Hành nghề đấu giá tài sản và điều kiện hành nghề?

Hành nghề đấu giá tài sản như thế nào? Quy định pháp luật về điều kiện hành nghề đấu giá tài sản ra sao? Hãy cùng Luật Quốc Bảo tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ thông tin hơn nhé.

Nếu bạn cần hỗ trợ pháp lý hay bất kỳ thắc mắc có mong muốn được giải đáp nhanh chóng, vui lòng liên hệ với Luật Quốc Bảo qua số hotline/zalo: 076 338 7788. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc cho quý khách miễn phí.

Mục lục

Điều kiện hành nghề đấu giá tài sản

Điều 10. Tiêu chuẩn đấu giá viên

Đấu giá viên phải có đủ các tiêu chuẩn sau đây:

  1. Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt;
  2. Có bằng tốt nghiệp đại học hoặc trên đại học thuộc một trong các chuyên ngành luật, kinh tế, kế toán, tài chính, ngân hàng;
  3. Tốt nghiệp khóa đào tạo nghề đấu giá quy định tại Điều 11 của Luật này, trừ trường hợp được miễn đào tạo nghề đấu giá quy định tại Điều 12 của Luật này;
  4. Đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề đấu giá.

Ngoài những quy định kể trên, công dân Việt Nam muốn được tham gia lớp đào tạo nghề Đấu giá cần phải có thời gian làm việc trong lĩnh vực được đào tạo từ 03 năm trở lên.

Thời gian khóa đào tạo nghề đấu giá là 06 tháng (theo Điều 11 Luật Đấu giá tài sản 2016).

Tuy nhiên, nếu người đã là luật sư, công chứng viên, thừa phát lại, quản tài viên, trọng tài viên có thời gian hành nghề từ 02 năm trở lên hoặc người đã là thẩm phán, kiểm sát viên, chấp hành viên thì được miễn đào tạo nghề đấu giá.

Hành nghề đấu giá tài sản
Hành nghề đấu giá tài sản

Điều 11. Đào tạo nghề đấu giá

  1. Người đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 10 của Luật này, có thời gian làm việc trong lĩnh vực được đào tạo từ 03 năm trở lên được tham gia khóa đào tạo nghề đấu giá.
  2. Thời gian khóa đào tạo nghề đấu giá là 06 tháng. Người hoàn thành khóa đào tạo nghề đấu giá được cơ sở đào tạo nghề đấu giá cấp giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề đấu giá.

Điều 22. Trung tâm dịch vụ đấu giá tài sản

  1. Trung tâm dịch vụ đấu giá tài sản do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập.
  2. Trung tâm dịch vụ đấu giá tài sản là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Tư pháp, có trụ sở, con dấu và tài khoản riêng. Giám đốc Trung tâm dịch vụ đấu giá tài sản là đấu giá viên.

Điều 23. Doanh nghiệp đấu giá tài sản

1. Doanh nghiệp đấu giá tài sản được thành lập, tổ chức và hoạt động dưới hình thức doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

2. Tên của doanh nghiệp đấu giá tư nhân do chủ doanh nghiệp lựa chọn, tên của công ty đấu giá hợp danh do các thành viên thỏa thuận lựa chọn và theo quy định của Luật doanh nghiệp nhưng phải bao gồm cụm từ “doanh nghiệp đấu giá tư nhân” hoặc “công ty đấu giá hợp danh”.

3. Điều kiện đăng ký hoạt động của doanh nghiệp đấu giá tài sản:

a) Doanh nghiệp đấu giá tư nhân có chủ doanh nghiệp là đấu giá viên, đồng thời là Giám đốc doanh nghiệp; Công ty đấu giá hợp danh có ít nhất một thành viên hợp danh là đấu giá viên, Tổng giám đốc hoặc Giám đốc của công ty đấu giá hợp danh là đấu giá viên;

b) Có trụ sở, cơ sở vật chất, các trang thiết bị cần thiết bảo đảm cho hoạt động đấu giá tài sản.

4. Những nội dung liên quan đến thành lập, tổ chức, hoạt động và chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp đấu giá tài sản không quy định tại Luật này thì thực hiện theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.

Quy định của pháp luật về chứng chỉ hành nghề đấu giá

  • Luật Đấu giá tài sản 2016
  • Nghị định 62/2017/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật đấu giá tài sản;
  • Thông tư 14/2018/TT-BTP, về Quy tắc đạo đức nghề nghiệp đấu giá viên do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành .
  • Thông tư 06/2017/TT-BTP quy định về chương trình khung của khóa đào tạo của nghề đấu giá, cơ sở đào tạo nghề đấu giá, việc tập sự và kiểm tra kết quả tập sự hành nghề đấu giá và biểu mẫu trong lĩnh vực đấu giá do Bộ Tư pháp ban hành

Quyền và nghĩa vụ của đấu giá viên

Căn cứ theo quy định tại Điều 19 Luật Đấu giá tài sản 2016, đấu giá viên sẽ có những quyền và nghĩa vụ dưới đây.

