Tranh chấp thương mại

Tranh chấp thương mại là gì? Đặc điểm của tranh chấp thương mại. Nghị định về giải quyết tranh chấp thương mại cùng những vấn đề liên quan sẽ được Luật Quốc Bảo tổng hợp thật đầy đủ và chi tiết thông qua bài viết sau đây

Tranh chấp thương mại

I. Tranh chấp thương mại là gì?

Theo quy định tại Điều 3 Luật thương mại 2005 quy định: “Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác.”

Từ các quy định trên, chúng ta có thể hiểu: Tranh chấp thương mại là mâu thuẫn, bất đồng hoặc xung đột về quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong quá trình thực hiện các hoạt động thương mại. Chủ đề của tranh chấp thương mại thường là giữa các thương nhân với nhau.

Tranh chấp thương mại là một hiện tượng phổ biến và diễn ra thường xuyên trong hoạt động của nền kinh tế thị trường. Do tính chất thường xuyên cũng như hậu quả của nó đối với các bên tranh chấp nói riêng và cho nền kinh tế nói chung, pháp luật Việt Nam đã sớm có những quan tâm nhất định về hoạt động này cũng như các phương thức để giải quyết nó được thể hiện thông qua các quy định cụ thể trong nhiều văn bản pháp luật.

Khái niệm tranh chấp thương mại lần đầu tiên được quy định trong Luật Thương mại năm 1997 (Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế nàm 1994 và Nghị định số 116/1994/NĐ-CP chủ yếu liệt kê các tranh chấp được gọi là các tranh chấp kinh tế như tranh chấp về hợp đồng kinh tế, tranh chấp giữa công ty với thành viên công ty, thành viên công ty với nhau hoặc tranh chấp liên quan đến mua bán cổ phiếu, trái phiếu…).

Tại Điều 238 Luật Thương mại quy định: tranh chấp thương mại là tranh chấp phát sinh do việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng hợp đồng trong hoạt động thương mại. Theo đó, nội hàm hoạt động thương mại theo quy định của Luật Thương mại năm 1997 rất hẹp so với quan niệm quốc tế về thương mại. Hoạt động thương mại chỉ bao gồm ba nhóm: hoạt động mua bán hàng hoá; cung ứng dịch vụ thương mại và các hoạt động xúc tiến thương mại (Khoản 2 Điều 5 Luật Thương mại năm 2005).

Tranh chấp thương mại và hoạt động thương mại theo quy định của Luật Thương mại năm 1997 đã loại bỏ rất nhiều tranh chấp mà xét về bản chất thì các tranh chấp đó có thể được coi là các tranh chấp thương mại, vì vậy đã dẫn đến các xung đột pháp luật trong hệ thống pháp luật, giữa pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế

Trong đó có cả những Công ước quốc tế quan trọng mà Việt Nam đã là thành viên (Công ước New York 1958) gây không ít những trở ngại, rắc rối trong thực tiễn áp dụng và chính sách hội nhập.

Luật thương mại năm 2005 không trực tiếp đưa ra định nghĩa về tranh chấp thương mại song với sự hiện diện của khái niệm “hoạt động thương mại” theo nghĩa rộng đã tạo ra sự tương đồng trong quan niệm về thương mại và tranh chấp thương mại của pháp luật Việt Nam với chuẩn mực chung của pháp luật và thông lệ quốc tế.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật thương mại năm 2005 quy định Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác.

Như vậy, khái niệm thương mại theo quy định của pháp luật Việt Nam đã được mở rộng, phù hợp với khái niệm thương mại trong Luật mẫu của Liên hợp quốc về trọng tài (UNCITRAL Model Law), Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ và WTO. Vấn đề này không chỉ có ý nghĩa trong việc bảo đảm sự bình đẳng giữa các chủ thể hoạt động thương mại tham gia vào việc giải quyết tranh chấp vừa có ý nghĩa trong vấn đề công nhận và thi hành các phán quyết của trọng tài nước ngoài tại Việt Nam.

Khái niệm “hoạt động thương mại” quy định tại Pháp lệnh Trọng tài thương mại năm 2010 đã thể hiện sự đột phá trong việc tiếp cận các chuẩn mực chung của thông lệ và pháp luật quốc tế. Vì vậy, khái niệm hoạt động thương mại đã được thể chế hoá trong các văn bản pháp luật điều chỉnh lĩnh vực thương mại.

Luật Thương mại năm 2005 được Quốc hội thông qua ngày 14/6/2005 đã đưa ra một khái niệm về hoạt động thương mại tương đối giản đơn. Tuy nhiên, khái niệm này cũng đã hàm chứa và lột tả được nội hàm của hoạt động thương mại. Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật Thương mại năm 2005 thì hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác.

Theo khái niệm này, quan niệm về hoạt động thương mại được mở rộng bao gồm mọi hoạt động có mục đích sinh lợi. Hướng tiếp cận này của Luật Thương mại cho thấy, khái niệm về hoạt động thương mại đã thể hiện sự tương đồng với khái niệm kinh doanh trong bộ luật doanh nghiệp những năm trước đây cũng như Luật Doanh nghiệp năm 2020.

Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả công đoạn của quá trình từ đầu tư, sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận.

(Khoản 21 Điều 4 luật doanh nghiệp năm 2020).

Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 cũng đã liệt kê các tranh chấp về kinh doanh, thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết của toà án (Điều 30 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015).

Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 không sử dụng thuật ngữ “tranh chấp thương mại” độc lập mà sử dụng chung thuật ngừ “tranh chấp kinh doanh, thương mại” nhưng nội dung của các tranh chấp về kinh doanh thương mại được quy định tại Điều 30 Bộ luật Tố tụng dân sự thực chất là các tranh chấp thương mại theo hướng tiếp cận của Luật Thương mại năm 2005.

Điều đó cho thấy, mặc dù có sự khác nhau về cách thức biểu đạt và ngôn ngữ sử dụng nhưng nhìn chung quan niệm về hoạt động thương mại và tranh chấp thương mại được thể hiện qua các quy định trong các văn bản pháp luật tương đối nhất quán.

II. Đặc điểm của tranh cấp thương mại

– Đầu tiên, tranh chấp thương mại là mâu thuẫn (bất đồng hoặc xung đột) về quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong một mối quan hệ cụ thể. Mâu thuẫn được hiểu là tình trạng xung đột và đối xứng nhau về quyền và nghĩa vụ giữa các bên tranh chấp. Quan hệ thương mại và bất đồng giữa các bên trong quan hệ thương mại là điều kiện cần và đủ để tranh chấp phát sinh. Trong các hoạt động thương mại, các bên đều hợp tác và cạnh tranh với nhau để đạt được các mục tiêu đã đề ra.

Do đó, không thể tránh khỏi những xung đột và bất đồng phát sinh trong quá trình thực hiện các quyền và nghĩa vụ của các bên.

Quan hệ thương mại mang bản chất là quan hệ tài sản, vì vậy nội dung tranh chấp thường liên quan trực tiếp đến lợi ích kinh tế của các bên. Thông thường, những bất đồng về quyền và nghĩa vụ giữa các bên phát sinh trong các mối quan hệ cụ thể bao gồm:

 + Mua bán hàng hoá; cung ứng dịch vụ; phân phối; đại diện, đại lý; ký gửi; thuê, cho thuê, thuê mua; xây dựng; tư vấn kĩ thuật; vận chuyên hàng hoá, hành khách bằng đường sắt, đường bộ, đường thủy nội địa; vận chuyển hàng hoá, hành khách bằng đường hàng không, đường biển; mua bán cổ phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác; đầu tư tài chính, ngân hàng; bảo hiểm; thăm dò, khai thác.

+ Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá nhân, tổ chức với nhau và đều có mục đích lợi nhuận.

+ Tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty, giữa các thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty.

+ Tranh chấp khác về kinh doanh, thương mại mà pháp luật có quy định.

– Thứ hai, những mâu thuẫn (bất đồng hay xung đột) về quyền và nghĩa vụ giữa các bên phải phát sinh từ hoạt động thương mại.

Căn cứ phát sinh tranh chấp thương mại là hành vi vi phạm hợp đồng hoặc vi phạm pháp luật. Trong nhiều trường hợp, tranh chấp thương mại phát sinh do các bên có vi phạm hợp đồng và xâm hại lợi ích của nhau, tuy nhiên cũng có thể có những vi phạm xâm hại lợi ích của các bên nhưng không làm phát sinh tranh chấp.

Đối với tranh chấp thương mại phải là những mâu thuẫn, bất đồng về quyền và nghĩa vụ giữa các bên phát sinh từ những hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác.

– Thứ ba, tranh chấp thương mại chủ yếu là tranh chấp giữa các thương nhân.

Các tranh chấp thương mại chủ yếu là những tranh chấp phát sinh giữa các thương nhân (cá nhân kinh doanh, pháp nhân) với nhau. Ngoài thương nhân là chủ thể chủ yếu của tranh chấp thương mại, trong những trường hợp nhất định, các cá nhân, tổ chức khác (không phải là thương nhân) cũng có thể là chủ thể của tranh chấp thương mại khi trong các giao dịch bên không có mục đích sinh lợi chọn áp dụng luật thương mại (Khoản 3 Điều 1 Luật Thương mại năm 2005).

Khoa học pháp lý gọi giao dịch này là giao dịch hỗn hợp (hành vi hỗn hợp), về bản chất, hoạt động không nhằm mục đích sinh lợi của một bên trong giao dịch với thương nhân không phải là hoạt động thương mại thuần túy,

Nhưng bên không nhằm mục đích sinh lợi đã chọn áp dụng Luật Thương mại thì quan hệ này trở thành quan hệ pháp luật thương mại và tranh chấp phát sinh từ quan hệ pháp luật này phải được quan niệm là tranh chấp thương mại. Quy tắc được pháp luật của Pháp và nhiều quốc gia áp dụng để giải quyết loại tranh chấp này đó là căn cứ vào bị đơn là thương nhân hay không phải là thương nhân.

Nếu bị đơn là thương nhân thì nguyên đơn (bên có hành vi dân sự) có thể chọn Toà thương mại hoặc Tòa dân sự để giải quyết vụ tranh chấp. Trường hợp nguyên đơn chọn Toà thương mại thì các quy định khắt khe hơn của Luật Thương mại được áp dụng để giải quyết vụ tranh chấp.

Ngược lại, bị đơn không phải là thương nhân thì nguyên đơn (bên có hành vi thương mại) chỉ có quyền kiện ra Toà dân sự và Luật dân sự được áp dụng để giải quyết vụ tranh chấp mà các quy định của Luật Thương mại không thể áp dụng cho đối phương không phải là thương nhân.

Tranh chấp thương mại là một trong những hệ quả của hoạt động thương mại. Vì vậy, việc nghiên cứu các đặc điểm của tranh chấp thương mại theo quy định của pháp luật Việt Nam sẽ là cơ sở để thấy rõ sự khác biệt với tranh chấp thương mại trong khuôn khổ WTO trên các phương diện:

+ Tranh chấp thương mại trong khuôn khổ WTO là tranh chấp thương mại quốc tế liên quốc gia, liên chính phủ;

+ Các bên tranh chấp là thành viên WTO, các tổ chức quốc tê, các cá nhân, pháp nhân… không thể là một bên của tranh chấp;

+ Khách thể của tranh chấp luôn liên quan đến việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo các hiệp định và thỏa thuận của WTO và

+ Tranh chấp phải được giải quyết theo cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO (DSM).

Tranh chấp thương mại
Ảnh minh họa

III. Phân loại tranh chấp thương mại

Dựa trên những căn cứ pháp lý khác nhau, tranh chấp thương mại được chia thành các loại tranh chấp:

– Căn cứ theo phạm vi lãnh thổ: bao gồm tranh chấp thương mại trong nước và tranh chấp thương mại quốc tế.

– Căn cứ vào số lượng các bên tranh chấp: bao gồm tranh chấp thương mại hai bên và tranh chấp thương mại nhiều bên.

– Căn cứ vào lĩnh vực tranh chấp: bao gồm tranh chấp liên quan đến hợp đồng, tranh chấp về sở hữu trí tuệ, đâu tư, tài chính…

– Căn cứ vào quá trình thực hiện: bao gồm các tranh chấp trong quá trình đàm phán, soạn thảo, ký kết hợp đồng và tranh chấp trong quá trình thực hiện hợp đồng.

– Căn cứ vào thời điểm phát sinh tranh chấp: bao gồm tranh chấp thương mại hiện tại và tranh chấp thuơng mại trong tương lai.

Theo Điều 30 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, các tranh chấp thương mại được chia ra thành các loại sau:

“Điều 30. Những tranh chấp về kinh doanh, thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án

1. Tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận.

2. Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá nhân, tổ chức với nhau và đều có mục đích lợi nhuận.

3. Tranh chấp giữa người chưa phải là thành viên công ty nhưng có giao dịch về chuyển nhượng phần vốn góp với công ty, thành viên công ty.

4. Tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty; tranh chấp giữa công ty với người quản lý trong công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc thành viên Hội đồng quản trị, giám đốc, tổng giám đốc trong công ty cổ phần, giữa các thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, bàn giao tài sản của công ty, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty.

5. Các tranh chấp khác về kinh doanh, thương mại, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật.”

Theo đó, Các tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận

Về tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại gồm hai yếu tố:

– Chủ thể: Đối với tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại, các bên tranh chấp đều có đăng ký kinh doanh, còn đối với tranh chấp dân sự, chủ thể tham gia không bắt buộc đăng ký kinh doanh;

– Mục đích tham gia giao dịch: Đối với tranh chấp thương mại, các bên tranh chấp đều có mục đích tìm kiếm lợi nhuận, còn đối với tranh chấp dân sự, không cần yêu cầu các bên phải có mục đích lợi nhuận.

Còn trong lĩnh vực mua bán hàng hóa, tranh chấp thương mại có các yếu tố sau sau:

– Có sự mua bán hàng hóa giữa bên bán và bên mua;

– Các điều khoản cơ bản của hợp đồng đều phải đáp ứng các quy định chung của pháp luật về loại hợp đồng này. Còn sự khác nhau ở đây được thể hiện ở một số điểm sau:

– Trong tranh chấp thương mại, bên bán và bên mua đều là các thương nhân (các cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh);

– Hai bên ký kết hợp đồng đều có mục đích lợi nhuận.

Về Tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty;

Tranh chấp giữa công ty với người quản lý trong công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc thành viên Hội đồng quản trị, giám đốc, tổng giám đốc trong công ty cổ phần,

Giữa các thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, bàn giao tài sản của công ty, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty thì tranh chấp thương mại sẽ là  tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty, giữa các thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, tổ chức lại doanh nghiệp, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty

Ngoài ra, việc nhận diện các tranh chấp thương mại có yếu tố nước ngoài và các tranh chấp thương mại không có yếu tố nước ngoài gặp nhiều khó khăn và có các yếu tố sau:

– Yếu tố nước ngoài về mặt chủ thể, đó là trường hợp một bên hoặc các bên quan hệ có quốc tịch hoặc nơi cư trú ở nước ngoài (đối với pháp nhân – nơi có trụ sở ở nước ngoài);

– Yếu tố nước ngoài về mặt khách thể, đó là trường hợp tài sản – đối tượng của quan hệ ở nước ngoài;

– Yếu tố nước ngoài về mặt sự kiện pháp lý, đó là trường hợp sự kiện pháp lý làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quan hệ xảy ra ở nước ngoài.

Ảnh hưởng của các yếu tố nước ngoài tác động đến kết quả giải quyết tranh chấp do các nguyên nhân sau:

– Do các Tòa án và trọng tài của các quốc gia áp dụng pháp luật không giống nhau khi giải quyết tranh chấp;

– Các yếu tố nước ngoài có trong tranh chấp có thể là cơ sở để Tòa án và trọng tài các quốc gia áp dụng pháp luật của nước ngoài. Cần phải xem xét từng trường hợp cụ thể để hiểu rõ về từng yếu tố nước ngoài trong tranh chấp có tác động đến quá trình giải quyết tranh chấp.

