Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường hiện nay luật quy định như thế nào? Hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây của Luật Quốc Bảo.
Nếu bạn cần hỗ trợ pháp lý hay bất kỳ thắc mắc có mong muốn được giải đáp nhanh chóng, vui lòng liên hệ với Luật Quốc Bảo qua số hotline/zalo: 076 338 7788. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc cho quý khách miễn phí.
Mục lục
- 1 Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường
- 2 Căn cứ pháp lý:
- 3 Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường
- 3.1 Điều 48. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp
- 3.2 Điều 49. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Công an nhân dân
- 3.3 Điều 50. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Thanh tra chuyên ngành
- 3.4 Điều 51. Thẩm quyền xử phạt của các lực lượng khác
- 3.5 Điều 52. Phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường; chuyển hồ sơ vụ việc có dấu hiệu tội phạm về môi trường để truy cứu trách nhiệm hình sự
- 3.6 Điều 53. Trách nhiệm và cơ chế phối hợp trong hoạt động kiểm tra, thanh tra và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
- 4 Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường theo Nghị định mới năm 2022
- 4.1 Điều 56. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp
- 4.2 Điều 57. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Công an nhân dân
- 4.3 Điều 58. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Thanh tra chuyên ngành tài nguyên và môi trường
- 4.4 Điều 59. Thẩm quyền của Thanh tra quốc phòng
- 4.5 Điều 60. Thẩm quyền của Bộ đội biên phòng
- 4.6 Điều 61. Thẩm quyền của Cảnh sát biển
- 4.7 Điều 62. Thẩm quyền của Hải quan
- 4.8 Điều 63. Thẩm quyền của Kiểm lâm, Kiểm ngư và Thanh tra chuyên ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- 4.9 Điều 64. Thẩm quyền của Thanh tra chuyên ngành công thương và Quản lý thị trường
- 4.10 Điều 65. Thẩm quyền của Cảng vụ hàng hải, Cảng vụ hàng không, Cảng vụ đường thủy nội địa
- 4.11 Điều 66. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Thanh tra chuyên ngành văn hóa, thể thao và du lịch
- 4.12 Điều 67. Thẩm quyền của Cục Quản lý môi trường y tế
- 4.13 Điều 68. Phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường; chuyển hồ sơ vụ việc có dấu hiệu tội phạm môi trường để truy cứu trách nhiệm hình sự
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường
Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường
Chính phủ ban hành Nghị định 155/2016/NĐ-CP ngày 18/11/2016 quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
– Nghị định này quy định các hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi vi phạm hành chính, thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính;
trách nhiệm và cơ chế phối hợp trong hoạt động kiểm tra, thanh tra và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
– Vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường quy định tại Nghị định này bao gồm:
+ Các hành vi vi phạm các quy định về kế hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá tác động môi trường và đề án bảo vệ môi trường;
+ Các hành vi gây ô nhiễm môi trường;
+ Các hành vi vi phạm các quy định về quản lý chất thải;
+ Các hành vi vi phạm các quy định về quản lý chất thải;
+ Các hành vi vi phạm quy định về bảo vệ môi trường của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp, khu kinh doanh dịch vụ tập trung;
+ Các hành vi vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường trong hoạt động nhập khẩu máy móc, thiết bị, phương tiện giao thông vận tải, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, chế phẩm sinh học; nhập khẩu, phá dỡ tàu biển qua sử dụng; hoạt động lễ hội, du lịch và khai thác khoáng sản;
+ Các hành vi vi phạm các quy định về thực hiện phòng, chống, khắc phục ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường;
+ Các hành vi vi phạm hành chính về đa dạng sinh học bao gồm: Bảo tồn và phát triển bền vững hệ sinh thái tự nhiên; bảo tồn và phát triển bền vững các loài sinh vật; bảo tồn và phát triển bền vững tài nguyên di truyền;
+ Các hành vi cản trở hoạt động quản lý nhà nước, thanh tra, kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính và các hành vi vi phạm khác về bảo vệ môi trường được quy định cụ thể tại Chương II Nghị định này;
+ Các hành vi vi phạm hành chính có liên quan đến lĩnh vực bảo vệ môi trường mà không quy định tại Nghị định này thì áp dụng theo quy định tại các Nghị định khác của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước có liên quan để xử phạt.
– Nghị định bao gồm 4 Chương và 63 Điều. Theo đó, tại Điều 2 Chương II Nghị định này quy định về đối tượng áp dụng như sau:
(1) Cá nhân, tổ chức trong nước và cá nhân, tổ chức nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường trong phạm vi lãnh thổ, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đều bị xử phạt theo các quy định tại Nghị định này hoặc Nghị định có liên quan.
(2). Hộ gia đình, hộ kinh doanh cá thể vi phạm các quy định của Nghị định này bị xử phạt như đối với cá nhân vi phạm.
