Kinh doanh tạm nhập tái xuất hàng thực phẩm đông lạnh

Hiện nay, kinh doanh tạm nhập tái xuất hàng thực phẩm đông lạnh đang là hoạt động diễn ra phổ biến trên thị trường bên cạnh các loại hình kinh doanh khác. Vậy quy định của pháp luật về kinh doanh tạm nhập tái xuất là gì? Qua bài viết sau, Luật Quốc Bảo sẽ đem lại cho bạn những hướng dẫn bao quát và cập nhật nhất về Kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa thuộc nhóm thực phẩm đông lạnh theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.

Kinh doanh tạm nhập tái xuất hàng thực phẩm đông lạnh
Kinh doanh tạm nhập tái xuất hàng thực phẩm đông lạnh

Một số khái niệm tổng quan về ngành nghề kinh doanh tạm nhập tái xuất hàng hóa đông lạnh

Kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa là gì?

Luật Thương mại số 36/2005/QH11 được ban hành bởi Quốc hội ngày 14 tháng 6 năm 2005, giải thích như sau:

– Tạm nhập, tái xuất hàng hóa là việc hàng hóa được đưa từ nước ngoài hoặc từ các khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật vào Việt Nam, có làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và làm thủ tục xuất khẩu chính hàng hóa đó ra khỏi Việt Nam.

– Tạm xuất, tái nhập hàng hóa là việc hàng hóa được đưa ra nước ngoài hoặc đưa vào các khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật, có làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam và làm thủ tục nhập khẩu lại chính hàng hóa đó vào Việt Nam.

Khái niệm về hàng hóa đông lạnh

Dựa trên phụ lục VII được ban hành kèm theo Nghị định số 69/2018/NĐ-CP, danh mục hàng hóa đã qua sử dụng được kinh doanh tạm nhập tái xuất có điều kiện liệt kê như sau:

Mã hàng

Mô tả mặt hàng

Chương 02Thịt và phụ phẩm dạng thịt ăn được sau giết mổ
Chương 03Cá và động vật giáp xác, động vật thân mềm và động vật thủy sinh không xương sống khác
Chương 05Sản phẩm gốc động vật, chưa được chi tiết hoặc ghi ở nơi khác

0504

00

00

Ruột, bong bóng và dạ dày động vật (trừ cá), nguyên dạng và các mảnh của chúng, tươi, ướp lạnh, đông lạnh, muối, ngâm nước muối, làm khô hoặc hun khói.

Lưu ý:

– Danh mục trên chỉ áp dụng đối với hàng thực phẩm đông lạnh; không bao gồm thực phẩm tươi, ướp lạnh, muối, ngâm nước muối, làm khô hoặc hun khói.

– Các trường hợp liệt kê theo Chương thì áp dụng đối với toàn bộ các mã HS 8 số thuộc Chương đó.

– Các trường hp ngoài liệt kê theo Chương còn chi tiết đến mã HS 8 số thì chỉ áp dụng đối với các mã HS 8 số đó.

Các loại hàng hóa bị cấm kinh doanh tạm nhập, tái xuất theo quy định của pháp luật

Phụ lục VI được ban hành kèm theo Nghị định số 69/2018/NĐ-CP quy định danh mục hàng hóa cấm kinh doanh tạm nhập tái xuất như sau:

Mã hàng

Mô tả mặt hàng

Chương 28

Chương 29

 

 

Các mặt hàng hóa chất thuộc Danh mục hóa chất bảng 1 và bảng 2 ban hành kèm theo Nghị định số 38/2014/NĐ-CP ngày 06 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ về quản lý hóa chất thuộc diện kiểm soát của Công ước cấm phát triển, sản xut, tàng trữ, sử dụng và phá hủy vũ khí hóa học.

Chương 39

3915

 

Phế liệu, phế thải và mẩu vụn, của plastic.

Chương 84

8418

 

Tủ lạnh, tủ kết đông và thiết bị làm lạnh hoặc kết đông khác, loại dùng điện hoặc loại khác; bơm nhiệt trừ máy điều hòa không khí thuộc nhóm 84.15.

(Chỉ áp dụng đối với các loại có sử dụng dung môi chất lạnh C.F.C12 (R12) (tên hóa học là Dichlorodifluoromethane, công thức hóa hc là CF2Cl2.)

