Mẫu giấy cam kết về an toàn thực phẩm. Chủ sở hữu của cơ sở sản xuất có nghĩa vụ cam kết đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng. Mẫu giấy cam kết cam kết an toàn thực phẩm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đối với sản phẩm do chủ cơ sở sản xuất. Cam kết đảm bảo an toàn thực phẩm thường được thực hiện đối với các cơ sở kinh doanh, cơ sở sản xuất thực phẩm. Hình thức này được tạo ra để chứng minh và cam kết cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm đã đáp ứng các điều kiện theo quy định về an toàn, vệ sinh thực phẩm và đang hoạt động hợp pháp trên thị trường. Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật Quốc Bảo để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Mẫu giấy cam kết an toàn thực phẩm” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.
Căn cứ pháp lý
- Luật An toàn thực phẩm 2010
- Nghị định 15/2018/NĐ-CP
Giấy cam kết an toàn vệ sinh thực phẩm sẽ mang giá trị pháp lý và có giá trị tương đương giấy phép về vấn đề đảm bảo vệ sinh và an toàn thực phẩm. Nói theo cách khác thì giấy tờ này là cách chủ cơ sở sản xuất chứng minh đơn vị mình đã đáp ứng tốt quy định vệ sinh, an toàn cho thực phẩm, đủ điều kiện để hoạt động trên thị trường.
Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm được dành cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ ăn uống, và một số trường hợp ngoại lệ không cần xin cấp nhưng vẫn phải đảm bảo tuân thủ các quy định về an toàn thực phẩm. Thì đối tượng ngoại lệ được nhắc đến ở trên cần ký bản cam kết đảm bảo an toàn thực phẩm, bao gồm những cơ sở sản xuất nhỏ lẻ quy định tại Điều 12 của Nghị định 15/2018/NĐ-CP:
“Điều 12. Cơ sở không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
a) Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ;
b) Sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định;
c) Sơ chế nhỏ lẻ;
d) Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ;
đ) Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn;
e) Sản xuất, kinh doanh dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm;
g) Nhà hàng trong khách sạn;
h) Bếp ăn tập thể không có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm;
i) Kinh doanh thức ăn đường phố;
k) Cơ sở đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận: Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000, Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC), Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) hoặc tương đương còn hiệu lực.
2. Các cơ sở quy định tại khoản 1 Điều này phải tuân thủ các yêu cầu về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tương ứng.”
Thẩm quyền cấp và xem xét cam kết vệ sinh an toàn thực phẩm
– Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm/Ban Quản lý An toàn thực phẩm sẽ phụ trách quản lý đối với đơn vị hoạt động với quy mô hơn 200 suất ăn tính trên mỗi lần phục vụ.
– Ủy ban Nhân dân các cấp từ quận/huyện trở lên sẽ phụ trách quản lý đối với cơ sở ăn uống quy mô từ 50 đến 200 suất ăn tính theo mỗi lẫn phục vụ.
– Trạm y tế sẽ quản lý cơ sở dịch vụ ăn uống quy mô nhỏ hơn 50 suất ăn cho mỗi lần phục vụ hoặc kinh doanh tại đường phố.
Sau khi cấp giấy cơ quan được phân cấp sẽ kiểm tra theo tần suất quy định.
Điều kiện cam kết an toàn thực phẩm
Sau khi xác định được đối tượng buộc phải ký cam kết an toàn thực phẩm thì chủ cơ sở phải đáp ứng các điều kiện sau:
Cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ phải tuân thủ các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tương ứng theo quy định
Chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất thực phẩm phải được tập huấn và được cấp Giấy xác nhận tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm theo quy định. Chủ cơ sở phải được khám sức khỏe và được cấp Giấy xác nhận đủ sức khỏe theo quy định của Bộ Y tế
Thủ tục viết và gửi giấy cam kết an toàn thực phẩm đến cơ quan chức năng
Quy trình ký cam kết được thực hiện qua các bước sau đây:
– Chủ cơ sở sẽ đăng ký tham gia tập huấn để cập nhật đầy đủ kiến thức an toàn thực phẩm, đồng thời khám sức khỏe để được xác nhận có đủ sức khỏe thực hiện việc sản xuất. kinh doanh.
– Nộp hồ sơ xin được cam đoan giữ an toàn, vệ sinh cho thực phẩm.
– Cơ quan chức năng tiến hành thẩm định ở tại cơ sở kinh doanh, sản xuất.
Mẫu giấy cam kết an toàn thực phẩm đối với dịch vụ ăn uống
Câu hỏi thường gặp
Cơ sở kinh doanh không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm bị phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ Theo quy định tại Khoản 1 Điều 18 Nghị định 115/2018/NĐ-CP:
Hành vi kinh doanh dịch vụ ăn uống mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm sẽ bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng. Trừ trường hợp không thuộc diện phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật và vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.
Điều 37 Luật An toàn thực phẩm quy định thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm như sau
Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm có hiệu lực sử dụng trong 3 năm.
Trước 06 tháng tính đến ngày Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hết hạn, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải nộp hồ sơ xin cấp lại Giấy chứng nhận trong trường hợp tiếp tục sản xuất, kinh doanh.
Giấy cam kết an toàn thực phẩm dành cho ai?
Bản cam kết đảm bảo an toàn thực phẩm, bao gồm:
Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ
Sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định
Sơ chế nhỏ lẻ
Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ
Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn
Sản xuất, kinh doanh dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm
Bếp ăn tập thể không có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm
Kinh doanh thức ăn đường phố
Có một số trường hợp cơ sở kinh doanh được cấp chứng chỉ an toàn vệ sinh thực phẩm như: Thực hành sản xuất tốt (GMP); Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP); Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000; Tiêu chuẩn thực phẩm
quốc tế (IFS); Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC); Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) hoặc tương đương,… thì cũng không cần ký giấy cam kết an toàn thực phẩm.
Quý khách cần làm giấy cam kết vệ sinh an toàn thực phẩm hãy liên hệ với Luật Quốc Bảo hotline/zalo: 076 338 7788.