Xin giấy phép nhập khẩu như thế nào?

Xin giấy phép nhập khẩu cụ thể ra sao? Trên thực tế quy trình này thực hiện có dễ không? Hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây của Luật Quốc Bảo để hiểu rõ hơn nhé. Mời Quý bạn đọc tham khảo.

Nếu bạn cần hỗ trợ pháp lý hay bất kỳ thắc mắc có mong muốn được giải đáp nhanh chóng, vui lòng liên hệ với Luật Quốc Bảo qua số hotline/zalo: 076 338 7788. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc cho quý khách miễn phí.

Mục lục

Giấy phép nhập khẩu (Import permit) là gì? Giấy phép nhập khẩu tiếng Anh là gì? Hồ sơ, quy trình cấp Giấy phép nhập khẩu? Danh mục hàng hóa phải xin giấy phép nhập khẩu?

Để đáp ứng cho nhu cầu hội nhập thị trường quốc tế và nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như thuận lợi cho quá trình giám sát. Pháp luật nước ta đã tiến hành ban hành các văn bản luật và dưới luật quy định các trường hợp cụ thể liên quan đến lĩnh vực nhập khẩu. Vậy, giấy phép nhập khẩu là gì? Danh mục hàng hóa phải xin giấy phép nhập khẩu? Hy vọng bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về vấn đề nêu trên.

Văn bản pháp luật áp dụng:

Nghị định 36/2016/NĐ-CP:

Nhập khẩu trang thiết bị y tế

Nghị định 108/2017/NĐ-CP: Nhập khẩu phân bón

Nghị định 47/2011/NĐ-CP: Nhập khẩu tem bưu chính:

Thông tư 16/2012/TT-NHNN: Nhập khẩu vàng nguyên liệu

Thông tư 04/2015/TT-BNNPTNT: Nhập khẩu giống cây trồng; Thuốc bảo vệ thực vật; Thức ăn chăn nuôi

Cơ sở pháp lý chính:

– Luật Thương mại 2005.

– Nghị định 69/2018/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật quản lý ngoại thương.

Quy định về hàng hóa phải xin giấy phép nhập khẩu

Giấy phép nhập khẩu là gì?

Nhập khẩu luôn là một lĩnh vực có tiềm năng phát triển cao. Tuy nhiên, để có thể nhập khẩu được một số hàng hóa vào thị trường Việt Nam thì cần phải có Giấy phép nhập khẩu. Theo quy điểm của tác giả về giấy phép nhập khẩu như sau:

“Giấy phép nhập khẩu là giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của một nước cho phép mặt hàng nhất định được đưa vào lãnh thổ của nước đó, tùy vào quy định pháp luật quốc gia, điều ước quốc tế mà điều kiện cấp giấy phép nhập khẩu khác nhau tùy quốc gia.”

Hiện nay, có hai loại giấy phép nhập khẩu:

  • Giấy phép nhập khẩu tự động: Là giấy phép được Bộ Công Thương cấp cho thương nhân dưới hình thức xác nhận đơn đăng ký nhập khẩu cho mỗi lô hàng. Riêng hàng hoá nhập khẩu qua cửa khẩu đường bộ, nhập khẩu từ các khu phi thuế quan vào nội địa được xác nhận đăng ký nhập khẩu theo thời gian.
  • Giấy phép nhập khẩu không tự động: Là giấy phép được áp dụng cho các loại hàng hóa không thuộc danh mục hàng hóa được cấp phép nhập khẩu tự động. Để được cấp giấy phép, doanh nghiệp phải đáp ứng một số điều kiện nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền đưa ra.

Giấy phép nhập khẩu tiếng Anh là gì?

Nhập khẩuImport
Xuất khẩuExport
Hàng hóaCommodities
Giấy phépPermit
Giấy phép nhập khẩuImport permit

Giấy phép nhập khẩu tiếng Anh là gì?

Đó là một chứng minh tính hợp pháp, cho phép các hàng hóa dịch vụ trong nước có thể đem trao đổi buôn bán với các đất nước khác. 

Giấy phép nhập khẩu là một văn bản liên quan đến một hàng hóa nào đó đạt tiêu chuẩn có thể nhập khẩu theo nhiều con đường và các phương tiện vận chuyển khác nhau. Giống như việc xin cấp giấy phép thành lập công ty, thì xin cấp giấy phép nhập khẩu cũng cần phải đảm bảo được các yêu cầu điều kiện riêng.

