Đăng ký nhãn hiệu là gì? Quy định pháp luật hiện hành về vấn đề nhãn hiệu, thương hiệu, bản quyền thương hiệu hiện hành ra sao? Dưới bài viết này của Luật Quốc Bảo sẽ phân tích thông tin chi tiết. Mời Quý khách hàng cùng tham khảo.
Nếu bạn cần hỗ trợ pháp lý hay bất kỳ thắc mắc có mong muốn được giải đáp nhanh chóng, vui lòng liên hệ với Luật Quốc Bảo qua số hotline/zalo: 076 338 7788. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc cho quý khách miễn phí.
Mục lục
- 1 I. Khái niệm Đăng ký nhãn hiệu là gì?
- 2 II. Quyền đăng ký nhãn hiệu
- 3 III. Thủ tục đăng ký nhãn hiệu
- 4 IV. Yêu cầu chung đối với đơn đăng ký
- 5 V. Phí, lệ phí đăng ký nhãn hiệu
- 6 VI. Quy trình xử lý đơn đăng ký nhãn hiệu
- 7 VII. Mẫu tờ khai:
- 8 VIII. Đăng ký thương hiệu
- 8.1 Đăng Ký Thương Hiệu Theo Thủ Tục Mới Năm 2022
- 8.2 Thương hiệu là gì?
- 8.3 Nhãn hiệu là gì?
- 8.4 Tại sao phải đăng ký thương hiệu, nhãn hiệu?
- 8.5 Điều kiện để nhãn hiệu, thương hiệu được bảo hộ độc quyền?
- 8.6 Thủ tục đăng ký thương hiệu độc quyền năm 2022 như thế nào?
- 8.7 Quy trình Thẩm định đơn đăng ký nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ
- 8.8 Chi phí đăng ký nhãn hiệu như thế nào?
- 9 IX. Vì sao cá nhân, tổ chức nên đăng ký thương hiệu độc quyền?
- 9.1 Giúp người tiêu dùng nhận diện hàng hóa, dịch vụ
- 9.2 Tránh những tranh chấp không đáng có
- 9.3 Thể hiện thái độ tôn trọng với doanh nghiệp khác
- 9.4 Đăng ký thương hiệu là tự bảo vệ thương hiệu của chính mình
- 9.5 Khẳng định thương hiệu uy tín, sự chuyên nghiệp trong kinh doanh
- 9.6 Hồ sơ đăng ký thương hiệu (nhãn hiệu) gồm những gì?
- 9.7 Đăng ký thương hiệu ở đâu?
- 9.8 Lưu ý giúp việc đăng ký thương hiệu đạt kết quả cao
- 10 X. Đăng ký bản quyền thương hiệu
- 11 XI. Câu hỏi thường gặp:
- 12 XII. Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu tại Luật Quốc Bảo
I. Khái niệm Đăng ký nhãn hiệu là gì?
Nhãn hiệu là những dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.
Dấu hiệu dùng làm nhãn hiệu phải là những dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình ảnh, hình vẽ hoặc sự kết hợp của các yếu tố đó được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc.
II. Quyền đăng ký nhãn hiệu
Theo Điều 87 Luật Sở hữu trí tuệ (điều này được sửa đổi bổ sung năm 2009):
- Tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký nhãn hiệu dùng cho hàng hóa do mình sản xuất hoặc dịch vụ do mình cung cấp.
- Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động thương mại hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm mà mình đưa ra thị trường nhưng do người khác sản xuất với điều kiện người sản xuất không sử dụng nhãn hiệu đó cho sản phẩm và không phản đối việc đăng ký đó.
- Tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu tập thể để các thành viên của mình sử dụng theo quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể; đối với dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hóa, dịch vụ, tổ chức có quyền đăng ký là tổ chức tập thể của các tổ chức, cá nhân tiến hành sản xuất, kinh doanh tại địa phương đó; đối với địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý đặc sản địa phương của Việt Nam thì việc đăng ký phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.
- Tổ chức có chức năng kiểm soát, chứng nhận chất lượng, đặc tính, nguồn gốc hoặc tiêu chí khác liên quan đến hàng hóa, dịch vụ có quyền đăng ký nhãn hiệu chứng nhận với điều kiện không tiến hành sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đó; đối với địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý đặc sản địa phương của Việt Nam thì việc đăng ký phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.
- Hai hoặc nhiều tổ chức, cá nhân có quyền cùng đăng ký một nhãn hiệu để trở thành đồng chủ sở hữu với những điều kiện sau đây:
a) Việc sử dụng nhãn hiệu đó phải nhân danh tất cả các đồng chủ sở hữu hoặc sử dụng cho hàng hóa, dịch vụ mà tất cả các đồng chủ sở hữu đều tham gia vào quá trình sản xuất, kinh doanh;
b) Việc sử dụng nhãn hiệu đó không gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc của hàng hóa, dịch vụ.
6. Người có quyền đăng ký quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này, kể cả người đã nộp đơn đăng ký có quyền chuyển giao quyền đăng ký cho tổ chức, cá nhân khác dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản, để thừa kế hoặc kế thừa theo quy định của pháp luật với điều kiện các tổ chức, cá nhân được chuyển giao phải đáp ứng các điều kiện đối với người có quyền đăng ký tương ứng.
7. Đối với nhãn hiệu được bảo hộ tại một nước là thành viên của điều ước quốc tế có quy định cấm người đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu đăng ký nhãn hiệu đó mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng là thành viên thì người đại diện hoặc đại lý đó không được phép đăng ký nhãn hiệu nếu không được sự đồng ý của chủ sở hữu nhãn hiệu, trừ trường hợp có lý do chính đáng.
III. Thủ tục đăng ký nhãn hiệu
Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu (Chuẩn bị hồ sơ, tài liệu cá nhân)
– 02 Tờ khai đăng ký nhãn hiệu, đánh máy theo mẫu số: 04-NH Phụ lục A của Thông tư 01/2007/TT-BKHCN
[Phần mô tả nhãn hiệu: mẫu nhãn hiệu phải được mô tả để làm rõ các yếu tố cấu thành của nhãn hiệu và ý nghĩa tổng thể của nhãn hiệu nếu có; nếu nhãn hiệu có từ, ngữ thuộc ngôn ngữ tượng hình thì từ, ngữ đó phải được phiên âm; nhãn hiệu có từ, ngữ bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt.
Nếu nhãn hiệu có chứa chữ số không phải là chữ số ả-rập hoặc la-mã thì phải dịch ra chữ số ả-rập; phần Danh mục các hàng hóa/dịch vụ trong tờ khai phải được phân nhóm phù hợp với bảng phân loại quốc tế về hàng hóa, dịch vụ (theo Thỏa ước Nice lần thứ 11)]
– 05 Mẫu nhãn hiệu kèm theo (mẫu nhãn hiệu kèm theo phải giống hệt mẫu nhãn hiệu dán trên tờ khai đơn đăng ký kể cả về kích thước và màu sắc.
Mẫu nhãn hiệu phải được trình bày rõ ràng với kích thước của mỗi thành phần trong nhãn hiệu không lớn hơn 80mm và không nhỏ hơn 8mm, tổng thể nhãn hiệu phải được trình bày trong khuôn mẫu nhãn hiệu có kích thước 80mm x 80mm.
Nếu yêu cầu bảo hộ màu sắc thì tất cả các mẫu nhãn hiệu trên tờ khai và kèm theo đều phải được trình bày đúng màu sắc cần bảo hộ);
Chứng từ nộp phí, lệ phí.
Trường hợp đơn đăng ký nhãn hiệu là nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận, ngoài các tài liệu tối thiểu nêu trên, đơn đăng ký cần phải có thêm các tài liệu sau:
– Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận;
– Bản thuyết minh về tính chất, chất lượng đặc trưng (hoặc đặc thù) của sản phẩm mang nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu được đăng ký là nhãn hiệu tập thể dùng cho sản phẩm có tính chất đặc thù hoặc là nhãn hiệu chứng nhận chất lượng của sản phẩm hoặc là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương);
– Bản đồ khu vực địa lý (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của sản phẩm, hoặc nhãn hiệu chứa địa danh hoặc dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương).
– Văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cho phép sử dụng địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương để đăng ký nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận có chứa địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương).
