Kinh doanh tiền chất công nghiệp

Hiện nay, ngành hóa chất là một ngành công nghiệp vô cùng quan trọng và đang được rất nhiều doanh nghiệp đầu tư phát triển. Đặc biệt, khi tiến hành kinh doanh tiền chất công nghiệp, doanh nghiệp cần phải tuân thủ các chỉ dẫn của pháp luật đồng thời thực hiện các thủ tục xin cấp Giấy phép kinh doanh đúng theo quy định.

Qua bài viết sau, Luật Quốc Bảo sẽ đem lại cho bạn những hướng dẫn bao quát và cập nhật nhất về điều kiện kinh doanh tiền chất công nghiệp cũng như những thủ tục và hồ sơ cần thiết để doanh nghiệp được cấp phép hoạt động.

Kinh doanh tiền chất công nghiệp
Kinh doanh tiền chất công nghiệp

Kinh doanh tiền chất công nghiệp được định nghĩa như thế nào?

Khái niệm kinh doanh hóa chất

Căn cứ vào: Khoản 1, Điều 3, Nghị định 113/2017/NĐ-CP, được sửa đổi và bổ sung bởi Khoản 2, Điều 8 của Nghị định 17/2020/NĐ-CP, hoạt động sản xuất kinh doanh hóa chất được hiểu là:

– Sản xuất hóa chất là hoạt động tạo ra hóa chất thông qua các phản ứng hóa học, các quá trình sinh hóa hoặc quá trình hóa lý, vật lý như trích ly, cô đặc, pha loãng, phối trộn và quá trình hóa lý, vật lý khác không bao gồm hoạt động phát thải hóa chất không chủ đích.

– Kinh doanh hóa chất bao gồm hoạt động buôn bán, xuất khẩu, nhập khẩu hóa chất để cung ứng hóa chất trên thị trường nhằm mục đích sinh lời.

Khái niệm tiền chất công nghiệp

Nghị định trên cũng đưa ra định nghĩa như sau:

Tiền chất công nghiệp là các hóa chất được sử dụng làm nguyên liệu hay làm dung môi, chất xúc tiến trong sản xuất, nghiên cứu khoa học, phân tích, kiểm nghiệm, đồng thời cũng là các hóa chất không thể thiếu trong quá trình điều chế, sản xuất chất ma túy, được quy định trong danh mục do Chính phủ ban hành.

Danh mục tiền chất công nghiệp được phân theo mức độ nguy hiểm để quản lý, kiểm soát cho phù hợp, gồm tiền chất công nghiệp Nhóm 1 và tiền chất công nghiệp Nhóm 2:

– Tiền chất công nghiệp Nhóm 1 gồm các hóa chất thiết yếu được sử dụng trong quá trình điều chế, sản xuất chất ma túy;

– Tiền chất công nghiệp Nhóm 2 gồm các hóa chất được sử dụng làm chất phản ứng hoặc làm dung môi trong quá trình điều chế, sản xuất chất ma túy.

Các loại hóa chất thuộc danh mục tiền chất công nghiệp theo quy định của pháp luật

Dựa trên Phụ lục I, Bảng danh mục hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực công nghiệp, ban hành kèm theo Nghị định số 113/2017/NĐ-CP của Chính phủ, các chất liệt kê sau đây thuộc danh mục tiền chất công nghiệp:

Tiền chất công nghiệp nhóm 1

785.

1 – phenyl – 2 -propanon1 – phenyl – 2 -propanone29143100103-79-7C9H10O

786.

Axetic anhydritAcetic anhydride29152400108-24-7C4H6O3

787.

Axít anthranilicAnthranilic acid29224300118-92-3C7H7NO2

788.

Axít lysergicLysergic acid2939630082-58-6C16H16N2O2

789.

Axít phenyl axeticPhenylacetic acid29163400103-82-2C8H8O2

790.

