Kinh doanh dịch vụ khảo nghiệm thức ăn thủy sản thức ăn chăn nuôi

Những năm gần đây, sản lượng thủy sản của Việt Nam không ngừng tăng trưởng, kéo theo các hoạt động khai thác, kinh doanh và sản xuất liên quan đến thủy sản cũng không ngừng gia tăng. Trên thực tế, hoạt động kinh doanh dịch vụ khảo nghiệm thức ăn thủy sản thức ăn chăn nuôi tại nước đang là hoạt động phổ biến và vô cùng tiềm năng.

Tuy nhiên, những quy định và thủ tục về hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực nói trên tương đối phức tạp, đòi hỏi một kiến thức và kinh nghiệm pháp lý nhất định. Qua bài viết sau, Luật Quốc Bảo sẽ đem lại cho bạn những hướng dẫn tổng quát và cập nhật nhất về ngành nghề kinh doanh thủy sản theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.

Kinh doanh dịch vụ khảo nghiệm thức ăn thủy sản thức ăn chăn nuôi
Tìm hiểu hoạt động kinh doanh dịch vụ khảo nghiệm thức ăn thủy sản thức ăn chăn nuôi

Mục lục

Một số khái niệm về thủy sản và hoạt động kinh doanh khảo nghiệm thức ăn thủy sản thức ăn chăn nuôi

Căn cứ theo Luật Thủy sản số 18/2017/QH14 được Quốc hội ban hành ngày 21 tháng 11 năm 2017, và Nghị định 26/2019/NĐ-CP, một số khái niệm liên quan đến lĩnh vực thủy sản và hoạt động kinh doanh thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi được quy định như sau:

Hoạt động thủy sản là hoạt động bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản; nuôi trồng thủy sản; khai thác thủy sản; chế biến, mua, bán, xuất khẩu, nhập khẩu thủy sản.

Thức ăn thủy sản là sản phẩm cung cấp dinh dưỡng, thành phần có lợi cho sự phát triển của động vật thủy sản, bao gồm thức ăn hỗn hợp, chất bổ sung, thức ăn tươi sống và nguyên liệu.

Khảo nghiệm thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản là quá trình kiểm tra, đánh giá, xác định đặc tính, công dụng, tác động của thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản đến môi trường nuôi, an toàn thực phẩm thủy sản nuôi.

Bên cạnh đó, Nghị định 39/2017/NĐ-CP quy định chi tiết hơn về thức ăn thủy sản như sau:

Thức ăn chăn nuôi, thủy sản là những sản phẩm mà vật nuôi ăn, uống (hoặc bổ sung vào môi trường nuôi đối với thức ăn thủy sản) ở dạng tươi, sng hoặc đã qua chế biến, bảo quản, bao gồm thức ăn dinh dưỡng và thức ăn chức năng ở các dạng: Nguyên liệu, thức ăn đơn; thức ăn hn hp hoàn chỉnh; thức ăn đậm đặc, thức ăn bổ sung, phụ gia thức ăn và các sản phẩm bổ sung vào môi trường nuôi (đối với thức ăn thủy sản) nhằm tạo thức ăn tự nhiên, ổn định môi trường nuôi, tăng hiệu quả sử dụng thức ăn.

