Thuế tiêu thụ đặc biệt là gì? Tìm hiểu khái quát chung về thuế tiêu thụ đặc biệt theo quy định pháp luật hiện hành tại Việt Nam. Bài viết này, Luật Quốc Bảo chúng tôi sẽ chia sẻ cho Quý khách hàng những thông tin hữu ích nhất. Bao gồm thuế tiêu thụ đặc biệt. Mời Quý khách cùng tham khảo.
Nếu bạn cần hỗ trợ pháp lý, vui lòng liên hệ với Luật Quốc Bảo qua số hotline/zalo: 076 338 7788. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc cho quý khách miễn phí.
Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu chi của nhà nước được cơ quan có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm. Có thể nói ngân sách nhà nước là “túi tiền” của Nhà nước. Nguồn thu của ngân sách nhà nước phần lớn là từ thuế. Trong đó không thể kể đến thuế tiêu thụ đặc biệt áp dụng đối với một số hàng hóa và dịch vụ có tính chất đặc thù.
Các doanh nghiệp, cá nhân sản xuất và tiêu thụ hàng hóa, kinh doanh dịch vụ tại thị trường Việt Nam đều phải có nghĩa vụ nộp các loại thuế theo quy định của Nhà nước. Khác với thuế giá trị gia tăng được áp dụng với hầu hết các loại hàng hóa, dịch vụ, thuế tiêu thụ đặc biệt chỉ đánh vào một số loại hàng hóa, dịch vụ đặc thù.
Mục lục
- 1 Khái quát chung về thuế tiêu thụ đặc biệt
- 2 Đặc trưng của thuế tiêu thụ đặc biệt
- 2.1 Thuế TTĐB có diện đánh thuế hẹp
- 2.2 So sánh với thuế giá trị gia tăng:
- 2.3 Thuế suất thuế TTĐB có thể là thuế suất cố định hoặc thuế suất tỉ lệ và thường cao hơn so với thuế suất của các loại thuế gián thu khác.
- 2.4 Nhìn chung so với thuế giá trị gia tăng:
- 2.5 Thuế TTĐB thường chỉ được thu một lần ở khâu sản xuất hoặc nhập khẩu.
- 2.6 So sánh với thuế giá trị gia tăng:
- 3 Tính thuế tiêu thụ đặc biệt
- 3.1 1. Xác định giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng nhập khẩu tại khâu nhập khẩu
- 3.2 2. Xác định giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng hóa tại khâu bán ra trong nước
- 3.2.1 Lưu ý:
- 3.2.2 Ví dụ thuế tiêu thụ đặc biệt:
- 3.2.3 Ví dụ:
- 3.2.4 ➜ Giá tính thuế TTĐB hàng nhập khẩu = 10.000 x 22.890 = 228.900.000 đồng;
- 3.2.5 ➜ Thuế nhập khẩu = 228.900.000 x 30% = 68.670.000 đồng;
- 3.2.6 ➜ Thuế TTĐB nộp ở khâu nhập khẩu = (228.900.000 + 68.670.000) x 10 % = 29.757.000 đồng
- 3.2.7 (Trong đó, giá bán chưa có thuế GTGT là 450.000.000 đồng)
- 3.2.8 ➜ Giá tính thuế TTĐB tại khâu bán ra trong nước = (450.000.000) / (1 + 10%) = 409.090.909 đồng;
- 3.2.9 ➜ Thuế TTĐB khi bán ra trong nước = 409.090.909 x 10% = 40.909.091 đồng;
- 3.2.10 ➜ Như vậy, Thuế TTĐB phải nộp = 40.909.091 – 29.757.000 = 11.152.091 đồng
- 4 3. Xác định giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt đối với các ngành dịch vụ
- 5 Câu hỏi thường gặp
- 5.1 1. Thời điểm xác định thuế TTĐB đối với ngành kinh doanh massage, karaoke, bar… là khi nào?
- 5.2 2. Công ty tôi có đăng ký ngành nghề kinh doanh về mảng du lịch, khi công ty chúng tôi mua du thuyền về mục đích cho khách hàng du lịch dịch vụ ngắm hoàng hôn trên sông. Thì công ty chúng tôi khi mua du thuyền này có phải chịu thuế TTĐB không?
- 5.3 3. Trong tháng 05/2021, công ty chúng tôi có mua mặt hàng rượu có chịu thuế TTĐB để xuất khẩu nhưng do dịch Covid nên chúng tôi chỉ xuất khẩu được 1 phần, phần còn lại chúng tôi bán trong nước. Như vậy, trong tháng 05/2021 chúng tôi phải kê khai và nộp thuế TTĐB như thế nào?