Axít N – axetyl anthranilicN – acetylanthranilic acid2924230089-52-1C9H9NO3

791.

Alpha-phenyl acetoacetonitril (APAAN)Alpha-phenyl acetoacetonitrile (APAAN)292690004468-48-8C10H9NO

792.

Gamma-butyro lacton (GBL)Gamma-butyro lactone (GBL)2932205096-48-0C4H6O2

793.

IsosafrolIsosafrole29329100120-58-1C10H10O2

794.

PiperonalPiperonal29329300120-57-0C8H6O3

795.

Piperonyl metyl ketonPiperonyl methyl ketone293292004676-39-5C6H5C10H10O3

796.

SafrolSafrole2932940094-59-7C10H10O2

797.

Tinh dầu hay bất kỳ hỗn hợp nào có chứa Safrol, IsosafrolEssential oil or any mixture containing Safrole, Isosafrole

Tiền chất công nghiệp nhóm 2

798.

Axít axeticAcetic acid2915210064-19-7C2H4O2

799.

Axít clohydricHydrochloric acid280610007647-01-0HCl

800.

Axít formicFormic Acid2915110064-18-6CH2O2

801.

Axít sunfuricSulfuric acid2807.00.007664-93-9H2SO4

802.

Axít tartaricTartaric acid2918.12.00526-83-0C4H6O6

803.

AxetonAcetone2914110067-64-1C3H6O

804.

Axetyl cloritAcetyl chloride2915907075-36-5CH3COCl

805.

Amoni formatAmmonium formate29151200540-69-2HCO2NH4

806.

BenzaldehytBenzaldehyde29122100100-52-7C7H6O

807.

Benzyl xyanidBenzyl cyanide29269095140-29-4C8H7N

808.

DiethylaminDiethylamine29211950109-89-7C4H11N

809.

Dietyl eteDiethyl ether2909110060-29-7C4H10O

810.

Etylen diaxetatEthylene diacetate29153900111-55-7C6H10O4

811.

FormamitFormamide2924190075-12-7CH3NO

812.

Kali permanganatPotassium permanganate284161007722-64-7KMnO4

813.

Metyl etyl ketonMethyl ethyl ketone2914120078-93-3C4H8O

814.

MethylaminMethylamine2921110074-89-5CH5N

815.

NitroethanNitroethane290420.0079-24-3C2H5NO2

816.

PiperidinPiperidine29333290110-89-4C5H11N

817.

ToluenToluene29023000108-88-3C7H8

819.

Thionyl cloricThionyl chloride281210957719-09-7SOCl2

Điều kiện kinh doanh tiền chất công nghiệp

Các điều kiện kinh doanh chung 

Tổ chức, cá nhân kinh doanh tiền chất công nghiệp phải đáp ứng các điều kiện sau:

– Là tổ chức, cá nhân được thành lập theo quy định của pháp luật;

– Cơ sở vật chất – kỹ thuật phải đáp ứng yêu cầu trong kinh doanh theo quy định (Điều 12 của Luật hóa chất; Điều 4; khoản 2 Điều 5; khoản 1, khoản 2 Điều 6 của Nghị định 113/2017/NĐ-CP);

– Có cửa hàng hoặc địa điểm kinh doanh, nơi bày bán đảm bảo các yêu cầu về an toàn hóa chất, an toàn phòng, chống cháy nổ theo quy định của pháp luật;

– Có kho chứa hoặc có hợp đồng thuê kho chứa hóa chất hoặc sử dụng kho của tổ chức, cá nhân mua hoặc bán hóa chất đáp ứng được các điều kiện về bảo quản an toàn hóa chất, an toàn phòng, chống cháy nổ;

– Người phụ trách về an toàn hóa chất của cơ sở kinh doanh hóa chất phải có trình độ trung cấp trở lên về chuyên ngành hóa chất;

– Các đối tượng quy định tại Điều 32 của Nghị định 113/2017/NĐ-CP, phải được huấn luyện an toàn hóa chất. Bao gồm:

  • Nhóm 1:

+ Người đứng đầu đơn vị, cơ sở sản xuất, kinh doanh và phòng, ban, chi nhánh trực thuộc; phụ trách bộ phận sản xuất, kinh doanh, kỹ thuật; quản đốc phân xưởng hoặc tương đương;

+ Cấp phó của người đứng đầu theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này được giao nhiệm vụ phụ trách công tác an toàn hóa chất.