Các tài liệu khác (nếu có)
– Giấy uỷ quyền (nếu nộp đơn đăng ký nộp thông qua các tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp);
– Tài liệu xác nhận được phép sử dụng các dấu hiệu đặc biệt (nếu nhãn hiệu yêu cầu bảo hộ có chứa các biểu tượng, cờ, huy hiệu của cơ quan, tổ chức trong nước và quốc tế…);
– Tài liệu xác nhận quyền đăng ký;
– Tài liệu xác nhận thụ hưởng quyền đăng ký từ người khác;
– Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên (nếu đơn có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên).
IV. Yêu cầu chung đối với đơn đăng ký
– Mỗi đơn chỉ được yêu cầu cấp một văn bằng bảo hộ và loại văn bằng bảo hộ được yêu cầu cấp phải phù hợp với nhãn hiệu nêu trong đơn;
– Mọi tài liệu của đơn đều phải được làm bằng tiếng Việt. Đối với các tài liệu được làm bằng ngôn ngữ khác theo quy định tại các điểm 7.3 và 7.4 của Thông tư 01/2007/TT-BKHCN thì phải được dịch ra tiếng Việt;
– Mọi tài liệu đều phải được trình bày theo chiều dọc (riêng hình vẽ, sơ đồ và bảng biểu có thể được trình bày theo chiều ngang) trên một mặt giấy khổ A4 (210mm x 297mm), trong đó có chừa lề theo bốn phía, mỗi lề rộng 20mm, theo phông chữ Times New Roman, chữ không nhỏ hơn cỡ 13, trừ các tài liệu bổ trợ mà nguồn gốc tài liệu đó không nhằm để đưa vào đơn.
– Đối với tài liệu cần lập theo mẫu thì bắt buộc phải sử dụng các mẫu đó và điền đầy đủ các thông tin theo yêu cầu vào những chỗ thích hợp;
– Mỗi loại tài liệu nếu bao gồm nhiều trang thì mỗi trang phải ghi số thứ tự trang đó bằng chữ số Ả-rập;
– Tài liệu phải được đánh máy hoặc in bằng loại mực khó phai mờ, một cách rõ ràng, sạch sẽ, không tẩy xóa, không sữa chữa; trường hợp phát hiện có sai sót không đáng kể thuộc về lỗi chính tả trong tài liệu đã nộp cho Cục Sở hữu trí tuệ thì người nộp đơn có thể sữa chữa các lỗi đó, nhưng tại chỗ bị sửa chữa phải có chữ ký xác nhận (và đóng dấu, nếu có) của người nộp đơn;
– Thuật ngữ dùng trong đơn phải thống nhất và là thuật ngữ phổ thông (không dùng tiếng địa phương, từ hiếm, từ tự tạo). Ký hiệu, đơn vị đo lường, phông chữ điện tử, quy tắc chính tả dùng trong đơn phải theo tiêu chuẩn Việt Nam);
– Đơn có thể kèm theo tài liệu bổ trợ là vật mang dữ liệu điện tử của một phần hoặc toàn bộ nội dung tài liệu đơn.
V. Phí, lệ phí đăng ký nhãn hiệu
Phí đăng ký nhãn hiệu
– Lệ phí nộp đơn: 150.000VNĐ
– Phí công bố đơn: 120.000VNĐ
– Phí tra cứu phục vụ TĐND: 180.000VNĐ/01 nhóm sản phẩm, dịch vụ
– Phí tra cứu cho sản phẩm, dịch vụ thứ 7 trở đi: 30.000VNĐ/01 sản phẩm, dịch vụ
– Phí thẩm định nội dung: 550.000VNĐ/01 nhóm sản phẩm, dịch vụ
– Phí thẩm định nội dung cho sản phẩm/dịch vụ thứ 7 trở đi: 120.000VNĐ/01 sản phẩm, dịch vụ.
VI. Quy trình xử lý đơn đăng ký nhãn hiệu
Thời hạn xử lý đơn đăng ký nhãn hiệu
Kể từ ngày được Cục Sở hữu trí tuệ tiếp nhận, đơn đăng ký nhãn hiệu được xem xét theo trình tự sau:
– Thẩm định hình thức: 01 tháng
– Công bố đơn: trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày đơn đăng ký nhãn hiệu có Quyết định chấp nhận đơn hợp lệ
– Thẩm định nội dung: không quá 09 tháng, kể từ ngày công bố đơn.
Hình thức nộp đơn
Người nộp đơn có thể lựa chọn hình thức nộp đơn giấy hoặc hình thức nộp đơn trực tuyến qua Cổng dịch vụ công trực tuyến của Cục Sở hữu trí tuệ, cụ thể:
a) Hình thức nộp đơn giấy
Người nộp đơn có thể nộp đơn đăng ký nhãn hiệu trực tiếp hoặc qua dịch vụ của bưu điện đến một trong các điểm tiếp nhận đơn của Cục Sở hữu trí tuệ, cụ thể:
– Trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ, địa chỉ: 386 Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.
– Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Hồ Chí Minh, địa chỉ: Lầu 7, tòa nhà Hà Phan, 17/19 Tôn Thất Tùng, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.
– Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Đà Nẵng, địa chỉ: Tầng 3, số 135 Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.
Trường hợp nộp hồ sơ đơn đăng ký nhãn hiệu qua bưu điện, người nộp đơn cần chuyển tiền qua dịch vụ của bưu điện, sau đó phô tô Giấy biên nhận chuyển tiền gửi kèm theo hồ sơ đơn đến một trong các điểm tiếp nhận đơn nêu trên của Cục Sở hữu trí tuệ để chứng minh khoản tiền đã nộp.
(Lưu ý: Khi chuyển tiền phí, lệ phí đến một trong các điểm tiếp nhận đơn nêu trên của Cục Sở hữu trí tuệ, người nộp đơn cần gửi hồ sơ qua bưu điện tương ứng đến điểm tiếp nhận đơn đó).
b) Hình thức nộp đơn trực tuyến
– Điều kiện để nộp đơn trực tuyến: Người nộp đơn cần có chứng thư số và chữ ký số, đăng ký tài khoản trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến và được Cục Sở hữu trí tuệ phê duyệt tài khoản để thực hiện các giao dịch đăng ký quyền SHCN.
– Trình tự nộp đơn trực tuyến: Người nộp đơn cần thực hiện việc khai báo và gửi đơn đăng ký nhãn hiệu trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến của Cục Sở hữu trí tuệ, sau khi hoàn thành việc khai báo và gửi đơn trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến, Hệ thống sẽ gửi lại cho người nộp đơn Phiếu xác nhận nộp tài liệu trực tuyến.
Trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày gửi đơn trực tuyến, người nộp đơn phải đến một trong các điểm tiếp nhận đơn của Cục Sở hữu trí tuệ vào các ngày làm việc trong giờ giao dịch để xuất trình Phiếu xác nhận tài liệu nộp trực tuyến và tài liệu kèm theo (nếu có) và nộp phí/lệ phí theo quy định.
Nếu tài liệu và phí/lệ phí đầy đủ theo quy định, cán bộ nhận đơn sẽ thực hiện việc cấp số đơn vào Tờ khai trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến, nếu không đủ tài liệu và phí/lệ phí theo quy định thì đơn sẽ bị từ chối tiếp nhận.
Trong trường hợp Người nộp đơn không hoàn tất thủ tục nộp đơn theo quy định, tài liệu trực tuyến sẽ bị hủy và Thông báo hủy tài liệu trực tuyến được gửi cho Người nộp đơn trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến.