Yếu tố nước ngoài về mặt chủ thể tác động đến quá trình giải quyết tranh chấp khi một bên hoặc các bên có quốc tịch nước ngoài:

– Thẩm quyền của Tòa án của một quốc gia thường được xác định theo dấu hiệu nơi cư trú hoặc nơi có trụ sở (đối với pháp nhân) của bị đơn;

– Tư cách pháp lý của các bên nước ngoài thường được xác định theo pháp luật nước ngoài mà bên đó có quốc tịch hoặc nơi cư trú (đối với pháp nhân nơi có trụ sở)

Yếu tố nước ngoài về mặt khách thể tác động đến quá trình giải quyết tranh chấp khi tài sản là đối tượng của quan hệ ở nước ngoài:

– Thẩm quyền của Tòa án của một quốc gia thường được xác định theo dấu hiệu nơi có tài sản (đặc biệt khi tài sản là bất động sản);

– Quyền và nghĩa vụ các bên liên quan tới quyền sở hữu thường được xác định theo pháp luật nước ngoài nơi có tài sản

Yếu tố nước ngoài về mặt sự kiện pháp lý tác động đến quá trình giải quyết tranh chấp khi sự kiện pháp lý làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quan hệ xảy ra ở nước ngoài thì:

– Thẩm quyền của Tòa án của một quốc gia có thể  được xác định theo dấu hiệu nơi thực hiện hợp đồng;

– Quyền và nghĩa vụ của các bên có thể được xác định theo pháp luật nước ngoài nơi thực hiện hợp đồng;

Như vậy, việc phân loại tranh chấp thương mại sẽ là cơ sở để đơn giản hóa và phân biệt những nhóm, những đối tượng có đặc điểm tương tự nhau.

Để từ đó, có những biện pháp hỗ trợ hoạt động kinh doanh, bảo đảm môi trường pháp lý rõ ràng đối với các chủ thể tham gia các quan hệ kinh tế, hỗ trợ công tác giải quyết tranh chấp thương mại bằng các biện pháp hòa giải, thương lượng, hay các biện pháp có sự can thiệp của quyền lực nhà nước như Tòa án, trọng tài thương mại khi các chủ thể có yêu cầu giải quyết tranh chấp thương mại.

IV. Ví dụ về tranh cấp thương mại

Công ty TNHH B chuyên sản xuất các loại đồ gỗ có trụ sở chính đặt tại Nam Định. Ngày 12/10/2020, công ty B đã ký hợp đồng cung cấp gỗ với công ty C có trụ sở chính tại Thanh Hóa

Theo hợp đồng đã ký, C có trách nhiệm cung cấp gỗ cho B thành 2 đợt với tổng giá trị của hợp đồng là 2 tỷ VND. Đồng thời, 2 bên đã thỏa thuận bằng văn bản về việc giải quyết tranh chấp giữa 2 bên (nếu có) tại trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam.

Tuy nhiên, trong đợt giao hàng thứ 2, C đã không thể giao hàng cho B đúng hạn vì 1 số lý do khách quan. Thiệt hại kinh tế phát sinh cho B là 500 triệu đồng.

V. Một số vụ việc tranh chấp thương mại giữa doanh nghiệp Việt Nam và các doanh nghiệp nước ngoài

STT

TÊN BẢN ÁN

TRANG

Quyết định 16/2019/QĐKDTM – ST ngày 27/11/2019 Tòa án TP. Đà NẵngV/v Yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết kinh doanh, thương mại của Trọng tài nước ngoài

Nội dung vụ án: Công ty U (Người yêu cầu) tại Philippines và Công ty Thép D (có trụ sở tại Việt Nam) Ký hợp đồng mua bán 6000 tấn thép ngày 12/06/2017 với giá trị hợp đồng là 2.430.000.000 USD. Quá trình thực hiện hợp đồng, Công ty Thép D không giao hàng theo đúng số lượng, thời hạn ghi trong Hợp đồng mua bán.

Công ty U đã nộp đơn khởi kiện tại Tòa án Trọng tài quốc tế của Phòng Thương mại quốc tế (ICC). ICC đã ta phán quyết yêu cầu Công ty Thép D bồi thường các thiệt hại mà Công ty U yêu cầu.

Nay Công ty U yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết của Tòa án Trọng tài quốc tế của Phòng Thương mại quốc tế (ICC)

Nhận định của Tòa án: Xét nội dung phán quyết phù hợp với pháp luật nội dung của Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Nhận định này là phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều 34 và khoản 1 Điều 37 Luật Thương mại.

Phán quyết buộc Công ty D phải bồi thường thiệt hại do hành vi không thực hiện hợp đồng, giá trị bồi thường bằng giá trị khắc phục thiệt hại bằng phương thức mua bù đắp hàng hóa tương tự, với khối lượng nhỏ hơn, giá thành gần tương đương là phù hợp với khoản 2 Điều 41, 300, 301 và 302 Luật Thương mại.

Quyết định: Công nhận và cho thi hành tại Việt Nam Phán quyết Hồ sơ vụ kiện số 23329/PTA/ASB/HTG ngày 19/10/2018 và Phụ lục của Phán quyết 23329/PTA/ASB/HTG ngày 11/12/2018 của Tòa án Trọng tài quốc tế của Phòng Thương mại quốc tế (ICC) về việc giải quyết tranh chấp Hợp đồng mua bán phôi thép cao cấp số DNY-UNI-12.06.2017 ngày 12/6/2017 được ký kết giữa Công ty U, địa chỉ: Punturin, Thành phố Valenzuela, Philippines với Công ty Cổ phần Thép D, phường H, quận L, thành phố Đà Nẵng, Việt Nam.

1 – 6

Bản án số: 52/2019/KDTMPT ngày 11 tháng 9 năm 2019 của Tòa án Cấp cao TP. HCMV/v “Tranh chấp về quyền sở hữu doanh nghiệp và sở hữu dự án theo hợp đồng liên doanh”

Nội dung vụ án: Công ty Công ty cổ phần Phát triển và Kinh doanh N (gọi tắt là HDT) cùng 2 công ty nước ngoài là Công ty P&D và Công ty LVC ký hợp đồng liên doanh thành lập Công ty TNHH Quy hoạch và Phát triển Nhà Việt Nam – Hàn Quốc (gọi tắt là VK H) để thực hiện dự án là Khu nhà ở cao tầng The Mark.

Ngày 30/8/2007 UBND TP. Hà Nội cấp giấy chứng nhận đầu tư (GCNĐT) về việc thành lập Công ty VK H. Dự án chưa được thực hiện thì P&D và LVC bị Tòa án Hàn Quốc tuyên bố phá sản. Quản tài viên được

Tòa án Hàn Quốc chỉ định đã nhân danh Công ty P&D và Công ty LVC, chuyển nhượng toàn bộ vốn của 2 công ty trong Công ty VK H cho Công ty DWS.

Cho rằng việc chuyển nhượng phần vốn góp của P&D và LVC cho DWS đã vi phạm thỏa thuận của các bên tại hợp đồng liên doanh và quy định của Luật Doanh nghiệp về quyền ưu tiên mua của HDT.

Bản án tại Hàn Quốc chưa được Tòa án Việt Nam công nhận và thi hành nên Công ty HDT khởi kiện yêu cầu Tòa án tuyên bố chấm dứt hợp đồng liên doanh ngày 10/3/2007 giữa nguyên đơn với P&D và LVC về việc thành lập VK H đồng thời yêu cầu Tòa án buộc P&D và LVC mỗi công ty phải thanh toán cho nguyên đơn 1.000.000 USD tiền phạt với lý do đã vi phạm hợp đồng liên doanh ngày 10/3/2007.Hủy GCNĐT được cấp lần 2 có sự tham gia của Công ty DWS.

Bản án Sơ thẩm tuyên: Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của Công ty HDT về việc yêu cầu Tòa án không công nhận các hợp đồng chuyển nhượng vốn góp tại Công ty VK H cho DWS. Hủy bỏ các quyết định hành chính liên quan tới thay đổi quyền sở hữu góp vốn tại VK H.

Bản án trên bị Công ty VK H và Công ty DWS kháng cáo.

Nhận định của Tòa án Phúc thẩm: Công ty P&D và Công ty LVC bị tuyên bố phá sản, chuyển nhượng vốn góp nhưng không yêu cầu Công ty VK H mua lại phần vốn góp và cũng không chào bán cho thành viên còn lại là HDT, vi phạm Điều lệ VK.

Housing và Luật doanh nghiệp, là không đủ điều kiện để chuyển nhượng vốn góp cho người không phải là thành viên là DWS. Do không đủ điều kiện, không có quyền chuyển nhượng nên hợp đồng chuyển nhượng vốn góp ngày 16/3/2016 giữa Công ty P&D với DWS và giữa Công ty LVC với DWS là hợp đồng vô hiệu theo quy định tại Điều 128 Bộ Luật dân sự 2005 nay là Điều 123 Bộ luật dân sự 2015.

Quyết định: Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của Công ty HDT về việc yêu cầu Tòa án không công nhận các hợp đồng chuyển nhượng vốn góp tại Công ty VK H cho DWS. Hủy bỏ các quyết định hành chính liên quan tới thay đổi quyền sở hữu góp vốn tại VK H.

8 – 23

Quyết định số 05/2017/QĐKDTM- ST ngày 21/07/2017 Tòa án TP. Hà Nội“V/v: Yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết của trọng tài nước ngoài

Nội dung vụ án: Công ty GI (bên được thi hành) và Công ty CP T đã ký hợp đồng về việc mua bán than cốc Úc, Bên được thi hành nhất trí bán và Bên phải thi hành nhất trí mua và nhận bàn giao 50.000 tấn than cốc sạch Oaky Creek của Úc, +/-10% sai số do vận chuyển. Do Công ty CP T đã vi phạm hợp đồng khi không đảm bảo mở Thư tín dụng như yêu cầu trong Hợp Đồng.

Theo đó, đã thoái thác, từ chối nhận nợ và thanh toán cho hàng hóa được bán theo Hợp đồng nên Công ty GI đã đưa tranh chấp ra SIAC giải quyết. Hội đồng trọng tài đã quyết định Bên phải thi hành phải chịu trách nhiệm về tất cả thiệt hại và mất mát xảy ra do hậu quả của việc vi phạm hợp đồng.

Nay Công ty GI yêu cầu Tòa án Việt Nam công nhận và cho thi hành Phán quyết trọng tài của SIAC.

Nhận định của Tòa án: Thủ tục giải quyết tranh chấp vụ kiện của Hội đồng trọng tài thuộc Trung tâm trọng tài quốc tế Singapore là đúng với Quy tắc SIAC.

Đồng thời Quyết định của Phán quyết một phần số 060 năm 2016 ngày 16/5/2016 và Phán quyết cuối cùng số 101 năm 2016 ngày 31/08/2018 không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam. Do đó, Hội đồng phiên họp có căn cứ để công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết của Trọng tài quốc tế Singapore.

Quyết định: Công nhận và cho thi hành tại Việt Nam Phán quyết một phần số 060 năm 2016 ngày 16/5/2016 và Phán quyết cuối cùng số 101 năm 2016 ngày 31/08/2018 của Trung tâm trọng tài quốc tế Singapore (SIAC) tại Việt Nam.

05 – 31

Bản án số: 27/2017/KDTM-PT ngày 21 tháng 7 năm 2017 V/v: “Tranh chấp hợp đồng đầu tư và hợp đồng kinh tế”

Nội dung vụ án: Công ty LRIL là công ty tại Anh (Nguyên đơn) và Công ty CP VLL (Bị đơn) ký Hợp đồng kinh tế ngày 27-8-2008, về việc hợp tác thành lập một liên doanh là để đầu tư và xây dựng khu đô thị mới NTP. Vốn của liên doanh là 1.344.000.000 đồng, trong đó LRIL sẽ góp 1.008.000.000.000 đồng, chiếm tỷ lệ 75% vốn điều lệ;

Công ty CP VLA sẽ góp 336.000.000.000 đồng, chiếm tỷ lệ 25% vốn điều lệ. Ngày 25-9-2008, LRIL và Công ty CP VLA (gọi tắt là Công ty VLA) ký Hợp đồng liên doanh thành lập Công ty TNHH NLQ1 (gọi tắt là NLQ1).

Căn cứ thỏa thuận, Công ty VLL đã chuyển 255.744.000.000 đồng cho bị đơn để tiến hành bồi thường, giải phóng mặt bằng, do Bị đơn không hoàn thành nghĩa vụ thu xếp để có được chấp thuận quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 của các cơ quan hữu quan ở Việt Nam.

Do đó, nguyên đơn và Công ty VLL không xác định được diện tích đất mà bị đơn đã bồi thường, giải phóng mặt bằng. Sau đó dự án này đã bị UBND TP. HCM thu hồi giấy chứng nhận đầu tư. Do vậy nguyên đơn đã khởi kiện ra Tòa án yêu cầu bị đơn thanh toán số tiền Nguyên đơn đã góp theo Hợp đồng nêu trên.

Bản án Sơ thẩm tuyên: Ghi nhận thỏa thuận của các bên về việc chấm dứt thực hiện Hợp đồng kinh tế ngày 27-8-2008 và Hợp đồng liên doanh ngày 25-9-2008 ký giữa LRIL và Công ty CP VLA. Ghi nhận thiện chí của Công ty CP VLA có trách nhiệm chuyển trả số tiền 255.744.000.000 đồng (hai trăm năm mươi năm tỷ bảy trăm bốn mươi bốn triệu  đồng) cho LRIL.

Chấp nhận một phần yêu cầu phản tố của bị đơn: LRIL phải trả cho Công ty CP VLA tiền phạt vi phạm do không thực hiện một phần hợp đồng là 15.045.120.000 đồng.

Công ty LRIL kháng cáo án sơ thẩm

Nhận định của Tòa án Phúc thẩm: Xét nội dung của L về thời hạn chuyển trả tiền thì thấy: Tại phiên tòa sơ thẩm đại diện cho L không có thỏa thuận hay cam kết gì với Công ty VLA về thời hạn thanh toán số tiền nợ trên.

Tòa án cấp sơ thẩm ấn định thời hạn để Công ty VLA trả cho L “…khi dự án đầu tư, xây dựng, phát triển, khai thác bán, cho thuê khu dân cư nhà ở… được đền bù xong và đưa vào kinh doanh thì Công ty VLA ưu tiên trả cho L trước”. 

Tuyên như án sơ thẩm là trái với ý chí của L vì L không có thỏa thuận nội dung này. Mặt khác, tuyên như vậy không phù hợp với Luật Thi hành án dân sự vì trong quá trình thi hành án các bên có quyền thỏa thuận thi hành án, quyền yêu cầu thi hành án.

Tòa án không có quyền tuyên thời 15 gian và điều kiện để thi hành án nếu hai bên không có thỏa thuận. Do đó, chấp nhận yêu cầu của L về nội dung này.

Quyết định: 1/Ghi nhân sự thỏa thuận của các bên về việc chấm dứt thực hiện hợp đồng kinh tế ngày 27/8/2008 và hợp đồng liên doanh ngày 25/9/2009 ký giữa LRIL và Công ty CP VLA.

2/ Chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn:

Buộc Công ty CP VLA có trách nhiệm hoàn trả lại số tiền

255.744.000.000 đồng (Hai trăm năm mươi lăm tỷ bảy trăm bốn mươi bốn triệu đồng) cho LRIL.

3/ Không chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn về việc đòi Công ty CP VLA trả lãi tiền phạt chậm thanh toán số tiền 1.854.144.000 đồng.

32 – 47

Bản án 84/2017/KDTM-PT ngày 30/03/2017 của Tòa Cấp cao Hà NộiV/v: về Phán quyết Trọng tài thương mại

Nội dung vụ án: Công ty N tại Việt Nam và Công ty G tại Anh có ký kết 03 Hợp đồng mua bán hàng hóa. Công ty N cho rằng hợp đồng thứ nhất số 669229 không tồn tại do không có chữ ký của Công ty N, hợp đồng thứ 2 do công G không hợp tác nên Công ty N không mở được L/C nên không thể thực hiện.

Trọng tài Hiệp hội B quốc tế đã gửi các thông báo, văn bản sai địa chỉ nên Công ty N không nhận được bất cứ tài liệu nào. Hội đồng Trọng tài Hiệp hội B Quốc tế đã giải quyết tranh chấp và có phán quyết đồng ý với yêu cầu của Công ty G, yêu cầu Công ty N thanh toán 1.554.439,29 USD bao gồm nợ gốc và lãi của 3 hợp đồng.

Tại Quyết định thương mại Sơ thẩm số 01/2016/QĐKDTM-ST: Không công nhận và cho thi hành tại Việt Nam quyết định ngày 12/8/2013 của Hội đồng trọng tài Hiệp hội B quốc tế giải quyết vụ tranh chấp các hợp đồng mua bán bông của Công ty G với Công ty N.

Công ty G có đơn kháng cáo.

Nhận định của Tòa án Phúc thẩm: Công ty N không ký vào hợp này nên thỏa thuận trong tài trong hợp đồng này không có giá trị pháp lý đối với Công ty N. Thỏa thuận này không đảm bảo sự tự nguyện về ý chí và không phù hợp với nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam nên không có căn cứ buộc Công ty N phải thi hành quyết định của Trọng tài Hiệp hội B quốc tế đối với hợp đồng này.

Các tài liệu công ty G cung cấp là bản sao và chỉ có bưu phẩm gửi ngày 13/8/2013 là có người nhận tên Sơn còn lại 7 bưu phẩm khác không có tên người nhận. Theo danh sách người đóng bảo hiểm của Công ty N do bên yêu cầu thu thập và xuất trình (tài liệu phô tô, không xác nhận của cơ quan) tại phiên họp phúc thẩm thì tại thời điểm năm 2012 và 2013, Công ty N có 2 người tên là S, một người là nhân viên bảo vệ và một người là công nhân.

Vì vậy, trong suốt quá trình giải quyết vụ án cũng như tại các phiên họp sơ thẩm và phúc thẩm, phía Công ty N đều khẳng định không nhận được các văn bản tố tụng của Hiệp hội B quốc tế là có căn cứ.

Quyết định: Không chấp nhận Đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam Phán quyết trọng tài ngày 12/8/2013 của Hội đồng trọng tài – Hiệp hội B quốc tế về giải quyết tranh chấp các hợp đồng mua bán bông giữa Công ty G.

48 – 52

Quyết định Giám đốc thẩm 26/2013/KDTM-GĐT ngày 13/08/2013 của Tòa án Tối Cao.V/v vụ án tranh chấp hợp đồng dịch vụ

Nội dung vụ án: Công ty TNHH Orange Engineering có địa chỉ tại Hàn Quốc (Công ty Orange – Nguyên đơn) và Công ty Phú Mỹ (Bị đơn) ký Hợp đồng với nội dung công ty Phú Mỹ chỉ định Công ty Orange làm nhà thầu cung cấp dịch vụ thiết kế sân Golf với giá 400.000.000 KRW (tiền Won Hàn Quốc) được thanh toán thành 3 lần.

Qúa trình thực hiện, Công ty Orange đã bàn giao CD và bộ bản vẽ chi tiết của Dự án theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng nhưng Công ty Phú Mỹ không tiến hành thanh toán lần 3.

Công ty Phú Mỹ cho rằng CD và bản vẽ của Công ty Orange chưa hoàn chỉnh, không đảm bảo chất lượng và xem xét đến các yếu tố khí hậu tại Việt Nam nên không thanh toán. Công ty Orange khởi kiện yêu cầu Công ty Phú Mỹ thanh toán số tiền còn thiếu và lãi suất là số tiền 141.969 USD cùng lãi suất chậm thanh toán tính từ ngày 30/9/2007 đến ngày 31/12/2010 là 141.969 USD x 39 tháng x 12%/12 tháng = 55.367 USD.

Bản án Sơ thẩm tuyên: Chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của Công ty Orange là Chấm dứt hợp đồng dịch vụ giữa Orange Engineering và Công ty Phú Mỹ ngày 15/6/2007. Buộc Công ty Phú Mỹ thanh toán số tiền 3.720.448.347 đồng cho Công ty Orange.

Bản án Phúc thẩm tuyên: Giữ nguyên bản án sơ thẩm

Công ty Phú Mỹ có đơn đề nghị xét xử lại theo thủ tục giám đốc thẩm.

Nhận định của Tòa án Tối Cao: Tòa án Sơ thẩm xác định sai quan hệ tranh chấp, đây là tranh chấp hợp đồng dịch vụ trong hoạt động xây dựng. Công ty Orange nhận thầu tại Việt Nam nhưng chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép thầu. Do đó, cần xem xét hiệu lực hợp đồng đã được ký kết giữa hai bên.

Quyết định: Hủy toàn bộ Bản phúc thẩm  và bản án sơ thẩm Dương; giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân tỉnh Bình Dương xét xử sơ thẩm lại theo đúng quy định của pháp luật.

53 – 58

Quyết định giám đốc thẩm 11/2013/KDTM-GĐT ngày 16/05/2013 của Tòa án nhân dân tối caoV/v: vụ án kinh doanh thương mại tranh chấp hợp đồng tư vấn đầu tư

Nội dung vụ án: Công ty TNHH IS DONGSEO có trụ sở tại Hàn Quốc (Nguyên đơn) và Công ty Hoàng Lan (Bị đơn) ký kết hợp đồng tư vấn liên quan đến khu đất tại Lô E7, đường Phạm Hùng, Hà Nội mặc dù biết lô đất này đã dược phân cho một số nhà đầu tư khác, phí tư vấn là 1.000.000 USD. Công ty IS DONGSEO đã trực tiếp thanh toán 1.000.000 USD tiền mặt cho Bị đơn theo cam kết.

Qúa trình thực hiện hợp đồng, bị đơn không thực hiện được cam kết, kéo dài thời gian thực hiện hợp đồng mặc dù đã được Nguyên đơn gửi nhiều công văn nhắc nhở. Nguyên đơn đã ra thông báo chấm dứt hợp đồng với Bị đơn và yêu cầu thanh toán nhưng bị đơn không thực hiện.  Công ty Dongseo khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết:

–  Hủy bỏ Hợp đồng tư vấn đầu tư liên quan đến khu đất tại lô E7, Phạm Hùng, Hà Nội giữa Công ty Ilshin và Công ty Hoàng Lan.

–  Buộc Công ty Hoàng Lan hoàn trả 1.000.000 USD và tiền lãi chậm trả.

–  Buộc Công ty Hoàng Lan bồi thường thiệt hại vật chất 50.000.000 đồng và 5.400.000 đồng do tổn thất tinh thần.

Tòa án Sơ thẩm tuyên: chấp nhận yêu cầu khởi kiện của Công ty DONGSEO tuyên Hủy Hợp đồng tư vấn đầu tư ký ngày 28/01/2008 giữa Công ty Hoàng Lan và Công ty ILSHIN; đồng thời, buộc Công ty Hoàng Lan phải hoàn trả cho Công ty DONGSEO 1.000.000 USD và phải chịu tiền lãi chậm trả của số tiền 1.000.000 USD là 20.000 USD (được quy đổi ra VND).

Tòa án Phúc thẩm tuyên: Giữ nguyên bản án Sơ thẩm.

Nhận định của Tòa án Tối cao: Cần làm rõ Công ty DONGSEO chuyển tiền vào Việt Nam đã đúng quy định hay chưa? việc nguyên đơn giao tiền mặt cho bị đơn là đã vi phạm pháp lệnh ngoại hối thì hợp đồng bị vô hiệu do vi phạm quy định của Pháp lệnh ngoại hối và các khoản 1 và 3 Điều 6 Nghị định số 160/2006/NĐ-CP ngày 28/12/2006 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Pháp lệnh ngoại hối, Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu và xử lý hậu quả của hợp đồng vô hiệu theo quy định của pháp luật.

Ngoài ra việc công ty DONGSEO biết lô đất E7, đối tượng của Hợp đồng đã được phân cho các nhà đầu tư khác nên hợp đồng tư vấn đầu tư ký kêt ngày 28/01/2008 bị vô hiệu bởi có đối tượng không thể thực hiện được theo quy định tại Điều 411 Bộ luật dân sự năm 2005. Lỗi ở đây thuộc về hai công ty.

Quyết định: Hủy bản án Sơ thẩm và Phúc thẩm. giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội xét xử sơ thẩm lại theo đúng quy định của pháp luật.

59 – 65

Bản án 531/2007/KDTM-ST ngày 04/04/2007 Tòa án TP. Hồ Chí MinhV/v tranh chấp giữa các thành viên công ty

Nội dung vụ án: Công ty United concord international có trụ sở tại Hoa Kỳ. (Nguyên đơn – gọi tắt là UCI) cùng Công ty Radiant investments limite (Bị đơn – Gọi tắt là RIL) và Tổng công ty xây dựng sài gòn (gọi tắt là SGC) ký Hợp đồng thành lập Công ty Khách sạn Grand Imperial Saigon (gọi tắt là GISH). Trong quá trình hoạt động, RIL và SGC đã ký các nghị quyết thay đổi chủ tịch hội đồng thành viên, cập nhật điều lệ và thay thế tổng giám đốc mà không được UCI đồng ý. UCI khởi kiện yêu cầu hủy hoặc không công nhận giá trị pháp lý của các nghị quyết trên.

Nhận định của Tòa án: Hình thức, các nghị quyết bằng văn bản mà các bên đang tranh chấp đã được ban hành hợp lệ, các vấn đề được đề cập trong các nghị quyết bằng văn bản mà các bên đang tranh chấp đều thuộc thẩm quyền quyết định của HĐQT của liên doanh.

Về nội dung, các nghị quyết nói trên là hợp lệ, dù xét trên số lượng thành viên HĐQT theo quy định của Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam hay trên vốn góp của các thành viên trong vốn điều lệ của công ty liên doanh (công ty TNHH) theo Luật doanh nghiệp năm 2005 thì các nghị quyết nói trên đã được HĐQT của GISH thông qua hợp lệ theo nguyên tắc đa số (8/10 thành viên và 81% vốn điều lệ). Nên quyết định này có hiệu lực pháp lý.

Quyết định: Không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn đòi hủy bỏ hoặc không công nhận giá trị pháp lý của các nghị quyết về việc đăng ký lại để hoạt động theo Luật doanh nghiệp mới, chỉ định Chủ tịch Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc mới của Công ty Khách sạn Grand Imperial Saigon TNHH và văn thư thông báo của đại diệnCông ty Radiant Investments Limited ký ngày 04/10/2006 liên quan đến các nghị quyết này.

66 – 76

Quyết định giám đốc thẩm 08/HĐTP-KT ngày 30/03/2005 Tòa án nhân dân tối caoV/v vụ án tranh chấp hợp đồng gia công

Nội dung vụ án: Doanh nghiệp tư nhân Thành Phát (Nguyên đơn – Gọi tắt là Thành Phát) cùng Công ty Glass Tech International Inc có trụ sở tại Hoa Kỳ (Bị đơn – gọi lắt là GTI), có trụ sở tại Mỹ.

Năm 1997, Thành Phát ký hợp đồng gia công kính nội thất cho GTI, thực hiện hợp đồng, hai bên đã ký thêm 09 phụ lục hợp đồng đã đăng ký Hải Quan tiếp nhận. Thành Phát đã tạm nhập – tái xuất 38 máy móc theo thỏa thuận, trước đó, GTI đã làm thủ tục tặng cho đại diện bên nguyên đơn 9 máy khác.

Ngày 26/05/2001, Thành Phát thông báo ngừng hoạt động gia công vì lý do tài chính do GTI không thanh toán đúng theo phụ lục 09. Ngày 03/08/2001, hai bên thống nhất chấm dứt HĐ.

GTI có quyết định số 01/QĐ thông báo chấm dứt hợp đồng số 02/TP-IN97 lý do vì Doanh nghiệp Thành Phát không giao hàng đúng hạn, nhiều vi phạm lao động và đốt huỷ tài liệu chứng từ (ngày 29-9-2001). Thành Phát sau đó nhiều lần yêu cầu GTI nhận hàng và thanh toán tiền gia công.

GTI yêu cầu Doanh nghiệp Thành Phát giao hàng trước ngày 15-10-2002. Thành Phát khởi kiện đề nghị Tòa án thanh lý hợp đồng, GTI phải trả phí gia công còn thiếu Số tiền còn lại 96.446.10 USD và lãi từ ngày 26-5-2001 đến 31-5-2003 là 407.130.396đ. GTI phải bồi thường 204.306.000 đồng tiền thuê nhà và đào tạo công nhân.

Tòa án Sơ thẩm tuyên: Xác định HĐ được ký kết giữa hai bên có hiệu lực, 09 phụ lục HĐ vô hiệu. Buộc GTI phải mở L/C hoặc TTR để thanh toán phí gia công còn thiếu của Thành Phát là 58.191,90 USD (≈ 849.834.507 đồng).

Tòa án Phúc thẩm tuyên: Xác định hợp đồng và các phụ lục HĐ có hiệu lực và đã chấm dứt hiệu lực từ ngày 01-12-2001. Buộc Công ty GTI thanh toán cho 109.776,72 USD và bồi thường 119.306.000 đồng. 09 máy móc đã tặng cho thuộc sở hữu của Thành Phát.

Nhận định của Tòa án: Việc GTI đã không chuyển tiền cho Doanh nghiệp Thành Phát trước 30 ngày (trước khi xuất hàng) là vi phạm thoả thuận tại bản bổ sung phụ lục số 09. Đó cũng là nguyên nhân dẫn đến Doanh nghiệp Thành Phát lâm vào khó khăn tài chính, không tiếp tục tiến hành sản xuất được nên GTI phải chịu tránh nhiệm.

Toà án cấp sơ thẩm cần điều tra làm rõ để xác định phía Doanh nghiệp Thành Phát có vi phạm hợp đồng hay không để xác định đúng mức độ lỗi của GTI. 09 máy móc mà nguyên đơn tặng bị đơn phải được giải quyết bằng vụ án dân sự khác nên Tòa án tuyên 9 máy này thuộc sở hữu của Nguyên đơn là không hợp lý.

Quyết định: Hủy bản án Sơ thẩm và Phúc thẩm, giao hồ sơ vụ án cho Toà án nhân dân thành phố Hà Nội giải quyết, xét xử sơ thẩm lại vụ án theo đúng quy định của pháp luật.

77 – 83

Quyết định 11/2003/HĐTP-KT ngày 06/11/2003 của Tòa án nhân dân Tối caoV/v: Tranh chấp hợp đồng liên doanh

Nội dung vụ án: Nguyên đơn Công ty Asia Investment and Trading (AIT) và Công ty Indesen (Hong Kong) cùng với ký hợp đồng với Bị đơn là Công ty vàng bạc đá quý thành phố Hồ Chí Minh (SJC) để liên doanh thành lập Công ty liên doanh sản xuất băng từ Sài Gòn (Công ty SG). Hợp đồng đã được Uỷ ban Nhà nước về Hợp tác và Đầu tư (nay là Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cấp Giấy phép đầu tư số 648/GP.

Bên nguyên đơn góp vốn 55% bên SJC góp vốn 45% gồm quyền sử dụng đất trong 4,5 năm đầu và một phần máy móc thiết bị. Do hoạt động thu lỗ nên Công ty SG được giải thể trước thời hạn. ký “Bảng phân chia tài sản” của Công ty liên doanh, đã thành lập Bna thanh lý nhưng bảng phân chia tài sản này không thực hiện được. Bên Nguyên đơn đã nhiều lần gửi đơn khiếu nại tới cơ quan nhà nước nhưng không được giải quyết.

Nguyên đơn khởi kiện yêu cầu: Thực hiện Bảng phân chia tài sản, Quyền sử dụng đất 4.280m2 tại 418/1C Nơ Trang Long, quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh là tài sản của liên doanh chưa được chia, nay cần được chia cho các bên; Công ty SG phải thanh toán các khoản nợ lương, BHXH … cho ông Hưng – Nguyên Giám đốc công ty.

Công ty SG thanh toán cho Công ty Indesen tiền hàng là 13.081,95 USD. SJC bồi thường số tiền là 453.740,21 USD cho Nguyên đơn do chậm bài giao tài sản gây thiệt hại.

Tòa án Sơn thẩm tuyên: Bác các yêu cầu của nguyên đơn

Bản án Phúc thẩm tuyên: giữ nguyên bản án Sơ thẩm

Nhận định của Tòa án: Việc Toà án cấp sơ thẩm và Toà án cấp phúc thẩm nhận định hợp đồng liên doanh chưa được các bên thanh lý xong, quá trình thanh lý không thực hiện đúng theo quy định của pháp luật cho nên buộc các bên phải tiến hành thanh lý lại; nếu các bên không thoả thuận được thì có quyền khởi kiện yêu cầu Toà án giải quyết trong vụ án khác; từ đó bác các yêu cầu của nguyên đơn là không đúng và không phù hợp với thực tế vụ án.

Theo đơn khiếu nại Nguyên đơn thì những vấn đề phức tạp nhất như giá trị quyền sử dụng đất, các khoản nợ lương, bảo hiểm xã hội và các khoản nợ khác liên quan đến nội dung thanh lý các bên vẫn chưa thống nhất thực hiện được.

Việc giữ nguyên hiệu lực của Bản án kinh tế phúc thẩm số 50/KTPT ngày 09-12-2002 của Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao TP.Hồ Chí Minh như đề nghị của Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao sẽ không giải quyết được dứt điểm các tranh chấp giữa các bên.

Quyết định: Hủy bản án Sơ thẩm và bản án Phúc Thẩm, giao hồ sơ vụ án cho Toà án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh để giải quyết lại vụ án theo thủ tục chung

Tranh chấp thương mại

V. Tranh cấp thương mại Mỹ – Trung: Nguyên nhân và thái độ của các nước 

1. Chiến tranh thương mại Mỹ – Trung “khai hỏa”

Sau khi trở thành Tổng thống Mỹ vào tháng 1/2017, ông Donald Trump đã nhiều lần đe dọa sẽ có biện pháp mạnh nhằm trả đũa trong lĩnh vực thương mại đối với Trung Quốc. Thực tế từ khi ông Trump lên nắm quyền, 2 bên đã tổ chức đàm phán nhằm tìm kiếm thỏa thuận và nhượng bộ, song không thành công.