Quyền của đấu giá viên :

– Hành nghề trên toàn lãnh thổ Việt Nam;

–  Trực tiếp điều hành cuộc đấu giá;

– Truất quyền tham dự cuộc đấu giá của người tham gia đấu giá có hành vi vi phạm quy định tại khoản 5 Điều 9 của Luật Đấu giá tài sản 2016;

– Dừng cuộc đấu giá khi phát hiện có hành vi thông đồng, dìm giá hoặc gây rối, mất trật tự tại cuộc đấu giá và thông báo cho tổ chức đấu giá tài sản;

–  Điều hành cuộc đấu giá theo hợp đồng giữa Hội đồng đấu giá tài sản với tổ chức đấu giá tài sản nơi đấu giá viên hành nghề trong trường hợp cuộc đấu giá do Hội đồng thực hiện hoặc tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính phủ thành lập để xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng trong trường hợp tổ chức tự đấu giá;

–  Hướng dẫn, giám sát việc tập sự của người tập sự hành nghề đấu giá;

–  Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

Nghĩa vụ của đấu giá viên :

– Tuân thủ nguyên tắc, trình tự, thủ tục đấu giá tài sản quy định tại Luật Đấu giá tài sản 2016;

– Tuân theo Quy tắc đạo đức nghề nghiệp đấu giá viên (Quy tắc đạo đức nghề nghiệp của Đấu giá viên được hướng dẫn bởi Thông tư 14/2018/TT-BTP, bao gồm các quy tắc chung như: Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức; Nguyên tắc hành nghề đấu giá viên; Tôn trọng, bảo vệ uy tín nghề nghiệp; Rèn luyện, tu dưỡng bản thân; Trách nhiệm nghề nghiệp…)

– Chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước tổ chức đấu giá tài sản về cuộc đấu giá do mình thực hiện;

– Chịu trách nhiệm về các công việc do người tập sự hành nghề đấu giá mà mình hướng dẫn thực hiện quy định tại khoản 3 Điều 13 của Luật Đấu giá tài sản 2016;

– Tham gia bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp theo quy định tại Điều 20 của Luật Đấu giá tài sản 2016;

– Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề đấu giá

Để được cấp chứng chỉ hành nghề đấu giá, điều kiện tiên quyết là một người phải đáp ứng đủ những tiêu chuẩn để trở thành Đấu giá viên được quy định tại Điều 10 Luật Đấu giá tài sản 2016.

Những trường hợp không được cấp chứng chỉ hành nghề đấu giá

Để đảm bảo tính khách quan, minh bạch cũng như chất lượng của đấu giá viên, Điều 15 Luật Đấu giá tài sản 2016 đã quy định một số trường hợp không được cấp chứng chỉ hành nghề đấu giá viên:

Một là, không đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 10 của Luật Đấu giá tài sản 2016.

Hai là, đang là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân; cán bộ, công chức, viên chức, trừ trường hợp là công chức, viên chức được đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá để làm việc cho Trung tâm dịch vụ đấu giá tài sản.

Ba là, bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.

Bốn là, đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; bị kết án và bản án đã có hiệu lực pháp luật; đã bị kết án mà chưa được xóa án tích; đã bị kết án về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, các tội về tham nhũng kể cả trường hợp đã được xóa án tích.

Năm là, đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

Một số lưu ý khi hoạt động hành nghề đấu giá

– Trong hoạt động hành nghề đầu giá, đấu giá viên cần hiểu rõ các quyền và nghĩa vụ của mình, bên cạnh đó cần tuân thủ đúng các quy trình, thủ tục đấu giá theo quy định. Đấu giá viên cần lưu ý một số trường hợp sẽ bị thu hồi chứng chỉ hành nghề đấu giá theo quy định tại Điều 16 của Luật Đấu giá tài sản 2016 như sau:

Một là, thuộc một trong các trường hợp không được cấp chứng chỉ hành nghề đã nêu ở trên.

Hai là, không hành nghề đấu giá tài sản theo quy định tại khoản 1 Điều 18 của Luật Đấu giá tài sản 2016 trong thời hạn 02 năm kể từ ngày được cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá, trừ trường hợp bất khả kháng;

Ba là, bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính do vi phạm quy định tại điểm b hoặc điểm c khoản 1 Điều 9 của Luật Đấu giá tài sản 2016;

Bốn là, thôi hành nghề theo nguyện vọng;

Năm là, bị tuyên bố mất tích hoặc tuyên bố là đã chết.       