- 6 Biểu thuế tiêu thụ đặc biệt ô tô 2022
- 7 Cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt ô tô
- 7.1 Hướng dẫn cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt ô tô
- 7.1.1 Tại khâu nhập khẩu ô tô:
- 7.1.2 Ví dụ 1:
- 7.1.3 Khi thực hiện tiêu thụ trong nước
- 7.1.4 Ví dụ 2:
- 7.1.5 Trong đó:
- 7.1.6 Ví dụ 3:
- 7.1.7 STT
- 7.1.8 Nội dung
- 7.1.9 Thuế suất
- 7.1.10 Số tiền
- 7.1.11 1
- 7.1.12 Giá tính thuế của ô tô nhập khẩu (20.000 USD x 22.500)
- 7.1.13 450.000.000
- 7.1.14 2
- 7.1.15 Thuế nhập khẩu phải nộp (2) = (1) x thuế suất
- 7.1.16 70%
- 7.1.17 315.000.000
- 7.1.18 3
- 7.1.19 Thuế TTĐB phải nộp khâu nhập khẩu (số thuế TTĐB này nhà nhập khẩu được khấu trừ khi xác định số thuế TTĐB tại khâu bán ra trong nước) (3)= ((1)+(2)) x thuế suất
- 7.1.20 45%
- 7.1.21 344.250.000
- 7.1.22 4
- 7.1.23 Giá vốn xe ô tô nhập khẩu (4) = (1)+(2)+(3)
- 7.1.24 1.109.250.000
- 7.1.25 5
- 7.1.26 Giá bán chưa có thuế GTGT của nhà nhập khẩu
- 7.1.27 1.164.712.500
- 7.1.28 6
- 7.1.29 Giá tính thuế TTĐB tại khâu bán ra trong nước (6) = (5)/1,45
- 7.1.30 803.250.000
- 7.1.31 7
- 7.1.32 Thuế TTĐB tính được khi bán ra trong nước (7)=(6) x Thuế suất
- 7.1.33 45%
- 7.1.34 361.462.500
- 7.1.35 8
- 7.1.36 Số thuế TTĐB phải nộp tại khâu bán ra trong nước: (8)= (7) – (3)
- 7.1.37 17.212.500
- 7.1.38 Ví dụ 4:
- 7.1.39 Ví dụ 5:
- 7.1 Hướng dẫn cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt ô tô
- 8 Các loại thuế tiêu thụ đặc biệt ở Việt Nam
Khái quát chung về thuế tiêu thụ đặc biệt
Khái niệm về thuế nói chung và thuế TTĐB nói riêng
Thuế là khoản thu nộp mang tính bắt buộc mà các tổ chức hoặc cá nhân phải nộp cho nhà nước khi có đủ những điều kiện nhất định. Đặc điểm của thuế là: là khoản thu nộp bắt buộc vào ngân sách; gắn với yếu tố quyền lực và không mang tính đối giá, không hoàn trả trực tiếp.
Thuế TTĐB là loại thuế đánh vào một số hàng hóa, dịch vụ đặc biệt. Cần điều tiết mạnh nhằm hướng dẫn sản xuất và tiêu dùng đồng thời tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước.
Thuế TTĐB là một loại thuế gián thu
Thuế TTĐB cũng giống như thuế GTGT đều thuộc loại thuế gián thu. Tính chất gián thu của loại thuế này thể hiện ở chỗ: thuế TTĐB đánh vào thu nhập của người tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ chịu thuế TTĐB một cách gián tiếp thông qua giá cả của hàng hóa, dịch vụ mà người đó tiêu dùng. Và người sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế TTĐB là người nộp thuế cho Nhà nước thay cho người tiêu dùng.
Như vậy, người sản xuất, nhập khẩu hàng hóa, kinh doanh dịch vụ sẽ nộp thuế TTĐB. và khoản thuế này được chuyển vào giá bán sản phẩm và chuyển sang cho người tiêu dùng cuối cùng phải gánh chịu.
Vai trò của thuế TTĐB
Thứ nhất, thuế TTĐB là một trong những công cụ giúp Nhà nước thực hiện chính sách quản lý đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh và nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ. Góp phần thúc đẩy sản xuất, kinh doanh đối với một số hàng hóa, dịch vụ.
Thứ hai, thuế TTĐB là một trong những công cụ kinh tế. Để Nhà nước điều tiết thu nhập của các tầng lớp dân cư có thu nhập cao, hướng dẫn tiêu dùng hợp lí.
Thông qua việc thu thuế TTĐB. Nhà nước, một mặt, có thể định hướng tiêu dùng xã hội, góp phần tích cực vào việc hình thành xu hướng tiêu dùng xã hội lành mạnh. Xu hướng tiêu dùng phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh kinh tế của đất nước.
Mặt khác, nhà nước còn có thể huy động một bộ phận thu nhập của những đối tượng có thu nhập cao và có khả năng tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ không thiết yếu. Không được khuyến khích tiêu dùng vào ngân sách nhà nước. Để sử dụng cho những mục tiêu công cộng, góp phần đảm bảo công bằng xã hội.
Thứ ba, thuế TTĐB là công cụ quan trọng được sử dụng nhằm ổn định và tăng cường nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Do có thuế suất cao, số tiền thu được từ thuế TTĐB chiếm tỉ trọng đáng kể trong tổng thu ngân sách nhà nước.
Đặc trưng của thuế tiêu thụ đặc biệt
Thuế TTĐB có diện đánh thuế hẹp
Thuế TTĐB chỉ tập trung điều tiết một số mặt hàng và dịch vụ nhất định, không được Nhà nước khuyến khích tiêu dùng. Tùy theo quan điểm của các nhà làm luật ở mỗi quốc gia mà danh mục hàng hóa và dịch vụ phải chịu loại thuế này có thể rất khác nhau. Điều này được lý giải bởi chủ trương, chính sách của Nhà nước trong việc hướng dẫn sản xuất, tiêu dùng. cũng như trong lĩnh vực điều tiết thu nhập của các tầng lớp dân cư ở từng giai đoạn phát triển kinh tế, xã hội và phong tục tập quán của mỗi nước. Nhìn chung các quốc gia thường đánh thuế tiêu thụ đặc biệt vào một số mặt hàng được coi là cao cấp và không thiết yếu, Nhà nước không khuyến khích tiêu dùng như: thuốc hút, rượu bia, xăng dầu.
