Visa là gì? Thủ Tục, Hồ Sơ Xin Visa. Các Trường Hợp Được Miễn Visa
Cập nhật ngày: 19/01/2023 lúc 15:03
Visa là gì? Các trường hợp được miễn visa. Tôi có bạn muốn đến Việt Nam nhưng được báo là phải có thị thực muốn đi nước ngoài nhưng được hướng dẫn là phải có visa. Xin hỏi visa là gì? Các trường hợp được miễn visa
Visa hay còn gọi là thị thực là loại giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp, cho phép người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam.
Do đó, để người nước ngoài khi muốn nhập cảnh vào Việt Nam phải có visa và các giấy tờ khác theo quy định, trừ trường hợp được miễn visa theo quy định.
(Khoản 11 Điều 3 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 sửa đổi 2019)
Căn cứ Điều 12 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 sửa đổi 2019 quy định về các trường hợp được miễn visa như sau:
– Theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
– Sử dụng thẻ thường trú, thẻ tạm trú theo quy định Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 sửa đổi 2019.
– Vào khu kinh tế cửa khẩu, đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt.
– Theo quy định về việc đơn phương miễn thị thực tại Điều 13 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 sửa đổi 2019, cụ thể:
+ Quyết định đơn phương miễn thị thực cho công dân của một nước phải có đủ các điều kiện sau đây:
Có quan hệ ngoại giao với Việt Nam;
Phù hợp với chính sách phát triển kinh tế – xã hội và đối ngoại của Việt Nam trong từng thời kỳ;
Không làm phương hại đến quốc phòng, an ninh và trật tự, an toàn xã hội của Việt Nam.
+ Quyết định đơn phương miễn thị thực có thời hạn không quá 05 năm và được xem xét gia hạn. Quyết định đơn phương miễn thị thực bị hủy bỏ nếu không đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 13 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 sửa đổi 2019.
+ Căn cứ quy định Điều 13 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 sửa đổi 2019, Chính phủ quyết định đơn phương miễn thị thực có thời hạn đối với từng nước.
– Người Việt Nam định cư ở nước ngoài có hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp và người nước ngoài là vợ, chồng, con của họ; người nước ngoài là vợ, chồng, con của công dân Việt Nam được miễn thị thực theo quy định của Chính phủ.
3. Ký hiệu visa
Căn cứ Điều 8 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 sửa đổi 2019 quy định về ký hiệu thị thực như sau:
– NG1 – Cấp cho thành viên đoàn khách mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ.
– NG2 – Cấp cho thành viên đoàn khách mời của Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Phó Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch Quốc hội, Phó Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước; thành viên đoàn khách mời cùng cấp của Bộ trưởng và tương đương, Bí thư tỉnh ủy, Bí thư thành ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
– NG3 – Cấp cho thành viên cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế thuộc Liên hợp quốc, cơ quan đại diện tổ chức liên chính phủ và vợ, chồng, con dưới 18 tuổi, người giúp việc cùng đi theo nhiệm kỳ.
– NG4 – Cấp cho người vào làm việc với cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế thuộc Liên hợp quốc, cơ quan đại diện tổ chức liên chính phủ và vợ, chồng, con dưới 18 tuổi cùng đi; người vào thăm thành viên cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế thuộc Liên hợp quốc, cơ quan đại diện tổ chức liên chính phủ.
– LV1 – Cấp cho người vào làm việc với các ban, cơ quan, đơn vị trực thuộc trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam; Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; tỉnh ủy, thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
– LV2 – Cấp cho người vào làm việc với các tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam.
– LS – Cấp cho luật sư nước ngoài hành nghề tại Việt Nam.
– DN1 – Cấp cho người nước ngoài làm việc với doanh nghiệp, tổ chức khác có tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật Việt Nam.
– NN1 – Cấp cho người là Trưởng văn phòng đại diện, dự án của tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam.
– NN2 – Cấp cho người đứng đầu văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài, văn phòng đại diện tổ chức kinh tế, văn hóa, tổ chức chuyên môn khác của nước ngoài tại Việt Nam.
– NN3 – Cấp cho người vào làm việc với tổ chức phi chính phủ nước ngoài, văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài, văn phòng đại diện tổ chức kinh tế, văn hóa và tổ chức chuyên môn khác của nước ngoài tại Việt Nam.
– DH – Cấp cho người vào thực tập, học tập.
– HN – Cấp cho người vào dự hội nghị, hội thảo.
– PV1 – Cấp cho phóng viên, báo chí thường trú tại Việt Nam.
– PV2 – Cấp cho phóng viên, báo chí vào hoạt động ngắn hạn tại Việt Nam.
– LĐ1 – Cấp cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam có xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác.
– DL – Cấp cho người vào du lịch.
– TT – Cấp cho người nước ngoài là vợ, chồng, con dưới 18 tuổi của người nước ngoài được cấp thị thực ký hiệu LV1, LV2, LS, ĐT1, ĐT2, ĐT3, NN1, NN2, DH, PV1, LĐ1, LĐ2 hoặc người nước ngoài là cha, mẹ, vợ, chồng, con của công dân Việt Nam.
– VR – Cấp cho người vào thăm người thân hoặc với mục đích khác.
– SQ – Cấp cho các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 17 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 sửa đổi 2019.
4. Thời hạn của visa
Thời hạn của visa được quy định tại Điều 9 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 sửa đổi 2019 như sau:
– Thị thực ký hiệu SQ, EV có thời hạn không quá 30 ngày.
– Thị thực ký hiệu HN, DL có thời hạn không quá 03 tháng.
– Thị thực ký hiệu VR có thời hạn không quá 06 tháng.
– Thị thực ký hiệu NG1, NG2, NG3, NG4, LV1, LV2, ĐT4, DN1, DN2, NN1, NN2, NN3, DH, PV1, PV2 và TT có thời hạn không qua 12 tháng.
– Thị thực ký hiệu LĐ1, LĐ2 có thời hạn không quá 02 năm.
-. Thị thực ký hiệu ĐT3 có thời hạn không quá 03 năm.
– Thị thực ký hiệu LS, ĐT1, ĐT2 có thời hạn không quá 05 năm.
– Thị thực hết hạn, được xem xét cấp thị thực mới.
– Thời hạn thị thực ngắn hơn thời hạn hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế ít nhất 30 ngày.
– Trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác thì thời hạn thị thực cấp theo điều ước quốc tế.
(Điều 9 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 sửa đổi 2019)
Quý khách cần tư vấn hỗ trợ làm Visa hãy liên hệ với Luật Quốc Bảo Hotline/zalo: 0763387788
Thủ tục nhập cảnh cho chuyên gia nước ngoài vào Việt Nam
Thủ tục nhập cảnh cho chuyên gia nước ngoài vào Việt Nam 2022 – 2023 theo quy định mới.