Ngày 6/7/2018, chính quyền Mỹ đã chính thức tuyên bố áp thuế 25% đối với 818 mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc giá trị lên tới 34 tỷ USD, chủ yếu trong lĩnh vực công nghệ cao như người máy, công nghệ thông tin (chip bán dẫn, ổ đĩa máy tính), hàng không vũ trụ, máy in, mô tô… Ngay sau đó, Trung Quốc đáp trả bằng cách áp thuế 25% đối với 545 mặt hàng nhập khẩu từ Mỹ (chủ yếu là các mặt hàng nông sản như đậu tương, cao lương, thịt bò, bông, hải sản…) với tổng giá trị 34 tỷ USD.

2. Nguyên nhân dẫn tới chiến tranh thương mại Mỹ – Trung

Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ – Trung bắt nguồn từ nguyên nhân sâu xa và nguyên nhân cụ thể.

*Nguyên nhân sâu xa

Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ – Trung là mâu thuẫn ngày càng gay gắt giữa 2 cường quốc kinh tế lớn nhất thế giới. Dự báo, đến năm 2030, GDP danh nghĩa của Trung Quốc sẽ vượt Mỹ. Song, nếu tính theo sức mua tương đương (PPP), GDP của Trung Quốc hiện nay đã vượt Mỹ. Mỹ và Trung Quốc cũng là 2 cường quốc thương mại: Mỹ là nước nhập khẩu lớn nhất và xuất khẩu thứ nhì thế giới; Trung Quốc là nước xuất khẩu lớn nhất và nhập khẩu thứ nhì thế giới.

Những năm gần đây, sự cạnh tranh giữa 2 siêu cường càng trở nên gay gắt trong bối cảnh sức mạnh của Mỹ có dấu hiệu suy giảm trong khi Trung Quốc đang bộc lộ tham vọng thay thế Mỹ ở vị trí thống lĩnh bàn cờ địa chính trị thế giới.

*Nguyên nhân cụ thể

Các vấn đề sau đây được xem là những nguyên nhân cụ thể gây ra căng thẳng thương mại Mỹ – Trung, đặc biệt từ sau khi Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) năm 2001, dẫn đến chiến tranh thương mại hiện nay.

Thứ nhất, chính sách bảo hộ của chính quyền Tổng thống Trump.

Từ khi lên cầm quyền, Tổng thống Donald Trump đã theo đuổi chính sách bảo hộ mậu dịch với mục tiêu “nước Mỹ trên hết” và “làm nước Mỹ vĩ đại trở lại”. Chính sách bảo hộ mậu dịch này không chỉ dẫn đến chiến tranh thương mại với Trung Quốc, mà còn dẫn đến xung đột thương mại với những nước được xem là đồng minh của Mỹ (như EU, Nhật Bản, Hàn Quốc) hay láng giềng gần của Mỹ (như Canada, Mexico).

Ngay sau khi nhậm chức, ông Trump đã rút khỏi hoặc yêu cầu đàm phán lại một loạt hiệp định thương mại tự do (FTA) mà Mỹ đã ký kết hoặc đang thực thi.

Thứ hai, thâm hụt thương mại lớn của Mỹ với Trung Quốc.

Thâm hụt thương mại của Mỹ được xem là nguyên nhân trực tiếp gây căng thẳng thương mại Mỹ – Trung. Năm 2017, Mỹ nhập khẩu 506 tỷ USD hàng hóa từ Trung Quốc, trong khi chỉ xuất khẩu 131 tỷ USD hàng hóa sang Trung Quốc. Như vậy, thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc lên đến 375 tỷ USD.

Đáng lưu ý là thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc liên tục tăng từ khi Trung Quốc gia nhập WTO (từ 100 tỷ USD năm 2001 lên 375 tỷ USD năm 2017). Chính quyền Mỹ đã nhiều lần yêu cầu Trung Quốc giảm thặng dư thương mại với Mỹ. Trung Quốc đáp trả rằng để giảm thâm hụt thương mại, chính Mỹ cần tăng cường hoạt động xuất khẩu của mình.

Thứ ba, tham vọng của Trung Quốc trở thành quốc gia công nghệ hàng đầu thế giới.

Mặc dù thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc được xem là nguyên nhân bên ngoài của cuộc chiến tranh thương mại, song vấn đề cốt lõi của căng thẳng giữa 2 nước chính là Mỹ lo ngại về tham vọng của Trung Quốc trở thành quốc gia công nghệ hàng đầu thế giới.

Với mục tiêu trở thành nền kinh tế tiên tiến trên thế giới, không phụ thuộc vào nhập khẩu các công nghệ then chốt từ các đối thủ cạnh tranh chính, Trung Quốc hiện đang đổ hàng tỷ USD vào chương trình “Sản xuất tại Trung Quốc 2025 (Made in China 2025)” để tạo động lực phát triển các ngành công nghệ trọng yếu, trong đó có người máy, trí tuệ nhân tạo, hàng không vũ trụ, ô tô chạy điện, công nghệ Internet 5G.

Nghịch lý là tham vọng của Trung Quốc rất lớn trong khi trình độ công nghệ lại còn nhiều hạn chế. Để thực thi chiến lược “Sản xuất tại Trung Quốc 2025”, các công ty Trung Quốc phải dựa vào các công nghệ cốt lõi từ Mỹ.

Mỹ cáo buộc Trung Quốc bằng những thỏa thuận ngầm đang buộc các công ty Mỹ phải chuyển giao công nghệ cho các đối tác Trung Quốc trong liên doanh. Trung Quốc bác bỏ cáo buộc này. Tuy nhiên, Mỹ còn cáo buộc Trung Quốc tìm mọi cách lấy công nghệ của Mỹ thông qua các phương thức như nhập khẩu công nghệ hay thậm chí ăn cắp công nghệ.

Một phương thức nữa được các công ty lớn của Trung Quốc (ví dụ như ZTE, Huawei, China Mobile) sử dụng để có công nghệ cao của Mỹ là thông qua mua bán, sáp nhập với các công ty Mỹ.

Thứ tư, tình trạng vi phạm bản quyền nghiêm trọng ở Trung Quốc.

Mỹ nhiều lần cáo buộc về tình trạng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ nghiêm trọng ở Trung Quốc, đặc biệt là đối với bản quyền của các công ty Mỹ. Chính quyền Mỹ cho rằng, các công ty Mỹ đã mất nhiều tỷ USD mỗi năm do việc ăn cắp bí mật thương mại của Trung Quốc. Điều này xuất phát từ khả năng bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ rất yếu kém của hệ thống pháp luật Trung Quốc.

Mặc dù, Trung Quốc hiện nay đẩy mạnh công tác bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, song phần lớn tiến bộ tập trung ở mảng bản quyền tác giả và nhãn hiệu, trong khi tình trạng bắt buộc chuyển giao công nghệ trong các lĩnh vực công nghiệp then chốt vẫn tràn lan.

Thứ năm, các biện pháp hạn chế đầu tư của Trung Quốc.

Mỹ phản ứng mạnh mẽ trước việc Trung Quốc không trao cho các công ty nước ngoài quyền tiếp cận thị trường nước này một cách tương xứng. Chính phủ Trung Quốc đã đưa ra cam kết là sẽ nới lỏng giới hạn chủ sở hữu nước ngoài trong các lĩnh vực sản xuất ô tô, đóng tàu và máy bay càng sớm càng tốt; đồng thời hứa thúc đẩy các biện pháp đã công bố nhằm mở cửa lĩnh vực tài chính của nước này.

Tuy nhiên, Mỹ tỏ ra hoài nghi cam kết trên, bởi Trung Quốc đã từng đưa ra những hứa hẹn tương tự khi gia nhập WTO năm 2001, song không thực thi. Nhờ đó, các công ty Trung Quốc đã tận dụng thời gian dài hàng chục năm được bảo hộ để tạo lập vị thế thống lĩnh tại thị trường nội địa, đồng thời có khả năng tiến ra đầu tư ở nước ngoài.

3. Phương thức áp dụng

Chiến tranh thương mại Mỹ – Trung mà là cuộc cạnh tranh tổng lực giữa 2 siêu cường, nên mỗi bên sẽ áp dụng không chỉ các biện pháp thương mại, mà cả những biện pháp phi thương mại để tấn công nhau. Việc áp dụng phương thức nào phụ thuộc vào lợi thế mỗi bên nắm giữ cũng như điểm yếu của mỗi bên.

*Phương thức Mỹ áp dụng

– Biện pháp thương mại: Mỹ hiện nhập khẩu lớn hàng hóa từ Trung Quốc (501 tỷ USD năm 2017). Do đó, điều dễ hiểu là công cụ chủ yếu được Mỹ sử dụng là đánh thuế cao lên hàng nhập khẩu từ Trung Quốc.

Sau động thái đầu tiên áp thuế 25% lên hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc trị giá 34 tỷ USD, chính quyền Mỹ tuyên bố sẽ tiếp tục áp thuế 25% lên hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc trị giá 16 tỷ USD, sau đó áp thuế 10% lên thêm 200 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc mỗi năm. Mỹ cảnh báo tổng lượng hàng Trung Quốc bị áp thuế có thể lên đến hơn 500 tỷ USD, tức là lớn hơn cả kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Mỹ từ Trung Quốc năm 2017.

– Biện pháp phi thương mại: Bên cạnh thuế nhập khẩu được xem là phương thức chính, Mỹ cũng sẽ sử dụng các biện pháp phi thương mại nhằm gây áp lực đối với Trung Quốc. Một trong các biện pháp là hạn chế đầu tư của Trung Quốc.

Chính quyền Mỹ đang lên kế hoạch nhằm hạn chế đầu tư của Trung Quốc vào một số ngành công nghiệp quan trọng của Mỹ. Thông qua Ủy ban Đầu tư Nước ngoài tại Mỹ (CFIUS – một cơ quan liên ngành do Bộ Tài chính Mỹ chủ trì), Chính phủ Mỹ tìm cách ngăn cản các công ty nước ngoài mua lại các công ty Mỹ.

Theo kế hoạch, các công ty có từ 25% vốn sở hữu Trung Quốc trở lên sẽ bị cấm mua lại những công ty Mỹ liên quan tới công nghệ như hàng không vũ trụ, người máy, ô tô. Trọng tâm của kế hoạch này trước hết nhằm vào chương trình “Sản xuất tại Trung Quốc 2025”, một chiến lược Trung Quốc đang theo đuổi nhằm chi phối các ngành công nghiệp của tương lai.

Mỹ còn có kế hoạch siết chặt kiểm soát xuất khẩu, nhằm ngăn chặn các công ty Mỹ chuyển công nghệ tới Trung Quốc. Chính quyền Mỹ đang soạn thảo các quy định xuất khẩu hướng tới ngăn chặn công nghệ cao chuyển tới Trung Quốc. Tuy nhiên, việc Mỹ áp dụng các biện pháp hạn chế đầu tư có thể chặn đứng khả năng tiếp cận một số nguồn vốn nước ngoài, đặc biệt là đầu tư từ Trung Quốc vào Mỹ.

*Phương thức Trung Quốc áp dụng

– Biện pháp thương mại: Trung Quốc nhập khẩu từ Mỹ (131 tỷ USD năm 2017) ít hơn nhiều so với Mỹ nhập khẩu từ Trung Quốc (506 tỷ USD). Do đó, công cụ thuế quan đánh vào hàng nhập khẩu từ Mỹ tuy vẫn được Trung Quốc áp dụng, song tác dụng khá hạn chế. Hơn nữa, Trung Quốc ngần ngại áp thuế nhập khẩu cao lên các mặt hàng nhu yếu phẩm (một phần lớn trong đó nhập khẩu từ Mỹ) do không muốn người dân nước này phải chi trả lớn hơn cho các mặt hàng này.

Ngày 6/7/2018, Trung Quốc đã áp thuế nhập khẩu đối với 545 mặt hàng Mỹ, trên 90% trong số đó là nông sản. Động thái này khiến Đảng Cộng hòa và Tổng thống Donald Trump gặp rắc rối chính trị tại các bang nông nghiệp Mỹ, những nơi đã giúp ông Trump thắng cử năm 2016 và hiện đang đối mặt với cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ năm 2018 (bầu lại một số ghế thượng nghị sỹ, hạ nghị sỹ và thống đốc bang ở Mỹ).

Tuy nhiên, việc áp thuế nhập khẩu nông sản cao cũng sẽ khiến Trung Quốc thiệt hại, do nó làm giá thực phẩm tại thị trường Trung Quốc tăng.

– Biện pháp phi thương mại: Bên cạnh biện pháp thương mại, Trung Quốc sẽ áp dụng nhiều biện pháp phi thương mại để đáp trả Mỹ như:

+ Chính sách tỷ giá: Chính phủ Mỹ thường xuyên cáo buộc Trung Quốc thao túng tiền tệ để tạo lợi thế trong thương mại với Mỹ. Mỹ cho rằng, trong những năm qua, Chính phủ Trung Quốc đã nhiều lần chủ động giảm giá đồng NDT để tạo ra tính cạnh tranh đối với hàng xuất khẩu Trung Quốc so với Mỹ và các đối thủ cạnh tranh khác.

Phía Trung Quốc luôn biện minh, giá trị đồng NDT là do các thị trường quyết định. Trong cuộc chiến tranh thương mại hiện nay, Trung Quốc sẽ không ngần ngại tiếp tục sử dụng tỷ giá như một công cụ tạo lợi thế cạnh tranh xuất khẩu với Mỹ.

+ Sử dụng trái phiếu kho bạc Mỹ: Trung Quốc hiện đang là chủ nợ lớn nhất của Mỹ, do đang nắm giữ một lượng lớn trái phiếu kho bạc Mỹ trị giá khoảng 1.200 tỷ USD được mua vào trong những năm qua. Lượng trái phiếu này đủ để tác động đến thị trường trái phiếu Mỹ.

Trung Quốc có thể đột ngột bán ra một lượng lớn trái phiếu chính phủ Mỹ (hoặc chỉ cần phát tín hiệu sẽ giảm mua trái phiếu Mỹ trong tương lai). Điều đó sẽ khiến lãi suất dài hạn ở Mỹ tăng, ảnh hưởng tiêu cực đến Chính phủ và những người mua nhà ở Mỹ, do phí vay tăng lên. Tuy nhiên, nếu áp dụng biện pháp trên, Trung Quốc cũng bị thiệt hại, do giá trị trái phiếu Mỹ họ đang nắm giữ bị giảm.

+ Kiện Mỹ lên WTO: Ngay sau khi Mỹ áp mức thuế 25% đối với mặt hàng thép và 10% với mặt hàng nhôm nhập khẩu ngày 23/3/2018, Trung Quốc đã đệ đơn kiện Mỹ tại WTO với cáo buộc Mỹ đã thực hiện các biện pháp bảo hộ thương mại dưới vỏ bọc an ninh quốc gia, vi phạm nguyên tắc không phân biệt đối xử và cam kết giảm thuế theo quy định của WTO.

Ngày 6/7/2018, ngay sau khi Mỹ áp thuế bổ sung 25% đối với hàng hóa nhập khẩu trị giá 34 tỷ USD từ Trung Quốc, Trung Quốc cũng đệ đơn kiện Mỹ lên WTO.

Tuy nhiên, việc Trung Quốc kiện Mỹ lên WTO khó có tác dụng thực sự do các lý do sau: Là nền kinh tế lớn nhất thế giới đã từng ủng hộ mạnh mẽ tự do thương mại, Mỹ đóng vai trò then chốt đối với sự ra đời và tồn tại của WTO. Bên cạnh đó, Tổng thống Trump từng đe dọa rút Mỹ khỏi WTO, thậm chí chỉ thị soạn thảo dự luật để kích hoạt quá trình này.

Việc Mỹ rút khỏi WTO sẽ tạo ra những hệ lụy rất lớn cho tổ chức này. WTO là nơi 164 nền kinh tế trên thế giới thỏa thuận về việc thực thi các cam kết hội nhập và giải quyết bất đồng, song tổ chức này hiện đang bất lực trong cuộc tranh chấp giữa Mỹ và Trung Quốc.

+ Biện pháp hành chính: Trung Quốc có thể sử dụng nhiều biện pháp hành chính khác nhau để gây khó dễ cho các công ty Mỹ tại Trung Quốc.

Thứ nhất, gây khó khăn trong quá trình cấp giấy phép. Hầu hết lĩnh vực kinh doanh tại Trung Quốc đều phải được cấp phép. Cơ quan cấp phép Trung Quốc có thể trì hoãn quá trình cấp giấy phép, hoặc thậm chí thu hồi giấy phép của các công ty Mỹ.

