Kinh doanh dịch vụ kiểm toán như thế nào? Nhìn chung, hoạt động kiểm toán độc lập trong nền kinh tế chính là nền tảng cho sự phát triển bền vững và hiệu quả của thị trường vốn, thì trường tài chính.
Chất lượng của kiểm toán độc lập là yếu tố sống còn để các nhà đầu tư, cổ đông, nhà hoạch định chính sách và các đối tượng khác tin tưởng vào quy trình lập báo cáo tài chính cũng như việc công bố các thông tin của báo cáo tài chính. Do đó, các doanh nghiệp kiểm toán độc lập được nhà nước đặt ra các quy định về điều kiện hết sức chặt chẽ.
Bài viết này Luật Quốc Bảo sẽ hướng dẫn và tư vấn cho các doanh nghiệp thông tin về các điều kiện để có thể thành lập một doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kiểm toán độc lập theo đúng pháp luật hiện hành.
Mục lục
- 1 Căn cứ pháp lý
- 2 Điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán
- 2.1 Điều 5. Điều kiện đối với tổ chức kiểm toán được chấp thuận
- 2.1.1 đ) Đã phát hành báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính năm cho tối thiểu 200 đơn vị được kiểm toán tính từ ngày 01 tháng 10 năm trước đến ngày 30 tháng 9 năm nộp hồ sơ đăng ký.
- 2.1.2 2. Tổ chức kiểm toán được chấp thuận thực hiện kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng thuộc lĩnh vực chứng khoán, ngoài việc phải đáp ứng các điều kiện quy định tại các điểm a, b, e, g, h và i khoản 1 Điều này, phải có đủ các điều kiện sau đây:
- 2.2 Điều 6. Tiêu chuẩn đối với kiểm toán viên hành nghề được chấp thuận
- 2.1 Điều 5. Điều kiện đối với tổ chức kiểm toán được chấp thuận
- 3 Một số thông tin đáng chú ý về nghề kiểm toán viên và hành nghề này?
- 4 Quy định pháp luật về doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kiểm toán
- 5 Thủ tục thành lập công ty/doanh nghiệp hành nghề kiểm toán mới nhất năm 2022
- 6 Câu hỏi thường gặp:
Căn cứ pháp lý
- Nghị định 84/2016/NĐ-CP về tiêu chuẩn, điều kiện đối với kiểm toán viên hành nghề, tổ chức kiểm toán được chấp thuận kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng
- Nghị định 151/2018/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung Nghị định quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tài chính
Điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán
Điều 5. Điều kiện đối với tổ chức kiểm toán được chấp thuận
1. Tổ chức kiểm toán được chấp thuận thực hiện kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán được Bộ Tài chính cấp còn hiệu lực;
b) Có vốn điều lệ hoặc vốn được cấp (đối với chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam) từ 6 tỷ đồng trở lên và phải thường xuyên duy trì vốn chủ sở hữu trên bảng cân đối kế toán không thấp hơn 6 tỷ đồng;
c) Có số lượng kiểm toán viên hành nghề từ 10 người trở lên, trong đó có Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc, có đủ các tiêu chuẩn quy định tại Điều 6 Nghị định này;
d) Có thời gian hoạt động kiểm toán tại Việt Nam tối thiểu là 24 tháng tính từ ngày được cơ quan có thẩm quyền xác nhận danh sách đăng ký hành nghề kiểm toán lần đầu hoặc từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán lần đầu đến ngày nộp hồ sơ đăng ký thực hiện kiểm toán;
đ) Đã phát hành báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính năm cho tối thiểu 200 đơn vị được kiểm toán tính từ ngày 01 tháng 10 năm trước đến ngày 30 tháng 9 năm nộp hồ sơ đăng ký.
Trường hợp tổ chức kiểm toán đã được chấp thuận trong năm nộp hồ sơ thì phải có thêm điều kiện là đã phát hành báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính năm (hoặc báo cáo soát xét báo cáo tài chính) cho tối thiểu 10 đơn vị có lợi ích công chúng tính từ ngày 01 tháng 10 năm trước đến ngày 30 tháng 9 năm nộp hồ sơ đăng ký;
e) Có hệ thống kiểm soát chất lượng được xây dựng phù hợp với quy định của chuẩn mực kiểm toán Việt Nam;
g) Đã thực hiện bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp hoặc trích lập quỹ dự phòng rủi ro nghề nghiệp theo quy định của Bộ Tài chính;
h) Không thuộc các trường hợp không được xem xét, chấp thuận theo quy định tại Điều 7 Nghị định này;
i) Nộp đầy đủ, đúng thời hạn hồ sơ đăng ký thực hiện kiểm toán theo quy định tại các Điều 9 và 10 Nghị định này.