Căn cứ pháp lý:
Nghị định 155/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
Nghị định 55/2021/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 155/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường
Điều 48. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp
Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến000.000 đồng;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm quy định tại các điểm a, b, c và đ khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng Giấy phép môi trường có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn thuộc thẩm quyền;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến000.000 đồng;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm quy định tại các điểm a, b, c, đ, e, g, h, i, k, l, m, o, p, q, r, s và t khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 1.000.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng Giấy phép môi trường có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
Điều 49. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Công an nhân dân
Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường
1. Chiến sỹ Công an nhân dân đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng.
2. Trạm trưởng, Đội trưởng của người được quy định tại khoản l Điều này có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 1.500.000 đồng.
3. Trưởng Công an cấp xã, Trưởng đồn Công an, Trạm trường Trạm Công an cửa khẩu, khu chế xuất có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 2.500.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 2.500.000 đồng;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm quy định tại các điểm a, c và đ khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
4. Trường Công an cấp huyện; Trưởng phòng Công an cấp tỉnh gồm: Trưởng phòng Cảnh sát môi trường và Trưởng phòng Quản lý xuất nhập cảnh đang thi hành công vụ có quyền
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng Giấy phép môi trường có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn thuộc thẩm quyền;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 25.000.000 đồng;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm quy định tại các điểm a, c, đ, i, k, l, m, o, p, q, r, s và t khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
5. Giám đốc Công an cấp tỉnh có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng Giấy phép môi trường có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 50.000.000 đồng;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm quy định tại các điểm a, c, d, h, i, k, l, m, o, p, q, r, s và t khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
6. Cục trưởng Cục Cảnh sát môi trường, Cục trưởng Cục Quản lý xuất nhập cảnh đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 1.000.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng Giấy phép môi trường có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm quy định tại các điểm a, c, đ, h, i, k, l, m, o, p, q, r, s và t khoản 3 Điều 4 Nghị định này
Điều 50. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Thanh tra chuyên ngành
Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường
1. Thanh tra viên chuyên ngành bảo vệ môi trường, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành bảo vệ môi trường của Sở Tài nguyên và Môi trường, Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 000 đồng;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm quy định tại các điểm a, c, đ, i, k, l và m khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
2. Chánh thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường và chức danh tương đương được Chính phủ giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về tài nguyên và môi trường có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng Giấy phép môi trường có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến000.000 đồng;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
3. Cục trưởng Cục Kiểm soát ô nhiễm thuộc Tổng cục Môi trường và chức danh tương đương được Chính phủ giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về tài nguyên và môi trường có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 250.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng Giấy phép môi trường có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến000.000 đồng;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường
4. Chánh thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường, Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường và chức danh tương đương được Chính phủ giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về tài nguyên và môi trường có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 1.000.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng Giấy phép môi trường có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
5. Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành về tài nguyên và môi trường của Bộ Tài nguyên và Môi trường có thẩm quyền xử phạt theo quy định tại khoản 3 Điều này.
Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành về tài nguyên và môi trường của Sở Tài nguyên và Môi trường, Tổng cục Môi trường và cơ quan tương đương được Chính phủ giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về tài nguyên và môi trường có thẩm quyền xử phạt theo quy định tại khoản 2 Điều này.
Điều 51. Thẩm quyền xử phạt của các lực lượng khác
Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường
Bộ đội biên phòng, Cảnh sát biển, Hải quan, Kiểm lâm, Thanh tra nông nghiệp và phát triển nông thôn, Thanh tra chuyên ngành thủy sản, Quản lý thị trường, Thuế, Cảng vụ hàng hải,
Cảng vụ đường thủy nội địa có quyền xử phạt theo thẩm quyền quy định tại các Điều 40, 41, 42, 43, 44, 45 và 47 Luật xử lý vi phạm hành chính đối với những hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường có liên quan đến lĩnh vực mình quản lý quy định tại Nghị định này.
Điều 52. Phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường; chuyển hồ sơ vụ việc có dấu hiệu tội phạm về môi trường để truy cứu trách nhiệm hình sự
1. Phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường của các lực lượng được quy định cụ thể như sau:
a) Kiểm lâm có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền, thuộc lĩnh vực và phạm vi quản lý của mình đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường liên quan đến hoạt động, kiểm lâm được quy định tại các Điều 39, Điều 40, Điều 41, Điều 42, các khoản 1, 2 3, 4 và 5 Điều 43, Điều 44, Điều 45, các khoản 1, khoản 2a, khoản 2b, khoản 2, điểm a khoản 3, điểm a khoản 4 Điều 46 và Điều 47 của Nghị định này.
Thanh tra nông nghiệp và phát triển nông thôn có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền, thuộc lĩnh vực và phạm vi quản lý của mình đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường liên quan đến hoạt động nông nghiệp và phát triển nông thôn được quy định tại khoản 5 Điều 12, khoản 3 Điều 27, khoản 3 Điều 34, các Điều 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46 và 47 của Nghị định này.
Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường
Thanh tra chuyên ngành thủy sản có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền, thuộc lĩnh vực và phạm vi quản lý của mình đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường liên quan đến hoạt động thủy sản được quy định tại khoản 5 Điều 12, khoản 3 Điều 27, các Điều 39, 41,42, 43, 44, 45, 46 và 47 của Nghị định này
b) Cảng vụ hàng hải có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền, thuộc lĩnh vực và phạm vi quản lý của mình đối với các hành vi viphạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường liên quan đến hoạt động hàng hải được quy định tại các Điều 27, 33, 34 và 47 của Nghị định này;
c) Cảng vụ đường thủy nội địa có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền, thuộc lĩnh vực và phạm vi quản lý của mình đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường trong khu vực đường thủy nội địa được quy định tại các Điều 33, 34 và 47 của Nghị định này;
d) Bộ đội biên phòng có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền, thuộc lĩnh vực và phạm vi quản lý của mình đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường được quy định tại các Điều 20, 21, 22, 23, 27, 33, 34, 39, 40, 41, 42; các khoản 1, 2 3, 4 và 5 Điều 43;
các khoản 1, khoản 2a, khoản 2b, khoản 2, điểm a khoản 3, điểm a khoản 4 Điều 46 và Điều 47 của Nghị định này
Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường
đ) Cảnh sát biển có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền, thuộc lĩnh vực và phạm vi quản lý của mình đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường xảy ra trên vùng biển, vùng đặc quyền kinh tế, vùng quyền chủ quyền của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được quy định tại các Điều 13, 14, 15, 16, 19, 20; các khoản 7, 8, 9 và 10 Điều 21;
các khoản 6, 7, 8 và 9 Điều 22; các Điều 27, 33, 34, 39, 40, 41,42; các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 43; Điều 44, Điều 45; các khoản 1, khoản 2a, khoản 2b, khoản 2, điểm a khoản 3, điểm a khoản 4 Điều 46 và Điều 47 của Nghị định này
e) Hải quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền, thuộc lĩnh vực và phạm vi quản lý của mình đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường liên quan đến hoạt động hải quan được quy định tại các khoản 1, 2, 3 Điều 24; các khoản 4, 5, 6, 7 Điều 25; các Điều 26, 40, 43, 46 và 47 của Nghị định này
g) Quản lý thị trường có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền, thuộc lĩnh vực và phạm vi quản lý của mình đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường liên quan đến hoạt động quản lý thị trường, hàng hóa và hoạt động mua, bán, sử dụng động vật hoang dã, được quy định tại các Điều 26, 40, 43, 46 và 47 của Nghị định này;
“h) Công an nhân dân có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền, thuộc lĩnh vực và phạm vi quản lý của mình đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại các điểm c, d, đ, e, g, i, k và 1 khoản 1 Điều 9;
khoản 1 Điều 10; khoản 4 Điều 11; các điểm c và d khoản 2, các điểm c, d, đ và e khoản 3, các điểm g, h, i và k khoản 4, các điểm a, b và c khoản 5, các điểm b và c khoản 6, các điểm a, b, c, d và đ khoản 7 Điều 12; các điểm d, đ khoản 1, các điểm b, c khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều 13a; các Điều 13, 14, 15, 16, 17, 18 và 19; các khoản 1, 2, 3, 9a, 9, 10 và 11 Điều 20; điểm b khoản 2, các khoản 7, 8, 9 và 10 Điều 21;
Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường
các khoản 5, 6, 7, 8 và 10a Điều 22; các khoản 5, 6, 7, 8 và 9a Điều 23; các khoản 2 và 3, các điểm đ, e và g khoản 4 Điều 24; các khoản 5, 6 và 7 Điều 25; điểm đ khoản 3, các khoản 4, 5 và 6 Điều 27; các khoản 1,2, 3 và 5 Điều 31;
điểm c khoản 4, điểm b khoản 5, điểm b khoản 6 và khoản 8 Điều 33; các điểm b và d khoan 1, điểm d khoản 3 Điều 34; các khoản 2, 3 và 4 Điều 40; Điều 41; các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 43, Điều 47 và hành vi xây lắp, lắp đặt thiết bị, đường ống
hoặc các đường thải khác để xả chất thải không qua xử lý ra ngoài môi trường quy định tại điểm c khoản 1, điểm c khoản 2, điểm c khoản 3, điểm c khoản 4 Điều 8, điểm h khoản 2 Điều 9, điểm c khoản 2 Điều 10, điểm b khoản 1, điểm b khoản 2, điểm b khoản 3, điểm b khoản 5 Điều 11 của Nghị định này
i) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền và phạm vi quản lý của mình đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường quy định tại điểm a khoản 1, điểm a khoản 2 Điều 11; các khoản 1, 2, 6, 9 Điều 20; các Điều 39, 40, 41, 42; các khoản 1, 2 Điều 43; các khoản 1, 2 Điều 45 và khoản 1 Điều 46 của Nghị định này;
k) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền và phạm vi quản lý của mình đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường quy định tại các Điều 8, 11, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20,27, 28, 30, 36, 39740, 41, 42; các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 43, Điều 44, Điều 45, các khoản 1, khoản 2a, khoản 2b, khoản 2, điểm a khoản 3 Điều 46 và Điều 47 của Nghị định này
l) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền và phạm vi quản lý của mình đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường quy định tại Nghị định này;
Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường
m) Chánh thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường và chức danh tương đương được Chính phủ giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về tài nguyên và môi trường có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quản lý đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường quy định tại Nghị định này;
n) Chánh thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường, Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường, Cục trưởng Cục Kiểm soát ô nhiễm và chức danh tương đương được Chính phủ giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về tài nguyên và môi trường có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường theo thẩm quyền trên phạm vi cả nước quy định tại Nghị định này.
2. Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tại khoản 1 Điều này được thực hiện các biện pháp nghiệp vụ theo chức năng và nhiệm vụ được giao để phát hiện vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường;
trường hợp phát hiện cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm không thuộc thẩm quyền xử phạt của mình thì phải lập biên bản vụ việc và phối hợp với cơ quan, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường để kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.
Trường hợp phát hiện cá nhân, tổ chức thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường thì thẩm quyền xử phạt thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 52 Luật xử lý vi phạm hành chính.
3. Chuyển hồ sơ vụ việc có dấu hiệu tội phạm về môi trường để truy cứu trách nhiệm hình sự và chuyển hồ sơ vụ vi phạm để xử phạt hành chính.
a) Việc chuyển hồ sơ vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm về môi trường để truy cứu trách nhiệm hình sự và chuyển hồ sơ vụ vi phạm để xử phạt vi phạm hành chính được thực hiện theo quy định của Điều 62 và Điều 63 Luật xử lý vi phạm hành chính và Bộ luật tố tụng hình sự.
b) Đối với vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm về môi trường được phát hiện qua công tác thanh tra được thực hiện theo quy định của pháp luật về thanh tra.
Điều 53. Trách nhiệm và cơ chế phối hợp trong hoạt động kiểm tra, thanh tra và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
1. Việc kiểm tra, thanh tra và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường phải bảo đảm nguyên tắc không chồng chéo; không làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cá nhân, tổ chức vi phạm.
Một năm chỉ có một đoàn kiểm tra hoặc thanh tra trong lĩnh vực bảo vệ môi trường tại một cơ sở, doanh nghiệp, trừ trường hợp kiểm tra, thanh tra đột xuất theo quy định của pháp luật.
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường thống nhất quản lý nhà nước về kiểm tra, thanh tra và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường trên phạm vi cả nước thông qua các nội dung sau đây:
a) Lập, phê duyệt, thực hiện kế hoạch kiểm tra, thanh tra trong lĩnh vực bảo vệ môi trường của Bộ Tài nguyên và Môi trường trên phạm vi cả nước theo quy định pháp luật; hằng năm định hướng đối tượng, lĩnh vực và địa bàn kiểm tra, thanh tra về bảo vệ môi trường cho bộ, cơ quan ngang bộ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
b) Chỉ đạo, hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp tỉnh lập, phê duyệt và tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm tra, thanh tra trong lĩnh vực bảo vệ môi trường; hướng dẫn quy trình, nghiệp vụ trong hoạt động kiểm tra, thanh tra và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường;
c) Phối hợp lực lượng Công an nhân dân phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh, phòng chống tội phạm và vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường; cung cấp thông tin kịp thời các dấu hiệu tội phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường của cá nhân, tổ chức cho lực lượng Công an nhân dân theo quy định của pháp luật;
d) Chủ trì xử lý các trường hợp chồng chéo trong hoạt động kiểm tra, thanh tra và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường theo nguyên tắc, trách nhiệm và cơ chế phối hợp tại Điều này; tổng hợp, công khai kết quả xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường trên phạm vi cả nước.
Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường
3. Bộ Công an chịu trách nhiệm và chỉ đạo lực lượng Công an nhân dân thực hiện các biện pháp phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh, phòng chống tội phạm, vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường và có trách nhiệm sau đây:
a) Tổ chức kiểm tra việc chấp hành pháp luật theo quy định pháp luật và theo định hướng của Bộ Tài nguyên và Môi trường; không kiểm tra các đối tượng thuộc kế hoạch kiểm tra, thanh tra hàng năm quy định tại điểm a khoản 2 và điểm a khoản 4 Điều này, trừ trường hợp phát hiện dấu hiệu tội phạm;
b) Chủ trì, phối hợp Bộ Tài nguyên và Môi trường và chỉ đạo lực lượng Công an nhân dân các cấp chủ trì, phối hợp cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường các cấp thực hiện kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường của cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật;
c) Cung cấp, chỉ đạo lực lượng Công an nhân dân cung cấp thông tin về các vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường của các đối tượng thuộc kế hoạch kiểm tra, thanh tra hằng năm của cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường;
d) Chỉ đạo lực lượng Công an nhân dân phối hợp với cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường các cấp khi tiến hành kiểm tra đột xuất cá nhân, tổ chức có dấu hiệu vi phạm pháp luật do lực lượng Công an nhân dân phát hiện. Đoàn kiểm tra do lực lượng Công an nhân dân tổ chức phải có sự tham gia của cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường;
đ) Định kỳ 06 tháng và hàng năm báo cáo tình hình, kết quả kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường của lực lượng Công an nhân dân cho Bộ Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp, công khai theo quy định pháp luật.
