Công nghệ xử lý khí thải là gì? Những công nghệ xử lý khí thải phổ biến và ưu việt ngày nay? Cũng như một số thông tin đáng chú ý về công nghệ xử lý khí thải. Dưới bài viết này Luật Quốc Bảo sẽ thông tin đến Quý bạn. Mời Quý bạn cùng tham khảo.
Nếu bạn cần hỗ trợ pháp lý hay bất kỳ thắc mắc có mong muốn được giải đáp nhanh chóng, vui lòng liên hệ với Luật Quốc Bảo qua số hotline/zalo: 076 338 7788. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc cho quý khách miễn phí.
Mục lục
- 1 Công nghệ xử lý khí thải công nghiệp
- 2 Khái niệm xử lý khí thải bằng phương pháp hấp thụ
- 2.1 Các phương pháp hấp thụ trong xử lý khí thải
- 2.1.1 Có 2 phương thức hấp thụ
- 2.1.1.1 Hấp thụ vật lý
- 2.1.1.2 Hấp thụ hóa học:
- 2.1.1.3 Cơ chế của phương pháp hấp thụ trong xử lý khí thải
- 2.1.1.4 Các chất thường dùng trong phương pháp hấp thụ khí thải
- 2.1.1.5 Ưu điểm và nhược điểm của quá trình hấp thụ khí thải
- 2.1.1.6 Ứng dụng của phương pháp xử lý khí thải bằng phương pháp hấp thụ
- 2.1.1.7 Đối tượng sử dụng xử lý khí thải bằng phương pháp hấp thụ
- 2.1.1 Có 2 phương thức hấp thụ
- 2.1 Các phương pháp hấp thụ trong xử lý khí thải
- 3 Sơ đồ công nghệ xử lý khí thải
- 4 Xử lý khí thải bằng phương pháp sinh học
- 5 Quy trình công nghệ xử lý khí ô nhiễm
- 6 Những câu hỏi thường gặp khi đầu tư vào hệ thống xử lý khí thải
Công nghệ xử lý khí thải công nghiệp
Tùy vào tính chất hoạt động những hệ thống dưới đây sẽ được chia thành 2 phương pháp chính là phương pháp xử lý khô và phương pháp xử lý ướt.
Xử lý bụi bằng phương pháp khô
Hệ thống buồng lắng xử lý bụi
Hệ thống xử lý bụi này được thiết kế thành không gian có hình dạng là hình hộp chữ nhật. Nó có tiết diện ngang lớn hơn nhiều lần so với tiết diện của đường ống dẫn khí vào.
Ưu điểm của thiết kế này nhằm mục đích giảm vận tốc của dòng khí xuống nhỏ nhất khi vào buồng lắng.
Nhờ đó mà các hạt bụi có đủ thời gian để lắng xuống bên dưới dáy của thiết bị với sự trợ giúp của thiết bị và giữ nó lại ở trong hệ thống mà không bị dòng khói mang đi ra ngoài. Buồng lắng được ứng dụng rộng rải để lọc bụi thô với kích thước hạt bụi chỉ lớn hơn 50µm.
Ưu điểm nổi trội của hệ thống
Cấu tạo đơn giản, chi phí đầu tư thấp. Hoàn toàn có thể xây dựng bằng các chất liệu dễ kiếm như gạch và xi măng
Chi phí vận hành, bảo dưỡng cùng sửa chữa thấp
Có hiệu xuất cao lọc được các hạt bụi lớn, giảm tình trạng quá tải cho các thiết bị phía sau
Làm việc tốt trong dãi nhiệt độ thấp và có áp suất rộng
Nhược điểm của hệ thống
Thiết bị chiếm nhiều diện tích do thiết kế cồng kềnh
Không xử lý được các hạt bụi bẩn có kích thước lớn hơn 50µm
Thiết bị lọc bụi ly tâm
Nó còn có tên họi khác là xiclon, với cấu tạo gồm thân hình trụ tròn, thiết kế phía dưới trụ tròn có một phiễu và một ống nằm dưới cùng dùng để thu bụi.