2. Tổ chức kiểm toán được chấp thuận thực hiện kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng thuộc lĩnh vực chứng khoán, ngoài việc phải đáp ứng các điều kiện quy định tại các điểm a, b, e, g, h và i khoản 1 Điều này, phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có số lượng kiểm toán viên hành nghề từ 15 người trở lên, trong đó có Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc, có đủ các tiêu chuẩn quy định tại Điều 6 của Nghị định này;
b) Có thời gian hoạt động kiểm toán tại Việt Nam tối thiểu là 24 tháng tính từ ngày được cơ quan có thẩm quyền xác nhận danh sách đăng ký hành nghề kiểm toán lần đầu hoặc từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đủ Điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán lần đầu đến ngày nộp hồ sơ đăng ký thực hiện kiểm toán;
c) Đã phát hành báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính năm cho tối thiểu 250 đơn vị được kiểm toán tính từ ngày 01 tháng 10 năm trước đến ngày 30 tháng 9 năm nộp hồ sơ đăng ký.
Trường hợp tổ chức kiểm toán đã được chấp thuận trong năm nộp hồ sơ thì phải có thêm điều kiện là đã phát hành báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính năm (hoặc báo cáo soát xét báo cáo tài chính) cho tối thiểu 20 đơn vị có lợi ích công chúng thuộc lĩnh vực chứng khoán tính từ ngày 01 tháng 10 năm trước đến ngày 30 tháng 9 năm nộp hồ sơ đăng ký.
Điều 6. Tiêu chuẩn đối với kiểm toán viên hành nghề được chấp thuận
Ngoài các tiêu chuẩn quy định tại Luật kiểm toán độc lập, kiểm toán viên hành nghề được chấp thuận phải có các tiêu chuẩn sau:
- Có tên trong danh sách kiểm toán viên đủ điều kiện hành nghề kiểm toán trong kỳ chấp thuận được Bộ Tài chính công khai tại thời điểm nộp hồ sơ đăng ký thực hiện kiểm toán.
- Có ít nhất 24 tháng thực tế hành nghề kiểm toán tại Việt Nam tính từ ngày được cơ quan có thẩm quyền xác nhận đủ điều kiện hành nghề kiểm toán đến ngày nộp hồ sơ đăng ký thực hiện kiểm toán.
Một số thông tin đáng chú ý về nghề kiểm toán viên và hành nghề này?
Khái niệm kiểm toán viên, kiểm toán viên hành nghề
Hai khái niệm này được quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 3 Luật kiểm toán độc lập 2011, cụ thể như sau:
Kiểm toán viên là người được cấp chứng chỉ kiểm toán viên theo quy định của pháp luật hoặc người có chứng chỉ của nước ngoài được Bộ Tài chính công nhận và đạt kỳ thi sát hạch về pháp luật Việt Nam.
Kiểm toán viên hành nghề là kiểm toán viên đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán.
Tiêu chuẩn kiểm toán viên
Kiểm toán viên phải có đủ các tiêu chuẩn được quy định tại Điều 14 Luật kiểm toán độc lập 2011, cụ thể như sau:
– Có Chứng chỉ kiểm toán viên theo quy định của Bộ Tài chính.
– Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
– Có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, khách quan;
– Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc chuyên ngành tài chính, ngân hàng, kế toán, kiểm toán hoặc chuyên ngành khác theo quy định của Bộ Tài chính;
Trường hợp người có chứng chỉ của nước ngoài được Bộ Tài chính công nhận, đạt kỳ thi sát hạch bằng tiếng Việt về pháp luật Việt Nam và có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, khách quan và có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc chuyên ngành tài chính, ngân hàng, kế toán, kiểm toán hoặc chuyên ngành khác theo quy định của Bộ Tài chính thì được công nhận là kiểm toán viên.
Đăng ký hành nghề kiểm toán
Người có đủ các điều kiện sau đây được đăng ký hành nghề kiểm toán:
– Là kiểm toán viên;
– Tham gia đầy đủ chương trình cập nhật kiến thức.