Lưu ý: Để biết thiết bị dùng loại dung môi chất lạnh nào thì xem cataloge của thiết bị, mục dung môi chất lạnh (Refrigerant).

 

8473

 

Bộ phận và phụ kiện đã qua sử dụng (trừ vỏ, hộp đựng và các loại tương tự) chỉ dùng hoặc chủ yếu dùng với các máy thuộc các nhóm từ 84.70 đến 84.72.

Chương 85

8507

 

c quy điện, kể cả tấm vách ngăn của nó, có hoặc không ở dạng hình chữ nhật (kể cả hình vuông).

 

8507

10

Bằng axit-chì, loại dùng để khởi động động cơ piston (đã qua sử dụng)

 

8507

20

Ắc quy axit – chì khác (đã qua sử dụng)

Điều kiện kinh doanh tạm nhập tái xuất hàng thực phẩm đông lạnh theo quy định của pháp luật

Quy định chung về kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa

– Thương nhân Việt Nam được quyền kinh doanh tạm nhập tái xuất hàng hóa không phụ thuộc vào ngành nghề đăng ký kinh doanh theo các quy định sau:

  • Hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất có điều kiện, thương nhân phải đáp ứng điều kiện theo quy định.
  • Hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu; hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu; hàng hóa chưa được phép lưu hành, sử dụng tại Việt Nam; hàng hóa thuộc diện quản lý bằng biện pháp hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu, hạn ngạch thuế quan, giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu, trừ trường hợp Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu tự động, thương nhân phải được Bộ Công Thương cấp Giấy phép kinh doanh tạm nhập tái xuất.
  • Trường hợp hàng hóa không thuộc hai quy định trên, thương nhân thực hiện thủ tục tạm nhập, tái xuất tại cơ quan hải quan.

– Đối với tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, chỉ được thực hiện tạm nhập, tái xuất hàng hóa theo quy định của Nghị định 69/2018/NĐ-CP, không được thực hiện hoạt động kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa.

– Hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan hải quan từ khi tạm nhập cho tới khi hàng hóa thực tái xuất ra khỏi Việt Nam. Không chia nhỏ hàng hóa vận chuyển bằng công-ten-nơ trong suốt quá trình vận chuyển hàng hóa từ cửa khẩu tạm nhập đến khu vực chịu sự giám sát của cơ quan hải quan, địa điểm tái xuất thuộc cửa khẩu, lối mở biên giới theo quy định.

– Trường hợp do yêu cầu vận chuyển cần phải thay đổi hoặc chia nhỏ hàng hóa vận chuyển bằng công-ten-nơ để tái xuất thì thực hiện theo quy định của cơ quan hải quan.

– Hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất được lưu lại tại Việt Nam không quá 60 ngày, kể từ ngày hoàn thành thủ tục hải quan tạm nhập. Trường hợp cần kéo dài thời hạn, thương nhân có văn bản đề nghị gia hạn gửi Chi cục Hải quan nơi thực hiện thủ tục tạm nhập; thời hạn gia hạn mỗi lần không quá 30 ngày và không quá hai 2 lần gia hạn cho mỗi lô hàng tạm nhập, tái xuất.

Quá thời hạn nêu trên, thương nhân phải tái xuất hàng hóa ra khỏi Việt Nam hoặc tiêu hủy. Trường hợp nhập khẩu vào Việt Nam thì thương nhân phải tuân thủ các quy định về quản lý nhập khẩu hàng hóa và thuế.

– Kinh doanh tạm nhập, tái xuất được thực hiện trên cơ sở hai hp đồng riêng biệt: Hp đồng xuất khẩu và hợp đồng nhập khẩu ký với thương nhân nước xuất khẩu và nước nhập khẩu. Hp đồng xuất khẩu có thể ký trước hoặc sau hp đồng nhập khẩu.

– Việc thanh toán tiền hàng theo phương thức tạm nhập, tái xuất phải tuân thủ các quy định về quản lý ngoại hối và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Điều kiện để doanh nghiệp có thể kinh doanh tạm nhập tái xuất hàng thực phẩm đông lạnh

Nghị định 69/2018/NĐ-CP quy định các doanh nghiệp kinh doanh tạm nhập tái xuất hàng thực phẩm đông lạnh thuộc danh mục nêu trên phải đáp ứng các điều kiện sau:

– Có số tiền ký quỹ là 10 tỷ đồng Việt Nam nộp tại tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp có kho, bãi theo quy định bên .

