dịch vụ xã hội, khoa học xã hội và hành vi hoặc kinh doanh và quản lý;
b) Tốt nghiệp trình độ cao đẳng trở lên không thuộc nhóm ngành đào tạo tại điểm a khoản này và có ít nhất 02 năm kinh nghiệm về đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
2. Nhân viên nghiệp vụ phải có giao kết hợp đồng lao động và tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc tại doanh nghiệp, trừ trường hợp không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
3. Chi nhánh được doanh nghiệp dịch vụ giao nhiệm vụ thực hiện một số nội dung hoạt động quy định tại Điều 9 của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng phải có ít nhất 01 nhân viên nghiệp vụ chịu trách nhiệm đối với mỗi nội dung hoạt động và đáp ứng tiêu chuẩn quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản 1 và khoản 2 Điều này.
Xin giấy phép xuất khẩu lao động năm 2022
Điều kiện về cơ sở vật chất để tổ chức giáo dục định hướng cho người lao động
1. Cơ sở vật chất để tổ chức giáo dục định hướng phải đảm bảo điều kiện an toàn, vệ sinh và đáp ứng các tiêu chuẩn sau:
- Có phòng học và phòng nội trú cho ít nhất 100 học viên tại một thời điểm; có nơi sơ cứu, cấp cứu với trang thiết bị, phương tiện sơ cứu, cấp cứu;
- Phòng học có diện tích tối thiểu 1,4 m2/học viên, có trang thiết bị cơ bản phục vụ học tập;
- Phòng nội trú có diện tích tối thiểu 3,5 m2/học viên, có trang thiết bị cơ bản đảm bảo phục vụ sinh hoạt nội trú; bố trí không quá 12 học viên/phòng; khu vực nội trú bố trí tách biệt cho học viên nam và nữ, có đủ buồng tắm và nhà vệ sinh.
2. Trường hợp doanh nghiệp thuê cơ sở vật chất để tổ chức giáo dục định hướng thì thời hạn thuê phải còn ít nhất 02 năm tại thời điểm doanh nghiệp nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép.
3. Chi nhánh được doanh nghiệp dịch vụ giao tổ chức giáo dục định hướng phải có cơ sở vật chất đảm bảo điều kiện an toàn, vệ sinh, có phòng học và phòng nội trú đáp ứng quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này và thời hạn thuê (nếu chi nhánh thuê cơ sở vật chất) phải tối thiểu là 02 năm.
4. Doanh nghiệp dịch vụ phải duy trì quyền sử dụng hợp pháp cơ sở vật chất để tổ chức giáo dục định hướng trong suốt thời gian hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Điều kiện về trang thông tin điện tử
- Trang thông tin điện tử của doanh nghiệp phải có tên miền quốc gia Việt Nam “.vn”, đăng tải thông tin cơ bản của doanh nghiệp, đăng hình ảnh Giấy phép sau khi được cấp và nội dung thông tin về hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
- Trang thông tin điện tử của doanh nghiệp phải bảo đảm hoạt động thường xuyên, liên tục theo quy định của pháp luật về quản lý, cung cấp và sử dụng thông tin trên mạng.
- Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày có thay đổi về thông tin quy định tại điểm b khoản 2 Điều 26 của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, doanh nghiệp dịch vụ phải cập nhật lên trang thông tin điện tử của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp xuất khẩu lao động được thực hiện những công việc gồm:
– Ký các hợp đồng liên quan đến việc người lao động đi làm việc ở nước ngoài;
– Tuyển chọn lao động;
– Dạy nghề, ngoại ngữ cho người lao động; tổ chức bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài;
– Thực hiện Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;
– Quản lý, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động đi làm việc ở nước ngoài;
– Thực hiện các chế độ, chính sách đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài;
– Thanh lý hợp đồng giữa doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp và người lao động đi làm việc ở nước ngoài;
– Các hoạt động khác của tổ chức, cá nhân có liên quan đến người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
Xin giấy phép xuất khẩu lao động năm 2022
Hồ sơ xin giấy phép xuất khẩu lao động theo quy định mới năm 2022
- Văn bản đề nghị cấp Giấy phép của doanh nghiệp;
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
- Các giấy tờ chứng minh đủ điều kiện về vốn pháp định theo quy định.
- Đề án hoạt động.
- Hợp đồng thuê trụ sở, trung tâm đào tạo.
- Giấy tờ nhân sự: Bằng cấp, sơ yếu lý lịch, xác nhận kinh nghiệm.
- Hợp đồng với đối tác về sự hợp tác đưa người sang nước ngoài làm việc.
Thủ tục cấp giấy phép xuất khẩu lao động theo quy định mới năm 2022
Trình tự, thủ tục cấp giấy phép như sau:
Bộ lao động cấp giấy phép: Trong thời gian 30 ngày kể từ ngày có ý kiến của UBND tỉnh/ TP nơi doanh nghiệp đặt trụ sở.
Thời gian cấp giấy phép: Dự kiến 5-6 tháng.
Trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày được cấp hoặc đổi Giấy phép, doanh nghiệp phải có văn bản thông báo kèm theo bản sao Giấy phép gửi Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính và niêm yết công khai bản sao Giấy phép tại trụ sở chính của doanh nghiệp.
Trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày được cấp hoặc đổi Giấy phép, doanh nghiệp phải có văn bản thông báo kèm theo bản sao Giấy phép gửi Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính và niêm yết công khai bản sao Giấy phép tại trụ sở chính của doanh nghiệp.
Hướng dẫn trình tự, thủ tục xin cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài online
Bước 1: Đăng nhập tài khoản, truy cập vào mục “Cấp Giấy phép” và khai thông tin theo mẫu đề nghị cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài;
Bước 2: Đăng tải các tài liệu theo quy định lên Hệ thống cơ sở dữ liệu;
Bước 3: Ký số và gửi hồ sơ trực tuyến.
Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ trên Hệ thống, Bộ LĐTB&XH cấp Giấy phép cho doanh nghiệp, bản gốc Giấy phép được trả trực tiếp tại bộ phận một cửa hoặc qua dịch vụ bưu chính;
Trường hợp không cấp Giấy phép phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Trạng thái xử lý hồ sơ được thể hiện trên Hệ thống cơ sở dữ liệu.
Nội dung Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài
Xin giấy phép xuất khẩu lao động năm 2022
Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sau đây gọi là Giấy phép) có các nội dung chính sau đây:
– Số Giấy phép và ngày cấp Giấy phép;
– Tên doanh nghiệp;
– Mã số doanh nghiệp;
– Địa chỉ trụ sở chính;
– Số điện thoại;
– Địa chỉ trang thông tin điện tử.
Biểu mẫu:
Mẫu hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài
Mẫu số 03
HỢP ĐỒNG ĐƯA NGƯỜI LAO ĐỘNG ĐI LÀM VIỆC Ở NƯỚC NGOÀI
Số………/(Tên viết tắt doanh nghiệp đưa đi)
Hôm nay, ngày………….tháng………….năm…………tại…….., chúng tôi gồm:
Doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài:……………………
(sau đây gọi là Bên đưa đi)
Địa chỉ: ……………………………………………………………………………
Điện thoại:………..…; E-mail:.……..……; Địa chỉ trang thông tin điện tử:……..
Người đại diện: …………………………………………………………………..
Chức vụ: …………………………………………………………………………..
và
Xin giấy phép xuất khẩu lao động năm 2022
Ông/Bà …………………………………………(sau đây gọi là Người lao động)
Ngày, tháng, năm sinh:………………………Giới tính: …………nam/nữ
Địa chỉ thường trú: ….. …………………………………………………………..
Số Hộ chiếu/CMTND/CCCD:…………..,ngày cấp………..nơi cấp………..
Người được báo tin (Họ và tên, quan hệ với người lao động): ……………………………………..
……………………………………………………………………………………………………………
Địa chỉ báo tin tại Việt Nam:…………, số điện thoại:………E-mail:………..…
Căn cứ Hợp đồng cung ứng lao động số ……… ngày…/…/… ký giữa ……… (Bên nước ngoài tiếp nhận lao động) với Bên đưa đi và thông báo việc người lao động đã trúng tuyển đi làm việc ở nước ngoài ngày ………tháng ……năm……
Hai Bên thỏa thuận và ký kết thực hiện các điều khoản hợp đồng sau đây:
Điều 1: Điều khoản chung
– Thời hạn của hợp đồng lao động:… năm…. tháng… ngày, tính từ ngày:……….;
– Ngành, nghề, công việc:………………………………………………………..;
– Địa điểm làm việc:………………………..……………………………………;
– Người sử dụng lao động: …….(tên Người sử dụng lao động, người đại diện theo pháp luật, chức danh, địa chỉ).