VII. Mẫu tờ khai:
TỜ KHAI ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU
(Ban hành theo Thông tư số 16/2016/TT-BKHCN ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ Khoa học và Công nghệ)
Phụ lục A – Mẫu số 04-NH: Tờ khai đăng ký nhãn hiệu
TỜ KHAI ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU Kính gửi: Cục Sở hữu trí tuệ 386 Nguyễn Trãi, Hà Nội Chủ đơn dưới đây yêu cầu Cục Sở hữu trí tuệ xem xét đơn và cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu* | DẤU NHẬN ĐƠN (Dành cho cán bộ nhận đơn)
| ||||||||
Đơn tách: Đơn này được tách ra từ đơn số: Ngày nộp đơn: | |||||||||
j NHÃN HIỆU | |||||||||
Mẫu nhãn hiệu
| Loại nhãn hiệu yêu cầu đăng ký
Nhãn hiệu tập thể Nhãn hiệu liên kết Nhãn hiệu chứng nhận Mô tả nhãn hiệu: Màu sắc: Mô tả: | ||||||||
k CHỦ ĐƠN (Tổ chức, cá nhân yêu cầu cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu) Tên đầy đủ: Địa chỉ: Địa chỉ liên hệ (nếu có): Điện thoại: Fax: Email: Ngoài chủ đơn khai tại mục này còn có những chủ đơn khác khai tại trang bổ sung | |||||||||
l ĐẠI DIỆN CỦA CHỦ ĐƠN
là người đại diện theo pháp luật của chủ đơn là tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp được uỷ quyền của chủ đơn là người khác được uỷ quyền của chủ đơn Tên đầy đủ: Địa chỉ: Điện thoại: Fax: Email: | |||||||||
m YÊU CẦU HƯỞNG QUYỀN ƯU TIÊN | CHỈ DẪN VỀ ĐƠN (CÁC ĐƠN) LÀ CĂN CỨ ĐỂ XÁC ĐỊNH NGÀY ƯU TIÊN | ||||||||
Theo đơn (các đơn) đầu tiên nộp tại Việt Nam Theo đơn (các đơn) nộp theo Công ước Paris Theo thoả thuận khác:
| Số đơn
| Ngày nộp đơn
| Nước nộp đơn
| ||||||
n PHÍ, LỆ PHÍ | |||||||||
Loại phí, lệ phí | Số đối tượng tính phí | Số tiền | |||||||
Lệ phí nộp đơn | đơn | ||||||||
Phí phân loại quốc tế về nhãn hiệu | ….. nhóm | ||||||||
Mỗi nhóm có trên 6 sản phẩm/dịch vụ (từ sản phẩm/dịch vụ thứ 7 trở đi ) | ….. sản phẩm/dịch vụ | ||||||||
Phí thẩm định yêu cầu hưởng quyền ưu tiên | ….. yêu cầu/đơn ưu tiên | ||||||||
Phí công bố đơn | đơn | ||||||||
Phí tra cứu phục vụ việc thẩm định đơn | ….. nhóm | ||||||||
Mỗi nhóm có trên 6 sản phẩm/dịch vụ (từ sản phẩm/dịch vụ thứ 7 trở đi ) | ….. sản phẩm/dịch vụ | ||||||||
Phí thẩm định đơn | …..nhóm | ||||||||
Mỗi nhóm có trên 6 sản phẩm/dịch vụ (từ sản phẩm/dịch vụ thứ 7 trở đi ) | ….. sản phẩm/dịch vụ | ||||||||
Tổng số phí và lệ phí nộp theo đơn là: | |||||||||
Số chứng từ (trường hợp nộp qua bưu điện hoặc chuyển khoản): | |||||||||
o CÁC TÀI LIỆU CÓ TRONG ĐƠN
Tài liệu tối thiểu: Tờ khai, gồm…trang x …bản (có danh mục sản phẩm, dịch vụ mang nhãn hiệu) Mẫu nhãn hiệu, gồm…….mẫu Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ) Tài liệu khác: Giấy uỷ quyền bằng tiếng …………… bản gốc bản sao ( bản gốc sẽ nộp sau bản gốc đã nộp theo đơn số:……………………………………) bản dịch tiếng Việt, gồm ……. trang Tài liệu xác nhận được phép sử dụng các dấu hiệu đặc biệt (biểu tượng, cờ, huy hiệu, con dấu…), gồm…….trang Tài liệu xác nhận quyền đăng ký nhãn hiệu Tài liệu xác nhận thụ hưởng quyền đăng ký từ người khác Quy chế sử dụng NH tập thể/chứng nhận, gồm…….trang x …….bản Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên Bản sao đơn đầu tiên, gồm…….bản Bản dịch tiếng Việt, gồm…….bản Giấy chuyển nhượng quyền ưu tiên Bản đồ khu vực địa lý Văn bản của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cho phép sử dụng địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương Có tài liệu bổ trợ khai tại trang bổ sung | KIỂM TRA DANH MỤC TÀI LIỆU (Dành cho cán bộ nhận đơn)
|
p DANH MỤC VÀ PHÂN LOẠI HÀNG HOÁ, DỊCH VỤ MANG NHÃN HIỆU** |
(Ghi tuần tự từng nhóm theo Bảng phân loại quốc tế về hàng hoá, dịch vụ theo Thoả ước Ni-xơ; sử dụng dấu “;” giữa các sản phẩm, dịch vụ trong nhóm; kết thúc mỗi nhóm ghi tổng số sản phẩm/dịch vụ trong nhóm đó)
q MÔ TẢ TÓM TẮT ĐẶC TÍNH CỦA HÀNG HÓA/DỊCH VỤ ĐƯỢC CHỨNG NHẬN
(đối với nhãn hiệu chứng nhận)
Nguồn gốc địa lý:
Chất lượng:
Đặc tính khác:
r CAM KẾT CỦA CHỦ ĐƠN
Tôi cam đoan mọi thông tin trong tờ khai trên đây là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Khai tại:……….ngày…… tháng……năm……
Chữ ký, họ tên chủ đơn/đại diện của chủ đơn
(ghi rõ chức vụ và đóng dấu, nếu có)
Còn……trang bổ sung
Trang bổ sung số:
k CHỦ ĐƠN KHÁC (Ngoài chủ đơn thứ nhất đã khai tại trang đầu tiên) Tên đầy đủ: Địa chỉ: Điện thoại: Fax: Email: Có yêu cầu cấp phó bản Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu |
Tên đầy đủ: Địa chỉ: Điện thoại: Fax: Email: Có yêu cầu cấp phó bản Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu |
Tên đầy đủ: Địa chỉ: Điện thoại: Fax: Email: Có yêu cầu cấp phó bản Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu |
Tên đầy đủ: Địa chỉ: Điện thoại: Fax: Email: Có yêu cầu cấp phó bản Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu |
o CÁC TÀI LIỆU KHÁC (Khai chi tiết từng loại tài liệu: tên, số trang . . . ) |
VIII. Đăng ký thương hiệu
Đăng Ký Thương Hiệu Theo Thủ Tục Mới Năm 2022
Đăng ký thương hiệu là thủ tục hành chính chủ sở hữu thương hiệu tiến hành nộp đơn đăng ký thương hiệu tại Cục sở hữu trí tuệ, đơn đăng ký thương hiệu sẽ qua các bước thẩm định (i) hình thức (ii) công bố đơn (iii) thẩm định nội dung (iv) cấp giấy chứng nhận đăng ký thương hiệu.
Thương hiệu là gì?
Thương hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.
Ví dụ: Thương hiệu TOYOTA sẽ phân biệt với Thương hiệu HONDA cho nhóm sản phẩm là xe ô tô
Nhãn hiệu là gì?
Nhãn hiệu được hiểu đơn giản là bất kì từ, chữ cái, con số, hình ảnh, hình dáng, nhãn mác được thể hiện độc lập hoặc có sự kết hợp của các yếu tố này.
Nhãn hiệu (hay còn gọi là logo, thương hiệu) là những dấu hiệu để người tiêu dung phân biệt sản phẩm của công ty này với công ty khác.
Bảo hộ nhãn hiệu rất quan trọng và là biện pháp cần thiết để giúp chủ sở hữu có thể được độc quyền sử dụng nhãn hiệu trên toàn lãnh thổ Việt Nam, việc đăng ký nhãn hiệu sẽ được thực hiện tại cơ quan chức năng thông qua thủ tục hành chính do chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc người/tổ chức được chủ sở hữu nhãn hiệu ủy quyền thực hiên.
Nhãn hiệu cũng là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.
Lưu ý: Thuật ngữ “thương hiệu” (phần chữ) hoặc logo (phần hình) được dùng nhiều trong văn nói. Tuy nhiên xét về khái niệm luật học: Thương hiệu hoặc logo đều được gọi chung là nhãn hiệu
Tại sao phải đăng ký thương hiệu, nhãn hiệu?
Việc đăng ký thương hiệu là một việc làm quan trọng và cấp bách với chủ sở hữu để có thể bảo hộ độc quyền thương hiệu của mình trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
Lý do cần tiến hành đăng ký bảo hộ nhãn hiệu.
– Chứng minh được quyền sở hữu thương hiệu của chủ sở hữu với bên khác;
– Quyền sở hữu trí tuệ của thương hiệu chỉ phát sinh khi thương hiệu đã được đăng ký tại cơ quan đăng ký;
– Được độc quyền sử dụng thương hiệu trên toàn lãnh thổ Việt Nam trong thời hạn hiệu lực của giấy chứng nhận đăng ký;
– Ngăn chặn mọi hành vi xâm phạm quyền đối với thương hiệu đã đăng ký;
– Tạo lợi thế cạnh tranh và giúp khách hàng dễ dàng nhận biết và phân biệt được với sản phẩm mang thương hiệu của người khác;
– Khi thương hiệu trở lên nổi tiếng, chủ sở hữu có thể cho phép bên khác sử dụng hoặc chuyển nhượng thương hiệu, từ đó sẽ thu được 1 khoản lợi nhuận;
Việc gắn thương hiệu lên 1 sản phẩm hoặc 1 dịch vụ cụ thể nào đó sẽ giúp khách hàng, người sử dụng sản phẩm dễ dàng phân biệt được các sản phẩm từ nguồn gốc sản xuất khác nhau.
Khi sản phẩm trở thành phổ biến với người tiêu dùng, đó cũng là lúc sẽ có thể xuất hiện sản phẩm tương tự với thương hiệu, dẫn đến việc khách hàng dễ nhầm lẫn hoặc không thể phân biệt được đâu là sản phẩm “chính hãng”.
Điều này sẽ gây tâm lý hoang mang cho khách hàng và dẫn đến việc khách hàng dừng sử dụng sản phẩm.
Do đó, để bảo vệ được thương hiệu sản phẩm của mình, tránh việc bị bên khác làm “nhái” hoặc làm “giả”, chủ sở hữu cần tiến hành thủ tục đăng ký thương hiệu sản phẩm do mình sản xuất ra.
Với mỗi thương hiệu đã được đăng ký sẽ được pháp luật bảo hộ độc quyền trong thời gian 10 năm và có thể gia hạn dễ dàng.
Do đó, tạo điều kiện tốt nhất về thời gian cho chủ sở hữu có đủ thời gian để phát triển sản phẩm và xây dựng chiến lược lâu dài cho sản phẩm khi đưa ra thị trường tiêu thụ.
Điều kiện để nhãn hiệu, thương hiệu được bảo hộ độc quyền?
Đăng ký thương hiệu độc quyền
Nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
– Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc;
– Có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác.
Thủ tục đăng ký thương hiệu độc quyền năm 2022 như thế nào?
Quy trình sẽ được thực hiện theo các bước như sau:
Bước 1: Thiết kế và lựa chọn thương hiệu (nhãn hiệu) cần bảo hộ
Để đăng ký thương hiệu, khách hàng cần thiết kế thương hiệu theo ý tưởng cho sản phẩm mà thương hiệu sẽ gắn lên.
Lưu ý: Trước khi thiết kế thương hiệu theo hướng cách điệu, khách hàng nên tiến hành thực hiện bước 2 trước.
Ví dụ: Khách hàng dự định đăng ký thương hiệu “NGỌC MỸ” cho sản phẩm bình nước và dự định sẽ thiết kế chữ “NGỌC MỸ” theo hướng cách điệu, khách hàng cần tiến hành tra cứu (theo bước 2) xem chữ “NGỌC MỸ” có bị trùng hoặc tương tự với thương hiệu nào khác đã được đăng ký trước đó hay chưa?
Trong trường hợp không trùng hoặc tương tự cao, khách hàng mới tiến hành thiết kế để tránh trường hợp thiết kế xong chữ “NGỌC MỸ” khi tra cứu mới biết đã có người đăng ký rồi.
Bước 2: Phân nhóm sản phẩm dịch vụ đăng ký nhãn hiệu
Trong quá trình tư vấn đăng ký nhãn hiệu cho khách hàng, chúng tôi thường hỏi khách hàng về lĩnh vực kinh doanh hoặc sản phẩm mà khách hàng dự định gắn nhãn hiệu lên để có cơ sở phân nhóm khi đăng ký nhãn hiệu.
Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ, 1 nhãn hiệu sẽ được đăng ký cho 1 hoặc nhiều nhóm sản phẩm/dịch vụ. Luật SHTT cũng quy định về số lượng nhóm sản phẩm/dịch vụ tại Việt Nam sẽ bao gồm 45 nhóm. Trong đó, từ nhóm 1 – 34 là nhóm sản phẩm và từ 35 – 45 làm nhóm dịch vụ.
1 nhãn hiệu khi đăng ký sẽ phải gắn với 1 sản phẩm hay dịch vụ nhất định nào đó để làm cơ sở phân định quyền và làm căn cứ phân nhóm và tính phí (nhãn hiệu không thể đứng chung chung như mọi người vẫn hiểu)
Ví dụ: Nhãn hiệu của TOYOTA sẽ đăng ký cho nhóm 12 về ô tô (gọi là nhóm sản phẩm) hoặc VINMART sẽ đăng ký cho nhóm về cửa hàng tiện lợi (gọi là nhóm dịch vụ mua bán hàng hóa)
Lưu ý: Pháp luật Việt Nam về Sở hữu trí tuệ không giới hạn nhóm sản phẩm hoặc dịch vụ khi đăng ký nhãn hiệu. Tuy nhiên, càng đăng ký nhiều nhóm, chủ sở hữu sẽ phải trả nhiều tiền hơn. Do đó, chủ sở hữu lưu ý chỉ đăng ký cho lĩnh vực kinh doanh chính mà mình sẽ gắn nhãn hiệu lên.
Bước 3: Tra cứu thương hiệu để đánh giá khả năng đăng ký nhãn hiệu (thương hiệu)
Sau khi đã tiến hành thiết kế thương hiệu, khách hàng sẽ tra cứu xem thương hiệu có khả năng đăng ký hay không.
Trong trường hợp kết quả cho thấy rằng thương hiệu có khả năng đăng ký, khách hàng nên tiến hành nộp đơn đăng ký sớm nhất có thể để nhận được ngày ưu tiên.
Hiện nay, tại Việt Nam có mấy hình thức tra cứu như sau:
– Tra cứu trên công cụ tìm kiếm google: Khi khách hàng muốn đăng ký 1 nhãn hiệu ABC cho sản phẩm thời trang, khách hàng cần tra cứu sơ bộ xem đã có doanh nghiệp hoặc cá nhân nào đang kinh doanh nhãn hiệu này không trước khi cân nhắc việc đặt tên cho nhãn hiệu. Cú pháp đơn giản là khách hàng chỉ cần gõ “hàng thời trang abc” sẽ ra kết quả để khách hàng tham khảo/
– Tra cứu trên cơ sở dữ liệu trực tuyến của cục SHTT tại địa chỉ: http://iplib.noip.gov.vn/WebUI/WSearch.php. Trong mục nhãn hiệu tìm kiếm khách hàng sẽ gõ từ ABC và mục nhóm sp/dịch vụ sẽ chọn số 25 (nhóm về hàng thời trang theo quy định của bảng phân nhóm quốc tế về nhãn hiệu)
Lưu ý: 02 hình thức nêu trên là hoàn toàn miễn phí. Tuy nhiên, kết quả chỉ mang tính chất tham khảo (chính xác 40%), do đó, để đảm bảo kết quả chuẩn, khách hàng nên cân nhắc hình thức tra cứu sau đây
– Tra cứu qua dịch vụ tra cứu: khi khách hàng sử dụng dịch vụ tra cứu chuyên sâu, các công ty dịch vụ (như Luật Quốc Bảo) sẽ tiến hành tra cứu tại Cục SHTT thông qua chuyên viên, kết quả tra cứu sẽ đảm bảo chính xác trên 90%
Bước 4: Nộp đơn đăng ký bảo hộ thương hiệu tại Cục sở hữu trí tuệ
Sau khi tra cứu và xác nhận thương hiệu có khả năng đăng ký, chủ sở hữu thương hiệu cần sớm nhất tiến hành thủ tục nộp đơn đăng ký tại Cục sở hữu trí tuệ để lấy ngay ưu tiên sớm nhất.
Bước 5: Theo dõi các giai đoạn thẩm định đơn đăng ký nhãn hiệu
Đơn đăng ký nhãn hiệu sản phẩm sẽ trải qua nhiều giai đoạn thẩm định và thường kéo dài từ 16 – 20 tháng.