– Về bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của đấu giá viên theo Điều 20 Luật Đấu giá tài sản 2016 thì đấu giá viên tham gia bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp thông qua tổ chức đấu giá tài sản hoặc tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính phủ thành lập để xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng.

Tổ chức đấu giá tài sản, tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính phủ thành lập để xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng có nghĩa vụ mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho đấu giá viên của tổ chức mình.

Câu hỏi thường gặp:

Đăng ký học khóa đào tạo nghề đấu giá ở đâu?

Điều 3 Thông tư 06/2017/TT-BTP quy định về cơ sở đào tạo nghề đấu giá như sau:

  1. Cơ sở đào tạo nghề đấu giá theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 77 của Luật đấu giá tài sản là Học viện Tư pháp thuộc Bộ Tư pháp.
  2. Thời gian làm việc trong lĩnh vực được đào tạo từ 03 năm trở lên để được tham gia khóa đào tạo nghề đấu giá quy định tại khoản 1 Điều 11 Luật đấu giá tài sản là thời gian làm việc tại các cơ quan, tổ chức sau khi đã có bằng tốt nghiệp đại học hoặc sau đại học thuộc một trong các chuyên ngành luật, kinh tế, kế toán, tài chính, ngân hàng.

Theo quy định nêu trên thì Học viện Tư pháp là cơ sở đào tạo nghề đấu giá.

Điều kiện để được tham gia khóa đào tạo nghề đấu giá?

Điều kiện để được tham gia khóa đào tạo nghề đấu giá?

Căn cứ Khoản 1 Điều 11 Luật đấu giá tài sản 2016 quy định như sau:

Đào tạo nghề đấu giá

Người đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 10 của Luật này, có thời gian làm việc trong lĩnh vực được đào tạo từ 03 năm trở lên được tham gia khóa đào tạo nghề đấu giá, cụ thể là:

– Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt;

– Có bằng tốt nghiệp đại học hoặc trên đại học thuộc một trong các chuyên ngành luật, kinh tế, kế toán, tài chính, ngân hàng.

– Có thời gian làm việc trong lĩnh vực được đào tạo từ 03 năm trở lên

Điều kiện nào để tham dự kiểm tra kết quả tập sự hành nghề đấu giá?

Căn cứ Điều 13 Luật đấu giá tài sản 2016 quy định như sau:

Người có giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề đấu giá và người được miễn đào tạo nghề đấu giá được tập sự hành nghề đấu giá tại tổ chức đấu giá tài sản.

Thời gian tập sự hành nghề đấu giá là 06 tháng. Thời gian tập sự hành nghề đấu giá được tính từ ngày tổ chức đấu giá tài sản thông báo danh sách người tập sự hành nghề đấu giá tại tổ chức mình cho Sở Tư pháp nơi tổ chức đấu giá tài sản có trụ sở.

Tổ chức đấu giá tài sản phân công đấu giá viên hướng dẫn người tập sự hành nghề đấu giá. Đấu giá viên hướng dẫn tập sự phải hướng dẫn, giám sát và chịu trách nhiệm về các công việc do người tập sự thực hiện.

Người tập sự hành nghề đấu giá được hướng dẫn các kỹ năng hành nghề và thực hiện các công việc liên quan đến đấu giá tài sản do đấu giá viên hướng dẫn phân công và chịu trách nhiệm trước đấu giá viên hướng dẫn về những công việc đó. Người tập sự hành nghề đấu giá không được điều hành cuộc đấu giá.

Người hoàn thành thời gian tập sự quy định tại khoản 2 Điều này được tham dự kiểm tra kết quả tập sự hành nghề đấu giá.

Nội dung kiểm tra kết quả tập sự hành nghề đấu giá bao gồm kỹ năng hành nghề đấu giá, pháp luật về đấu giá tài sản, pháp luật có liên quan, Quy tắc đạo đức nghề nghiệp đấu giá viên.

Hành nghề đấu giá tài sản
Hành nghề đấu giá tài sản

Quy trình trở thành đấu giá viên

Theo quy định tại Luật đấu giá tài sản 2016 thì đấu giá viên phải có đủ các tiêu chuẩn sau đây:

– Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt;

– Có bằng tốt nghiệp đại học hoặc trên đại học thuộc một trong các chuyên ngành luật, kinh tế, kế toán, tài chính, ngân hàng;

– Tốt nghiệp khóa đào tạo nghề đấu giá quy định của pháp luật trừ trường hợp được miễn đào tạo nghề đấu giá.

– Đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề đấu giá.

