Phòng chống vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường là gì? Nhận thức về phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường và những quy định pháp luật về vấn đề bảo vệ môi trường, từ đó, giúp mọi người có kiến thức và hiểu biết hơn, phòng tránh tình trạng có hành vi vi phạm không mong muốn xảy ra.
Nếu bạn cần hỗ trợ pháp lý hay bất kỳ thắc mắc có mong muốn được giải đáp nhanh chóng, vui lòng liên hệ với Luật Quốc Bảo qua số hotline/zalo: 076 338 7788. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc cho quý khách miễn phí.
Mục lục
- 1 Khái niệm, đặc điểm, biện pháp phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường
- 2 Đặc điểm:
- 3 Nội dung, biện pháp phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường
- 4 1. Nội dung phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường
- 4.1 2. Biện pháp phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường
- 4.1.1 a) Các biện pháp phòng, chống chung:
- 4.1.2 b) Các biện pháp phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường cụ thể:
- 4.1.2.1 Nhìn chung, hoạt động tham mưu của các chủ thể bao gồm:
- 4.1.2.2 Để thực hiện tốt nội dung nêu trên các lực lượng có liên quan làm tốt những nội dung cụ thể sau:
- 4.1.2.3 Về hình thức tuyên truyền, lực lượng Cảnh sát môi trường có thể trựctiếp tiến hành các hoạt động tuyên truyền thông qua các buổi nói chuyện chuyên đề hoặc qua các hội nghị.
- 4.1.3 Tội phạm và vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường đều là các hiện tượng tiêu cực xã hội, có nguyên nhân phát sinh bởi các nhân tố tiêu cực ngay trong xã hội.
- 4.2 Về hình thức tổ chức vận động quần chúng:
- 4.3 Những giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng chống tội phạm về môi trường
- 4.4 Chủ thể và quan hệ phối hợp trong phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường
- 4.5 Kết luận
- 5 Thực trạng tội phạm môi trường
Khái niệm, đặc điểm, biện pháp phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường
Khái niệm
Phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường: Là hoạt động các cơ quan nhà nước, các tố chức xã hội và công dân bằng việc sử dụng tống hợpcác biện pháp, phương tiện nhằm ngăn chặn, hạn chế tình hình vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường; phát hiện, loại trừ các nguyên nhân, điều kiện của vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường; khi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường xảy ra thì hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả tác hại, kịp thời phát hiện,điều tra, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.
Đặc điểm:
– Chủ thể tiến hành tham gia phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường rất đa dạng.
Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, quyền hành được quy định trong các văn bản pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành để tiến hành các hoạt động phòng ngừa cũng như điều tra, xử lý phù hợp.
– Biện pháp tiến hành phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường được triển khai đồng bộ, có sự kết hợp hài hòa giữa các biện pháp phòng ngừa (phòng ngừa xã hội và phòng ngừa nghiệp vụ của cơ quan chuyên môn) với các biện pháp điều tra, xử lý đối với các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường (cả tội phạm và vi phạm hành chính).
– Phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường có liên quan trựctiếp đến việc sử dụng các công cụ phương tiện nghiệp vụ và ứng dụng tiến bộ của khoa học công nghệ.
– Phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường có sự phối kếthợp chặt chẽ giữa các chủ thể tham gia trên cơ sở chức năng, quyền hạn được phân công.
Nội dung, biện pháp phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường
1. Nội dung phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường
– Nắm tình hình vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, nghiên cứu làm rõ những vấn đề có tính quy luật trong hoạt động vi phạm pháp luật của các đối tượng.
Trong phạm vi nhiệm vụ, các cơ quan chuyên môn cần nắm vững:
+ Số vụ vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường xảy ra trong từng thời gian(từng quý, năm) trên từng địa bàn cụ thể gắn với lĩnh vực công tác chuyên môn;
+ Các loại vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường xảy ra phổ biến (tộiphạm ha vi phạm hành chính; các hành vi vi phạm cụ thể về gây ô nhiễm môi trường, hủy hoại tài nguyên, môi trường, làm lây lan dịch bệnh,…);
+ Lĩnh vực xảy ra nhiều là những lĩnh vực nào;
+ Đối tượng gây ra các vụ vi phạm thuộc loại người nào trong xã hội quốc tịch, dân tộc (nhân thân của đối tượng); các pháp nhân thương mại nào là chủ yếu (công ty cổ phần, công ty TNHH, các cơ sở sản xuất, kinh doanh cóđăng ký pháp nhân,…)
+ Phương thức, thủ đoạn hoạt động; Hậu quả, tác hại gây ra cho xã hộivà cho nhân dân…
– Xác định và làm rõ các nguyên nhân, điều kiện của vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường
Tiến hành nghiên cứu tìm ra những nguyên nhân, điều kiện của tình trạng vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường trong giai đoạn hiện nay vànguyên nhân, điều kiện của từng loại vi phạm cụ thể, từng vụ việc vi phạm cụ thể.
Xác định rõ các nguyên nhân và điều kiện thuộc ngành nào, lĩnh vực nào cụ thể.
Trên cơ sở đó, cần kiến nghị với các ngành, các cấp và trực tiếp tiến hànhbịt kín những sơ hở thiếu sót, những hiện tượng tiêu cực làm phát sinh vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.