A. Chuyên gia người nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam bao gồm những ai?
Chuyên gia người nước ngoài là gì?
Chuyên gia người nước ngoài là những người có trình độ kỹ thuật, năng lực hoặc tay nghề cao mà hiện tại lao động người Việt Nam chưa thể thay thế hoặc đảm nhiệm được vị trí đó tại một công ty hoặc tại một tổ chức tại Việt Nam.
Chuyên gia người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam cần giấy tờ gì?
– Hộ chiếu của người nước ngoài phải còn thời hạn tối thiểu 06 tháng;
– Đã tiêm từ 2 mũi vaccine Covid trở lên
– Có sự bảo lãnh của công ty hoặc tổ chức tại Việt Nam theo thủ tục tại Mục B dưới dây.
B. Thủ tục hồ sơ xin visa nhập cảnh cho người nước ngoài vào Việt Nam làm việc, công tác
1. Những công ty tổ chức nào được bảo lãnh chuyên gia nước ngoài nhập cảnh Việt Nam
Những doanh nghiệp, tổ chức được mời, bảo lãnh chuyên gia nước ngoài nhập cảnh Việt Nam bao gồm:
– Công ty TNHH, Công ty cổ phần, Công ty hợp danh; Hợp tác xã (Bao gồm cả công ty trong nước và công ty có vốn đầu tư nước ngoài)
– Chi nhánh, văn phòng đại diện của các doanh nghiệp trong nước và ngoài nước.
– Các tổ chức phi chính phủ, tổ chức quốc tế, các tổ chức xã hội, nghề nghiệp, đoàn thể, hiệp hội …………
2. Thủ tục và hồ sơ cần chuẩn bị xin cho chuyên gia nước ngoài xin visa nhập cảnh Việt Nam
Thủ tục xin nhập cảnh cho người nước ngoài là chuyên gia sẽ thực hiện theo quy trình như sau:
Để chuyên gia người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam thì phải có visa nhập cảnh, visa đó có thể xin nhận tại sân bay quốc tế tại Việt Nam hoặc có thể nhận tại Đại sứ quán/lãnh sự quán Việt Nam tại nước ngoài. Trong dịch Covid này thông thường người nước ngoài thường sẽ xin nhận visa tại sân bay là thuận tiện và an toàn nhất.
Hồ sơ xin xin công văn nhập cảnh được thực hiện tại Cục quản lý xuất nhập cảnh – Bộ công an số 44 Trần Phú, Ba Đình, Hà Nội (Đối với doanh nghiệp, tổ chức ở phía Bắc từ Quảng Nam trở ra) và tại số 333 Nguyễn Trãi, Phan Cư Trinh, Quận 1, TP HCM (Đối với các doanh nghiệp, tổ chức phía Nam có vị trí địa lý từ Quảng Ngãi trở vào)
Thời gian xử lý hồ sơ xin nhập cảnh từ 3 ngày đến 5 ngày làm việc.
* Hồ sơ bảo lãnh xin công văn nhập cảnh Việt Nam cho chuyên gia nước ngoài
– Bản sao có chứng thực Giấy phép hoạt động tổ chức doanh nghiệp bảo lãnh
– Mẫu đăng ký con dấu và chữ ký của người đại diện theo pháp luật của tổ chức, doanh nghiệp theo mẫu NA16 (Đối với trường hợp nộp lần đầu)
– Công văn xin nhập cảnh Việt Nam cho người nước ngoài theo mẫu NA2 trong công văn ghi rõ nơi nhân visa tại Đại sứ quán, lãnh sự quán Việt Nam ở nước ngoài hoặc tại sân bay quốc tế của Việt Nam
– Giấy giới của tổ chức, doanh nghiệp cử nhân sự đi làm thủ tục nộp hồ sơ xin visa
Lưu ý: Từ tháng 12 năm 2022 doanh nghiệp tổ chức tại Việt Nam có thể bảo lãnh người nước ngoài bằng hình thức online tại địa Cổng dịch vụ công trực tuyến Chính phủ.
3. Nhận visa và nhập cảnh tại sân bay quốc tế của Việt Nam
– Công văn nhập cảnh sẽ ghi rõ sân bay người nước ngoài được phép nhập cảnh và nhận visa (Nội Bài, Tân Sơn Nhất, Đà Nẵng ….)
– Tại sân bay khi làm thủ tục nhập cảnh người nước ngoài cần xuất trình:
+ Hộ chiếu gốc
+ Công văn nhập cảnh Việt Nam (bản in trên khổ giấy A4 hoặc bản điện tử trên điện thoại)
+ Tờ khai NA1 có dán ảnh 4x6cm
+ Nộp lệ phí visa
Để có những thông tin về nhập cảnh mới nhất cho người nươc ngoài đến Việt Nam và để được cung cấp dịch vụ visa xin vui lòng liên hệ với chúng tôi để được nhận những thông tin cần thiết.
Quy định mới về việc xin visa du lịch Việt Nam cho người nước ngoài
Quy định mới về xin visa du lịch Việt Nam cho người nước ngoài 2022 – 2023
Visa du lịch (DL visa) là loại thị thực sử dụng cho người nước ngoài vào Việt Nam với mục đích thực hiện các kỳ nghỉ với thời hạn tạm trú không quá 30 ngày, hết thời hạn này nếu người nước ngoài muốn tiếp tục thực hiện tour du lịch thì có thể gia hạn thêm thời hạn tạm trú để ở lại Việt Nam.
1. Những quy định mới về mở cửa cho khách nước ngoài vào Việt Nam du lịch
Từ ngày 01/03/2022 Chính Phủ Việt Nam cho phép mở cửa lại thị thường du lịch và cho phép người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam với mục đích du lịch với các thủ tục đơn giản
Điều kiện để nhập cảnh Việt Nam với mục đích du lịch
– Hộ chiếu còn thời hạn sử dụng
– Có vé khứ máy bay
– Có booking phòng khách sạn, tour du lịch
– Đã tiêm đủ liều vaccine covid và có kết quả test covid âm tính
– Thực hiện cách ly và test covid theo quy định khi nhập cảnh Việt Nam.
2. Thời hạn của visa thị thực du lịch
– Thời hạn của miễn thị thực là 15 hoặc 30 ngày tùy theo từng nước
No
Countries
Days
Note
Deadline
1
Brunei
14
Song phương
Không có
2
Myanmar
14
Song phương
Không có
3
Philippines
21
Song phương
Không có
4
Campuchia
30
Song phương
Không có
5
Thailand
30
Song phương
Không có
6
Malaysia
30
Song phương
Không có
7
Singapore
30
Song phương
Không có
8
Indonesia
30
Song phương
Không có
9
Laos
30
Song phương
Không có
10
Russia
15
Đơn phương
14/03/2025
11
Japan
15
Đơn phương
14/03/2025
12
South Korea
15
Đơn phương
14/03/2025
13
Norway
15
Đơn phương
14/03/2025
14
Finland
15
Đơn phương
14/03/2025
15
Denmark
15
Đơn phương
14/03/2025
16
Sweden
15
Đơn phương
14/03/2025
17
United Kingdom
15
Đơn phương
14/03/2025
18
France
15
Đơn phương
14/03/2025
19
Germany
15
Đơn phương
14/03/2025
20
Spain
15
Đơn phương
14/03/2025
21
Italia
15
Đơn phương
14/03/2025
22
Belarus
15
Đơn phương
14/03/2025
– Visa loại 1 tháng nhập cảnh 1 lần hoặc nhiều lần đối với những nước không được miễn thị thực.
Thủ tục xin, cấp lại Visa du lịch cho người nước ngoài
Điều kiện để cấp visa du lịch cho người nước ngoài.
– Tổ chức bảo lãnh du lịch phải là công ty lữ hành theo quy định của Luật du lịch;
– Người nước ngoài phải tạm trú tại các cơ sở lưu trú du lịch
Hồ sơ xin cấp/gia hạn visa du lịch cho người nước ngoài ở lại Việt Nam
– Tờ khai, đơn xin cấp visa thị thực du lịch NA5
– Hộ chiếu gốc của người nước ngoài xin cấp visa
– Lịch trình, chương trình du lịch
– Giấy phép lữ hành của công ty du lịch
– Hồ sơ pháp lý của công ty du lịch (Nếu nộp lần đầu)
– Giấy giới thiệu của công ty du lịch cử người đi làm thủ tục.
Nộp hồ sơ xin cấp visa du lịch Việt Nam.
Người nước ngoài và công ty du lịch nộp hồ sơ xin cấp, gia hạn visa du lịch tại Cục quản lý xuất nhập cảnh tại Hà Nội hoặc tại TP HCM theo quy định
QUY TRÌNH LÀM DỊCH VỤ CUNG CẤP DỊCH VỤ VISA DU LỊCH VIỆT NAM
Bước 1: Liên hệ với văn phòng dịch vụ dịch vụ visa Hà Nội, dịch vụ visa Sài Gòn, Thủ Đức của chúng tôi để được cung cấp thông tin dịch vụ và hướng dẫn hồ sơ và chuẩn bị hồ sơ tài liệu
Bước 2: Ký kết hợp đồng tư vấn và cung cấp dịch vụ visa giữa chúng tôi và khách hàng (có thể ký hợp đông online hoặc trực tiếp)
Bước 3: Gửi hồ xin cấp visa mà khách hàng đã chuẩn bị đến văn phòng Dịch vụ visa của chúng tôi tại Hà Nội hoặc TP HCM để chúng tôi tiến hành làm thủ tục.
Bước 4: Nhận hộ chiếu và thanh toán sau sau khi có kết quả. Chúng tôi có thể chuyển trực tiếp cho khách hàng hoặc chuyển qua chuyển phát nhanh, bưu điện để thuận tiện và chủ động cho người nước ngoài.
Tại sao lựa chọn dịch vụ làm visa của Chúng tôi?
– Công ty chúng tôi có trên 15 năm kinh nghiệm tư vấn và làm các dịch vụ visa và giấy tờ cho người nước ngoài với trên 500.000 khách hàng đến từ hơn 180 quốc gia và vùng lãnh thổ và doanh nghiệp trên địa bàn 63 tỉnh thành phố trên toàn quốc.
Một số nước có số lượng công dân làm dịch vụ visa thường xuyên với chúng tôi như cung cấp dịch vụ visa cho người Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ, Mỹ và các nước Châu Âu …..
Các tỉnh có số lượng người nước ngoài mà chúng tôi cung cấp dịch vụ nhiều nhất và thường xuyên là Hà Nội, TP. HCM, Thủ Đức, Đà Nẵng, Hải Phòng, Bắc Ninh, Bắc Giang, Nghệ An, Hà Tĩnh, Bình Dương, Đồng Nai, Long An……
– Luật sư, chuyên gia và tư vấn viên của chúng tôi là những chuyên gia chuyên sâu về lĩnh vực xuất nhập cảnh và tư vấn pháp lý cho người nước ngoài nên đảm bảo chất lượng dịch vụ tốt nhất.
– Công ty chúng tôi cung cấp dịch vụ visa và dịch vụ làm giấy tờ cho người nước ngoài tại 63 tỉnh thành phố cho tất cả các doanh nghiệp, cá nhân người nước ngoài.
– Về việc thanh toán phí dịch vụ chúng tôi xuất mọi loại hóa đơn chứng từ thuế hợp pháp cho khách hàng theo đúng nội dung khách hàng sử dụng dịch vụ
Hãy liên hệ với Luật Quốc Bảo Hotline/zalo: 076 338 7788 để được tư vấn hỗ trợ.
Thủ tục visa cho người Trung Quốc làm việc tại Việt Nam
Thủ tục xin visa cho người Trung Quốc làm việc tại Việt Nam 2021 – 2022
Người Trung Quốc làm việc tại Việt Nam có thể xin được 3 loại visa đó là: visa làm việc, thương mại ngắn hạn có thời hạn từ 1 tháng đến 3 tháng; loại visa dài hạn có thời hạn tối đa 1 năm áp dụng với những trường hợp có giấy phép lao động hoặc giấy xác nhận miễn giấy phép lao động; Loại visa dài hạn diện đầu tư áp dụng cho các nhà đầu tư Trung Quốc mở công ty và góp vốn vào công ty tại Việt Nam.
1. Xin visa cho người Trung Quốc vào Việt Nam trong thời gian Covid 19
Hiện tại Việt Nam chỉ cấp visa cho người Trung Quốc vào Việt Nam theo diện chuyên gia, nhà quản lý, lao động kỹ thuật, nhà đầu tư và thân nhân của họ. Việc xin visa trong giai đoạn phòng chồng Covid được áp dụng theo một quy trình đặc biệt theo quy định của Việt Nam theo quy định về nhập cảnh và cách ly tế.
Hồ sơ xin cấp visa nhập cảnh cho người người Trung Quốc vào Việt Nam bao gồm:
– Đơn đề nghị xin công văn nhập cảnh Việt Nam (Mẫu NA2)
– Công văn chấp thuận của UBND hoặc của Sở lao động tỉnh thành phố nơi doanh nghiệp có trụ sở chính về việc cho người nước ngoài nhập cảnh làm việc tại doanh nghiệp
– Văn bản chấp thuận về việc cách ly và phương án cách ly y tế của Sở y tế tỉnh, thành phố nơi người nước ngoài dự kiến cách ly;
– Giấy xác nhận phòng khách sạn cách ly
– Vé máy bay
– Giấy giới của tổ chức, doanh nghiệp cử nhân sự đi làm thủ tục nộp hồ sơ xin công văn nhập cảnh.
Lưu ý: Người Trung Quốc có thể xin cấp visa nhập cảnh vào Việt Nam tại Đại sứ quán/lãnh sự quán Việt Nam tại Trung Quốc hoặc tại nước khác; Sân bay quốc tế của Việt Nam và các cửa khẩu đường bộ của Việt Nam giáp Trung Quốc như cửa khẩu Móng Cái, Cửa khẩu Hữu Nghị, Cửa khẩu Lào Cai …..
Nộp hồ sơ xin công văn nhập cảnh cho người Trung ở đâu?
– Các doanh nghiệp có trụ sở phía Bắc Nộp tại Cục quản lý xuất nhập cảnh số 44 Trần Phú, Ba Đình, Hà Nội
– Các doanh nghiệp có trụ sở công ty tại phía Nam nộp tại Cục quản lý xuất nhập cảnh số 333 đường Nguyễn Trãi, Quận 1, TP HCM
2. Thủ tục, hồ sơ xin cấp visa cho người Trung Quốc làm việc tại Việt Nam
Người Trung Quốc đang ở Việt Nam là người nước ngoài đã nhập cảnh và đang tạm trú tại Việt Nam và hết thời hạn visa có nhu cầu xin cấp visa hoặc gia hạn visa theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Người nước ngoài hoặc công ty sử dụng người lao động người Trung Quốc cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ với các giấy tờ tài liệu sau:
– Tờ khai/đơn xin cấp visa thị thực Việt Nam (Mẫu NA5)
– Hộ chiếu gốc còn thời hạn.
– Visa và thị thực gốc
– 02 ảnh 3cmx4cm
– Bản khai đăng ký tạm trú online hoặc đăng ký tạm trú có xác nhận của công an xã phường.
– Giấy giới thiệu doanh nghiệp, tổ chức cử người đi nộp hồ sơ làm thủ tục xin cấp visa
– Ngoài các giấy tờ tài liệu trong bộ hộ sơ nêu trên thì tương ứng với mỗi loại visa cần cung cấp những hồ sơ tài liều sau:
Đối với Hồ sơ làm thủ tục xin visa cho Trung Quốc vào với mục đích thương mại hoặc làm việc ngắn hạn ( DN1, DN2)
Khi nộp hồ sơ xin cấp visa doanh nghiệp từ 1 đến 3 tháng cần nộp kèm: Văn bản giải trình/ trình bày về việc cấp mới hoặc gia hạn visa phù hợp với nhu cầu công việc của doanh nghiệp. Trong văn bản này doanh nghiệp cần phải giải thích rõ vì sao cần gia cấp visa, gia hạn visa và tính cấp thiết của việc xin cấp visa này…… Văn bản phải được lập bởi công ty và có ký đóng dấu xác nhận theo quy định.
Đối với hồ sơ tài liệu làm thủ tục xin visa cho Trung Quốc làm việc tại Việt Nam dài hạn (LĐ 1, LĐ 2)
Thị thực lao động bao gồm hai loại là visa có ký hiệu LĐ 1 và Visa LĐ 2 có thời hạn tối đa là 1 năm (12 tháng) cho người có giấy phép lao động hoặc giấy xác nhận không thuộc diện thuộc cấp giấy phép lao động (miễn giấy phép lao động).
– Đối với xin visa LĐ1: Bản sao có chứng thực văn bản xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động ( Chứng nhận miễn giấy phép lao động.
– Đối với xin visa LĐ2: Bản sao có chứng thực giấy phép lao động của người nước ngoài.
Đối với hồ sơ tài liệu làm thủ tục xin visa thị Việt Nam diện đầu tư (ĐT 1, ĐT 2, ĐT 3, ĐT 4)
Thị thực đầu tư là loại thị thực dài hạn cấp cho nhà đầu tư nước ngoài tham gia thành lập công ty, góp vốn, mua cổ phần … tại các doanh nghiệp Việt Nam với thời hạn visa tối đa là 1 năm (12 tháng)
Hồ sơ, tài liệu cần chuẩn bị cho visa đầu tư bao gồm:
– Bản chứng thực giấy chứng nhận đầu tư/Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh xác định người nước ngoài xin cấp visa là nhà đầu tư
– Văn bản tài liệu xác nhận nhà đầu tư đã góp vốn hoặc đã hoàn thành việc góp vốn như cam kết đầu tư. (Giấy đó có thể là xác nhận sao kê của Ngân hàng thương mại; Báo cáo tài chính có kiểm toán, Văn bản của cơ quan thuế xác định vốn của chủ sở hữu …..)
Đối với hồ sơ làm thủ tục visa và gia hạn visa du lịch (DL) cho người Trung Quốc
– Bản sao chứng thực giấy phép lữ hành của công ty du lịch theo quy định của Luật du lịch;
– Xác nhận việc người nước ngoài đang tạm trú tại các cơ sở lưu trú du lịch
Đối với hồ sơ làm thủ tục xin hoặc gia hạn visa thăm thân
– Bản sao chứng thực hoặc bản dịch công chứng đối với những tài liệu chứng minh quan hệ nhân thân giữa người bảo lãnh xin cấp visa và người được bảo lãnh xin cấp cấp visa
Hồ sơ đó thông thường sẽ bao gồm các loại giấy tờ như: Đăng ký kết hôn đối với vợ chồng, Giấy khai sinh đối với trẻ em, Giấy chứng nhận quan hệ gia đình đối với các thành viên trong gia đình, Giấy chứng nhận quốc tịch……..
Những tài liệu nào được cấp tại nước ngoài thì yêu cầu khi nộp hồ sơ phải làm thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự.
Thủ tục, hồ sơ chuyển đổi visa Việt Nam cho người Trung Quốc
– Chuyển đổi từ visa du lịch (Visa DL), thăm thân (TT) sang visa làm việc lao động (LĐ1, LĐ2), visa đầu tư tư (ĐT1, ĐT2, ĐT3, ĐT4): Yêu cầu Giấy phép lao động đối với xin visa làm việc; Giấy phép đầu tư và xác nhận vốn góp đối với visa đầu tư
– Chuyển đổi từ du lịch, visa làm việc DN1, DN2, visa lao động LĐ1, LĐ2 sang visa đầu tư (ĐT1, ĐT2, ĐT3, ĐT4) và chuyển đổi sang visa thăm thân: Yêu cầu bản dịch thuật ra tiếng Việt giấy tờ chứng nhận quan hệ thân nhân (Đăng ký kết hôn, giấy khai sinh …) và văn bản trình bày về việc chuyển đổi loại visa;
– Chuyển đổi visa từ công ty này sang công ty khác: Yêu cầu có quyết định nghỉ việc hoặc giấy tờ khác có giá trị tương đương; Giấy phép lao động; Văn bản giải trình về việc thay đổi công ty làm việc……
Nộp hồ sơ xin visa Việt Nam cho người Trung Quốc?
– Các doanh nghiệp có trụ sở phía Bắc Nộp tại Cục quản lý xuất nhập cảnh số 44 Trần Phú, Ba Đình, Hà Nội
– Các doanh nghiệp có trụ sở công ty tại phía Nam nộp tại Cục quản lý xuất nhập cảnh số 333 đường Nguyễn Trãi, Quận 1, TP HCM
– Nộp tại phòng quản lý xuất nhập cảnh công an tỉnh, thành phố có thẩm quyền.
THỦ TỤC CẤP THỊ THỰC NHẬP CẢNH, GIẤY MIỄN THỊ THỰC VÀO NHẬT BẢN
THỦ TỤC CẤP THỊ THỰC NHẬP CẢNH VÀO NHẬT BẢN
Hồ sơ gồm:
(1) Tờ khai đề nghị cấp thị thực (tải tại đây), in ra, dán ảnh chân dung
(2) Hộ chiếu còn thời hạn sử dụng trên 6 tháng kể từ ngày dự định nhập cảnh
(3) Văn bản thông báo cho phép nhập cảnh của Cục Quản lý xuất nhập cảnh hoặc Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao (xin tại Việt Nam; có thể nộp bản copy)
– Công dân cần chuẩn bị sẵn Letterpack (レターパック) viết sẵn địa chỉ nhà mình, clear holder (クリアホルダー).
Lưu ý
– Người xin thị thực liên hệ với cơ quan, tổ chức, cá nhân mời, bảo lãnh tại Việt Nam để làm thủ tục xin cấp phép nhập cảnh của Cục Quản lý xuất nhập cảnh (Bộ Công an) hoặc Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao. Sau khi nhận được thông báo cho phép nhập cảnh thì mới làm được thủ tục xin visa.
– Thời hạn còn lại của hộ chiếu phải dài hơn ít nhất là 1 tháng so với thời hạn của thị thực xin cấp; và tối thiểu 6 tháng trước ngày dự định nhập cảnh.
THỦ TỤC CẤP GIẤY MIỄN THỊ THỰC
– Đối tượng, hồ sơ xin cấp Giấy miễn thị thực được thực hiện theo quy định tại Nghị định 82/2015/NĐ/CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ
Xem chi tiết nội dung Nghị định: 82.2015.NĐ-CP ve mien thi thuc (signed).pdf (lanhsuvietnam.gov.vn)
– Giấy miễn thị thực cấp trước đây vẫn còn giá trị sử dụng theo thời hạn ghi trên Giấy sẽ được chấp thuận để nhập cảnh Việt Nam.
– Việc cấp Giấy miễn thị thực không gắn với việc mua vé máy bay, phê duyệt và tổ chức cách ly tại Việt Nam. Người được cấp Giấy miễn thị thực cần tuân thủ theo hướng dẫn của các hãng hàng không để mua vé máy bay, lên máy bay về nước và thực hiện đúng các hướng dẫn về giám sát, cách ly, theo dõi y tế sau khi nhập cảnh tại Việt Nam.
– Tài liệu tiếng Nhật trong hồ sơ cần được dịch sang tiếng Việt bởi cơ quan có thẩm quyền. Xem hướng dẫn tại phiếu yêu cầu.
– Hồ sơ gồm:
(i) Phiếu đề nghị và thông tin liên hệ (tải tại đây)
(ii) Tờ khai (tải tại đây)
(iii) Hộ chiếu gốc và copy trang 2, trang 3
(iv) 住民票
(v) Giấy tờ chứng minh thuộc diện cấp Giấy miễn thị thực (như bản sao các loại giấy tờ sau: Giấy khai sinh, quyết định cho thôi quốc tịch, giấy tờ có ghi quốc tịch Việt Nam… xem hướng dẫn tại điều 6, chương II, Nghị định số 82)
Xem chi tiết nội dung Nghị định: 82.2015.NĐ-CP ve mien thi thuc (signed).pdf (lanhsuvietnam.gov.vn)
– Người xin cấp Giấy miễn thị thực là người nước ngoài, là vợ/chồng, con của người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì cần nộp thêm giấy tờ chứng minh quan hệ đó.
– Người xin miễn thị thực là người gốc Việt Nam, đã vào quốc tịch Nhật, thì cần nộp hộ tịch 戸籍謄本
– Công dân cần chuẩn bị sẵn Letterpack (レターパック) viết sẵn địa chỉ nhà mình.
THỦ TỤC CẤP THỊ THỰC NHẬP CẢNH, GIẤY MIỄN THỊ THỰC VÀO HÀN QUỐC
Lưu ý :
Cần nộp thêm bản photo chứng minh thư đối với tất cả các loại Visa Trong trường hợp Visa Thương mại ủy quyền cho nhân viên cùng công ty đi nộp hộ, cần cầm theo Thẻ nhân viên ( nếu có ) hoặc Hợp đồng lao động ( bản gốc ) và Chứng minh thư gốc. Trong trường hợp Visa thăm con, chỉ có những nhân có cùng tên trong hộ khẩu mới được ủy quyền nộp hồ sơ hoặc lấy Visa. Đối với tất cả các giấy tờ do phía Việt Nam chuẩn bị đều cần có bản dịch tiếng Anh hoặc tiếng Hàn. Trong trường hợp đó là giấy tờ do cơ quan nhà nước Việt Nam cấp (giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, sổ hộ khẩu, sổ đỏ, giấy khai sinh, giấy chứng nhận đăng ký kết hôn, sổ tiết kiệm,…) thì cần có bản dịch tiếng Anh hoặc tiếng Hàn công chứng nhà nước.. ất cả các loại giấy tờ nộp xin visa phải là khổ giấy A4.