Qua khái niệm trên có thể thấy giấy phép nhập khẩu Tiếng Anh là gì? có các đặc điểm sau:

+ Là văn bản liên quan đến một hàng hóa nào đó đạt tiêu chuẩn có thể nhập khẩu theo nhiều con đường và các phương tiện vận chuyển khác nhau.

+ Là một chứng minh tính hợp pháp, cho phép các hàng hóa dịch vụ trong nước có thể đem trao đổi buôn bán với các đất nước khác. 

+ Tùy thuộc vào mỗi mặt hàng mà cơ quan cấp giấy phép nhập khẩu sẽ khác nhau, các cơ quan có thẩm quyền cấp phép giấy phép nhập khẩu gồm: Bộ Công thương, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Thông tin & Truyền thông,…

Một số nội dung trong giấy phép nhập khẩu tiếng Anh là gì?

Giấy phép nhập khẩu tiếng Anh là Import license. Đơn xin giấy phép nhập khẩu tiếng Anh là Import license application

Giấy phép nhập khẩu tiếng Anh là gì? Gồm một số nội dung sau:

  • Tên đơn vị nhập khẩu (The name of the company).
  • Địa chỉ (Company Address).
  • Loại sản phẩm nhập khẩu (Type of imported product)
  • Số lượng sản phẩm nhập khẩu (Quantity of imported products)

Do mỗi mặt hàng sẽ được cơ quan khác nhau cấp giấy phép nhập khẩu nên giấy phép của mỗi mặt hàng sẽ khác nhau.

Xin giấy phép nhập khẩu
Xin giấy phép nhập khẩu

Những đối tượng được thực hiện quyền nhập khẩu

– Thương nhân Việt Nam không phải là tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được kinh doanh nhập khẩu và thực hiện các hoạt động khác có liên quan không phụ thuộc vào ngành, nghề đăng ký kinh doanh, trừ các hàng hóa thuộc danh mục cấm nhập khẩu.

Chi nhánh của thương nhân được thực hiện nhập khẩu theo ủy quyền của thương nhân.

– Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam khi tiến hành hoạt động nhập khẩu phải thực hiện các cam kết của Việt Nam trong các Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, Danh mục hàng hóa và lộ trình do Bộ Công Thương công bố, đồng thời thực hiện các quy định của pháp luật.

Hồ sơ, quy trình cấp Giấy phép nhập khẩu

Thứ nhất, hồ sơ cấp giấy phép gồm:

  • Văn bản đề nghị cấp giấy phép của thương nhân: 1 bản chính.
  • Giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: 1 bản sao có đóng dấu của thương nhân.
  • Các giấy tờ, tài liệu liên quan theo quy định của pháp luật.

Thứ hai, quy trình cấp giấy phép thực hiện như sau:

  • Thương nhân gửi 1 bộ hồ sơ quy định tại Khoản 1 Điều này trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến (nếu có áp dụng) đến bộ, cơ quan ngang bộ có thẩm quyền cấp giấy phép.
  • Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, đúng quy định hoặc cần bổ sung tài liệu giải trình, trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, bộ, cơ quan ngang bộ thông báo để thương nhân hoàn thiện hồ sơ.
  • Trừ trường hợp pháp luật có quy định khác về thời hạn cấp giấy phép, trong thời hạn tối đa 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, đúng quy định, bộ, cơ quan ngang bộ có văn bản trả lời thương nhân.
  • Trường hợp pháp luật có quy định về việc bộ, cơ quan ngang bộ có thẩm quyền cấp giấy phép phải trao đổi ý kiến với các cơ quan liên quan, thời hạn xử lý hồ sơ tính từ thời Điểm nhận được ý kiến trả lời của cơ quan liên quan.
  • Việc cấp sửa đổi, bổ sung giấy phép, cấp lại giấy phép do mất, thất lạc thực hiện theo nguyên tắc sau:
  • Thương nhân chỉ phải nộp các giấy tờ liên quan đến nội dung cần sửa đổi, bổ sung.
  • Thời gian cấp sửa đổi, bổ sung, cấp lại không dài hơn thời gian cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu.
  • Trường hợp từ chối sửa đổi, bổ sung, cấp lại giấy phép, bộ, cơ quan ngang bộ có văn bản trả lời, nêu rõ lý do.
  • Bộ, cơ quan ngang bộ căn cứ quy định tại Nghị định và quy định pháp luật có liên quan ban hành hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành các quy định chi Tiết về hồ sơ cấp giấy phép và công bố cơ quan, tổ chức, địa chỉ tiếp nhận hồ sơ cấp giấy phép của thương nhân.