Thứ hai, áp dụng các quy định mang tính phân biệt đối xử. Trung Quốc đã từng sử dụng các cuộc điều tra tham nhũng, thanh tra thuế, thậm chí hàng ngày tiến hành kiểm tra y tế hay an toàn lao động để gây cản trở hoạt động của các công ty nước ngoài, thậm chí đóng cửa những cơ sở này, vì các vi phạm nhỏ trong tuân thủ quy định của Trung Quốc. Trung Quốc có thể sử dụng các biện pháp tương tự khiến các công ty Mỹ phải trả giá lớn hơn cho các cơ sở sản xuất hay bán lẻ tại Trung Quốc.

Thứ ba, trì hoãn thủ tục hải quan. Trung Quốc đã từng sử dụng biện pháp như vậy đối với nhiều mặt hàng nhập khẩu của Mỹ, khiến hàng hóa bị ứ đọng trong thời gian quan hệ song phương căng thẳng.

+ Sử dụng truyền thông: Trung Quốc đã có kinh nghiệm trong việc sử dụng truyền thông tẩy chay hàng hóa nước ngoài. Trong cuộc chiến tranh thương mại hiện nay, Trung Quốc có thể sẽ lại sử dụng truyền thông kêu gọi người dân tẩy chay hàng hóa Mỹ và công ty Mỹ hoạt động ở Trung Quốc. Khách hàng Trung Quốc có thể tẩy chay điện thoại iPhone của hãng Apple (Trung Quốc hiện là thị trường lớn thứ 3 của hãng này), hoặc tẩy chay hơn 3.300 cửa hàng cà phê Starbucks ở Trung Quốc.

+ Hạn chế du lịch ra nước ngoài của người Trung Quốc: Chính phủ Trung Quốc đã từng sử dụng các biện pháp hạn chế khách du lịch Trung Quốc bằng cách chỉ đạo các công ty du lịch Trung Quốc không bán gói tour du lịch tới một số địa điểm nhất định (Năm 2012, Bắc Kinh đã hạn chế người Trung Quốc du lịch tới Nhật Bản khi xảy ra vụ tranh chấp đảo Senkaku…).

Tuy Mỹ là một mục tiêu khó khăn hơn do nước này ít phụ thuộc vào các gói tour du lịch, song bất kỳ sự sụt giảm nào về số lượng khách du lịch Trung Quốc tới Mỹ chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới nguồn thu 33 tỷ USD mà du khách Trung Quốc chi hàng năm ở Mỹ.

Quý khách tham khảo: Luật Quốc Bảo – Hotline/zalo: 0763387788

Thành lập hộ kinh doanh cá thểNên thành lập công ty hay hộ kinh doanhHộ kinh doanh cá thể là gì

VI. Hình thức giải quyết tranh chấp thương mại

Có 4 hình thức giải quyết tranh chấp thương mại được quy định tại Điều 317 Luật thương mại 2005 như sau:

1. Thương lượng giữa các bên.

Thương lượng được hiểu là phương thức giải quyết tranh chấp thông qua việc các bên tự nguyện bàn bạc, thỏa thuận, tự dàn xếp, tháo gỡ những bất đồng phát sinh để loại bỏ tranh chấp mà không cần có sự trợ giúp hay phán quyết của bất kỳ bên thứ ba nào. 

Quá trình thương lượng giữa các bên không chịu sự ràng buộc của quy định pháp luật về trình tự, thủ tục giải quyết.

Kết quả thương lượng hoàn toàn phụ thuộc vào sự tự nguyện của mỗi bên tranh chấp mà không có bất kỳ cơ chế pháp lý nào đảm bảo việc thực thi đối với thỏa thuận của các bên trong quá trình thương lượng.

2. Hoà giải 

Hình thức hòa giải giữa các bên do một cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân được các bên thỏa thuận chọn làm trung gian hoà giải.

Căn cứ theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 22/2017/NĐ-CP: Hòa giải thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp thương mại do các bên thỏa thuận và được hòa giải viên thương mại làm trung gian hòa giải hỗ trợ giải quyết tranh chấp theo quy định của Nghị định 22/2017/NĐ-CP.

* Nguyên tắc hòa giải

Căn cứ Điều 4 Nghị định 22/2017/NĐ-CP quy định việc hòa giải phải dựa trên các nguyên tắc sau:

– Các bên tranh chấp tham gia hòa giải hoàn toàn tự nguyện và bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.

– Các thông tin liên quan đến vụ việc hòa giải phải được giữ bí mật, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định khác.

– Nội dung thỏa thuận hòa giải không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội, không nhằm trốn tránh nghĩa vụ, không xâm phạm quyền của bên thứ ba.

* Điều kiện giải quyết tranh chấp bằng hòa giải thương mại

Theo quy định tại Điều 6 Nghị định 22/2017/NĐ-CP, tranh chấp được giải quyết bằng hòa giải thương mại nếu các bên có thỏa thuận hòa giải. 

Các bên có thể thỏa thuận giải quyết tranh chấp bằng hòa giải trước, sau khi xảy ra tranh chấp hoặc tại bất cứ thời điểm nào của quá trình giải quyết tranh chấp.

3.  Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại

Căn cứ theo khoản 1 Điều 3 Luật Trọng tài thương mại 2010 quy định, trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp do các bên thỏa thuận và được tiến hành theo quy định của Luật Trọng tài thương mại 2010.

* Nguyên tắc giải quyết tranh chấp

Căn cứ Điều 4 Luật Trọng tài thương mại 2010 quy định: Nguyên tắc giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài bao gồm:

– Trọng tài viên phải tôn trọng thỏa thuận của các bên nếu thỏa thuận đó không vi phạm điều cấm và trái đạo đức xã hội.

– Trọng tài viên phải độc lập, khách quan, vô tư và tuân theo quy định của pháp luật.

– Các bên tranh chấp đều bình đẳng về quyền và nghĩa vụ. Hội đồng trọng tài có trách nhiệm tạo điều kiện để họ thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình.

– Giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài được tiến hành không công khai, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

– Phán quyết trọng tài là chung thẩm.

* Điều kiện giải quyết tranh chấp

Căn cứ Điều 5 Luật Trọng tài thương mại 2010 quy định điều kiện giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài như sau:

– Tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài nếu các bên có thoả thuận trọng tài. 

Thỏa thuận trọng tài có thể được lập trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp.

– Trường hợp một bên tham gia thoả thuận trọng tài là cá nhân chết hoặc mất năng lực hành vi, thỏa thuận trọng tài vẫn có hiệu lực đối với người thừa kế hoặc người đại diện theo pháp luật của người đó, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.

– Trường hợp một bên tham gia thỏa thuận trọng tài là tổ chức phải chấm dứt hoạt động, bị phá sản, giải thể, hợp nhất, sáp nhập, chia, tách hoặc chuyển đổi hình thức tổ chức, thỏa thuận trọng tài vẫn có hiệu lực đối với tổ chức tiếp nhận quyền và nghĩa vụ của tổ chức đó, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.

4. Giải quyết tranh chấp bằng Tòa án

* Nguyên tắc giải quyết tranh chấp

Căn cứ theo Chương II Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, nguyên tắc giải quyết tranh chấp bằng Tòa án bao gồm:

– Tuân thủ pháp luật trong tố tụng dân sự

– Quyền yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

– Quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự

– Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong tố tụng dân sự

– Bảo đảm quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự

– Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân xét xử vụ án dân sự, Thẩm phán giải quyết việc dân sự độc lập và chỉ tuân theo pháp luật

– Tòa án xét xử kịp thời, công bằng, công khai

– Bảo đảm sự vô tư, khách quan trong tố tụng dân sự

– Bảo đảm chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm

– Bảo đảm hiệu lực của bản án, quyết định của Tòa án

– Bảo đảm tranh tụng trong xét xử

* Những tranh chấp thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án

Căn cứ theo Điều 30 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định những tranh chấp về kinh doanh, thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án

– Tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận.

– Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá nhân, tổ chức với nhau và đều có mục đích lợi nhuận.

– Tranh chấp giữa người chưa phải là thành viên công ty nhưng có giao dịch về chuyển nhượng phần vốn góp với công ty, thành viên công ty.

– Tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty; tranh chấp giữa công ty với người quản lý trong công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc thành viên Hội đồng quản trị, giám đốc, tổng giám đốc trong công ty cổ phần, giữa các thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, bàn giao tài sản của công ty, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty.

– Các tranh chấp khác về kinh doanh, thương mại, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật.

Tranh chấp thương mại

VII. Nghị định pháp luật về hòa giải thương mại

CHÍNH PHỦ
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: 22/2017/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 24 tháng 02 năm 2017

NGHỊ ĐỊNH

VỀ HÒA GIẢI THƯƠNG MẠI

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật thương mại ngày 14 tháng 6 năm 2005;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tư pháp;

Chính phủ ban hành Nghị định về hòa giải thương mại.

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Nghị định này quy định về phạm vi, nguyên tắc, trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp bằng hòa giải thương mại, hòa giải viên thương mại, tổ chức hòa giải thương mại, tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài tại Việt Nam và quản lý nhà nước về hoạt động hòa giải thương mại.

Việc các bên tranh chấp tự hòa giải hoặc đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân khác không phải là hòa giải viên thương mại, tổ chức hòa giải thương mại, tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài tại Việt Nam quy định tại Nghị định này làm trung gian hòa giải được thực hiện theo thỏa thuận của các bên phù hp với quy định pháp luật, không thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này.

2. Nghị định này áp dụng đối với hòa giải viên thương mại, tổ chức hòa giải thương mại, tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài tại Việt Nam, cơ quan quản lý nhà nước về hòa giải thương mại và tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến hoạt động hòa giải thương mại.

Điều 2. Phạm vi giải quyết tranh chấp bằng hòa giải thương mại

1. Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại.

2. Tranh chấp giữa các bên trong đó ít nhất một bên có hoạt động thương mại.

3. Tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định được giải quyết bằng hòa giải thương mại.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

1. Hòa giải thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp thương mại do các bên thỏa thuận và được hòa giải viên thương mại làm trung gian hòa giải hỗ trợ giải quyết tranh chấp theo quy định của Nghị định này.

2. Thỏa thuận hòa giải là thỏa thuận giữa các bên về việc giải quyết tranh chấp có thể phát sinh hoặc đã phát sinh bằng phương thức hòa giải.

3. Hòa giải viên thương mại bao gồm hòa giải viên thương mại vụ việc và hòa giải viên thương mại của tổ chức hòa giải thương mại được các bên lựa chọn hoặc được tổ chức hòa giải thương mại chỉ định theo đề nghị của các bên để hỗ trợ các bên giải quyết tranh chấp theo quy định của Nghị định này.

4. Kết quả hòa giải thành là thỏa thuận giữa các bên tranh chấp về việc giải quyết một phần hoặc toàn bộ tranh chấp phát sinh.

5. Hòa giải thương mại quy chế là hình thức giải quyết tranh chấp tại một tổ chức hòa giải thương mại theo quy định của Nghị định này và Quy tc hòa giải của tổ chức đó.

6. Hòa giải thương mại vụ việc là hình thức giải quyết tranh chấp do hòa giải viên thương mại vụ việc được các bên lựa chọn tiến hành theo quy định của Nghị định này và thỏa thuận của các bên.

Điều 4. Nguyên tắc giải quyết tranh chấp bằng hòa giải thương mại

1. Các bên tranh chấp tham gia hòa giải hoàn toàn tự nguyện và bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.

2. Các thông tin liên quan đến vụ việc hòa giải phải được giữ bí mật, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định khác.

3. Nội dung thỏa thuận hòa giải không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội, không nhằm trốn tránh nghĩa vụ, không xâm phạm quyền của bên thứ ba.

Điều 5. Chính sách của Nhà nước về hòa giải thương mại

1. Khuyến khích các bên tranh chấp sử dụng hòa giải thương mại để giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực thương mại và các tranh chấp khác mà pháp luật quy định được giải quyết bằng hòa giải thương mại.

2. Khuyến khích huy động các nguồn lực tham gia hoạt động hòa giải thương mại, đào tạo, bi dưỡng nâng cao năng lực hòa giải viên thương mại tổ chức hòa giải thương mại.

Điều 6. Điều kiện giải quyết tranh chấp bằng hòa giải thương mại

Tranh chấp được giải quyết bằng hòa giải thương mại nếu các bên có thỏa thuận hòa giải. Các bên có thể thỏa thuận giải quyết tranh chấp bằng hòa gii trước, sau khi xảy ra tranh chp hoặc tại bt cứ thời điểm nào của quá trình giải quyết tranh chấp.

Chương II

HÒA GIẢI VIÊN THƯƠNG MẠI

Điều 7. Tiêu chuẩn hòa giải viên thương mại

1. Người có đủ tiêu chuẩn sau đây thi được làm hòa giải viên thương mại:

a) Có đầy đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của Bộ luật dân sự; có phẩm chất đạo đức tốt, có uy tín, độc lập, vô tư, khách quan;

b) Có trình độ đại học trở lên và đã qua thời gian công tác trong lĩnh vực được đào tạo từ 02 năm trở lên;

c) Có kỹ năng hòa giải, hiểu biết pháp luật, tập quán kinh doanh, thương mại và các lĩnh vực liên quan.

2. Hòa giải viên thương mại được thực hiện hòa giải thương mại với tư cách là hòa giải viên thương mại vụ việc hoặc hòa giải viên thương mại của tổ chức hòa giải thương mại theo quy định tại Nghị định này.

3. Tổ chức hòa giải thương mại có thể quy định tiêu chuẩn hòa giải viên thương mại của tổ chức mình cao hơn các tiêu chuẩn quy định tại Khoản 1 Điều này.

4. Người đang là bị can, bị cáo, người đang chấp hành án hình sự hoặc đã chấp hành xong bản án nhưng chưa được xóa án tích; người đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc thì không được làm hòa giải viên thương mại.

Điều 8. Đăng ký hòa giải viên thương mại vụ việc

1. Người có đủ tiêu chuẩn hòa giải viên thương mại quy định tại Khoản 1 Điều 7 Nghị định này muốn trở thành hòa giải viên thương mại vụ việc đăng ký tại Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi người đó thường trú. Trường hợp người đề nghị đăng ký là người nước ngoài thì đăng ký tại Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi người đó tạm t.

2. Người đề nghị đăng ký làm hòa giải viên thương mại vụ việc gửi 01 bộ hồ sơ đến Sở Tư pháp. Hồ sơ bao gồm:

a) Giấy đề nghị đăng ký làm hòa giải viên thương mại vụ việc theo mẫu do Bộ Tư pháp ban hành;

b) Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu bằng tốt nghiệp đại học hoặc bằng sau đại học;

c) Giấy tờ chứng minh đã qua thời gian công tác trong lĩnh vực được đào tạo từ 02 năm trở lên có xác nhận của cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc.

Giấy tờ do cơ quan, tổ chức nước ngoài cấp hoặc công chứng, chứng thực ở nước ngoài phải được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam, trừ trường hợp được min hợp pháp hóa lãnh sự theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

3. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hp lệ, Sở Tư pháp ghi tên người đề nghị đăng ký vào danh sách hòa giải viên thương mại vụ việc và công bố danh sách hòa giải viên thương mại vụ việc trên Cổng thông tin điện tử của Sở; trường hợp từ chối thì phải thông báo lý do bằng văn bản. Người bị từ chi có quyn khiếu nại, khi kiện theo quy định của pháp luật.

4. Trường hợp hòa giải viên thương mại vụ việc thôi làm hòa giải thương mại vụ việc thì gửi văn bản thông báo cho Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đăng ký hòa giải viên thương mại vụ việc. Sở Tư pháp xóa tên hòa giải viên thương mại đó khỏi danh sách hòa giải viên thương mại vụ việc của Sở.

5. Trường hợp tổ chức, cá nhân phát hiện hòa giải viên thương mại vụ việc không còn đủ tiêu chuẩn quy định tại Khoản 1 Điều 7 Nghị đnh này hoặc vi phạm quy định tại Điều 10 Nghị định này thì thông báo cho Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi hòa giải viên thương mại vụ việc đăng ký. Sở Tư pháp tiến hành xem xét, xóa tên hòa giải viên thương mại vụ việc đó khỏi danh sách của S.

Điều 9. Quyền, nghĩa vụ của hòa giải viên thương mại

1. Hòa giải viên thương mại có các quyền sau đây:

a) Chấp nhận hoặc từ chối thực hiện hoạt động hòa giải thương mại;

b) Từ chối cung cấp thông tin liên quan đến vụ tranh chấp, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận bng văn bản hoặc theo quy định của pháp luật;

c) Được hưởng thù lao từ việc thực hiện hoạt động hòa giải thương mại theo thỏa thuận với các bên tranh chấp;

d) Các quyền khác theo quy định của Nghị định này và của pháp luật có liên quan.