Các trường hợp không cần xin Visa vào Hàn Quốc
Công dân Việt Nam có Hộ chiếu công vụ, Hộ chiếu ngoại giao và thẻ APEC (đi cùng hộ chiếu phổ thông) nếu đi dưới 90 ngày Công dân các quốc tịch như Macao, Bruney, Đài Loan, Cô-oet, Mỹ, … nếu đi dưới 30 ngày; Hongkong, Nhật Bản, Ôxtralia,…đi dưới 90 ngày; Canada đi dưới 6 tháng v.v. Hồ sơ xin visa gồm: 01 Đơn xin visa, có dán 01 ảnh 3.5 x 4.5cm, chụp trong vòng 3 tháng tính đến ngày nộp xin visa (Phải khai đơn bằng tiếng Hàn hoặc tiếng Anh) *Chú ý: trong trường hợp trẻ em có cùng hộ chiếu với bố mẹ thì dán thêm ảnh em bé ở mục 34 trong Đơn xin Visa và khai thông tin chi tiết về nhân sự ở các ô bên cạnh. Hộ chiếu gốc (còn hạn trên 6 tháng đối với các loại Visa đi dưới 90 ngày và còn hạn trên 1 năm đối với các loại Visa đi trên 1 năm tính từ ngày cấp Visa)
Thời hạn xét cấp visa:
Hiện tại do số lượng người đến nộp xin visa quá đông nên từ ngày 20/06/2011 thời gian xử lý visa sẽ là 8 ngày làm việc (thay cho 5 ngày làm việc như trước đây) nếu hồ sơ không có vấn đề (áp dụng cho các loại Visa trừ Visa Kết hôn, Du học và Lao động) Trong các trường hợp phải bổ sung giấy tờ thì thời gian cấp Visa có thể kéo dài hơn so với ngày hẹn và sau ngày bổ sung từ 1 đến 2 ngày sẽ thông báo kết quả (trừ Visa kết hôn và Visa du học ) Những hồ sơ đã bị từ chối phải đến lấy lại hộ chiếu trong vòng 1 tuần kể từ ngày thông báo kết quả
Phí visa:
20 USD nếu xin visa đi dưới 90 ngày 50 USD nêu xin visa đi một lần trên 90 ngày 60 USD nếu xin visa đi 2 lần liên tiếp trong 6 tháng 80 USD nếu xin visa đi nhiều lần * Điều kiện được xin xét Visa đi lại nhiều lần : áp dụng cho những đối tượng đã từng nhập cảnh vào Hàn Quốc trên 4 lần trong vòng 2 năm tính đến ngày dự định cấp visa và không vi phạm quy định của xuất nhập cảnh. Visa được cấp có thời gian sử dụng trong vòng 1 năm, mỗi lần nhập cảnh không quá 30 ngày Những hồ sơ bị từ chối chỉ trả lại hộ chiếu và các giấy tờ gốc . Không trả lại hồ sơ và lệ phí đã nộp Riêng đối với hồ sơ Du học bị từ chối thì ngoài hộ chiếu gốc, học sinh sẽ được nhận lại các giấy tờ bằng cấp, bảng điểm và sổ tiết kiệm gốc Thời gian nhận hồ sơ: Sáng : Từ 09:00 ~ 12:00 / Chiều: Từ 14:00 ~ 16:00 ( Riêng visa Kết hôn chỉ nhận hồ sơ vào buổi sáng ) Thời gian trả visa: Từ 14:00 ~ 16:00 Lưu ý:
Đối với trường hợp xin visa Kết hôn và visa Thăm thân:
Nghiêm cấm các tổ chức môi giới nộp hộ và lấy visa hộ cho các cô dâu, các cô dâu phải trực tiếp đến nộp và trực tiếp đến lấy visa. Đối với Visa thăm thân, chỉ người thân có tên trong hộ khẩu gia đình của người muốn xin visa mới được đi nộp hộ hồ sơ và nhận hộ kết quả.
NỘP ĐƠN XIN THỊ THỰC HOA KỲ
Thị Thực Công tác/Du lịch
Tổng quan
Thị thực du lịch B-1/B-2 dành cho những người đến Hoa Kỳ tạm thời để công tác (B-1) hoặc du lịch hoặc điều trị y tế (B-2). Nói chung, thị thực B-1 dành cho mục đích giải quyết các vấn đề công việc, tham dự hội nghị/hội thảo khoa học, giáo dục, chuyên môn hoặc kinh doanh, dàn xếp tài sản hoặc đàm phán hợp đồng. Thị thực B-2 dành cho mục đích mang tính giải trí, bao gồm đi du lịch, thăm bạn bè hoặc họ hàng, điều trị y tế và các hoạt động có đặc thù về tình hữu nghị, xã hội hoặc dịch vụ. Thông thường, thị thực B-1 và B-2 được kết hợp và cấp dưới dạng một thị thực: B-1/B-2.
Tiêu chuẩn
Nếu bạn xin Thị thực B-1/B-2, bạn phải chứng minh với viên chức lãnh sự rằng bạn đủ điều kiện xin Thị thực Hoa Kỳ theo Đạo luật Di trú và Nhập tịch Hoa Kỳ (INA). Mục 214(b) trong INA coi mọi đương đơn xin Thị thực B-1/B-2 là người có ý định định cư. Bạn phải vượt qua giả định pháp lý này bằng cách trình bày:
Mục đích của chuyến đi đến Hoa Kỳ là chuyến đi tạm thời, chẳng hạn như đi công tác, đi du lịch hoặc điều trị y tế
Bạn dự định lưu trú tại Hoa Kỳ trong một khoảng thời gian cụ thể, có hạn
Bằng chứng ngân sách để chi trả những chi phí khi bạn ở Hoa Kỳ
Bạn có địa chỉ thường trú ngoài Hoa Kỳ cũng như những ràng buộc về xã hội hoặc kinh tế khác đảm bảo rằng bạn sẽ trở về sau khi kết thúc chuyến đi
Nhân viên cá nhân hoặc người giúp việc riêng và các thủy thủ viên làm việc trên tàu biển ở nước ngoài trong Thềm Lục địa Ngoài có thể đủ điều kiện xin Thị thực B-1 theo một số trường hợp nhất định.
Một số công dân nước ngoài có thể đủ điều kiện xin Thị thực theo Đạo luật Di trú và Nhập tịch. Bạn có thể đọc thêm về Đạo luật Di trú và Nhập tịch và việc không đủ điều kiện xin Thị thực tại đây.
Các Giấy tờ cần thiết
Nếu bạn xin Thị thực công tác/du lịch, bạn phải gửi giấy tờ sau:
Mẫu Đơn xin Thị Thực Không Định cư Điện tử (DS-160). Truy cập trang web DS-160 để biết thêm thông tin về DS-160.
Hộ chiếu hợp lệ có hiệu lực ít nhất sáu tháng (trừ khi được miễn theo thỏa thuận quốc gia cụ thể. Mỗi đương đơn xin thị thực, kể cả trẻ em, phải có hộ chiếu riêng và mẫu đơn DS160 riêng.
Một (1) ảnh 2″x2″ (5cmx5cm) chụp trong vòng sáu tháng gần đây. Trang web có thông tin về định dạng ảnh bắt buộc.
Biên nhận thể hiện khoản thanh toán lệ phí xử lý đơn xin Thị thựckhông định cư không hoàn lại trị giá 160 đô la Mỹ đã được thanh toán bằng tiền tệ địa phương. Trang web này có thêm thông tin về việc thanh toán lệ phí này. Nếu Thị thực được cấp, có thể có lệ phí tương hỗ bổ sung cho việc cấp Thị thực, tùy theo quốc tịch của bạn. Trang web của Bộ Ngoại giao có thể giúp bạn tìm hiểu liệu bạn có phải thanh toán lệ phí tương hỗ cấp Thị thực không và lệ phí là bao nhiêu.
Ngoài những giấy tờ này, bạn phải xuất trình thư hẹn phỏng vấn xác nhận rằng bạn đã đặt cuộc hẹn thông qua dịch vụ này. Bạn cũng có thể mang theo bất kỳ giấy giờ hỗ trợ nào mà bạn cho rằng sẽ hỗ trợ thông tin được cung cấp cho nhân viên lãnh sự.
