Những câu hỏi liên quan đến thành lập công ty, Khi bạn thành lập một công ty hay một doanh nghiệp? Hay chuẩn bị thông tin hồ sơ để thành lập công ty? Bạn luôn có rất nhiều câu hỏi liên quan đến pháp lý của việc thành lập một doanh nghiệp?
Trước khi thành lập công ty, doanh nghiệp, khi thực hiện thủ tục thành lập công ty, sau khi hoàn thành xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Các luật sư tại Công ty Luật Quốc Bảo thường gặp phải những thắc mắc hoặc tương tự như những câu hỏi dưới đây từ khách hàng. Luật Quốc Bảo xin chia sẻ những câu hỏi phổ biến nhất liên quan đến việc thành lập doanh nghiệp:
Mục lục
- 1 1.Ai có quyền thành lập công ty?
- 2 2. Tên công ty phải đặt như thế nào?
- 3 3. Phải xác định ngành nghề kinh doanh cho công ty như thế nào?
- 4 4. Nộp hồ sơ thành lập công ty tại đâu?
- 5 5. Thành lập công ty có cần hộ khẩu thường trú hay không?
- 6 6. Có bao nhiêu vốn mới có thể thành lập công ty?
- 7 7. Có thể đăng ký chung cư làm trụ sở công ty hay không?
- 8 8. Các loại thuế cơ bản phải kê khai và đóng sau khi thành lập công ty?
- 9 9. Công ty chưa có doanh thu, chi phí có phải kê khai và nộp thuế hay không?
- 10 10. Có cần làm biển công ty?
- 11 11. Nên thành lập doanh nghiệp hình thức gì?
- 12 12. Viên chức có được thành lập doanh nghiệp không?
- 13 13. Đăng ký thành lập công ty ty ở cơ quan nào, ở đâu?
- 14 14. Thành lập công ty hết bao nhiêu tiền?
1.Ai có quyền thành lập công ty?
Theo quy định của pháp luật Quý khách hàng chỉ cần trên 18 tuổi không thuộc đối tượng không được thành lập quản lý doanh nghiệp là có thể khởi nghiệp và thành lập công ty. Đối với cán bộ công chức, viên chức chỉ được góp vốn vào công ty cổ phần do được nhận chuyển nhượng như việc đầu tư chứng khoán trên thị trường chứng khoán.
2. Tên công ty phải đặt như thế nào?
Trên thực tế tên công ty ngày càng hạn chế do số lượng doanh nghiệp ngày một nhiều. Tuy nhiên, để có thể đặt được tên công ty theo mong muốn rất đơn giản bằng cách thêm các tiền tố hoặc hậu tố vào tên công ty là có thể đăng ký được.
Khi đặt tên công ty cần tránh các tên riêng có thành tố riêng nổi tiếng ví dụ như: Samsung, Nokia, Honda,… hoặc các nhãn hiệu đã đăng ký độc quyền vì có thể doanh nghiệp có nguy cơ bị yêu cầu đổi tên do trùng với nhãn hiệu đã được bảo hộ độc quyền tại Việt Nam trước thời điểm doanh nghiệp đăng ký tên công ty bị trùng lặp.
Ngoài ra, đặt tên công ty cũng nên tính đến việc tên riêng công ty có khả năng đăng ký nhãn hiệu, tên miền để nhận diện thương hiệu doanh nghiệp trong tương lai mang tính đồng bộ, chuyên nghiệp.
3. Phải xác định ngành nghề kinh doanh cho công ty như thế nào?
Hiện nay, doanh nghiệp được kinh doanh các ngành nghề pháp luật không cấm. Tuy nhiên, doanh nghiệp chỉ được phép kinh doanh các ngành nghề mà mình đã đăng ký và kê khai trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp nên lựa chọn phạm vi rộng khi đăng ký các ngành nghề kinh doanh cho công ty trong hồ sơ đăng thành lập công ty.
Có thể nói điểm ưu việt của Luật Doanh nghiệp hiện hành là doanh nghiệp chưa cần xuất trình các điều kiện đối với các ngành nghề yêu cầu chứng chỉ hành nghề. Do đó, tùy thuộc vào nhu cầu hoạt động doanh nghiệp có thể lựa chọn mở rộng các ngành nghề kinh doanh để tránh sau khi hoạt động phát sinh thêm thủ tục bổ sung ngành nghề do khi thành lập chưa bao quát các ngành nghề dự định kinh doanh.
