Làm thế nào để xin giấy phép thi công công trình giao thông có yêu cầu đặc biệt về kĩ thuật không thể bố trí ngoài phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ được xây dựng trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng? Dưới đây là giải đáp thắc mắc cho vấn đề trên. Hãy cùng Luật Quốc Bảo tìm hiểu những thông tin này qua bài viết sau đây.
Mục lục
- 1 Quyết định 2923-QĐ/ĐB của Bộ Giao thông vận tải về việc cấp giấy phép thi công công trình liên quan đến đường bộ
- 2 Thủ tục cấp giấy phép thi công xây dựng công trình thiết yếu
- 3 Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép thi công công trình
- 4 Quyết định 2525/2003/QĐ-BGTVT.
- 5 Câu hỏi liên quan đến giấy phép thi công công trình giao thông
Quyết định 2923-QĐ/ĐB của Bộ Giao thông vận tải về việc cấp giấy phép thi công công trình liên quan đến đường bộ
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI __________ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc _____________________ |
Số: 2923-QĐ/ĐB | Hà Nội, ngày 02 tháng 11 năm 1996 |
QUYẾT ĐỊNH
Về việc cấp giấy phép thi công công trình liên quan đến đường bộ
_____________________
BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
Căn cứ Nghị định số 22-CP ngày 22/3/1994 về nhiệm vụ quản lý Nhà nước và cơ cấu tổ chức bộ máy của Bộ Giao thông vận tải;
Căn cứ Điều 21 Pháp lệnh Bảo vệ công trình giao thông công bố theo lệnh 38L/CTN ngày 10/12/1994 của Chủ tịch nước;
Căn cứ Điều 8 Điều lệ Trật tự an toàn giao thông đường bộ và trật tự an toàn giao thông đô thị ban hành kèm theo Nghị định 36-CP ngày 29/5/1996 của Chính phủ.
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Các đơn vị thi công các công trình thuộc ngành Giao thông vận tải cũng như thuộc các ngành khác nằm trong phạm vi hành lang bảo vệ hoặc có liên quan trực tiếp đến công trình giao thông đường bộ chỉ được thi công khi đã có giấy phép thi công của cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền cấp (gọi chung là giấy phép – mẫu kèm theo).
Điều 2: Các cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền cấp giấy phép thi công.
2.1. Cục đường bộ Việt Nam cấp giấy phép thi công cho các công trình liên quan đến quốc lộ đối với:
– Các công trình có dự án thuộc nhóm A và B của ngành giao thông.
– Các công trình có dự án thuộc nhóm A, B, C của các ngành khác.
– Trường hợp công trình chạy dài qua nhiều tỉnh, nhiều quốc lộ, thời gian thi công kéo dài nhiều ngày và ở xa.
Đơn vị thi công có trách nhiệm làm thủ tục, thống nhất để cục Đường bộ Việt Nam cấp giấy phép thi công chung cho phần công trình mà đơn vị trúng thầu và uỷ quyền cho các Khu quản lý đường bộ (Khu QLĐB).
Sở Giao thông vận tải, hoặc Sở Giao thông công chính (Sở GTVT) cấp giấy phép thi công theo khu vực do Khu hoặc Sở quản lý cho từng đợt tuỳ thời gian và biện pháp tổ chức thi công thống nhất với đơn vị thi công nhằm tạo thuận lợi cho thi công cũng như cho việc kiểm tra giám sát việc thực hiện giấy phép.
Đồng thời phối hợp đảm bảo an toàn công trình giao thông cũng như phương tiện tham gia giao thông.
2.2. Khu QLĐB, sở Giao thông vận tải cấp giấy phép thi công đối với các công trình có dự án nhóm C của ngành Giao thông, các công trình xây dựng mới và sửa chữa của ngành Giao thông và các ngành khác trên các quốc lộ do khu hoặc sở được Bộ và Cục đường bộ Việt Nam giao quản lý nhưng chưa đến mức lập dự án.
2.3. Đối với đường địa phương, sở Giao thông vận tải cấp giấy phép thi công.
Điều 3: Thủ tục cấp giấy phép thi công gồm:
1. Đơn xin phép thi công của đơn vị thi công.
2. Hồ sơ thiết kế kỹ thuật đã được cấp có thẩm quyền duyệt.
3. Các thoả thuận của các cơ quan quản lý các công trình ngoài ngành đường bộ có liên quan.
4. Thiết kế biện pháp thi công và tổ chức thi công đảm bảo an toàn giao thông.
Điều 4: Các đơn vị đã được cấp phép phải báo cho các đơn vị trực tiếp quản lý công trình đường bộ (Phân khu quản lý đường bộ, đoạn quản lý đường bộ). Trên cơ sở giấy phép, các đơn vị trực tiếp quản lý công trình đường bộ bàn giao phạm vi thi công và giám sát đơn vị thi công thực hiện nội dung giấy phép và có quyền đình chỉ thi công khi đơn vị thi công vi phạm các quy định của giấy phép.