Như vậy, đối tượng chịu thuế chủ yếu là những hàng hóa, dịch vụ có tính chất đặc biệt: là loại xa xỉ phẩm cần điều tiết thu nhập, hoặc cần định hướng sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng do việc tiêu dùng có ảnh hưởng tiêu cực đến con người nhưng không thể cấm tiêu dùng.
So sánh với thuế giá trị gia tăng:
Mặc dù cũng là thuế tiêu dùng, nhưng khác với thuế GTGT, thuế TTĐB có đối tượng chịu thuế hẹp. Chỉ bao gồm một số hàng hóa, dịch vụ Nhà nước cần điều tiết. Còn thuế GTGT đánh vào hầu hết hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng trong phạm vi quốc gia. Nếu như thuế GTGT đánh vào tất cả các loại hàng hóa, dịch vụ trừ nhóm hàng hóa dịch vụ nằm trong nhóm không thuộc đối tượng chịu thuế. Thì thuế TTĐB chỉ đánh vào 11 loại hàng hoá và 6 loại dịch vụ.
Thuế suất thuế TTĐB có thể là thuế suất cố định hoặc thuế suất tỉ lệ và thường cao hơn so với thuế suất của các loại thuế gián thu khác.
Thuế TTĐB có phạm vi điều chỉnh hẹp nhưng thường có mức thuế suất cao. Do đối tượng của thuế TTĐB chỉ áp dụng với một số hàng hóa, dịch vụ nên Việt Nam và các nước thường áp dụng mức thuế suất thuế TTĐB cao để hướng dẫn sản xuất, tiêu dùng qua đó cũng điều tiết một phần thu nhập của những người tiêu dùng các hàng hóa dịch vụ có thu nhập cao, đảm bảo công bằng xã hội.
Dưới góc độ điều tiết thu nhập của người có thu nhập cao sau khi tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ xa xỉ, thuế TTĐB còn góp phần khắc phục hạn chế về công bằng theo chiều dọc của thuế GTGT
Nhìn chung so với thuế giá trị gia tăng:
Đây là điểm khác biệt rõ nét với thuế GTGT. Nếu như thuế GTGT chỉ có mức thuế suất là 0%, 5% và 10% thì thuế TTĐB có thể chịu mức thuế suất lên tới 150%. Xuất phát từ vai trò thuế TTĐB hạn chế tiêu dùng còn thuế GTGT khuyến khích tiêu dùng. Đối với những mặt hàng hóa với đặc điểm dễ gây hại cho sức khỏe con người, gây ô nhiễm môi trường, những dịch vụ không thiết yếu,…
Nhà nước sẽ đánh thuế suất cao nhằm tăng giá cả của hàng hóa để hạn chế tiêu dùng của người dân, các mặt hàng chịu thuế TTĐB không thể là quảng đại quần chúng lao động mà chỉ là những tầng lớp khá giả trong xã hội.
Còn đối với thuế GTGT, vì đối tượng chịu thuế của thuế GTGT đều là những mặt hàng thiết yếu cần dùng trong cuộc sống, nên thuế suất thấp sẽ giúp cho đa số người dân đều mua được những mặt hàng cần thiết đó.
Thuế TTĐB thường chỉ được thu một lần ở khâu sản xuất hoặc nhập khẩu.
Cùng một mặt hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, khi luân chuyển qua khâu lưu thông sẽ không bị đánh thuế tiêu thụ đặc biệt.
Nhà nước chỉ thu thuế TTĐB một lần ở khâu sản xuất, nhập khẩu hàng hóa hay kinh doanh các dịch vụ thuộc diện chịu thuế TTĐB. Khi hàng hóa và dịch vụ này chuyển qua khâu lưu thông thì không phải chịu thuế TTĐB. Đây là điểm khác biệt lớn với thuế GTGT.
Nếu như thuế TTĐB chỉ đánh một lần thì thuế GTGT đánh vào phần giá trị tăng thêm của tất cả các khâu, các bước của quá trình kinh doanh, bao gồm cả sản xuất, lưu thông và tiêu dùng. Chính vì thế cơ sở kinh doanh được khấu trừ số thuế TTĐB đã nộp đối với nguyên liệu đã nộp thuế TTĐB nếu có chứng từ hợp pháp.
Số thuế TTĐB được khấu trừ đối với nguyên liệu tối đa không quá số thuế TTĐB tương ứng với số nguyên liệu dùng sản xuất ra hàng hóa đã tiêu thu. Vì vậy, việc quản lý thuế TTĐB đòi hỏi phải kiểm tra, giám sát chặt chẽ, đảm bảo hạn chế đến mức tối đa sự thất thu thuế TTĐB tại khâu sản xuất, cung ứng dịch vụ hoặc nhập khẩu.
So sánh với thuế giá trị gia tăng:
Đặc điểm này cho thấy thuế tiêu thụ đặc biệt khác với thuế doanh thu và thuế giá trị gia tăng ở chỗ các loại thuế này đánh trên toàn bộ doanh thu bán hàng hoặc trên giá trị tăng thêm của hàng hóa ở mỗi khâu trong lưu thông.