Chi phí xin Giấy phép nhập khẩu là bao nhiêu?

Hiện nay không có quy định về mức phí chung cho tất cả các loại Giấy phép nhập nhẩu. Mỗi cơ quan quản lý sẽ quy định mức phí cấp giấy phép khác nhau.

Danh mục hàng hóa phải xin giấy phép nhập khẩu

Đối với hàng hóa thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công Thương

Hàng hóa nhập khẩu
1Hàng hóa cần kiểm soát nhập khẩu theo quy định của Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên do Bộ Công Thương công bố cho từng thời kỳ.
2Hàng hóa áp dụng chế độ cấp giấy phép nhập khẩu tự động: Bộ Công Thương công bố danh Mục hàng hóa áp dụng chế độ cấp giấy phép nhập khẩu tự động cho từng thời kỳ và tổ chức cấp phép theo quy định hiện hành về cấp phép.
3Hàng hóa áp dụng chế độ hạn ngạch thuế quan:

a) Muối.

b) Thuốc lá nguyên liệu.

c) Trứng gia cầm.

d) Đường tinh luyện, đường thô.

4Hóa chất và sản phẩm có chứa hóa chất.
Hóa chất Bảng 2, hóa chất Bảng 3 theo Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 38/2014/NĐ-CP ngày 06 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ về quản lý hóa chất thuộc diện kiểm soát của Công ước cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá hủy vũ khí hóa học.
Tiền chất công nghiệp.
5Tiền chất thuốc nổ, vật liệu nổ công nghiệp.
6Nguyên liệu thuốc lá, sản phẩm thuốc lá, giấy vấn điếu thuốc lá; máy móc, thiết bị chuyên ngành sản xuất thuốc lá và phụ tùng thay thế.

Đối với hàng hóa thuộc thuộc phạm vi quản lý của Bộ Giao Thông Vận Tải

BHàng hóa nhập khẩu
1Pháo hiệu các loại cho an toàn hàng hải.

Đối với hàng hóa thuộc phạm vi quản lý Của Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn

BHàng hóa nhập khẩu
1Thuốc thú y và nguyên liệu sản xuất thuốc thú y đăng ký nhập khẩu lần đầu vào Việt Nam.
2Chế phẩm sinh học, vi sinh học, hóa chất dùng trong thú y đăng ký nhập khẩu lần đầu vào Việt Nam.
3a) Thuốc bảo vệ thực vật chưa có trong Danh Mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam để tạm nhập, tái xuất hoặc nhập khẩu để sản xuất tại Việt Nam nhằm Mục đích xuất khẩu theo hợp đồng đã ký với nước ngoài;

b) Thuốc bảo vệ thực vật để xông hơi khử trùng chứa hoạt chất methyl bromide và các hoạt chất có độ độc cấp tính loại I, II theo Hệ thống hài hòa toàn cầu về phân loại và ghi nhãn hóa chất (GHS);

c) Thuốc bảo vệ thực vật chưa có trong Danh Mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam nhập khẩu để khảo nghiệm nhằm Mục đích đăng ký thuốc bảo vệ thực vật;

d) Thuốc bảo vệ thực vật chưa có trong Danh Mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam nhập khẩu để thử nghiệm, nghiên cứu; sử dụng trong các dự án của nước ngoài tại Việt Nam; thuốc bảo vệ thực vật làm hàng mẫu, hàng phục vụ triển lãm, hội chợ và sử dụng trong một số trường hợp đặc biệt theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

đ) Thuốc trong Danh Mục thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng tại Việt Nam nhưng nhập khẩu để làm chất chuẩn.