  • Thức ăn chăn nuôi, thủy sản thương mại là các sản phẩm thức ăn chăn nuôi, thủy sản được sản xuất nhằm mục đích trao đổi, mua bán trên thị trường.
  • Thức ăn chăn nuôi, thủy sản sản xuất để tiêu thụ nội bộ là các sản phẩm thức ăn chăn nuôi, thủy sản do các cơ sở hoặc cá nhân tự phối trộn dùng cho nhu cầu chăn nuôi của nội bộ cơ sở, không trao đổi và mua bán trên thị trường.
  • Thức ăn chăn nuôi, thủy sản theo tập quán là các sản phẩm nông nghiệp, thủy sản, công nghiệp chế biến đã được người chăn nuôi sử dụng từ trước đến nay như: Thóc, gạo, cám, ngô, khoai, sắn, bã rượu, bã bia, bã sắn, bã dứa, rỉ mật đường, rơm, cỏ, tôm, cua, cá và các loại khác.
  • Thức ăn chăn nuôi, thủy sản mới là thức ăn lần đầu tiên được nhập khẩu, sản xuất tại Việt Nam có chứa hoạt chất mới chưa qua khảo nghiệm ở Việt Nam.
  • Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh là hỗn hợp của nhiều nguyên liệu thức ăn được phi chế theo công thức nhằm đảm bảo có đủ các chất dinh dưỡng để duy trì sự sống và khả năng sn xuất của vật nuôi theo từng giai đoạn sinh trưởng hoặc chu kỳ sản xuất.
  • Thức ăn đậm đặc là hỗn hợp các nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, thủy sản có hàm lượng các chất dinh dưỡng cao hơn nhu cầu vật nuôi và dùng để pha trộn với các nguyên liệu khác tạo thành thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh.
  • Thức ăn bổ sung là thức ăn đơn hoặc hỗn hợp của nhiều nguyên liệu cho thêm vào khẩu phần ăn hoặc bổ sung vào môi trường nuôi (đối với thức ăn thủy sản) để cân đối các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể vật nuôi.
  • Nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, thủy sản hoặc thức ăn đơn là thức ăn dùng để cung cấp một hoặc nhiều chất dinh dưỡng trong khẩu phần ăn cho vật nuôi.
  • Phụ gia thức ăn chăn nuôi, thủy sản là chất có hoặc không có giá trị dinh dưỡng được bổ sung vào thức ăn chăn nuôi, thủy sản trong quá trình chế biến, xử lý hoặc bổ sung vào môi trường trong quá trình nuôi (đối với thức ăn thủy sản) nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng hoặc duy trì, cải thiện đặc tính nào đó của thức ăn chăn nuôi, thủy sản.
  • Chất mang là chất vật nuôi ăn được dùng để trộn với hoạt chất trong premix nhưng không ảnh hưởng đến sức khỏe vật nuôi.
  • Premix kháng sinh là hỗn hợp gồm không quá 02 loại kháng sinh được phép sử dụng trong thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm nhm mục đích kích thích sinh trưởng với tổng hàm lượng kháng sinh không lớn hơn 20%.

Điều kiện hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực kinh doanh thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi

Điều kiện cơ sở khảo nghiệm thức ăn thủy sản thức ăn chăn nuôi, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản

Điều 36 Luật Thủy sản 18/2017/QH14 quy định một số điều kiện bắt buộc đối với các doanh nghiệp muốn thực hiện hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh khảo nghiệm thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi như sau:

Điều 35. Khảo nghiệm thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản

1. Thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản phải được khảo nghiệm trong trường hợp có hóa chất, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, nguyên liệu sản xuất thức ăn thủy sản không có tên trong danh mục quy định tại điểm b và điểm c khoản 2 Điều 31 của Luật này.

2. Cơ sở khảo nghiệm thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Có nhân viên kỹ thuật trình độ đại học trở lên về nuôi trồng thủy sản, bệnh học thủy sản hoặc sinh học;

b) Có cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật phù hợp với việc khảo nghiệm thức ăn, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản;

c) Đáp ứng điều kiện về an toàn sinh học, bảo vệ môi trường.

3. Nội dung khảo nghiệm thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản như sau:

a) Phân tích thành phần, chất lượng sản phẩm;

b) Đánh giá đặc tính, công dụng của sản phẩm;

c) Đánh giá độc tính, độ an toàn đối với thủy sản nuôi trồng, môi trường và người sử dụng;

d) Nội dung khác theo đặc thù của từng sản phẩm.

4. Cơ sở khảo nghiệm thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản có quyền và nghĩa vụ sau đây:

a) Được tham gia vào hoạt động khảo nghiệm theo quy định của pháp luật;

b) Được thanh toán chi phí khảo nghiệm theo quy định;

c) Từ chối cung cấp thông tin liên quan đến kết quả khảo nghiệm cho bên thứ ba, trừ trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu;

d) Chịu trách nhiệm về kết quả khảo nghiệm;

đ) Bảo đảm an toàn sinh học, bảo vệ môi trường trong quá trình khảo nghiệm;

e) Chấp hành việc thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

5. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện giám sát hoạt động khảo nghiệm trên địa bàn.

6. Chính phủ quy định chi tiết khoản 2 và khoản 3 Điều này; quy định trình tự, thủ tục khảo nghiệm thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản.