4. Sở Tài nguyên và Môi trường cấp tỉnh có trách nhiệm:
a) Lập kế hoạch kiểm tra, thanh tra trong lĩnh vực bảo vệ môi trường trên cơ sở định hướng của Bộ Tài nguyên và Môi trường và kế hoạch kiểm tra, thanh tra đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt;
phê duyệt và tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm tra, thanh tra trong lĩnh vực bảo vệ môi trường thuộc thẩm quyền trên địa bàn sau khi có ý kiến thống nhất bằng văn bản của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
b) Tham gia các đoàn kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường trên địa bàn do Bộ Tài nguyên và Môi trường, lực lượng Công an nhân dân chủ trì; phối hợp với lực lượng Công an nhân dân trong hoạt động phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh, phòng chống tội phạm và vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường của cá nhân, tổ chức trên địa bàn;
c) Tổng hợp, báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tình hình, kết quả kiểm tra, thanh tra và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh định kỳ 06 tháng và hàng năm.
5. Các bộ cơ quan ngang bộ và Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm phối hợp trong hoạt động kiểm tra, thanh tra và xử phạt vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường bảo đảm nguyên tắc quy định tại khoản 1 Điều nà
Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường theo Nghị định mới năm 2022
Tuy nhiên đến ngày 24/08/2022, Nghị định 155/2016/NĐ-CP sẽ hết hiệu lực và bị thay thế bởi Nghị định 45/2022/NĐ-CP.
Nghị định mới này quy định Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường, cụ thể như sau:
Điều 56. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 10.000.000 đồng;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, c và đ khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, c, đ, e, g, h, i, k, l, m, n và o khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 1.000.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
Điều 57. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Công an nhân dân
1. Chiến sĩ Công an nhân dân đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng.
2. Trưởng trạm, Đội trưởng của người được quy định tại khoản 1 Điều này có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 1.500.000 đồng.
3. Trưởng Công an cấp xã, Trưởng đồn Công an, Trưởng trạm Công an cửa khẩu, khu chế xuất, Trưởng Công an cửa khẩu Cảng hàng không quốc tế có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 2.500.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 5.000.000 đồng;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a, c và đ khoản 3 Điều 4 Nghị định này
4. Trưởng Công an cấp huyện; Trưởng phòng Công an cấp tỉnh gồm: Trưởng phòng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường và Trưởng phòng Quản lý xuất nhập cảnh đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 50.000.000 đồng;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c, đ, h, i, k, l, m, n và o khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
5. Giám đốc Công an cấp tỉnh có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c, đ, g, h, i, k, l, m, n và o khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
6. Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường, Cục trưởng Cục Quản lý xuất nhập cảnh đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 1.000.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c, đ, g, h, i, k, l, m, n và o khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
Điều 58. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Thanh tra chuyên ngành tài nguyên và môi trường
1. Thanh tra viên chuyên ngành tài nguyên và môi trường, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành tài nguyên và môi trường đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 1.000.000 đồng;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c, đ khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
2. Chánh thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành về tài nguyên và môi trường của Sở Tài nguyên và Môi trường, Tổng cục Môi trường có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 100.000.000 đồng;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
3. Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành về tài nguyên và môi trường của Bộ Tài nguyên và Môi trường có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 250.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 500.000.000 đồng;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
4. Chánh thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường, Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 1.000.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
Điều 59. Thẩm quyền của Thanh tra quốc phòng
1. Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Bộ Quốc phòng có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 250.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 500.000.000 đồng;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
2. Chánh Thanh tra Bộ Quốc phòng có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 1.000.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
Điều 60. Thẩm quyền của Bộ đội biên phòng
1. Chiến sĩ Bộ đội biên phòng đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng.
2. Trạm trưởng, Đội trưởng của người được quy định tại khoản 1 Điều này có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 2.500.000 đồng.
3. Đội trưởng Đội đặc nhiệm phòng chống ma túy và tội phạm thuộc Đoàn đặc nhiệm phòng chống ma túy và tội phạm có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 20.000.000 đồng;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a, c và đ khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường
4. Đồn trưởng Đồn biên phòng, Hải đội trưởng Hải đội biên phòng, Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy Biên phòng Cửa khẩu cảng có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 50.000.000 đồng;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c, d, đ, h, i, k, l, m, n và o khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
5. Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng chống ma túy và tội phạm thuộc Cục phòng chống ma túy và tội phạm thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 200.000.000 đồng;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a, c, d, đ, g, h, i, k, l, m, n và o khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
6. Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng cấp tỉnh; Hải đoàn trưởng Hải đoàn biên phòng, Cục trưởng Cục phòng chống ma túy và tội phạm thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 1.000.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c, d, đ, g, h, i, k, l, m, n và o Điều 4 Nghị định này.
Điều 61. Thẩm quyền của Cảnh sát biển
1. Cảnh sát viên Cảnh sát biển đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 1.500.000 đồng.
2. Tổ trưởng Tổ nghiệp vụ Cảnh sát biển có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng.
3. Đội trưởng Đội nghiệp vụ Cảnh sát biển, Trạm trưởng Trạm Cảnh sát biển có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng;
c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a, c, đ khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
4. Hải đội trưởng Hải đội Cảnh sát biển có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 50.000.000 đồng;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c, d, đ, h, i, k, l, m, n và o khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.
Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường
5. Hải đoàn trưởng Hải đoàn Cảnh sát biển, Đoàn trưởng Đoàn trinh sát, Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng chống tội phạm ma túy thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 100.000.000 đồng;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c, d, đ, h, i, k, l, m, n và o khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.
6. Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển, Cục trưởng Cục Nghiệp vụ và Pháp luật thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c, d, đ, h, i, k, l, m, n và o khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.
7. Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 1.000.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, h, i, k, l, m, n và o khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.
Điều 62. Thẩm quyền của Hải quan
1. Công chức Hải quan đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng.
2. Đội trưởng, Tổ trưởng thuộc Chi cục Hải quan; Tổ trưởng thuộc Đội Kiểm soát thuộc Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Đội trưởng thuộc Chi cục Kiểm tra sau thông quan có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng.
3. Chi cục trưởng Chi cục Hải quan; Chi cục trưởng Chi cục Kiểm tra sau thông quan, Đội trưởng Đội kiểm soát thuộc Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
Đội trưởng Đội Điều tra hình sự, Đội trưởng Đội kiểm soát chống buôn lậu, Hải đội trưởng Hải đội kiểm soát trên biển và Đội trưởng Đội kiểm soát chống buôn lậu hàng giả và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ thuộc Cục Điều tra chống buôn lậu; Chi cục trưởng Chi cục Kiểm tra sau thông quan thuộc Cục Kiểm tra sau thông quan có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 50.000.000 đồng;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm d, đ, g, h, i, k, l, m, n và o khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.
4. Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu, Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan thuộc Tổng cục Hải quan, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm d, đ, g, h, i, k, l, m, n và o khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.
5. Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 1.000.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm d, đ, g, h, i, k, l, m, n và o khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.
Điều 63. Thẩm quyền của Kiểm lâm, Kiểm ngư và Thanh tra chuyên ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
1. Kiểm lâm viên đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng.
2. Thanh tra viên chuyên ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành thủy sản có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 1.000.000 đồng;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c, đ khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
3. Kiểm ngư viên đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 2.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 4.000.000 đồng.
4. Trạm trưởng Trạm Kiểm lâm có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 20.000.000 đồng.
Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường
5. Trạm trưởng Trạm Kiểm ngư thuộc Chi cục Kiểm ngư vùng có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 20.000.000 đồng;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b và g khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.
6. Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm, Đội trưởng Đội Kiểm lâm cơ động và phòng cháy, chữa cháy rừng có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 50.000.000 đồng;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c, đ, g, h, i, k, l, m, n và o khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.
7. Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm; Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm vùng, Đội trưởng Đội Kiểm lâm đặc nhiệm thuộc Cục Kiểm lâm có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 100.000.000 đồng;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, c, đ, g, h, i, k, l, m, n và o khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.
8. Chánh Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Tổng cục Thủy sản, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Tổng cục Lâm nghiệp có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 100.000.000 đồng;
d) Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.
9. Chi cục trưởng Chi cục Kiểm ngư vùng có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, d, g, h, i, k, l, m, n và o khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.
10. Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 250.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 500.000.000 đồng;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
11. Cục trưởng Cục Kiểm lâm có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
d) Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, c, đ, g, h, i, k, l, m, n và o khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.
12. Cục trưởng Cục Kiểm ngư có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 1.000.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
d) Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, c, đ, g, h, i, k, l, m, n và o khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.
13. Chánh thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 1.000.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
d) Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.
Điều 64. Thẩm quyền của Thanh tra chuyên ngành công thương và Quản lý thị trường
1. Kiểm soát viên thị trường đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng.
2. Thanh tra viên chuyên ngành công thương đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 1.000.000 đồng;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c, đ khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
3. Đội trưởng Đội Quản lý thị trường, Trưởng phòng Nghiệp vụ thuộc Cục nghiệp vụ Quản lý thị trường có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 50.000.000 đồng;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a, đ, e, g, h, i, k, l, m, n và o khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.
4. Chánh Thanh tra Sở Công Thương, Trưởng đoàn Thanh tra chuyên ngành về công thương của Sở Công Thương có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 100.000.000 đồng;
d) Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.
5. Cục trưởng Cục quản lý thị trường cấp tỉnh, Cục trưởng Cục nghiệp vụ quản lý thị trường thuộc Tổng cục Quản lý thị trường có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
d) Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c, d, đ, e, g, h, i, k, l, m, n và o khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.
6. Trưởng đoàn Thanh tra chuyên ngành Bộ Công Thương có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 250.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 500.000.000 đồng;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
7. Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường có quyền
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 1.000.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
d) Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c, d, đ, e, g, h, i, k, l, m, n và o khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.
8. Chánh Thanh tra Bộ Công Thương có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 1.000.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
d) Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.
Điều 65. Thẩm quyền của Cảng vụ hàng hải, Cảng vụ hàng không, Cảng vụ đường thủy nội địa
Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường
Trưởng đại diện Cảng vụ hàng hải, Trưởng đại diện Cảng vụ hàng không, Trưởng đại diện Cảng vụ đường thủy nội địa có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 20.000.000 đồng.