Việc áp mã ngành nghề kinh doanh của công ty thực hiện theo mã ngành cấp 4 theo quy định tại hệ thống ngành nghề kinh tế Việt Nam (Áp dụng theo Quyết định số: 27/2018/QĐ-TTg ngày 06 tháng 7 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ). Luật Việt An sẽ hỗ trợ phân ngành và áp mã ngành nghề cho quý công ty.
4. Nộp hồ sơ thành lập công ty tại đâu?
Nếu như thành lập hộ kinh doanh cá thể Quý khách hàng nộp tại Ủy ban nhân dân quận/huyện nơi hộ kinh doanh đặt trụ sở thì khi thành lập công ty Quý khách hàng nộp tại Phòng đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
5. Thành lập công ty có cần hộ khẩu thường trú hay không?
Việc thành lập công ty không căn cứ vào hộ khẩu thường trú của người thành lập mà người khởi nghiệp có thể thành lập công ty ở bất cứ tỉnh nào khi có nhu cầu kinh doanh tại tỉnh đó.
6. Có bao nhiêu vốn mới có thể thành lập công ty?
Theo quy định của Luật Doanh nghiệp hiện hành, việc kê khai vốn bao nhiêu là quyền của doanh nghiệp, doanh nghiệp tự kê khai và tự chịu trách nhiệm về vốn điều lệ của công ty. Trừ các ngành nghề có yêu cầu vốn pháp định doanh nghiệp phải đăng ký mức vốn theo quy định của pháp luật nhưng cũng không cần chứng minh nguồn vốn mà chỉ đảm bảo chịu trách nhiệm đối với nguồn vốn kê khai và đủ nguồn vốn ký quỹ theo quy định một số ngành nghề cụ thể.
7. Có thể đăng ký chung cư làm trụ sở công ty hay không?
Theo quy định của pháp luật hiện hành, chung cư và nhà tập thể không được đăng ký làm trụ sở công ty cũng như địa chỉ của chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của công ty.
8. Các loại thuế cơ bản phải kê khai và đóng sau khi thành lập công ty?
Thuế môn bài nộp mức cố định theo vốn điều lệ đăng ký (Công ty thành lập trong năm 2021 được miễn thuế môn bài);
Thuế Giá trị gia tăng (chỉ phải đóng thuế nếu phát sinh);
Thuế thu nhập doanh nghiệp: thông thường 20% của lợi nhuận, chỉ phải đóng khi công ty có lãi).
9. Công ty chưa có doanh thu, chi phí có phải kê khai và nộp thuế hay không?
Sau khi thành lập công ty dù không phát sinh doanh thu và chi phí thì doanh nghiệp chưa phải nộp thuế (trừ thuế môn bài các năm sau năm đầu thành lập) tuy nhiên hàng quý doanh nghiệp vẫn phải kê khai thuế như sau:
Đối với kê khai thuế giá trị gia tăng: Doanh nghiệp không phát sinh hóa đơn đầu vào và đầu ra thì đến thời hạn kê khai và nộp thuế công ty vẫn phải nộp tờ khai thuế giá trị gia tăng (VAT).
Đối với báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn: Doanh nghiệp vẫn cần phải kê khai dù chưa xuất hóa đơn giá trị gia tăng của công ty (nếu Công ty đã thực hiện thủ tục thông báo phát hành hóa đơn giá trị gia tăng).
Đối với báo cáo tài chính cuối năm: Doanh nghiệp lưu ý dù công ty không phát sinh hoạt động kinh doanh vẫn phải lập và nộp báo cáo tài chính cuối năm cho năm hoạt động.
10. Có cần làm biển công ty?
Doanh nghiệp bắt buộc phải treo biển công ty tại trụ sở với các nội dung như sau: Tên cơ quan chủ quản (cơ quan cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp tức Sở Kế hoạch và Đầu tư), tên công ty, địa chỉ trụ sở, số điện thoại hoặc email (nếu có).
11. Nên thành lập doanh nghiệp hình thức gì?
Việc xác định loại hình doanh nghiệp khi thành lập công ty sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến những ưu đãi mà bạn nhận được, cũng như mục tiêu, chiến lược và sự phát triển dài hạn của công ty.
Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn (TNHH)
“Thành lập công ty TNHH 1 thành viên, Thành lập công ty TNHH 2 thành viên
Công ty cổ phần”
Hộ kinh doanh cá thể
12. Viên chức có được thành lập doanh nghiệp không?
Theo quy định tại khoản 2, Điều 18 Luật Doanh nghiệp 2014 thì tổ chức, cá nhân sau đây không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam:
Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình.
Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức;
Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuốc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ công an nhân dân Việt Nam, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp.
Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện ủy quyển để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác.
Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự; tổ chức không có tư cách pháp nhân.
Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành hình phạt tù, quyết định xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị cấm hành nghề kinh doanh, đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định, liên quan đến kinh doanh theo quyết định của Tòa án; các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản, phòng, chống tham nhũng.
Bên cạnh đó theo quy định tại điểm b, khoản 1, Điều 37 Luật phòng chống tham nhũng 2005 thì: “Cán bộ, công chức, viên chức không được thành lập, tham gia thành lập hoặc tham giá quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã, bệnh viện tư, trường học tư và tổ chức nghiên cứu khoa học tư, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”.
Theo khoản 3 Điều 14 Luật viên chức 2010 quy định về quyền của viên chức về hoạt động kinh doanh và làm việc ngoài thời gian quy định như sau: “ Được góp vốn nhưng không tham gia quản lý, điều hành công ty TNHH, công ty cổ phẩn, công ty hợp danh hợp tác xã, bệnh viện tư, trường học tư và tổ chức nghiên cứu khoa học tư, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”.
Như vậy công chức, viên chức không được phép thành lập doanh nghiệp tư nhân cũng như thành lập công ty TNHH. Viên chức chỉ có quyền góp vốn, mua cổ phần của công ty cổ phần, công ty TNHH, nhưng không tham gia quản lý, điều hành công ty.
13. Đăng ký thành lập công ty ty ở cơ quan nào, ở đâu?
Theo quy định của pháp luật hiện hành về việc thành lập doanh nghiệp thì cần phải nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp tới các cơ quan đăng ký doanh nghiệp cấp tỉnh để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Cơ quan đăng ký kinh doanh được tổ chức ở tỉnh, thành phố trực thuộc TW và ở quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh.
Như vậy theo nghị định 43/2010/NĐ-CP co quy định các loại cơ quan đăng ký doanh nghiệp bao gồm:
Cấp tỉnh: Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư
Tại Hà Nội:Sở kế hoạch đầu tư thành phố Hà Nội có 2 địa chỉ đăng ký kinh doanh:
Địa chỉ liên hệ tiến hành thủ tục hành chính thông thường hoặc nộp và xử lý hồ sơ có vốn Đầu tư nước ngoài (tùy trường hợp) tại: 16 Cát Linh – Quận Đống Đa – Hà Nội.
Địa chỉ tiến hành thủ tục thành lập doanh nghiệp trong nước, thay đổi kinh doanh trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài: Tầng 3 -B10A Nam Trung Yên, Nguyễn Chánh, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.
Thành phố Hồ Chí Minh: Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh tại 32 Lê Thánh Tôn, Bến Nghé, Quận 1, Hồ Chí Minh.
Cấp Huyện: Thành lập Phòng Đăng ký kinh doanh tại các quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh có số lượng hộ kinh doanh và hợp tác xã đăng ký thành lập mới hàng năm trung bình từ 500 trở lên trong 2 năm gần nhất.
Tổng kết, để đăng ký kinh doanh cho công ty, doanh nghiệp, bạn cần tới phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư Tỉnh – Thành phố nơi định đặt trụ sở.
14. Thành lập công ty hết bao nhiêu tiền?
Chi phí thành lập công ty mà chủ doanh nghiệp cần phải thanh toán gồm:
Lệ phí nộp hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp
Khoản lệ phí này được đóng tại Sở Kế hoạch và Đầu tư
Lệ phí: 200.000 VNĐ
Phí con dấu: 100 – 400 VNĐ ( Phụ thuộc vào mẫu con dấu cũng như địa chỉ khắc con dấu doanh nghiệp lựa chọn)
Phí đăng ký bố cáo doanh nghiệp
Trong 30 ngày sau khi nhận giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp phải tiến hành bố cáo thành lập trên báo viết hoặc báo điện tử 3 số liên tiếp.
Chi phí dao động: 300.000 – 1.000.000 (Tùy báo)
Phí mua chữ ký số và hóa đơn
Phí mua chữ ký số khoảng 1.000.000 – 1.300.000 VNĐ trong 4 năm tùy theo nhà cung cấp.
Phí in hóa đơn: 150.000 VNĐ/ 5 cuốn
Ngoài ra còn một số chi phí khác như làm biển hiệu, thuế môn bài (nếu có), lệ phí làm hồ sơ khai thuế ban đầu.
Trên đây Luật Quốc Bảo vừa gửi đến quý khách những câu hỏi khi thành lập công ty mà nhiều người quan tâm. Quý khách muốn thành lập công ty, doanh nghiệp hãy liên hệ Luật Quốc Bảo Hotline/Zalo: 0763387788 để được tư vấn.
Xem thêm: