Pháp luật về bảo vệ môi trường là gì? Tìm hiểu về bảo vệ môi trường và những thông tin liên quan đến pháp luật bảo vệ môi trường thông qua bài viết sau đây.
Nếu bạn cần hỗ trợ pháp lý hay bất kỳ thắc mắc có mong muốn được giải đáp nhanh chóng, vui lòng liên hệ với Luật Quốc Bảo qua số hotline/zalo: 076 338 7788. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc cho quý khách miễn phí.
Mục lục
- 1 Khái niệm bảo vệ môi trường
- 2 Tại sao phải bảo vệ môi trường?
- 3 Tổng hợp thống các quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường
- 3.1 Ngoài ra, các quy phạm pháp luật thuộc đề mục Bảo vệ môi trường có liên quan đến rất nhiều các lĩnh vực khác, Bộ Tài nguyên và Môi trường cùng các Bộ, ngành liên quan đã xác định 45 văn bản có nội dung liên quan đến Đề mục.
- 3.2 Về cơ bản, vị trí các điều trong Kết quả pháp điển của đề mục Bảo vệ môi trường bảo đảm đúng nguyên tắc:
- 3.3 – Về những nội dung chính đối với những quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực Bảo vệ môi trường:
- 3.4 Các hành vi bị nghiêm cấm liên quan đến bảo vệ môi trường:
- 3.5 Chương này gồm quy định từ Điều 8 đến Điều 34 của Luật bảo vệ môi trường năm 2014 với 04 mục tương ứng cho các nội dung trên.
- 3.6 Nội dung quy hoạch theo quy định tại Điều 21.1.LQ.9. Nội dung cơ bản của quy hoạch bảo vệ môi trường trong Đề mục.
- 3.7 Theo đó, đối tượng phải thực hiện đánh giá môi trường chiến lược gồm:
- 3.8 Danh mục đối tượng phải thực hiện đánh giá môi trường chiến lược do Chính phủ quy định (xem Điều 21.1.NĐ.8.8. Thực hiện đánh giá môi trường chiến lược trong Đề mục).
- 3.9 Theo đó, đối tượng phải lập kế hoạch bảo vệ môi trường gồm:
- 3.10 Theo đó, hoạt động bảo vệ môi trường trong khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên gồm các hoạt động chính:
- 3.11 Đối tượng phải thực hiện đánh giá môi trường chiến lược của Đề mục.
- 3.12 Nguồn phát thải từ đất liền, hải đảo và các hoạt động trên biển phải được kiểm soát, ngăn ngừa, giảm thiểu và xử lý theo quy định của pháp luật.
- 3.13 Theo đó, bảo vệ môi trường nước sông là một trong những nội dung cơ bản của quy hoạch, kế hoạch khai thác, sử dụng nước sông.
- 3.14 Nội dung Mục 4 bảo vệ môi trường không khí:
- 3.15 Theo đó, bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ gồm: Bảo vệ môi trường khu kinh tế; bảo vệ môi trường khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao; bảo vệ môi trường cụm công nghiệp, khu kinh doanh, dịch vụ tập trung; bảo vệ môi trường cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp;
- 3.16 Nội dung Mục 1 xử lý cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng được hướng dẫn bởi một số điều của Nghị định số 19/2015/NĐ-CP;
- 3.17 Nội dung Mục 3 quy định về phòng ngừa, ứng phó, khắc phục và xử lý sự cố môi trường.
- 3.17.1 + Chương XIII quy định về thông tin môi trường, chỉ thị môi trường, thống kê môi trường và báo cáo môi trường gồm các quy định từ Điều 128 đến Điều 138 Luật bảo vệ môi trường năm 2014 với 03 mục có nội dung tương ứng.
- 3.17.2 + Chương XIV quy định về trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường gồm các quy định từ Điều 139 đến Điều 143 Luật bảo vệ môi trường năm 2014.
- 3.17.3 + Chương XVI quy định về nguồn lực bảo vệ môi trường gồm các quy định từ Điều 147 đến Điều 155 Luật bảo vệ môi trường năm 2014.
Khái niệm bảo vệ môi trường
Bảo vệ môi trường là các hoạt động giữ cho môi trường sạch đẹp. Cải thiện môi trường, đảm bảo cân bằng sinh thái. Phòng ngừa và khắc phục hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra đối với môi trường. Khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.
Hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt động giữ cho môi trường sạch đẹp; phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đến môi trường, ứng phó sự cố môi trường, khắc phục ô nhiễm, suy thoái, phục hồi và cải thiện môi trường; khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên; bảo vệ đa dạng sinh học.
Theo đó, pháp luật Việt Nam quy định các nguyên tắc sau đây về bảo vệ môi trường:
Theo quy định tại Điều 4 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, các nguyên tắc bảo vệ môi trường bao gồm:
Bảo vệ môi trường là quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của mọi cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân.
– Bảo vệ môi trường là điều kiện, nền tảng, yếu tố trung tâm, tiên quyết để phát triển kinh tế – xã hội bền vững. Hoạt động bảo vệ môi trường phải gắn với phát triển kinh tế, quản lý tài nguyên và được xem xét, đánh giá trong quá trình thực hiện các hoạt động phát triển.
– Bảo vệ môi trường hài hòa với an sinh xã hội, quyền trẻ em, bình đẳng giới, bảo đảm quyền được sống trong môi trường trong lành.
– Hoạt động bảo vệ môi trường phải được tiến hành thường xuyên, công khai, minh bạch; Ưu tiên dự báo, phòng ngừa ô nhiễm, sự cố và suy thoái môi trường, quản lý rủi ro môi trường, giảm phát sinh và chất thải, tăng cường tái sử dụng và tái chế chất thải để khai thác giá trị tài nguyên. nguồn chất thải.
– Bảo vệ môi trường phải phù hợp với quy luật, đặc điểm tự nhiên, văn hóa, lịch sử, cơ chế thị trường, trình độ phát triển kinh tế – xã hội; thúc đẩy phát triển vùng dân tộc thiểu số và miền núi.
– Cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân hưởng lợi từ môi trường có nghĩa vụ đóng góp tài chính cho hoạt động bảo vệ môi trường; gây ô nhiễm, sự cố, suy thoái môi trường phải bồi thường thiệt hại, khắc phục, xử lý và chịu trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.
Hoạt động bảo vệ môi trường phải bảo đảm không xâm hại đến chủ quyền, an ninh và lợi ích quốc gia, gắn với bảo vệ môi trường khu vực và toàn cầu.
Tại sao phải bảo vệ môi trường?
Thế kỷ chúng ta đang sống là thời đại của sự phát triển. Con người ta vội vã chạy đua với thời gian, nhưng rồi lại hay quên đi những thứ xung quanh. Sự phát triển đi kèm theo đó là nhiều hệ lụy, trong đó đơn giản nhất là tác động tiêu cực đến môi trường.
Chúng ta dường như quên mất rằng, bảo vệ môi trường chính là bảo vệ cuộc sống của chúng ta.
Môi trường là tổng hợp các yếu tố tự nhiên và xã hội bao quanh bên ngoài của một hệ thống hoặc một cá nhân, sự vật có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sức khoẻ và tính mạng của con người. Mọi người.
Nói một cách dễ hiểu hơn, gần gũi hơn, môi trường chính là ngôi nhà của chúng ta. Mái nhà ấy có thể đẹp hay không, kiên cố hay không, vĩnh cửu hay không là phụ thuộc vào sự bảo vệ của mỗi cá nhân chúng ta.
Chúng ta đều biết rằng môi trường rất quan trọng đối với cuộc sống của con người. Nhưng hiện trạng cho thấy ngày nay đang gióng lên hồi chuông báo động về vấn nạn ô nhiễm môi trường.
Bạn có để ý rằng khí hậu ngày càng trở nên khắc nghiệt và khó lường, lũ quét thất thường, suy thoái đất và nước, cạn kiệt tài nguyên rừng, ô nhiễm môi trường diễn ra trên diện rộng …
Đó là những vấn đề về môi trường mà cả nhân loại đã và đang phải đối mặt. Con người đã tác động quá nhiều đến môi trường, khai thác đến mức cạn kiệt tài nguyên, không có kế hoạch.
Tổng hợp thống các quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường
Bộ Pháp điển tổng hợp hệ thống các quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường được ban hành theo đề mục Bảo vệ môi trường và có nội dung cơ bản như sau:
– Về hệ thống văn bản quy phạm pháp luật sử dụng để pháp điển vào đề mục: Bộ Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp với các bộ, ngành có liên quan thực hiện rà soát, thu thập và pháp điển đối với 108 văn bản quy phạm pháp luật có nội dung thuộc lĩnh vực bảo vệ môi trường.
Trong đó, Luật số 55/2014/QH13 Bảo vệ môi trường ngày 23/06/2014 của Quốc hội, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2015 là văn bản có giá trị pháp lý của đề mục và cũng là văn bản có cấu trúc được xác định là cấu trúc của đề mục Bảo vệ môi trường.
Trực tiếp quy định chi tiết, hướng dân thi hành Luật bảo vệ môi trường năm 2014 gồm có 10 Nghị định của Chính phủ; 14 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ; 80 Quyết định, Thông tư và Thông tư liên tịch của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ; 03 Nghị quyết liên tịch của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ với các tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp cũng được pháp điển đầy đủ vào Đề mục.
Ngoài ra, các quy phạm pháp luật thuộc đề mục Bảo vệ môi trường có liên quan đến rất nhiều các lĩnh vực khác, Bộ Tài nguyên và Môi trường cùng các Bộ, ngành liên quan đã xác định 45 văn bản có nội dung liên quan đến Đề mục.
– Về tính chính xác, đầy đủ của các quy phạm pháp luật trong đề mục Bảo vệ môi trường: Về cơ bản, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã thực hiện pháp điển đối với quy phạm pháp luật trong các văn bản thuộc nội dung đề mục Bảo vệ môi trường bảo đảm theo quy định tại Pháp lệnh pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật năm 2012;
Nghị định số 63/2013/NĐ-CP ngày 27/6/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật và Thông tư số 13/2014/TT-BQP ngày 29/4/2014 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn việc thực hiện pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật.
Theo đó, các nội dung không pháp điển và các quy phạm pháp luật hết hiệu lực đều không được đưa vào đề mục, đối với các quy phạm pháp luật được sửa đổi, bổ sung thì có ghi chú về nội dung sửa đổi, bổ sung.
– Về cấu trúc đề mục Bảo vệ môi trường: Đề mục Bảo vệ môi trường có cấu trúc được xác định theo cấu trúc của Luật bảo vệ môi trường năm 2014 (gồm 20 chương với 170 điều) và không có thay đổi so với cấu trúc của Luật.
Về cơ bản, vị trí các điều trong Kết quả pháp điển của đề mục Bảo vệ môi trường bảo đảm đúng nguyên tắc:
Điều quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành được sắp xếp ngay sau điều được quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành theo thứ bậc hiệu lực pháp lý từ cao xuống thấp và theo trật tự thời gian ban hành đối với các điều của văn bản cùng hiệu lực.
Đối với trường hợp một điều quy đinh chi tiết, hướng dẫn nhiều điều hoặc nhiều điều cùng áp dụng một phụ lục, biểu mẫu thì được thực hiện chỉ dẫn theo quy định.
– Về những nội dung chính đối với những quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực Bảo vệ môi trường:
+ Chương I là quy định về phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng, giải thích từ ngữ của Luật bảo vệ môi trường năm 2014 và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành; nguyên tắc bảo vệ môi trường; chính sách của Nhà nước về bảo vệ môi trường; những hoạt động bảo vệ môi trường được khuyến khích; những hành vi bị nghiêm cấm.
Những quy định này thuộc nội dung từ Điều 4 đến Điều 7 của Luật bảo vệ môi trường năm 2014 và được hướng dẫn bởi Điều 4, 5 Nghị định số 140/2006/NĐ-CP Quy định việc bảo vệ môi trường trong các khâu lập, thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình và dự án phát triển ngày 22/11/2006 của Chính phủ, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 16/12/2006;
từ Điều 1 đến Điều 5 của Thông tư số 108/2003/TT-BTC Thông tư hướng dẫn cơ chế tài chính áp dụng đối với các dự án vệ sinh môi trường sử dụng nguồn vốn Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) ngày 07/11/2003 của Bộ Tài chính, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 28/11/2003.
Theo đó, bảo vệ môi trường là trách nhiệm và nghĩa vụ của mọi cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân. Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân tham gia hoạt động bảo vệ môi trường; kiểm tra, giám sát việc thực hiện hoạt động bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật; ghi nhận, tôn vinh cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân có đóng góp tích cực trong hoạt động bảo vệ môi trường.
Các hành vi bị nghiêm cấm liên quan đến bảo vệ môi trường:
– Phá hoại, khai thác trái phép nguồn tài nguyên thiên nhiên; khai thác nguồn tài nguyên sinh vật bằng phương tiện, công cụ, phương pháp hủy diệt, không đúng thời vụ và sản lượng theo quy định của pháp luật;
khai thác, kinh doanh, tiêu thụ các loài thực vật, động vật hoang dã thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định;
vận chuyển, chôn lấp chất độc, chất phóng xạ, chất thải và chất nguy hại khác không đúng quy trình kỹ thuật về bảo vệ môi trường;
thải chất thải chưa được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường; các chất độc, chất phóng xạ và chất nguy hại khác vào đất, nguồn nước và không khí;
đưa vào nguồn nước hóa chất độc hại, chất thải, vi sinh vật chưa được kiểm định và tác nhân độc hại khác đối với con người và sinh vật;
thải khói, bụi, khí có chất hoặc mùi độc hại vào không khí; phát tán bức xạ, phóng xạ, các chất ion hóa vượt quá quy chuẩn kỹ thuật môi trường;
gây tiếng ồn, độ rung vượt quá quy chuẩn kỹ thuật môi trường; nhập khẩu, quá cảnh chất thải từ nước ngoài dưới mọi hình thức;
nhập khẩu, quá cảnh động vật, thực vật chưa qua kiểm dịch; vi sinh vật ngoài danh mục cho phép; sản xuất, kinh doanh sản phẩm gây nguy hại cho con người, sinh vật và hệ sinh thái;
sản xuất, sử dụng nguyên liệu, vật liệu xây dựng chứa yếu tố độc hại vượt quá quy chuẩn kỹ thuật môi trường; phá hoại, xâm chiếm trái phép di sản thiên nhiên, khu bảo tồn thiên nhiên;
xâm hại công trình, thiết bị, phương tiện phục vụ hoạt động bảo vệ môi trường; hoạt động trái phép, sinh sống ở khu vực được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định là khu vực cấm do mức độ đặc biệt nguy hiểm về môi trường đối với con người;
che giấu hành vi hủy hoại môi trường, cản trở hoạt động bảo vệ môi trường, làm sai lệch thông tin dẫn đến gây hậu quả xấu đối với môi trường; lợi dụng chức vụ, quyền hạn, vượt quá quyền hạn hoặc thiếu trách nhiệm của người có thẩm quyền để làm trái quy định về quản lý môi trường.
+ Chương II quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường.
Chương này gồm quy định từ Điều 8 đến Điều 34 của Luật bảo vệ môi trường năm 2014 với 04 mục tương ứng cho các nội dung trên.
Nội dung Mục 1 quy hoạch bảo vệ môi trường được hướng dẫn bởi Điều 6,7,8,12 của Nghị định số 140/2006/NĐ-CP; từ Điều 3 đến Điều 7 của Nghị định số 18/2015/NĐ-CP Quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường ngày 14/02/2015 của Chính phủ, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/04/2015.
Theo đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức lập quy hoạch bảo vệ môi trường cấp quốc gia. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) tổ chức xây dựng nội dung hoặc lập quy hoạch bảo vệ môi trường trên địa bàn.
Nội dung quy hoạch theo quy định tại Điều 21.1.LQ.9. Nội dung cơ bản của quy hoạch bảo vệ môi trường trong Đề mục.
Ngoài ra, quy hoạch bảo vệ môi trường phải bảo đảm trình tự thủ tục theo quy định tại Điều 21.1.LQ.11. Tham vấn, thẩm định, phê duyệt quy hoạch bảo vệ môi trường và phải được định kỳ xem xét, rà soát, đánh giá quá trình thực hiện để kịp thời điều chỉnh phù hợp với tình hình phát triển kinh tế – xã hội trong từng giai đoạn theo quy định tại Điều 21.1.LQ.12. Rà soát, điều chỉnh quy hoạch bảo vệ môi trường.
Nội dung Mục 2 đánh giá môi trường chiến lược được hướng dẫn bởi các Điều 8,9,10,11 của Nghị định số 18/2015/NĐ-CP; một số điều của Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT Về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường ngày 29/05/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/07/2015
và Thông tư số 18/2016/TT-BNNPTNT Quy định một số nội dung về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường do Bộ Nông nghiệp và PTNT quản lý ngày 24/06/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/08/2016.
Theo đó, đối tượng phải thực hiện đánh giá môi trường chiến lược gồm:
Chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội của vùng kinh tế – xã hội, vùng kinh tế trọng điểm, hành lang kinh tế, vành đai kinh tế; quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt;
chiến lược, quy hoạch phát triển khu kinh tế, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu công nghiệp; chiến lược, quy hoạch khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên quy mô từ 02 tỉnh trở lên;
chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, lĩnh vực quy mô quốc gia, cấp vùng, cấp tỉnh có tác động lớn đến môi trường; điều chỉnh chiến lược, quy hoạch, kế hoạch của đối tượng thuộc các điểm a, b, c, d và đ khoản này.
Danh mục đối tượng phải thực hiện đánh giá môi trường chiến lược do Chính phủ quy định (xem Điều 21.1.NĐ.8.8. Thực hiện đánh giá môi trường chiến lược trong Đề mục).
Nội dung Mục 3 đánh giá tác động môi trường được hướng dẫn bởi Điều 12, 14, 15, 16, 17 của Nghị định số 18/2015/NĐ-CP và một số điều của Thông tư số 26/2015/TT-BTNMT Quy định đề án bảo vệ môi trường chi tiết, đề án bảo vệ môi trường đơn giản ngày 28/05/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/07/2015
và Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT Về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường ngày 29/05/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/07/2015.
Theo đó, đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường gồm: Dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;
dự án có sử dụng đất của khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia, khu di tích lịch sử – văn hóa, khu di sản thế giới, khu dự trữ sinh quyển, khu danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng;
dự án có nguy cơ tác động xấu đến môi trường. Danh mục dự án có sử dụng đất của khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia, khu di tích lịch sử – văn hóa, khu di sản thế giới, khu dự trữ sinh quyển, khu danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng và dự án có nguy cơ tác động xấu đến môi trường do Chính phủ quy định (xem Điều 21.1.NĐ.8.12. Thực hiện đánh giá tác động môi trường).
Nội dung Mục 4 kế hoạch bảo vệ môi trường được hướng dẫn bởi Điều 18,19 của Nghị định số 18/2015/NĐ-CP và một số điều của Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT.
Theo đó, đối tượng phải lập kế hoạch bảo vệ môi trường gồm:
Dự án đầu tư không thuộc đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường; phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không thuộc đối tượng phải lập dự án đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư.
Đối tượng không phải đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường do Chính phủ quy định(xem Điều 21.1.NĐ.8.18. Đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường).
+ Chương III quy định về bảo vệ môi trường trong khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên gồm các quy định từ Điều 35 đến Điều 38 Luật bảo vệ môi trường năm 2014.
Nội dung Chương III được hướng dẫn bởi một số điều của Thông tư số 06/2015/TT-BTNMT Quy định kỹ thuật công tác điều tra, đánh giá địa chất môi trường khu vực có khoáng sản độc hại ngày 25/02/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/04/2015 và Thông tư số 22/2015/TT-BTNMT Quy định về bảo vệ môi trường trong sử dụng dung dịch khoan;
quản lý chất thải và quan trắc môi trường đối với các hoạt động dầu khí trên biển ngày 28/05/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20/07/2015.
Theo đó, hoạt động bảo vệ môi trường trong khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên gồm các hoạt động chính:
Bảo vệ môi trường trong điều tra, đánh giá, lập quy hoạch sử dụng tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học; bảo vệ và phát triển bền vững tài nguyên rừng;
bảo vệ môi trường trong điều tra cơ bản, thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên; bảo vệ môi trường trong hoạt động thăm dò, khai thác và chế biến khoáng sản.
+ Chương IV quy định về ứng phó với biến đổi khí hậu gồm các quy định từ Điều 39 đến Điều 48 Luật bảo vệ môi trường năm 2014.
Nội dung Chương IV được hướng dẫn bởi một số điều của Thông tư số 07/2012/TT-BTNMT Quy định tiêu chí, trình tự, thủ tục công nhận túi ni lông thân thiện với môi trường ngày 04/07/2012 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20/08/2012
và Thông tư số 41/2013/TT-BTNMT Quy định trình tự, thủ tục, chứng nhận nhãn sinh thái cho sản phẩm thân thiện với môi trường ngày 02/12/2013 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/01/2014.
Theo đó, mọi hoạt động bảo vệ môi trường phải gắn kết hài hòa với ứng phó biến đổi khí hậu. Nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu phải được thể hiện trong chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực thuộc đối tượng phải lập báo cáo đánh giá môi trường chiến lược quy định tại Điều 21.1.LQ.13.
Đối tượng phải thực hiện đánh giá môi trường chiến lược của Đề mục.
Việc tích hợp nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu trong chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực phải dựa trên cơ sở đánh giá tác động qua lại giữa các hoạt động của chiến lược, quy hoạch, kế hoạch với môi trường, biến đổi khí hậu và xây dựng hệ thống giải pháp bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu.
Ứng phó với biến đổi khí hậu trong các hoạt đông cụ thể: Quản lý phát thải khí nhà kính; quản lý các chất làm suy giảm tầng ô-dôn; phát triển năng lượng tái tạo; sản xuất và tiêu thụ thân thiện môi trường; thu hồi năng lượng từ chất thải;…
+ Chương V quy định về bảo vệ môi trường biển và hải đảo gồm các quy định từ Điều 49 đến Điều 51 Luật bảo vệ môi trường năm 2014. Nội dung Chương V được hướng dẫn bởi một số điều của Thông tư liên tịch số 12/2005/TTLT/BTM-BTNMT-BGTVT Hướng dẫn điều kiện an toàn môi trường biển đối với hoạt động cung ứng dầu cho tầu biển ngày 08/07/2005 của Bộ Thương mại, Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Giao thông vận tải, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/08/2005.
Theo đó, Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh liên quan đến biển và hải đảo phải có nội dung về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu.
Nguồn phát thải từ đất liền, hải đảo và các hoạt động trên biển phải được kiểm soát, ngăn ngừa, giảm thiểu và xử lý theo quy định của pháp luật.
Việc phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường trên biển và hải đảo phải có sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức cứu hộ, cứu nạn và tổ chức, cá nhân có liên quan khác.
Tổ chức, cá nhân hoạt động trên biển và hải đảo phải chủ động ứng phó sự cố môi trường và có trách nhiệm phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước và tổ chức, cá nhân có liên quan khác trong ứng phó sự cố môi trường trên biển và hải đảo.
Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch khai thác nguồn lợi từ biển, hải đảo, khu bảo tồn thiên nhiên, rừng ngập mặn, khu di sản tự nhiên và hải đảo phải phù hợp với chiến lược, quy hoạch bảo vệ môi trường.
Chất thải từ đất liền ra biển, phát sinh trên biển và hải đảo phải được thống kê, phân loại, đánh giá và có giải pháp ngăn ngừa, giảm thiểu, xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường.
Dầu, mỡ, dung dịch khoan, nước dằn tàu, hóa chất và các chất độc hại khác được sử dụng trong các hoạt động trên biển và hải đảo sau khi sử dụng phải được thu gom, lưu giữ, vận chuyển và xử lý theo quy định về quản lý chất thải.
Việc nhận chìm, đổ thải ở biển và hải đảo phải căn cứ vào đặc điểm, tính chất của loại chất thải và phải được phép của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền. Kiểm soát, xử lý ô nhiễm môi trường biển và hải đảo phải tuân thủ các điều ước quốc tế về biển và hải đảo mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
+ Chương VI quy định về bảo vệ môi trường nước, đất và không khí gồm các quy định từ Điều 52 đến Điều 64 Luật bảo vệ môi trường năm 2014 với 04 mục. Cụ thể như sau:
Nội dung Mục 1 bảo vệ môi trường nước sông được hướng dẫn bởi Điều 53 của Nghị định số 38/2015/NĐ-CP Về quản lý chất thải và phế liệu ngày 24/04/2015 của Chính phủ, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/06/2015.
Theo đó, bảo vệ môi trường nước sông là một trong những nội dung cơ bản của quy hoạch, kế hoạch khai thác, sử dụng nước sông.
Nguồn thải vào lưu vực sông phải được quản lý phù hợp với sức chịu tải của sông.
Chất lượng nước sông, trầm tích phải được theo dõi, đánh giá. Bảo vệ môi trường lưu vực sông phải gắn liền với bảo tồn đa dạng sinh học, khai thác và sử dụng nguồn nước sông.
Chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân có trách nhiệm giảm thiểu và xử lý chất thải trước khi xả thải vào lưu vực sông theo quy định của pháp luật.
Nội dung Mục 2 bảo vệ môi trường các nguồn nước khác như hồ, ao, kênh, mương, rạch, hồ chứa nước phục vụ mục đích thủy lợi, thủy điện, nước dưới đất.
Nội dung Mục 3 bảo vệ môi trường đất được hướng dẫn bởi Điều 11, 12, 13, 14 của Nghị định số 19/2015/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường ngày 14/02/2015 của Chính phủ, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/04/2015
và một số điều của Thông tư số 30/2016/TT-BTNMT Về quản lý, cải tạo và phục hồi môi trường khu vực đất bị ô nhiễm tồn lưu ngày 12/10/2016 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/12/2016.
Theo đó, bảo vệ môi trường đất là một trong những nội dung cơ bản của quản lý tài nguyên đất. Quy hoạch, kế hoạch, dự án và các hoạt động có sử dụng đất phải xem xét tác động đến môi trường đất và có giải pháp bảo vệ môi trường đất.
Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được giao quyền sử dụng đất có trách nhiệm bảo vệ môi trường đất. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân gây ô nhiễm môi trường đất có trách nhiệm xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường đất.
Nội dung Mục 4 bảo vệ môi trường không khí:
Theo đó, các nguồn phát thải khí vào môi trường phải được đánh giá và kiểm soát. Tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phát thải khí tác động xấu đến môi trường có trách nhiệm giảm thiểu và xử lý bảo đảm chất lượng môi trường không khí theo quy định của pháp luật.
+ Chương VII quy định về bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ gồm các quy định từ Điều 65 đến Điều 79 Luật bảo vệ môi trường năm 2014. Các quy định tại Chương VII được hướng dẫn bởi Nghị định số 81/2007/NĐ-CP Quy định tổ chức, bộ phận chuyên môn về bảo vệ môi trường tại cơ quan nhà nước và doanh nghiệp nhà nước ngày 23/05/2007 của Chính phủ, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 22/06/2007;
Nghị định số 19/2015/NĐ-CP; Thông tư số 35/2015/TT-BTNMT Về bảo vệ môi trường khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao ngày 30/06/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 17/08/2015;
Thông tư số 31/2016/TT-BTNMT; Quyết định số 22/2006/QĐ-BTNMT Về việc bắt buộc áp dụng Tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường ngày 18/12/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 16/01/2007;
Thông tư số 31/2016/TT-BTNMT; Thông tư số 55/2014/TT-BNNPTNT Hướng dẫn triển khai một số hoạt động bảo vệ môi trường trong Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020 ngày 31/12/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20/02/2015.
Theo đó, bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ gồm: Bảo vệ môi trường khu kinh tế; bảo vệ môi trường khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao; bảo vệ môi trường cụm công nghiệp, khu kinh doanh, dịch vụ tập trung; bảo vệ môi trường cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp;
bảo vệ môi trường làng nghề; bảo vệ môi trường trong nuôi trồng thủy sản; bảo vệ môi trường đối với bệnh viện và cơ sở y tế;
bảo vệ môi trường trong hoạt động xây dựng; bảo vệ môi trường trong nhập khẩu, quá cảnh hàng hóa; bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu;
bảo vệ môi trường trong hoạt động lễ hội, du lịch; bảo vệ môi trường đối với hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y; bảo vệ môi trường đối với cơ sở nghiên cứu, phòng thử nghiệm.
+ Chương VIII quy định về bảo vệ môi trường khu đô thị, khu dân cư gồm các quy định từ Điều 80 đến Điều 84 Luật bảo vệ môi trường năm 2014.
Các quy định tại Chương VIII được hướng dẫn bởi Điều 50 đến Điều 54 của Nghị định số 19/2015/NĐ-CP.
Theo đó, yêu cầu bảo vệ môi trường khu đô thị, khu dân cư gồm: Bảo vệ môi trường đô thị, thực hiện theo nguyên tắc phát triển bền vững gắn với việc duy trì các yếu tố tự nhiên, văn hóa, lịch sử và bảo đảm tỷ lệ không gian xanh theo quy hoạch.
Có kết cấu hạ tầng về bảo vệ môi trường đồng bộ, phù hợp với quy hoạch đô thị, khu dân cư tập trung đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Có thiết bị, phương tiện, địa điểm để phân loại tại nguồn, thu gom, tập trung chất thải rắn sinh hoạt phù hợp với khối lượng, chủng loại chất thải và đủ khả năng tiếp nhận chất thải đã được phân loại tại nguồn từ các hộ gia đình trong khu dân cư.
Bảo đảm yêu cầu về cảnh quan đô thị, vệ sinh môi trường; lắp đặt và bố trí công trình vệ sinh nơi công cộng.
Chủ đầu tư dự án khu dân cư tập trung, chung cư phải thực hiện các yêu cầu về bảo vệ môi trường quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 21.1.LQ.80.
Yêu cầu bảo vệ môi trường đô thị, khu dân cư của Đề mục.
Đối với khu dân cư phân tán phải có địa điểm, hệ thống thu gom, xử lý rác thải; có hệ thống cung cấp nước sạch và các hoạt động phát triển môi trường xanh, sạch, đẹp và an toàn.
+ Chương IX quy định về quản lý chất thải gồm các quy định từ Điều 85 đến Điều 103 Luật bảo vệ môi trường năm 2014 với 05 mục. Cụ thể như sau:
Nội dung Mục 1 quy định chung về quản lý chất thải được hướng dẫn bởi một số điều của Nghị định số 59/2007/NĐ-CP Về quản lý chất thải rắn ngày 09/04/2007 của Chính phủ, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 18/05/2007; Nghị định số 38/2015/NĐ-CP;
Thông tư số 13/2007/TT-BXD Hướng dẫn một số điều của Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/4/2007 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn ngày 31/12/2007 của Bộ Xây dựng, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 05/02/2008;
Thông tư số 24/2010/TT-BXD Hướng dẫn việc tổ chức triển khai đầu tư xây dựng Khu xử lý chất thải rắn vùng liên tỉnh ngày 24/12/2010 của Bộ Xây dựng, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 06/02/2011;
Thông tư số 121/2008/TT-BTC Hướng dẫn cơ chế ưu đãi và hỗ trợ tài chính đối với hoạt động đầu tư cho quản lý chất thải rắn ngày 12/12/2008 của Bộ Tài chính, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 14/01/2009.
Nội dung Mục 2 quản lý chất thải nguy hại được hướng dẫn bởi một số điều của Nghị định số 38/2015/NĐ-CP; Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT Về quản lý chất thải nguy hại ngày 30/06/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/09/2015.
Nội dung Mục 3 quản lý chất thải rắn thông thường được hướng dẫn bởi một số điều của Nghị định số 59/2007/NĐ-CP; Nghị định số 38/2015/NĐ-CP;
Thông tư số 13/2007/TT-BXD Hướng dẫn một số điều của Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/4/2007 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn ngày 31/12/2007 của Bộ Xây dựng, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 05/02/2008;
Thông tư số 24/2010/TT-BXD; Thông tư số 121/2008/TT-BTC Hướng dẫn cơ chế ưu đãi và hỗ trợ tài chính đối với hoạt động đầu tư cho quản lý chất thải rắn ngày 12/12/2008 của Bộ Tài chính, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 14/01/2009.
Nội dung Mục 4 quản lý nước thải được hướng dẫn bởi một số điều của Nghị định số 80/2014/NĐ-CP Về thoát nước và xử lý nước thải ngày 06/08/2014 của Chính phủ, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2015;
Nghị định số 38/2015/NĐ-CP; Thông tư số 31/2016/TT-BTNMT.
Nội dung Mục 5 quản lý và kiểm soát bụi, khí thải, tiếng ồn, độ rung, ánh sáng, bức xạ được hướng dẫn bởi một số điều của Nghị định số 38/2015/NĐ-CP.
+ Chương X quy định về xử lý ô nhiễm, phục hồi và cải thiện môi trường gồm các quy định từ Điều 104 đến Điều 112 Luật bảo vệ môi trường năm 2014 với 03 mục. Cụ thể như sau:
Nội dung Mục 1 xử lý cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng được hướng dẫn bởi một số điều của Nghị định số 19/2015/NĐ-CP;
Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg Về việc phê duyệt “Kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng” ngày 22/04/2003 của Thủ tướng Chính phủ, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/06/2003;
Quyết định số 04/2013/QĐ-TTg Về thẩm quyền quyết định Danh mục và biện pháp xử lý cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng ngày 14/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/03/2013;
Quyết định số 10/2006/QĐ-BTNMT Ban hành Quy định chứng nhận cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng đã hoàn thành xử lý triệt để theo Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 21/08/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 18/09/2006;
Thông tư số 07/2007/TT-BTNMT Hướng dẫn phân loại và quyết định danh mục cơ sở gây ô nhiễm môi trường cần phải xử lý ngày 03/07/2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20/08/2007.
Nội dung Mục 2 xử lý, phục hồi môi trường khu vực bị ô nhiễm được hướng dẫn bởi một số điều của Nghị định số 19/2015/NĐ-CP; Thông tư số 30/2016/TT-BTNMT.
Nội dung Mục 3 quy định về phòng ngừa, ứng phó, khắc phục và xử lý sự cố môi trường.
+ Chương XI quy định về quy chuẩn kỹ thuật môi trường, tiêu chuẩn môi trường gồm các quy định từ Điều 113 đến Điều 120 Luật bảo vệ môi trường năm 2014.
+ Chương XII quy định về quan trắc môi trường gồm các quy định từ Điều 121 đến Điều 127 Luật bảo vệ môi trường năm 2014. Chương này được hướng dẫn bởi một số quy định tại Nghị định số 127/2014/NĐ-CP Quy định điều kiện của tổ chức hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường ngày 31/12/2014 của Chính phủ, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/02/2015;
Thông tư số 24/2017/TT-BTNMT Quy định kỹ thuật quan trắc môi trường ngày 01/09/2017 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/10/2017;
Thông tư số 32/2014/TT-BNNPTNT Quy định hoạt động quan trắc, cảnh báo môi trường ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn ngày 10/09/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 29/10/2014;
Thông tư số 20/2017/TT-BTNMT Ban hành Định mức kinh tế – kỹ thuật hoạt động quan trắc môi trường ngày 08/08/2017 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/10/2017.
+ Chương XIII quy định về thông tin môi trường, chỉ thị môi trường, thống kê môi trường và báo cáo môi trường gồm các quy định từ Điều 128 đến Điều 138 Luật bảo vệ môi trường năm 2014 với 03 mục có nội dung tương ứng.
Chương này được hướng dẫn bởi một số quy định tại Nghị định số 18/2015/NĐ-CP; Thông tư số 43/2015/TT-BTNMT Ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường ngày 29/09/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/12/2015;
Thông tư số 19/2016/TT-BTNMT Về báo cáo công tác bảo vệ môi trường ngày 24/08/2016 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/10/2016;
Thông tư số 02/2017/TT-BTNMT Quy định kỹ thuật và Định mức kinh tế – kỹ thuật lập báo cáo hiện trạng môi trường ngày 07/03/2017 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 24/04/2017.
+ Chương XIV quy định về trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường gồm các quy định từ Điều 139 đến Điều 143 Luật bảo vệ môi trường năm 2014.
Chương này được hướng dẫn bởi một số quy định tại Nghị định số 81/2007/NĐ-CP; Quyết định số 256/2003/QĐ-TTg Về việc Phê duyệt chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 ngày 02/12/2003 của Thủ tướng Chính phủ, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 23/12/2003;
Quyết định số 34/2005/QĐ-TTg Ban hành chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 41/NQ-TW ngày 15 tháng 11 năm 2004 của Bộ Chính trị về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước ngày 22/02/2005 của Thủ tướng Chính phủ, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 14/03/2005;
Thông tư số 14/2009/TT-BTC Hướng dẫn lập, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước thực hiện các nhiệm vụ, dự án thuộc Đề án bảo vệ môi trường lưu vực sông theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ ngày 22/01/2009 của Bộ Tài chính, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 08/03/2009;
Thông tư số 18/2011/TT-BTNMT Quy định về Định mức kinh tế – kỹ thuật thành lập bản đồ môi trường (không khí, nước mặt lục địa, nước biển) xây dựng bằng phương pháp sử dụng bản đồ nền cơ sở địa lý kết hợp với đo đạc, quan trắc bổ sung số liệu ngoài thực địa ngày 08/06/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/08/2011.