Điều 2: Quyền và nghĩa vụ của người lao động
2.1. Tham gia đầy đủ khóa học giáo dục định hướng trước khi đi làm việc ở nước ngoài do Bên đưa đi tổ chức; trong thời gian…… (ngày), đảm bảo thời lượng 74 tiết, kiểm tra đạt kết quả và được cấp Giấy chứng nhận hoàn thành khóa học.
2.2. Tham gia khóa bồi dưỡng kỹ năng nghề ……………. do Bên đưa đi tổ chức (nếu có) trong thời gian ….. (ngày). Phí bồi dưỡng kỹ năng nghề là……… do …… (người lao động/bên đưa đi/bên nước ngoài tiếp nhận lao động) chi trả.
2.3. Tham gia khóa đào tạo ngoại ngữ ……… do Bên đưa đi tổ chức (nếu có) trong thời gian…… (ngày). Phí đào tạo ngoại ngữ là ……….. do…… (người lao động/bên đưa đi/bên nước ngoài tiếp nhận lao động) chi trả.
2.4. Chi phí người lao động phải trả trước khi đi:
– Tiền dịch vụ (nếu có):………………………………………………………….;
+ Mức tiền dịch vụ: …….. /hợp đồng………. năm…………tháng………..ngày;
+ Thời gian nộp (1 lần): ………… hoặc nhiều lần (tiến độ thanh toán:……………);
– Tiền đóng góp Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước:……………………………..
– Các chi phí khác (nếu có):…
+ Chi phí đi lại từ Việt Nam đến nơi làm việc: …………………………………………..
+ Lệ phí cấp hộ chiếu, lệ phí cấp thị thực (visa):……………………………………..
+ Tiền khám sức khỏe:……………………………………………………………
+ ………………………………………………………………………………..
Tổng cộng: (chữ số)………………………………….; (bằng chữ)…………………
Xin giấy phép xuất khẩu lao động năm 2022
2.5. Ký kết và thực hiện hợp đồng lao động với người sử dụng lao động.
2.6. Thời gian thử việc (nếu có):
– Thời gian thử việc: ….. tháng…..ngày, kể từ ngày:……………………………;
– Mức lương thử việc:.………………………………………………………….;
– Các chế độ khác của người lao động:………………..…………………………;
Sau thời gian thử việc, nếu người lao động không đáp ứng được yêu cầu công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động, Bên đưa đi sẽ thống nhất với người lao động về việc …… (cùng với người sử dụng lao động kéo dài thời gian thử việc, bố trí cho người lao động một công việc khác với mức lương phù hợp hoặc đưa người lao động về nước bằng chi phí của…).
2.7. Thời gian đào tạo tại nước tiếp nhận (nếu có):
– Thời gian đào tạo:………..tháng hoặc…………ngày.
– Mức lương/trợ cấp đào tạo: …………………………………………………….;
– Điều kiện/chi phí ăn, ở,………………………………………………………….;
2.8. Thời giờ làm việc, nghỉ ngơi:
Thời giờ làm việc: …. giờ/ngày, …. ngày/tuần theo quy định của Luật…. Ngoài thời gian này được tính là thời gian làm thêm giờ.
Người lao động được nghỉ … ngày lễ theo quy định của Luật….., đó là các ngày:……(1/1, Quốc Khánh….).
Ngoài ra, người lao động được nghỉ … ngày phép có hưởng lương hàng năm theo quy định của Luật….
2.9. Tiền lương, tiền làm thêm giờ, tiền thưởng và các khoản người lao động phải nộp (nếu có):
– Tiền lương, tiền làm thêm giờ, tiền thưởng/phụ cấp:
+ Tiền lương: …. (Trong các trường hợp đặc biệt, lao động là thuyền viên, hoặc các nước tiếp nhận lao động có quy định về tiền lương theo năm thì hai Bên thỏa thuận ghi rõ những nội dung này vào hợp đồng);
+ Tiền làm thêm giờ:………………………………………………………
+ Các khoản tiền thưởng/phụ cấp (chuyên cần, hỗ trợ ăn, ở, ca kíp,….)
+ Ngày trả lương:…………………………………………………………………;
+ Hình thức trả lương:…………………………………………………………….;
– Các khoản người lao động phải nộp theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận lao động: ……………………………………………………………………………..
2.10. Điều kiện ăn, ở, sinh hoạt:
Được người sử dụng lao động/Bên nước ngoài tiếp nhận lao động cung cấp (miễn phí hoặc có phí) chỗ ở và được cung cấp (miễn phí hoặc có phí)…. bữa ăn hoặc các thiết bị (điện, gas,…), dụng cụ nấu ăn cần thiết để tự nấu ăn.
2.11. Bảo hiểm:
Được tham gia và hưởng chế độ bảo hiểm:
– Bảo hiểm xã hội…………………………………………………………………;
– Bảo hiểm y tế:…………………………………………………………………..;
– Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp :…………………………………;
– Bảo hiểm khác (nếu có):…………………………………………………………
2.12. An toàn, vệ sinh lao động:
Được cung cấp miễn phí trang thiết bị bảo hộ lao động theo từng vị trí việc làm và đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động theo Luật … và quy chế của người sử dụng lao động.
2.13. Chi phí đi lại:
– Chi phí đi lại từ Việt Nam đến nơi làm việc tại nước tiếp nhận do……….. chi trả;
– Chi phí đi lại từ nơi làm việc tại nước tiếp nhận về Việt Nam sau khi người lao động hoàn thành hợp đồng do…………… chi trả;
– Trường hợp lao động phải về nước trước hạn do lỗi của…………. thì chi phí đi lại từ nơi làm việc tại nước tiếp nhận về Việt Nam do……………….. chi trả.
2.14. Chăm sóc sức khỏe sinh sản, ốm đau, thương tật, tử vong: được khám, chữa bệnh, được hưởng chế độ theo quy định pháp luật nước tiếp nhận lao động và được hỗ trợ từ Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước theo quy định của pháp luật Việt Nam.
2.15. Trường hợp thay đổi nơi làm việc hoặc thay đổi người sử dụng lao động phải thông báo cho Bên đưa đi trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày có sự thay đổi.
2.16. Thực hiện thanh lý hợp đồng này trong thời gian 180 ngày kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động; nếu không thanh lý hợp đồng Bên đưa đi được đơn phương thanh lý hợp đồng theo quy định của pháp luật.
2.17. Bồi thường cho Bên đưa đi theo thỏa thuận nêu tại Điều 6 hợp đồng này và quy định của pháp luật có liên quan.
2.18. Yêu cầu Bên đưa đi bồi thường thiệt hại do Bên đưa đi gây ra theo quy định tại Điều 6 hợp đồng này và quy định của pháp luật có liên quan.
2.19. Được hưởng các quyền và thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
…………………………..
Xin giấy phép xuất khẩu lao động năm 2022
Điều 3: Quyền và nghĩa vụ của Bên đưa đi
3.1. Thu tiền dịch vụ nêu tại khoản 2.4 Điều 2 Hợp đồng này.
3.2. Tổ chức giáo dục định hướng cho người lao động, đảm bảo thời lượng 74 tiết theo quy định.
3.3. Thỏa thuận với người lao động về việc bồi dưỡng kỹ năng nghề, ngoại ngữ cho người lao động theo yêu cầu của bên tiếp nhận lao động.
3.4. Phối hợp với bên tiếp nhận lao động hoàn tất hồ sơ, giấy tờ để người lao động xuất, nhập cảnh hợp pháp và đến nơi làm việc.
3.5. Đảm bảo người lao động được ký kết hợp đồng lao động với người sử dụng lao động với các điều khoản phù hợp với hợp đồng này.
3.6. Phối hợp với Bên nước ngoài tiếp nhận hỗ trợ người lao động trong việc gửi tiền lương và các khoản thu nhập hợp pháp của người lao động về Việt Nam theo đúng quy định của pháp luật.
3.7. Tổ chức quản lý, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động trong thời gian người lao động làm việc ở nước ngoài.
3.8. Phối hợp với bên tiếp nhận lao động tổ chức, hướng dẫn cho người lao động xuất, nhập cảnh về nước theo hợp đồng đã ký.