Do đó, khách hàng cần theo dõi khả năng đăng ký thương hiệu để tránh phát sinh những thiếu xót không cần thiết.
Chi tiết quy trình thẩm định đơn đăng ký nhãn hiệu sẽ được chúng tôi tư vấn nội dung bên dưới.
Bước 6: Nhận giấy chứng nhận thương hiệu từ Cục Sở hữu trí tuệ
Sau khi việc thẩm định đơn đăng ký hoàn thành, Cục SHTT sẽ ra thông báo về việc đơn đăng ký thương hiệu sản phẩm có đáp ứng được yêu cầu bảo hộ hay không?
Trong trường hợp đáp ứng, khách hàng sẽ nộp 1 khoản chi phí để có thể nhận được giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu sản phẩm hoặc có thể khiếu hại quyết định từ chối cấp giấy chứng nhận đăng ký (trong trường hợp đơn không đáp ứng yêu cầu bảo hộ)
Giấy chứng nhận đăng ký thương hiệu sẽ có hiệu lực 10 năm tính từ ngày nộp đơn và có thể gia hạn nhiều lần
Quy trình Thẩm định đơn đăng ký nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ
Quy trình thẩm định đơn đăng ký nhãn hiệu phải trải qua các giai đoạn thẩm định sau:
Bước 1: Thẩm định hình thức đơn đăng ký nhãn hiệu
Thời gian thẩm định: Trong thời hạn 1 tháng kể từ ngày nộp đơn.
Lưu ý: Thẩm định hình thức là giai đoạn 1 trong quy trình đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, giai đoạn này khi đơn đăng ký được cục SHTT xác nhận là hợp lệ, cục SHTT sẽ ra quyết định chấp nhận đơn hợp lệ và gửi cho chủ đơn hoặc người được chủ đơn ủy quyền đăng ký.
Trường hợp đơn có thiếu xót, Cục SHTT sẽ ra thông báo dự định từ chối đơn đăng ký và yêu cầu chủ đơn hoặc người được ủy quyền sửa chữa hoặc bổ sung thông tin thiếu trong thời gian 1 tháng tình từ ngày ra thông báo, quá thời gian nêu trên đơn sẽ bị từ chối và khách hàng sẽ phải nộp lại đơn, đồng thời tốn kém thêm chi phí.
Bước 2: Đăng công báo thông tin đơn đăng ký nhãn hiệu:
Thời gian công bố đơn trong thời hạn 2 tháng kể từ ngày đơn được chấp nhận hợp lệ.
Giai đoạn này, Cục SHTT sẽ đăng thông tin nhãn hiệu đã nộp lên trên công báo sở hữu công nghiệp bao gồm thông tin đơn: Người nộp đơn, tổ chức đại diện, nhãn hiệu đăng ký, nhóm sản phẩm/dịch vụ đăng ký, số đơn, ngày nộp đơn…vv.
Mục đích của việc đăng ký này là để bên thứ 3 có thể xem xét và đánh giá đơn đăng ký đã nộp. Trường hợp nhận thấy, nhãn hiệu đăng ký giống (tương tự hoặc trùng) với nhãn hiệu của mình, bên thứ 3 có quyền nộp phản đối cấp giấy chứng nhận cho chủ đơn.
Bước 3: Thẩm định nội dung đơn đăng ký nhãn hiệu:
Thời gian thẩm định: Trong thời hạn 9 tháng.
Giai đoạn này là quan trọng nhất trong quá trình đăng ký nhãn hiệu, ở quá trình thẩm định nội dung đơn, Cục SHTT sẽ tra cứu để đánh giá khả năng đăng ký của nhãn hiệu như có trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với đơn đăng ký của bên khác đã nộp đơn hoặc đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký trước đó hay chưa?
Trường hợp đơn đáp ứng yêu cầu bảo hộ, Cục SHTT sẽ ra thông báo thẩm định đồng ý cấp văn bằng bảo hộ cho nhãn hiệu hoặc ngược lại Cục SHTT sẽ từ chối cấp giấy chứng nhận đăng ký trường hợp đơn không đáp ứng được yêu cầu bảo hộ.
Bước 4: Ra thông báo cấp văn bằng và tiến hành nhận giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu
Thời gian thực hiện: 2 tháng
Sau khi có thông báo cấp văn bằng, người nộp đơn sẽ nộp thêm phí cấp văn bằng để được cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho nhãn hiệu đã nộp đăng ký.
Chi phí đăng ký nhãn hiệu như thế nào?
Chi phí cho việc đăng ký nhãn hiệu là chi phí chủ sở hữu phải nộp khi tiến hành đăng ký, chi phí đăng ký nhãn hiệu được căn cứ theo nhóm sản phẩm hoặc nhóm dịch vụ mà thương hiệu muốn độc quyền (có tất cả 45 nhóm sản phẩm/dịch vụ.
– Chi phí cho việc tra cứu thương hiệu (nhãn hiệu):
Phí tra cứu thương hiệu là: 700.000 VND – 900.000 VND/01 nhóm sản phẩm hoặc dịch vụ
(Tra cứu được nói đến ở đây là tra cứu chính thức, có nghĩa có thể kết luận được khả năng đăng ký được hay không?
Khác với hình thức tra cứu sơ bộ mà các công ty khác hay nói là miễn phí cho khách hàng, tra cứu sơ bộ chỉ mang tính chất tham khảo và không thể kết luận được là có đăng ký được hay không?)
– Chi phí cho việc nộp đơn đăng ký thương hiệu:
Phí nộp đơn đăng ký thương hiệu là 2.500.000 VND/01 nhóm sản phẩm hoặc dịch vụ (tối đa 06 sản phẩm/dịch vụ trong nhóm).
– Chi phí cho việc cấp văn bằng bảo hộ thương hiệu:
Phí cấp giấy chứng nhận đăng ký thương hiệu: 360.000 VND/01 nhóm sản phẩm hoặc dịch vụ (tối đa 06 sản phẩm/dịch vụ trong nhóm)
– Phí dịch vụ nộp đơn đăng ký thương hiệu
Phí dịch vụ nộp đơn đăng ký thương hiệu là khoản phí phải trả cho công ty dịch vụ khi khách hàng ủy quyền để tiến hành nộp đơn đăng ký, chi phí chúng tôi nêu trên đã bao gồm luôn phí dịch vụ đăng ký thương hiệu.
IX. Vì sao cá nhân, tổ chức nên đăng ký thương hiệu độc quyền?
Việc đăng ký thương hiệu sẽ mang lại những lợi ích sau cho chủ sở hữu:
Giúp người tiêu dùng nhận diện hàng hóa, dịch vụ
Không có sản phẩm, dịch vụ nào lại không mang trên mình một thương hiệu. Thương hiệu là yếu tố để kích thích hành vi tiêu dùng sản phẩm, sử dụng dịch vụ của khách hàng.
Thương hiệu được quảng bá và xây dựng tốt thì sức tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa cũng được gia tăng.
Như vậy, lợi ích đầu tiên của việc đăng ký thương hiệu đó chính là giúp người tiêu dụng nhận diện hàng hóa, dịch vụ, xây dựng lòng tin của người tiêu dùng.
Tránh những tranh chấp không đáng có
Thông qua bảo hộ thương hiệu, doanh nghiệp sẽ biết được nhãn hiệu mình đang sử dụng có trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp khác hay không dựa trên kết quả tra cứu và đánh giá sơ bộ khả năng bảo hộ nhãn hiệu
hoặc kết quả thẩm định đơn đăng ký nhãn hiệu của Cục Sở hữu trí tuệ.
Từ việc xác định này, doanh nghiệp sẽ tránh được hành vi xâm phạm quyền sở hữu nhãn hiệu đang được bảo hộ của người khác.
Thể hiện thái độ tôn trọng với doanh nghiệp khác
Việc tiến hành đăng ký bảo hộ thương hiệu thành công gián tiếp thể hiện thương hiệu của bạn không bị trùng lặp, xâm phạm của bất cứ thương hiệu nào trong cùng lĩnh vực sản phẩm kinh doanh.
Cũng từ đây bạn có thể tự do quảng bá thương hiệu, khai thác tối đa nguồn lực thương hiệu của mình để có nguồn doanh thu lớn và ổn định.
