Cách Tra cứu mã số thuế doanh nghiệp

Cách Tra cứu mã số thuế doanh nghiệp như thế nào cho chính xác? Việc Tra cứu mã số thuế doanh nghiệp hiện nay vô cùng đơn giản, chỉ cần có điện thoại hoặc máy tính kết nối mạng và vài thao tác đơn giản là có thể tra cứu được Mã số thuế của doanh nghiệp. Vậy, bạn đã biết cách tra cứu chưa? Nếu chưa hãy tham khảo bài viết dưới đây của Luật Quốc bảo chúng tôi.

Bài viết dưới đây, Công ty Luật Quốc Bảo sẽ cung cấp đến Quý khách hàng một số cách tra cứu mã số thuế doanh nghiệp.

Nếu bạn cần hỗ trợ pháp lý, vui lòng liên hệ với Luật Quốc Bảo qua số hotline/zalo: 076 338 7788. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc cho quý khách miễn phí.

Mục lục

Mã số thuế là gì?

Mã số thuế (MST) là một dãy gồm 10 hoặc 13 số được cơ quan có thẩm quyền cấp cho người thực hiện đăng ký thuế trước khi bắt đầu hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc khih có phát sinh nghĩa vụ với ngân sách nhà nước.

Cấu trúc Mã số thuế:

N1N2N3N4N5N6N7N8N9N10 – N11N12N13

Trong đó:

– Hai chữ số đầu N1N2 là số phần khoảng của mã số thuế

– Bảy chữ số N3N4N5N6N7N8Nđược quy định theo một cấu trúc xác định, tăng dần trong khoảng từ 0000001 đến 9999999.

– Chữ số N10 là chữ số kiểm tra

– Ba chữ số N11N12N13 là các số thứ tự từ 001 đến 999

– Dấu (-) là ký tự để phân tách nhóm 10 chữ số đầu và nhóm 3 chữ số cuối.

Mã số thuế doanh nghiệp và mã số doanh nghiệp là một?

Định nghĩa Mã số doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020

Theo Điều 29 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về mã số doanh nghiệp, đó là:

  1. Mã số doanh nghiệp là dãy số được tạo bởi Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, được cấp cho doanh nghiệp khi thành lập và được ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp có một mã số duy nhất và không được sử dụng lại để cấp cho doanh nghiệp khác.

  2. Mã số doanh nghiệp được dùng để thực hiện nghĩa vụ về thuế, thủ tục hành chính và quyền, nghĩa vụ khác.

Thêm vào đó, việc cấp mã số doanh nghiệp được thực hiện tự động theo phương thức điện tử trên Hệ thống đăng ký thuế của Tổng cục Thuế (khoản 1 Điều 2 Thông tư 127/2015/TT-BTC).

Đặc điểm của mã số doanh nghiệp

 Nghị định 01/2021/NĐ-CP nêu rõ:

  1. Mỗi doanh nghiệp được cấp một mã số duy nhất gọi là mã số doanh nghiệp. Mã số này đồng thời là mã số thuế và mã số đơn vị tham gia bảo hiểm xã hội của doanh nghiệp.

  2. Mã số doanh nghiệp tồn tại trong suốt quá trình hoạt động của doanh nghiệp và không được cấp lại cho tổ chức, cá nhân khác. Khi doanh nghiệp chấm dứt hoạt động thì mã số doanh nghiệp chấm dứt hiệu lực.
  3. Mã số doanh nghiệp được tạo, gửi, nhận tự động bởi Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, Hệ thống thông tin đăng ký thuế và được ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

  4. Cơ quan quản lý nhà nước thống nhất sử dụng mã số doanh nghiệp để thực hiện công tác quản lý nhà nước và trao đổi thông tin về doanh nghiệp.

Như vậy, theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020, mã số doanh nghiệp và mã số thuế doanh nghiệp là một.

Trường hợp các doanh nghiệp thành lập trước ngày 01/07/2015, có mã số doanh nghiệp và mã số thuế khác nhau không bắt buộc phải làm thủ tục thay đổi.

Trong quá trình thành lập doanh nghiệp, việc đăng ký mã số thuế và mã số doanh nghiệp là các bước vô cùng quan trọng. Đối với mã số doanh nghiệp và mã số thuế có liên quan gì tới nhau. Mã số thuế liệu có chính là mã số doanh nghiệp?

Mối liên hệ giữa mã số doanh nghiệp và mã số thuế

Khi tiến hành xong thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp thành công, doanh nghiệp sẽ được cơ quan nhà nước cấp cho mã số doanh nghiệp và đồng thời đây cũng chính là mã số thuế để sử dụng trong chính quá trình hoạt động kinh doanh của mình.

Theo quy định tại Điều 8 Nghị định 78/2015/NĐ-CP quy định về mã số doanh nghiệp như sau:

“Điều 8. Mã số doanh nghiệp, mã số đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, mã số địa điểm kinh doanh

  1. Mỗi doanh nghiệp được cấp một mã số duy nhất gọi là mã số doanh nghiệp. Mã số này đồng thời là mã số thuế của doanh nghiệp.