“Phần giá trị tăng thêm” là sự chênh lệch giá trị giữa giá đầu ra và đầu vào của hàng hóa, dịch vụ sau mỗi giai đoạn. Mà căn nguyên của sự gia tăng về giá trị đó là do những tác động của nhà sản xuất, nhà kinh doanh tới hàng hóa, dịch vụ.
Thuế GTGT là thuế đánh vào tiêu dùng nên về nguyên tắc chỉ cần đánh vào khâu tiêu dùng cuối cùng. Tuy nhiên, việc xác định khâu tiêu dùng nào là cuối cùng là điều không đơn giản.
Vì vậy, kết thúc mỗi khâu hàng hóa, dịch vụ tồn tại trên thụ trường mà có phát sinh giá trị tăng thêm thì sẽ phải đánh thuế ngay để bảo đảm số thuế GTGT thu về ngân sách.
Về cơ bản, quá trình này có thể được nhìn nhận từ khi các nhà sản xuất mua nguyên, nhiên, vật liệu sau đó qua quá trình sản xuất, chế biến tạo GTGT để bán cho các nhà buôn. Sau đó các nhà bán buôn phân phối đến các nhà bán lẻ. và cuối cùng các nhà bán lẻ phân phối đến người tiêu dùng. Sau mỗi một công đoạn đó, từ sản xuất, chế biến cho đến lưu thông và tới tay người tiêu dùng nếu hàng hóa, dịch vụ phát sinh giá trị tăng thêm khi kết thúc công đoạn nào thì sẽ bị đánh thuế GTGT ngay của công đoạn đó.
Các hàng hóa, dịch vụ đã chịu thuế TTĐB, khi lưu thông trên thị trường, tức là được chuyển qua khâu thương nghiệp thì các cơ sở kinh doanh các mặt hàng này không phải nộp thuế TTĐB nhưng phải nộp thuế GTGT.
Tính thuế tiêu thụ đặc biệt
Giá tính thuế TTĐB của hàng hóa, dịch vụ là giá bán hàng hóa, giá cung ứng dịch vụ của cơ sở sản xuất, kinh doanh chưa có thuế TTĐB, thuế bảo vệ môi trường (thuế BVMT) nếu có và thuế GTGT, được xác định cụ thể như sau:
1. Xác định giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng nhập khẩu tại khâu nhập khẩu
Đối với hàng nhập khẩu tại khâu nhập khẩu, giá tính thuế TTĐB được xác định như sau:
Giá tính thuế TTĐB = (Giá tính thuế nhập khẩu + Thuế nhập khẩu) |
2. Xác định giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng hóa tại khâu bán ra trong nước
Đối với hàng hóa tại khâu bán ra trong nước, giá tính thuế TTĐB được xác định như sau:
Giá tính thuế TTĐB | = | Giá bán chưa thuế GTGT – Thuế BVMT (nếu có) | |
1 + Thuế suất thuế TTĐB |
Lưu ý:
Đối với cơ sở sản xuất và cơ sở nhập khẩu chịu thuế TTĐB bán hàng cho cơ sở hạch toán phụ thuộc thì giá tính thuế TTĐB là giá do cơ sở hạch toán phụ thuộc bán ra. Còn đối với những cơ sở sản xuất, cơ sở nhập khẩu bán hàng cho những đại lý bán đúng giá chỉ hưởng hóa hồng thì giá tính thuế TTĐB là giá do cơ sở sản xuất, cơ sở nhập khẩu đó quy định chưa trừ hoa hồng đại lý được hưởng;
Trường hợp hàng hóa chịu thuế TTĐB được bán cho cơ sở kinh doanh có quan hệ công ty mẹ, công ty con hay các công ty con cùng trong công ty mẹ với cơ sở kinh doanh, cơ sở nhập khẩu có mối liên hệ liên kết thì giá tính thuế TTĐB không được thấp hơn 7% giá bình quân của các cơ sở kinh doanh thương mại, cơ sở nhập khẩu bán ra. Còn nếu tỷ lệ thấp hơn 7% thì giá tính thuế TTĐB là giá do cơ quan thuế ấn định;
Đối với hàng hóa gia công, giá tính thuế TTĐB là giá hàng hóa bán ra của cơ sở giao gia công hoặc giá bán của sản phẩm tương đương tại cùng thời điểm bán hàng chưa có, thuế BVMT, thuế TTĐB, thuế GTGT;
Đối với hàng hóa chịu thuế TTĐB, giá tính thuế TTĐB là giá chưa bao gồm thuế GTGT, thuế BVMT (nếu có) và không loại trừ giá trị vỏ bao bì;
Hàng hóa sản xuất giữa doanh nghiệp hợp tác với đối tác là cơ sở thương hiệu cho hàng hóa thì giá tính thuế TTĐB là giá bán ra chưa có thuế GTGT của cơ sở thương hiệu đó;
Đối với hàng hóa bán theo phương thức trả chậm hoặc trả góp, giá tính thuế TTĐB là giá bán chưa có thuế GTGT của hàng hóa bán theo phương thức trả ngay một lần, không bao gồm khoản lãi trả góp và lãi trả chậm;
Đối với mặt hàng bia chai nếu có đặt tiền cược vỏ chai, hàng quý người bán và người mua thực hiện kiểm tra lại số tiền đặt cược vỏ chai, nếu số vỏ chai không thu hồi được sẽ phải tính vào doanh thu tính thuế TTĐB.