– Xây dựng các kế hoạch, biện pháp, các giải pháp chủ động hạn chế cácnguyên nhân, khắc phục các điều kiện của vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.
Nội dung này đòi hỏi các cơ quan, tổ chức phải xây dựng các phương án,các kế hoạch cụ thể, những giải pháp để phòng, chống vi phạm pháp luật về bảovệ môi trường.
Trong đó phải xác định rõ những công việc phải làm trước mắt,những việc phải làm dâu lài, các lực lượng tham gia hỗ trợ, các biện pháp cụ thể sẽ sử dụng.
– Tổ chức lực lượng tiến hành các hoạt động khắc phục các nguyên nhân,điều kiện của tội phạm về môi trường, từng bước kiềm chế, đẩy lùi tình trạng viphạm pháp luật về bảo vệ môi trường.
Đây là nội dung cụ thể đòi hỏi các lực lượng, cơ quan chuyên môn tổchức thực hiện các phương án, kế hoạch đã đề ra.
Huy động sức mạnh tổng hợpcủa các ngành, các cấp, các đoàn thể, các tổ chức quần chúng tham gia vào cuộc đấu tranh.
Trong đó lực lượng Công an là lực lượng chủ công, nòng cốt, xung kích sử dụng đồng bộ các biện pháp bao gồm các biện pháp chung của toàn xã hội và các biện pháp nghiệp vụ chuyên môn của mình để đấu tranh với các hiện tượng tiêu cực xã hội là nguyên nhân nảy sinh vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường ở từng lĩnh vực, trên từng địa bàn nhằm hạn chế sự gia tăng tội phạm về môi trường, tiến tới loại trừ vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường ra khỏi đờisống xã hội trong tương lai.
– Tiến hành các hoạt động điều tra, xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường. Khi tội phạm về môi trường xảy ra, căn cứ vào tính chất mức độ, mức độcủa hành vi phạm tội mà các cơ quan chuyên môn có thẩm quyền (Công an,Viện Kiểm sát, Tòa án,…) sẽ tiến hành các hoạt động điều tra, truy tố, xết xử.
Đối với các vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường tùy theo cơ quanchuyên môn nào phát hiện (Công an, Thanh tra chuyên ngành, Quản lý thị trưởng, Hải Quan, Kiểm lâm,…) sẽ tiến hành xử lý hành chính theo thẩm quyền.
2. Biện pháp phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường
a) Các biện pháp phòng, chống chung:
– Biện pháp tổ chức – hành chính: Xây dựng, hoàn thiện cơ cấu tổ chứccác cơ quan quản lý Nhà nước về môi trường, các chủ thể tham gia bảo vệ môitrường, nâng cao năng lực các cơ quan nhà nước, đơn vị kinh tế, các tổ chức xãhội, đoàn thể quần chúng và nhân dân trong bảo vệ môi trường; thể chế hoáđường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về bảo vệ môi trường…;
– Biện pháp kinh tế: Biện pháp này chủ yếu dùng các lợi ích vật chất để kích thích chủ thể thực hiện những hoạt động có lợi cho môi trường, bảo vệ môi trường và ngược lại xử lý, hạn chế lợi ích kinh tế của chủ thể vi phạm;
– Biện pháp khoa học – công nghệ: Là ứng dụng các biện pháp khoa họccông nghệ vào giải quyết những vấn đề môi trường;
– Biện pháp tuyên truyền, giáo dục: là giáo dục, tuyên truyền đường lốichính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước nhằm nâng cao nhận thức củacộng đồng vào việc bảo vệ môi trường;
– Biện pháp pháp luật là biện pháp xây dựng các quy phạm pháp luật vàtổ chức thực hiện, áp dụng pháp luật để điều chỉnh các quan hệ xã hội liên quanđến việc bảo vệ môi trường.
b) Các biện pháp phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường cụ thể:
– Tham mưu cho cấp ủy Đảng, chính quyền và các cơ quan, ban ngànhcó liên quan trong đấu tranh phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.
Tham mưu là một chức năng quan trọng của các cơ quan, tổ chức khitham gia các hoạt động nói chung.
Trong phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ cụ thể của các lực lượng có liên quan tới hoạt động phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trườngmà các cơ quan, tổ chức sẽ có các hoạt động tham mưu cụ thể khác nhau, nộidung, phương pháp khác nhau.
Nhìn chung, hoạt động tham mưu của các chủ thể bao gồm:
+ Tham mưu về nội dung của công tác phòng, chống vi phạm pháp luậtvề bảo vệ môi trường như trong việc kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế, xã hội, phát triển bền vững gắn với công tác bảo vệ môi trường, đảm bảo cho sựtrong lành của môi trường sống, an sinh xã hội.
Thể hiện ở các phương diện như: tham mưu cho các cơ quan chức năng có thẩm quyền trong xây dựng, ban hành hệ thống các văn bản pháp luật về môi trường, đấu tranh phòng, chống tộiphạm và vi phạm pháp luật về môi trường.
– Phối hợp với các cơ quan có liên quan tiến hành các hoạt động tuyên truyền, giáo dục quần chúng nhân dân tham gia tích cực vào công tác đấu tranh phòng chống tội phạm, vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.
Đây là một hoạt động mang tính xã hội và mang tính chiến lược cơ bản, lâu dài có ý nghĩa quan trọng trong biện pháp phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo vệ môitrường.