4Giống vật nuôi ngoài danh Mục được phép sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam; côn trùng các loại chưa có ở Việt Nam; tinh, phôi của giống vật nuôi nhập khẩu lần đầu vào Việt Nam.
5Giống cây trồng, sinh vật sống thuộc lĩnh vực bảo vệ thực vật và các vật thể khác trong danh Mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật phải phân tích nguy cơ dịch hại trước khi nhập khẩu vào Việt Nam.
6Giống cây trồng chưa có trong danh Mục giống cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam nhập khẩu để nghiên cứu, khảo nghiệm, sản xuất thử hoặc nhập khẩu với Mục đích hợp tác quốc tế, để làm mẫu tham gia triển lãm, làm quà tặng hoặc để thực hiện các Chương trình, dự án đầu tư.
7Thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi; thức ăn thủy sản và nguyên liệu sản xuất thức ăn thủy sản ngoài danh Mục được phép lưu hành tại Việt Nam.
8Phân bón chưa được công nhận lưu hành tại Việt Nam trong các trường hợp sau:

a) Phân bón để khảo nghiệm;

b) Phân bón chuyên dùng cho sân thể thao, khu vui chơi giải trí;

c) Phân bón chuyên dùng của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để phục vụ cho sản xuất trong phạm vi của doanh nghiệp; sử dụng trong các dự án của nước ngoài tại Việt Nam;

d) Phân bón làm quà tặng; làm hàng mẫu;

đ) Phân bón tham gia hội chợ, triển lãm;

e) Phân bón nhập khẩu để sản xuất phân bón xuất khẩu;

g) Phân bón phục vụ nghiên cứu khoa học;

h) Phân bón làm nguyên liệu để sản xuất phân bón.

9Nguồn gen của cây trồng, vật nuôi, vi sinh phục vụ nghiên cứu, trao đổi khoa học, kỹ thuật.
10a) Mẫu vật động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm từ tự nhiên thuộc Phụ lục I CITES không vì Mục đích thương mại.

b) Mẫu vật động vật, thực vật hoang dã nguy cấp từ tự nhiên thuộc Phụ lục II, III CITES; và mẫu vật động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thuộc các Phụ lục CITES có nguồn gốc nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng, trồng cây nhân tạo.

11a) Nguyên liệu sản xuất chế phẩm sinh học, vi sinh học, hóa chất, chất xử lý cải tạo môi trường trong nuôi trồng thủy sản.
b) Sản phẩm hoàn chỉnh có trong Danh Mục được phép lưu hành tại Việt Nam hoặc có trong Danh Mục sản phẩm nhập khẩu có Điều kiện.
c) Sản phẩm hoàn chỉnh chưa có tên trong Danh Mục được phép lưu hành tại Việt Nam hoặc có trong Danh Mục sản phẩm nhập khẩu có Điều kiện.
12a) Giống thủy sản được nhập khẩu thông thường.
b) Giống thủy sản nhập khẩu có Điều kiện.
c) Giống thủy sản chưa có trong danh Mục được phép nhập khẩu thông thường lần đầu tiên nhập khẩu vào Việt Nam.
13a) Thủy sản sống làm thực phẩm có trong danh Mục được nhập khẩu thông thường.
b) Thủy sản sống làm thực phẩm ngoài danh Mục các loài thủy sản sống được nhập khẩu làm thực phẩm tại Việt Nam,

Đối với hàng hóa thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường

BHàng hóa nhập khẩu
1Phế liệu.

Đối với hàng hóa thuộc phạm vi quản lý của Bộ Thông Tin và Truyền Thông

BHàng hóa nhập khẩu
1Các loại ấn phẩm (sách, báo, tạp chí, tranh, ảnh, lịch).
2Tem bưu chính, ấn phẩm tem bưu chính và các mặt hàng tem bưu chính.
3Hệ thống chế bản chuyên dùng ngành in.
4Máy in các loại: ốp-xét (offset), flexo, ống đồng, letterpress, máy in lưới (lụa); Máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu.
5Sản phẩm an toàn thông tin mạng, bao gồm:

a) Sản phẩm kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin mạng;

b) Sản phẩm giám sát an toàn thông tin mạng;

c) Sản phẩm chống tấn công, xâm nhập.