Theo nguyên lý hoạt động của hệ thống này, không khí mang bụi sẽ đi vào hệ thống ở phần trên theo đường ống tiếp tuyến với thân hình trụ.
Do đó, khi không khí di chuyển vào bên trong thiết bị nó sẽ chuyển động theo hình xoắn ốc từ trên xuống phía dưới.
Ở đây nhờ vào lực ly tâm mà tất cả các hạt bụi di chuyển về thành ống và va chạm vào đó làm mất động năng rồi rơi xuống phiễu hứng bụi nằm ở bên dưới.
Trong khi đó dòng khí sau khi di chuyển tới đáy phiểu dẽ bị dội ngược lên trên, thế nhưng nó vẫn giữ được chuyển động hình xoắn ốc và hoàn toàn có thể thoát ra ngoài theo đường thoát khí lắp cùng với trục của thân thiết bị.
Để hệ thống có thể phát huy tối đa công năng của mình, người ta thường bố trí trên hệ thống từ 2 cho đến nhiều xiclon theo hình thức mắc nối tiếp, mắc song song hay theo kiểu chùm.
Ưu điểm nổi bật của hệ thống
Hệ thống có cấu tạo đơn giản, khả năng vận hành thấp, không tốn nhiều chi phí cho sửa chữa, thay thế và bảo dưỡng
Có khả năng vận hành liên tục, ổn định
Hoàn toàn có thể loại bỏ được hạt bụi kích thước lớn hơn 50µm
Nhược điểm
Hiệu suất làm việc thấp đối với hạt bụi có kích thước nhỏ hơn 5µm
Dể bị mài mòn nếu các hạt bụi có độ cứng cao
Hiệu suất làm việc của hệ thống sẽ giảm nếu bụi có độ kết dính cao
Thiết bị lắng bụi tĩnh điện
Nó có cấu tạo gồm một dây kim loại nhẵn, có tiết diện nhỏ, được căng theo trục của ống kim loại căn cứ vào tác động của đối trọng.
Dây kim loại của hệ thống được nạp dòng điện một chiều với điện thế trong khoảng 50-100 = kV, nó còn gọi là cực âm hay cực ion hóa của thiết bị.
Cực dương của hệ thống chính là ống kim loại bao quanh cực âm và thực hiện việc nối đất hay còn gọi là cực lắng.
Khi cấp điện thế cao cho cực âm nó sẽ tạo ra một điện trường mạnh nằm bên trong ống cực dương.
Nếu dòng khí mang bụi đi qua đây các phân tử khí sẽ bị ion hóa rồi truyền điện tích âm cho các hạt bụi do tác dụng va chạm hoặc khếch tán ion.
Các hạt bụi nhiểm điện tích âm sẽ di chuyển về cực dương rồi đọng lại ngay trên bề mặt bên trong của ống hình trụ và làm mất điện tích khiến hạt bụi rơi xuống phễu thu bụi.
Ưu điểm của thiết bị
Hiệu suất làm việc cao lên đến 99,5 % với lưu lượng khí thải lớn
Hoàn tòa có thể thu bụi có kích thước siêu nhỏ, dưới 1µm với nồng độ bụi lớn đến 50 g/m3
Làm việc tốt trong môi trường có nhiệt độ cao (lên đến 5000oC)
Làm việc tốt trong phạm vi áp suất cao hoặc áp suất chân không
Có khả năng tách bụi có độ ẩm cao, cả dạng lỏng và rắn
Nhược điểm:
Khó khăn trong việc lọc bụi có nồng độ thay đổi lớn
Chi phí chế tạo cao, vận hành, bảo dưỡng cao và phức tạp hơn các thiết bị khác
Dễ bị ăn mòn, hư hỏng trong điều kiện khí thải có chứa hơi axit hay chất ăn mòn
Không thể lọc bụi mà khí thải có chứa các chất dể cháy nổ.có điện trở suất quá cao
Tốn nhiều không gian để đặt thiết bị
Vì môi trường làm việc có điện thế và nhiệt độ cao nên có thể phát sinh các chất gây ô nhiểm môi trường như NOx hay O3
Xử trí bụi bằng phương pháp ướt
Công nghệ xử lý khí thải công nghiệp
Nguyên tắc hoạt động của phương pháp này là mang dòng khí để nó tiếp xúc với nước. Lập tức bụi sẽ tách ra và bị giữ lại dưới dạng bùn.