Các đơn vị thi công phải đảm bảo giao thông và chịu trách nhiệm trước pháp luật về mất an toàn giao thông do làm sai giấy phép gây ra trong suốt thời gian từ khi nhận mặt bằng thi công cho đến khi hoàn trả lại công trình giao thông như khi nhận bàn giao mặt bằng thi công. Mọi chi phí đảm bảo giao thông và sửa chữa cầu đường do thi công công trình thì đơn vị thi công phải bồi hoàn.
Các đơn vị thi công đã có giấy phép thi công và nhận bàn giao mặt bằng nhưng quá 45 ngày kể từ ngày nhận bàn giao mặt bằng mà không triển khai thi công, đảm bảo giao thông thì sẽ bị thu hồi giấy phép thi công.
Điều 5: Do nhiệm vụ của các phân khu quản lý đường bộ, đoạn quản lý đường bộ luôn phải sửa chữa cầu đường và đảm bảo giao thông trong phạm vi đã được giao quản lý.
Vì vậy cho phép các khu quản lý đường bộ, sở Giao thông vận tải căn cứ nhiệm vụ hàng năm giao cho đơn vị mà cấp phép thi công dài hạn, cho các dự án mà thời hạn thi công đã được cấp thẩm quyền phê duyệt (trừ trường hợp nhiệm vụ giao trực tiếp thời hạn cấp phép không quá một năm).
Điều 6: Đơn vị cấp phép phải khẩn trương xem xét và làm thủ tục cấp phép, thời gian không chậm quá 10 ngày kể từ ngày nhận đủ thủ tục hồ sơ của đơn vị xin cấp phép.
Điều 7: Giao cho Cục đường bộ Việt Nam chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra công trình công tác an toàn giao thông khi thi công trên đường bộ. Đồng thời phối hợp cùng lực lượng Cảnh sát nhân dân, Quân đội kiểm tra và xử lý các vi phạm xâm hại công trình giao thông như Điều 4, Điều 5 Nghị định 49/CP ngày 26/7/1995 của Chính phủ.
Điều 8: Các ông Chánh văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục đường bộ Việt Nam, Vụ trưởng Vụ pháp chế, Tổng Giám đốc các Ban quản lý dự án, Các cục, Vụ liên quan và Thủ trưởng các đơn vị thi công có trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Lê Ngọc Hoàn(Đã ký) |
MẪU GIẤY PHÉP THI CÔNG
(Kèm theo quyết định số 2923/ĐBVN, ngày 2 tháng 11 năm 1996 của Bộ Giao thông vận tải)
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
(Khu Quản lý đường bộ…..)
(Sở Giao thông vận tải….)
Hà Nội, ngày tháng năm
Số: GT-ĐB
GIẤY PHÉP THI CÔNG
Công trình……………………………..
– Căn cứ Pháp lệnh Bảo vệ công trình giao thông 38L/CTN và Điều lệ Trật tự an toàn giao thông và Trật tự an toàn giao thông đô thị ban hành kèm theo Nghị định 36-CP.
– Căn cứ Quyết định số …… QĐ/ĐB ngày tháng năm 199… của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về cấp phép thi công trên đường bộ.
– Căn cứ công văn xin cấp phép thi công số….. ngày….. tháng.. .năm 199 của…………………… về việc thi công công trình….. …………………………………………….. liên quan đến Quốc lộ (tỉnh lộ)……… từ Km……..đến Km……………
– Căn cứ hồ sơ thiết kế kỹ thuật công trình …….. đã được cấp có thẩm quyền duyệt số……….ngày … tháng……năm 199…
– Căn cứ biện pháp và tổ chức thi công liên quan đến đảm bảo an toàn giao thông đường bộ đã thống nhất giữa khu Quản lý đường bộ (Sở Giao thông vận tải…………………………).
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Đồng ý cấp phép thi công cho công ty…………. được thi công công trình …………. liên quan đến quốc lộ…………. (tỉnh lộ………) từ Km…………đến Km………. với các yêu cầu:
……………………………………………………….
……………………………………………………….
Điều 2: Thời gian thi công:
Từ ngày………………………………………………
Đến ngày……………………………………………..
Điều 3: Chủ đầu tư công trình và đơn vị thi công phải mang giấp phép này đến phân khu (đoạn) quản lý đường bộ…………………để thông báo và nhận bàn giao cụ thể phạm vi thi công và triển khai biện pháp đảm bảo an toàn giao thông. Và chỉ được khởi công khi Phân khu (Đoạn) quản lý đường bộ ………………….. chấp nhận đã hoàn chỉnh xong công tác an toàn giao thông.