  • Nhóm 2:

+ Cán bộ chuyên trách, bán chuyên trách về an toàn hóa chất của cơ sở;

+ Người trực tiếp giám sát về an toàn hóa chất tại nơi làm việc.

  • Nhóm 3: người lao động liên quan trực tiếp đến hóa chất.

Các điều kiện doanh nghiệp phải đảm bảo trong quá trình hoạt động kinh doanh

 Yêu cầu đối với nhà xưởng, kho chứa

– Nhà xưởng phải đạt yêu cầu theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, phù hợp với tính chất, quy mô và công nghệ sản xuất, lưu trữ hóa chất.

– Nhà xưởng, kho chứa phải có lối, cửa thoát hiểm. Lối thoát hiểm phải được chỉ dẫn rõ ràng bằng bảng hiệu, đèn báo và được thiết kế thuận lợi cho việc thoát hiểm, cứu hộ, cứu nạn trong trường hợp khẩn cấp.

– Hệ thống thông gió của nhà xưởng, kho chứa phải đáp ứng các quy chuẩn, tiêu chuẩn về hệ thống thông gió.

– Hệ thống chiếu sáng đảm bảo theo quy định để đáp ứng yêu cầu sản xuất, lưu trữ hóa chất. Thiết bị điện trong nhà xưởng, kho chứa có hóa chất dễ cháy, nổ phải đáp ứng các tiêu chuẩn về phòng, chống cháy, nổ.

– Sàn nhà xưởng, kho chứa hóa chất phải chịu được hóa chất, tải trọng, không gây trơn trượt, có rãnh thu gom và thoát nước tốt.

– Nhà xưởng, kho chứa hóa chất phải có bảng nội quy về an toàn hóa chất, có biển báo nguy hiểm phù hợp với mức độ nguy hiểm của hóa chất, treo ở nơi dễ thấy. Các biển báo thể hiện các đặc tính nguy hiểm của hóa chất phải có các thông tin: Mã nhận dạng hóa chất; hình đồ cảnh báo, từ cảnh báo, cảnh báo nguy cơ.

– Trường hợp hóa chất có nhiều đặc tính nguy hiểm khác nhau thì hình đồ cảnh báo phải thể hiện đầy đủ các đặc tính nguy hiểm đó. Tại khu vực sản xuất có hóa chất nguy hiểm phải có bảng hướng dẫn cụ thể về quy trình thao tác an toàn ở vị trí dễ đọc, dễ thấy.

– Nhà xưởng, kho chứa phải có hệ thống thu lôi chống sét hoặc nằm trong khu vực được chống sét an toàn và được định kỳ kiểm tra theo các quy định hiện hành.

– Đối với bồn chứa ngoài trời phải xây đê bao hoặc các biện pháp kỹ thuật khác để đảm bảo hóa chất không thoát ra môi trường khi xảy ra sự cố hóa chất và có biện pháp phòng chống cháy nổ, chống sét.

– Nhà xưởng, kho chứa phải đáp ứng đủ các điều kiện về phòng, chống cháy nổ, bảo vệ môi trường, an toàn và vệ sinh lao động theo quy định của pháp luật có liên quan.

Yêu cầu đối với công nghệ, thiết bị, dụng cụ, bao bì

– Công nghệ sản xuất hóa chất được lựa chọn đảm bảo giảm thiểu nguy cơ gây sự cố hóa chất, ô nhiễm môi trường, đảm bảo an toàn phòng, chống cháy nổ.