Đối với hàng hóa thuộc phạm vi quản lý của Bộ Văn Hóa, Thể Thao và Du Lịch

BHàng hóa nhập khẩu
1Tác phẩm điện ảnh, tác phẩm nghệ thuật biểu diễn và sản phẩm nghe nhìn khác, được ghi trên mọi chất liệu.
2Tác phẩm mỹ thuật, tác phẩm nhiếp ảnh.
3Máy, thiết bị trò chơi điện tử có cài đặt Chương trình trò chơi điện tử; máy, thiết bị trò chơi điện tử có cài đặt Chương trình trò chơi điện từ có thưởng và bàn, thiết bị trò chơi chuyên dùng casino.
4Đồ chơi trẻ em.

Đối với hàng hóa thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y Tế

BHàng hóa nhập khẩu
1Thuốc đã có giấy đăng ký lưu hành, trừ thuốc phải kiểm soát đặc biệt.
2Nguyên liệu làm thuốc là dược chất đã có giấy đăng ký lưu hành tại Việt Nam.
3Nguyên liệu làm thuốc là dược chất để sản xuất thuốc theo hồ sơ đăng ký thuốc đã có giấy đăng ký lưu hành thuốc tại Việt Nam.
4Trang thiết bị y tế đã có số lưu hành.
5Hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn, dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế đã có giấy phép lưu hành.
6Thuốc phải kiểm soát đặc biệt.
7Nguyên liệu làm thuốc phải kiểm soát đặc biệt.
8Thuốc chưa có giấy đăng ký lưu hành thuốc tại Việt Nam.
9Nguyên liệu làm thuốc chưa có giấy đăng ký lưu hành tại Việt Nam, trừ nguyên liệu làm thuốc phải kiểm soát đặc biệt.
10Chất chuẩn, bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc.
11Thực phẩm nhập khẩu thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế theo quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm.
12Trang thiết bị y tế chưa có số lưu hành nhập khẩu để nghiên cứu khoa học hoặc kiểm nghiệm hoặc hướng dẫn sử dụng, sửa chữa trang thiết bị y tế.
13Trang thiết bị y tế chưa có số lưu hành nhập khẩu để phục vụ Mục đích viện trợ.
14Trang thiết bị y tế chưa có số lưu hành nhập khẩu để sử dụng cho Mục đích chữa bệnh cá nhân.
15Hóa chất, chế phẩm nhập khẩu để nghiên cứu.
16Chế phẩm nhập khẩu phục vụ Mục đích viện trợ; sử dụng cho Mục đích đặc thù khác (là quà biếu, cho, tặng hoặc trên thị trường không có sản phẩm và phương pháp sử dụng phù hợp với nhu cầu sử dụng của tổ chức, cá nhân xin nhập khẩu).
17Mỹ phẩm.

Đối với hàng hóa thuộc phạm vi quản lý của Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam

BHàng hóa nhập khẩu
1Vàng nguyên liệu.
Xin giấy phép nhập khẩu
Xin giấy phép nhập khẩu

Có bắt buộc phải xin giấy phép nhập khẩu không?

Căn cứ vào Nghị định 187/2013/NĐ-CP có quy định:

Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép, các thương nhân muốn xuất khẩu, nhập khẩu thì phải có giấy phép của các bộ, ngành có liên quan.

Hàng hóa xuất và nhập khẩu phải đảm bảo được các quy định có liên quan về kiểm dịch, an toàn vệ sinh thực phẩm, đáp ứng đủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn về chất lượng, phải được thông qua sự kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền sau đó mới được thông quan.

Đối với các hàng hóa không thuộc danh mục hàng hóa bị cấm xuất nhập khẩu, tạm ngừng xuất nhập khẩu và các loại hàng hóa thuộc hai trường hợp kể trên thì chỉ phải làm thủ tục xuất nhập khẩu tại Chi cục hải quan cửa khẩu.

Như vậy, tùy thuộc vào mặt hàng thì có thể cần xin giấy phép nhập khẩu hoặc không cần, trong trường hợp hàng hóa bạn muốn nhập khẩu thuộc danh mục hàng hóa phải xin cấp phép thì cần chủ động đi xin và thực hiện các thủ tục sớm.

Xin giấy phép nhập khẩu như thế nào?

Nơi xin giấy phép nhập khẩu ở đâu?