Điều 4: Đơn vị thi công có trách nhiệm phối hợp cùng Phân khu (đoạn) quản lý đường bộ …………………………… tổ chức đảm bảo an toàn giao thông suốt quá trình thi công như sửa chữa mặt đường êm thuận, gác chắn phần luồng giao thông…
Không được để ách tắc giao thông và phải chịu trách nhiệm về mất an toàn giao thông do làm sai giấy phép gây ra, đơn vị thi công phải hoàn trả nền mặt đường và hành lang bảo vệ đường như khi nhận bàn giao.
Điều 5: Sau 45 ngày nhận bàn giao mặt bằng, đơn vị thi công không triển khai thi công và đảm bảo giao thông thì sẽ bị thu hồi giấy phép, mọi phí tổn phải tự chịu trách nhiệm.
Điều 6: Các ông Tổng Giám đốc, Giám đốc cơ quan chủ đầu tư, đơn vị thi công, Phân khu (Đoạn) Quản lý đường bộ ………. căn cứ các điều khoản của giấy phép thi công này để thực hiện. Nếu vi phạm để xảy ra mất an toàn giao thông sẽ bị xử lý theo Nghị định 49/CP ngày 26/7/1995, trường hợp nghiêm trọng còn bị xử lý theo pháp luật hiện hành.
Thủ tục cấp giấy phép thi công xây dựng công trình thiết yếu
Cơ quan có thẩm quyền cấp phép
Theo Điều 14 của Thông tư số 50/2015 / TT-BGTVT được sửa đổi và bổ sung bởi Khoản 2, Điều 1 của Thông tư số. 13/2020/TT-BGTVT, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng là Cục Quản lý Đường bộ, Sở Giao thông vận tải được giao quản lý đường cao tốc quốc gia, đường cao tốc và đường bộ để đầu tư, xây dựng, vận hành và khai thác dưới hình thức hợp tác công tư trong phạm vi quản lý được giao.
Thành phần hồ sơ.
Hồ sơ xin cấp giấy phép này được quy định tại Điều 14 của Thông tư số 50/2015 / TT-BGTVT được sửa đổi và bổ sung bởi Khoản 2, Điều 1 của Thông tư số 13/2020 / TT-BGTVT, bao gồm:
– Một mẫu đơn xin giấy phép xây dựng, được thực hiện theo mẫu.
– Hai bộ bản vẽ thiết kế xây dựng và các biện pháp tổ chức xây dựng được phê duyệt bởi các cơ quan có thẩm quyền, cho thấy quy mô của các công trình và các hạng mục công việc thiết yếu trong phạm vi bảo vệ cơ sở hạ tầng giao thông. giao thông đường bộ… ( bản gốc ).
Trình tự thực hiện.
Thứ tự thực hiện các thủ tục được đề cập trong Điều 19 của Thông tư số 50/2015 / TT – BGTVT như sau:
– Các tổ chức và cá nhân nộp đơn cho Cục Quản lý Đường bộ hoặc Sở Giao thông Vận tải được giao nhiệm vụ quản lý tuyến đường.
– Cơ quan có thẩm quyền nhận và kiểm tra hồ sơ.
Gửi trực tiếp: Sau khi kiểm tra thành phần của hồ sơ, nếu nó phù hợp với quy định, sẽ được nhận; nếu không theo quy định, hướng dẫn các tổ chức và cá nhân hoàn thành hồ sơ trong vòng ngày làm việc.
Đệ trình gián tiếp ( thông qua hệ thống bưu chính hoặc bằng các phương tiện phù hợp khác ), cơ quan có thẩm quyền nhận hồ sơ. Nếu hồ sơ được phát hiện là không đầy đủ, trong vòng 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn, thì phải cung cấp hướng dẫn bằng văn bản cho tổ chức hoặc cá nhân để hoàn thành nó.
– Cơ quan có thẩm quyền xử lý sẽ thẩm định hồ sơ và, nếu đủ điều kiện, cấp giấy phép xây dựng. Trong trường hợp từ chối, phải có một văn bản trả lời nêu rõ lý do.
Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép thi công công trình
(1)
(2)
Số:…………/………….
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
…, ngày … tháng … năm201…
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP PHÉP THI CÔNG CÔNG TRÌNH
Cấp phép thi công (…3…)
Kính gửi: …………………………………….(…4…)
– Căn cứ Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; Nghị định số 100/2013/NĐ-CP ngày 03/9/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP;
– Căn cứ Thông tư số 50/2011/TT-BGTVT ngày 18 tháng 5 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
– Căn cứ (…5..); (…..2….) đề nghị được cấp phép thi công (…6…) tại (…7…). Thời gian thi công bắt đầu từ ngày …tháng … năm … đến hết ngày …tháng … năm …
Xin gửi kèm theo các tài liệu sau:
+ (…5…) (bản sao có xác nhận của Chủ đầu tư).