– Có thời gian thực tế làm kiểm toán từ đủ ba mươi sáu tháng trở lên, được xác định như sau:
Thời gian thực tế làm kiểm toán được tính là thời gian đã làm kiểm toán tại doanh nghiệp kiểm toán theo hợp đồng lao động làm toàn bộ thời gian; được tính cộng dồn trong khoảng thời gian kể từ khi được cấp bằng tốt nghiệp đại học đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán theo nguyên tắc tròn tháng.
Người không được đăng ký hành nghề kiểm toán
Do tính chất đặc thù của công việc, pháp luật chỉ ra một vài trường hợp không được đăng ký hành nghề kiểm toán. Cụ thể được đưa ra tại Điều 16 Luật kiểm toán độc lập 2011, bao gồm:
– Người đang bị cấm hành nghề kiểm toán theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật; người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; người đã bị kết án một trong các tội về kinh tế, chức vụ liên quan đến tài chính, kế toán mà chưa được xóa án; người đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn, đưa vào cơ sở chữa bệnh, đưa vào cơ sở giáo dục.
– Người bị đình chỉ hành nghề kiểm toán.
– Người có tiền án về tội kinh tế từ nghiêm trọng trở lên.
– Người có hành vi vi phạm pháp luật về tài chính, kế toán, kiểm toán và quản lý kinh tế bị xử phạt vi phạm hành chính trong thời hạn một năm, kể từ ngày có quyết định xử phạt.
– Cán bộ, công chức, viên chức.
Các trường hợp kiểm toán viên hành nghề không được thực hiện kiểm toán
Kiểm toán viên hành nghề không được thực hiện kiểm toán trong các trường hợp được quy định tại Điều 19 Luật kiểm toán nội bộ. Cụ thể như sau:
– Là thành viên, cổ đông sáng lập hoặc mua cổ phần, góp vốn vào đơn vị được kiểm toán;
– Là người đã từng giữ chức vụ quản lý, điều hành, thành viên ban kiểm soát, kế toán trưởng của đơn vị được kiểm toán cho các năm tài chính được kiểm toán;
– Là người giữ chức vụ quản lý, điều hành, thành viên ban kiểm soát hoặc là kế toán trưởng của đơn vị được kiểm toán;
– Là người đang thực hiện hoặc đã thực hiện trong năm trước liền kề công việc ghi sổ kế toán, lập báo cáo tài chính hoặc thực hiện kiểm toán nội bộ cho đơn vị được kiểm toán;
– Là người đang thực hiện hoặc đã thực hiện trong năm trước liền kề dịch vụ khác với các dịch vụ quy định tại khoản 5 Điều này có ảnh hưởng đến tính độc lập của kiểm toán viên hành nghề theo quy định của chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán;
– Trong thời gian hai năm, kể từ thời điểm thôi giữ chức vụ quản lý, điều hành, thành viên ban kiểm soát, kế toán trưởng của đơn vị được kiểm toán;
– Có bố, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột là người có lợi ích tài chính trực tiếp hoặc gián tiếp đáng kể trong đơn vị được kiểm toán theo quy định của chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán hoặc là người giữ chức vụ quản lý, điều hành, thành viên ban kiểm soát, kế toán trưởng của đơn vị được kiểm toán;
– Trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Quy định pháp luật về doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kiểm toán
Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kiểm toán độc lập cần phải có giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán.
Điều kiện để cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán đối với từng loại hình doanh nghiệp như sau:
Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên:
Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán phải có đủ các điều kiện sau:
– Có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định của pháp luật;
– Có ít nhất 05 kiểm toán viên hành nghề, trong đó phải có tối thiểu 02 thành viên góp vốn, mức góp vốn tuân theo quy định của pháp luật;
– Người đại diện theo pháp luật, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của công ty trách nhiệm hữu hạn phải là kiểm toán viên hành nghề;
– Đảm bảo vốn pháp định theo quy định của chính phủ (năm tỷ đồng);
– Phần vốn góp của thành viên là tổ chức không được vượt quá mức do Chính phủ quy định. Người đại diện của thành viên là tổ chức phải là kiểm toán viên hành nghề.