Chỉ khi nào quần chúng trong xã hội tự giác tham gia vào các hoạt động phòng, chống cụ thể thì khi đó hiệu quả của công tác phòng ngừa cũng như điều tra khám phá tội phạm và vi phạm pháp luật về môi trường mới được nâng cao, đáp ứng được với mục tiêu, yêu cầu đề ra.
Để thực hiện tốt nội dung nêu trên các lực lượng có liên quan làm tốt những nội dung cụ thể sau:
+ Tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho quần chúng nhân dân về ý thứctrách nhiệm trong công tác bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên.
Trên cơ sở đó đề xuất quần chúng nhân dân tự giác tham gia vào phòng ngừa và đấu tranh.
+ Tuyên truyền cho quần chúng nhân dân thấy được hậu quả trước mắt cũng như lâu dài do các hành vi phạm tội, vi phạm pháp luật về bảo vệ môitrường, tài nguyên gây ra cho xã hội và cho nhân dân, những ảnh hưởng nặng nề cho đời sống xã hội hiện tại và tương lai.
Trên cơ sở đó để quần chúng nhân dânkhông có các hành vi phạm tội và vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.
+ Tuyên truyền cho mọi người trong xã hội thấy được phương thức thủ đoạn hoạt động của tội phạm, vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, để quần chúng nhân dân cảnh giác không bị lôi kéo vào các hoạt động phạm tội; chủ động phát hiện và báo cho cơ quan chức năng (Công an, Viện Kiểm sát, Tòa án, Thanh tra chuyên ngành, Kiểm lâm, Hải quan,…) biết các hành vi vi phạm, đối tượng nghi vấn có liên quan đến tội phạm và vi phạm pháp luật khác về bảo vệ môi trường, có biện pháp ngăn chặn, xử lý kịp thời.
+ Tuyên truyền cho quần chúng nhân dân nắm được những kiến thức cơ bản về bảo vệ môi trường và phòng, chống tội phạm về môi trường.
Về hình thức tuyên truyền, lực lượng Cảnh sát môi trường có thể trựctiếp tiến hành các hoạt động tuyên truyền thông qua các buổi nói chuyện chuyên đề hoặc qua các hội nghị.
Hình thức về chuyên đề bảo vệ môi trường có thể phốihợp với các cơ quan thông tin đại chúng như đài phát thanh, vô tuyến truyền hình, các loại báo viết, …
hoặc thông qua nhà trường để có các nội dung tuyên truyền phù hợp; có sự phối hợp với các cơ quan văn hóa trong kẻ vẽ pano, áp phích. Hoặc tiến hành sân khấu hóa các nội dung cần tuyên truyền.
Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật về môi trường cho các thành viên trong xã hội. Tùytheo từng đối tượng cụ thể mà có các nội dung tuyên truyền, hình thức tuyên truyền cho phù hợp.
– Phối hợp với các lực lượng, các ngành có liên quan để vận động quần chúng tham gia tích cực vào hoạt động phòng, chống tội phạm, vi phạm hành chính về môi trường và bảo vệ môi trường.
Tội phạm và vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường đều là các hiện tượng tiêu cực xã hội, có nguyên nhân phát sinh bởi các nhân tố tiêu cực ngay trong xã hội.
Vì vậy, để đấu tranh loại trừ hiện tượng tiêu cực xã hội này cần phải huy động được đông đảo lực lượng của toàn xã hội tham gia.
Muốn vậy, các cơ quan chuyên môn cần làm tốt công tác vận động quần chúng, tổ chức cho quần chúng tham gia một cách tự giác vào các tổ chức phù hợp để đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp luật, phạm tội về bảo vệ môi trường môi trường nhằm bảo vệ môi trường.
Nội dung tổ chức vận động quần chúng tham gia tích cực vào công tác đấu tranh phòng chống tội phạm về môi trường bao gồm:
+ Tổ chức cho quần chúng tham gia vào các tổ chức xã hội phù hợp với điều kiện cụ thể của mỗi người, mỗi vùng để thông qua đó vận động quần chúng tham gia tích cực vào công tác bảo vệ môi trường, có các hành vi xâm hại đến môi trường.
+ Vận động quần chúng tham gia phát hiện, tố giác các hành vi vi phạm pháp luật, phạm tội về bảo vệ môi trường cho cơ quan công an và các cơ quan chức năng để có biện pháp ngăn chặn, xử lý.
Vận động quần chúng tham gia vào việc quản lý, giám sát, giáo dục các đối tượng có điều kiện, khả năng, có biểu hiện nghi vấn phạm tội về môi trường,tác động để các đối tượng từ bỏ ý định phạm tội về môi trường trở thành người có ích cho xã hội.
Vận động, tổ chức cho quần chúng tham gia trực tiếp vào công tác đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp luật và phạm tội về môi trường phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của mỗi người như:
Tham gia vào công tác kiểm điểm,giáo dục đối tượng, ngăn chặn hành vi phạm tội về môi trường.
Về hình thức tổ chức vận động quần chúng:
Phối hợp với các lực lượng có liên quan vận động quần chúng tham gia vào các hoạt động phòng ngừa tội phạm môi trường ở tại địa bàn cơ sở, nơi cư trú, cam kết thi đua giữ gìn môi trường xanh, sạch, đẹp, cam kết không vi phạmpháp luật về môi trường.
Sử dụng những người có uy tín trong dòng họ, thônxóm, khu phố, già làng, trưởng bản… để vận động quần chúng nhân dân ở địa bàn cơ sở tham gia vào công tác bảo vệ môi trường và đấu tranh chống các hành vi phạm tội, vi phạm pháp luật về môi trường.Tổ chức cho quần chúng tham gia vào các tổ chức xã hội phù hợp như:
Tổ dân phố, các câu lạc bộ, các tổ chức của các học sinh trong các nhà trường để thực hiện các hoạt động: xây dựng khu phố văn minh, đường phố, thôn xómxanh, sạch, đẹp… góp phần bảo vệ môi trường.
Sử dụng những người có uy tín để cảm hóa, giáo dục các đối tượng trong diện quản lý, tổ chức cho quần chúng tham gia kiểm điểm, giáo dục các đốitượng vi phạm; tổ chức tái hòa nhập cộng đồng cho các đối tượng phạm tội, vi phạm pháp luật về môi trường đi cơ sở giáo dục, trại cải tạo trở về địa phương.
Phối hợp với lực lượng có liên quan xây dựng lực lượng nòng cốt ở cơ sở (thôn xóm, khối phố, bản làng) để thực hiện nhiệm vụ xung kích trong bảo vệ môi trường ở địa bàn cơ sở, giáo dục đối tượng thuộc diện giáo dục ở cơ sở, vận động đối tượng phạm tội về môi trường ra đầu thú, ngăn chặn các hành vi xâmhại trực tiếp đến môi trường.
Việc tổ chức vận động quần chúng tham gia vào công tác đấu tranhphòng, chống tội phạm về môi trường, bảo vệ môi trường phải được tiến hành một cách thường xuyên, phải được lồng ghép vào vuệc thực hiện các chươngtrình phát triển kinh tế – xã hội ở địa phương.
Đặc biệt là phải gắn giữa phát triểnbền vững với bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó phải căn cứ vào từng đối tượng cụ thể để có các hình thức tổ chức vận động cụ thể phù hợp với điều kiện cụ thể của quần chúng, có như vậy mới phát huy được hiệu quả công tác vận động quần chúng trong đấu tranh phòng, chống tội phạm về môi trường.
– Sử dụng các hoạt động nghiệp vụ chuyên môn để phòng, chống viphạm pháp luật về bảo vệ môi trường.Các cơ quan chuyên môn như Công an, Viện Kiểm sát, Tòa án, Thanh tra chuyên ngành, Kiểm Lâm, Hải Quan, Quản lý Thị trường,… trong phạm vi chứcnăng, nhiệm vụ và thẩm quyền của mình được sử dụng các biện pháp nghiệp vụ để tiến các hoạt động phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường mộtcách hiệu quả.
Những giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng chống tội phạm về môi trường
Để nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm về môi trường ở Việt Nam hiện nay, theo chúng tôi, cần tập trung thực hiện các giải pháp sau:
Thứ nhất: Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục ý thức pháp luật về tội phạm môi trường.
Để nâng cao hiệu quả hoạt động phòng chống tội phạm về môi trường, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục ý thức pháp luật về tội phạm môi trường có vai trò vô cùng quan trọng.
Hiện nay, chúng ta có các Hội đồng phổ biến giáo dục pháp luật ở từng địa phương, cơ sở; Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật nói chung, pháp luật về bảo vệ môi trường và phòng, chống tội phạm về môi trường nói riêng đã thu được những kết quả nhất định.
Tuy nhiên, cũng phải thừa nhận rằng, công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật còn nặng về hình thức, hiệu quả chưa cao.
Nội dung tuyên truyền, phổ biến chưa sát với nhu cầu và điều kiện của đối tượng cần tuyên truyền, phổ biến nhất là người dân nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, đặc biệt là người cao tuổi. dân tộc thiểu số.
Chúng ta đang thiếu một hệ thống dịch vụ pháp lý đủ mạnh để giúp người dân và doanh nghiệp nắm vững pháp luật, hành động theo pháp luật trong hoạt động để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Mặt khác, thông tin pháp luật chưa kịp thời và thống nhất.
Vì vậy, cần thường xuyên, đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, giáo dục, trang bị kiến thức cần thiết cho người dân về bảo vệ môi trường, sinh thái, đặc biệt là các doanh nghiệp thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như sách báo, đài phát thanh, truyền hình … mới có thể nâng cao hiệu quả công tác phòng chống tội phạm về môi trường. hoạt động phòng chống ở Việt Nam hiện nay.
Thứ hai: Hoàn thiện các quy định của pháp luật hình sự về tội phạm môi trường.
Nước ta đang trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, cơ chế quản lý chưa thật đồng bộ, các chính sách kinh tế – xã hội còn nhiều bất cập.
Hệ thống pháp luật nước ta tuy đã có nhiều thay đổi về số lượng và chất lượng nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm, nhất là tội phạm về môi trường.
Vì vậy, cần tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật để tạo cơ sở pháp lý đầy đủ cho hoạt động phòng, chống tội phạm về môi trường.
Thứ ba: Nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan bảo vệ pháp luật trong đấu tranh phòng, chống tội phạm về môi trường.
* Đối với Cơ quan điều tra
Để nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động của Cơ quan điều tra trong đấu tranh phòng, chống tội phạm về môi trường, Cơ quan điều tra cần thực hiện tốt những việc sau:
Thứ nhất, nêu cao vai trò của quần chúng nhân dân trong đấu tranh phòng, chống tội phạm về môi trường.
Vì quần chúng nhân dân chính là tai mắt của lực lượng cảnh sát môi trường trong việc phát hiện các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.
Thứ hai, phòng, chống tội phạm về môi trường là một lĩnh vực nghiệp vụ mới của lực lượng Công an nhân dân.
Chứng cứ chứng minh hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường thường khó phát hiện, thu thập và bảo quản.
Hành vi xâm phạm môi trường đã diễn ra trong một thời gian dài, đến khi bị phát hiện đã gây ra hậu quả lớn, lan rộng cho xã hội.
Vì vậy, để đấu tranh hiệu quả với tội phạm về môi trường, cần nâng cao năng lực chuyên môn, tinh thần trách nhiệm của đội ngũ cán bộ điều tra.
Trước hết, mỗi cán bộ điều tra phải tuân thủ pháp luật, nắm vững các quy định của Bộ Công an về nhiệm vụ nghiệp vụ cơ bản của lực lượng cảnh sát môi trường.
Đặc biệt, cần nắm chắc đối tượng điều tra, nghiên cứu, đấu tranh, ngăn chặn, nhất là các hành vi vi phạm pháp luật về môi trường trong sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu, thăm dò, khai thác tài nguyên, môi trường. khu sinh thái, khu bảo tồn thiên nhiên, khu dân cư …
Ngoài ra, cán bộ điều tra viên phải thực hiện nhiệm vụ với tinh thần tích cực, khẩn trương, kiên quyết và thận trọng trong công tác điều tra tội phạm về môi trường.
Thứ ba, cần tổ chức nghiên cứu các đề tài khoa học, chuyên đề về bảo vệ môi trường, đấu tranh phòng, chống tội phạm về môi trường; đồng thời, tăng cường mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức đấu tranh phòng chống tội phạm về môi trường cho đội ngũ cán bộ điều tra.
Xây dựng hệ quy chiếu phục vụ công tác điều tra.
Thường xuyên mở các lớp tập huấn, hội thảo, tổng kết, rút kinh nghiệm về việc áp dụng các quy định của pháp luật hình sự về tội phạm môi trường của Cơ quan điều tra trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm về môi trường. loại tội phạm này.
Thứ tư, cần trang bị phương tiện, thiết bị kỹ thuật hiện đại trong công tác phòng ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường của lực lượng Công an nhân dân.
Đó là những thiết bị thử nghiệm; thu thập, bảo quản và vận chuyển mẫu; phân tích môi trường đất, nước, khí, chất rắn, phóng xạ …
Việc quản lý, sử dụng các phương tiện, thiết bị kỹ thuật này phải bảo đảm yêu cầu của Nhà nước về đo lường chất lượng và thực hiện theo đúng quy định, chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Công an.
Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trong quá trình hoạt động, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khi có yêu cầu của lực lượng Công an nhân dân phải nghiêm chỉnh chấp hành việc giám sát, phát hiện và xử lý vi phạm do phương tiện, thiết bị kỹ thuật về môi trường phát hiện và có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật.
Nghiêm cấm các hành vi cản trở, hạn chế, vô hiệu hóa tính năng kỹ thuật của phương tiện, thiết bị kỹ thuật môi trường.
Thứ năm, về phối hợp với các lực lượng, cần phối hợp với cơ quan tài nguyên và môi trường và các cơ quan chức năng khác có liên quan để trao đổi thông tin nắm bắt tình hình vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.
cũng như việc phát hiện tội phạm môi trường; xây dựng quy chế phối hợp liên ngành trên cơ sở đó, cơ quan điều tra cần phối hợp chặt chẽ với Tòa án, Viện kiểm sát trong việc điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tội phạm về môi trường để phòng ngừa tội phạm về môi trường. đảm bảo đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.
* Đối với Viện kiểm sát nhân dân
Viện kiểm sát nhân dân có chức năng kiểm sát các hoạt động tư pháp và thực hành quyền công tố.
Để nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm về môi trường, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Viện kiểm sát nhân dân các cấp phải tăng cường thực hiện tốt vai trò thực hành quyền. truy tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp, nhằm thúc đẩy phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm minh các tội phạm về môi trường, góp phần bảo đảm việc chấp hành pháp luật được nghiêm minh và thống nhất.
Việc phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm các tội phạm về môi trường không chỉ bảo đảm trừng trị, giáo dục người phạm tội mà còn có tác dụng răn đe, phòng ngừa chung đối với những đối tượng nguy cơ. cơ hội thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, đồng thời làm cho các đối tượng đã phạm tội không còn điều kiện dễ dàng tiếp tục phạm tội.
* Đối với Tòa án nhân dân
Tòa án nhân dân có vị trí trung tâm, hoạt động xét xử là trọng tâm trong hoạt động cải cách tư pháp, nhiệm vụ chính của Tòa án là nâng cao chất lượng xét xử, chống oan, bỏ lọt tội phạm. Việc áp dụng đúng pháp luật trong xét xử tội phạm về môi trường là một vấn đề quan trọng.
Từ việc xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật sẽ đề cao tính giáo dục, răn đe và phòng ngừa đối với người phạm tội.
Qua tổng kết thực tiễn xét xử, từ đó chỉ ra những nguyên nhân, điều kiện làm phát sinh loại tội phạm này, đề nghị cấp có thẩm quyền áp dụng các biện pháp khắc phục những tồn tại trong xây dựng và áp dụng pháp luật. luật.