Đăng ký thương hiệu là tự bảo vệ thương hiệu của chính mình
Thị trường thương mại phức tạp, nhiều rủi ro, không cho phép bất cứ doanh nghiệp và công ty nào chủ quan và thực tế đã có rất nhiều trường hợp đau đớn bị mất trắng thương hiệu mình đã giày công gây dựng, tạo lập uy tín.
Khi đã đăng ký thành công, thương hiệu của bạn được bảo vệ trước pháp luật, ngăn cản mọi hành vi xâm phạm và được bồi thường xứng đáng nếu có hành vi ăn cắp thương hiệu.
Khẳng định thương hiệu uy tín, sự chuyên nghiệp trong kinh doanh
Không phải ngẫu nhiên mà các doanh nghiệp lớn trước khi ra mắt thị trường sản phẩm/dịch vụ mới đều ủy quyền cho một đối tác uy tín cung cấp dịch vụ đăng ký thương hiệu.
Chính bởi vậy toàn bộ thời gian 10 năm sau họ hoàn toàn không phải lo lắng các vụ kiện tụng, xâm phạm thương hiệu vô cùng rắc rối, tốn kém và ảnh hưởng uy tín của mình.
Với các doanh nghiệp nhỏ, mới thành lập rất nên tham khảo quan điểm và cách làm việc này để tránh những rủi ro không đáng có trong quá trình kinh doanh.
Việc đăng ký thương hiệu còn giúp khách hàng có niềm tin về sản phẩm/dịch vụ của bạn, tăng uy tín và như vậy gián tiếp tăng doanh thu cho doanh nghiệp.
Ngoài ra, đăng ký thương hiệu còn mang lại các lợi ích khác như: được sử dụng độc quyền thương hiệu, được chuyển giao, chuyển nhượng thương hiệu cho người khác; được yêu cầu cơ quan có thẩm quyền bảo vệ khi quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm.
Hồ sơ đăng ký thương hiệu (nhãn hiệu) gồm những gì?
Xem mục hồ sơ đăng ký nhãn hiệu nêu trên
Đăng ký thương hiệu ở đâu?
Địa chỉ cơ quan đăng ký thương hiệu đã được nêu tại phần Nhãn hiệu ở trên.
Lưu ý giúp việc đăng ký thương hiệu đạt kết quả cao
Thứ nhất: Nắm vững danh mục đối tượng không được bảo hộ dưới dạng nhãn hiệu (thương hiệu) để thiết kế và lựa chọn thương hiệu bảo hộ cho phù hợp.
Nếu như chẳng may thương hiệu của quý khách hàng sử dụng hình quốc kỳ, quốc huy của Việt Nam hay của quốc gia khác thì chắc chắn thương hiệu đó sẽ không được bảo hộ.
Nếu không biết điều này, quý khách hàng vẫn chuẩn bị và nộp hồ sơ sẽ mất thời gian, tốn kém tiền bạc và công sức.
Thứ hai: Phải thiết kế thương hiệu sao cho có khả năng phân biệt: dễ nhận biết, dễ ghi nhớ và không thuộc các trường hợp theo quy định tại khoản 2 Điều 74 Luật sở hữu trí tuệ.
Thứ ba: Cần tìm hiểu kỹ quy định của pháp luật về thành phần hồ sơ, cách khai hồ sơ, các yêu cầu riêng về giấy tờ, tài liệu trong đơn đăng ký thương hiệu sản phẩm để hồ sơ được chấp thuận ngay lần đầu tiên nộp.
Thứ tư: Cần tìm hiểu kỹ thời gian, thời hạn Cục sở hữu trí tuệ xử lý từng bước đơn đăng ký thương hiệu để kịp thời đưa ra những phúc đáp khi cơ quan Nhà nước có yêu cầu.
Khi trả lời, cần có lý lẽ, dẫn chứng, đầy đủ cơ sở pháp lý và cơ sở thực tiễn để đảm bảo tính thuyết phục cao.
X. Đăng ký bản quyền thương hiệu
Đăng ký bản quyền thương hiệu là thủ tục hành chính được thực hiện tại Cục sở hữu trí tuệ để xác lập quyền sở hữu hợp pháp của chủ sở hữu đối với thương hiệu, sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký thương hiệu, chủ sở hữu sẽ được độc quyền sử dụng thương hiệu trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
Phân biệt giữa đăng ký bản quyền thương hiệu và đăng ký thương hiệu?
Trong giao dịch hàng ngày, chúng ta thường dùng khái niệm “Đăng ký thương hiệu” hoặc “Đăng ký bản quyền thương hiệu” nhưng thực chất “Thương hiệu” thuộc đối tượng đăng ký sở hữu công nghiệp (hay gọi chính xác là “đăng ký nhãn hiệu”, thương hiệu không thuộc đối tượng đăng ký bản quyền tác giả).
Một thương hiệu sẽ được đăng ký để gắn lên 1 sản phẩm hoặc dịch vụ nào đó mà thương hiệu muốn độc quyền. Chi phí đăng ký thương hiệu độc quyền và phạm vi quyền sẽ phụ thuộc chính vào đối tượng mà thương hiệu dự định đăng ký.
– Còn 2 cụm từ THƯƠNG HIỆU hoặc ĐĂNG KÝ BẢN QUYỀN THƯƠNG HIỆU là cách gọi thông thường của Nhãn hiệu trên thị trường và dễ hiểu đối với đại đa số tổ chức, cá nhân.
– Thương hiệu là cách nói đến nhãn hiệu dạng chữ (phần đọc được). Ví dụ, thương hiệu SONY, HONDA, YAMAHA, BKAV, DELL, v.v…là các nhãn hiệu dạng chữ.
Đăng ký bản quyền thương hiệu như thế nào?
Thủ tục đăng ký bản quyền thương hiệu sẽ được thực hiện theo các bước như sau:
Bước 1: Thiết kế, lựa chọn thương hiệu cần đăng ký bản quyền thương hiệu
Khi thiết kế thương hiệu, khách hàng lưu ý không nên lựa chọn mẫu thương hiệu đơn giản, không có tính phân biệt cao hoặc là những cụm từ đơn giản, được sử dụng hàng ngày.
Bước 2: Tra cứu để đánh giá khả năng đăng ký thương hiệu trước khi nộp đơn
Sau khi thiết kế xong và lựa chọn mẫu thương hiệu đăng ký, khách hàng sẽ tiến hành tra cứu chính thức cho thương hiệu cần đăng ký để đánh giá khả năng đăng ký của thương hiệu trước khi nộp đơn đăng ký để tránh trường hợp thương hiệu bị từ chối do tương tự hoặc trùng với thương hiệu của người khác đã đăng ký trước đó.
Bước 3: Soạn thảo hồ sơ đăng ký bảo hộ thương hiệu
Hồ sơ đăng ký bản quyền thương hiệu sẽ được nộp tại cơ quan đăng ký, hồ sơ đăng ký đã được chúng tôi trình bày chi tiết trong bài viết này, quý khách vui lòng tham khảo.
Bước 4: Nộp đơn và theo dõi đơn đăng ký bản quyền thương hiệu
Sau khi chuẩn bị xong hồ sơ đăng ký bản quyền thương hiệu, chủ sở hữu hoặc tổ chức dịch vụ được ủy quyền sẽ tiến hành nộp đơn đăng ký tại Cục sở hữu trí tuệ
Bước 5: Cấp giấy chứng nhận đăng ký bản quyền thương hiệu
Đơn đăng ký sau khi được nộp sẽ được thẩm định qua các giai đoạn trước khi được Cục sở hữu trị tuệ cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu. Trường hợp từ chối, cục SHTT sẽ thông báo rõ lý do từ chối.
Vì sao phải đăng ký bản quyền thương hiệu?
Vì sao phải đăng ký bản quyền thương hiệu? Thương hiệu tạo nên sự phát triển của doanh nghiệp, giúp cho sản phẩm và doanh nghiệp được người tiêu dùng biết đến rộng rãi và tin dùng. Cũng vì vậy, những đối thủ cạnh tranh trên thị trường thường tìm mọi cách để “đạo nhái” làm giảm đi sự uy tín, chất lượng thương hiệu mà doanh nghiệp đã tốn biết bao công sức để gây dựng.