Ví dụ thuế tiêu thụ đặc biệt:
Công ty cổ phần bia Sài Gòn bán 1.000 chai bia cho Đại lý A có giá 15.000 đồng/chai chưa bao gồm thuế GTGT. Và có tiền cược vỏ chai là 1.000 đồng/chai. Tổng số tiền vỏ chai đặt cược là 1.000.000 đồng. Hết quý, công ty cổ phần bia Sài Gòn và Đại lý A thực hiện quyết toán. Số vỏ chai thu hồi được là 900 chai . Còn 100 chai không thu hồi được. Bên công ty cổ phần bia Sài Gòn trả lại cho Đại lý A 900.000 đồng tiền cược vỏ chai. Còn 100 vỏ chai tương đương với 100.000 đồng sẽ đưa vào doanh thu tính thuế TTĐB. Biết rằng thuế suất thuế TTĐB là 65%, khi đó:
➜ Doanh thu bán 1.000 chai bia = 1.000 x 15.000 = 15.000.000 đồng;
➜ Doanh thu tính thuế TTĐB = 15.000.000 + 100.000 = 15.100.000 đồng;
➜ Giá tính thuế TTĐB = 15.100.000 / (1 + 65%) = 9.151.515 đồng;
➜ Thuế TTĐB phải nộp = 9.151.515 x 65% = 5.948.485 đồng.
- Hàng hóa, dịch vụ để biếu tặng, khuyến mãi hay tiêu dùng thì giá tính thuế TTĐB của hàng hóa, dịch vụ cùng loại hoặc giá tương đương tại thời điểm phát sinh.
Ví dụ:
Nhập khẩu 1 lô hàng điều hòa nhiệt độ công suất từ 90.000 BTU trở xuống của Nhật Bản có giá CIF là 10.000 USD. Thuế suất thuế nhập khẩu là 30%, thế suất thuế TTĐB là 10%. Giả sử tỷ giá tính thuế nhập khẩu tại thời điểm nhập khẩu là 22.890 VNĐ. Sau đó bán cho thị trường trong nước với giá 450.000.000 đồng chưa bao gồm thuế GTGT. Tính số tiền thuế TTĐB mà cơ sở kinh doanh phải nộp?
➜ Giá tính thuế TTĐB hàng nhập khẩu = 10.000 x 22.890 = 228.900.000 đồng;
➜ Thuế nhập khẩu = 228.900.000 x 30% = 68.670.000 đồng;
➜ Thuế TTĐB nộp ở khâu nhập khẩu = (228.900.000 + 68.670.000) x 10 % = 29.757.000 đồng
(Trong đó, giá bán chưa có thuế GTGT là 450.000.000 đồng)
➜ Giá tính thuế TTĐB tại khâu bán ra trong nước = (450.000.000) / (1 + 10%) = 409.090.909 đồng;
➜ Thuế TTĐB khi bán ra trong nước = 409.090.909 x 10% = 40.909.091 đồng;
➜ Như vậy, Thuế TTĐB phải nộp = 40.909.091 – 29.757.000 = 11.152.091 đồng
3. Xác định giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt đối với các ngành dịch vụ
Giá tính thuế TTĐB đối với các ngành dịch vụ là giá bán ra chưa có thuế GTGT, cụ thể:
Giá tính thuế TTĐB | = | Giá dịch vụ chưa có thuế GTGT | |
1 + Thuế suất thuế TTĐB |
Câu hỏi thường gặp
1. Thời điểm xác định thuế TTĐB đối với ngành kinh doanh massage, karaoke, bar… là khi nào?
Là thời điểm đã hoàn thành xong dịch vụ không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
2. Công ty tôi có đăng ký ngành nghề kinh doanh về mảng du lịch, khi công ty chúng tôi mua du thuyền về mục đích cho khách hàng du lịch dịch vụ ngắm hoàng hôn trên sông. Thì công ty chúng tôi khi mua du thuyền này có phải chịu thuế TTĐB không?
Theo quy định về Luật Thuế TTĐB, du thuyền sử dụng cho mục đích vận chuyển hàng hóa, vận chuyển hành khách và vận chuyển hành khách du lịch thì du thuyền đó sẽ không phải chịu thuế TTĐB.
3. Trong tháng 05/2021, công ty chúng tôi có mua mặt hàng rượu có chịu thuế TTĐB để xuất khẩu nhưng do dịch Covid nên chúng tôi chỉ xuất khẩu được 1 phần, phần còn lại chúng tôi bán trong nước. Như vậy, trong tháng 05/2021 chúng tôi phải kê khai và nộp thuế TTĐB như thế nào?
Rượu là mặt hàng chịu thuế TTĐB nếu nhập khẩu và tiêu dùng trong nước. Đối với trường hợp xuất khẩu rượu ra nước ngoài sẽ thuộc đối tượng không chịu thuế TTĐB. Số lượng còn lại khi bán trong nước sẽ phải kê khai và nộp thuế TTĐB trong tháng 05/2021.