Về khóa đào tạo nghề đấu giá và việc tập sự hành nghề đấu giá thì pháp luật có quy định như sau:

*** Đào tạo nghề đấu giá ***

Về điều kiện để được đào tạo nghề đấu giá: Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt; có bằng tốt nghiệp đại học hoặc trên đại học thuộc một trong các chuyên ngành luật, kinh tế, kế toán, tài chính, ngân hàng và có thời gian làm việc trong lĩnh vực được đào tạo từ 03 năm trở lên thì được tham gia khóa đào tạo nghề đấu giá.

Khóa đào tạo nghề đấu giá có thời gian là 06 tháng.

=> Người hoàn thành khóa đào tạo nghề đấu giá được cơ sở đào tạo nghề đấu giá cấp giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề đấu giá.

Bên cạnh đó, những người được miễn đào tạo nghề đấu giá bao gồm:

– Người đã là luật sư, công chứng viên, thừa phát lại, quản tài viên, trọng tài viên có thời gian hành nghề từ 02 năm trở lên.

– Người đã là thẩm phán, kiểm sát viên, chấp hành viên.

*** Tập sự hành nghề đấu giá ***

Người có giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề đấu giá và người được miễn đào tạo nghề đấu giá sẽ được tập sự hành nghề đấu giá tại tổ chức đấu giá tài sản.

Thời gian tập sự hành nghề đấu giá là 06 tháng. (Lưu ý: Thời gian này được tính từ ngày tổ chức đấu giá tài sản thông báo danh sách người tập sự hành nghề đấu giá tại tổ chức mình cho Sở Tư pháp nơi tổ chức đấu giá tài sản có trụ sở.).

Theo đó, tổ chức đấu giá tài sản sẽ phân công đấu giá viên hướng dẫn người tập sự hành nghề đấu giá. Đấu giá viên hướng dẫn tập sự phải hướng dẫn, giám sát và chịu trách nhiệm về các công việc do người tập sự thực hiện.

Người tập sự hành nghề đấu giá sẽ được hướng dẫn các kỹ năng hành nghề và thực hiện các công việc liên quan đến đấu giá tài sản do đấu giá viên hướng dẫn phân công và chịu trách nhiệm trước đấu giá viên hướng dẫn về những công việc đó.

Người tập sự hành nghề đấu giá không được điều hành cuộc đấu giá.

=> Người sau khi hoàn thành thời gian tập sự sẽ được tham dự kiểm tra kết quả tập sự hành nghề đấu giá.

Nội dung kiểm tra kết quả tập sự hành nghề đấu giá bao gồm kỹ năng hành nghề đấu giá, pháp luật về đấu giá tài sản, pháp luật có liên quan, Quy tắc đạo đức nghề nghiệp đấu giá viên.

Lưu ý: Việc kiểm tra kết quả tập sự hành nghề đấu giá do Hội đồng kiểm tra kết quả tập sự hành nghề đấu giá thực hiện. Bộ Tư pháp thành lập Hội đồng kiểm tra kết quả tập sự hành nghề đấu giá; thành phần Hội đồng bao gồm đại diện Bộ Tư pháp làm Chủ tịch, đại diện các cơ quan, tổ chức có liên quan và một số đấu giá viên là thành viên.

==>>> Sau khi đã đủ hết tất cả các điều kiện nêu trên thì người đủ tiêu chuẩn sẽ lập một bộ hồ sơ đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá để gửi Bộ Tư pháp và nộp phí theo quy định của pháp luật để được cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá.

Cụ thể, hồ sơ gồm có:

+ Giấy đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá;

+ Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu bằng tốt nghiệp đại học hoặc bằng trên đại học thuộc một trong các chuyên ngành luật, kinh tế, kế toán, tài chính, ngân hàng;

+ Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề đấu giá;

+ Văn bản xác nhận đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề đấu giá;

+ Phiếu lý lịch tư pháp;

+ Một ảnh màu cỡ 3 cm x 4 cm.

Ngoài các quy định nêu trên, lưu ý một số trường hợp không được cấp chứng chỉ hành ghề đấu giá quy định tại Điều 15 của Luật đấu giá tài sản gồm:
  1. Không đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 10 của Luật này.
  2. Đang là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân; cán bộ, công chức, viên chức, trừ trường hợp là công chức, viên chức được đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá để làm việc cho Trung tâm dịch vụ đấu giá tài sản.
  3. Bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.
  4. Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; bị kết án và bản án đã có hiệu lực pháp luật; đã bị kết án mà chưa được xóa án tích; đã bị kết án về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, các tội về tham nhũng kể cả trường hợp đã được xóa án tích.
  5. Đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

Trên đây là thông tin về Hành nghề đấu giá tài sản. Nếu bạn cần hỗ trợ pháp lý hay bất kỳ thắc mắc có mong muốn được giải đáp nhanh chóng, vui lòng liên hệ với Luật Quốc Bảo qua số hotline/zalo: 076 338 7788. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc cho quý khách miễn phí.

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.