Trong toàn bộ quá trình này có thể kết hợp xử lý một số chất ô nhiễm dạng khí khác như SO2, Nox.
Không những thế nó còn giúp làm giảm nhiệt độ của khí thải trước khi thải ra môi trường.
Ưu điểm vượt trội của hệ thống
Chi phí đầu tư ban đầu rất thấp
Có thể xử lý đồng thời bụi và các khí ô nhiểm
Có khả năng lọc được những hạt bụi có kích thước siêu nhỏ, hiệu suất lọc bụi cao hơn nhiều lần so với phương pháp khô
Hoàn toàn không có hiện tượng bụi quay lại
Có khả năng làm việc với khí thải nhiệt độ cao
Nhược điểm:
Chi phí vận hành hệ thống cao bởi nó tiêu tốn nhiều năng lượng
Thiết bị dễ bị ăn mòn và phát sinh nhiều bùn thải
Xử lý khí thải bằng phương pháp hấp thụ
Khái niệm xử lý khí thải bằng phương pháp hấp thụ
Hấp thụ khí thải là phương pháp sử dụng chất lỏng, rắn để làm nguyên liệu hấp thụ khí độc từ quá trình hoạt động sản xuất của nhà máy.
Đây là quá trình chuyển các chất khí độc hại cần xử lý vào trong pha lỏng. Nhờ quá trình hòa tan nên làm chúng tiếp xúc với nhau.
Các phương pháp hấp thụ trong xử lý khí thải
Quá trình hấp thụ được sử dụng rộng rãi để khử ẩm trong không khí loại bỏ những chất gây mùi , hơi dung môi, những chất màu, những ion hòa tan trong nước.
Có 2 phương thức hấp thụ
Hấp thụ vật lý
Trong quá trình hấp thụ không xảy ra tương tác hóa học. Hấp thụ vật lý là quá trình thuận nghịch.
Hấp thụ hóa học:
Trong quá trình hấp thụ có xảy ra phản ứng hóa học.
Cơ chế của phương pháp hấp thụ trong xử lý khí thải
Hình ảnh cơ chế xử lý khí thải bằng phương pháp hấp thụ
Bao gồm 3 bước:
Bước 1: Sự khuếch tán các phân tử chất ô nhiễm thể khí trong khối khí thải đến bề mặt của dung dịch hấp thụ
Bước 2: Sự thâm nhập và hòa tan chất khí vào bề mặt của dung dịch hấp thụ.
Bước 3: Sự khuếch tán chất khí đã hòa tan trên bề mặt ngăn cách vào sâu trong lòng chất lỏng hấp thụ
Trong quá trình hấp thụ. Các phần tử chất khí ô nhiễm trong khí thải bị giữ lại trên bề mặt vật liệu rắn và làm sạch. Những chất khí độc hại bị giữ lại gọi là chất bị hấp thụ.
Các hoạt động khử ẩm trong không khí, khử khí độc hại và mùi trong khí thải. Thu hồi các loại hơi, khí có giá trị được gọi là quá trình hấp thụ.
Các chất thường dùng trong phương pháp hấp thụ khí thải
- Nước (H2O)
- Các dung dịch bazo: KOH, NaOH, Na2CO3, K2CO3, Ca(OH)2, CaCO3,…
- Monoetanolamin (OHCH2CH2NH2), Dietanolamin( R2 – NH), tritanolamin (R3– NH)
Ưu điểm và nhược điểm của quá trình hấp thụ khí thải
Ưu điểm | Nhược điểm |
|
|
Ứng dụng của phương pháp xử lý khí thải bằng phương pháp hấp thụ
- Xử lý các khí thải ô nhiễm.
- Phương pháp hấp thụ xử lý được khí thải với lưu lượng phát thải lớn.