Vì thế, việc đăng ký bản quyền thương hiệu là vấn đề quan trọng với mỗi cá nhân, tổ chức, cụ thể:
– Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam, quyền với thương hiệu hay nhãn hiệu phát sinh khi có đăng ký và được cấp văn bằng bảo hộ, không giống như quyền tác giả được bảo hộ tự động;
– Chủ sở hữu được sử dụng độc quyền thương hiệu trên toàn lãnh thổ Việt Nam, sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận;
– Đăng ký bảo hộ là cơ sở pháp lý để pháp luật bảo vệ thương hiệu, nếu có tranh chấp xảy ra;
– Có Giấy chứng nhận, các quyền lợi về kinh tế như chuyển nhượng, nhượng quyền mới được phép thực hiện.
Như vậy, để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của Qúy khách hàng, Quý khách có thể tự mình nộp đơn đăng ký hoặc sử dụng dịch vụ đăng ký bản quyền thương hiệu của các đơn vị Đại diện sở hữu công nghiệp.
Đăng ký bản quyền thương hiệu ở đâu?
Việc nộp hồ sơ đăng ký thương hiệu ở đâu sẽ phụ thuộc vào việc doanh nghiệp nộp trực tiếp tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để đăng ký hoặc nhờ đến đại diện của mình để thực hiện thủ tục này.
Cơ quan có trách nhiệm và thẩm quyền trong việc giải quyết thủ tục này chính là Cục Sở hữu trí tuệ có trụ sở chính ở quận Thanh Xuân, Hà Nội, hoặc hai văn phòng đại diện ở Đà Nẵng và TP. Hồ Chí Minh.
– Địa chỉ Đăng ký bản quyền thương hiệu tại Hà Nội:
Phòng đăng ký – Cục sở hữu trí tuệ
Địa chỉ: Số 386 Nguyễn Trãi, Phường Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân, Hà Nội
Tel: 024 3858 3069
– Địa chỉ đăng ký bản quyền thương hiệu tại Hồ Chí Minh
Văn phòng đại diện Cục SHTT tại Hồ Chí Minh
Địa chỉ: 17-19 Đường Tôn Thất Tùng, Phường Phạm Ngũ Lão, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
Tel: 028 3920 8485
– Địa chỉ đăng ký bản quyền thương hiệu tại thành phố Đà Nẵng
Văn phòng đại diện Cục SHTT tại Đà Nẵng
Địa chỉ: Số 135 Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng
Hồ sơ đăng ký bản quyền thương hiệu gồm những gì?
Hồ sơ đăng ký bản quyền thương hiệu gồm những gì? Tài liệu cơ bản mà Quý Khách hàng cần chuẩn bị khi đăng ký bản quyền thương hiệu là:
– File mẫu thương hiệu (đuôi .JPEG, .PNG hoặc các định dạng hình ảnh khác để đọc được trên máy tính);
Lưu ý: Thương hiệu có thể có màu sắc đa dạng hoặc đơn thuần trắng đen;
– Tờ khai đăng ký bản quyền thương hiệu theo mẫu của Cục sở hữu trí tuệ;
– Mẫu thương hiệu dự định đăng ký (05 mẫu);
– Giấy ủy quyền đăng ký (01 bản gốc) trong trường hợp sử dụng dịch vụ đăng ký.
XI. Câu hỏi thường gặp:
Một số khó khăn thường gặp khi đăng ký nhãn hiểu, thương hiệu/bản quyền thương hiệu?
Quy trình đăng ký nhãn hiệu trải qua khá nhiều bước, mỗi bước đều có một khó khăn cho doanh nghiệp nếu doanh nghiệp không am hiểu quy định pháp luật và không có nền tảng kiến thức thực tế sâu sắc.
Dưới đây là một số khó khăn khi đăng ký bản quyền thương hiệu công ty mà nhiều doanh nghiệp gặp phải.
Khó khăn trong thiết kế và lựa chọn thương hiệu để đăng ký
Việc nghĩ tên thương hiệu, lên ý tưởng thiết kế được xem là một việc gian nan của khá nhiều doanh nghiệp, bởi lẽ không phải logo nào cũng đủ điều kiện để đăng ký, logo có thể bị trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với những logo khác hoặc trùng với hình ảnh quốc huy, quốc kỳ của quốc gia; các biểu tượng, huy hiệu, cờ..của các tổ chức chính trị, chính trị- xã hội.
Khó khăn trong bước chuẩn bị hồ sơ và nộp hồ sơ
Trường hợp khách hàng tự nộp hồ sơ đăng ký thương hiệu sẽ dẫn đến việc khách hàng phải tự tìm hiểu về danh mục hồ sơ đăng ký, soạn thảo hồ sơ trong khi khách hàng đều là những người chưa có kinh nghiệm soạn thảo, không biết cách phân nhóm sản phẩm dịch vụ hoặc cách mô tả như thế nào cho đúng và đủ…vv.
Một số khó khăn khác khi khách hàng tự đăng ký bản quyền thương hiệu công ty
Khó khăn khi không có thời gian để theo dõi về tình trạng hồ sơ liên tục và kịp thời gửi các văn bản tới các cơ quan Nhà nước trong trường hợp cần thiết.
Đây là những khó khăn chủ yếu khiến cho khách hàng cảm thấy e ngại và chưa hoặc không muốn đăng ký nhãn hiệu.
Một số lưu ý khi đăng ký bản quyền thương hiệu
Phân nhóm rõ ràng sản phẩm/dịch vụ
– Chủ sở hữu cần hoàn thành đầy đủ thông tin trong tờ khai đăng ký thương hiệu để tránh việc đơn đăng ký bị từ chối chấp nhận hợp lệ đơn.
– Việc phân nhóm sản phẩm/dịch vụ để thương hiệu độc quyền tương đối phức tạp cho những người không có kiến thức chuyên sâu về nhóm sản phẩm dịch vụ.
Ví dụ: nhãn hiệu ABC sẽ được gắn lên quần áo, giày dép hoặc được sử dụng cho dịch vụ kinh doanh nhà hàng ăn uống. kinh doanh khách sạn….
Việc làm rõ thông tin về sản phẩm/dịch vụ vừa làm rõ được phạm vi độc quyền của Quý Khách hàng đối với thương hiệu của mình và vừa giúp xác định được lệ phí nộp cho Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam (do lệ phí được tính theo số nhóm sản phẩm/dịch vụ và số sản phẩm/dịch vụ trong từng nhóm).
Lựa chọn đơn vị ủy quyền uy tín
+ Trong trường hợp Quý Khách hàng ủy quyền cho tổ chức đại diện thực hiện việc đăng ký bản quyền thương hiệu này thì sẽ cần thêm Giấy ủy quyền đại diện.
Giấy ủy quyền này sẽ giúp Quý Khách hàng ủy quyền cho một công ty dịch vụ được thay mặt Quý Khách hàng thực hiện việc đăng ký bản quyền thương hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ cùng tất cả các công việc liên quan khác.
Thời gian đăng ký bản quyền thương hiệu là bao lâu?
Theo Quy định của Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam, thời gian thẩm định đơn đăng ký thương hiệu là 12 tháng kể từ ngày nộp đơn.
Trong thời gian này, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ thực hiện lần lượt các công việc bao gồm:
– Thẩm định hình thức đơn đăng ký thương hiệu: 1-2 tháng
– Công bố đơn đăng ký thương hiệu: 1 tháng
– Thẩm định nội dung đơn đăng ký thương hiệu: 9 tháng
– Cấp văn bằng bảo hộ thương hiệu: 1-2 tháng
Thời gian này đôi lúc dài hơn quy định do mức độ phức tạp của thương hiệu. Tình trạng gây tranh cãi đối với các thương hiệu liên quan hoặc sự quá tải về số lượng đơn từ được nộp vào Cục Sở hữu trí tuệ.
Ai có quyền đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam?
Cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam;
Cá nhân, tổ chức nước ngoài. (Đối với cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài muốn đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam buộc phải tiến hành nộp đơn đăng ký nhãn hiệu thông qua các công ty đại diện Sở hữu trí tuệ như Công ty luật Việt An).
Việt Nam bảo hộ nhãn hiệu dưới những dạng nào?