Ngoài ra, cần khẩn trương thành lập Tòa án môi trường là Tòa chuyên trách thuộc hệ thống Tòa án nhân dân để chuyên xét xử các tội phạm về môi trường.
Thứ tư: Tăng cường mối quan hệ phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong phòng, chống tội phạm về môi trường; trang bị đầy đủ phương tiện, thiết bị kỹ thuật hiện đại và kinh phí để phục vụ công tác phòng, chống tội phạm về môi trường.
Thứ năm: Tăng cường ký kết hoặc gia nhập các công ước quốc tế trong lĩnh vực tội phạm về môi trường.
Nhà nước ta đang tích cực tham gia giải quyết các vấn đề toàn cầu.
Quan điểm tăng cường giao lưu, hợp tác quốc tế trong lĩnh vực phòng, chống tội phạm cần được quán triệt trong xây dựng và thực hiện pháp luật.
Hệ thống pháp luật hình sự nói chung và pháp luật về tội phạm môi trường nói riêng cần hài hòa với các chuẩn mực quốc tế, đồng thời nội luật hóa các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia. hợp tác, trao đổi pháp luật và thực hiện đầy đủ các cam kết quốc tế, góp phần tăng cường quan hệ hợp tác với các nước trên thế giới nhằm tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy quá trình hội nhập quốc tế của đất nước. nhất là với hội nhập kinh tế quốc tế, trên cơ sở giữ vững độc lập, tự chủ và định hướng xã hội chủ nghĩa.
Bên cạnh việc tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật trên cơ sở đối chiếu, so sánh với các cam kết, chuẩn mực trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết.
hoặc sẽ tham gia để các quy phạm pháp luật trong nước phù hợp với luật pháp quốc tế, đảm bảo thực hiện các cam kết quốc tế, chúng ta cũng cần khẩn trương ban hành các Nghị định, Thông tư hướng dẫn. thực hiện Luật ký kết, tiếp cận và thực hiện điều ước quốc tế, trong đó quy định rõ quy trình, cơ chế chuyển đổi quy phạm điều ước quốc tế vào hệ thống pháp luật Việt Nam và quy định điều kiện, thủ tục. thực hiện các điều ước quốc tế tại Việt Nam.
Thứ sáu: Hợp tác quốc tế trong phòng, chống tội phạm về môi trường.
Bảo vệ môi trường là vấn đề toàn cầu.
Vì vậy, Nhà nước cần có chính sách phù hợp để đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đấu tranh phòng, chống tội phạm về môi trường.
Ví dụ: Tham gia các diễn đàn, hội thảo, hội nghị về môi trường để thảo luận, trao đổi kinh nghiệm cũng như rút ra các bài học kinh nghiệm về bảo vệ môi trường; tranh thủ các nguồn tài trợ quốc tế.
Đặc biệt là của “Quỹ Môi trường toàn cầu” để huy động và nhận vốn vay nhằm mục đích phòng, chống tội phạm về môi trường.
Chủ thể và quan hệ phối hợp trong phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường
1. Chủ thể tham gia phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường:
– Đảng lãnh đạo Nhà nước, các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị và quần chúng nhân dân tham gia vào phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo vệmôi trường thông qua việc hoạch định các chủ trương, chính sách, ban hành cácvăn bản hướng dẫn, nghị quyết, chỉ thị.
Đảng lãnh đạo trực tiếp, nhiều mặt đốivới các cơ quan trực tiếp phòng, chống tội phạm về môi trường như Công annhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Toà án nhân dân…;
Kiểm tra, giám sát, kịpthời uốn nắn nhằm khắc phục những sai sót, tồn tại, bất cập của công tác phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.
– Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp: Là cơ quan quyền lực cao nhấtcủa Nhà nước và từng địa phương. Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp ban hành và hoàn thiện hệ thống pháp luật, ban hành các Pháp lệnh, Nghị quyết vềcông tác bảo vệ môi trường trong đó có công tác phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.
– Chính phủ và Ủy ban nhân dân các cấp: Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp thống nhất quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường trong phạm vi cảnước, ban hành các Nghị định, Nghị quyết, Quyết định,… về công tác bảo vệmôi trường.
Trực tiếp tiến hành:
+ Chỉ đạo và phân công, phân cấp cụ thể cho các Bộ, Ngành, các cơ quan đoàn thể xã hội trong phòng ngừa tội phạm và VPPL về BVMT;
+ Đề ra các chế độ, chính sách, cung cấp kinh phí, tạo điều kiện thuận lợicho các cơ quan tổ chức tiến hành hoạt động phòng, chống vi phạm pháp luật vềbảo vệ môi trường;
+ Sử dụng các cơ quan chuyên trách trực thuộc phạm vi quản lý tiếnhành các hoạt động phòng, chống tội phạm về môi trường (Công an, Viện Kiểmsát, Tòa án,…);
+ Chỉ đạo tiến hành thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động phòng, chốngtội phạm , vi phạm pháp luật khác về bảo vệ môi trường của các cơ quan domình quản lý, kịp thời sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện cả về tổ chức và các văn bảnđáp ứng yêu cầu phòng, chống tội phạm;
+ Có chính sách, biện pháp nhằm động viên, huy động sức mạnh toàndân tham gia phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường…
– Nhiệm vụ của Bộ Tài nguyên và môi trường: Bộ Tài nguyên và môi rường chịu trách nhiệm trước Chính phủ trong việc thực hiện quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường và có trách nhiệm ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường trong các lĩnh vực,
ban hành hệ thống quy chuẩn kỹ thuật quốc gia làm tiêu chuẩn đánh giá, xác định môi trường phục vụ công tác phòng, chống vi phạm pháp luật về môi trường, trình Chính phủ quyết định chính sách, chiến lược, kế hoạch quốc gia về bảo vệ môi trường; hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.