- Phương pháp hấp thụ thường dùng xử lý các khí SOx, HCl, H2S, HF, Cl2, NOx, axeton,…
- Hiệu quả xử lý khí thải cao.
- Thu hồi được các chất đề tuần hoàn hoặc chuyển sang công đoạn sản xuất khác.
Đối tượng sử dụng xử lý khí thải bằng phương pháp hấp thụ
- Nhà máy chế biến khoáng sản
- Nhà máy chế biến hải sản
- Nhà máy khai thác đá
- Nhà máy xây xi măng
- Nhà máy chế biến gạch
Xử lý khí thải là một biện pháp cấp bách và cần thiết cho các doanh nghiệp, nhà máy,…từ đó, để bảo vệ môi trường và con người chúng ta, hướng tới sự phát triển bền vững.
Việc lựa chọn phương pháp là phụ thuộc vào nhiều yếu tố và chúng ta có thể thấy xử lý khí thải bằng phương pháp hấp thụ là một phương pháp khá hiệu quả và khá đa dạng cho các đối tượng và chi phí thực hiện khá thấp so với các phương pháp xử lý khác.
Sơ đồ công nghệ xử lý khí thải
Hệ thống xử lý khí thải
Các phương pháp xử lý khí thải
Hiện nay, rất nhiều khu công nghiệp mọc lên trên toàn quốc, tuy rằng kinh tế sẽ đi lên, nhưng hệ lụy kéo theo đó là khí thải, ô nhiễm môi trường, vậy làm sao để xử lý khí thải?
Thông tin dưới đây là các phương pháp xử lý khí thải mà các chủ doanh nghiệp liên quan cần biết.
Một số phương pháp xử lý khí thải thường được sử dụng
Phương pháp hấp thụ:
Phương pháp này có thể xử lý được các loại khí thải phòng thí nghiệm và khí thải SO2
Phương pháp hấp phụ:
Phương pháp này thay vì dùng các dung môi thì nó lại dùng than hoạt tính, nó được sử dụng để hấp thụ các loại khí thải CO(5-10%), SO2, khí lò đốt và khí phòng thí nghiệm. Nguyên tắc của phương pháp này là sử dụng chất hấp phụ dạng rắn để giữ lại khí và hơi độc, những khí thải này có được đi qua hay không thì phụ thuộc vào tầm quan trọng của nó:
– Hấp phụ không tái sinh: chủ yếu xử lý trong quy mô nhỏ, như điều hòa.
– Hấp phụ tái sinh: xử lý nguồn thải quy mô lớn và lượng khí thải có giá trị thu hồi.
Phương pháp sinh học:
Phương pháp này lợi dụng các vi sinh vật để phân hủy hoặc tiêu thụ các khí thải độc hại và thải ra khí CO2, phương pháp này rất thích hợp để xử lý khí thải công nghiệp.
Phương pháp ướt:
Đây là phương pháp rất phổ biến. Nguyên lý hoạt động của phương pháp này là cho luồng khí thải cần xử lý tiếp xúc với tiếp xúc với chất lỏng để lọc những hạt bụi siêu nhỏ (3,5 micromet).
Cuối cùng, bụi được giữ lại và được tách ra dưới dạng bùn, hiệu quả của phương pháp này lên đến 90%, điều tuyệt vời hơn là vectơ vận tốc đạt hiệu xuất khoảng 10m/s.
Phương pháp thiêu đốt:
Đối với các khí thải dễ cháy nói chung và khí thải hơi sơn, CO, công nghiệp nói riêng thì đây là phương pháp hoàn hảo nhất hiện nay.
Nguyên tắc của phương pháp này là: sử dụng hệ thống hút, rồi cho vào bình nén khí để đốt. Thông thường phương pháp này sử dụng cho các loại khí thải không thể tái sinh.
Thiêu đốt là phương pháp được sử dụng đối với những loại khí thải không thể tái sinh
Phương pháp ngưng tụ:
Phương pháp này được chia làm 2 loại là trực tiếp và gián tiếp.
– Ngưng tụ trực tiếp: còn gọi là ngưng tụ bề mặt, được diễn ra trong thiết bị trao đổi, có tường ngăn cách khí và tác nhân làm lạnh, đi ngược chiều nhau và chúng được bố trí nhiều lớp.
– Ngưng tụ gián tiếp: được gọi là ngưng tụ hỗn hợp, khí thải và tác nhân làm lạnh sẽ tiếp xúc trực tiếp với nhau, chúng sẽ làm hơi ngưng tụ thành chất lỏng, còn khí sẽ thải ra ngoài, tuy nhiên phương pháp này khá tốn kém.
Xử lý khí thải bằng phương pháp sinh học
Xử lý khí thải bằng phương pháp sinh học là phương pháp lợi dụng các vi sinh vật phân hủy. Hoặc tiêu thụ các khí thải độc hại.
Các vi sinh vật, vi khuẩn sẽ hấp thụ, đồng hóa các thành phần hữu cơ, vô cơ độc hại trong khí thải và thải ra các khí như CO2,…
Xử lý khí thải bằng phương pháp sinh học có các đặc điểm như sau:
- Công nghệ làm sạch khí thải bằng phương pháp sinh học trong đó có bể xử lý chính gọi là “lọc sinh học giọt thấm, bộ lọc sinh học và lọc màng”. Cách thức của các bể này tương tự nhau. Khí thải mang chất ô nhiễm bay hơi được đưa qua bể xử lý, ở đó chất bay hơi được chuyển từ pha khí sang pha lỏng.
- Vi sinh vật thích nghi với môi trường chậm, thời gian lưu dài. Các vi sinh vật tham gia vào quá trình bao gồm vi khuẩn, nấm và động vật nguyên sinh.
Ví dụ Microcosus abbus, Proteur vulgnus, Streptomyces,… Trong quá trình xử lý các vi sinh vật này tùy vào sự tương tác với thành phần xử lý mà tạo thành một quần thể sinh vật dạng màng mỏng gọi là màng sinh khối.
- Chất ô nhiễm phải hòa tan trong nước và có khả năng oxy hóa phân hủy bằng vi sinh vật
- Nhiệt độ cho phương pháp tối ưu nằm trong khoảng giới hạn trên dưới từ 5-6oC đến 15-40o
- Thành phần hỗn hợp các khí thải cần xử lý phải không chứa các chất độc hại làm chết các vi sinh vật.
Nguyên lý của xử lý khí thải bằng phương pháp sinh học
Các nguyên lý được áp dụng trong việc xử lý khí thải bằng phương pháp sinh học, bao gồm 3 nguyên lý cơ bản sau:
- Cân bằng phân bố của chất ô nhiễm.
- Sự khuếch tán vào màng sinh học.
- Phân hủy sinh học của chất ô nhiễm
Các phương pháp sinh học được dùng trong xử lý khí thải !
Nội dung bài viết này sẽ tập trung vào 3 phương pháp xử lý khí thải như sau:
- Lọc sinh học (Biofillter).
- Các thiết bị làm sạch sinh học (Bio- crubber).
- Các Biocreactor chứa các màng lọc Polymer
Thứ nhất, Lọc sinh học (Biofillter)
- Khái niệm phương pháp lọc sinh học trong xử lý khí thải
Phương pháp lọc sinh học là một biện pháp xử lý ô nhiễm tương đôi mới. Đây là một phương pháp hấp dẫn để xử lý các chất khí có mùi hôi và các hợp chất hữu cơ bay hơi có nồng độ thấp.
Hệ thống xử lý khí thải bằng phương pháp lọc sinh học cung cấp môi trường cho vi sinh vật phát triển và phân hủy các chất khí có mùi hôi và các chất hữu cơ gây bệnh trong khí thải.
Hệ thống lọc bao gồm một buồng kín chứa các vi sinh vật và hấp thụ hơi nước.
Giữ chúng lại trong nguyên liệu lọc. Nguyên liệu lọc được thiết kế sao cho khả năng hấp thụ nước lớn. Độ bền cao, ít làm suy giảm áp lực luồng khí đi ngang qua nó.
