Hiện nay, hoạt động cho vay nặng lãi đang diễn ra rất phức tạp và tinh vi kéo theo nhiều hệ lụy trong xã hội. Nhiều trường hợp, khi người vay đến trả nợ nhưng không trả hoặc không còn khả năng trả nợ sẽ bị bên cho vay khủng bố về tinh thần, bắt người trái phép, chiếm đoạt, hủy hoại tài sản. Vì vậy, câu hỏi là: Cho vay nặng lãi là gì? Cơ quan nhà nước có quy định xử phạt hành vi này như thế nào? Số tiền thu được bất hợp pháp từ cho vay nặng lãi được xử lý như thế nào? Luật Quốc Bảo sẽ giải đáp những thắc mắc này qua bài viết dưới đây.
Mục lục
- 1 Thế nào là cho vay nặng lãi
- 2 Lãi suất bao nhiêu thì được coi là cho vay nặng lãi, thế nào là cho vay nặng lãi?
- 3 Các yếu tố cấu thành tội phạm (Tội cho vay nặng lãi trong giao dịch dân sự)
- 4 Mức xử phạt đối với hành vi cho vay nặng lãi, thế nào là cho vay nặng lãi
- 5 Những vấn đề liên quan đến cho vay nặng lãi
- 6 Thủ tục trình báo Công an cho vay nặng lãi
Thế nào là cho vay nặng lãi
Cho vay nặng lãi (hay còn gọi là lãi suất cắt cổ) là hành vi cho vay tiền với lãi suất quá cao, vượt quá mức cho phép hoặc quy định của pháp luật. Đây là một hành vi bất hợp pháp và độc hại cho người vay tiền vì họ sẽ phải trả lại số tiền vay với lãi suất rất cao, thậm chí có thể gấp đôi hoặc gấp ba so với số tiền vay ban đầu.
Cho vay nặng lãi thường được thực hiện bởi các tổ chức tín dụng không chính thức hoặc các cá nhân không có giấy phép kinh doanh trong lĩnh vực tài chính. Họ sẽ lợi dụng tình trạng khó khăn tài chính của người vay để ép họ ký hợp đồng cho vay với lãi suất cắt cổ.
Việc cho vay nặng lãi là một hành vi xấu và bất hợp pháp. Nếu bạn gặp phải tình huống này, hãy tìm cách giải quyết bằng các giải pháp pháp lý hoặc tìm kiếm sự giúp đỡ từ các tổ chức chính phủ hoặc các tổ chức phi lợi nhuận chuyên về tài chính và tiền tệ.
Cho vay nặng lãi là hình thức cho vay tiền với lãi suất cao. Theo đó, Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về lãi suất đối với giao dịch vay tiền tại khoản 1 Điều 468 như sau:
“Lãi suất vay do các bên thỏa thuận.
Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất. Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.”
Theo đó, khi giao kết hợp đồng, các bên có quyền thỏa thuận về mức lãi suất cụ thể nhưng không được vượt quá 20% khoản tiền vay.
Mặc dù pháp luật quy định lãi suất cho vay tối đa, nhưng trên thực tế, các bên thường thỏa thuận về mức lãi suất cho vay cao gấp nhiều lần mức tối đa mà pháp luật cho phép. Đồng thời, trong một số trường hợp, các khoản vay nóng với lãi suất quá cao cũng có thể bị xử lý hình sự.
Lãi suất bao nhiêu thì được coi là cho vay nặng lãi, thế nào là cho vay nặng lãi?
Thứ nhất, về lãi suất cho vay, căn cứ điều 468 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về lãi suất. Pháp luật quy định lãi suất để các bên thỏa thuận, nhưng không được vượt quá 20%/năm số tiền vay. Trường hợp bên cho vay yêu cầu lãi suất lớn hơn 20%/năm thì được coi là cho vay nặng lãi.
Ngoài ra, Bộ luật Dân sự 2015 còn quy định về trách nhiệm trả lãi trong trường hợp bên vay chậm thực hiện nghĩa vụ trả nợ. Căn cứ khoản 5 Điều 466 Bộ Luật Dân sự 2015:
Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau:
a) Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này;
b) Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
Thứ hai, về việc xử phạt tội cho vay nặng lãi, căn cứ khoản 1 điều 201 Bộ luật Hình sự 2015 về tội cho vay nặng lãi trong giao dịch dân sự:
Người nào trong giao dịch dân sự mà cho vay với lãi suất gấp 05 lần mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật dân sự, thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
Các yếu tố cấu thành tội phạm (Tội cho vay nặng lãi trong giao dịch dân sự)
Chủ thể
Người có năng lực trách nhiệm hình sự và từ đủ 16 tuổi trở lên.
Khách thể
Tội phạm xâm phạm trật tự quản lý của Nhà nước về việc cho vay trong giao dịch dân sự.
Mặt chủ quan
Động cơ hành vi là thu lợi bất chính. Người cho vay biết việc cho vay lãi suất cao là vi phạm pháp luật nhưng vẫn thực hiện vì lợi nhuận. Lỗi của người phạm tội trong trường hợp này là lỗi cố ý.