+ (…8…) (bản chính)..
+ (…9…),(…2…) Đối với thi công công trình thiết yếu: xin cam kết tự di chuyển hoặc cải tạo công trình và không đòi bồi thường khi ngành đường bộ có yêu cầu di chuyển hoặc cải tạo; đồng thời, hoàn chỉnh các thủ tục theo quy định của pháp luật có liên quan để công trình thiết yếu được triển khai xây dựng trong thời hạn có hiệu lực của Văn bản chấp thuận.
(…2…) Đối với thi công trên đường bộ đang khai thác: xin cam kết thực hiện đầy đủ các biện pháp bảo đảm giao thông thông suốt, an toàn theo quy định, hạn chế ùn tắc giao thông đến mức cao nhất và không gây ô nhiễm môi trường.
(…2…) xin cam kết thi công theo đúng Hồ sơ thiết kế.
(…10…) phê duyệt và tuân thủ theo quy định của Giấy phép thi công. Nếu thi công không thực hiện các biện pháp bảo đảm giao thông thông suốt, an toàn theo quy định, để xảy ra tai nạn giao thông, ùn tắc giao thông, ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, (…2…) chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
Địa chỉ liên hệ: ………
Số điện thoại: …………..
Nơi nhận:
– Như trên;
– ………………..;
– Lưu: VT.
(……2…..)
QUYỀN HẠN, CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI KÝ
(ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
Quyết định 2525/2003/QĐ-BGTVT.
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI Số: 2525/2003/QĐ-BGTVT |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Trung Ương, ngày 28 tháng 8 năm 2003 |
QUYẾT ĐỊNH
Về việc ban hành “Quy định
thi công công trình trên đường bộ đang khai thác”
__________________
BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
Căn cứ Luật Giao thông đường bộ số 26/2001/QH10 ngày 29 tháng 6 năm 2001;
Căn cứ Nghị định số 34/2003/NĐ-CP ngày 04 tháng 04 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;
Theo đề nghị của các ông Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ và Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Nay ban hành kèm theo Quyết định này “Quy định thi công công trình trên đường bộ đang khai thác”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ này đăng công báo và thay thế Quyết định số 4213/2001/QĐ-BGTVT ngày 10 tháng 12 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
Điều 3. Các ông Chánh văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ, Cục trưởng Cục đường bộ Việt Nam, Cục trưởng Cục Giám định và Quản lý chất lượng công trình giao thông và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Ngô Thịnh Đức (Đã ký) |
QUY ĐỊNH
Thi công công trình trên đường bộ đang khai thác
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2525/2003/QĐ-BGTVT ngày 28 tháng 8 năm 2003
của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
_________________
Chương 1:
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Văn bản này quy định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến việc thi công công trình trên đường bộ đang khai thác thuộc hệ thống đường bộ Việt Nam.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Mọi tổ chức, cá nhân khi thi công, sửa chữa, nâng cấp, cải tạo và xây dựng mới các công trình (dưới đây gọi tắt là tổ chức, cá nhân thi công) nằm trong phạm vi đất của đường bộ, hành lang an toàn đường bộ, phần trên không, phần dưới mặt đất, phần dưới mặt nước liên quan đến an toàn công trình và an toàn giao thông đường bộ.
Phải thực hiện các điều khoản của Quy định này và các qui định của pháp luật khác có liên quan để bảo đảm cho người và xe qua lại an toàn, thông suốt, liên tục; công trình đường bộ đang được khai thác bền vững và bảo vệ môi trường.
Chương 2:
TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN THI CÔNG MỤC A. TRƯỚC KHI THI CÔNG
MỤC B – TRƯỚC KHI THI CÔNG
Điều 3. Trước khi quyết định đầu tư, tổ chức, cá nhân phải có ý kiến thoả thuận bằng văn bản của cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền về các vấn đề có liên quan đến an toàn công trình giao thông đường bộ, phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ và quy hoạch phát triển đường bộ.
Điều 4. Tổ chức, cá nhân có công trình thi công trên đường bộ đang khai thác phải được cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền thoả thuận về thời gian thi công, biện pháp bảo đảm an toàn giao thông trong suốt thời gian thi công, thời gian hoàn thành.
Điều 5. Đối với công trình thi công trên đất dành cho đường bộ
1. Phải có giấy phép thi công của cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền và thủ tục bàn giao hiện trường để thi công.
2. Nếu công trình liên quan đến an toàn khai thác đường bộ thì hồ sơ thiết kế kỹ thuật phải được cơ quan có thẩm quyền của ngành giao thông vận tải phê duyệt hoặc chấp thuận theo phân cấp.