– Có kho, bãi phục vụ kinh doanh tạm nhập tái xuất thực phẩm đông lạnh, cụ thể:

  • Kho, bãi có sức chứa tối thiểu là 100 công-ten-nơ lạnh loại 40 feet, diện tích tối thiểu là 1.500 m2. Kho, bãi được ngăn cách với bên ngoài bằng hàng rào cứng, được xây dựng với chiều cao tối thiểu là 2,5 m; có đường dành cho xe chở công-ten-nơ di chuyển ra vào kho, bãi; có cổng ra vào và biển hiệu của doanh nghiệp sử dụng kho, bãi.
  • Kho, bãi có đủ nguồn điện (gồm điện lưới và máy phát điện dự phòng có công suất tương đương) và các thiết bị chuyên dùng kèm theo để vận hành các công-ten-nơ lạnh theo sức chứa của kho, bãi.
  • Kho, bãi phải thuộc sở hữu của doanh nghiệp hoặc do doanh nghiệp ký hợp đồng thuê; phảnằm trong khu vực quy hoạch hệ thống kho, bãi phục vụ kinh doanh tạm nhập tái xuất thực phẩm đông lạnh hoặc trong khu vực do Ủy ban nhân dân tỉnh biên giới quy định sau khi thống nhất với Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính và Bộ Công Thương.

Một số quy định riêng đối với hoạt động kinh doanh tạm nhập, tái xuất có điều kiện

– Thương nhân Việt Nam được thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp (sau đây gọi chung là doanh nghiệp) được thực hiện hoạt động kinh doanh tạm nhập tái xuất có điều kiện khi đáp ứng các quy định về điều kiện kinh doanh tạm nhập, tái xuất thực phẩm đông lạnh và được Bộ Công Thương cấp Mã số kinh doanh tạm nhập tái xuất hàng hóa.

frozen food3
Kinh doanh tạm nhập tái xuất hàng thực phẩm đông lạnh

– Ngoài việc tuân thủ quy định về kinh doanh tạm nhập tái xuất tại Điều 12, Điều 13, Điều 14, Điều 16 Nghị định 69/2018/NĐ-CP, doanh nghiệp thực hiện hoạt động kinh doanh tạm nhập tái xuất có điều kiện phải thực hiện các quy định sau:

  • Doanh nghiệp không được ủy thác hoặc nhận ủy thác tạm nhập, tái xuất hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất có điều kiện.
  • Doanh nghiệp không được chuyển loại hình từ kinh doanh tạm nhập, tái xuất sang nhập khẩu để tiêu thụ nội địa đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất có điều kiện.
  • Vận đơn đường biển đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất có điều kiện được quy định như sau:
    • Vận đơn phải là vận đơn đích danh, không được chuyển nhượng.
    • Trên vận đơn phải ghi số Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất của doanh nghiệp.
    • Đối với hàng hóa đã qua sử dụng thuộc Phụ lục IX Nghị định 69/2018/NĐ-CP, trên vận đơn phải ghi số Giấy phép kinh doanh tạm nhập, tái xuất do Bộ Công Thương cấp.

Mã số kinh doanh tạm nhập tái xuất hàng hóa là thực phẩm đông lạnh

Điều 26 Nghị định 69/2018/NĐ-CP về Mã số kinh doanh tạm nhập tái xuất được quy định cụ thể như sau:

– Bộ Công Thương cấp Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa khi doanh nghiệp đáp ứng điều kiện quy định về điều kiện kinh doanh tạm nhập tái xuất hàng hóa là thực phẩm đông lạnh.

– Mã số kinh doanh tạm nhập tái xuất theo quy định tại Điều này là Mã số riêng đối với từng nhóm hàng hóa. Doanh nghiệp được cấp Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất nhóm hàng hóa nào thì được kinh doanh tạm nhập, tái xuất các mặt hàng thuộc phạm vi của nhóm hàng hóa đó.

– Đối với kho, bãi đã được kê khai để chứng minh việc đáp ứng điều kiện kinh doanh và để được cấp Mã số kinh doanh tạm nhập tái xuất, doanh nghiệp không được cho doanh nghiệp khác thuê lại để sử dụng vào mục đích xin cấp Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng thực phẩm đông lạnh.