Nguyên lý hoạt động
Hệ thống lọc sinh học cung cấp môi trường cho vi sinh vật phát triển và phân hủy các chất khí có mùi hôi, các chất hữu cơ gây ô nhiễm trong không khí.
Hệ thống lọc bao gồm một buồng kín chứa các vi sinh vật và hấp thụ hơi nước. Giữ chúng lại trong nguyên liệu lọc.
Trong hệ thống này các vi sinh vật sẽ tạo thành một màng sinh học. Đây là một màng ẩm và mỏng bảo quanh vật liệu lọc.
Nguyên liệu lọc được thiết kế sao cho hấp thụ nước lớn nhất. Độ bền cao và ít làm suy giảm áp lực buồng khí đi ngang qua nó.
Trong quá trình lọc sinh học, các chất khí ô nhiễm được làm ẩm. Sau đó được bơm vào một buồng phía bên dưới vật liệu lọc.
Khi chất khí đi qua lớp nguyên liệu lọc, các chất ô nhiễm bị hấp thụ và phân hủy. Khí thải sau khi được đã lọc thoát lên trên vào khí quyển bên trên hệ thống lọc.
- Nguyên liệu chính của quá trình xử lý khí thải bằng phương pháp lọc sinh học
Lớp nguyên liệu lọc ẩm tạo nên điều kiện lý học và hóa học thuận lợi cho việc chuyển đổi các chất ô nhiễm từ pha khí sang pha lỏng và quá trình phân hủy sinh học các chất ô nhiễm này bởi màng sinh học.
Nguyên liệu lọc điển hình là hỗn hợp của các chất nền ủ phân compost, đất, cây thạch nam (heather), plastic và các phụ phẩm gỗ. Các nguyên liệu lọc thường có tuổi thọ từ 5-7 năm trước khi phải thay mới.
Ưu và nhược điểm của việc xử lý khí thải bằng phương pháp lọc sinh học
Ưu điểm | Nhược điểm |
-Giá thành thấp, giá vận hành thấp, ít sử dụng hóa chất. -Thiết kế linh động, dễ áp dụng cho mọi loại hình công ty xí nghiệp. -Linh động trong việc xử lý mùi hôi, các hợp chất hữu cơ bay hơi và các chất độc. -Hiệu suất xử lý cao -Hệ thống lọc sinh học linh động trong việc xử lý mùi hôi, các hợp chất hữu cơ bay hơi và các chất độc. Hiệu suất xử lý thường lớn hơn 90% đối với các khí thải có nồng độ các chất ô nhiễm < 1000 ppm. -Nhiều loại nguyên liệu lọc, vi sinh vật và điều kiện vận hành khác nhau có thể áp dụng để đáp ứng nhu cầu xử lý. | -Không phân hủy được các hợp chất hữu cơ bay hơi có chứa chlor. -Hệ thống lọc sinh học không thể xử lý được các chất ô nhiễm có khả năng hấp phụ thấp. Tốc độ phân hủy sinh học chậm ví dụ như các hợp chất hữu cơ bay hơi có chứa chlor. -Các nguồn ô nhiễm có nồng độ hóa chất cao. Cần các hệ thống lớn và diện tích lắp đặt lớn. -Nguồn gây ô nhiễm mức độ cao sẽ gây ảnh hưởng đến vi sinh vật. -Thời gian để vi sinh vật thích nghi với môi trường có thể kéo dài đến hàng tháng
|
Thứ hai, Các thiết bị làm sạch sinh học (Bio- Scrubber).
Nguyên tắc hoạt động
Nguyên tắc hoạt động của các bio-crubber khác với bio-fillter. Ở chỗ là chất ô nhiễm được hấp thụ bằng nước và bị phân hủy lần lượt bởi vi sinh vật nằm trong màng lọc.
Thành phần cấu tạo quan trọng nhất của các bio- crubber là màng lọc. Nơi diễn ra sự trao đổi khối lượng chất khí giữa khí thải nhiễm bẩn và chất hấp thụ.