Điều 6. Tổ chức, cá nhân đã được cấp phép thi công phải đến đơn vị quản lý đường bộ làm thủ tục nhận bàn giao mặt bằng thi công để triển khai các bước tiếp theo. Kể từ ngày nhận bàn giao mặt bằng, tổ chức, cá nhân thi công phải chịu trách nhiệm quản lý và đảm bảo giao thông êm thuận, thông suốt, an toàn.
Điều 7. Tổ chức, cá nhân quản lý đường bộ làm công tác quản lý, sửa chữa thường xuyên không phải xin giấy phép thi công nhưng phải nghiêm chỉnh thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn giao thông trong suốt qúa trình thực hiện nhiệm vụ.
MỤC B – TRONG KHI THI CÔNG
Điều 8. Trong suốt quá trình thi công, tổ chức, cá nhân phải thực hiện đúng phương án, biện pháp, thời gian thi công đã được thống nhất; phải bảo đảm an toàn giao thông thông suốt theo quy định và tránh không được gây hư hại các công trình đường bộ hiện có.
Trong trường hợp không thể tránh được thì phải có sự chấp thuận của cơ quan quản lý đường bộ về biện pháp bảo vệ hoặc tạm thời tháo dỡ, di dời và thi công hoàn trả; nghiêm cấm việc san, đổ đất trong phạm vi hành lang an toàn đường bộ mà không phục vụ thi công công trình, đồng thời chịu mọi trách nhiệm về sự mất an toàn giao thông do thi công gây ra.
Quý khách tham khảo: Luật Quốc Bảo – Hotline/zalo: 0763387788
Thủ tục đầu tư nước ngoài vào Việt Nam | Thành lập hộ kinh doanh |
Đảm bảo giao thông, an toàn giao thông trong quá trình thi công công trình trên đường bộ đang khai thác là một hạng mục công việc trong thiết kế tổ chức thi công và là một phần kinh phí của gói thầu; kinh phí này không được nhỏ hơn kinh phí bảo dưỡng thường xuyên trước khi triển khai dự án.
Tổ chức, cá nhân phải chịu sự thanh tra, kiểm tra của cơ quan quản lý đường bộ và Thanh tra giao thông đường bộ về việc thực hiện các quy định bảo đảm an toàn giao thông trong thi công theo quy định của giấy phép và của pháp luật.
Điều 9. Đường tránh, cầu tạm và hệ thống báo hiệu bảo đảm an toàn phải được hoàn thành trước khi thi công công trình chính. Đường tránh, cầu tạm phải đảm bảo cho các loại phương tiện giao thông có tải trọng và kích cỡ mà đường cũ đã cho phép qua lại an toàn. Hệ thống báo hiệu bảo đảm an toàn giao thông phải theo đúng Điều lệ báo hiệu đường bộ 22TCN-237-01 của Bộ Giao thông vận tải.
Điều 10. Trong suốt thời gian thi công nhất thiết phải có người cảnh giới hướng dẫn giao thông, khi ngừng thi công phải có báo hiệu an toàn theo quy định như: biển chỉ dẫn, cờ và đèn đỏ vào ban đêm. Người cảnh giới hướng dẫn giao thông phải đeo băng đỏ bên cánh tay trái, được trang bị cờ, còi và đèn vào ban đêm.
Điều 11. Phải có biển ở hai đầu đoạn đường thi công ghi rõ tên đơn vị thi công, lý trình thi công, địa chỉ Văn phòng công trường, số điện thoại (nếu có) và tên của Chỉ huy trưởng công trường; người chỉ huy nhất thiết phải có phù hiệu, người làm việc trên đường phải mặc trang phục bảo hộ lao động theo quy định.
Điều 12. Các xe máy thi công trên đường phải đầy đủ thiết bị an toàn và sơn màu theo quy định.
Điều 13. Ngoài giờ thi công, xe máy phải được tập kết vào bãi. Trường hợp không có bãi phải để sát lề đường nơi dễ phát hiện và có báo hiệu.
Xe máy hư hỏng phải tìm mọi cách đưa sát vào lề đường và phải có báo hiệu theo quy định.
Điều 14. Khi thi công ở nền đường, mặt đường, mặt cầu phải dành lại một phần nền đường, mặt đường, mặt cầu để cho xe, người đi bộ qua lại, cụ thể là:
1. Mặt đường, mặt cầu rộng từ 3 làn xe trở xuống phải để ít nhất 1 làn;
2. Mặt đường; mặt cầu rộng trên 3 làn xe trở lên phải để ít nhất 2 làn;
3. Trường hợp không để đủ bề rộng 1 làn xe thì phải làm đường tránh. Với trường hợp tuyến đường độc đạo, mặt đường thi công hẹp không thoả mãn các điều kiện nêu trên, có nguy cơ cao gây ách tắc giao thông trong khu vực thi công thì phải đề cập ngay từ bước nghiên cứu dự án việc bổ sung các dự án đảm bảo giao thông thành phần (hỗ trợ bằng đường thuỷ, đường sắt, đường hàng không…. ).