– Thiết bị kỹ thuật phải đạt yêu cầu chung về an toàn theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, phù hợp với chủng loại hóa chất và quy trình công nghệ, đáp ứng được công suất sản xuất, quy mô kinh doanh. Máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động và thiết bị đo lường thử nghiệm phải được kiểm định, hiệu chuẩn, hiệu chỉnh, bảo dưỡng theo quy định hiện hành về kiểm định máy móc, thiết bị.

– Yêu cầu về bao bì

  • Vật chứa, bao bì phải đảm bảo kín, chắc chắn, có độ bền chịu được tác động của hóa chất, thời tiết và các tác động thông thường khi bốc, xếp vận chuyển.
  • Bao bì đã qua sử dụng phải bảo quản riêng. Trước khi nạp hóa chất, cơ sở thực hiện nạp phải kiểm tra bao bì, vật chứa hóa chất, làm sạch bao bì đã qua sử dụng để loại trừ khả năng phản ứng, cháy nổ khi nạp hóa chất. Các vật chứa, bao bì đã qua sử dụng nhưng không sử dụng lại phải được thu gom, xử lý theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
  • Vật chứa, bao bì chứa đựng hóa chất phải có nhãn ghi đầy đủ các nội dung theo quy định về ghi nhãn hóa chất. Nhãn của hóa chất phải đảm bảo rõ, dễ đọc và có độ bền chịu được tác động của hóa chất, thời tiết và các tác động thông thường khi bốc, xếp vận chuyển.

Yêu cầu đối với bảo quản, vận chuyển hóa chất

– Các hóa chất nguy hiểm phải được phân khu, sắp xếp theo tính chất của từng loại hóa chất. Không được bảo quản chung các hóa chất có khả năng phản ứng với nhau hoặc có yêu cầu về an toàn hóa chất, phòng, chống cháy nổ khác nhau trong cùng một khu vực.

– Hóa chất trong kho phải được bảo quản theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hiện hành, đảm bảo yêu cầu an toàn, thuận lợi cho công tác ứng phó sự cố hóa chất.

– Quá trình vận chuyển hóa chất phải thực hiện theo quy định về vận chuyển hàng nguy hiểm.

Yêu cầu đối với hoạt động san chiết, đóng gói hóa chất

– Hoạt động san chiết, đóng gói hóa chất phải được thực hiện tại địa điểm đảm bảo các điều kiện về phòng, chống cháy nổ, bảo vệ môi trường, an toàn và vệ sinh lao động theo quy định của pháp luật có liên quan.

Quý khách tham khảo: Luật Quốc Bảo – Hotline/zalo: 0763387788

Thành lập hộ kinh doanh cá thểNên thành lập công ty hay hộ kinh doanhHộ kinh doanh cá thể là gì

– Thiết bị san chiết, đóng gói hóa chất phải đạt yêu cầu chung về an toàn theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hiện hành. Máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn và thiết bị đo lường thử nghiệm phải được kiểm định, hiệu chuẩn, hiệu chỉnh, bảo dưỡng theo quy định hiện hành về kiểm định máy móc, thiết bị.

– Bao bì, vật chứa và nhãn hóa chất sau khi san chiết, đóng gói phải đáp ứng yêu cầu quy định tại khoản 3 Điều 5 của Nghị định này.