Đối với công ty hợp danh:
Công ty hợp danh khi có đủ các điều kiện sau đây thì được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán:
– Có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đầu tư theo quy định của pháp luật;
– Có ít nhất 05 Kiểm toán viên hành nghề, trong đó tối thiểu có hai thành viên hợp danh;
– Người đại diện theo pháp luật, Giám đốc, Tổng giám đốc của công ty hợp danh phải là kế toán viên hành nghề.
Đối với doanh nghiệp tư nhân:
Doanh nghiệp tư nhân được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán khi có đủ các điều kiện sau đây:
– Có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định của pháp luật;
– Có ít nhất 05 kiểm toán viên hành nghề, trong đó tối thiểu phải có chủ doanh nghiệp tư nhân;
– Chủ doanh nghiệp tư nhân đồng thời là giám đốc.
Đối với chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam
Chi nhánh doanh nghiệp nước ngoài có đủ các điều kiện sau đây thì được phép đề nghị cấp giấy chúng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán độc lập tại Việt Nam:
– Doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài được phép cung cấp dịch vụ kiểm toán độc lập theo quy định của pháp luật của nước nơi doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài đặt trụ sở chính;
– Có ít nhất hai kiểm toán viên hành nghề, trong đó có Giám đốc hoặc Tổng giám đốc chi nhánh;
– Giám đốc hoặc Tổng giám đốc chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài không được giữ chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp khác tại Việt Nam;
– Doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài phải có văn bản gửi Bộ Tài chính bảo đảm chịu trách nhiệm về mọi nghĩa vụ và cam kết của chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam;
– Doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài phải bảo đảm duy trì vốn không thấp hơn mức vốn pháp định theo quy định của Chính phủ.
Đối với chi nhánh của doanh nghiệp kiểm toán:
Chi nhánh của doanh nghiệp kiểm toán được kinh doanh dịch vụ kiểm toán khi có đủ các điều kiện sau:
– Doanh nghiệp kiểm toán có đủ các điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán bên trên;
– Chi nhánh có ít nhất hai kiểm toán viên hành nghề, trong đó có Giám đốc chi nhánh. Hia kiểm toán viên hành nghề không được đồng thời là kiểm toán viên đăng ký hành nghề tại trụ sở chính hoặc chi nhánh khác của doanh nghiệp kiểm toán;
– Được sự chấp thuận bằng văn bản của Bộ tài chính.
Trình tự thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán:
Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kiểm toán gửi bộ hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán đến Bộ Tài Chính. Hồ sơ bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán;
- Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;
- Bản sao giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán của các kiểm toán viên hành nghề;
- Hợp đồng lao động làm toàn bộ thời gian của các kiểm toán viên hành nghề;
- Tài liệu chứng minh về vốn góp đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên;
- Các giấy tờ khác do Bộ tài chính quy định.
Sau khi nhận được hồ sơ hợp lệ, trong vòng 30 ngày, Bộ tài chính cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán cho doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam
Trường hợp Bộ tài chính từ chối thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Thủ tục thành lập công ty/doanh nghiệp hành nghề kiểm toán mới nhất năm 2022
Bước 1: Thành lập doanh nghiệp
Đối với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kiểm toán thì chỉ được thành lập doanh nghiệp theo các hình thức sau:
- Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên;
- Công ty hợp danh;
- Doanh nghiệp tư nhân.
Hồ sơ thành lập doanh nghiệp bao gồm:
Xem thêm: Thủ tục thành lập công ty
Bước 2: Công bố nội dung thông tin đăng ký doanh nghiệp
Thông tin về đăng ký doanh nghiệp phải được thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trong vòng 30 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Nội dung công bố bao gồm các thông tin được ghi nhận trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Lưu ý: Theo khoản 1 Điều 26 Nghị định 50/2016/NĐ-CP thì đối với hành vi không công bố hoặc công bố không đúng thời hạn quy định nội dung đăng ký doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
Bước 3: Khắc dấu và công bố mẫu dấu
Doanh nghiệp có thể ủy quyền cho Công ty Luật Việt An hoặc tự mình khắc dấu và thông báo về việc sử dụng mẫu dấu cho Sở Kế hoạch và đầu tư. Doanh nghiệp có thể tự quyết định hình thức, số lượng và nội dung con dấu nhưng phải thể hiện được tên và mã số doanh nghiệp.
Sau khi nhận thông báo về mẫu con dấu, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận cho doanh nghiệp, thực hiện đăng tải thông báo của doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và cấp Thông báo về việc đăng tải thông tin về mẫu con dấu của doanh nghiệp cho doanh nghiệp.