3.9. Hỗ trợ người lao động hoặc thân nhân người lao động về các thủ tục để được hưởng các chế độ bảo hiểm theo quy định của nước tiếp nhận lao động, Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước theo quy định và các chính sách hỗ trợ khác của Nhà nước (nếu có);
3.10. Bồi thường cho người lao động, người bảo lãnh (nếu có) về những thiệt hại do Bên đưa đi gây ra theo quy định tại Điều 6 hợp đồng này, hợp đồng bảo lãnh (nếu có) và quy định của pháp luật có liên quan.
3.11. Yêu cầu người lao động hoặc người bảo lãnh bồi thường thiệt hại theo thỏa thuận nêu tại Điều 6 hợp đồng này, hợp đồng bảo lãnh (nếu có) và quy định của pháp luật có liên quan.
3.12. Thanh lý Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo quy định của pháp luật.
3.13. Được hưởng các quyền và thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
………………………….
Điều 4: Thời gian xuất cảnh
4.1. Bên đưa đi có trách nhiệm đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài không quá 180 ngày kể từ ngày người lao động trúng tuyển đi làm việc ở nước ngoài theo văn bản cam kết của doanh nghiệp.
4.2. Trong thời gian nêu tại khoản 4.1 Điều này, nếu người lao động không còn nguyện vọng đi làm việc ở nước ngoài thì Bên đưa đi trả lại hồ sơ (hộ chiếu, sơ yếu lý lịch, bằng cấp…) và người lao động phải chịu các khoản chi phí đã chi (nếu có) để làm thủ tục cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài: phí giao thông từ Việt Nam đến nơi làm việc, tiền học ngoại ngữ, tiền bồi dưỡng kỹ năng nghề, tiền làm hộ chiếu, phí xin cấp thị thực (visa), tiền khám sức khỏe, …
4.3. Trong thời gian nêu tại khoản 4.1 Điều này, nếu Bên đưa đi vẫn chưa đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, Bên đưa đi phải thông báo rõ lý do cho người lao động.
Trường hợp người lao động không còn nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài thì trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày người lao động thông báo không còn nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài, Bên đưa đi phải trả lại hồ sơ (hộ chiếu, sơ yếu lý lịch, bằng cấp…) cho người lao động và các khoản tiền người lao động đã nộp cho Bên đưa đi bao gồm tiền dịch vụ, đóng góp Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước, phí giao thông từ Việt Nam đến nơi làm việc, phí cấp thị thực (visa), …; và Bên đưa đi làm thủ tục hoàn trả tiền ký quỹ (nếu có) cho người lao động.
4.4. Trường hợp bất khả kháng (thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh, bất ổn chính trị hoặc tình trạng khẩn cấp) dẫn đến sau 180 ngày kể từ ngày người lao động trúng tuyển mà người lao động không còn nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài.
và/hoặc Bên đưa đi không đưa được người lao động đi làm việc ở nước ngoài thì Bên đưa đi phải trả lại hồ sơ (hộ chiếu, sơ yếu lí lịch, bằng cấp, …) cho người lao động, hoàn trả người lao động tiền dịch vụ và các khoản chưa chi. Đối với các khoản đã chi theo quy định, Bên đưa đi hoàn trả người lao động theo thỏa thuận giữa người lao động và Bên đưa đi.
Điều 5: Thỏa thuận ký quỹ (nếu có)
Bên đưa đi và người lao động thỏa thuận về thực hiện ký quỹ để bảo đảm nghĩa vụ theo Hợp đồng như sau:
5.1. Tiền ký quỹ:………………………………………
5.2. Thời hạn ký quỹ:…………………………………
5.3. Phạm vi ký quỹ: một phần hoặc toàn bộ các nghĩa vụ của người lao động
5.4. Hai bên thống nhất ký kết hợp đồng ký quỹ theo quy định pháp luật.
Xin giấy phép xuất khẩu lao động năm 2022
Điều 6: Điều khoản bồi thường thiệt hại
Bên đưa đi và người lao động thỏa thuận việc bồi thường thiệt hại, mức bồi thường thiệt hại trong các trường hợp sau:
– Bên đưa đi không đưa được người lao động đi làm việc ở nước ngoài được nêu tại khoản 4.3 Điều 4 của Hợp đồng này, mức bồi thường là:…………………………..