  2. Mã số doanh nghiệp tồn tại trong suốt quá trình hoạt động của doanh nghiệp và không được cấp lại cho tổ chức, cá nhân khác. Khi doanh nghiệp chấm dứt hoạt động thì mã số doanh nghiệp chấm dứt hiệu lực.”

Như vậy, ta có thể thấy theo quy định này thì mã số doanh nghiệp hiện nay sẽ đồng thời là mã số thuế. Việc tiến hành thực hiện đồng bộ giữa mã số doanh nghiệp và mã số thuế như vậy giúp cho việc quản lý doanh nghiệp của Nhà nước cũng như việc thực hiện thủ tục kê khai thuế và các văn bản giấy tờ liên quan đến hoạt động của công ty, doanh nghiệp được thực hiện dễ dàng hơn.

Câu hỏi thường gặp:

Mã số doanh nghiệp có phải là mã số thuế không?

Tóm tắt câu hỏi: 

Xin chào luật sư, em có một vấn đề vướng mắc cần hỏi luật sư, mong luật sư giải đáp cho em. Luật sư cho em hỏi. Mã số doanh nghiệp có phải là mã số thuế không. Công ty em được cấp giấy chứng nhận đầu tư vào năm 2014. Công ty em là công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên. Và quy trình để cấp mã số doanh nghiệp là như thế nào và hồ sơ gồm những gì? Em xin trân thành cảm ơn luật sư.

Luật sư tư vấn:

Căn cứ quy định tại Điều 30, Luật doanh nghiệp năm 2014 và Điều 8, Nghị định 78/2015/NĐ-CP quy định về mã số doanh nghiệp như sau:

“Điều 30. Mã số doanh nghiệp

  1. Mã số doanh nghiệp là dãy số được tạo bởi Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, được cấp cho doanh nghiệp khi thành lập và được ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp có một mã số duy nhất và không được sử dụng lại để cấp cho doanh nghiệp khác.

  2. Mã số doanh nghiệp được dùng để thực hiện các nghĩa vụ về thuế, thủ tục hành chính và quyền, nghĩa vụ khác”.

Bên cạnh đó, tại Điều 8 Nghị định 78/2015/NĐ-CP lại quy định về mã số doanh nghiệp, mã số đơn vị phụ thuộc, mã số địa điểm kinh doanh như sau:

“Điều 8. Mã số doanh nghiệp, mã số đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, mã số địa điểm kinh doanh

  1. Mỗi doanh nghiệp được cấp một mã số duy nhất gọi là mã số doanh nghiệp. Mã số này đồng thời là mã số thuế của doanh nghiệp.

  2. Mã số doanh nghiệp tồn tại trong suốt quá trình hoạt động của doanh nghiệp và không được cấp lại cho tổ chức, cá nhân khác. Khi doanh nghiệp chấm dứt hoạt động thì mã số doanh nghiệp chấm dứt hiệu lực.

  3. Mã số doanh nghiệp được tạo, gửi, nhận tự động bởi Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, Hệ thống thông tin đăng ký thuế và được ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

  4. Cơ quan quản lý nhà nước thống nhất sử dụng mã số doanh nghiệp để quản lý và trao đổi thông tin về doanh nghiệp.

  5. Mã số đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp được cấp cho chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp.

  6. Mã số của địa điểm kinh doanh là mã số gồm 5 chữ số được cấp theo số thứ tự từ 00001 đến 99999. Mã số này không phải là mã số thuế của địa điểm kinh doanh.

  7. Trường hợp doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện bị chấm dứt hiệu lực mã số thuế dovi phạm pháp luật về thuế thì doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện không được sử dụng mã số thuế trong các giao dịch kinh tế, kể từ ngày cơ quan thuế thông báo công khai về việc chấm dứt hiệu lực mã số thuế.

  8. Đối với các chi nhánh, văn phòng đại diện đã thành lập trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành nhưng chưa được cấp mã số đơn vị trực thuộc, doanh nghiệp liên hệ trực tiếp với cơ quan thuế để được cấp mã số thuế 13 số, sau đó thực hiện thủ tục thay đổi nội dung đăng ký hoạt động tại Phòng Đăng ký kinh doanh theo quy định.

  9. Đối với các doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo Giấy phép đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đầu tư (đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh), mã số doanh nghiệp là mã số thuế do cơ quan thuế đã cấp cho doanh nghiệp.”

Như vậy, ta có thể thấy theo quy định này thì mã số doanh nghiệp hiện nay sẽ đồng thời là mã số thuế. Khi bạn thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì sẽ được cấp mã số doanh nghiệp. Và mã số doanh nghiệp được cung cấp cũng chính là mã số thuế mà cơ quan chức năng cấp cho doanh nghiệp.