Bước 4: Xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán
Điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán:
Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên:
- Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư theo quy định của pháp luật;
- Có ít nhất 02 (hai) thành viên góp vốn là kiểm toán viên đăng ký hành nghề tại công ty. Vốn góp của các kiểm toán viên hành nghề phải chiếm trên 50% vốn điều lệ của công ty và không được đồng thời là thành viên góp vốn của hai doanh nghiệp kiểm toán trở lên;
- Người đại diện theo pháp luật, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc là kiểm toán viên hành nghề;
- Từ ngày 01/01/2015, vốn pháp định là 05 tỷ đồng;
- Tỷ lệ vốn góp của tổ chức là tối đa 35%. Trường hợp nhiều tổ chức góp vốn thì tổng số tỷ lệ góp vốn tối đa 35%.
- Thành viên là tổ chức phải cử một người làm đại diện cho tổ chức vào Hội đồng thành viên. Người đại diện của thành viên là tổ chức phải là kiểm toán viên và phải đăng ký hành nghề tại doanh nghiệp kiểm toán mà tổ chức tham gia góp vốn.
- Kiểm toán viên hành nghề là người đại diện của thành viên là tổ chức không được tham gia góp vốn vào doanh nghiệp kiểm toán đó với tư cách cá nhân.
Đối với công ty hợp danh:
- Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư theo quy định của pháp luật;
- Có ít nhất năm kiểm toán viên hành nghề, trong đó tối thiểu phải có hai thành viên hợp danh;
- Người đại diện theo pháp luật, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc của công ty hợp danh phải là kiểm toán viên hành nghề.
Đối với doanh nghiệp tư nhân:
- Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư theo quy định của pháp luật;
- Có ít nhất năm kiểm toán viên hành nghề, trong đó có chủ doanh nghiệp tư nhân;
- Chủ doanh nghiệp tư nhân đồng thời là Giám đốc.
Hồ sơ bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán (theo mẫu quy định tại Phụ lục I – Thông tư 203/2012/TT-BTC);
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư;
- Danh sách kiểm toán viên hành nghề có hợp đồng lao động làm toàn bộ thời gian tại doanh nghiệp (theo mẫu quy định tại Phụ lục III – Thông tư 203/2012/TT-BTC);
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán của các kiểm toán viên hành nghề;
- Bản sao Quyết định của Hội đồng thành viên về việc bổ nhiệm chức danh Giám đốc (Tổng Giám đốc) đối với công ty TNHH, công ty hợp danh;
- Bản sao Điều lệ công ty;
- Danh sách các tổ chức, cá nhân góp vốn, danh sách thành viên hợp danh (theo mẫu quy định tại phụ lục IV – Thông tư 203/2012/TT-BTC);
- Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên phải có văn bản xác nhận về vốn.
Trình tự thực hiện:
Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài chính cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán cho doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam; trường hợp từ chối, Bộ Tài chính sẽ trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Trường hợp cần làm rõ vấn đề liên quan thì Bộ Tài chính có quyền yêu cầu doanh nghiệp giải trình.
Câu hỏi thường gặp:
Dịch vụ kiểm toán là gì?
Dịch vụ kiểm toán là gì?
“ Dịch vụ kiểm toán là quá trình kiểm tra, xem xét, thẩm tra, đánh giá, kết luận và xác nhận tính đầy đủ, trung thực, hợp lí của số liệu, tài liệu kế toán, báo cáo tài chính. ”
Tại sao phải thuê dịch vụ kiểm toán?
Dịch vụ kiểm toán thuê ngoài đang rất được quan tâm. Bởi thuê dịch vụ kiểm toán mang lại cho doanh nghiệp rất nhiều lợi ích nổi bật. Cụ thể:
Đảm bảo tuân thủ đúng pháp luật
– Để có thể vận hành một doanh nghiệp hoạt động, kinh doanh sinh lời ổn định thì không được phép xuất hiện những sai sót liên quan đến hành chính, pháp luật.
tay Bởi nếu vi phạm, doanh nghiệp không những mất tiền bạc mà còn bị ảnh hưởng về độ uy tín.
– Dịch vụ thuê kiểm toán ngoài là phương pháp an toàn hơn cả. Bởi những công ty cung cấp dịch vụ kiểm toán đều sở hữu nguồn nhân lực kiểm toán viên chuyên nghiệp, có trình độ chuyên môn cao và được nhà nước chứng nhận, cấp chứng chỉ hành nghề.