Cách Xin Thị Thực
Bước 1
Hoàn tất Mẫu Đơn xin Thị Thực Không Định cư Điện tử (DS-160).
Bước 2
Thanh toán lệ phí xét đơn xin Thị thực.
Bước 3
Lên lịch hẹn của bạn trên trang web này. Bạn sẽ cần thông tin sau để lên lịch hẹn:
Số hộ chiếu
Số biên nhận từ giấy biên nhận Phí xin Thị thực. (Nhấp vào đây nếu bạn cần trợ giúp tìm số này).
Số mã vạch gồm mười (10) chữ số từ trang xác nhận của DS-160 của bạn
Bước 4
Đến Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán Hoa Kỳ vào ngày và thời gian bạn phỏng vấn xin Thị thực. Bạn phải mang theo bản in thư hẹn, trang xác nhận DS-160, một ảnh chụp trong vòng sáu tháng gần đây, hộ chiếu hiện tại và tất cả hộ chiếu cũ của bạn. Những đơn xin không có đầy đủ các giấy tờ này sẽ không được chấp nhận.
Giấy tờ Hỗ trợ
Giấy tờ hỗ trợ chỉ là một trong nhiều yếu tố mà viên chức lãnh sự sẽ cân nhắc trong cuộc phỏng vấn của bạn. Viên chức lãnh sự sẽ xem xét từng đơn xin Thị thực và cân nhắc các yếu tố về công việc, xã hội, văn hóa và các yếu tố khác trong khi quyết định. Viên chức lãnh sự có thể xem xét dự định cụ thể của bạn, hoàn cảnh gia đình, kế hoạch và dự định lâu dài trong quốc gia thường trú của bạn. Mỗi hồ sơ được kiểm tra riêng và phù hợp với mỗi cân nhắc theo luật.
Lưu ý: Không xuất trình giấy tờ giả. Gian lận hoặc trình bày sai có thể dẫn đến việc không đủ điều kiện xin Thị thực vĩnh viễn. Nếu đương đơn quan tâm đến vấn đề bảo mật, hãy mang theo giấy tờ đến Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán Hoa Kỳ trong một phong bì được dán kín. Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán Hoa Kỳ sẽ không tiết lộ thông tin này cho bất kỳ ai và sẽ tôn trọng tính bảo mật của thông tin.
Bạn nên mang theo những giấy tờ sau đến buổi phỏng vấn. Giấy tờ gốc luôn được ưu tiên hơn so với bản sao và bạn phải mang theo những giấy tờ này đến buổi phỏng vấn. Không gửi bất kỳ giấy tờ hỗ trợ nào qua fax, email hoặc đường bưu điện đến Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán Hoa Kỳ.
Thư mời từ doanh nghiệp hoặc đơn vị tổ chức tại Hoa Kỳ nếu mục đích chuyến đi là công tác hoặc dự hội nghị hoặc tham gia đào tạo chuyên môn.
Hồ sơ hình sự/tòa án liên quan đến bất kỳ vụ bắt giữ hoặc kết án ở bất cứ nơi nào, ngay cả khi bạn đã kết thúc bản án hoặc được ân xá sau đó.
Ngoài ra, dựa theo mục đích của chuyến đi, bạn nên cân nhắc mang theo những giấy tờ sau:
Học sinh
Mang theo kết quả học tập, bảng điểm và bằng cấp mới nhất.
Thăm họ hàng
Mang theo bản sao bằng chứng về tình trạng của người họ hàng (chẳng hạn như Thẻ Xanh, chứng nhận nhập tịch, Thị thực hợp lệ, v.v.). Mang theo bằng chứng gia hạn lưu trú với USCIS nếu quý vị từng ở lại Hoa Kỳ lâu hơn thời hạn của thị thực cho phép trước đây.
Khách trước đây đã đến Hoa Kỳ
Nếu trước đây bạn đã ở Hoa Kỳ, bất kỳ giấy tờ nào chứng thực cho tình trạng định cư hoặc Thị thực của bạn.
Giấy tờ Hỗ trợ đối với các Đương đơn tìm Dịch vụ Chăm sóc Y tế
Nếu bạn muốn đến Hoa Kỳ để điều trị y tế, bạn nên chuẩn bị xuất trình giấy tờ sau ngoài những giấy tờ được liệt kê ở trên và những giấy tờ mà viên chức lãnh sự có thể yêu cầu:
Chẩn đoán y tế của bác sĩ trong nước giải thích về bản chất của căn bệnh và lý do bạn cần điều trị tại Hoa Kỳ.
Thư của bác sĩ hoặc cơ sở y tế tại Hoa Kỳ thể hiện sự sẵn sàng điều trị căn bệnh cụ thể này và nêu chi tiết về thời gian và chi phí điều trị dự kiến (bao gồm lệ phí cho bác sĩ, lệ phí nằm viện và tất cả chi phí liên quan đến y tế).
Bản tuyên bố về trách nhiệm tài chính của các cá nhân hoặc tổ chức thanh toán chi phí đi lại, điều trị y tế và ăn ở của bạn. Các cá nhân đảm bảo thanh toán những chi phí này phải cung cấp bằng chứng về khả năng thực hiện của họ, thường bằng mẫu đơn của ngân hàng hoặc các bản sao kê khác về thu nhập/tiền tiết kiệm hoặc bản sao tờ khai thuế thu nhập đã được chứng nhận.
Hệ thống cập nhật thị thực điện tử (EVUS)
Theo thỏa thuận được ký kết giữa chính phủ Hoa Kỳ và Trung Quốc về việc gia hạn hiệu lực thị thực, kể từ ngày 29 tháng 11 năm 2016, các công dân Trung Quốc có thị thực Hoa Kỳ loại B1, B2 hay B1/B2 thời hạn 10 năm được cấp trên hộ chiếu Trung Quốc sẽ phải cập nhật thông tin cá nhân và các thông tin khác của đơn xin thị thực trên hệ thống hai năm một lần, hoặc ngay khi được cấp hộ chiếu mới hoặc thị thực Hoa Kỳ mới diện B1, B2 hay B1/B2, tùy theo trường hợp nào đến trước. Hệ thống này gọi là EVUS – Hệ thống cập nhật thị thực điện tử.
Trang web Hệ thống cập nhật thị thực điện tử EVUS hiện đã được công bố, quý khách có thể đăng ký tại địa chỉ www.EVUS.gov. Hiện nay Cục Hải quan & Biên phòng Hoa Kỳ (CBP) sẽ không thu phí đăng ký EVUS. CBP dự kiến sẽ triển khai việc thu phí đăng ký EVUS, tuy nhiên hiện vẫn chưa có thời gian áp dụng cụ thể. Cho đến khi việc thu phí được áp dụng, đương đơn có thể đăng ký đơn EVUS miễn phí. Bộ An ninh Nội địa Hoa Kỳ và & CBP sẽ cập nhật cho quý khách được biết khi có thông tin mới. Để có thêm thông tin chi tiết, vui lòng truy cập vào trang www.cbp.gov/EVUS
Thông tin Thêm
Để biết thêm thông tin về Thị thực công tác và du lịch, truy cập trang web của Bộ Ngoại giao.