Biểu thuế tiêu thụ đặc biệt ô tô 2022
Đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt:
Theo Điều 2 Luật thuế tiêu thụ đặc biệt 2008, sửa đổi 2014 định về đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt như sau:
Đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt
Hàng hóa:
a) Thuốc lá điếu, xì gà và chế phẩm khác từ cây thuốc lá dùng để hút, hít, nhai, ngửi, ngậm;
b) Rượu;
c) Bia;
d) Xe ô tô dưới 24 chỗ, kể cả xe ô tô vừa chở người, vừa chở hàng loại có từ hai hàng ghế trở lên, có thiết kế vách ngăn cố định giữa khoang chở người và khoang chở hàng;
đ) Xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi lanh trên 125cm3;
e) Tàu bay, du thuyền;
g) Xăng các loại;
h) Điều hoà nhiệt độ công suất từ 90.000 BTU trở xuống;
i) Bài lá;
k) Vàng mã, hàng mã.
Dịch vụ:
a) Kinh doanh vũ trường;
b) Kinh doanh mát-xa (massage), ka-ra-ô-kê (karaoke);
c) Kinh doanh ca-si-nô (casino); trò chơi điện tử có thưởng bao gồm trò chơi bằng máy giắc-pót (jackpot), máy sờ-lot (slot) và các loại máy tương tự;
d) Kinh doanh đặt cược;
đ) Kinh doanh gôn (golf) bao gồm bán thẻ hội viên, vé chơi gôn;
e) Kinh doanh xổ số.
Biểu thuế tiêu thụ đặc biệt ô tô mới nhất:
Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt có sự thay đổi với nhiều loại hàng hóa kể từ ngày 01/01/2018. Cụ thể
BIỂU THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT
STT | Hàng hóa, dịch vụ | Thuế suất (%) |
I | Hàng hóa | |
1 | Thuốc lá điếu, xì gà và các chế phẩm khác từ cây thuốc lá | 70 |
2 | Rượu | |
– Rượu từ 20 độ trở lên | 65 | |
– Rượu dưới 20 độ | 35 | |
3 | Bia | 65 |
4 | Xe ô tô dưới 24 chỗ | |
a) Xe ô tô chở người từ 9 chỗ trở xuống, trừ loại quy định tại các Điểm 4đ, 4e và 4g của Biểu thuế quy định tại Điều này | ||
– Loại có dung tích xi lanh từ 1.500 cm3 trở xuống | 35 | |
– Loại có dung tích xi lanh trên 1.500 cm3 đến 2.000 cm3 | 40 | |
– Loại có dung tích xi lanh trên 2.000 cm3 đến 2.500 cm3 | 50 | |
– Loại có dung tích xi lanh trên 2.500 cm3 đến 3.000 cm3 | 60 | |
– Loại có dung tích xi lanh trên 3.000 cm3 đến 4.000 cm3 | 90 | |
– Loại có dung tích xi lanh trên 4.000 cm3 đến 5.000 cm3 | 110 | |
– Loại có dung tích xi lanh trên 5.000 cm3 đến 6.000 cm3 | 130 | |
– Loại có dung tích xi lanh trên 6.000 cm3 | 150 | |
b) Xe ô tô chở người từ 10 đến dưới 16 chỗ, trừ loại quy định tại các Điểm 4đ, 4e và 4g của Biểu thuế quy định tại Điều này | 15 | |
c) Xe ô tô chở người từ 16 đến dưới 24 chỗ, trừ loại quy định tại các Điểm 4đ, 4e và 4g của Biểu thuế quy định tại Điều này | 10 | |
d) Xe ô tô vừa chở người, vừa chở hàng, trừ loại quy định tại các Điểm 4đ, 4e và 4g của Biểu thuế quy định tại Điều này | ||
– Loại có dung tích xi lanh từ 2.500 cm3 trở xuống | 15 | |
– Loại có dung tích xi lanh trên 2.500 cm3 đến 3.000 cm3 | 20 | |
– Loại có dung tích xi lanh trên 3.000 cm3 | 25 | |
đ) Xe ô tô chạy bằng xăng kết hợp năng lượng điện, năng lượng sinh học, trong đó tỷ trọng xăng sử dụng không quá 70% số năng lượng sử dụng | Bằng 70% mức thuế suất áp dụng cho xe cùng loại quy định tại các Điểm 4a, 4b, 4c và 4d của Biểu thuế quy định tại Điều này | |
e) Xe ô tô chạy bằng năng lượng sinh học | Bằng 50% mức thuế suất áp dụng cho xe cùng loại quy định tại các Điểm 4a, 4b, 4c và 4d của Biểu thuế quy định tại Điều này | |
g) Xe ô tô chạy bằng điện | ||
– Loại chở người từ 9 chỗ trở xuống | 15 | |
– Loại chở người từ 10 đến dưới 16 chỗ | 10 | |
– Loại chở người từ 16 đến dưới 24 chỗ | 5 | |
– Loại thiết kế vừa chở người, vừa chở hàng | 10 | |
h) Xe mô-tô-hôm (motorhome) không phân biệt dung tích xi lanh | 75 |
Cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt ô tô
Hướng dẫn cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt ô tô
Thuế TTĐB được tính bằng công thức:
Thuế TTĐB = Giá tính thuế TTĐB x Thuế suất thuế TTĐB tương ứng |
Với mức thuế suất, chúng ta có thể tra cứu dễ dàng ở mục 2. Tuy nhiên, giá tính thuế TTĐB lại phức tạp hơn khi có sự khác biệt ở các trường hợp. Vì vậy để xác định đúng số thuế TTĐB, cần xác định đúng giá tính thuế.