Giám đốc Cảng vụ hàng hải, Giám đốc Cảng vụ hàng không, Giám đốc Cảng vụ đường thủy nội địa có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, c, đ, g, h, i, k, l, m, n và o khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.
Chánh Thanh tra Cục Hàng hải Việt Nam, Chánh Thanh tra Cục Hàng không Việt Nam có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 100.000.000 đồng;
d) Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.
Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam, Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 1.000.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
d) Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.
Điều 66. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Thanh tra chuyên ngành văn hóa, thể thao và du lịch
Thanh tra viên chuyên ngành văn hóa, thể thao và du lịch đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 1.000.000 đồng;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c, đ khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
Chánh Thanh tra Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Chánh Thanh tra Sở Văn hóa và Thể thao, Chánh Thanh tra Sở Du lịch, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Sở Văn hóa và Thể thao, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Sở Du lịch có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 100.000.000 đồng;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành về văn hóa, thể thao và du lịch của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 250.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 500.000.000 đồng;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
Chánh Thanh tra Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 1.000.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
Điều 67. Thẩm quyền của Cục Quản lý môi trường y tế
Người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành quản lý môi trường y tế đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 1.000.000 đồng;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c, đ khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Cục Quản lý môi trường y tế có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép môi trường có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 100.000.000 đồng;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
Cục trưởng Cục Quản lý môi trường y tế có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 1.000.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép môi trường có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
Điều 68. Phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường; chuyển hồ sơ vụ việc có dấu hiệu tội phạm môi trường để truy cứu trách nhiệm hình sự
1. Phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường của các lực lượng được quy định cụ thể như sau:
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II Nghị định này trong phạm vi quản lý của mình;
b) Thanh tra chuyên ngành tài nguyên và môi trường có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II Nghị định này;
c) Công an nhân dân có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền, thuộc lĩnh vực và phạm vi quản lý của mình đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại điểm a khoản 1, điểm a khoản 2, điểm a khoản 3 Điều 9;
Điều 10 trong trường hợp thuộc thẩm quyền phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc điểm g khoản 1, điểm g khoản 2 Điều 10 trong trường hợp không thuộc thẩm quyền phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường;
Điều 11 trong trường hợp thuộc thẩm quyền cấp giấy phép môi trường hoặc điểm g, h khoản 1, điểm g, h khoản 2, điểm g, h khoản 3 Điều 11 trong trường hợp không thuộc thẩm quyền cấp giấy phép môi trường;
Điều 12 trong trường hợp thuộc thẩm quyền cấp giấy phép môi trường hoặc điểm đ khoản 1, điểm đ khoản 2, điểm đ khoản 3 Điều 12 trong trường hợp không thuộc thẩm quyền cấp giấy phép môi trường;
Điều 13 trong trường hợp thuộc thẩm quyền phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc điểm a, b khoản 1, điểm a, b khoản 2 Điều 13 trong trường hợp không thuộc thẩm quyền phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường;
Điều 14 trong trường hợp thuộc thẩm quyền cấp giấy phép môi trường hoặc điểm a, c, đ khoản 1, điểm d, đ khoản 2, điểm d, đ khoản 3, điểm d, đ khoản 4 trong trường hợp không thuộc thẩm quyền cấp giấy phép môi trường; khoản 2, điểm e, g, h khoản 3, điểm e, h, i khoản 4, điểm d, e khoản 5, khoản 6 Điều 15;
khoản 2, 3, 4 Điều 16 trong trường hợp thuộc thẩm quyền cấp giấy phép môi trường; các Điều 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24; các khoản 2, 3, 4, 6 Điều 25; điểm c khoản 4, điểm d khoản 5, khoản 8, 9, 10 Điều 26; Điều 27;
các khoản 5, 6, 7 Điều 29; điểm a khoản 2, điểm a, d khoản 3, điểm a, c khoản 4, khoản 5, 6, 7 Điều 30; điểm a khoản 4, khoản 6, 7 Điều 31;
khoản 2, điểm g, h khoản 3 Điều 34; các khoản 3, 4, 5 Điều 36; điểm b khoản 4, điểm b khoản 5, điểm b khoản 6, điểm b khoản 7 và điểm c khoản 8, khoản 11 Điều 39;
khoản 2 Điều 40; khoản 4, 5 Điều 41; các khoản 5, 6, điểm b, d, đ khoản 7 Điều 46; các khoản 2, 3, 4, 5 Điều 47; Điều 49; Điều 51 và Điều 55 của Nghị định này;
d) Thanh tra quốc phòng có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền, thuộc lĩnh vực và phạm vi quản lý của mình đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường quy định tại Điều 10 và Điều 13 trong trường hợp thuộc thẩm quyền phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường; Điều 11 và Điều 12 trong trường hợp thuộc thẩm quyền cấp giấy phép môi trường;
đ) Cảnh sát biển có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền, thuộc lĩnh vực và phạm vi quản lý của mình đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường xảy ra trên vùng biển, vùng đặc quyền kinh tế, vùng quyền chủ quyền của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được quy định tại các Điều 18, 19, 20, 21, 24; điểm d khoản 2, khoản 4 Điều 25;
khoản 8 Điều 26; Điều 27; các khoản 5, 6, 7 Điều 29; các khoản 5, 6, 7 Điều 30; điểm g, h khoản 3 Điều 34; các Điều 36, 39; khoản 2 Điều 40; khoản 5 Điều 47 và 55 của Nghị định này;
Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường
e) Bộ đội biên phòng có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền, thuộc lĩnh vực và phạm vi quản lý của mình đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường được quy định tại các Điều 25, 26, 27, 29, 30, 36, 39, 49; 51, 52, 54 và 55 của Nghị định này;
g) Kiểm lâm, Thanh tra chuyên ngành lâm nghiệp có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền, thuộc lĩnh vực và phạm vi quản lý của mình đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường liên quan đến hoạt động kiểm lâm được quy định tại các Điều 47, 49, 50, 51, 52, 53, Điều 54 và Điều 55 của Nghị định này.