CHÚ Ý: Khi nộp đơn xin Thị thực, yêu cầu đương đơn phải nộp một tấm hình mới được chụp không quá 6 tháng. Hình không đạt yêu cầu nói trên có thể khiến hồ sơ xin Thị thực bị trì hoãn.
Danh sách giấy tờ cần cho hồ sơ xin cấp thị thực (Đi công tác/hội chợ/hội nghị ) Tại Đức.
Tất cả các bộ hồ sơ xin thị thực Schengen cần phải có:
1. Đơn xin cấp thị thực (link) được điền đầy đủ và được ký tên bởi người nộp đơn.
(Để điền đơn, quý vị vui lòng chọn ngôn ngữ mẹ đẻ của mình hoặc ngôn ngữ mẹ đẻ của người nộp đơn – nếu có thể. Như vậy, tất cả các thông tin giải thích trong đơn sẽ được hiển thị bằng ngôn ngữ này.)
2. Hai ảnh hộ chiếu sinh trắc học (Fotomustertafel) chụp gần đây, ảnh phải giống nhau (cỡ 45mm x 35mm).
Đề nghị chỉ dán một ảnh vào đơn xin cấp thị thực (một ảnh còn lại không được dán, vì cần dùng để scan).
3. Hộ chiếu hoặc giấy tờ đi lại chính thức (Đề nghị không dùng bao bọc/vỏ bao hộ chiếu!).
Xin lưu ý: Hộ chiếu hoặc giấy tờ đi lại của quý vị phải còn giá trị ít nhất 3 tháng kể từ ngày quý vị rời khỏi khu vực Schengen. Hộ chiếu hay giấy tờ đi lại phải còn ít nhất 2 trang trống dành cho thị thực và không được cấp trước đó quá 10 năm.
4. Trường hợp người nộp đơn không phải là công dân Việt Nam: Giấy phép cư trú Việt Nam cho người nước ngoài.
5. Giấy tờ thể hiện tính chất chuyến công tác và quan hệ kinh doanh giữa các công ty có liên quan ở Đức và Việt Nam (nếu có, bao gồm thông tin về việc ai sẽ chi trả cho chuyến công tác, chỗ ở và tất cả các chi phí khác tại Đức):
a) Thư mời của công ty / cơ quan chức năng tại Đức với địa chỉ đầy đủ, nêu rõ mục đích và thời gian (lịch trình chính xác!) của chuyến công tác và/ hoặc
b) Thông tin về sự kiện / hội nghị / hội chợ thương mại sẽ tham dự tại Đức với nội dung chi tiết về nhà tổ chức / đơn vị mời, với địa chỉ đầy đủ tại Đức, thời gian (lịch trình chính xác!) của sự kiện và lý do tham dự (ví dụ như xác nhận tham dự hội nghị, vé tham quan hội chợ thương mại, đàm phán hợp đồng, v.v.),
c) Giấy tờ thể hiện sự tồn tại quan hệ thương mại hoặc quan hệ công việc trong đó có nêu thông tin về công ty ở Đức và ở Việt Nam,
d) Chỉ áp dụng cho người tham gia trưng bày tại hội chợ: Giấy tờ về hội chợ thương mại thể hiện người nộp đơn tham gia trưng bày tại đó như vé tham gia hội chợ dành cho người trưng bày / hóa đơn xác nhận trả tiền thuê gian hàng trưng bày / thư xác nhận. Người nộp đơn sẽ được cấp thị thực miễn phí nếu trình các giấy tờ nêu trên và trong giấy tờ có nêu tên của người nộp đơn và / hoặc người sử dụng lao động.
6. Bằng chứng về việc làm (nếu có):
a) Hợp đồng lao động nêu rõ vị trí/chức vụ, thời gian làm việc,
b) Sao kê tài khoản ngân hàng (không phải sổ tiết kiệm),
c) Xác nhận của bên sử dụng lao động về việc cử người nộp đơn đi công tác,
d) Sổ bảo hiểm xã hội.
7. Chỉ dành cho người nộp đơn là chủ sở hữu công ty hoặc là người tự hành nghề:
a) Chứng nhận đăng ký kinh doanh,
b) Báo cáo thuế của công ty trong 3 tháng gần nhất.
8. Chứng minh tài chính cho toàn bộ chuyến đi:
a) Sao kê tài khoản ngân hàng (không phải sổ tiết kiệm) và/hoặc
b) Tuyên bố của công ty Đức về việc sẽ chi trả chi phí theo điều 66-68 Luật Cư trú (Kostenübernahmeerklärung nach §§ 66-68 AufenthG) và/hoặc
c) Xác nhận của công ty Việt Nam về việc công ty sẽ chi trả toàn bộ chi phí cho chuyến đi.
9. Giấy tờ về gia đình của người nộp đơn:
a) Giấy chứng nhận kết hôn (nếu có) + Giấy chứng minh nhân dân/thẻ căn cước của vợ/chồng + Giấy phép cư trú của vợ/chồng, nếu họ hiện đang cư trú tại khu vực EU / Schengen,
b) Giấy khai sinh của tất cả các con của người nộp đơn (nếu có) + Giấy chứng minh nhân dân/thẻ căn cước của tất cả các con + Giấy phép cư trú của các con, nếu các con hiện đang cư trú tại khu vực EU / Schengen,
c) Sổ hộ khẩu gia đình hoặc Xác nhận thông tin về cư trú do Cơ quan Công an cấp.
10. Lịch trình đi và đặt phòng khách sạn/ chỗ ở riêng:
a) Xác nhận đặt phòng/đăng ký giữ chỗ khách sạn hợp lệ (hiện có) hoặc bằng chứng về chổ ở riêng với địa chỉ đầy đủ (tên khách sạn, đường, thành phố, mã bưu điện, thông tin liên hệ, mã số đặt phòng…),
b) Lịch trình đi.
11. Bằng chứng về những thị thực Schengen trước đây (nếu có):
Bản gốc hộ chiếu hay giấy tờ đi lại đã hết hạn/cũ ngoài giấy tờ nêu ở mục số 3.
12. Bảo hiểm y tế du lịch bắt buộc (Bảo hiểm phải có giá trị cho tất cả các nước Schengen và cho toàn bộ thời gian lưu trú dự kiến, bao gồm cả chi phí điều trị khẩn cấp và vận chuyển về nước vì lý do y tế, mức bảo hiểm tối thiểu là 30.000 EUR).