- Nhãn hiệu được bảo hộ tại Việt Nam có thể dưới một trong những hình thức:
- Logo hoặc hình vẽ tượng trưng,
- Chữ,
- Thiết kế bao bì,
- Nhãn hiệu 3D,
- Thậm chí theo CPTPP, nhãn hiệu có thể dưới dạng âm thanh.
Tại Việt Nam theo hệ thống phân loại nhãn hiệu nào?
Việc đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam tuân theo Bảng phân loại quốc tế Nice
Phiên bản thứ 11 hiện được Việt Nam áp dụng cho mục đích đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam
Đặc biệt, tại Việt Nam áp dụng quy cách một đơn đăng ký nhãn hiệu sẽ thực hiện đăng ký cho nhiều nhóm sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ khác nhau.
Tức có thể đăng ký từ 1 đến 45 nhóm hàng hóa, dịch vụ trong một đơn đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam.
Nguyên tắc nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam là gì?
Nguyên tắc nộp đơn đầu tiên “first to file” hiện đang được áp dụng tại Việt Nam.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt, nguyên tắc sử dụng lần đầu tiên “first to use” có thể được sử dụng.
Ví dụ như việc bảo vệ nhãn hiệu nổi tiếng mà không cần đăng ký, thực thi các biện pháp dựa trên nguyên tắc sử dụng lần đầu tiên, chống lại các hành vi cạnh tranh không lành mạnh.
Cần chuẩn bị những gì đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam?
Để nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam, khách hàng cần cung cấp các tài liệu tối thiểu sau:
- Mẫu nhãn hiệu cần đăng ký;
- Danh mục hàng hóa mang nhãn hiệu;
- Thông tin chủ đơn đăng ký nhãn hiệu (Tên, địa chỉ, người đại diện, chức vụ);
- Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên (nếu đơn đăng ký nhãn hiệu xin hưởng quyền ưu tiên);
- Giấy ủy quyền.
Trường hợp nộp đơn xin hưởng quyền ưu tiên tại Việt Nam?
Theo khoản 3 Điều 90 Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam năm 2005, trong trường hợp có nhiều đơn đăng ký nhãn hiệu cùng đáp ứng các điều kiện để được cấp văn bằng bảo hộ và cùng có ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn sớm nhất thì văn bằng bảo hộ chỉ được cấp cho đối tượng của một đơn duy nhất trong số các đơn đó theo thỏa thuận của tất cả những người nộp đơn;
nếu không thỏa thuận được thì các đối tượng tương ứng của các đơn đó bị từ chối cấp văn bằng bảo hộ tại Việt Nam.
Yêu cầu hưởng quyền ưu tiên của người nộp đơn sẽ được chấp nhận nếu đáp ứng các điều kiện sau:
Người nộp đơn là công dân Việt Nam hoặc công dân của nước là thành viên của Công ước Paris hoặc cư trú, có cơ sở sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam hoặc tại nước là thành viên của Công ước.
Đơn đầu tiên đã được nộp tại Việt Nam hoặc tại nước thành viên của Công ước và đơn đó có phần yêu cầu hưởng quyền ưu tiên đăng ký nhãn hiệu.
Đơn đăng ký nhãn hiệu nộp trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày nộp đơn đầu tiên và thời hạn ưu tiên được tính kể từ ngày nộp đơn đầu tiên, ngày nộp đơn đầu tiên không tính trong thời hạn ưu tiên.
Trong đơn đăng ký người nộp đơn nêu rõ yêu cầu hưởng quyền ưu tiên và phải nộp bản sao đơn đầu tiên có xác nhận của Cơ quan nhận đơn đầu tiên trong trường hợp nộp tại nước ngoài.
Nộp đủ lệ phí yêu cầu hưởng quyền ưu tiên.
Thời hạn bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam là bao lâu?
Nhãn hiệu được bảo hộ trong vòng 10 năm kể từ ngày nộp đơn (ngày ưu tiên). Và được gia hạn văn bằng bảo hộ và không hạn chế số lần gia hạn.
Do vậy, nhãn hiệu sẽ là tài sản xuyên suốt quá trình hoạt động, kinh doanh của khách hàng.
Thời hạn gia hạn hiệu lực văn bằng bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam là bao lâu?
Thời hạn khách hàng phải nộp đơn yêu cầu gia hạn cho Cục Sở hữu trí tuệ là trong vòng 06 tháng trước ngày văn bằng bảo hộ nhãn hiệu hết hiệu lực.
Sau khi nhãn hiệu đã được cấp văn bằng bảo hộ mà chủ sở hữu nhãn hiệu không sử dụng nhãn hiệu liên tục trong thời gian 05 năm kể từ ngày nộp đơn, văn bằng bảo hộ nhãn hiệu có thể bị hủy bởi một người khác.
XII. Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu tại Luật Quốc Bảo
Tư vấn đăng ký nhãn hiệu
Luật Quốc Bảo với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu, cùng đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp, có trình độ chuyên môn cao chắc chắn sẽ đáp ứng được những yêu cầu mà bạn đưa ra.
Luật Quốc Bảo luôn sẵn sàng khắc phục khó khăn liên quan đến việc đăng ký bản quyền thương hiệu công ty cho quý khách hàng.
Ngoài việc tư vấn đăng ký nhãn hiệu cho công ty ở đâu, Luật Quốc Bảo còn tư vấn, hỗ trợ những vấn đề sau đây:
– Tư vấn cho quý khách hàng những kiến thức pháp lý và thực tiễn cần thiết liên quan đến quá trình đăng ký bản quyền thương hiệu;
– Thực hiện thiết kế logo, thương hiệu cho khách hàng.
Quý khách hàng chỉ cần đưa ra ý tưởng về logo mình định đăng ký, còn các công đoạn khác như: thiết kế, tạo hình, phối màu, phông chữ, đường nét… sẽ do các chuyên viên thiết kế tại Luật Hoàng Phi triển khai.
– Soạn, ký, hoàn tất hồ sơ và thực hiện thủ tục xin cấp văn bằng bảo hộ thương hiệu cho công ty.
– Tư vấn các vấn đề sau đăng ký thương hiệu trong đó bao gồm cả chiến lược phát triển thương hiệu và các thủ tục gia hạn Văn bằng bảo hộ thương hiệu cho Quý khách hàng để khách hàng được sử dụng nhãn hiệu vĩnh viễn.
Đăng ký bản quyền thương hiệu hết bao nhiêu tiền? Gồm những chi phí gì?
Trả lời: Chi phí đăng ký bản quyền thương hiệu sẽ tính dựa vào (i) số lượng thương hiệu muốn đăng ký (ii) nhóm sản phẩm dịch vụ đăng ký.
Chi tiết chi phí đăng ký bản quyền thương hiệu được chúng tôi áp dụng cho 1 thương hiệu/01 nhóm sản phẩm/dịch vụ như sau:
– GÓI 1: 2.500.000 VND
Nội dung công việc: Tra cứu sơ bộ và nộp đơn Đăng ký bản quyền thương hiệu cho 01 nhóm sản phẩm/dịch vụ (tối đa 6 sản phẩm/dịch vụ).
– GÓI 2: 3.500.000 VND
Nội dung công việc: **TRA CỨU CHÍNH THỨC và nộp đơn Đăng ký thương hiệu cho 01 nhóm sản phẩm/dịch (tối đa 6 sản phẩm/dịch vụ).
Lưu ý:
– Mục đích của việc tra cứu là để đánh giá khả năng đăng ký thương hiệu trước khi nộp đơn đăng ký, việc tra cứu là khuyến khích và không phải là thủ tục bắt buộc đối với chủ đơn trước khi nộp đơn đăng ký.
– Chi phí nêu trên không bao gồm chi phí cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu là 360.000 VND (quý khách sẽ thanh toán khoản phí này khi nhận được thông báo cấp văn bằng bảo hộ từ Cục SHTT).
– Các khoản phí trên đều đã bao gồm phí dịch vụ, lệ phí cho cơ quan có thẩm quyền nhưng không bao gồm 5% VAT
Trên đây là thông tin về Đăng ký nhãn hiệu do các chuyên gia, tư vấn của công ty Luật Quốc Bảo biên soạn tư vấn. Nếu bạn cần hỗ trợ pháp lý hay bất kỳ thắc mắc có mong muốn được giải đáp nhanh chóng, vui lòng liên hệ với Luật Quốc Bảo qua số hotline/zalo: 076 338 7788. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc cho quý khách miễn phí.