Kiểm ngư có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền, thuộc lĩnh vực và phạm vi quản lý của mình đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường liên quan đến hoạt động kiểm ngư được quy định tại điểm a khoản 2 Điều 36;
khoản 5 Điều 47; khoản 6, 7 Điều 51; điểm b khoản 5, điểm b khoản 6 Điều 54 và Điều 55 của Nghị định này.
Thanh tra chuyên ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền, thuộc lĩnh vực và phạm vi quản lý của mình đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường liên quan đến hoạt động nông nghiệp và phát triển nông thôn được quy định tại điểm a khoản 2 Điều 36; Điều 41;
các Điều 45, 47, 49, 50, 51, 52, 53, 54 và 55 của Nghị định này. Thanh tra chuyên ngành thủy sản có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền, thuộc lĩnh vực và phạm vi quản lý của mình đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường liên quan đến hoạt động thủy sản được quy định tại điểm a khoản 2 Điều 36; các Điều 47, 49, 50, 51, 52, 53, 54 và 55 của Nghị định này;
h) Cảng vụ hàng hải có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền, thuộc lĩnh vực và phạm vi quản lý của mình đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường liên quan đến hoạt động hàng hải được quy định tại các Điều 36, 39, 40 và 55 của Nghị định này;
Cảng vụ đường thủy nội địa có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền, thuộc lĩnh vực và phạm vi quản lý của mình đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường trong khu vực đường thủy nội địa được quy định tại các Điều 39, 40 và 55 của Nghị định này;
Cảng vụ hàng không có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền, thuộc lĩnh vực và phạm vi quản lý của mình đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường trong khu vực hàng không được quy định tại khoản 2, 5 Điều 25 và 55 của Nghị định này;
i) Hải quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền, thuộc lĩnh vực và phạm vi quản lý của mình đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường liên quan đến hoạt động hải quan được quy định tại Điều 27; khoản 1, 2 Điều 34; điểm d, e khoản 1, khoản 3 Điều 35; khoản 4 Điều 46; các Điều 51, 54 và 55 của Nghị định này;
k) Quản lý thị trường có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền, thuộc lĩnh vực và phạm vi quản lý của mình đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường liên quan đến hoạt động quản lý thị trường, hàng hóa và hoạt động mua, bán, sử dụng động vật hoang dã, được quy định tại các Điều 46, 49, 51, 52, 54 và 55 của Nghị định này;
Thanh tra chuyên ngành công thương có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền, thuộc lĩnh vực và phạm vi quản lý của mình đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 45, 46 của Nghị định này;
l) Thanh tra chuyên ngành Văn hóa, thể thao du lịch có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền, thuộc lĩnh vực và phạm vi quản lý của mình đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 22; khoản 2 và 5 Điều 25 của Nghị định này;
m) Quản lý môi trường y tế có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền, thuộc lĩnh vực và phạm vi quản lý của mình đối với các vi phạm hành chính quy định tại khoản 2, điểm a khoản 3, khoản 8 Điều 26; khoản 1, 2, điểm a, c, d, đ, e, g khoản 3, khoản 4, 5, 7 Điều 29 của Nghị định này mà thực hiện trong khuôn viên bệnh viện và cơ sở y tế.
2. Chuyển hồ sơ vụ việc có dấu hiệu tội phạm về môi trường để truy cứu trách nhiệm hình sự và chuyển hồ sơ vụ vi phạm để xử phạt hành chính.
a) Việc chuyển hồ sơ vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm về môi trường đến cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng hình sự và chuyển hồ sơ vụ vi phạm để xử phạt vi phạm hành chính được thực hiện theo quy định của Điều 62 và Điều 63 Luật Xử lý vi phạm hành chính và Bộ luật Tố tụng hình sự;
b) Đối với vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm về môi trường được phát hiện qua công tác thanh tra thì thực hiện theo quy định của pháp luật về thanh tra.
Trên đây là quy định về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường do các chuyên gia, tư vấn của công ty Luật Quốc Bảo biên soạn tư vấn. Nếu bạn cần hỗ trợ pháp lý hay bất kỳ thắc mắc có mong muốn được giải đáp nhanh chóng, vui lòng liên hệ với Luật Quốc Bảo qua số hotline/zalo: 076 338 7788. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc cho quý khách miễn phí.