Tùy thuộc vào mỗi mặt hàng mà cơ quan cấp giấy phép nhập khẩu sẽ khác nhau, các cơ quan có thẩm quyền cấp phép giấy phép nhập khẩu gồm:

Bộ Công thương:

Muối, thuốc lá nguyên liệu, trứng gia cầm, đường tinh luyện, đường thô, tiền chất công nghiệp, tiền chất nổ,….

Bộ Giao thông vận tải:

Pháo hiệu cho các loại cho an toàn hàng hải.

Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn:

Thuốc bảo vệ thực vật. giống vật nuôi, giống cây trồng, giống thủy hải sản, thức ăn chăn nuôi, phân bón,…

Bộ Thông tin & Truyền thông:

Tem bưu chính, ấn phẩm, sản phẩm an toàn thông tin mạng, thuốc, nguyên liệu làm thuốc, trang thiết bị y tế…….

Ngân hàng Nhà nước:

Vàng nguyên liệu.

Dịch vụ giấy phép nhập khẩu của Luật Quốc Bảo

Công ty Luật Quốc Bảo là đơn vị chuyên tư vấn và hỗ trợ các dịch vụ liên quan đến giấy phép nhập khẩu tiếng anh trên toàn quốc.

Với đội ngũ Luật sư, chuyên viên pháp lý giàu kinh nghiệm, vững chắc về kiến thức chuyên môn cùng sự tận tâm, nhiệt thành cam kết đem đến cho khách hàng những trải nghiệm dịch vụ pháp lý tốt nhất.

Công ty Luật Quốc Bảo cam kết với quý khách hàng các vấn đề sau đây:

– Thời gian tư vấn: Chúng tôi luôn sẵn sàng và tư vấn 24/24 cho khách hàng nhằm giải đáp nhanh chóng mọi vướng mắc của khách hàng.

– Tiết kiệm thời gian: Chúng tôi quan niệm không câu kéo thời gian của khách hàng mà tôn chỉ của chúng tôi là lắng nghe và giải quyết nhanh gọn, chính xác vấn đề khách hàng đang gặp phải.

– Bảo mật thông tin tuyệt đối: Chúng tôi tôn trọng thông tin cá nhân khách hàng nên Luật Quốc Bảo luôn bảo mật dữ liệu khách hàng tốt nhất và không để rò rỉ ra bên ngoài.

– Chất lượng dịch vụ uy tín – chuyên nghiệp – hiệu quả: Với hệ thống đội ngũ Luật sư, chuyên viên chuyên nghiệp, kiến thức chuyên sâu, thái độ tận tâm, nhiệt tình chúng tôi mong muốn khách hàng được sử dụng gói dịch vụ tốt nhất.

– Chi phí dịch vụ phù hợp: Với mong muốn hỗ trợ pháp lý cho người dân Luật Quốc Bảo đặt ra nhiều gói dịch vụ khác nhau để khách hàng có thể lựa chọn theo khả năng tài chính của mình.

Trình tự Luật Quốc Bảo sẽ thực hiện với khách hàng theo một quy trình chuyên nghiệp như sau:

– Thu thập thông tin từ khách hàng để tiến hành tư vấn một cách chi tiết và cụ thể;

– Hướng dẫn khách hàng chuẩn bị các hồ sơ, thông tin cơ bản để chúng tôi có thể thực hiện các thủ tục;

– Chúng tôi tiến hành các thủ tục khi đã nhận đủ hồ sơ khách hàng cung cấp;

– Theo dõi hồ sơ của khách hàng tại cơ quan có thẩm quyền và tiến hành bổ sung khi cần thiết;

– Tư vấn cho khách hàng những điều cần lưu ý khi thực hiện thủ tục xin giấy phép;

– Bàn giao kết quả.

– Hỗ trợ khách hàng các thắc mắc sau khi nhận kết quả.

Trên đây là thông tin chi tiết về Xin giấy phép nhập khẩu. Hãy đến với Luật Quốc Bảo, Quý bạn sẽ an tâm thực hiện, dưới chi phí phù hợp và giá cả phải chăng. Trao đổi và liên hệ với Luật Quốc Bảo chúng tôi thông qua hotline/zalo: 0763387788, chúng tôi sẽ tư vấn cho bạn chi tiết và nhanh chóng nhất.

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.