Các dự án thành phần này phải được triển khai thi công trước, đảm bảo đưa vào khai thác trước khi thi công tuyến chính.
4. Trường hợp đào để mở rộng nền đường thì đào đến đâu phải đắp lại ngay đến đó. Trường hợp thi công trên các đoạn nền đất yếu, đào hạ nền đường, đắp nền cao hơn 2m (hai mét) phải có biện pháp riêng về tổ chức đảm bảo giao thông được tư vấn giám sát và Chủ công trình chấp thuận. Lưu ý có biện pháp ứng phó khi gặp trời mưa.
5. Khi thi công móng và mặt đường: chiều dài mũi thi công không quá 300m, các mũi thi công cách nhau ít nhất 500m. Trong mùa mưa lũ, phải hoàn thành thi công dứt điểm từng đoạn sau mỗi ca, mỗi ngày, tránh không để trôi vật liệu ra hai bên đường làm hư hỏng tài sản của nhân dân và gây ô nhiễm môi trường.
6. Trường hợp thi công cống mà không có đường tránh thì chỉ được thi công trên 1/2 chiều dài, 1/2 còn lại để đảm bảo giao thông. Nếu không đủ rộng một làn xe thì phải thiết kế đắp tạm mở rộng đề đảm bảo đủ bề rộng một làn xe. Có cắm hàng rào quanh hố đào, đặt chướng ngại vật chắc chắn và cách về mỗi bên 30 m.
7. Khi thi công trên đường phố phải có phương án và thời gian thi công thích hợp với đặc điểm từng đường phố để không gây ùn tắc giao thông. Phải đảm bảo hành lang an toàn cho người đi bộ.
Điều 15. Vật liệu thi công chỉ được đưa ra đường đủ dùng từ 2 đến 3 đoạn thi công và chiều dài để vật liệu không kéo dài quá 300m. Phải để vật liệu ở một bên lề đường, không được để song song cả hai bên làm thu hẹp nền, mặt đường. Nghiêm cấm để các loại vật liệu tràn lan làm cản trở và mất an toàn giao thông.
Trước đợt mưa lũ phải thi công dứt điểm, thu dọn hết vật liệu thừa trên đường và phải có phương án đảm bảo giao thông trong trường hợp xảy ra sự cố cầu, đường do mưa lũ gây ra trong phạm vi mặt bằng được giao thi công.
Điều 16. Nghiêm cấm việc đốt nhựa đường trên đường ở nơi đông dân cư, để các loại vật liệu chảy ra mặt đường gây trơn trượt mất an toàn giao thông và ô nhiễm môi trường.
Điều 17. Trường hợp thi công có sử dụng mìn phải tuân thủ theo quy định của pháp luật. Mỗi đợt nổ mìn (kể cả thu dọn đất đá) không được kéo dài quá 2 giờ và phải cách nhau ít nhất 4 giờ để đảm bảo giao thông. Phải bố trí thời gian nổ mìn vào giờ thấp điểm. Tại những khu vực gần khu dân cư, cấm nổ mìn từ 19 giờ đến 06 giờ sáng hôm sau.
Trong trường hợp cần thiết yêu cầu thời gian nổ mìn quá thời gian quy định trên phải được Bộ Giao thông vận tải chấp thuận. Với các dự án có khối lượng thi công nổ phá lớn, có nhiều gói thầu, nhiều mũi thi công…, Ban Quản lý dự án cần tham khảo ý kiến của chính quyền địa phương về thời gian nổ mìn, thống nhất với cơ quan cấp phép thi công và phải thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Điều 18. Khi chặt cây ven đường phải có báo hiệu và tổ chức gác 2 đầu; không cho cây đổ vào bên trong lòng đường gây cản trở giao thông. Trường hợp bắt buộc phải cho cây đổ vào trong lòng đường phải nhanh chóng đưa cây ra sát lề đường. Khi chặt cây ở bất kỳ bộ phận nào của đường đều phải đào bỏ rễ và hoàn trả lại nguyên trạng bộ phận đường đó. Nghiêm cấm các hành vi lao các vật từ trên cao xuống nền, mặt đường.