Trong đó, điểm b, khoản 2 Điều 35 Luật Thủy sản “Có cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật phù hợp với việc khảo nghiệm thức ăn, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản” được Nghị định 26/2019/NĐ-CP quy định chi tiết như sau:

  • Có phòng thử nghiệm đủ năng lực để phân tích và đánh giá các chỉ tiêu kỹ thuật theo đề cương khảo nghiệm;
  • Trường hợp khảo nghiệm trong giai đoạn sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản phải đáp ứng quy định tại điểm a khoản 1 Điều 24 Luật Thủy sản và khoản 1 Điều 20 Nghị định 26/2019/NĐ-CP. Trường hợp khảo nghiệm trong giai đoạn nuôi thương phẩm phải đáp ứng quy định tại điểm b khoản 1 Điều 38 Luật Thủy sản và khoản 1, khoản 2 Điều 34 Nghị định 26/2019/NĐ-CP.

Như vậy, trong trường hợp “khảo nghiệm trong giai đoạn sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản”, quy định được đưa ra như sau: 

– Tổ chức, cá nhân sản xuất giống thủy sản được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện khi đáp ứng các điều kiện sau đây:

  • Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ sản xuất phù hợp với loài thủy sản; có nơi cách ly theo dõi sức khỏe giống thủy sản mới nhập; (Điểm a khoản 1 Điều 24 Luật Thủy sản)

– Trong đó, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản quy định tại điểm a khoản 1 Điều 24 Luật Thủy sản được quy định cụ thể như sau:

  • Hệ thống xử lý nước cấp, nước thải và hệ thống ao, bể, lồng bè bảo đảm yêu cầu kiểm soát chất lượng và an toàn sinh học; khu chứa trang thiết bị, nguyên vật liệu bảo đảm yêu cầu bảo quản của nhà sản xuất, nhà cung cấp; khu sinh hoạt bảo đảm tách biệt với khu vực sản xuất, ương dưỡng;
  • Trang thiết bị bảo đảm yêu cầu về kiểm soát chất lượng, an toàn sinh học; thiết bị thu gom và xử lý chất thải không ảnh hưởng xấu đến khu vực sản xuất, ương dưỡng. (Khoản 1 Điều 20 Nghị định 26/2019/NĐ-CP)

Ngoài ra trong trường hợp “khảo nghiệm trong giai đoạn nuôi thương phẩm”, doanh nghiệp cần đáp ứng các điều kiện như sau: 

– Cơ sở nuôi trồng thủy sản phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

  • Địa điểm xây dựng cơ sở nuôi trồng thủy sản phải tuân thủ quy định về sử dụng đất, khu vực biển để nuôi trồng thủy sản theo quy định của pháp luật;
  • Có cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật phù hợp với đối tượng và hình thức nuôi;
  • Đáp ứng quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, thú y và an toàn lao động;
  • Đáp ứng quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm;
  • Phải đăng ký đối với hình thức nuôi trồng thủy sản lồng bè và đối tượng thủy sản nuôi chủ lực. (Khoản 1 Điều 38 Luật Thủy Sản).

– Cơ sở vật chất đối với cơ sở nuôi trồng thủy sn trong ao (đầm/hầm), bể:

  • Bờ ao (đầm/hầm), bể làm bng vật liệu không gây ô nhiễm môi trường, không gây độc hại cho thủy sản nuôi, không rò r nước; nơi chứa rác thải phải riêng biệt với nơi chứa, nơi xử lý thủy sản chết và tách biệt với khu vực nuôi, không làm ảnh hưởng đến môi trường;
  • Trường hợp cơ sở nuôi trồng thủy sản có khu chứa trang thiết bị, dụng cụ, nguyên vật liệu phải bảo đảm yêu cầu bảo quản của nhà sản xuất, nhà cung cấp; cơ sở nuôi trồng thủy sản có khu sinh hoạt, vệ sinh phải bảo đảm nước thải, chất thải sinh hoạt không làm ảnh hưởng đến khu vực nuôi;
  • Trường hợp cơ sở nuôi trồng thủy sản thâm canh, bán thâm canh phải có hệ thống xử lý nước cấp, nước thải riêng biệt; nơi chứa bùn thải phù hợp; có biển báo chỉ dẫn từng khu và đáp ứng hai quy định nêu trên. (Khoản 1 Điều 34 Nghị định 26/2019/NĐ-CP)

– Cơ sở vật chất đối với cơ sở nuôi trồng thủy sản bằng lồng bè, đăng quầng (sau đây được gọi là nuôi lồng bè):