– Bên đưa đi không đảm bảo các nội dung nêu tại khoản 2.6, 2.7, 2.8, 2.9 và 2.10 Điều 2 của Hợp đồng này, mức bồi thường là: ……………………..
– Người lao động tự ý chấm dứt hợp đồng trái pháp luật hoặc ở lại nước ngoài trái pháp luật sau khi chấm dứt hợp đồng, mức bồi thường là:…………………………………… (trừ trường hợp nước, vùng lãnh thổ tiếp nhận lao động hoặc hợp đồng cung ứng lao động không quy định người lao động phải bồi thường).
Điều 7: Gia hạn hợp đồng
– Bên đưa đi và người lao động có thể thỏa thuận tiếp tục thực hiện hợp đồng hoặc gia hạn hợp đồng khi có sự thay đổi nội dung nêu tại Điều 1 của Hợp đồng này (thời hạn hợp đồng lao động, ngành nghề, công việc, địa điểm làm việc, người sử dụng lao động).
– Hợp đồng này có thời hạn………… kể từ ngày ký và có thể gia hạn.
Điều 8: Thanh lý hợp đồng
8.1. Hợp đồng này được thanh lý một trong các trường hợp sau:
– Người lao động không còn nguyện vọng đi làm việc ở nước ngoài;
– Bên đưa đi không đưa được người lao động đi làm việc ở nước ngoài trong trường hợp 180 ngày kể từ ngày người lao động trúng tuyển;
– Người lao động chấm dứt hợp đồng lao động;
– Người lao động vi phạm hợp đồng lao động, tự ý bỏ hợp đồng ra ngoài làm việc bất hợp pháp;
– Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật nước tiếp nhận lao động.
8.2. Tùy thuộc vào nguyên nhân dẫn đến việc chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn, hai Bên sẽ xem xét việc thỏa thuận thanh lý hợp đồng, cụ thể như sau:
– Trong trường hợp bất khả kháng không thể tiếp tục thực hiện Hợp đồng (như xảy ra chiến tranh, thiên tai và các sự kiện khác nằm ngoài khả năng kiểm soát hợp lý của các Bên), hai bên sẽ cùng nhau giải quyết những vấn đề còn tồn tại và Bên đưa đi sẽ xem xét khả năng hỗ trợ cho lao động trên cơ sở những quy định hiện hành của pháp luật;
– Trường hợp người lao động bị chấm dứt hợp đồng và về nước trước thời hạn mà không do lỗi của người lao động, Bên đưa đi có trách nhiệm trả các khoản tiền theo quy định và bồi thường cho người lao động theo thỏa thuận;
– Trường hợp người lao động bị chấm dứt hợp đồng và phải về nước trước thời hạn do lỗi của người lao động, người lao động có trách nhiệm bồi thường Bên nước ngoài tiếp nhận lao động và Bên đưa đi về những thiệt hại do người lao động gây ra.
………………………..
Xin giấy phép xuất khẩu lao động năm 2022
Điều 9: Luật áp dụng và giải quyết tranh chấp
9.1. Hợp đồng này được giải thích và điều chỉnh theo luật pháp Việt Nam.
9.2. Mọi tranh chấp phát sinh trên cơ sở Hợp đồng này sẽ được giải quyết trước hết bằng thương lượng giữa hai bên theo nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi.
9.3. Trường hợp tranh chấp không giải quyết được thông qua thương lượng hai bên sẽ đưa ra …. để giải quyết theo quy định của pháp luật…
Hợp đồng này làm tại …. ngày …. tháng …. năm…., có hiệu lực kể từ ngày ký, được lập thành …. bản bằng tiếng Việt, có giá trị pháp lý như nhau, mỗi bên giữ …. bản để theo dõi và thực hiện./.
Đại diện Bên đưa đi (Ký tên, đóng dấu và ghi rõ họ tên) | Người lao động (Ký tên và ghi rõ họ tên) |
Trên đây là thông tin chi tiết về Xin giấy phép xuất khẩu lao động theo quy định mới năm 2022. Hãy đến với Luật Quốc Bảo, Quý bạn sẽ an tâm thực hiện, dưới chi phí phù hợp và giá cả phải chăng. Trao đổi và liên hệ với Luật Quốc Bảo chúng tôi thông qua hotline/zalo: 0763387788, chúng tôi sẽ tư vấn cho bạn chi tiết và nhanh chóng nhất.