Tại khâu nhập khẩu ô tô:
Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt = Giá tính thuế nhập khẩu + Thuế nhập khẩu. |
Giá tính thuế nhập khẩu được xác định theo các quy định của pháp luật thuế xuất, nhập khẩu. Nếu hàng hóa được miễn, giảm thuế nhập khẩu thì giá tính thuế không bao gồm số thuế nhập khẩu được miễn, giảm.
Ví dụ 1:
Dòng xe A 9 chỗ nhập khẩu vào Việt Nam, giá nhập khẩu là 300 triệu/chiếc; thuế nhập khẩu 50% và thuế TTĐB là 35%. Khi đó:
Thuế nhập khẩu = 50% x 300 triệu = 150 triệu
Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt = 300 + 150 = 450 triệu
=> Thuế TTĐB phải nộp tại khâu nhập khẩu sẽ là: 450 triệu x 35% = 157,500tr
Thông thường, ô tô nhập khẩu sẽ vẫn chịu thuế GTGT.
Khi thực hiện tiêu thụ trong nước
Căn cứ Theo điều 2 nghị định 100/2016/NĐ-CP
Đối với hàng hóa nhập khẩu, giá tính thuế TTĐB là giá do cơ sở nhập khẩu bán ra.
Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt | = | Giá bán chưa có thuế giá trị gia tăng | – | Thuế bảo vệ môi trường (nếu có) |
1 + Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt |
Trong đó, giá bán chưa có thuế giá trị gia tăng được xác định theo quy định của pháp luật về thuế giá trị gia tăng.
Ví dụ 2:
Ô tô B được cơ sở sản xuất bán ra thị trường với giá 550 triệu (bao gồm cả thuế GTGT 10%); thuế TTĐB là 40%, không chịu thuế bảo vệ môi trường. Khi đó:
Giá bán chưa có thuế giá trị gia tăng = 550/(1+10%) = 500 triệu
Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt = 500/(1+40%)= 357 triệu
Nếu giá bán ra của cơ sở nhập khẩu không theo giá giao dịch thông thường trên thị trường. Thì cơ quan thuế thực hiện ấn định thuế theo quy định của Luật quản lý thuế.
Các trường hợp đặc biệt:
Nếu bán hàng qua các cơ sở trực thuộc hạch toán phụ thuộc => Giá bán làm căn cứ xác định giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt là giá do cơ sở hạch toán phụ thuộc bán ra.
Nếu bán hàng thông qua đại lý bán đúng giá hưởng hoa hồng => Giá bán chưa có thuế GTGT trong công thức sẽ là giá do cơ sở sản xuất, khẩu quy định chưa trừ hoa hồng.
Nếu bán hàng cho các cơ sở kinh doanh thương mại thì: Đối với cơ sở nhập khẩu ô tô dưới 24 chỗ, giá làm căn cứ tính thuế tiêu thụ đặc biệt là giá bán của cơ sở nhập khẩu nhưng không được thấp hơn 105% giá vốn xe nhập khẩu.
Trong đó:
Giá vốn xe nhập khẩu = Giá tính thuế nhập khẩu (+) thuế nhập khẩu (+) thuế tiêu thụ đặc biệt tại khâu nhập khẩu.
Trường hợp giá bán của cơ sở nhập khẩu ô tô dưới 24 chỗ thấp hơn 105% giá vốn xe nhập khẩu. thì giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt là giá do cơ quan thuế ấn định theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
Ví dụ 3:
Một xe ô tô nhập khẩu có giá CIF: 20.000 USD; thuế suất thuế nhập khẩu của mẫu xe này là 70%; thuế suất thuế TTĐB là 45%; giả sử tỷ giá để tính thuế nhập khẩu tại thời điểm nhập khẩu là 22.500 VND/USD. Giá bán chưa có thuế GTGT ghi trên hóa đơn của nhà nhập khẩu là 1.164.712.500 đồng. Như vậy, số thuế TTĐB của cơ sở nhập khẩu khi bán ô tô như sau:
Đơn vị tính: đồng
STT | Nội dung | Thuế suất | Số tiền |
1 | Giá tính thuế của ô tô nhập khẩu (20.000 USD x 22.500) | 450.000.000 | |
2 | Thuế nhập khẩu phải nộp (2) = (1) x thuế suất | 70% | 315.000.000 |
3 | Thuế TTĐB phải nộp khâu nhập khẩu (số thuế TTĐB này nhà nhập khẩu được khấu trừ khi xác định số thuế TTĐB tại khâu bán ra trong nước) (3)= ((1)+(2)) x thuế suất | 45% | 344.250.000 |
4 | Giá vốn xe ô tô nhập khẩu (4) = (1)+(2)+(3) | 1.109.250.000 | |
5 | Giá bán chưa có thuế GTGT của nhà nhập khẩu | 1.164.712.500 | |
6 | Giá tính thuế TTĐB tại khâu bán ra trong nước (6) = (5)/1,45 | 803.250.000 | |
7 | Thuế TTĐB tính được khi bán ra trong nước (7)=(6) x Thuế suất | 45% | 361.462.500 |
8 | Số thuế TTĐB phải nộp tại khâu bán ra trong nước: (8)= (7) – (3) | 17.212.500 |
Ví dụ 4:
Với giả định như ví dụ 3 nhưng giá bán chưa có thuế GTGT ghi trên hóa đơn của nhà nhập khẩu là 1.100.000.000 đồng. Trong trường hợp này giá bán làm căn cứ tính thuế TTĐB của cơ sở nhập khẩu chưa có thuế GTGT thấp hơn 105% giá vốn xe nhập khẩu. Do vậy, cơ quan thuế sẽ thực hiện ấn định giá bán của cơ sở nhập khẩu theo quy định của luật quản lý thuế.