Xem thêm: Thành lập công ty

Việc tiến hành thực hiện đồng bộ giữa mã số doanh nghiệp và mã số thuế như vậy giúp cho việc quản lý doanh nghiệp của Nhà nước cũng như việc thực hiện thủ tục kê khai thuế và các văn bản giấy tờ liên quan đến hoạt động của công ty, doanh nghiệp được thực hiện dễ dàng hơn.

Cách Tra cứu mã số thuế doanh nghiệp
Cách Tra cứu mã số thuế doanh nghiệp

Thủ tục đăng ký doanh nghiệp đối với công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên như sau:

Hồ sơ được quy định tại Điều 22, Nghị định 78/2015/NĐ-CP như sau:

“Điều 22. Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần và công ty hợp danh

  1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

  2. Điều lệ công ty.

  3. Danh sách thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh, danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần. Danh sách người đại diện theo ủy quyền đối với cổ đông nước ngoài là tổ chức.

  4. Bản sao hợp lệ các giấy tờ sau đây:

a) Một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 10 Nghị định này đối với trường hợp người thành lập doanh nghiệp là cá nhân;

b) Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác, một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 10 Nghị định này của người đại diện theo ủy quyền và văn bản ủy quyền tương ứng đối với trường hợp người thành lập doanh nghiệp là tổ chức;

c) Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.”

Người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp hoặc người đại diện theo ủy quyền nộp hồ sơ theo quy định tại Nghị định này tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp được tiếp nhận để nhập thông tin vào Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp khi đủ hồ sơ theo quy định.Sau khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận về việc nhận hồ sơ cho người nộp hồ sơ.

Xem thêm: Thành lập công ty

Sau khi trao Giấy biên nhận về việc nhận hồ sơ, Phòng Đăng ký kinh doanh nhập đầy đủ, chính xác thông tin trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và tải các văn bản trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp sau khi được số hóa vào Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

Cách tra cứu mã số thuế doanh nghiệp

Cách 1: Tra cứu trên trang Web Thuế Việt Nam

Bước 1: 

Truy cập vào Website Thuế Việt Nam

http://tracuunnt.gdt.gov.vn/tcnnt/mstdn.jsp

Bước 2: 

Lựa chọn thông tin muốn tra cứu:

  • Tra cứu MST doanh nghiệp
  • Tra cứu MST thu nhập cá nhân
Cách Tra cứu mã số thuế doanh nghiệp
Cách Tra cứu mã số thuế doanh nghiệp

Bước 3: 

Nhập 1 trong 4 yêu cầu (không bắt buộc phải nhập đầy đủ cả 4 yêu cầu)

  • Nhập mã số thuế của Doanh nghiệp hoặc cá nhân
  • Nhập tên tổ chức cá nhân nộp thuế hoặc họ và tên
  • Nhập địa chỉ
  • Nhập số CMND/CCCD của người đại diện của doanh nghiệp hoặc số CMND/CCCD của cá nhân

=> Nhập Mã xác nhận => Tra cứu

Bước 4:

Kiểm tra các thông tin về Doanh nghiệp mà bạn cần

Cách Tra cứu mã số thuế doanh nghiệp
Cách Tra cứu mã số thuế doanh nghiệp

Cách 2: Tra cứu trên trang web Thuế điện tử

Bước 1:

Truy cập vào trang web Thuế điện tử tại đường dẫn:

https://thuedientu.gdt.gov.vn/

Bước 2: 

Trên giao diện trang chủ, nhấn chọ vào tuỳ chọn cá nhân => Tra cứu thông tin NNT

Cách Tra cứu mã số thuế doanh nghiệp
Cách Tra cứu mã số thuế doanh nghiệp

Bước 3:

Nhập thông tin số Chứng minh nhân dân (CMND) hoặc Mã số thuế => nhấn chọn Tra cứu, kết quả sẽ hiển thị phía dưới

Cách Tra cứu mã số thuế doanh nghiệp
Cách Tra cứu mã số thuế doanh nghiệp

Cách 3: Tra cứu trên trang Web Mã số thuế

Bước 1: 

Truy cập vào trang web Mã số thuế:

https://masothue.com/

Bước 2: 

Nhập mã số thuế, CMND, CCCD hoặc tên công ty

Cách Tra cứu mã số thuế doanh nghiệp
Cách Tra cứu mã số thuế doanh nghiệp

Bước 3:

Bấm vào ô tra cứu, kết quả sẽ hiển thị bên dưới

Trên đây là thông tin về Cách Tra cứu mã số thuế doanh nghiệp mới nhất hiện nay. Nếu còn thắc mắc hay cần tư vấn pháp lý khác. Hãy liên hệ Luật Quốc Bảo hotline/zalo: 0763387788, chúng tôi sẽ tư vấn cho bạn chi tiết và nhanh chóng nhất.

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.