  • Khung lồng, phao, lưới, đăng quầng phải làm bằng vật liệu không gây ô nhiễm môi trường, không gây độc hại cho thủy sản nuôi và không để thủy sản nuôi sống thoát ra môi trường; có thiết bị cảnh báo cho hoạt động giao thông thủy; nơi cha rác thải phải riêng biệt với nơi chứa, nơi xử lý thủy sản chết, không làm ảnh hưởng đến môi trường;
  • Trường hợp cơ sở nuôi trồng thủy sản có khu chứa trang thiết bị, dụng cụ, nguyên vật liệu phải đảm bảo yêu cầu bảo quản của nhà sản xuất, nhà cung cấp; cơ sở nuôi trồng thủy sản có khu sinh hoạt, vệ sinh phải bảo đảm nước thải, chất thải sinh hoạt không làm ảnh hưởng đến khu vực nuôi. (Khoản 2 Điều 34 Nghị định 26/2019/NĐ-CP)

Bên cạnh đó, điểm c khoản 2 Điều 35 Luật Thủy sản “Đáp ứng điều kiện về an toàn sinh học, bảo vệ môi trường” được quy định như sau:

  • Khu nuôi khảo nghiệm có biện pháp ngăn cách với các khu sản xuất giống, nuôi trồng thủy sản thương phẩm khác. Không để sản phẩm, bao bì của sản phẩm khảo nghiệm gây ô nhiễm môi trường.
Kinh doanh dịch vụ khảo nghiệm thức ăn thủy sản thức ăn chăn nuôi
Các quy định của pháp luật về hoạt động kinh doanh dịch vụ khảo nghiệm thức ăn thủy sản thức ăn chăn nuôi tương đối phức tạp

Thủ tục xin cấp phép kinh doanh khảo nghiệm thức ăn thủy sản thức ăn chăn nuôi

Hồ sơ, trình tự và thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện  kinh doanh dịch vụ khảo nghiệm thức ăn thủy sản thức ăn chăn nuôi

Dựa trên Điều 32 Nghị định 26/2019/NĐ-CP, Luật Quốc Bảo thông tin đến bạn về thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thức ăn thủy sản như sau:

– Hồ sơ đăng ký khảo nghiệm thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản gồm:

  • Đơn đăng ký theo Mẫu số 17.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 26/2019/NĐ-CP;
  • Đề cương khảo nghiệm theo Mẫu số 18.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 26/2019/NĐ-CP;
  • Bản thuyết minh điều kiện của cơ sở thực hiện khảo nghiệm theo Mẫu số 19.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 26/2019/NĐ-CP.

– Trình tự thực hiện cho phép khảo nghiệm thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản:

  • Tổ chức, cá nhân đăng ký khảo nghiệm thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản gửi hồ sơ đến Tổng cục Thủy sản;
  • Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ Tổng cục Thủy sản tổ chức thẩm định hồ sơ đăng ký khảo nghiệm. Nếu hồ sơ đạt yêu cầu Tổng cục Thủy sản kiểm tra điều kiện cơ sở khảo nghiệm theo Mẫu số 20.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 26/2019/NĐ-CP.
  • Trường hợp không đáp ứng điều kiện, cơ sở thực hiện khắc phục; sau khi khắc phục cơ sở có văn bản thông báo đến Tổng cục Thủy sản để tổ chức kiểm tra các nội dung đã khắc phục.
  • Trường hợp hồ sơ và điều kiện cơ sở khảo nghiệm đạt yêu cầu, Tổng cục Thủy sản phê duyệt đề cương khảo nghiệm và ban hành quyết định khảo nghiệm theo Mẫu số 21.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 26/2019/NĐ-CP, đồng thời thực hiện cấp phép nhập khẩu thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản cho tổ chức, cá nhân để khảo nghiệm (nếu là sản phẩm nhập khẩu).
  • Trường hợp không đạt yêu cầu phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

– Kiểm tra hoạt động khảo nghiệm: Tổng cục Thủy sản tổ chức kiểm tra thực tế tại nơi thực hiện khảo nghiệm ít nhất 01 lần trong quá trình khảo nghiệm.

– Giám sát hoạt động khảo nghiệm: Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh thực hiện giám sát hoạt động khảo nghiệm trên địa bàn. Nội dung giám sát theo đề cương đã được phê duyệt.