– Nhiệm vụ của Bộ Xây dựng:
Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trong phạm vi trách nhiệm được phân công.
Trực tiếp chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường đối vớicác hoạt động xây dựng cơ bản, xử lý chất thải rắn trong phạm vi trách nhiệm quản lý.
– Nhiệm vụ của Bộ Y tế:
Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về bảovệ môi trường trong phạm vi trách nhiệm được phân công.
Trực tiếp chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, ban hành quy chế quản lý chất thải y tế; công tác bảo vệmôi trường tại các cơ sở y tế.
– Nhiệm vụ của Bộ Thông tin truyền thông:
Thực hiện chức năng quản lýnhà nước về bảo vệ môi trường trong phạm vi trách nhiệm được phân công.
Trực tiếp chỉ đạo các cơ quan chức năng thuộc Bộ phối hợp với các ngành liênquan thống nhất nội dung đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục phòng,chống tội phạm và VPPL khác về bảo vệ môi trường nói riêng và công tác bảo vệ môi trường nói chung.
– Bộ Tư pháp: Bộ Tư pháp nghiên cứu, rà soát, sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật về BVMT trong lĩnh vực y tế, tạo hành lang pháp lý đầy đủ, vững chắc phục vụ công tác phòng ngừa VPPL môi trường.
– Bộ Tài chính: Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về bảo vệ môitrường trong phạm vi trách nhiệm được phân công. Trực tiếp chỉ đạo, hướng dẫn Tổng cục Hải Quan kiểm tra, giám sát chặt chẽ các hoạt động nhập khẩu từ nước ngoài vào Việt Nam có biểu hiện vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.
– Các tổ chức xã hội, đoàn thể quần chúng và công dân:
Các tổ chức xã hội gồm: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên như Tổng liênđoàn Lao động Việt Nam, Hội Nông dân, Đoàn Thanh niên Cộng sản, Hội Phụnữ, … là cơ sở chính trị vững chắc của Nhà nước có vị trí quan trọng trong côngtác bảo vệ môi trường nói chung, trong phòng, chống tội phạm và VPPL khác vềmôi trường nói riêng.
Những tổ chức này phối hợp, hỗ trợ cho chính quyền địaphương và các cơ quan chuyên trách soạn thảo, tham gia xây dựng kế hoạch phòng, chống tội phạm và VPPL khác về môi trường; trực tiếp tham gia thực hiện công tác phòng ngừa và tuyên truyền pháp luật về bảo vệ môi trường,phòng chống tội phạm, VPPL khác về môi trường.
– Trách nhiệm hộ gia đình và công dân: thực hiện tốt các quyền và nghĩavụ công dân đã được Hiến pháp, pháp luật quy định về công tác bảo vệ môi trường; chủ động phát hiện, tố giác các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môit rường; tham ghia cảm hoá giáo dục người phạm tội, giáo dục các thành viên trong gia đình mình có trách nhiệm và nghĩa vụ bảo vệ môi trường…;
Tích cực hợp tác, chia sẻ thông tin với các cơ quan Nhà nước, cơ quan bảo vệ pháp luật trong phát hiện, điều tra, xử lý các tội phạm về môi trường cũng như các hành vi vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường…
– Các cơ quan bảo vệ pháp luật (Công an, Viện kiểm sát, Toà án,…): cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa tội phạm về môi trường, tham mưu cho các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương đề ra các chủ trương, chínhsách phù hợp, kịp thời để phòng ngừa tội phạm, điều tra, xử lý nghiêm các hànhvi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, cụ thể là:
+ Nghiên cứu, phân tích, đánh giá tình trạng tội phạm và VPPL khác về môi trường; xác định nguyên nhân, điều kiện của nó, từ đó tham mưu, đề xuất, kiến nghị trong việc hoách định các chính sách, áp dụng các biện pháp hành vivi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường có hiệu quả;
+ Sử dụng các biện pháp theo luật định và các biện pháp nghiệp vụ chuyên môn theo chức năng cụ thể để trực tiếp tiến hành phòng, chống tội phạm về môi trường;
+ Làm lực lượng nòng cốt, xung kích trong việc phối hợp, hướng dẫn các cơ quan nhà nước khác, các tổ chức xã hội, đoàn thể quần chúng và nhândân trong quá trình phòng, chống tội phạm về môi trường;
Theo quy định thì Bộ Công an có trách nhiệm tiến hành các biện pháp phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh chống tội phạm và các VPPL khác về BVMT; phối hợp xây dựng các văn bản pháp luật về phòng ngừa tội phạm và BVMT; huy động lực lượng ứng phó, khắc phục sự cố môi trường; chỉ đạo, hướng dẫn,kiểm tra, thanh tra công tác BVMT trong lực lượng vũ trang thuộc thẩm quyền quản lý.