2. Hòa giải viên thương mại có các nghĩa vụ sau đây:

a) Tuân thủ pháp luật, quy tắc đạo đức và ứng xử của hòa giải viên thương mại; độc lập, vô tư, khách quan, trung thực;

b) Tôn trọng thỏa thuận của các bên nếu thỏa thuận đó không vi phạm pháp luật và không trái đạo đức xã hội;

c) Bảo vệ bí mật thông tin về vụ tranh chấp mà mình tham gia hòa giải, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận bằng văn bản hoặc theo quy định của pháp luật;

d) Thông báo cho các bên về thẩm quyền, thù lao và chi phí trước khi tiến hành hòa giải;

đ) Không được đồng thời đảm nhiệm vai trò đại diện hay tư vấn cho một trong các bên, không được đồng thời là trọng tài viên đối với cùng vụ tranh chấp đang hoặc đã tiến hành hòa giải, trừ trường hp các bên có thỏa thuận khác;

e) Các nghĩa vụ khác theo quy định của Nghị định này và của pháp luật có liên quan.

Điều 10. Những hành vi bị cấm đối với hòa giải viên thương mại

1. Tiết lộ thông tin về vụ việc, khách hàng mà mình biết được trong quá trình hòa giải, trừ trường hợp được các bên tranh chấp đồng ý bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định khác.

2. Vi phạm quy tắc đạo đức hòa giải viên thương mại.

3. Nhận, đòi hỏi thêm bất kỳ một khoản tiền, lợi ích nào khác từ các bên ngoài khoản thù lao và chi phí đã thỏa thuận.

4. Các hành vi bị cấm khác theo quy định của pháp luật.

Chương III

TRÌNH TỰ, THỦ TỤC HÒA GIẢI THƯƠNG MẠI

Điều 11. Thỏa thuận hòa giải

1. Thỏa thuận hòa giải có thể được xác lập dưới hình thức điều khoản hòa giải trong hợp đồng hoặc dưới hình thức thỏa thuận riêng.

2. Thỏa thuận hòa giải được xác lập bằng văn bản.

Điều 12. Lựa chọn, chỉ định hòa giải viên thương mại

1. Hòa giải viên thương mại do các bên thỏa thuận lựa chọn từ danh sách hòa giải viên thương mại của tổ chức hòa giải thương mại hoặc từ danh sách hòa giải viên thương mại vụ việc do Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương công bố.

2. Việc chỉ định hòa giải viên thương mại thông qua tổ chức hòa giải thương mại được thực hiện theo Quy tắc hòa giải của tổ chức hòa giải thương mại.

Điều 13. Quyền, nghĩa vụ của các bên tranh chấp trong quá trình hòa giải

1. Các bên tranh chấp có các quyền sau đây:

a) Lựa chọn trình tự, thủ tục hòa giải, hòa giải viên thương mại, địa điểm, thời gian để tiến hành hòa giải;

b) Đồng ý hoặc từ chối hòa giải; yêu cầu tạm dừng hoặc chấm dứt hòa giải;

c) Yêu cầu việc hòa giải được tiến hành công khai hoặc không công khai;

d) Được bày tỏ ý chí và quyết định về nội dung hòa giải;

đ) Các quyền khác theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan.

2. Các bên tranh chấp có các nghĩa vụ sau đây:

a) Trình bày đúng sự thật, các tình tiết của tranh chấp, cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan đến vụ tranh chấp theo đề nghị của hòa giải viên thương mại;

b) Thi hành kết quả hòa giải thành;

c) Trả thù lao và chi phí dịch vụ hòa giải thương mại, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;

d) Các nghĩa vụ khác theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan.

Điều 14. Trình tự, thủ tục tiến hành hòa giải

1. Các bên có quyn lựa chọn Quy tắc hòa giải của tổ chức hòa giải thương mại để tiến hành hòa giải hoặc tự thỏa thuận trình tự, thủ tục hòa giải. Trường hợp các bên không có thỏa thuận về trình tự, thủ tục hòa giải thì hòa gii viên thương mại tiến hành hòa giải theo trình tự, thủ tục mà hòa giải viên thương mại thy phù hợp với tình tiết vụ việc, nguyện vọng của các bên và được các bên chấp thuận.

2. Tranh chấp có thể do một hoặc nhiều hòa giải viên thương mại tiến hành theo thỏa thuận của các bên.

3. Tại bất kỳ thời điểm nào trong quá trình hòa giải, hòa giải viên thương mại đều có quyền đưa ra đề xuất nhằm giải quyết tranh chấp.

4. Địa điểm, thời gian hòa giải được thực hiện theo thỏa thuận của các bên hoặc theo lựa chọn của hòa giải viên thương mại trong trường hợp các bên không có thỏa thuận.

Điều 15. Kết quả hòa giải thành

1. Khi đạt được kết quả hòa giải thành các bên lập văn bản về kết quả hòa giải thành. Văn bản về kết quả hòa giải thành có hiệu lực thi hành đi với các bên theo quy định của pháp luật dân sự.

2. Văn bản về kết quả hòa giải thành gồm các nội dung chính sau đây:

a) Căn cứ tiến hành hòa giải;

b) Thông tin cơ bản về các bên;

c) Nội dung chủ yếu của vụ việc;

d) Thỏa thuận đạt được và giải pháp thực hiện;

đ) Các nội dung khác theo thỏa thuận của các bên phù hợp với quy định của pháp luật.

3. Văn bản về kết quả hòa giải thành có chữ ký của các bên và hòa giải viên thương mại.

4. Trường hợp không đạt được kết quả hòa giải thành, các bên có quyền tiếp tục hòa giải hoặc yêu cầu Trọng tài hoặc Tòa án giải quyết tranh chp theo quy định của pháp luật.

Điều 16. Công nhận kết quả hòa giải thành

Văn bản về kết quả hòa giải thành được xem xét công nhận theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự.

Điều 17. Chấm dứt thủ tục hòa giải

Thủ tục hòa giải chấm dứt trong các trường hợp sau đây:

1. Khi các bên đạt được kết quả hòa giải thành.

2. Khi hòa giải viên thương mại xét thấy không cần thiết tiếp tục thực hiện hòa giải, sau khi tham khảo ý kiến của các bên.

3. Theo đề nghị của một hoặc các bên tranh chấp.

Chương IV

TỔ CHỨC HÒA GIẢI THƯƠNG MẠI

Điều 18. Tổ chức hòa giải thương mại

Tổ chức hòa giải thương mại bao gồm:

1. Trung tâm hòa giải thương mại được thành lập và hoạt động theo quy định tại Nghị định này.

2. Trung tâm trọng tài được thành lập và hoạt động theo pháp luật về trọng tài thương mại thực hiện hoạt động hòa giải thương mại theo quy định tại Điều 23 Nghị định này.

Điều 19. Trung tâm hòa giải thương mại

1. Trung tâm hòa giải thương mại được thành lập theo quy định của Nghị định này, có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng.

2. Trung tâm hòa giải thương mại hoạt động không vì mục đích lợi nhuận.

3. Trung tâm hòa giải thương mại được lập chi nhánh, văn phòng đại diện ở trong nước và nước ngoài.

4. Cơ cấu tổ chức của Trung tâm hòa giải thương mại do điều lệ của Trung tâm quy định. Chủ tịch Trung tâm hòa giải thương mại là hòa giải viên thương mại.

Điều 20. Tên của Trung tâm hòa giải thương mại, chi nhánh, văn phòng đại diện của Trung tâm hòa giải thương mại

1. Tên của Trung tâm hòa giải thương mại được đặt bằng tiếng Việt bao gm cụm từ “Trung tâm hòa giải thương mại”, không trùng lặp, không gây nhm ln với tên của các tổ chức hòa giải thương mại khác đã được cấp Giấy phép thành lập; không vi phạm truyn thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.

Trung tâm hòa giải thương mại có thể dùng tên viết tắt, tên giao dịch bng tiếng nước ngoài.

2. Tên của chi nhánh Trung tâm hòa giải thương mại bao gồm cụm từ “chi nhánh” và tên của Trung tâm hòa giải thương mại.

3. Tên của văn phòng đại diện Trung tâm hòa giải thương mại bao gồm cụm từ “văn phòng đại diện” và tên của Trung tâm hòa giải thương mại.

Điều 21. Thủ tục thành lập Trung tâm hòa giải thương mại

1. Công dân Việt Nam có đủ tiêu chuẩn hòa giải viên thương mại quy định tại Khoản 1 Điều 7 Nghị định này muốn thành lập Trung tâm hòa giải thương mại gửi 01 bộ hồ sơ đến Bộ Tư pháp. Hồ sơ bao gồm:

a) Giấy đề nghị thành lập Trung tâm hòa giải thương mại theo mẫu do Bộ Tư pháp ban hành;

b) Danh sách sáng lập viên;

c) Giấy tờ chứng minh sáng lập viên đủ tiêu chuẩn hòa giải viên thương mại quy định tại Khoản 1 Điều 7 Nghị định này;

d) Dự thảo Quy tắc hòa giải của Trung tâm.

Nội dung của Quy tắc hòa giải của Trung tâm không được trái quy định của pháp luật.

2. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Tư pháp cấp Giấy phép thành lập cho Trung tâm hòa giải thương mại; trường hợp từ chối thì phải thông báo lý do bằng văn bản. Người bị từ chi có quyn khiếu nại, khởi kiện theo quy định của pháp luật.

Điều 22. Đăng ký hoạt động Trung tâm hòa giải thương mại

1. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày quyết định cấp Giấy phép thành lập của Trung tâm hòa giải thương mại có hiệu lực, Trung tâm gửi hồ sơ đăng ký hoạt động đến Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi Trung tâm đặt trụ sở. Hết thời hạn này, nếu Trung tâm hòa giải thương mại không đăng ký hoạt động thì Giấy phép thành lập không còn giá trị, trừ trường hợp có lý do chính đáng.

2. Hồ sơ đăng ký hoạt động Trung tâm hòa giải thương mại bao gồm:

a) Giấy đề nghị đăng ký hoạt động theo mẫu do Bộ Tư pháp ban hành;

b) Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu Giấy phép thành lập Trung tâm;

c) Giấy tờ chứng minh về trụ sở của Trung tâm.

3. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp cấp Giấy đăng ký hoạt động cho Trung tâm hòa giải thương mại; trường hợp từ chối thì phải thông báo lý do bằng văn bản. Sở Tư pháp gửi bản sao Giấy đăng ký hoạt động của Trung tâm hòa giải thương mại cho Bộ Tư pháp.

4. Trung tâm hòa giải thương mại được hoạt động kể từ ngày được cấp Giấy đăng ký hoạt động. Trung tâm hòa giải thương mại được sử dụng con dấu theo quy định của pháp luật.

5. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy đăng ký hoạt động, Trung tâm hòa giải thương mại phải đăng báo hằng ngày của Trung ương hoặc báo địa phương nơi đăng ký hoạt động trong ba số liên tiếp về những nội dung chủ yếu sau đây:

a) Tên, địa chỉ trụ sở của Trung tâm hòa giải thương mại;

b) Lĩnh vực hoạt động của Trung tâm hòa giải thương mại;

c) Số Giấy đăng ký hoạt động, cơ quan cấp, ngày, tháng, năm cấp;

d) Thời điểm bắt đầu hoạt động của Trung tâm hòa giải thương mại.

Điều 23. Hoạt động hòa giải thương mại của Trung tâm trọng tài

1. Trung tâm trọng tài đã được cấp Giấy phép thành lập và đăng ký hoạt động theo quy định của pháp luật trọng tài thương mại muốn thực hiện hoạt động hòa giải thương mại gửi 01 bộ hồ sơ đến Bộ Tư pháp. Hồ sơ bao gồm:

a) Giấy đề nghị bổ sung hoạt động hòa giải thương mại theo mẫu do Bộ Tư pháp ban hành;

b) Dự thảo Quy tắc hòa giải của Trung tâm.

Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Tư pháp ra quyết định bổ sung hoạt động hòa giải thương mại cho Trung tâm trọng tài; trường hợp từ chi thì phải thông báo lý do bằng văn bản. Trung tâm trọng tài thực hiện đăng ký thay đi nội dung Giấy đăng ký hoạt động tại Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi Trung tâm đăng ký hoạt động.

2. Các sáng lập viên nộp hồ sơ đề nghị thành lập Trung tâm trọng tài mun Trung tâm trọng tài được đng thời thực hiện hoạt động hòa giải thương mại thì trong hồ sơ thành lập Trung tâm trọng tài gửi kèm theo Dự thảo Quy tắc hòa giải.

3. Nội dung Quy tắc hòa giải của Trung tâm trọng tài không được trái quy định, của pháp luật.

4. Trình tự, thủ tục thành lập Trung tâm trọng tài, đăng ký hoạt động Trung tâm trọng tài, thay đổi nội dung Giấy phép thành lập, Giấy đăng ký hoạt động Trung tâm trọng tài được thực hiện theo quy định của pháp luật trọng tài thương mại.

Điều 24. Quyền, nghĩa vụ của tổ chức hòa giải thương mại

1. Tổ chức hòa giải thương mại có các quyền sau đây:

a) Thực hiện hoạt động hòa giải thương mại;

b) Tổ chức bồi dưỡng, tập huấn về kỹ năng hòa giải cho hòa giải viên thương mại;

c) Thu thù lao và các khoản thu hợp pháp khác có liên quan đến hoạt động hòa giải thương mại;

d) Xây dựng tiêu chuẩn hòa giải viên thương mại và quy trình xét chọn, lập danh sách, xóa tên hòa giải viên thương mại trong danh sách hòa giải viên thương mại của tổ chức mình;

đ) Chỉ định hòa giải viên thương mại theo yêu cầu của các bên;

e) Các quyền khác theo quy định Nghị định này và pháp luật có liên quan.

2. Tổ chức hòa giải thương mại có các nghĩa vụ sau đây:

a) Lập, công bố danh sách hòa giải viên thương mại, gửi danh sách hòa giải viên thương mạcủa tổ chức mình cho Bộ Tư pháp, Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi tổ chức hòa giải thương mại đăng ký hoạt động trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày được cấp Giy đăng ký hoạt động hoặc kể từ ngày quyết định bổ sung hoạt động hòa giải thương mại cho Trung tâm trọng tài có hiệu lực hoặc kể từ ngày có thay đi về danh sách hòa giải viên thương mại.

b) Trả thù lao và các chi phí khác cho hòa giải viên thương mại;

c) Bahành quy tắc đạo đức và ứng xử của hòa giải viên thương mại;

d) Xây dựng, ban hành và công bố công khai Quy tắc hòa giải, mức thù lao hòa giải;

đ) Báo cáo Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đăng ký hoạt động về tổ chức, hoạt động định kỳ hng năm và khi có yêu cu;

e) Lưu trữ hồ sơ, cung cấp thông tin về kết quả hòa giải theo yêu cu của các bên tranh chấp hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

g) Các nghĩa vụ khác theo quy định Nghị định này và pháp luật có liên quan.

Điều 25. Chi nhánh Trung tâm hòa giải thương mại

1. Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của Trung tâm hòa giải thương mại, hoạt động phù hợp với lĩnh vực hoạt động ghi trong Giấy phép thành lập của Trung tâm hòa giải thương mại.

2. Trung tâm hòa giải thương mại chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động của chi nhánh. Trung tâm hòa giải thương mại cử một hòa giải viên thương mại làm Trưởng chi nhánh.

3. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày quyết định lập chi nhánh, Trung tâm hòa giải thương mại gửi 01 bộ hồ sơ đăng ký hoạt động của chi nhánh đến Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đặt chi nhánh. Hồ sơ bao gồm:

a) Giấy đề nghị đăng ký hoạt động của chi nhánh theo mẫu do Bộ Tư pháp ban hành;

b) Quyết định thành lập chi nhánh của Trung tâm hòa giải thương mại.

Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp cấp Giy đăng ký hoạt động cho chi nhánh. Sở Tư pháp gửi bản sao Giy đăng ký hoạt động của chi nhánh cho Bộ Tư pháp.

4. Trường hợp Trung tâm hòa giải thương mại thành lập chi nhánh ở ngoài phạm vi tính, thành phố trực thuộc Trung ương, nơi Trung tâm đăng ký hoạt động, thì trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chi nhánh được cấp Giấy đăng ký hoạt động, Trung tâm hòa giải thương mại thông báo bằng văn bản về việc thành lập chi nhánh cho Sở Tư pháp nơi Trung tâm hòa giải thương mại đăng ký hoạt động.

5. Chi nhánh của Trung tâm hòa giải thương mại được sử dụng con dấu theo quy định của pháp luật.

Điều 26. Thay đổi tên gọi, địa chỉ trụ sở của Trung tâm hòa giải thương mại

1. Trường hợp có nhu cầu thay đổi về tên gọi, địa chỉ trụ sở từ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương này sang tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác, Trung tâm hòa giải thương mại gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị thay đổi đến Bộ Tư pháp. Hồ sơ bao gồm:

a) Giấy đề nghị thay đổi theo mẫu do Bộ Tư pháp ban hành;

b) Giấy tờ liên quan đến việc thay đổi.

Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị thay đổi, Bộ Tư pháp có văn bản chấp thuận nội dung thay đổi; trường hợp từ chối phải thông báo lý do bằng văn bản.

Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày văn bản chấp thuận của Bộ Tư pháp về việc thay đổi tên gọi có hiệu lực, Trung tâm hòa giải thương mại có văn bản đề nghị thay đi tên gọi trong Giy đăng ký hoạt động gửi Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi Trung tâm đăng ký hoạt động. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản của Trung tâm, Sở Tư pháp ra quyết định thay đổi tên gọi trong Giấy đăng ký hoạt động của Trung tâm.

3. Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày văn bản chấp thuận của Bộ Tư pháp về việc thay đổi địa chỉ trụ sở từ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương này sang tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác có hiệu lực, Trung tâm hòa giải thương mại thực hiện đăng ký hoạt động tại Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đặt địa chỉ trụ sở mới. Trình tự, thủ tục đăng ký hoạt động thực hiện theo quy định tại Khoản 2 và 3 Điều 22 Nghị định này.

Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày được cấp Giấy đăng ký hoạt động mới, Trung tâm hòa giải thương mại có văn bản thông báo cho Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi Trung tâm đăng ký hoạt động trước khi thay đổi địa chỉ trụ sở. Sở Tư pháp ra quyết định thu hồi Giấy đăng ký hoạt động đã cấp cho Trung tâm.

4. Trường hợp Trung tâm hòa giải thương mại thay đổi địa điểm đặt trụ sở trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thì trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày thay đổi địa điểm đặt trụ sở, Trung tâm thông báo bằng văn bản cho Bộ Tư pháp và Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi Trung tâm đăng ký hoạt động.

Điều 27. Cấp lại Giấy phép thành lập, Giấy đăng ký hoạt động Trung tâm hòa giải thương mại, Giấy đăng ký hoạt động chi nhánh Trung tâm hòa giải thương mại

1. Trường hợp Giấy phép thành lập, Giấy đăng ký hoạt động của Trung tâm hòa giải thương mại, Giấy đăng ký hoạt động của chi nhánh Trung tâm hòa giải thương mại bị mất, cháy, rách, nát hoặc bị tiêu hủy dưới hình thức khác, Trung tâm hòa giải thương mại, chi nhánh Trung tâm hòa giải thương mại gửi giấy đề nghị cấp lại đến cơ quan có thẩm quyền nơi đã cấp Giấy phép thành lập, Giấy đăng ký hoạt động để được cấp lại.

2. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được giấy đề nghị, Bộ Tư pháp cấp lại Giấy phép thành lập cho Trung tâm hòa giải thương mại. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được giấy đề nghị, Sở Tư pháp cấp lại Giấy đăng ký hoạt động cho Trung tâm hòa giải thương mại, Giấy đăng ký hoạt động cho chi nhánh Trung tâm hòa giải thương mại.

Điều 28. Văn phòng đại diện Trung tâm hòa giải thương mại

1. Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của Trung tâm hòa giải thương mại, được thành lập nhằm tìm kiếm, thúc đẩy cơ hội hoạt động hòa giải thương mại. Văn phòng đại diện được sử dụng con dấu theo quy định của pháp luật.

2. Trung tâm hòa giải thương mại chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động của văn phòng đại diện.

3. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày lập văn phòng đại diện, thay đổi địa điểm, thay đổi Trưởng văn phòng đại diện, Trung tâm hòa giải thương mại gửi thông báo cho Sở Tư pháp tính, thành phố trực thuộc Trung ương nơi Trung tâm đăng ký hoạt động.

Trường hợp lập văn phòng đại diện ở ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi Trung tâm hòa giải thương mại đăng ký hoạt động thì Trung tâm gửi thông báo cho Sở Tư pháp nơi thành lập văn phòng đại diện và Sở Tư pháp nơi Trung tâm đăng ký hoạt động.

Điều 29. Chi nhánh, văn phòng đại diện Trung tâm hòa giải thương mại thành lập ở nước ngoài

Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày được cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cho phép thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện Trung tâm hòa giải thương mại ở nước ngoài hoặc kể từ ngày chấm dứt hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện ở nước ngoài, Trung tâm hòa giải thương mại thông báo bng văn bản cho Bộ Tư pháp, Sở Tư pháp tnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi Trung tâm đăng ký hoạt động.

Điều 30. Thu hồi Giấy phép thành lập, Giấy đăng ký hoạt động Trung tâm hòa giải thương mại, Giấy đăng ký hoạt động chi nhánh Trung tâm hòa giải thương mại

1. Trung tâm hòa giải thương mại bị thu hồi Giấy phép thành lập trong các trường hợp sau đây:

a) Trung tâm hòa giải thương mại có hành vi vi phạm đã bị xử phạt vi phạm hành chính liên quan đến hoạt động hòa giải thương mại theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính mà tái phạm;

b) Trung tâm hòa giải thương mại không tiến hành bất kỳ hoạt động hòa giải thương mại nào trong vòng 05 năm liên tục kể từ ngày được cấp Giấy phép thành lập;

c) Trung tâm hòa giải thương mại không đăng ký hoạt động tại Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi Trung tâm đặt trụ sở trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày quyết định cấp Giấy phép thành lập có hiệu lực, trừ trường hợp có lý do chính đáng.

2. Trường hợp tổ chức, cá nhân phát hiện Trung tâm hòa giải thương mại thuộc trường hợp bị thu hồi Giấy phép thành lập thì thông báo cho Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi Trung tâm đăng ký hoạt động. Sở Tư pháp tiến hành xem xét, xác minh.

Trường hợp phát hiện Trung tâm hòa giải thương mại thuộc trường hợp bị thu hồi Giấy phép thành lập theo Khoản 1 Điều này thì Sở Tư pháp có văn bản đề nghị Bộ Tư pháp thu hồi Giấy phép thành lập, trong đó nêu rõ lý do kèm theo các giấy tờ chứng minh (nếu có).

3. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của Sở Tư pháp, Bộ Tư pháp xem xét, quyết định thu hồi Giấy phép thành lập của Trung tâm hòa giải thương mại.

Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày quyết định thu hồi Giấy phép thành lập của Bộ Tư pháp có hiệu lực, Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi cấp Giấy đăng ký hoạt động của Trung tâm hòa giải thương mại ra quyết định thu hồi Giấy đăng ký hoạt động của Trung tâm.

4. Chi nhánh Trung tâm hòa giải thương mại có hành vi vi phạm đã bị xử phạt vi phạm hành chính liên quan đến hoạt động hòa giải thương mại theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính mà tái phạm thì bị thu hồi Giấy đăng ký hoạt động. Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi cấp Giấy đăng ký hoạt động cho chi nhánh thực hiện việc thu hồi Giấy đăng ký hoạt động.

Điều 31. Chấm dứt hoạt động Trung tâm hòa giải thương mại, hoạt động hòa giải thương mại của Trung tâm trọng tài

1. Trung tâm hòa giải thương mại chấm dứt hoạt động trong các trường hợp sau đây:

a) Tự chấm dứt hoạt động;

b) Bị thu hồi Giấy phép thành lập theo quy định tại Khoản 1 Điều 30 Nghị định này.

2. Trường hợp chấm dứt hoạt động theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này thì chậm nhất 30 ngày trước ngày chấm dứt hoạt động, Trung tâm hòa giải thương mại thông báo bằng văn bản về việc chấm dứt hoạt động cho Bộ Tư pháp, Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi Trung tâm đăng ký hoạt động.

Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày quyết định chấm dứt hoạt động, Trung tâm hòa giải thương mại thanh toán xong các khoản nợ, nghĩa vụ tài sản khác, thanh lý các hợp đồng, hoàn tất các vụ việc đã nhận, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

3. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày hoàn tất các thủ tục nêu tại Khoản 2 Điều này, Trung tâm hòa giải thương mại báo cáo bằng văn bản cho Bộ Tư pháp, Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi Trung tâm đăng ký hoạt động.

Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo của Trung tâm hòa giải thương mại, Bộ Tư pháp ra quyết định thu hồi Giấy phép thành lập. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày Quyết định thu hồi Giấy phép thành lập của Bộ Tư pháp có hiệu lực, Sở Tư pháp ra quyết định thu hồi Giấy đăng ký hoạt động của Trung tâm.

4. Trường hợp chấm dứt hoạt động theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này, thì trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày quyết định của Bộ Tư pháp về việc thu hồi Giấy phép thành lập của Trung tâm hòa giải thương mại có hiệu lực, Trung tâm thanh toán xong các khoản nợ, nghĩa vụ tài sản khác, thanh lý các hợp đồng, hoàn tất các vụ việc đã nhận, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

5. Trung tâm trọng tài chấm dứt việc thực hiện hoạt động hòa giải thương mại trong các trường hợp sau đây:

a) Trung tâm trọng tài chấm dứt hoạt động theo quy định của pháp luật trọng tài thương mại;

b) Trung tâm trọng tài chấm dứt việc thực hiện hoạt động hòa giải thương mại theo Điều lệ của Trung tâm;

c) Trung tâm trọng tài không tiến hành bất kỳ hoạt động hòa giải thương mại nào trong vòng 05 năm, kể từ ngày quyết định bổ sung hoạt động hòa giải thương mại của Bộ Tư pháp có hiệu lực;

d) Trung tâm trọng tài có hành vi vi phạm đã bị xử phạt vi phạm hành chính liên quan đến hoạt động hòa giải thương mại theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính mà tái phạm.

6. Việc chm dứt hoạt động của Trung tâm trọng tài theo quy định tại Điểm a và b Khoản 5 Điều này được thực hiện theo quy định của pháp luật trọng tài thương mại. Việc thanh toán các nghĩa vụ của Trung tâm được thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều này.

7. Trường hợp Trung tâm trọng tài chấm dứt hoạt động theo quy định tại Điểm c và d Khoản 5 Điều này, Bộ Tư pháp có văn bản thu hồi quyết định bổ sung hoạt động hòa giải thương mại của Trung tâm trọng tài.

Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày văn bản thu hi quyết định bổ sung hoạt động hòa giải thương mại có hiệu lực, Trung tâm trọng tài thực hiện việc thay đổi nội dung Giấy đăng ký hoạt động tại Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi Trung tâm trọng tài đăng ký hoạt động. Trình tự, thủ tục thay đổi nội dung Giấy đăng ký hoạt động thực hiện theo pháp luật về trọng tài thương mại. Việc thanh toán các nghĩa vụ của Trung tâm được thực hiện theo quy định tại Khoản 4 Điều này.

Điều 32. Chấm dứt hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện của Trung tâm hòa giải thương mại

1. Chi nhánh Trung tâm hòa giải thương mại chấm dứt hoạt động trong các trường hợp sau:

a) Theo quyết định của Trung tâm hòa giải thương mại;

b) Trung tâm hòa giải thương mại chấm dứt hoạt động theo quy định tại Khoản 1 Điều 31 Nghị định này;

c) Giấy đăng ký hoạt động của Chi nhánh bị thu hồi theo quy định tại Khoản 4 Điều 30 Nghị định này.

2. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày Chi nhánh chấm dứt hoạt động, Trung tâm hòa giải thương mại thông báo bằng văn bản cho Bộ Tư pháp, Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi Trung tâm đăng ký hoạt động và Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi chi nhánh đăng ký hoạt động về việc chấm dứt hoạt động của Chi nhánh.

3. Văn phòng đại diện của Trung tâm hòa giải thương mại chấm dứt hoạt động theo quyết định của Trung tâm hòa giải thương mại hoặc khi Trung tâm hòa giải thương mại chấm dứt hoạt động theo quy định tại Khoản 1 Điều 31 Nghị định này.

Chậm nhất 10 ngày trước ngày chấm dứt hoạt động của văn phòng đại diện, Trung tâm hòa gii thương mại thông báo về việc chm dứt hoạt động của văn phòng đại diện cho Sở Tư pháp tnh, thành phố trực thuc Trung ương nơi Trung tâm đăng ký hoạt động và Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đặt trụ sở văn phòng đại diện.

Chương V

HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC HÒA GIẢI THƯƠNG MẠI NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM

Điều 33. Điều kiện, hình thức hoạt động của tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài tại Việt Nam

1. Tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài được thành lập và hoạt động hợp pháp tại nước ngoài, tôn trọng Hiến pháp và pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì được phép hoạt động tại Việt Nam theo quy định của Nghị định này.

2. Tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài hoạt động tại Việt Nam dưới các hình thức sau đây:

a) Chi nhánh của tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài (sau đây gọi là chi nhánh);

b) Văn phòng đại diện của tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài (sau đây gọi là văn phòng đại diện).

Điều 34. Chi nhánh, văn phòng đại diện của tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài tại Việt Nam

1. Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài, được thành lập và thực hiện hoạt động hòa giải thương mại tại Việt Nam theo quy định của Nghị định này. Tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài chịu trách nhiệm về hoạt động của chi nhánh trước pháp luật Việt Nam. Tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài cử một hòa giải viên thương mại làm Trưởng chi nhánh. Trưởng chi nhánh là người đại diện theo ủy quyền của tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài tại Việt Nam.

2. Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài được thành lập để tìm kiếm, thúc đẩy cơ hội hoạt động hòa giải tại Việt Nam theo quy định của Nghị định này. Tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài chịu trách nhiệm về hoạt động của văn phòng đại diện trước pháp luật Vit Nam.

3. Tên chi nhánh của tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài phải bao gm cụm từ “Chi nhánh” và tên của tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài.

Tên của văn phòng đại diện của tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài phi bao gm cụm từ “Văn phòng đại diện” và tên của tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài.

n chi nhánh, văn phòng đại diện của tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài phải đảm bảo phù hợp với quy định tại Khoản 1 Điều 20 Nghị định này.

Điều 35. Quyền và nghĩa vụ của chi nhánh, văn phòng đại diện của tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài tại Việt Nam

1. Quyền và nghĩa vụ của chi nhánh

a) Thuê trụ sở phục vụ cho hoạt động của chi nhánh;

b) Tuyển dụng lao động là người Việt Nam, người nước ngoài để làm việc tại chi nhánh theo quy định của pháp luật;

c) Mở tài khoản bằng đồng Việt Nam, bằng ngoại tệ tại ngân hàng được phép hoạt động tại Việt Nam để phục vụ cho hoạt động của chi nhánh;

d) Chuyển thu nhập của chi nhánh ra nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam;

đ) Có con dấu theo quy định của pháp luật;

e) Hoạt động đúng mục đích, phạm vi và thời hạn được quy định trong Giấy phép thành lập chi nhánh;

g) Chỉ định hòa giải viên thực hiện hòa giải theo ủy quyền của tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài;

h) Cung cp dịch vụ hòa giải thương mại;

i) Lưu trữ hồ sơ, cung cấp các bản sao kết quả hòa giải theo yêu cầu của các bên tranh chấp hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

k) Báo cáo về tổ chức và hoạt động hòa giải thương mại với Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi chi nhánh đăng ký hoạt động định kỳ hàng năm và khi có yêu cầu;

l) Các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

2. Quyền và nghĩa vụ của văn phòng đại diện

a) Các quyền, nghĩa vụ quy định tại các Điểm a, b, c, đ, e và Khoản 1 Điều này;

b) Tìm kiếm, thúc đẩy các cơ hội hoạt động hòa giải thương mại tại Việt Nam;

c) Không được thực hiện hoạt động hòa giải thương mại tại Vit Nam; chỉ được thực hiện các hoạt động xúc tiến, quảng bá hoạt động hòa gii thương mại theo quy định của pháp luật Việt Nam.

d) Báo cáo về tổ chức và hoạt động hòa giải thương mại với Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi văn phòng đại diện đặt trụ sở định kỳ hàng năm và khi có yêu cu.

Điều 36. Cấp Giấy phép thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện của tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài tại Việt Nam

1. Tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài muốn thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam gửi 01 bộ hồ sơ đến Bộ Tư pháp. Hồ sơ bao gm:

a) Giấy đề nghị thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện theo mẫu do Bộ Tư pháp ban hành;

b) Bản sao có chứng thực giấy tờ chứng minh việc thành lập hp pháp của tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp;

c) Bản gii thiệu về hoạt động của tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài;

d) Quyết định cử hòa giải viên thương mại làm Trưởng chi nhánh, Trưởng văn phòng đại diện;

đ) Danh sách hòa giải viên thương mại, nhân viên dự kiến làm việc tại chi nhánh; danh sách nhân viên dự kiến làm việc tại văn phòng đại diện.

3. Các giấy tờ kèm theo Giấy đề nghị thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện nếu bng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt và bản dịch phải được chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Giấy tờ do cơ quan, tổ chức nước ngoài cấp hoặc công chứng, chứng thực ở nước ngoài phải được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam, trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

4. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Tư pháp cấp Giy phép thành lập cho chi nhánh, văn phòng đại diện của tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài; trường hợp từ chối phải thông báo lý do bng văn bản.