– Công nhận kết quả khảo nghiệm:

  • Sau khi kết thúc khảo nghiệm, cơ sở có thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản khảo nghiệm báo cáo kết quả khảo nghiệm về Tổng cục Thủy sản.
  • Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả khảo nghiệm, Tổng cục Thủy sản tổ chức đánh giá kết quả khảo nghiệm và ban hành quyết định công nhận kết quả khảo nghiệm thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản theo Mẫu số 22.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 26/2019/NĐ-CP.
  • Trường hợp không công nhận phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;
  • Sau khi công nhận kết quả khảo nghiệm, Tổng cục Thủy sản trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bổ sung vào Danh mục hóa chất, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, nguyên liệu sản xuất thức ăn được phép sử dụng trong nuôi trồng thủy sản tại Việt Nam

Nội dung khảo nghiệm thức ăn thủy sản thức ăn chăn nuôi và sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản

– Nội dung khảo nghiệm thức ăn thủy sản:

  • Kiểm tra thành phần, chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn công bố áp dụng và quy chuẩn kỹ thuật tương ứng trước khi tiến hành khảo nghiệm;
  • Đánh giá đặc tính, công dụng của sản phẩm: Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển; tỷ lệ nuôi sng qua các giai đoạn phát triển của đối tượng khảo nghiệm; hệ số chuyển hóa thức ăn; các chỉ tiêu kỹ thuật khác nêu trong hồ sơ sản phẩm;
  • Đánh giá độ an toàn đối với sức khỏe con người, đối tượng nuôi và môi trường trong quá trình sử dụng: Dư lượng kháng sinh, hóa chất độc hại trong thủy sản khảo nghiệm và môi trường (nêu cụ thể trong đề cương khảo nghiệm); đánh giá biến động các chỉ tiêu môi trường.

Quý khách tham khảo: Luật Quốc Bảo – Hotline/zalo: 0763387788

Thành lập hộ kinh doanh cá thểNên thành lập công ty hay hộ kinh doanhHộ kinh doanh cá thể là gì

Mẫu văn bản xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kinh doanh thức ăn thủy sản thức ăn chăn nuôi

Mẫu đơn đăng ký khảo nghiệm thức ăn thủy sản thức ăn chăn nuôi và sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản

Dưới đây là mẫu đơn đăng ký khảo nghiệm thức ăn thủy sản thức ăn chăn nuôi và sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản theo Mẫu số 17.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 26/2019/NĐ-CP:

TÊN CƠ S

————————

 Số: ……….

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

————————————

ĐƠN ĐĂNG KÝ KHẢO NGHIỆM 

Thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản

Kính gửi: Tổng cục Thủy sản.

1. Tên cơ sở đăng ký khảo nghiệm: ……………………………………………………………………….

Địa chỉ: ………………………………………………………………………………………………………………….

Số điện thoại: ………………. Số Fax: ………………..…. E-mail: …………………………………………

2. Tên cơ sở thực hiện khảo nghiệm:

Địa chỉ: …………………………………………………………………………………………………………………..

Số điện thoại: ………………. Số Fax: ………………..…. E-mail: ………………………………………….

Đề nghị được khảo nghiệm thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản sau:

Tên sản phẩm: …………………………………………………………………………………………………………

Thành phần: …………………………………………………………………………………………………………….

Công dụng: ……………………………………………………………………………………………………………..

Nhà sản xuất: …………………………………………………………………………………………………………..

3. Các hồ sơ và tài liệu kèm theo giấy này, gồm:

………………………………………………………………………………………………………………………………..

Chúng tôi cam kết chấp hành đúng các quy định của pháp luật về khảo nghiệm thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản.

…, ngày … tháng… năm 20….

ĐẠI DIỆN CƠ SỞ ĐĂNG KÝ (6)

(Ký tên và đóng dấu)

 

 

Mẫu bảng thuyết minh điều kiện cơ sở khảo nghiệm thức ăn thủy sản thức ăn chăn nuôi

Dưới đây là mẫu đơn đăng ký khảo nghiệm thức ăn thủy sản thức ăn chăn nuôi và sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản theo Mẫu số 19.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 26/2019/NĐ-CP:

BẢN THUYẾT MINH ĐIỀU KIỆN CƠ SỞ KHẢO NGHIỆM 

Thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản

1. Thông tin cơ sở: ………………………………………………………………………………………………………….

Tên cơ sở: ……………………………………………………………………………………………………………………..

Địa chỉ trụ sở: …………………………………………………………………………………………………………………

Địa điểm khảo nghiệm: ………………………………………………………………………………………………….

Số điện thoại: ………………. Số Fax: ………………..…. E-mail: ………………………………………………….