Khi thiết kế bất kỳ kiểu màng lọc nào cần đặc biệt chú ý đến việc làm tăng diện tích bề mặt phân chia pha, đây là yếu tố quyết định hiệu quả của việc hấp thụ.
Bên trong absorber các chất độc và oxy di chuyển vào nước. Do đó khí thoát ra khỏi absorber sẽ ở dạng được làm sạch, còn nước thì ở trạng thái nhiễm bẩn.
Hình ảnh thiết bị làm sạch Bio- Scrubber
Thứ 3, Các Biocreactor chứa các màng lọc Polymer
Hình ảnh nguyên lý hoạt động của Bioreactor
Những bioreactor có chứa các màng polymer gắn tế bào sinh vật (hay được gọi là bioreactor bọc lớp rửa).
Là những hệ thống làm sạch không khí tiên tiến nhất. Việc làm sạch khỏi các chất độc hại diễn ra cũng nhờ vào quá trình hoạt tính enzyme của các tế bào vi sinh được cố định trên mạng.
Đôi khi thay thế vào chỗ các tế bào người ta cố định enzyme lên các màng polymer nói trên.
Tuy nhiên để thực hiện được các quy trình công nghệ. Thì chủ yếu dựa vào việc sử dụng các tế bào vi sinh vật cố định.
Một trong những nguyên nhân chủ yếu. Là do dễ dàng thâu nhận chúng với giá thành rẻ hơn so với các chế phẩm enzymer.
Ngoài ra, trong số các ưu thế về mặt công nghệ khác. Phải đề cập đến mức độ ổn định cao của enzymer trong tế bào sinh vật so với enzymer được tách ra từ tế bào.
Cũng như khả năng tái sinh tự nhiên cofactor của nó trong quá trình hóa sinh xảy ra liên tục. Trong khi việc tái sinh cofactor trong trường hợp sử dụng các chế phẩm enzymer tinh khiết.
Trong các quá trình sản xuất lớn sẽ đòi hỏi chi phí rất lớn kèm theo các thiết bị hiện đại
Tóm lại: lựa chọn công nghệ phù hợp
Dựa vào những kiến thức cơ bản về phương pháp xử lý ở trên. Và tùy vào từng mức độ dự án để lựa chọn công nghệ bạn nên dựa trên các tiêu chí:
- Về mặt kinh phí đầu tư ban đầu cho dự án
- Công nghệ xử lý phù hợp với từng nhà máy cụ thể
- Các thiết bị vận hành dễ dàng, mức độ tự động hóa
- Chi phí vận hành về sau
Từ đó, để có cái nhìn tổng quan và lựa chọn phù hợp nhất cho dự án của bạn.
Quy trình công nghệ xử lý khí ô nhiễm
Các công nghệ xử lý khí thải hiện nay
Tháp rửa khí (Scrubber)
Tháp rửa khí được cấu tạo: gồm một cấu kiện hình trụ tròn hoặc chữ nhật bên trong có chứa một lớp đệm bằng vật liệu rỗng và trong quá trình hoạt động được tưới nước.
Lớp vật liệu rỗng thường dùng là các loại khâu có hình dạng khác nhau làm bằng kim loại màu, sứ, nhựa.
Nguyên lý hoạt động: Khí đi từ dưới lên xuyên qua lớp vật liệu rỗng, khi tiếp xúc với bề mặt ướt của lớp vật liệu rỗng thành phần ô nhiễm ở dạng rắn sẽ bị giữ lại còn khí sạch thoát ra ngoài.
Phần cặn rắn bị nước cuốn trôi xuống thùng chứa và được xả định kỳ dưới dạng bùn. Lớp vật liệu sẽ được rửa định kỳ nhằm chống hiện tượng tắc nghẽn dòng khí.
Nhược điểm của loại thiết bị này là khi hoạt động với vận tốc khí cao thì thiết bị này sẽ bị hiện tượng nước bị thổi ngược trở lên và có thể tràn vào đường ống thoát khí sạch.