Xác định lỗi phát sinh trong kế toán, đảm bảo khách quan nhất
Kế toán mắc sai lầm sẽ gây ảnh hưởng không hề nhỏ tới doanh nghiệp. Với dịch vụ kiểm toán bên ngoài sẽ giúp chủ doanh nghiệp có được cái nhìn khách quan nhất, chính xác nhất về những lỗi lầm mà kế toán nội bộ mắc phải.
Hỗ trợ doanh nghiệp đề ra các dự báo kinh tế trong tương lai
Kiểm toán còn giúp các doanh nghiệp đưa ra những dự báo về rủi ro có thể xảy đến thông qua việc phát hiện các lỗ hổng còn tồn tại trong nội bộ doanh nghiệp.
Từ đó đề xuất các giải pháp khắc phục để duy trì sự ổn định phát triển của tổng thể doanh nghiệp.
Giá trị của báo cáo kiểm toán sau khi được kiểm toán
Đánh giá được tính trung thực, khách quan của báo cáo tài chính do cơ quản tổ chức có thẩm quyền ban hành.
Đảm bảo báo cáo kiểm toán tuân thủ pháp luật, quy chế và các điều khoản trong quản lý tài chính của đơn vị được kiểm toán.
Báo cáo kiểm toán đánh giá hiệu lực kinh tế trong quản lý tài chính của đơn vị được kiểm toán.
Báo cáo kiểm toán sẽ được sử dụng trong việc xử lý phát hiện những sai sót, yếu kém của đơn vị; hỗ trợ quản lý điều hành theo chức năng nhiệm vụ được giao.
Quy định về việc Kiểm toán bắt buộc hiện nay ra sao?
Quy định về việc Kiểm toán bắt buộc được pháp luật Việt Nam cụ thể hóa tại Điều 37 của Luật Kiểm toán độc lập ngày 29/03/2011.
Điều 15 của Nghị định số 17/2012/NĐ-CP ngày 13/02/2012 về đối tượng kiểm toán
Quy định tại Điều khoản 3, Điều 53 Nghị định số 41/2018/NĐ-CP ngày 12/03/2018 về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán. Cụ thể:
Mức phạt hành chính nếu không tiến hành kiểm toán hiện nay?
“Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với đơn vị được kiểm toán không thực hiện kiểm toán bắt buộc đối với báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán dự án hoàn thành, báo cáo tài chính hợp nhất, báo cáo tài chính tổng hợp và các công việc kiểm toán khác theo quy định của pháp luật về kiểm toán độc lập và pháp luật khác có liên quan”.
Các đối tượng bắt buộc phải kiểm toán là đối tượng nào?
- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
- Tổ chức tín dụng được thành lập và hoạt động theo Luật tổ chức tín dụng.
- Tổ chức tài chính, doanh nghiệp bảo hiểm,…
- Công ty đại chúng, phát hành và kinh doanh chứng khoán.
- Doanh nghiệp nhà nước.
- Doanh nghiệp, tổ chức thực hiện dự án quan trọng quốc gia.
- Doanh nghiệp, tổ chức có số vốn nhà nước nắm từ 20%.
- Doanh nghiệp mà các tổ chức niêm yết, tổ chức phát hành và tổ chức kinh doanh chứng khoán nắm giữ từ 20% quyền biểu quyết.
- Doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài hoạt động tại Việt Nam.
- Dự án tài trợ bằng nguồn vốn ODA.
Trên đây là thông tin về Kinh doanh dịch vụ kiểm toán. Nếu bạn cần hỗ trợ pháp lý hay bất kỳ thắc mắc có mong muốn được giải đáp nhanh chóng, vui lòng liên hệ với Luật Quốc Bảo qua số hotline/zalo: 076 338 7788. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc cho quý khách miễn phí.
- Giáo trình dạy tiếng anh cho trẻ hiệu quả nhất hiện nay
- Kinh nghiệm giải quyết tranh chấp đất đai
- Ngành quản trị doanh nghiệp là gì? Các trường đào tạo quản trị doanh nghiệp
- Kinh doanh hóa chất trừ hóa chất bị cấm theo Công ước quốc tế về cấm phát triển sản xuất tàng trữ sử dụng và phá hủy vũ khí hóa học
- Kinh doanh vận tải đường thủy