Điều 19. Đối với việc thi công sửa chữa cầu, kè, đường ngầm khi vừa thi công sửa chữa vừa cho xe qua lại thì phải: cắm biển báo hiệu đường hẹp, biển hạn chế tốc độ, biển báo công trường…. ;
Tổ chức gác chắn và có người điều hành giao thông 24h/24h; vật tư, thiết bị thi công phải để gọn gàng vào bên trong hàng rào ngăn cách phần dành cho thi công với phần dành cho lưu thông; hệ thống dẫn điện, nước phục vụ thi công phải thường xuyên được kiểm tra để tránh xảy ra tai nạn.
Trường hợp không thể vừa thi công vừa đảm bảo giao thông thì nhất thiết phải có đường tránh.
Điều 20. Khi sửa chữa hoặc mở rộng đường lên, xuống bến phà, cầu phao thì phải sửa 1/2 bề rộng của đường, phần còn lại để cho lên xuống không nhỏ hơn 4m đối với đường lên xuống cầu phao và không nhỏ hơn 6m đối với đường lên xuống phà và phải đủ thiết bị an toàn. Trường hợp không đủ bề rộng tối thiểu và xét thấy xe lên xuống phà, cầu phao không an toàn thì phải làm bến tạm.
Điều 21. Trường hợp trục vớt phao, phà bị đắm, kể cả việc thanh thải các chướng ngại vật ở lòng sông dưới cầu phải có đầy đủ hệ thống phao tiêu, tín hiệu đường sông và phải dọn luồng cho cầu phao, phà hoạt động bình thường không để ách tắc giao thông.
MỤC C. KẾT THÚC THI CÔNG
Điều 22. Sau khi hoàn thành một đoạn đường không quá 1km hoặc 1 cầu, 1 cống, tổ chức, cá nhân thi công phải thu dọn toàn bộ các chướng ngại vật để bảo đảm giao thông an toàn, thông suốt.
Trước khi bàn giao công trình phải dọn toàn bộ vật liệu thừa, di chuyển máy móc, thanh thải các chướng ngại vật và sửa chữa các hư hỏng công trình đường bộ do thi công gây ra. Nếu tổ chức, cá nhân thi công không thực hiện đầy đủ, đơn vị quản lý đường bộ có quyền từ chối nhận bàn giao.
Điều 23. Tổ chức, cá nhân thi công phải bàn giao lại hiện trường cho đơn vị quản lý đường bộ đã bàn giao theo quy định tại Điều 6 của Quy định này.
Chương 3:
TRÁCH NHIỆM CỦA BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN (ĐẠI DIỆN CHỦ ĐẦU TƯ)
Điều 24. Ban Quản lý dự án có trách nhiệm kiểm tra nhà thầu trong suốt quá trình thi công về công tác đảm bảo an toàn giao thông, trường hợp nhà thầu thực hiện không đạt yêu cầu thì xem xét xử phạt kinh tế theo thẩm quyền hoặc báo cáo cấp trên để có biện pháp xử lý thích hợp.
Chương 4:
TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN QUẢN LÝ ĐƯỜNG BỘ
Điều 25. Phân cấp việc cấp giấy phép thi công
1. Đối với các Quốc lộ:
a. Cục Đường bộ Việt Nam đối với các công trình nhóm A, B của ngành giao thông vận tải hoặc nhóm A, B, C của các ngành khác.
b. Khu Quản lý đường bộ, Sở Giao thông vận tải, Sở Giao thông công chính đối với các công trình nhóm C của ngành giao thông vận tải hoặc công trình chưa đến mức phải lập dự án của các ngành khác.
2. Đối với hệ thống đường địa phương: do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định.
Điều 26. Thủ tục cấp giấy phép thi công gồm:
1. Đơn xin phép thi công của tổ chức, cá nhân thi công
2. Hồ sơ thiết kế kỹ thuật và thiết kế tổ chức thi công đã được cấp có thẩm quyền duyệt;
3. Hợp đồng xây lắp:
4. Các văn bản thống nhất về phương án thi công, biện pháp đảm bảo an toàn giao thông và thời gian thi công giữa chủ đầu tư, đơn vị thi công và cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền.
Điều 27. Các cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền cấp phép thi công xem xét và cấp phép thi công không chậm hơn 10 ngày kể từ khi đã nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ.
Điều 28. Các đơn vị quản lý đường bộ và lực lượng Thanh tra giao thông đường bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm kiểm tra, thanh tra các tổ chức, cá nhân trong suốt thời gian thi công
Trường hợp tổ chức, cá nhân thi công vi phạm các quy định ghi trong giấy phép thi công và các quy định của pháp luật về an toàn giao thông đường bộ thì cơ quan quản lý đường bộ và Thanh tra giao thông lập biên bản xử lý theo quy định của pháp luật.