Trong các cơ quan bảo vệ pháp luật thì lực lượng CAND là lực lượngchính, tham gia trực tiếp, toàn diện vào phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường. Là lực lượng nòng cốt, xung kích trong phòng, chốngvi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.
Viện kiểm sát nhân dân, Toà án nhân dân trong quá trình truy tố, xét xử phát hiện ra nguyên nhân điều kiện của tội phạm về môi trường, từ đó đề xuất các giải pháp khắc phục; phối hợp với lực lượng Công an trong điều tra, truy tố,xét xử, giáo dục, cảm hoá người phạm tội về môi trường.
2. Quan hệ phối hợp giữa các chủ thể trong phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường
Xuất phát từ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được pháp luật quy định, các chủ thể tham gia phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trườngthường phối hợp trên các nội dung cơ bản sau:
– Tham mưu, đề xuất trong hoạch định chính sách phát triển kinh tế – xã hội gắn với công tác bảo vệ môi trường và phòng, chống vi phạm pháp luật vềbảo vệ môi trường;
– Xây dựng và ban hành hệ thống các văn bản pháp luật, các nội quy, quyđịnh, thiết chế về bảo vệ môi trường cũng như phòng, chống vi phạm pháp luậtvề bảo vệ môi trường trong từng giai đoạn, từng thời kỳ;
– Tổ chức chỉ đạo và hướng dẫn thực hiện các chính sách pháp luật vềbảo vệ môi trường và phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường;
– Tổ chức và phối hợp tổ chức tuyên truyền, giáo dục pháp luật về bảo vệmôi trường và phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường; tiến hành vậnđộng quần chúng tham gia phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.
– Phối hợp trong công tác nắm tình hình, trao đổi thông tin về tình hìnhtội phạm, vi phạm pháp luật khác về môi trường; trong kiểm tra, xác minh cácthông tin; huy động lực lượng, phương tiện tham gia phòng, chống vi phạmpháp luật về bảo vệ môi trường;
– Phối hợp trong tổ chức thực hiện các hoạt động điều tra, xử lý vi phạm;cảm hóa, giáo dục đối tượng phạm tội về môi trường,…
– Phối hợp tổ chức tổng kết rút kinh nghiệm trong phòng, chống tộiphạm và các VPPL về môi trường;
– Phối hợp trong các hoạt động hợp tác quốc tế phòng, chống tội phạm,vi phạm pháp luật về môi trường có yếu tố nước ngoài, xuyên quốc gia;
– Thực hiện các yêu cầu phối hợp khác khi được phân công.
Kết luận
Môi trường có vai trò đặc biệt trong việc bảo đảm, duy trì sự tồn tại và pháttriển của con người. Bảo vệ môi trường là bảo vệ chính sự sống của mỗi con người chúng ta.
Môi trường có xanh – sạch – đẹp thì con người mới có đủ điều kiện phát triển toàn diện.
Để làm được điều đó, đòi hỏi mỗi người dân cần nângcao ý thức trong việc tham gia bảo vệ môi trường. Có chính sách chế tài đủ mạnh để răn đe và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
Bên cạnh đó cần làm tốt công tác giáo dục, tuyên truyền để mọi người dân nhận thức đầy đủ và tham gia có hiệu quả trong công tác phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.
Thực trạng tội phạm môi trường
Thực tiễn hội nhập kinh tế quốc tế những năm gần đây cho thấy, Việt Nam đã mở ra một giai đoạn mới trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Ngoài tác dụng đối với sự phát triển kinh tế xã hội. Việt Nam cũng phải đối mặt với vấn đề môi trường bị ô nhiễm.
Sự hình thành nhanh chóng của các khu công nghiệp, làng nghề, khu đô thị làm cho nguồn chất thải công nghiệp cũng như chất thải sinh hoạt đưa ra môi trường ngày càng nhiều, gây ô nhiễm không khí, đất và nước.
Hầu hết các khu công nghiệp chưa có hệ thống xử lý môi trường tập trung hoặc có nhưng chỉ hoạt động đáp ứng;
Việc các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất xả nước thải trực tiếp ra sông, biển diễn ra khá phổ biến. Việc nhập khẩu trái phép chất thải vào nước ta dưới dạng phế liệu làm nguyên liệu sản xuất trong nước, kể cả thiết bị công nghệ lạc hậu dẫn đến nguy cơ biến nước ta thành bãi thải công nghiệp.
Tình trạng săn bắt, buôn bán động vật hoang dã, quý hiếm diễn ra rất nghiêm trọng, làm suy giảm tính đa dạng sinh học;
Số vụ ngộ độc thực phẩm và ngộ độc thuốc bảo vệ thực vật tăng nhanh, kéo theo sự gia tăng của tội phạm môi trường và vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường ở Việt Nam, không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. tính mạng, sức khỏe, tài sản của cá nhân, tổ chức mà còn gây thiệt hại nghiêm trọng đến môi trường nói chung.
Trên đây là quy định về phòng chống vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường do các chuyên gia, tư vấn của công ty Luật Quốc Bảo biên soạn tư vấn. Nếu bạn cần hỗ trợ pháp lý hay bất kỳ thắc mắc có mong muốn được giải đáp nhanh chóng, vui lòng liên hệ với Luật Quốc Bảo qua số hotline/zalo: 076 338 7788. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc cho quý khách miễn phí.