Tháp hấp phụ
Hấp phụ là quá trình phân ly khí dựa trên sự hấp phụ của một số chất hấp phụ đối với chất ô nhiễm có trong khí thải. Trong quá trình này các phân tử chất khí ô nhiễm trong khí thải bị giữ lại trên bề mặt của vật liệu hấp phụ.
Quá trình hấp phụ còn được sử dụng rộng rãi để khử ẩm trong không khí hoặc trong môi trường khí nói chung, khử khí độc hại và mùi trong khí thải, thu hồi các loại hơi, khí có giá trị lẫn trong không khí hoặc trong khí thải.
Tháp gia nhiệt
Phần lớn các chất ô nhiễm có mùi khó chịu đều cháy được hoặc bị oxi hóa về mặt hoá học để biến thành chất ít có mùi hơn khi phản ứng với oxi ở nhiệt độ thích hợp.
Một số các loại công nghệ như công nghệ khai thác và lọc dầu thải ra rất nhiều khí cháy được kể cả những chất hữu cơ rất độc hại.
Phương pháp xử lý hiệu quả và an toàn nhất cho trường hợp này là thiêu đốt bằng ngọn lửa trực tiếp, thiêu đốt ngay bên trong ống khói hoặc buồng đốt riêng biệt.
Một số các hơi, khí hữu cơ nếu thải trực tiếp vào môi trường sẽ gây phát sinh mùi hôi thối và quá trình thiêu đốt có tác dụng phân huỷ rất hiệu quả các loại chất này.
Tuy nhiên nhược điểm của công nghệ này là chi phí đầu tư và vận hành lớn.
Ngòai các phương pháp xử lý khí thải nêu trên, trên thị trường hiện nay vẫn còn sử dụng các phương pháp xử lý khí thải khác như xử lý khí thải bằng công nghệ sinh học, xử lý khí thải bằng quá trình ngưng tụ, xử lý khí thải bằng phương pháp pha loãng…
Tuy nhiên tính ứng dụng của các phương pháp này không cao và phức tạp trong quá trình vận hành nên chưa được ứng dụng rộng rãi.
Những câu hỏi thường gặp khi đầu tư vào hệ thống xử lý khí thải
Câu hỏi 1: Làm thế nào để thu gom khí thải một cách hiệu quả nhất?
Trả lời: Để thu gom khí thải một cách hợp lý và hiệu quả nhất cần lưu ý một số điều sau:
– Tính toán công suất quạt hút phù hợp
– Thiết kế vị trí đặt các máy hút mùi, đường kính ống hút gió và đường đi của ống.
– Thiết kế tháp xử lý phù hợp để giảm thiểu điện trở trong tháp.
Câu hỏi 2: Quá trình xử lý khí thải có tạo ra nước thải hoặc thừa than hoạt tính không? Làm thế nào để xử lý những chất thải này?
Trả lời: Thông thường, hệ thống xử lý khí thải hoạt động theo một số nguyên tắc chính như:
– Hấp phụ các khí ô nhiễm thành than hoạt tính
– Được hấp thụ trong các dung dịch hấp thụ
Do đó, quá trình hoạt động của hệ thống sẽ tạo ra nước thải hoặc than hoạt tính bão hòa.
Đối với than hoạt tính bão hòa có thể thu hồi bằng phương pháp đốt. Phương pháp thông thường là đem ra bãi chôn lấp đạt tiêu chuẩn.
Có thể lắp đặt thêm hệ thống xử lý nước thải, hoặc thuê đơn vị hút về xử lý.
Câu 3: Làm thế nào để xử lý khí thải công nghiệp hiệu quả?
Trả lời: Với mỗi khí thải công nghiệp sẽ được xử lý bằng một phương pháp và công nghệ khác nhau.
Trên đây là thông tin về Công nghệ xử lý khí thải do các chuyên gia, tư vấn của công ty Luật Quốc Bảo biên soạn tư vấn. Nếu bạn cần hỗ trợ pháp lý hay bất kỳ thắc mắc có mong muốn được giải đáp nhanh chóng, vui lòng liên hệ với Luật Quốc Bảo qua số hotline/zalo: 076 338 7788. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc cho quý khách miễn phí.