– Người lao động trực tiếp san chiết, đóng gói hóa chất phải được huấn luyện về an toàn hóa chất

Ngoài ra, các tổ chức, các nhân kinh doanh tiền chất công nghiệp cũng phải đảm bảo các yêu cầu và điều kiện sau đây:

– Phải có đầy đủ hóa đơn mua bán, giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ, nhà sản xuất, nhà nhập khẩu hoặc nhà cung cấp các loại tiền chất công nghiệp;

– Phải lập sổ theo dõi riêng tiền chất công nghiệp. Sổ theo dõi bao gồm các thông tin: Tên đầy đủ, địa chỉ trụ sở chính, số điện thoại, số fax; tên tiền chất công nghiệp, số lượng mua, bán, tồn kho; mục đích sử dụng của tổ chức, cá nhân mua tiền chất công nghiệp;

Cần lưu ý rằng, trong quá trình sản xuất, kinh doanh tổ chức, cá nhân phải có biện pháp quản lý, kiểm soát tiền chất công nghiệp và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc làm thất thoát tiền chất công nghiệp.

Hồ sơ và thủ tục đăng ký cấp giấy  kinh doanh tiền chất công nghiệp

Các tổ chức, cá nhân muốn thực hiện hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu tiền chất công nghiệp phải có Giấy phép do cơ quan có thẩm quyền cấp. Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu tiền chất công nghiệp là điều kiện để thông quan khi xuất khẩu, nhập khẩu các tiền chất công nghiệp.

Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép xuất/nhập khẩu tiền chất công nghiệp

Hồ sơ bao gồm:

– Văn bản đề nghị cấp Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu tiền chất công nghiệp theo mẫu quy định;

– Bản sao giấy tờ về việc đăng ký thành lập đối với các tổ chức, cá nhân xuất khẩu, nhập khẩu lần đầu;

–  Bản sao hợp đồng hoặc một trong các tài liệu sau: Thỏa thuận mua bán, đơn đặt hàng, bản ghi nhớ, hóa đơn ghi rõ tên, số lượng tiền chất công nghiệp;

–  Báo cáo về tình hình xuất khẩu, nhập khẩu, mua bán và sử dụng tiền chất công nghiệp của Giấy phép đã được cấp gần nhất đối với các tiền chất công nghiệp Nhóm 1.

Trình tự, thủ tục cấp Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu tiền chất công nghiệp

– Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu tiền chất công nghiệp lập 01 bộ hồ sơ và gửi qua đường bưu điện hoặc gửi trực tiếp hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến đến cơ quan có thẩm quyền cấp phép theo quy định;

– Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ và hợp lệ, trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan cấp phép thông báo để tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ. Thời gian hoàn chỉnh hồ sơ không được tính vào thời gian cấp phép (07 ngày làm việc) ;

– Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan cấp phép kiểm tra hồ sơ và tiến hành cấp Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu tiền chất công nghiệp. Mẫu Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu tiền chất được quy định tại Phụ lục VI của Nghị định này. Trường hợp không cấp Giấy phép, cơ quan có thẩm quyền cấp phép phải có văn bản trả lời trong đó có nêu rõ lý do.

Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép

Bộ Công Thương phân công đơn vị chuyên môn có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ, cấp và cấp lại, điều chỉnh hoặc gia hạn Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu tiền chất công nghiệp. Khi hệ thống Cổng thông tin một cửa quốc gia được kết nối, việc tiếp nhận hồ sơ, cấp, cấp lại, điều chỉnh, gia hạn Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu tiền chất công nghiệp thực hiện thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia.

tctn
Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép

Thời hạn của Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu tiền chất

– Đối với các tiền chất công nghiệp Nhóm 1, Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu được cấp cho từng lô xuất khẩu, nhập khẩu và có thời hạn trong vòng 6 tháng kể từ ngày cấp;

– Đối với tiền chất công nghiệp Nhóm 2, Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu có thời hạn trong vòng 6 tháng kể từ ngày cấp.