Mặt khách quan
Hành vi khách quan của tội là hành vi cho vay tiền với lãi suất cao gấp 05 lần mức lại suất cao nhất trong giao dịch dân sự. Theo đó, giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. Theo quy định tại khoản 1 Điều 468 Bộ luật Dân sự năm 2015, trong hợp đồng vay tài sản, trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp pháp luật có liên quan quy định khác.
Như vậy, trong giao dịch dân sự mà cho vay với lãi gấp 05 lần trở lên của mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật Dân sự năm 2015 là cho vay với lãi suất từ 100%/năm trở lên.
Tuy nhiên, hành vi cho vay với lãi suất 100%/năm trở lên chỉ cấy thành tội cho vay lãi nặng nếu thuộc một trong hai trường hợp:
– Trường hợp 1: Thu lợi bất chính 30.000.000 đồng trở lên
– Trường hợp 2: Thu lợi bất chính dưới 30.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi cho vay lãi nặng hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
Mức xử phạt đối với hành vi cho vay nặng lãi, thế nào là cho vay nặng lãi
Tùy theo mức lãi suất thu được, đối tượng của hành vi cho vay nặng lãi có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Quy định về mức xử phạt hành chính
Căn cứ điểm d khoản 3 Điều 11 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định hành vi cho vay tiền có cầm cố tài sản, nhưng lãi suất cho vay vượt quá 150% lãi suất cơ bản do Ngân hàng nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm cho vay bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng.
Quy định về truy cứu trách nhiệm hình sự
Căn cứ Điều 201 của Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định về tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự như sau:
Người nào trong giao dịch dân sự mà cho vay với lãi suất gấp 05 lần mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật Dân sự (Điều 468), thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
Phạm tội thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt từ từ 06 tháng đến 03 năm.
Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Trường hợp vi phạm quy định của Điều 201 của Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 về tội cho vay lãi nặng là việc các bên thỏa thuận với nhau về mức lãi suất gấp 05 lần lãi suất cơ bản quy định tại Điều 468 của Bộ luật Dân sự năm 2015.
Những vấn đề liên quan đến cho vay nặng lãi
Cơ sở pháp lý
– Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017.
– Bộ luật Dân sự năm 2015.
– Bộ luật Tố tụng hình sự 2015.
– Nghị định số 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình.
– Công văn 212/TANDTC-PC 2019 thông báo kết quả giải đáp trực tuyến vướng mắc trong xét xử.
– Thông tư liên tịch số 01/2017/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BTP quy định những trường hợp cần thiết phải trưng cầu giám định tư pháp trong giải quyết vụ án, vụ việc về tham nhũng, kinh tế.
Khoản tiền thu lợi bất chính để xác định trách nhiệm hình sự
Khoản tiền thu lợi bất chính để xác định trách nhiệm hình sự là tổng số tiền lãi thu được sau khi trừ đi số tiền lãi tương ứng với mức lãi suất theo quy định của Bộ luật Dân sự.
Nếu hành vi cho vay lãi nặng được thực hiện một cách liên tục, kế tiếp nhau về mặt thời gian thì khoản tiền thu lợi bất chính để xác định trách nhiệm hình sự là tổng số tiền lãi mà người phạm tội thu được của tất cả những người vay.
Xử lý khoản tiền người phạm tội dùng để cho vay và khoản lãi tương ứng với mức lãi suất 20%/năm
Đối với khoản tiền cho vay (tiền gốc) được xác định là phương tiện phạm tội, nên bị tịch thu sung quỹ Nhà nước.
Đối với khoản tiền lãi tương ứng với mức lãi suất 20%/năm là khoản tiền phát sinh từ tội phạm. Để bảo đảm yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm thì Tòa án phải tuyên tịch thu sung công quỹ nhà nước khoản tiền này.
Xử lý khoản tiền thu lợi bất chính mà người phạm tội thu được từ việc cho vay lãi nặng
Khoản tiền mà người phạm tội thu lợi bất chính của người vay là khoản tiền lãi tương ứng với mức lãi suất trên 20%/năm được trả lại cho người vay tiền, trừ trường hợp người sử dụng tiền vay vào mục đích bất hợp pháp (như đánh bạc, mua bán trái phép chất ma túy…) thì khoản tiền thu lợi bất chính bị tịch thu sung công quỹ Nhà nước.
Tư cách tham gia tố tụng của người vay tiền trong vụ án cho vay nặng lãi trong giao dịch dân sự
Theo quy định tại Điều 65 của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 thì người vay tiền trong vụ án cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án.
Trưng cầu giám định về tiền lãi trong vụ án cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự
Việc xác định tiền lãi, tiền lãi nặng trong vụ án cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự không thuộc trường hợp bắt buộc phải trưng cầu giám định tư pháp.
Thủ tục trình báo Công an cho vay nặng lãi
Trên thực tế, tình trạng cho vay nặng lãi khá phổ biến với hình thức cho vay nhanh, đơn giản nhưng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Khi đã thu thập được tài liệu, chứng cứ chứng minh tội cho vay nặng lãi thì có thể trình báo cơ quan có thẩm quyền.
– Có thể tố cáo trực tiếp hoặc gửi đơn đến Cơ quan công an điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án hoặc tới các cơ quan khác, tổ chức để tố giác hành vi cho vay nặng lãi. Tuy nhiên để xử lý nhanh nhất nên trực tiếp đến Cơ quan công an điều tra cấp huyện để tố giác. Sau khi tiến hành xác minh có dấu hiệu của tội phạm, Cơ quan công an điều tra sẽ tiến khởi tố và giải quyết vụ án theo quy định của pháp luật.
Thủ tục trình báo Công an cho vay nặng lãi hiện nay
Thực hiện tố cáo như sau:
- Ghi âm lại tất cả những cuộc nói chuyện giữa bạn và bên cho vay nặng lãi, tiến hành thu thập các bằng chứng phạm tội của chúng đầy đủ và chi tiết nhất.
- Liên hệ với đường dây nóng để tố cáo các app cho vay nặng lãi.
- Gửi các bằng chứng mà bạn đã thu thập được lên các cơ quan điều tra để được tiếp nhận và xử lý
Mẫu đơn tố cáo tội cho vay nặng lãi:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———————————
…., ngày…. tháng….. năm……..
ĐƠN TỐ CÁO HÀNH VI CHO VAY NẶNG LÃI
Kính gửi: – Công an xã (phường, thị trấn) (1)……
– Ông…… – Trưởng Công an xã……
– Căn cứ Bộ luật hình sự năm 2015 được sửa đổi, bổ sung năm 2017.
Tôi tên là: (2)…….. Sinh năm:……
Chứng minh nhân dân:……. Do CA…… cấp ngày…./…./……
Địa chỉ thường trú:……
Hiện đang cư trú tại:……
Số điện thoại:………
(Nếu là tổ chức thì trình bày như sau:
Công ty:……
Địa chỉ trụ sở:………
Giấy CNĐKDN số:…… do Sở Kế hoạch và đầu tư…… cấp ngày…./…../…….
Hotline:………. Số Fax:………
Người đại diện theo pháp luật: Ông/Bà………….
Chức vụ:…… Sinh năm:………
Chứng minh nhân dân:……. Do CA……. cấp ngày…./…./…
Địa chỉ thường trú:………
Hiện đang cư trú tại:……
Số điện thoại:……
Căn cứ đại diện:………)
Tôi xin trình bày với Quý cơ quan sự việc sau:
…………
(Nêu các sự kiện dẫn đến việc bạn nộp đơn này, tức là các sự kiện dẫn đến việc bạn phát hiện ra việc cho vay nặng lãi của người này, về khoảng thời gian xảy ra vi phạm. vi phạm, hậu quả của vi phạm, v.v.)
Căn cứ Điều 201 Bộ luật hình sự năm 2015 được sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định:
“Điều 201. Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự
1.Người nào trong giao dịch dân sự mà cho vay với lãi suất gấp 05 lần trở lên của mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật Dân sự, thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
2.Phạm tội mà thu lợi bất chính 100.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
3.Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”
Tôi nhận thấy hành vi cho vay nặng lãi của đối tượng:(33)……
Sinh năm:……
Chứng minh nhân dân:…. Do CA………cấp ngày…./…./……
Địa chỉ thường trú:……
Hiện đang cư trú tại:……
Số điện thoại:……
(Trường hợp không nắm được tất cả các thông tin trên, bạn chỉ cần nêu ra những thông tin mà bạn biết rõ)
Là hành vi vi phạm tại Điều 201 Bộ luật hình sự năm 2015 được sửa đổi, bổ sung năm 2017 và đối tượng…………. phải bị xử lý theo quy định này.
Do vậy, tôi làm đơn này để kính đề nghị Quý cơ quan xem xét, tổ chức các hoạt động điều tra, xác minh và có các biện pháp xử lý thích hợp với đối tượng…………. và…………… bởi hành vi vi phạm trên. Bên cạnh đó, tôi kính mong Quý cơ quan xem xét những yêu cầu sau:
1./…
2./…… (liệt kê các đề nghị của bạn về việc giải quyết, như, yêu cầu về chấm dứt hành vi vi phạm,…)
Tôi xin cam đoan những thông tin mà mình đã nêu trên là đúng sự thật và xin chịu trách nhiệm về tính chính xác của những thông tin trên.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Người làm đơn (Ký và ghi rõ họ tên) |
Hướng dẫn soạn thảo mẫu đơn:
Người viết đơn phải đảm bảo chính xác cả về nội dung lẫn hình thức mẫu đơn, thông tin đơn tố cáo phải đảm bảo tính chính xác, tránh trường hợp thông tin không chính xác gây ảnh hưởng đến người bị tố cáo.
(1) Ghi rõ tên cơ quan tiếp nhận tố cáo.
(2) Thông tin của người tố cáo được ghi đầy đủ: họ và tên, năm sinh, số chứng minh nhân dân, địa chỉ thường trú…
(3) Họ chức vụ và hành vi vi phạm pháp luật của người bị tố cáo.
Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết của Luật Quốc Bảo.