Xử phạt hành vi gây ô nhiễm môi trường năm 2022

Xử phạt hành vi gây ô nhiễm môi trường theo Nghị định mới nhất năm 2022. Hãy tham khảo những quy định pháp luật mới nhất về xử lý hành vi gây ô nhiễm môi trường với Luật Quốc Bảo thông qua bài viết dưới đây.  

Nếu bạn cần hỗ trợ pháp lý hay bất kỳ thắc mắc có mong muốn được giải đáp nhanh chóng, vui lòng liên hệ với Luật Quốc Bảo qua số hotline/zalo: 076 338 7788. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc cho quý khách miễn phí. 

Sau đây là các điều khoản căn cứ pháp lý liên quan đến xử phạt hành vi gây ô nhiễm môi trường:

Mục lục

Căn cứ điểm đ khoản 1 Điều 12 Nghị định 45/2022/NĐ-CP

đ) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi không dừng ngay hoạt động vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải hoặc không báo cáo kịp thời tới cơ quan cấp giấy phép môi trường, cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp gây ra sự cố môi trường hoặc gây ô nhiễm môi trường.

Căn cứ điểm đ khoản 2 Điều 12 Nghị định 45/2022/NĐ-CP

đ) Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi không dừng ngay hoạt động vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải hoặc không báo cáo kịp thời tới cơ quan cấp giấy phép môi trường, cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp gây ra sự cố môi trường hoặc gây ô nhiễm môi trường.

Căn cứ điểm đ khoản 3 Điều 12 Nghị định 45/2022/NĐ-CP

đ) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với hành vi không dừng ngay hoạt động vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải hoặc không báo cáo kịp thời tới cơ quan cấp giấy phép môi trường, cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp gây ra sự cố môi trường hoặc gây ô nhiễm môi trường.

Căn cứ khoản 6 Điều 15 Nghị định 45/2022/NĐ-CP

  1. Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với hành vi cố tình xây lắp, lắp đặt đường ống, điểm xả nước thải ra ngoài môi trường không có biển báo, ký hiệu rõ ràng, ở vị trí không thể thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát, giám sát theo quy định; pha loãng nước thải, khí thải sau xử lý trước khi xả ra ngoài môi trường nhằm đạt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải;

không di dời cơ sở để bảo đảm khoảng cách an toàn về môi trường đối với khu dân cư theo lộ trình do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định; không hạn chế, tạm dừng hoặc điều chỉnh thời gian hoạt động của cơ sở sản xuất có lưu lượng xả bụi, khí thải lưu lượng lớn ra môi trường

và thuộc loại hình sản xuất có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường theo chỉ đạo thực hiện các biện pháp khẩn cấp của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật trong trường hợp chất lượng môi trường không khí bị ô nhiễm nghiêm trọng.

Căn cứ khoản 8 Điều 18 Nghị định 45/2022/NĐ-CP

  1. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Đình chỉ hoạt động của nguồn phát sinh chất thải gây ô nhiễm môi trường của cơ sở từ 03 tháng đến 06 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại các điểm i, k, l, m, n, o, p, q, r, s, t và u khoản 4, các điểm h, i, k, l, m, n, o, p, q, r, s và t khoản 5 và các điểm g, h, i, k, l, m, n, o, p, q, r và s khoản 6 Điều này;

Căn cứ điểm b khoản 9 Điều 18 Nghị định 45/2022/NĐ-CP

b) Buộc chi trả kinh phí trưng cầu giám định, kiểm định, đo đạc và phân tích mẫu môi trường trong trường hợp có vi phạm về xả chất thải vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường hoặc gây ô nhiễm môi trường theo định mức, đơn giá hiện hành đối với các vi phạm quy định tại Điều này.

Căn cứ điểm a khoản 12 Điều 19 Nghị định 45/2022/NĐ-CP

  1. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Đình chỉ hoạt động của nguồn phát sinh chất thải gây ô nhiễm môi trường của cơ sở từ 03 tháng đến 06 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại các điểm h, i, k, l, m, n, o, p, q, r, s và t khoản 4, các điểm g, h, i, k, l, m, n, o, p, q, r và s khoản 5, các điểm e, g, h, i và k khoản 6, các điểm h, i và k khoản 7, các điểm g, h, i và k khoản 8 và các điểm e, g, h, i và k khoản 9 Điều này;

Căn cứ điểm b khoản 13 Điều 19 Nghị định 45/2022/NĐ-CP

b) Buộc chi trả kinh phí trưng cầu giám định, kiểm định, đo đạc và phân tích mẫu môi trường trong trường hợp có vi phạm về xả chất thải vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường hoặc gây ô nhiễm môi trường theo định mức, đơn giá hiện hành đối với các vi phạm quy định tại Điều này.

Xử phạt hành vi gây ô nhiễm môi trường
Xử phạt hành vi gây ô nhiễm môi trường

Căn cứ điểm a khoản 7 Điều 20 Nghị định 45/2022/NĐ-CP

  1. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Đình chỉ hoạt động của nguồn phát sinh chất thải gây ô nhiễm môi trường của cơ sở từ 03 tháng đến 06 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại các điểm i, k, l, m, n, o, p, q, r và s khoản 2, các điểm h, i, k, l, m, n, o, p, q và r khoản 3, các điểm g, h, i, k, l, m, n, o, p và q khoản 4 và các điểm e, g, h, i, k, l, m, n, o và p khoản 5 Điều này;

Căn cứ điểm b khoản 8 Điều 20 Nghị định 45/2022/NĐ-CP

b) Buộc chi trả kinh phí trưng cầu giám định, kiểm định, đo đạc và phân tích mẫu môi trường trong trường hợp có vi phạm về xả chất thải vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường hoặc gây ô nhiễm môi trường theo định mức, đơn giá hiện hành đối với các vi phạm quy định tại Điều này.

Căn cứ điểm a khoản 8 Điều 21 Nghị định 45/2022/NĐ-CP

  1. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Đình chỉ hoạt động của nguồn phát sinh chất thải gây ô nhiễm môi trường của cơ sở từ 03 tháng đến 06 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại các điểm h, i, k, l, m, n, o, p, q và r khoản 2, các điểm g, h, i, k, l, m, n, o, p và q khoản 3, các điểm e, g, h, i, k, l, m, n, o và p khoản 4 và các điểm đ, e, g, h, i, k, l, m, n và o khoản 5 Điều này;

Căn cứ điểm b khoản 9 Điều 21 Nghị định 45/2022/NĐ-CP

b) Buộc chi trả kinh phí trưng cầu giám định, kiểm định, đo đạc và phân tích mẫu môi trường trong trường hợp có vi phạm về xả chất thải vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường hoặc gây ô nhiễm môi trường theo định mức, đơn giá hiện hành đối với các vi phạm quy định tại Điều này.

Căn cứ Điều 24, Điều 25 Nghị định 45/2022/NĐ-CP

Điều 24. Hành vi gây ô nhiễm đất, nước, không khí; gây ô nhiễm môi trường kéo dài

  1. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi rò rỉ, thải hóa chất độc vào môi trường đất, nước trái quy định về bảo vệ môi trường.
  2. Đối với hành vi thải các nguồn gây dịch bệnh vào môi trường bị áp dụng hình thức xử phạt theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế.
  3. Đối với hành vi gây ô nhiễm đất, nước (nước ngầm, nước mặt bên trong và ngoài khuôn viên của cơ sở) hoặc không khí vượt quy chuẩn kỹ thuật về môi trường đất, nước, không khí xung quanh bị xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với trường hợp hàm lượng chất gây ô nhiễm (thông số môi trường) trong đất, nước hoặc không khí vượt quy chuẩn kỹ thuật dưới 03 lần đối với thông số môi trường nguy hại hoặc dưới 05 lần đối với thông số môi trường thông thường;

b) Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với trường hợp hàm lượng chất gây ô nhiễm (thông số môi trường) trong đất, nước hoặc không khí vượt quy chuẩn kỹ thuật từ 03 lần đến dưới 05 lần đối với thông số môi trường nguy hại hoặc từ 05 lần đến dưới 10 lần đối với thông số môi trường thông thường;

c) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với trường hợp hàm lượng chất gây ô nhiễm (thông số môi trường) trong đất, nước hoặc không khí vượt quy chuẩn kỹ thuật từ 05 lần trở lên đối với thông số môi trường nguy hại hoặc từ 10 lần trở lên đối với thông số môi trường thông thường.

4. Phạt tăng thêm từ 20% đến 30% của mức tiền phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại các Điều 18, 19, 20 và 21; khoản 4 Điều 25, điểm d khoản 5 và khoản 8 Điều 26; điểm a khoản 6, khoản 7, điểm b khoản 8 Điều 29; khoản 7, điểm b khoản 8 Điều 30; khoản 7, điểm b khoản 8 Điều 31;

các khoản 4 và 5 Điều 36 hoặc vi phạm trong phân khu phục hồi sinh thái, khu bảo vệ nghiêm ngặt của khu bảo tồn mà làm hàm lượng chất gây ô nhiễm trong đất, nước

hoặc không khí vượt quy chuẩn kỹ thuật về môi trường đất, nước, không khí xung quanh đến dưới 03 lần đối với thông số môi trường nguy hại hoặc dưới 05 lần đối với thông số môi trường thông thường. Tổng mức phạt đối với mỗi hành vi vi phạm không quá 1.000.000.000 đồng.

5. Phạt tăng thêm từ 30% đến 40% của mức tiền phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại các điều 18, 19, 20 và 21; khoản 4 Điều 25, điểm d khoản 5 và khoản 8 Điều 26; điểm a khoản 6, khoản 7, điểm b khoản 8 Điều 29; khoản 7, điểm b khoản 8 Điều 30; khoản 7, điểm b khoản 8 Điều 31;

các khoản 4 và 5 Điều 36 hoặc vi phạm trong phân khu phục hồi sinh thái, khu bảo vệ nghiêm ngặt của khu bảo tồn mà làm hàm lượng chất gây ô nhiễm trong đất, nước hoặc không khí vượt quy chuẩn kỹ thuật về môi trường đất, nước, không khí xung quanh từ 03 lần đến dưới 05 lần đối với thông số môi trường nguy hại hoặc từ 05 lần đến dưới 10 lần đối với thông số môi trường thông thường.

Tổng mức phạt đối với mỗi hành vi vi phạm không quá 1.000.000.000 đồng.

6. Phạt tăng thêm từ 40% đến 50% của mức tiền phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại các 18, 19, 20 và 21; khoản 4 Điều 25, điểm d khoản 5 và khoản 8 Điều 26; điểm a khoản 6, khoản 7, điểm b khoản 8 Điều 29; khoản 7, điểm b khoản 8 Điều 30; khoản 7, điểm b khoản 8 Điều 31;

các khoản 4 và 5 Điều 36 hoặc vi phạm trong phân khu phục hồi sinh thái, khu bảo vệ nghiêm ngặt của khu bảo tồn mà làm hàm lượng chất gây ô nhiễm trong đất, nước hoặc không khí vượt quy chuẩn kỹ thuật về môi trường đất, nước, không khí xung quanh từ 05 lần trở lên đối với thông số môi trường nguy hại hoặc từ 10 lần trở lên đối với thông số môi trường thông thường.

Tổng mức phạt đối với mỗi hành vi vi phạm không quá 1.000.000.000 đồng.

7. Phạt tiền tăng thêm từ 130.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với hành vi gây ô nhiễm môi trường trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi sau mà tiếp tục tái phạm và hết thời hạn khắc phục hậu quả vi phạm mà chưa khắc phục được:

a) Xả nước thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải từ 03 lần trở lên với thông số môi trường thông thường hoặc từ 02 lần trở lên đối với thông số môi trường nguy hại;

b) Xả khí thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải từ 02 lần trở lên đối với thông số môi trường thông thường hoặc từ 1,5 lần trở lên đối với thông số môi trường nguy hại;

c) Gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 10 dBA trở lên hoặc gây độ rung vượt quy chuẩn kỹ thuật về độ rung từ 20 dB trở lên.

8. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tước quyền sử dụng giấy phép môi trường của cơ sở đối với cơ sở đã được cấp giấy phép môi trường từ 03 tháng đến 06 tháng đối với các trường hợp vi phạm quy định tại điểm a khoản 3 và khoản 4 Điều này;

b) Đình chỉ hoạt động của cơ sở đối với cơ sở không thuộc đối tượng quy định tại điểm a khoản này từ 03 tháng đến 06 tháng đối với các trường hợp vi phạm quy định tại điểm a khoản 3 và khoản 4 Điều này;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép môi trường của cơ sở đối với cơ sở đã được cấp giấy phép môi trường từ 06 tháng đến 09 tháng đối với các trường hợp vi phạm quy định tại điểm b, điểm c khoản 3, khoản 5, khoản 7 Điều này;

d) Đình chỉ hoạt động của cơ sở đối với cơ sở không thuộc đối tượng quy định tại điểm c khoản này từ 06 tháng đến 09 tháng đối với các trường hợp vi phạm quy định tại điểm b, điểm c khoản 3, khoản 5 và khoản 7 Điều này.

9. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc phải khôi phục lại tình trạng môi trường ban đầu hoặc phục hồi môi trường theo quy định, thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm quy định tại Điều này gây ra;

b) Buộc chi trả kinh phí trưng cầu giám định, kiểm định, đo đạc và phân tích mẫu môi trường trong trường hợp có vi phạm về xả chất thải vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường hoặc gây ô nhiễm môi trường theo định mức, đơn giá hiện hành đối với các vi phạm quy định tại Điều này.

Điều 25. Vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường nơi công cộng, khu đô thị, khu dân cư; vận chuyển nguyên liệu, vật liệu, hàng hóa gây ô nhiễm môi trường

  1. Phạt cảnh cáo đối với hành vi không niêm yết quy định về giữ gìn vệ sinh môi trường ở nơi công cộng.
  2. Hành vi thu gom, thải rác thải trái quy định về bảo vệ môi trường bị xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 150.000 đồng đối với hành vi vứt, thải, bỏ đầu, mẩu, tàn thuốc lá không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng;

b) Phạt tiền từ 150.000 đồng đến 250.000 đồng đối với hành vi vệ sinh cá nhân (tiểu tiện, đại tiện) không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng;

c) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi vứt, thải, bỏ rác thải, đổ nước thải không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng, trừ vi phạm quy định tại điểm d khoản này;

d) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi vứt, thải, bỏ rác thải trên vỉa hè, lòng đường hoặc vào hệ thống thoát nước thải đô thị hoặc hệ thống thoát nước mặt; đổ nước thải không đúng quy định trên vỉa hè, lòng đường phố; thải bỏ chất thải nhựa phát sinh từ sinh hoạt vào ao hồ, kênh rạch, sông, suối, biển.

3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi vận chuyển nguyên liệu, vật liệu không che chắn hoặc để rơi vãi ra môi trường trong khi tham gia giao thông.

4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi không sử dụng thiết bị, phương tiện chuyên dụng trong quá trình vận chuyển vật liệu, hàng hóa làm rò rỉ, phát tán ra môi trường.

5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hoạt động quản lý công viên, khu vui chơi, giải trí, lễ hội, khu du lịch, chợ, nhà ga, bến xe, bến tàu, bến cảng, bến phà và khu vực công cộng khác có một trong các hành vi sau đây:

a) Không có đủ công trình vệ sinh công cộng, phương tiện, thiết bị thu gom chất thải đáp ứng yêu cầu giữ gìn vệ sinh môi trường theo quy định;

b) Không thu gom chất thải trong phạm vi quản lý theo quy định;

c) Không bố trí nhân lực thu gom chất thải, làm vệ sinh môi trường trong phạm vi quản lý; không có cán bộ, tổ hoặc đội bảo vệ môi trường để kiểm tra, giám sát theo quy định.

6. Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với chủ đầu tư xây dựng khu đô thị, khu dân cư tập trung có hành vi vi phạm về bảo vệ môi trường sau đây:

a) Không có mạng lưới thoát nước mưa, nước thải riêng biệt; không có công trình vệ sinh nơi công cộng đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường;

b) Không có hệ thống thu gom, xử lý nước thải đồng bộ, phù hợp với quy hoạch đã được phê duyệt;

c) Không có thiết bị, phương tiện, địa điểm để phân loại tại nguồn, thu gom, lưu giữ chất thải rắn sinh hoạt phù hợp với lượng, loại chất thải phát sinh từ hộ gia đình, cá nhân trong khu dân cư tập trung;

d) Không đảm bảo diện tích cây xanh, mặt nước, không gian thoáng trong khu đô thị, khu dân cư tập trung theo quy định.

7. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu; nếu gây ô nhiễm môi trường phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do vi phạm hành chính gây ra đối với trường hợp vi phạm tại điểm c, d khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều này;

b) Buộc phải xây dựng, lắp đặt công trình bảo vệ môi trường theo quy định trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm quy định tại điểm a, b, c khoản 6 Điều này;

c) Buộc phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường theo quy định và báo cáo kết quả đã khắc phục xong hậu quả vi phạm trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm quy định tại khoản 5, khoản 6 Điều này gây ra.

Căn cứ khoản 9 Điều 26 Nghị định 45/2022/NĐ-CP

  1. Phạt tăng thêm từ 40% đến 50% số tiền phạt so với mức phạt tiền tương ứng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 8 Điều này trong trường hợp gây ô nhiễm môi trường hoặc chất thải rắn thông thường có chứa các thông số môi trường nguy hại vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường xung quanh. Tổng mức phạt đối với mỗi hành vi vi phạm không quá 1.000.000.000 đồng.

Căn cứ điểm b khoản 13 Điều 26 Nghị định 45/2022/NĐ-CP

b) Buộc chi trả kinh phí trưng cầu giám định, kiểm định, đo đạc và phân tích mẫu môi trường trong trường hợp có vi phạm về xả chất thải vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường hoặc gây ô nhiễm môi trường theo định mức, đơn giá hiện hành đối với các vi phạm quy định tại khoản 9, khoản 10 Điều này;

Xử phạt hành vi gây ô nhiễm môi trường
Xử phạt hành vi gây ô nhiễm môi trường

Căn cứ điểm a khoản 6 Điều 29 Nghị định 45/2022/NĐ-CP

  1. Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây, trừ các trường hợp hành vi tội phạm về môi trường:

a) Làm tràn đổ chất thải nguy hại hoặc để xảy ra sự cố tràn đổ chất thải nguy hại ra môi trường đất, nước ngầm, nước mặt gây ô nhiễm môi trường;

Căn cứ điểm b khoản 9 Điều 29 Nghị định 45/2022/NĐ-CP

b) Buộc chi trả kinh phí trưng cầu giám định, kiểm định, đo đạc và phân tích mẫu môi trường trong trường hợp có vi phạm về xả chất thải vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường hoặc gây ô nhiễm môi trường theo định mức, đơn giá hiện hành đối với các vi phạm quy định tại Điều này;

Căn cứ điểm c khoản 9 Điều 31 Nghị định 45/2022/NĐ-CP

c) Buộc chi trả kinh phí trưng cầu giám định, kiểm định, đo đạc và phân tích mẫu môi trường trong trường hợp có vi phạm về xả chất thải vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường hoặc gây ô nhiễm môi trường theo định mức, đơn giá hiện hành đối với các vi phạm quy định tại Điều này;

Căn cứ điểm b khoản 5 Điều 34 Nghị định 45/2022/NĐ-CP

b) Buộc chi trả kinh phí trưng cầu giám định, kiểm định, đo đạc và phân tích mẫu môi trường trong trường hợp có vi phạm về xả chất thải vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường hoặc gây ô nhiễm môi trường theo định mức, đơn giá hiện hành đối với các vi phạm quy định tại Điều này;

Căn cứ điểm b khoản 8 Điều 35 Nghị định 45/2022/NĐ-CP

b) Buộc chi trả kinh phí trưng cầu giám định, kiểm định, đo đạc và phân tích mẫu môi trường trong trường hợp có vi phạm về nhập khẩu phế liệu vi phạm quy chuẩn kỹ thuật môi trường hoặc gây ô nhiễm môi trường theo định mức, đơn giá hiện hành đối với các vi phạm quy định tại Điều này;

Căn cứ điểm a khoản 7 Điều 36 Nghị định 45/2022/NĐ-CP

  1. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc chi trả kinh phí trưng cầu giám định, kiểm định, đo đạc và phân tích mẫu môi trường trong trường hợp có vi phạm về xả chất thải vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường hoặc gây ô nhiễm môi trường theo định mức, đơn giá hiện hành đối với các vi phạm quy định tại Điều này;

Căn cứ điểm a khoản 13 Điều 39 Nghị định 45/2022/NĐ-CP

  1. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc chi trả kinh phí trưng cầu giám định, kiểm định, đo đạc và phân tích mẫu môi trường trong trường hợp có vi phạm để xảy ra tràn dầu hoặc gây ô nhiễm môi trường theo định mức, đơn giá hiện hành đối với các vi phạm quy định tại Điều này;

Căn cứ điểm a khoản 3 Điều 40 Nghị định 45/2022/NĐ-CP

  1. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Đình chỉ hoạt động của nguồn phát sinh chất thải gây ô nhiễm môi trường của cơ sở từ 03 tháng đến 06 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này;

Căn cứ Điều 41 và Điều 69 Nghị định 45/2022/NĐ-CP

Điều 41. Vi phạm quy định về bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp

  1. Phạt tiền từ 2.500.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi đốt ngoài trời phụ phẩm từ cây trồng cạnh khu vực dân cư, sân bay, các tuyến giao thông chính.
  2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi không đăng ký, kiểm kê, báo cáo và quản lý thông tin về hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật và thuốc thú y theo quy định; sử dụng hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y sai quy định và gây ô nhiễm môi trường.
  3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện việc đánh giá và kiểm soát hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y theo quy định.
  4. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, hóa chất đã hết hạn sử dụng hoặc ngoài danh mục cho phép và gây ô nhiễm môi trường.
  5. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi nhập khẩu hóa chất, vật liệu chứa hóa chất nguy hại không đáp ứng quy định về bảo vệ môi trường.
  6. Hình thức xử phạt bổ sung:

Đình chỉ hoạt động của nguồn phát sinh chất thải gây ô nhiễm môi trường của cơ sở từ 09 tháng đến 12 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại các khoản 4 và 5 Điều này.

Điều 69. Thủ tục tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn, bị đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc bị buộc áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan

  1. Thủ tục tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn đối với tổ chức, cá nhân quy định tại Chương II của Nghị định này thực hiện theo quy định tại Luật Xử lý vi phạm hành chính.
  2. Đối với cá nhân, tổ chức bị tước quyền sử dụng giấy phép môi trường có thời hạn hoặc bị đình chỉ hoạt động có thời hạn mà có liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh và dịch vụ gây ô nhiễm môi trường thì trách nhiệm của các cơ quan tổ chức thực hiện quyết định xử phạt như sau:

a) Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, các bộ, ngành liên quan chỉ đạo các cơ quan tổ chức thực hiện việc tước quyền sử dụng giấy phép môi trường có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn đối với các trường hợp thuộc thẩm quyền cấp giấy phép môi trường của bộ như sau:

Ban Quản lý các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, cơ quan của người đã xử phạt, Công an nhân dân các cấp, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có cá nhân, tổ chức vi phạm

và các cơ quan có liên quan tổ chức niêm phong nhà xưởng, máy móc, trang thiết bị của cá nhân, tổ chức đó vào ngày bắt đầu áp dụng hình thức tước quyền sử dụng giấy phép môi trường có thời hạn

hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn được ghi trong quyết định xử phạt trong trường hợp cá nhân, tổ chức vi phạm nằm trong khu vực của Ban Quản lý các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao;

Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với cơ quan của người đã xử phạt, Công an nhân dân các cấp, Ủy ban nhân dân cấp huyện, xã nơi có cá nhân, tổ chức vi phạm

và các cơ quan có liên quan tổ chức niêm phong nhà xưởng, máy móc, trang thiết bị của cá nhân, tổ chức đó vào ngày bắt đầu áp dụng hình thức tước quyền sử dụng giấy phép môi trường có thời hạn

hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn được ghi trong quyết định xử phạt trong trường hợp cá nhân, tổ chức vi phạm không thuộc trường hợp trong khu vực của Ban Quản lý các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và nằm trên địa bàn 02 huyện trở lên;

Ủy ban nhân dân cấp huyện chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, cơ quan của người đã xử phạt, Công an cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có cá nhân, tổ chức vi phạm và các cơ quan có liên quan tổ chức niêm phong nhà xưởng, máy móc, trang thiết bị của cá nhân, tổ chức đó vào ngày bắt đầu áp dụng hình thức tước quyền sử dụng giấy phép môi trường có thời hạn

hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn được ghi trong quyết định xử phạt trong trường hợp cá nhân, tổ chức vi phạm không thuộc trường hợp trong khu vực của Ban Quản lý các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và nằm trên địa bàn 01 huyện.

b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo tổ chức thực hiện việc tước quyền sử dụng giấy phép môi trường có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn đối với các trường hợp thuộc thẩm quyền cấp giấy phép môi trường của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh như sau:

Ban Quản lý các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, cơ quan của người đã xử phạt, Công an nhân dân các cấp, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có cá nhân, tổ chức vi phạm

và các cơ quan có liên quan tổ chức niêm phong nhà xưởng, máy móc, trang thiết bị của cá nhân, tổ chức đó vào ngày bắt đầu áp dụng hình thức tước quyền sử dụng giấy phép môi trường có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn được ghi trong quyết định xử phạt trong trường hợp cá nhân, tổ chức vi phạm nằm trong khu vực của Ban Quản lý các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao;

Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với cơ quan của người đã xử phạt, Công an nhân dân các cấp, Ủy ban nhân dân cấp huyện, xã nơi có cá nhân, tổ chức vi phạm và các cơ quan có liên quan tổ chức niêm phong nhà xưởng, máy móc, trang thiết bị của cá nhân, tổ chức đó vào ngày bắt đầu áp dụng hình thức tước quyền sử dụng giấy phép môi trường có thời hạn

hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn được ghi trong quyết định xử phạt trong trường hợp cá nhân, tổ chức vi phạm không thuộc trường hợp trong khu vực của Ban Quản lý các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và nằm trên địa bàn 02 huyện trở lên;

Ủy ban nhân dân cấp huyện chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, cơ quan của người đã xử phạt, Công an cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có cá nhân, tổ chức vi phạm và các cơ quan có liên quan tổ chức niêm phong nhà xưởng, máy móc, trang thiết bị của cá nhân, tổ chức đó vào ngày bắt đầu áp dụng hình thức tước quyền sử dụng giấy phép môi trường có thời hạn

hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn được ghi trong quyết định xử phạt trong trường hợp cá nhân, tổ chức vi phạm không thuộc trường hợp trong khu vực của Ban Quản lý các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và nằm trên địa bàn 01 huyện;

c) Ủy ban nhân dân cấp huyện chủ trì, phối hợp với cơ quan của người đã xử phạt, Công an cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có cá nhân, tổ chức vi phạm và các cơ quan có liên quan tổ chức niêm phong nhà xưởng, máy móc, trang thiết bị của cá nhân, tổ chức đó vào ngày bắt đầu áp dụng hình thức tước quyền sử dụng giấy phép môi trường có thời hạn

hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn được ghi trong quyết định xử phạt đối với trường hợp cá nhân, tổ chức vi phạm thuộc thẩm quyền cấp giấy phép môi trường của Ủy ban nhân dân cấp huyện.

3. Trách nhiệm của cá nhân, tổ chức bị tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn, bị đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc bị buộc áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm được quy định như sau:

a) Cá nhân, tổ chức bị tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn hoặc bị đình chỉ hoạt động có thời hạn phải nghiêm chỉnh chấp hành quyết định xử phạt, tạo điều kiện thuận lợi để các cơ quan chức năng hoàn thành nhiệm vụ và chỉ được phép hoạt động trở lại khi đã được cơ quan có thẩm quyền xác nhận đã khắc phục xong hậu quả vi phạm;

b) Cá nhân, tổ chức bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm phải nghiêm chỉnh chấp hành quyết định xử phạt, báo cáo kết quả thực hiện về cơ quan đã xử phạt và cơ quan đã cấp giấy phép để kiểm tra, giám sát;

c) Đối với các trường hợp vi phạm gây ô nhiễm môi trường hoặc phải cải tạo, nâng cấp và xây dựng các công trình bảo vệ môi trường, cá nhân, tổ chức vi phạm phải khẩn trương khắc phục hậu quả vi phạm.

Sau khi đã khắc phục xong hậu quả vi phạm, cá nhân, tổ chức phải gửi báo cáo kế hoạch vận hành thử nghiệm các công trình bảo vệ môi trường đã khắc phục cho cơ quan có thẩm quyền quy định tại điểm a khoản 1 Điều 70 của Nghị định này để kiểm tra, giám sát và cho phép vận hành thử nghiệm theo quy định.

Trên đây là quy định về xử phạt hành vi gây ô nhiễm môi trường theo Nghị định mới năm 2022 do các chuyên gia, tư vấn của công ty Luật Quốc Bảo biên soạn tư vấn. Nếu bạn cần hỗ trợ pháp lý hay bất kỳ thắc mắc có mong muốn được giải đáp nhanh chóng, vui lòng liên hệ với Luật Quốc Bảo qua số hotline/zalo: 076 338 7788. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc cho quý khách miễn phí.

5/5 - (2 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.