Mẫu đơn đề nghị cấp Giấy phép xuất khẩu/nhập khẩu tiền chất công nghiệp

Thông tư 32/2017/TT-BCT của Bộ Công thương về việc hướng dẫn thi hành một số điều của Luật hóa chất và Nghị định số 113/2017/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật hóa chất, mẫu văn bản đề nghị cấp Giấy phép xuất khẩu/nhập khẩu tiền chất công nghiệp được quy định như sau:

Tên tổ chức, cá nhân (1)
_______________
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
_______________________________________________________________
Số: ………(2)………(3) , ngày ….. tháng …. năm ……

 

VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ

Cấp Giấy phép (nhập khẩu/xuất khẩu) tiền chất công nghiệp

Kính gửi: Cục Hóa chất – Bộ Công Thương

Tên tổ chức/cá nhân:………………. …………………………….(1)

Địa chỉ trụ sở chính tại: …………….., Điện thoại: ………… Fax:……………

Địa điểm sản xuất, kinh doanh: ………Điện thoại: ……..Fax:    ………….

Loại hình doanh nghiệp:  Sản xuất [  ]    Kinh doanh [  ]     Sử dụng [  ] 

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/hộ kinh doanh số: …….. do ………………… cấp ngày …… tháng ……… năm……

Đề nghị Cục Hóa chất xem xét cấp Giấy phép nhập khẩu/xuất khẩu tiền chất công nghiệp theo (Hợp đồng số/Thỏa thuận mua bán/đơn đặt hàng/hóa đơn số…) ngày …….tháng……năm ….. ký với/của ………… Nội dung cụ thể như sau:

STTTên thương mạiThông tin hóa chất/tên thành phần (4) Đơn vị tính

(kg hoặc lít)

Số lượng
Tên hóa họcMã CASCông thức hóa họcHàm lượng
1Dung môi..Acetone67-64-1C3H6O100%kg100
2

 

ABCToluene108-88-3C7H810%kg200
Acetone67-64-1C3H6O10%
N

– Mục đích nhập khẩu/xuất khẩu (nêu cụ thể mục đích): ……………………..

– Tên cửa khẩu nhập khẩu/xuất khẩu: …………………………

–  Nơi làm thủ tục Hải quan:……………………………………………….

– Phương tiện và điều kiện đảm bảo an toàn vận chuyển: …………………….

– Thời gian và số lần thực hiện nhập khẩu/xuất khẩu:

.………… (1) xin cam đoan thực hiện đúng các quy định tại Luật hóa chất, Nghị định số 113/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 10 năm 2017 của Chính phủ và sử dụng tiền chất đúng mục đích, thực hiện các quy định về quản lý, kiểm soát tiền chất trong lĩnh vực công nghiệp, nếu vi phạm .……….. (1) chịu trách nhiệm trước pháp luật.

…..…… (1) gửi kèm theo hồ sơ liên quan, bao gồm: …………………

ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC/CÁ NHÂN

 


(Ký tên và đóng dấu)

Trong đó:

– (1): Điền tên tổ chức, cá nhân đăng ký cấp Giấy phép nhập khẩu/xuất khẩu tiền chất trong lĩnh vực công nghiệp;

– (2): Mã số ký hiệu văn bản của tổ chức, cá nhân đăng ký cấp giấy phép;

– (3): Tên của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, nơi tổ chức, cá nhân đăng ký cấp Giấy phép đóng trụ sở chính;

– (4): Chỉ ghi tên thành phần tiền chất có trong hỗn hợp hàng hóa kèm theo phiếu an toàn hóa chất.

Một số câu hỏi thường gặp liên quan đến hoạt động kinh doanh tiền chất công nghiệp

Giấy phép kinh doanh tiền chất công nghiệp hết hạn phải làm thế nào?