Ví dụ 5:
Với giả định như ví dụ 3 nhưng giá bán chưa có thuế GTGT ghi trên hóa đơn của cơ sở nhập khẩu là 1.186.897.500 đồng (cao hơn 105% giá vốn của xe nhập khẩu). Như vậy, số thuế TTĐB của cơ sở nhập khẩu khi bán ô tô như sau:
Đơn vị tính: đồng
STT | Nội dung | Thuế suất | Số tiền |
1 | Giá vốn xe ô tô nhập khẩu | 1.109.250.000 | |
2 | Giá bán chưa có thuế GTGT của nhà nhập khẩu | 1.186.897.500 | |
3 | Giá tính thuế TTĐB tại khâu bán ra trong nước (3) = (2)/1,45 | 818.550.000 | |
4 | Thuế TTĐB tính được khi bán ra trong nước (4)=(3) x Thuế suất | 45% | 368.347.500 |
5 | Số thuế TTĐB phải nộp tại khâu bán ra trong nước: (5)= (4) – 344.250.000 đ | 24.097.500 |
- Đối với cơ sở sản xuất, lắp ráp ô tô dưới 24 chỗ
- Giá làm căn cứ tính thuế tiêu thụ đặc biệt là giá bán của doanh nghiệp nhưng không được < 7% so với giá bán bình quân của các đơn vị kinh doanh ô tô bán ra. Nếu không đáp ứng yêu cầu này, giá tính thuế sẽ do cơ quan thuế ấn định. Theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
- Giá bán bình quân của các đơn vị kinh doanh ô tô chính là giá bán xe ô tô, không gồm yêu cầu về trang thiết bị, phụ tùng mà khách hàng yêu cầu lắp đặt thêm.
Như vậy, tùy vào từng trường hợp cụ thể chúng ta sẽ áp dụng cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt ô tô khác nhau.
Chính vì thế, kế toán doanh nghiệp cần linh hoạt vào từng tình huống. Để đảm bảo tính chính xác về số thuế tiêu thụ đặc biệt cần phải nộp.
Các loại thuế tiêu thụ đặc biệt ở Việt Nam
Ở Việt Nam, thuế tiêu thụ đặc biệt được đưa vào áp dụng từ năm 1990. Trước năm 1990, ở Việt Nam, loại thuế đánh vào những hàng hoá không thiết yếu gọi là thuế hàng hoá quy định trong Điều lệ thuế hàng hoá, ban hành kèm theo Quyết nghị số 487-NQ/QHK4 ngàỵ 26/9/1974.
Các mặt hàng chịu thuế là hàng hoá do khu vực kinh tế ngoài quốc doanh sản xuất và một số mặt hàng nhập cảnh theo người hoặc nhập cảnh dưới hình thức quà biếu, tặng phâm.
So với đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt theo Luật thuế tiêu thụ đặc biệt năm 1990. Và Luật thuế tiêu thụ đặc biệt hiện hành. Đối tượng chịu thuế hàng hoá theo Điều lệ thuế hàng hoă rộng hơn nhiều. (Xem Danh mục hàng hoá chịu thuế trong biểu thuế hàng hoá ban hành kèm theo Quyết nghị số 487- NQ/QHK4).
Đạo luật đầu tiên về thuế tiêu thụ đặc biệt này đánh vào sáu mặt hàng sản xuất trong nước là: thuốc hút, rượu, bia, pháo, bài lá và vàng mã.
Luật sửa đổi, bổ sung Luật thuế tiêu thụ đặc biệt năm 1993 đã thu hẹp diện các mặt hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt xụống còn 4 loại hàng hoá chịu thuế là thuốc lá điếu, rượu, bia và pháo.
Lần sửa đổi, bổ sung Luật thuế tiêu thụ đặc biệt vào năm 1995 đánh dấu bước phát triển trong quá trình hoàn thiện pháp luật thuế tiêu thụ đặc biệt, thể hiện ở chỗ đạo luật này đã mở rộng diện các mặt hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt và đánh vào không chỉ những hàng hoá sản xuất trong nước mà còn đánh vào cả hàng hoá nhập khẩu.
Cụ thể, theo Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt năm 1995. Các mặt hàng chịu thuế gồm: thuốc lá đỉếu, rượu, bia, pháo, xăng và ô tô nhập khẩu từ 24 chỗ ngồi trở xuống.
Xăng và ô tô nhập khẩu từ 24 chỗ ngồi trở xuống là những mặt hàng mới được đưa vào danh mục mặt hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
Việc đánh thuế tiêu thụ đặc biệt vào ô tô nhập khẩu nói trên phần nào phản ánh chính sách bảo hộ ngành sản xuất ô tô trong nước của Chính phủ Việt Nam trong giai đoạn này.
Trên đây là thông tin thuế tiêu thụ đặc biệt theo quy định pháp luật hiện hành. Nếu còn thắc mắc hay cần tư vấn pháp lý khác. Hãy liên hệ Luật Quốc Bảo hotline/zalo: 0763387788, chúng tôi sẽ tư vấn cho bạn chi tiết nhất, mời bạn liên hệ với chúng tôi để có câu trả lời chính xác, nhanh và thuận tiện nhất.