+ Chương XV quy định về trách nhiệm của Mặt trận tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp và cộng đồng dân cư trong bảo vệ môi trường gồm các quy định từ Điều 144 đến Điều 146 Luật bảo vệ môi trường năm 2014.
Chương này được hướng dẫn bởi một số quy định tại Nghị quyết liên tịch số 01/2004/NQLT-MTTQ-BTNMT Về việc phối hợp thực hiện chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia ngày 28/10/2004 của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Bộ Tài nguyên và Môi trường, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 08/12/2004;
Nghị quyết liên tịch số 01/2004/NQLT-MTTQ-BTNMT Về việc phối hợp thực hiện chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia ngày 28/10/2004 của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Bộ Tài nguyên và Môi trường, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 08/12/2004;
Nghị quyết liên tịch số 01/2005/NQLT-HPN-BTNMT Về việc phối hợp hành động bảo vệ môi trường phục vụ phát triển bền vững ngày 07/01/2005 của Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam và Bộ Tài nguyên và Môi trường, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 31/03/2005.
+ Chương XVI quy định về nguồn lực bảo vệ môi trường gồm các quy định từ Điều 147 đến Điều 155 Luật bảo vệ môi trường năm 2014.
Chương này được hướng dẫn bởi một số quy định tại Nghị định số 18/2015/NĐ-CP;
Nghị định số 19/2015/NĐ-CP; Quyết định số 78/2014/QĐ-TTg Về tổ chức và hoạt động của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam ngày 26/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20/02/2015;
Thông tư số 19/2010/TT-BTNMT Quy định đăng ký lưu hành chế phẩm sinh học trong xử lý chất thải tại Việt Nam ngày 12/10/2010 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/12/2010;
Thông tư liên tịch số 50/2012/TTLT-BTC-BTNMT Hướng dẫn cơ chế tài chính và mức kinh phí lập báo cáo đánh giá môi trường chiến lược ngày 30/03/2012 của Bộ Tài chính và Bộ Tài nguyên và Môi trường, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20/05/2012;
Thông tư số 18/2016/TT-BNNPTNT, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/08/2016;
Quyết định số 58/2008/QĐ-TTg Về việc hỗ trợ có mục tiêu kinh phí từ ngân sách nhà nước nhằm xử lý triệt để, khắc phục ô nhiễm và giảm thiểu suy thoái môi trường cho một số đối tượng thuộc khu vực công ích ngày 29/04/2008 của Thủ tướng Chính phủ, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 26/05/2008;
Thông tư số 02/2017/TT-BTC Hướng dẫn quản lý kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường ngày 06/01/2017 của Bộ Tài chính, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 22/02/2017;
Thông tư số 132/2015/TT-BTC Hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính đối với Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam ngày 28/08/2015 của Bộ Tài chính, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2016;
Thông tư số 08/2017/TT-BTC Hướng dẫn quản lý và sử dụng tiền ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản tại Quỹ Bảo vệ môi trường ngày 24/01/2017 của Bộ Tài chính, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/03/2017;
Thông tư số 12/2017/TT-BTC Hướng dẫn trình tự, thủ tục hỗ trợ vốn đầu tư thiết bị của dự án triển khai ứng dụng sáng chế bảo vệ môi trường ngày 10/02/2017 của Bộ Tài chính, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 27/03/2017;
Thông tư số 03/2017/TT-BTNMT Hướng dẫn việc cho vay với lãi suất ưu đãi, hỗ trợ lãi suất sau đầu tư từ Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam ngày 21/03/2017 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 05/05/2017;
Thông tư số 62/2015/TT-BTNMT Quy định về giải thưởng Môi trường Việt Nam ngày 16/12/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/02/2016;
Thông tư số 18/2010/TT-BTNMT Quy định về định mức sử dụng diện tích nhà xưởng, thiết bị và biên chế cho trạm quan trắc môi trường ngày 04/10/2010 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 18/11/2010.
+ Chương XVII quy định về hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường gồm các quy định từ Điều 156 đến Điều 158 Luật bảo vệ môi trường năm 2014.
+ Chương XVIII quy định về thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về môi trường gồm các quy định từ Điều 159 đến Điều 162 Luật bảo vệ môi trường năm 2014.
+ Chương XIX quy định về bồi thường thiệt hại về môi trường gồm các quy định từ Điều 163 đến Điều 167 Luật bảo vệ môi trường năm 2014.
+ Chương XX là các quy định hiệu lực thi hành, trách nhiệm thi hành, điều khoản chuyển tiếp của Luật bảo vệ môi trường năm 2014 và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành.
Trên đây là thông tin pháp luật về bảo vệ môi trường. Nếu bạn cần hỗ trợ pháp lý hay bất kỳ thắc mắc có mong muốn được giải đáp nhanh chóng, vui lòng liên hệ với Luật Quốc Bảo qua số hotline/zalo: 076 338 7788. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc cho quý khách miễn phí.