– Trường hợp hàng hóa nước ngoài gửi vào kho ngoại quan để xuất khẩu, tái xuất qua các tỉnh biên giới phía Bắc thì chỉ doanh nghiệp có Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất của nhóm hàng hóa đó mới được đứng tên trên tờ khai nhập kho ngoại quan và tờ khai xuất kho ngoại quan để xuất khẩu, tái xuất. Hàng hóa gửi tại kho ngoại quan thực hiện theo quy định của pháp luật về hải quan.

– Hoạt động kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa thuộc Phụ lục VII, VIII, IX Nghị định 69/2018/NĐ-CP, trong đó doanh nghiệp không thực hiện tái xut qua các cửa khẩu biên giới phía Bắc không thuộc loại hình kinh doanh tạm nhập tái xuất có điều kiện và không phải có Mã số kinh doanh tạm nhập tái xuất.

– Trong trường hợp cần thiết đáp ứng yêu cầu quản lý, Bộ Công Thương báo cáo Thủ tướng Chính phủ áp dụng quy định về cấp Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất đối với trường hp doanh nghiệp thực hiện kinh doanh tạm nhập tái xuất, gửi kho ngoại quan để xuất khẩu, tái xuất qua các cửa khẩu biên giới không thuộc phía Bắc.

Hồ sơ và thủ tục cấp Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất theo quy định của pháp luật

– Doanh nghiệp cần lập và gửi 1 bộ hồ sơ đề nghị cấp Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến (nếu có áp dụng) đến Bộ Công Thương. Trong đó, ồ sơ bao gồm:

  • Văn bản đề nghị cấp Mã số kinh doanh tạm nhập tái xuất: 1 bản chính.
  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: 1 bản sao có đóng dấu của doanh nghiệp.
  • Văn bản của tổ chức tín dụng xác nhận về việc doanh nghiệp nộp số tiền ký quỹ theo quy định: 1 bản chính.
  • Tài liệu chứng minh doanh nghiệp sở hữu kho, bãi hoặc hợp đồng thuê kho, bãi phục vụ kinh doanh tạm nhập, tái xuất thực phẩm đông lạnh theo quy định: 1 bản sao có đóng dấu của doanh nghiệp.
  • Văn bản của cơ quan điện lực nơi doanh nghiệp có kho, bãi xác nhận về việc kho, bãi có đủ nguồn điện lưới để vận hành các công-ten-nơ lnh theo sức chứa: 1 bản chính.

– Trường hợp doanh nghiệp xin cấp Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa có thuế tiêu thụ đặc biệt hoặc hàng hóa đã qua sử dụng thì không phải nộp các giấy tờ sau:

  • Tài liệu chứng minh doanh nghiệp sở hữu kho, bãi hoặc hợp đồng thuê kho, bãi phục vụ kinh doanh tạm nhập, tái xuất thực phẩm đông lạnh theo quy định;
  • Văn bản của cơ quan điện lực nơi doanh nghiệp có kho, bãi xác nhận về việc kho, bãi có đủ nguồn điện lưới để vận hành các công-ten-nơ lạnh theo sức chứa;

– Trường hợp hồ sơ chưa đy đủ, đúng quy định, trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ của doanh nghiệp, Bộ Công Thương có văn bản yêu cu doanh nghiệp hoàn thiện hồ sơ.

– Đối với Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng thực phẩm đông lạnh, trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, đúng quy định, Bộ Công Thương tiến hành kiểm tra hoặc ủy quyền cho Sở Công Thương cấp tỉnh nơi doanh nghiệp có kho, bãi kiểm tra, xác nhận điều kiện về kho, bãi.

– Trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày có kết quả kiểm tra điều kiện kho, bãi, Bộ Công Thương xem xét cấp Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng thực phẩm đông lạnh cho doanh nghiệp.

– Đối với Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa có thuế tiêu thụ đặc biệt và Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa đã qua sử dụng, trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, đúng quy định, Bộ Công Thương xem xét cp Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xut cho doanh nghiệp.

– Trường hợp không cấp Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất, Bộ Công Thương trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

– Trường hợp bổ sung, sửa đổi Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất, cấp lại do mất, thất lạc Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất, doanh nghiệp gửi văn bản đề nghị và các giấy tờ liên quan đến Bộ Công Thương. Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được h sơ đy đủ, đúng quy định, Bộ Công Thương xem xét điều chỉnh, cấp lại Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất cho doanh nghiệp.

Quý khách tham khảo: Luật Quốc Bảo – Hotline/zalo: 0763387788

Thành lập hộ kinh doanh cá thểNên thành lập công ty hay hộ kinh doanhHộ kinh doanh cá thể là gì

– Trường hp phải xác minh các tài liệu, giấy tờ liên quan trong hồ sơ đề nghị cấp Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất của doanh nghiệp, thời gian xử lý hồ sơ quy định tính từ thời điểm Bộ Công Thương nhận được văn bản trả lời của các cơ quan liên quan đối vớviệc xác minh.

Mẫu đơn đề nghị cấp Mã số kinh doanh tạm nhập tái xuất hàng hóa đông lạnh

Mẫu văn bản đề nghị cấp Mã số kinh doanh tạm nhập tái xuất hàng hóa đông lạnh ban hành kèm theo Thông tư số 12/2018/TT-BCT được quy định như sau:

TÊN DOANH NGHIỆP

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số:…

……, ngày… tháng… năm 20…

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

Cấp Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng thực phẩm đông lạnh

Kính gửi: Bộ Công Thương (Cục Xuất nhập khẩu)

1. Tên doanh nghiệp:…………………………………………………………………………………………………….

– Địa chỉ trụ sở chính:… Số điện thoại:… Số fax:…

– Địa chỉ website (nếu có):…………………………………………………………………………………………………….

– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số:… do… cấp ngày… tháng… năm…

Căn cứ Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ và Thông tư số 12/2018/TT-BCT ngày 15 tháng 6 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Công Thương, (Doanh nghiệp) xin cấp Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng thực phẩm đông lạnh.

2. Kho, bãi chuyên dùng để phục vụ việc kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng thực phẩm đông lạnh của doanh nghiệp:

STTTên kho, bãi Địa chỉ kho, bãiHình thức sở hữu

(Thuộc sở hữu hoặc kho thuê)

Sức chứa

(m2/công-ten-nơ)

Ghi chú
1………………………………………
2………………………………………

3. Nguồn điện để bảo quản hàng thực phẩm đông lạnh:

– Điện lưới (số lượng trạm biến áp, công suất từng trạm biến áp).

– Máy phát điện dự phòng (số lượng máy phát điện; nhãn hiệu, công suất và số serie của từng máy).

– Thiết bị cắm điện chuyên dùng (số lượng).

4. Hồ sơ kèm theo gồm:

– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp): 1 bản sao có đóng dấu của doanh nghiệp.

– Văn bản của tổ chức tín dụng xác nhận việc doanh nghiệp nộp tiền ký quỹ theo quy định: 1 bản chính.

– Văn bản của cơ quan điện lực xác nhận về việc kho, bãi của doanh nghiệp có nguồn điện lưới đủ để vận hành các công-ten-nơ lạnh theo quy định: 1 bản chính.

– Tài liệu, giấy tờ chứng minh về kho, bãi và các trang thiết bị nêu tại mục 2 và 3 nêu trên.

(Doanh nghiệp) xin chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung các giấy tờ, tài liệu trong hồ sơ gửi kèm theo Đơn này và cam kết thực hiện theo đúng các quy định về tạm nhập, tái xuất hàng thực phẩm đông lạnh./.

 Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp
(Ký tên, ghi rõ họ tên, chức danh và đóng dấu)
 

Một số câu hỏi thường gặp liên quan đến hoạt động kinh doanh tạm nhập tái xuất hàng hóa đông lạnh

Những trường hợp nào bị thu hồi và đình chỉ Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất

– Bộ Công Thương thu hồi Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất theo đề nghị của doanh nghiệp trên cơ sở xác nhận của các cơ quan liên quan về các nội dung sau:

a) Doanh nghiệp đã tái xuất hết hàng hóa tạm nhập ra khỏi Việt Nam.

b) Hoàn thành nghĩa vụ phát sinh trong quá trình vận chuyển, lưu giữ hàng hóa tạm nhập, tái xuất theo quy định của Nghị định này (nếu có).

– Bộ Công Thương thu hồi Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất khi doanh nghiệp có vi phạm trong các trường hp sau:

a) Gian lận trong việc kê khai các điều kiện theo quy định tại Nghị định này.

b) Không duy trì điều kiện theo quy định tại Nghị định này trong quá trình sử dụng Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất.

c) Không nộp bổ sung đủ số tiền ký quỹ trong vòng 30 ngày kể từ ngày Bộ Công Thương có thông báo theo quy định tại Khoản 2 Điều 30 Nghị định này.

d) Không thực hiện đúng yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền về điều tiết hàng hóa tạm nhập, tái xuất theo quy định tại Điều 14 Nghị định này.

đ) Kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa mà không có Giấy phép kinh doanh tạm nhập, tái xuất do Bộ Công Thương cấp theo quy định.

e) Kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa thuộc diện cấm kinh doanh tạm nhập, tái xuất, tạm ngừng kinh doanh tạm nhập, tái xut.

g) Từ chối trách nhiệm xử lý đối với những lô hàng đã về đến cảng, cửa khẩu Việt Nam theo hợp đồng nhập khẩu đã ký.

h) Tự ý chuyển tiêu thụ nội địa hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất.

i) Tự ý phá mở niêm phong hải quan đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất.

– Doanh nghiệp bị thu hồi Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất theo quy định tại các Điểm a, b, c, d, đ, h, i Khoản 2 Điều này không được cấp lại Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất trong vòng 2 năm kể từ ngày bị thu hồi.

– Doanh nghiệp bị thu hồi Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất theo quy định tại Điểm e, g Khoản 2 Điều này không được xem xét cấp lại Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất.

Lưu ý về vấn đề đình chỉ tạm thời hiệu lực Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất

– Bộ Công Thương sẽ xem xét đình chỉ tạm thời hiệu lực Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất trong trường hợp doanh nghiệp bị cơ quan chức năng điều tra các hành vi vi phạm theo quy định tại Nghị định này hoặc theo đề nghị của cơ quan chức năng.

frozen food2
Kinh doanh tạm nhập tái xuất hàng thực phẩm đông lạnh

– Thời gian tạm thời đình chỉ hiệu lực Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất là 3 tháng hoặc 6 tháng hoặc 1 năm tùy trường hợp cụ thể hoặc theo đề nghị của cơ quan chức năng.

Những hành nào vi vi phạm về tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập hàng hóa?

Theo như Điều 40, Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, các hành vi vi phạm về tạm nhập, tái xuất hàng hóa sẽ bị phạt như sau:

1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi tự ý tẩy xóa, sửa chữa, sửa đổi, bổ sung, thay đổi nội dung giấy phép tạm nhập tái xuất, giấy phép tạm xuất tái nhập hàng hóa thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu.

2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng trái phép giấy phép tạm nhập tái xuất, giấy phép tạm xuất tái nhập hàng hóa thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu.

3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh tạm nhập tái xuất hàng hóa thuộc danh mục hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất có điều kiện khi không đáp ứng điều kiện kinh doanh theo quy định.

4. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập những mặt hàng quy định phải có giấy phép của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền mà không có giấy phép theo quy định.

5. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập hàng hóa thuộc danh mục hàng hóa cấm kinh doanh tạm nhập tái xuất và tạm ngừng kinh doanh tạm nhập tái xuất.

6. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này, trừ trường hợp áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 7 Điều này;

b) Đình chỉ hoạt động kinh doanh tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3, 4 và 5 Điều này;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập hàng hóa từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.

7. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc tái xuất hàng hóa tại cửa khẩu nhập đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 và 4 Điều này;

b) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc tái xuất hàng hóa đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 5 Điều này.

c) Buộc nộp lại giấy phép tạm nhập tái xuất, giấy phép tạm xuất tái nhập hàng hóa bị tẩy xóa, sửa chữa, sửa đổi, bổ sung, thay đổi nội dung cho cơ quan, người có thẩm quyền đã cấp giấy phép đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này. (Bổ sung bởi Nghị định 17/2022/NĐ-CP).

Trên đây là những thông tin đầy đủ và cập nhật nhất chúng tôi gửi đến bạn về những vấn đề pháp lý liên quan đến Kinh doanh tạm nhập tái xuất hàng thực phẩm đông lạnh.

Nếu quý khách không có thời gian hay gặp những khó khăn khi thực hiện các thủ tục kể trên, hoặc cần tư vấn thêm thông tin về lĩnh vực đầu tư kinh doanh, hãy liên hệ ngay với Luật Quốc Bảo theo số điện thoại Hotline: 0763 387 788 để được đội ngũ luật sư nhiều kinh nghiệm của chúng tôi tư vấn một cách rõ ràng và cụ thể nhất.

5/5 - (3 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.