2. Điều kiện cơ sở phục vụ khảo nghiệm 

a) Đối với hệ thống nuôi thủy sản tập trung trong ao, đầm

b) Đối với hệ thống nuôi thủy sản tập trung trong lồng bè

c) Đối với hệ thống sản xuất giống thủy sản

3. Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ khảo nghiệm 

a) Thiết bị, dụng cụ thu mẫu, bảo quản mẫu

b) Thiết bị, dụng cụ phân tích các yếu tố môi trường, dư lượng

c) Thiết bị, dụng cụ xác định các chỉ tiêu sinh trưởng động vật thủy sản

d) Các thiết bị khác theo yêu cầu của đề cương khảo nghiệm

4. Người phụ trách kỹ thuật, nhận lực thực hiện khảo nghiệm

5. Các điều kiện khác có liên quan

6. Các công trình, kết quả nghiên cứu khác có liên quan

…, ngày … tháng… năm 20….

ĐẠI DIỆN CƠ SỞ ĐĂNG KÝ (6)

(Ký tên và đóng dấu)

 

Kinh doanh dịch vụ khảo nghiệm thức ăn thủy sản thức ăn chăn nuôi
Mô hình kinh doanh dịch vụ khảo nghiệm thức ăn thủy sản

Một số câu hỏi thường gặp liên quan đến vấn đề kinh doanh thức ăn cho thủy sản và thức ăn chăn nuôi

Mức xử phạt với các hành vi vi phạm quy định về khảo nghiệm thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản như thế nào?

Điều 16 Nghị định 42/2019/NĐ-CP quy định như sau:

1. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi công bố không đúng kết quả khảo nghiệm.

2. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc cải chính kết quả khảo nghiệm đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.

Các chất nào bị cấm sử dụng trong thức ăn thủy sản thức ăn chăn nuôi theo quy định của pháp luật?

Danh mục các hóa chất, chế phẩm sinh học, vi sinh vật bị cấm sử dụng trong thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi tròng thủy sản được quy định trong Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 26/2018/TT-BNNPTNT, cụ thể là các chất sau:

STT

Tên hóa chất, chế phẩm sinh học, vsinh vật

1

Aristolochia spp và các chế phẩm từ chúng

2

Chloramphenicol

3

Chloroform

4

Chlorpromazine

5

Colchicine

6

Clenbuterol

7

Cypermethrin

8

Ciprofloxacin

9

Cysteamine

10

Các Nitroimidazole khác

11

Deltamethrin

12

Diethylstilbestrol (DES)

13

Dapsone

14

Dimetridazole

15

Enrofloxacin

16

Ipronidazole

17

Green Malachite (Xanh Malachite)

18

Gentian Violet (Crystal violet)

19

Glycopeptides

20

Nitrofuran (bao gồm cả Furazolidone)

21

Nhóm Fluoroquinolones

22

Metronidazole

23

Trichlorfon (Dipterex)

24

Trifluralin

25

Ronidazole

26

Vat Yellow 1 (tên gọi khác: flavanthrone, flavanthrene, sandothrene); công thức phân tử: C28H12N2O2; danh pháp: benzo[h]benz[5,6]acridino[2,1,9,8- klmna]acridine-8,16-dione.

27

Vat Yellow 2 (tên gọi khác: Indanthrene); công thức phân tử: C28H14N2O2S2; danh pháp: 2,8-diphenylanthra[2,1-d:6,5-d’]bisthiazole-6,12-dione.

28

Vat Yellow 3 (tên gọi khác: Mikethrene); công thức phân t: C28H18N2O4; danh pháp: N,N’-1,5-Anthraquinonylenebisbenzamide.

29

Vat Yellow 4 (tên gọi khác: Dibenzochrysenedione, Dibenzpyrenequinone); công thức phân tử: C24H12O2; danh pháp: 7,14-Dibenzpyrenequinone.

30

Auramine (tên gọi khác: yellow pyoctanine; glauramine); công thức phân tử: C17H21N3; danh pháp: 4,4’-Carbonimidoylbis[N,N-dimethylbenzenamine] và các dẫn xuất của Auramine.

Qua bài viết trên, chúng tôi đã gửi đến bạn những thông tin đầy đủ và cập nhật nhất về những vấn đề pháp lý liên quan đến hoạt động kinh doanh dịch vụ khảo nghiệm thức ăn thủy sản thức ăn chăn nuôi.

Nếu quý khách không có thời gian hay gặp những khó khăn khi thực hiện các thủ tục đăng ký kinh doanh kể trên, hoặc cần tư vấn thêm thông tin về lĩnh vực đầu tư kinh doanh, hãy liên hệ ngay với Luật Quốc Bảo theo số điện thoại Hotline: 0763 387 788 để được đội ngũ luật sư nhiều kinh nghiệm của chúng tôi tư vấn một cách rõ ràng và cụ thể nhất.

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.