Khi giấy phép xuất/nhập khẩu tiền chất hết hạn, doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục gia hạn giấy phép để có thể tiếp tục hoạt động kinh doanh. Giấy phép được gia hạn trong trường hợp hết thời hạn ghi trong Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu quy định nhưng việc xuất khẩu, nhập khẩu chưa thực hiện được hoặc thực hiện chưa xong. Giấy phép chỉ được gia hạn một lần;

– Trước khi Giấy phép hết hạn tối thiểu 05 ngày làm việc, tổ chức và cá nhân có nhu cầu gia hạn Giấy phép phải lập 01 bộ hồ sơ đề nghị gia hạn Giấy phép gửi đến cơ quan cấp phép qua đường bưu điện hoặc gửi trực tiếp hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến;

– Hồ sơ đề nghị gia hạn Giấy phép bao gồm: Văn bản đề nghị gia hạn Giấy phép xuất/nhập khẩu tiền chất công nghiệp; bản sao Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu tiền chất công nghiệp đã được cấp trước đó;

– Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan cấp phép kiểm tra, gia hạn Giấy phép cho tổ chức, cá nhân. Trường hợp không gia hạn Giấy phép, cơ quan có thẩm quyền cấp phép phải có văn bản trả lời, nêu rõ lý do;

– Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu được gia hạn không quá 06 tháng kể từ ngày cấp phép gia hạn.

Các hành vi vi phạm hoạt động kinh doanh tiền chất công nghiệp bị xử phạt như thế nào?

Căn cứ theo Nghị định 71/2019/NĐ-CP quy định về việc xử phạt hành chính trong lĩnh vực hóa chất, sửa đổi, bổ sung bởi 17/2022/NĐ-CP, một số hành vi vi phạm và các mức xử phạt được nêu rõ như sau: 

Vi phạm quy định về quản lý, kiểm soát tiền chất công nghiệp

–  Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi không ghi đầy đủ các thông tin theo quy định của pháp luật tại Sổ riêng theo dõi tiền chất công nghiệp trong sản xuất, kinh doanh.

–  Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không lập Sổ riêng theo dõi tình hình sản xuất, kinh doanh tiền chất công nghiệp.

–  Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi không có biện pháp quản lý, kiểm soát tiền chất công nghiệp trong quá trình sản xuất, kinh doanh.

Vi phạm quy định về hoạt động của Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu tiền chất công nghiệp

–  Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi viết thêm, tẩy xóa, sửa chữa làm thay đổi nội dung ghi trong Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu tiền chất công nghiệp.

– Mức phạt tiền đối với hành vi xuất khẩu, nhập khẩu tiền chất công nghiệp nhưng không có Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu hoặc Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu đã hết thời hạn được quy định như sau:

  • Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa là tiền chất công nghiệp vi phạm có giá trị dưới 20.000.000 đồng;
  • Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa là tiền chất công nghiệp vi phạm có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
  • Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa là tiền chất công nghiệp vi phạm có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng;
  • Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa là tiền chất công nghiệp vi phạm có giá trị từ 70.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
  • Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa là tiền chất công nghiệp vi phạm có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

–  Biện pháp khắc phục hậu quả:

  • Buộc nộp lại Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu tiền chất công nghiệp bị viết thêm, tẩy xóa, sửa chữa làm thay đổi nội dung cho cơ quan cấp Giấy phép đối với hành vi viết thêm, tẩy xóa, sửa chữa làm thay đổi nội dung ghi trong Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu tiền chất công nghiệp.;
  • Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc tái xuất tiền chất công nghiệp nhập khẩu đối với hành vi xuất khẩu, nhập khẩu tiền chất công nghiệp nhưng không có Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu hoặc Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu đã hết thời hạn.

Trên đây là những thông tin đầy đủ và cập nhật nhất về những vấn đề pháp lý liên quan đến hoạt động kinh doanh tiền chất công nghiệp. Nếu quý khách không có thời gian hay gặp những khó khăn khi thực hiện các thủ tục kể trên, hoặc cần tư vấn thêm thông tin về lĩnh vực đầu tư kinh doanh, hãy liên hệ ngay với Luật Quốc Bảo theo số điện thoại Hotline: 0763 387 788 để được đội ngũ luật sư nhiều kinh nghiệm của chúng tôi tư vấn một cách rõ ràng và cụ thể nhất.

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.