Nếu tổ chức, cá nhân thi công tái phạm thì cơ quan quản lý đường bộ và Thanh tra giao thông đường bộ có quyền đình chỉ thi công, thu hồi giấy phép thi công và trong 24 giờ phải báo cáo về cơ quan quản lý đường bộ cấp trên để xem xét giải quyết. Việc chậm trễ và mọi phí tổn do bị ngừng thi công, tổ chức, cá nhân thi công tự chịu trách nhiệm.
Điều 29. Đơn vị quản lý đường bộ có trách nhiệm tiếp nhận lại và tổ chức quản lý, khai thác theo quy định.
Câu hỏi liên quan đến giấy phép thi công công trình giao thông
Xây dựng không theo đúng giấy phép xây dựng được cấp có được điều chỉnh giấy phép xây dựng không?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 98 Luật Xây dựng 2014 về điều chỉnh giấy phép xây dựng như sau:
“Điều 98. Điều chỉnh giấy phép xây dựng
1. Trong quá trình xây dựng, trường hợp có điều chỉnh thiết kế làm thay đổi một trong các nội dung dưới đây thì chủ đầu tư phải đề nghị điều chỉnh giấy phép xây dựng:
a) Thay đổi hình thức kiến trúc mặt ngoài của công trình đối với công trình trong đô thị thuộc khu vực có yêu cầu về quản lý kiến trúc;
b) Thay đổi một trong các yếu tố về vị trí, diện tích xây dựng; quy mô, chiều cao, số tầng của công trình và các yếu tố khác ảnh hưởng đến kết cấu chịu lực chính;
c) Khi điều chỉnh thiết kế bên trong công trình làm thay đổi công năng sử dụng làm ảnh hưởng đến an toàn, phòng, chống cháy, nổ, bảo vệ môi trường.”
Do đó, trong trường hợp có một điều chỉnh thiết kế thay đổi một trong các nội dung trên, phải yêu cầu điều chỉnh giấy phép xây dựng.
Trong trường hợp bạn đi kiểm tra và thấy rằng công trình xây dựng không phù hợp với giấy phép xây dựng đã ban hành, cần xem xét liệu trường hợp giấy phép không phù hợp này có thuộc về một trong những thay đổi cụ thể được đề cập ở trên hay không. Trong một trong các trường hợp, việc điều chỉnh giấy phép xây dựng sẽ được thực hiện.
Hành vi thi công xây dựng công trình sai nội dung giấy phép xây dựng được cấp có thể bị xử phạt như thế nào?
Căn cứ theo khoản 6, điểm c khoản 15 Điều 16 Nghị định 16/2022/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về trật tự xây dựng như sau:
“Điều 16. Vi phạm quy định về trật tự xây dựng
[…]
6. Xử phạt đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình sai nội dung giấy phép xây dựng được cấp đối với trường hợp cấp giấy phép xây dựng mới như sau:
a) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ;
b) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa hoặc công trình xây dựng khác;
c) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc công trình phải lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng.
[…]
15. Biện pháp khắc phục hậu quả:
[…]
c) Buộc phá dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm với các hành vi quy định tại khoản 4, khoản 6, khoản 7, khoản 8 (mà hành vi vi phạm đã kết thúc), khoản 9, khoản 10, khoản 12, khoản 13 Điều này.
16. Đối với hành vi quy định tại khoản 4, khoản 6, khoản 7 và khoản 8 Điều này mà đang thi công xây dựng thì ngoài việc bị phạt tiền theo quy định còn phải tuân theo trình tự, thủ tục quy định tại Điều 81 Nghị định này.
17. Trường hợp xây dựng không đúng giấy phép xây dựng được cấp nhưng không thuộc trường hợp phải điều chỉnh giấy phép xây dựng theo quy định của Luật Xây dựng thì không bị coi là hành vi xây dựng sai nội dung giấy phép xây dựng được cấp.”
Theo đó, hành động xây dựng các công trình chống lại nội dung của giấy phép xây dựng được cấp cho từng loại công việc có các khoản tiền phạt cụ thể nêu trên. Đồng thời, áp dụng các biện pháp khắc phục để buộc phá hủy các công trình vi phạm hoặc các bộ phận của công trình xây dựng.
Đối với các vi phạm cá nhân, mức phạt cho các cá nhân là 1/2 mức phạt đối với các tổ chức ( theo quy định tại điểm c, khoản 3, Điều 4 của Nghị định số 16/2022 / ND-CP ).
Đây là những thông tin đầy đủ, cập nhật nhất về giấy phép thi công công trình giao thông. Nếu quý khách không có thời gian hay gặp khó khăn khi thực hiện các thủ tục kể trên, hoặc cần tư vấn thêm thông tin pháp lý. Vui lòng gọi cho Luật Quốc Bảo theo số điện thoại Hotline: 0763 387 788 để được đội ngũ luật sư có nhiều kinh nghiệm trong các thủ tục pháp lý tư vấn một cách rõ ràng nhất.