Điều 37. Đăng ký hoạt động của chi nhánh, thông báo việc thành lập văn phòng đại diện của tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài tại Việt Nam

1. Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày quyết định cấp Giấy phép thành lập có hiệu lực, chi nhánh gửi 01 bộ hồ sơ đăng ký hoạt động đến Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đặt trụ sở chi nhánh. Hết thời hạn này, nếu chi nhánh không đăng ký hoạt động thì Giấy phép thành lập không còn giá trị, trừ trường hợp có lý do chính đáng.

2. Hồ sơ đăng ký hoạt động bao gồm:

a) Giấy đề nghị đăng ký hoạt động theo mẫu do Bộ Tư pháp ban hành;

b) Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu Giy phép thành lập chi nhánh;

c) Giấy tờ chứng minh về trụ sở của chi nhánh.

3. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hp lệ, Sở Tư pháp cấp Giy đăng ký hoạt động cho chi nhánh. Chi nhánh được hoạt động kể từ ngày được cấp Giấy đăng ký hoạt động.

Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày cp Giấy đăng ký hoạt động cho chi nhánh, Sở Tư pháp gửi bản sao Giấy đăng ký hoạt động của chi nhánh cho Bộ Tư pháp.

4. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày quyết định cấp Giấy phép thành lập có hiệu lực, văn phòng đại diện gửi 01 bộ hồ sơ thông báo về việc thành lập văn phòng đại diện đến Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đặt trụ sở của văn phòng đại diện. Hồ sơ bao gồm:

a) Thông báo về việc lập văn phòng đại diện;

b) Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu Giấy phép thành lập văn phòng đại diện.

Điều 38. Thay đổi tên gọi, Trưởng chi nhánh, địa chỉ trụ sở của chi nhánh, văn phòng đại diện của tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài tại Việt Nam

1. Chi nhánh có nhu cầu thay đổi về tên gọi, Trưởng chi nhánh, địa chỉ trụ sở từ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương này sang tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị thay đổi đến Bộ Tư pháp. Hồ sơ bao gồm:

a) Giấy đề nghị thay đổi theo mẫu do Bộ Tư pháp ban hành;

b) Giấy tờ liên quan đến việc thay đổi.

Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Tư pháp có văn bản chấp thuận nội dung thay đổi; trường hợp từ chi phải thông báo lý do bằng văn bản.

2. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày văn bản chấp thuận của Bộ Tư pháp về việc thay đổi tên gọi, Trưởng chi nhánh có hiệu lực, chi nhánh có văn bản đề nghị thay đổi tên gọi, Trưởng chi nhánh trong Giấy đăng ký hoạt động gửi Sở Tư pháp nơi đăng ký hoạt động. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của chi nhánh, Sở Tư pháp ra quyết định thay đi tên gọi, Trưởng chi nhánh trong Giấy đăng ký hoạt động của chi nhánh.

3. Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày văn bản chấp thuận của Bộ Tư pháp về việc thay đổi địa chỉ trụ sở từ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương này sang tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác có hiệu lực, chi nhánh thực hiện đăng ký hoạt động tại Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đặt địa chỉ trụ sở mới. Trình tự, thủ tục đăng ký hoạt động thực hiện theo quy định tại Khoản 2 và 3 Điều 37 Nghị định này.

Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày được cấp Giấy đăng ký hoạt động mới, chi nhánh có văn bản thông báo cho Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi chi nhánh đăng ký hoạt động trước khi thay đổi địa chỉ trụ sở. Sở Tư pháp ra quyết định thu hồi Giấy đăng ký hoạt động của chi nhánh.

4. Văn phòng đại diện thay đổi tên gọi, Trưởng văn phòng đại diện, địa điểm đặt trụ sở từ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương này sang tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác thì trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày quyết định thay đổi phải thông báo bng văn bản cho Bộ Tư pháp và Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi văn phòng đại diện đặt trụ sở.

Điều 39. Cấp lại Giấy phép thành lập, Giấy đăng ký hoạt động của chi nhánh, Giấy phép thành lập văn phòng đại diện của tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài tại Việt Nam

1. Trường hợp Giấy phép thành lập, Giấy đăng ký hoạt động của chi nhánh, Giy phép thành lập văn phòng đại diện của tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài tại Việt Nam bị mất, cháy, rách, nát hoặc bị tiêu hủy dưới hình thức khác, chi nhánh, văn phòng đại diện của tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài tại Việt Nam gửi giấy đề nghị cấp lại đến cơ quan có thẩm quyền nơi đã cấp Giấy phép thành lập, Giấy đăng ký hoạt động để được cấp lại.

2. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được giấy đề ngh, Bộ Tư pháp cấp lại Giy phép thành lập cho chi nhánh, văn phòng đại diện của tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài tại Việt Nam. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được giấy đề nghị, Sở Tư pháp cấp lại Giấy đăng ký hoạt động cho chi nhánh của tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài tại Việt Nam.

Điều 40. Thu hồi Giấy phép thành lập, Giấy đăng ký hoạt động của chi nhánh, Giấy phép thành lập văn phòng đại diện của tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài tại Việt Nam

1. Chi nhánh của tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài tại Việt Nam bị thu hồi Giy phép thành lập trong trường hợp sau đây:

a) Chi nhánh có hành vi vi phạm đã bị xử phạt vi phạm hành chính liên quan đến hoạt động hòa giải thương mại theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính mà tái phạm;

b) Chi nhánh không tiến hành bất kỳ hoạt động nào ghi trong Giấy phép thành lập trong vòng 05 năm liên tục kể từ ngày được cấp Giấy phép thành lập;

c) Chi nhánh không đăng ký hoạt động trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày quyết định cấp Giấy phép thành lập có hiệu lực, trừ trường hợp có lý do chính đáng.

2. Văn phòng đại diện của tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài tại Việt Nam bị thu hồi Giấy phép thành lập trong trường hợp có hành vi vi phạm đã bị xử phạt vi phạm hành chính liên quan đến hoạt động hòa giải thương mại theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính mà tái phạm.

3. Trường hợp tổ chức, cá nhân phát hiện chi nhánh, văn phòng đại diện thuộc trường hợp bị thu hồi Giấy phép thành lập thì thông báo cho Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi chi nhánh, văn phòng đại diện đặt trụ sở. Sở Tư pháp tiến hành xem xét, xác minh.

Trường hợp có căn cứ khẳng định chi nhánh, văn phòng đại diện thuộc trường hợp quy định tại Khoản 1 và 2 Điều này thì Sở Tư pháp có văn bản đề nghị Bộ Tư pháp thu hồi Giấy phép thành lập, trong đó nêu rõ lý do kèm theo các giấy tờ chứng minh (nếu có).

4. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của Sở Tư pháp, Bộ Tư pháp xem xét, quyết định thu hồi Giấy phép thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện.

5. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày quyết định của Bộ Tư pháp về việc thu hồi Giấy phép thành lập chi nhánh của tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài tại Việt Nam có hiệu lực, Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi chi nhánh đăng ký hoạt động ra quyết định thu hồi Giấy đăng ký hoạt động của chi nhánh.

Điều 41. Chấm dứt hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện của tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài tại Việt Nam

1. Chi nhánh, văn phòng đại diện của tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài tại Việt Nam chấm dứt hoạt động trong các trường hợp sau đây:

a) Chi nhánh, văn phòng đại diện chấm dứt hoạt động theo quyết định của tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài;

b) Tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam chấm dứt hoạt động ở nước ngoài;

c) Chi nhánh, văn phòng đại diện bị thu hồi Giấy phép thành lập theo quy định tại Khoản 1 và 2 Điều 40 Nghị định này.

2. Trường hợp chấm dứt hoạt động theo quy định tại Điểm a và b Khoản 1 Điều này thì chậm nhất là 30 ngày trước ngày chấm dứt hoạt động, chi nhánh, văn phòng đại diện thông báo bằng văn bản về việc chấm dứt hoạt động cho Bộ Tư pháp, Sở Tư pháp tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương nơi chi nhánh, văn phòng đại diện đặt trụ sở.

Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày chấm dứt hoạt động, chi nhánh, văn phòng đại diện thanh toán xong các khoản nợ, nghĩa vụ tài sản khác; thanh lý các hợp đồng lao động; hoàn tất các vụ việc đã nhận đối với chi nhánh, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

3. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày hoàn tất các thủ tục tại Khoản 2 Điều này, chi nhánh, văn phòng đại diện báo cáo bằng văn bản cho Bộ Tư pháp, Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi chi nhánh đăng ký hoạt động, văn phòng đại diện đặt trụ sở.

Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo của chi nhánh, văn phòng đại diện, Bộ Tư pháp ra quyết định thu hồi Giấy phép thành lập của chi nhánh, văn phòng đại diện; Sở Tư pháp ra quyết định thu hồi Giấy đăng ký hoạt động của chi nhánh.

4. Trường hợp chấm dứt hoạt động theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều này, thì trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày quyết định của Bộ Tư pháp về việc thu hồi Giấy phép thành lập của chi nhánh, văn phòng đạdiện có hiệu lực, chi nhánh, văn phòng đại diện thanh toán xong các khoản nợ, nghĩa vụ tài sản khác, thanh lý các hợp đồng lao động, hoàn tất các vụ việc đã nhận đối với chi nhánh, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Tranh chấp thương mại

Chương VI

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 42. Quản lý nhà nước về hòa giải thương mại

1. Bộ Tư pháp là cơ quan giúp Chính phủ thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về hòa giải thương mại trong phạm vi cả nước, có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

a) Soạn thảo, trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành pháp luật về hòa giải thương mại;

b) Cấp, thu hồi Giấy phép thành lập của Trung tâm hòa giải thương mại; cấp, thu hi Giy phép thành lập của chi nhánh, văn phòng đại diện của tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài tại Việt Nam; chấp thuận việc thay đổi nội dung Giấy phép thành lập của Trung tâm hòa giải thương mại; chấp thuận việc thay đổi nội dung Giấy phép thành lập của chi nhánh của tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài tại Việt Nam; bổ sung hoạt động hòa giải thương mại cho Trung tâm trọng tài;

c) Công bố danh sách hòa giải viên thương mại, danh sách tổ chức hòa giải thương mại trên toàn quốc;

d) Ban hành và hướng dẫn sử dụng thống nhất các mẫu văn bản, giấy tờ trong lĩnh vực hòa giải thương mại;

đ) Thực hiện các biện pháp hỗ trợ phát triển hoạt động hòa giải thương mại; quy hoạch tổng thể phát triển tổ chức hòa giải thương mại trong cả nước; tuyên truyền, phổ biến pháp luật, hướng dẫn nghiệp vụ về hòa giải thương mại;

e) Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về hòa giải thương mại;

g) Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực hòa giải thương mại;

h) Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan.

2. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong phạm vi thẩm quyền của mình thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động hòa giải thương mại tại địa phương.

S Tư pháp giúp Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tổ chức và hoạt động hòa giải thương mại tại địa phương, có nhiệm vụ, quyn hạn sau đây:

a) Đăng ký hoạt động, đăng ký thay đổi nội dung Giy đăng ký hoạt động của Trung tâm hòa giải thương mại; đăng ký thay đổi nội dung Giy đăng ký hoạt động của Trung tâm trọng tài; đăng ký hoạt động, đăng ký thay đổi nội dung Giấy đăng ký hoạt động chi nhánh Trung tâm hòa giải thương mại, chi nhánh của tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài tại Việt Nam;

thu hồi Giấy đăng ký hoạt động của Trung tâm hòa giải thương mại, chi nhánh Trung tâm hòa giải thương mại; thu hồi Giấy đăng ký hoạt động chi nhánh của tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài tại Việt Nam;

b) Đăng ký, lập và xóa tên hòa giải viên thương mại vụ việc khỏi danh sách hòa giải viên thương mại vụ việc của Sở;

c) Cập nhật, công bố danh sách hòa giải viên thương mại vụ việc, tổ chức hòa giải thương mại trên Cổng thông tin điện tử của Sở Tư pháp; rà soát, thống kê, báo cáo số liệu về hòa giải viên thương mại hàng năm tại địa phương;

d) Tuyên truyền, phổ biến pháp luật, hướng dẫn nghiệp vụ về hòa giải thương mại;

đ) Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm về hoạt động hòa giải thương mại tại địa phương theo thẩm quyền;

e) Báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Bộ Tư pháp về hoạt động hòa giải thương mại tại địa phương đnh kỳ hàng năm và khi có yêu cầu;

g) Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc theo ủy quyền của Bộ trưởng Bộ Tư pháp, theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan.

3. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tư pháp thực hiện quản lý nhà nước về hòa giải thương mại.

Điều 43. Hiệu lực thi hành

Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 4 năm 2017.

Điều 44. Trách nhiệm thi hành

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

 Nơi nhận:

– Ban Bí thư Trung ương Đảng;

– Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;

– Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;

– HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

– Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;

– Văn phòng Tổng Bí thư;

– Văn phòng Chủ tịch nước;

– Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;

– Văn phòng Quốc hội;

– Tòa án nhân dân tối cao;

– Viện kiểm sát nhân dân tối cao;

– Kiểm toán nhà nước;

– Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia;

– Ngân hàng Chính sách xã hội;

– Ngân hàng Phát triển Việt Nam;

– Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;

– Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;

– VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các VụCục, đơn vị trực thuộc, Công báo;

– Lưu: VT, KTTH (3b). 205

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG

Nguyễn Xuân Phúc

 

Một số câu hỏi liên quan đến tranh chấp thương mại

Câu 1:

Thời gian gần đây tôi được biết, hoạt động kinh doanh, thương mại đang có chiều hướng gia tăng về số lượng tranh chấp, tính chất ngày càng phức tạp. Do đó, bên cạnh phương thức giải quyết tranh chấp bằng Tòa án, một trong các phương thức được các bên tranh chấp quan tâm lựa chọn là sử dụng phương thức hòa giải thương mại. Xin hỏi, Nghị định số 22/2017/NĐ-CP ngày 24/02/2017 của Chính phủ về hòa giải thương mại quy định như thế nào về phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng?

Trả lời:

Điều 1 của Nghị định 22/2017/NĐ-CP ngày 24/02/2017 của Chính phủ (Nghị định 22/2017/NĐ-CP) quy định phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng như sau:

  1. Nghị định này quy định về phạm vi, nguyên tắc, trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp bằng hòa giải thương mại, hòa giải viên thương mại, tổ chức hòa giải thương mại, tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài tại Việt Nam và quản lý nhà nước về hoạt động hòa giải thương mại.

Việc các bên tranh chấp tự hòa giải hoặc đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân khác không phải là hòa giải viên thương mại, tổ chức hòa giải thương mại, tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài tại Việt Nam quy định tại Nghị định này làm trung gian hòa giải được thực hiện theo thỏa thuận của các bên phù hợp với quy định pháp luật, không thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này.

  1. Nghị định này áp dụng đối với hòa giải viên thương mại, tổ chức hòa giải thương mại, tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài tại Việt Nam, cơ quan quản lý nhà nước về hòa giải thương mại và tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến hoạt động hòa giải thương mại.

Câu 2:

Để khuyến khích các tổ chức, cá nhân sử dụng hòa giải thương trong giải quyết tranh chấp  thương mại, Nhà nước có chính sách gì hòa giải thương mại?

Trả lời:

Điều 5 Nghị định số 22/2017/NĐ-CP quy định chính sách về hòa giải thương mại như sau:

  1. Khuyến khích các bên tranh chấp sử dụng hòa giải thương mại để giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực thương mại và các tranh chấp khác mà pháp luật quy định được giải quyết bằng hòa giải thương mại.
  2. Khuyến khích huy động các nguồn lực tham gia hoạt động hòa giải thương mại, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực hòa giải viên thương mại, tổ chức hòa giải thương mại.

Câu 3:

Tổ chức hòa giải thương mại bao gồm những tổ chức nào?

Trả lời:

Theo quy định của Điều 18 Nghị định số 22/2017/NĐ-CP, tổ chức hòa giải thương mại bao gồm: Trung tâm hòa giải thương mại được thành lập và hoạt động theo quy định của Nghị định này và Trung tâm trọng tài được thành lập và hoạt động theo pháp luật về trọng tài thương mại thực hiện hoạt động hòa giải thương mại.

Đây là những thông tin đầy đủ, cập nhật nhất về Tranh chấp thương mại. Nếu quý khách không có thời gian hay gặp khó khăn khi thực hiện các thủ tục kể trên, hoặc cần tư vấn thêm thông tin pháp lý. Vui lòng gọi cho Luật Quốc Bảo theo số điện thoại Hotline: 0763 387 788 để  khách hàng có thể nhận được đội ngũ luật sư có nhiều kinh nghiệm trong các thủ tục pháp lý tư vấn một cách rõ ràng nhất.

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.