Xử lý môi trường và những thông tin cần biết năm 2024

Xử lý môi trường là gì? Khái niệm môi trường? Ô nhiễm môi trường? Nguyên nhân gây ô nhiễm và các biện pháp khắc phục như thế nào? Dưới bài viết này, Luật Quốc Bảo sẽ phân tích rõ đến Quý khách hàng. Mời Quý khách cùng tham khảo.

Nếu bạn cần hỗ trợ pháp lý hay bất kỳ thắc mắc có mong muốn được giải đáp nhanh chóng, vui lòng liên hệ với Luật Quốc Bảo qua số hotline/zalo: 076 338 7788. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc cho quý khách miễn phí.

Mục lục

Khái niệm môi trường là gì?

Môi trường bao gồm tất cả các yếu tố tự nhiên và nhân tạo tồn tại xung quanh con người. Môi trường ảnh hưởng trực tiếp đến sự sống, sự tồn tại và phát triển của con người cũng như các sinh vật sống khác.

Ô nhiễm môi trường là gì?

Đó là bởi vì các thành phần trong môi trường được thay đổi. Một khi các thành phần trong môi trường được thay đổi, nó sẽ dẫn đến ô nhiễm môi trường. Những thay đổi này trái ngược hoàn toàn với các tiêu chuẩn kỹ thuật môi trường. Một khi môi trường bị ô nhiễm sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con người và các sinh vật sống, dẫn đến thiên tai…

Tình trạng ô nhiễm càng tăng ảnh hưởng lớn đến đa dạng sinh học, làm mất đi sự cần bằng của hệ sinh thái. Đồng thời gây ra biến đổi khí hậu, hiệu ứng nhà kính, mất mỹ quan đô thị, ảnh hưởng sự phát triển kinh tế,…

Biểu hiện cho thấy môi trường đang bị ô nhiễm:

– Hiệu ứng nhà kính;

– Thủy triều đỏ;

– Trái đất dần nóng lên;

– Băng tan ở hai cực;

– Đất liền bị xâm nhập;

– Mưa nắng thất thường, xuất hiện nhiều thiên tai, lũ lụt, sạt lở đất;

– Con người nhiều bệnh tật;

– Vi khuẩn biến đổi, sâu bệnh hại phát triển, khó điều trị;

– Hiện tượng băng tan

Hiện tượng băng tan dẫn đến quỹ đất liền bị thu hẹp, ảnh hưởng môi trường sống của các loài sinh vật

Ô nhiễm môi trường là khái niệm ở phạm trù chung, bao quát toàn bộ sự việc. Đi phân tích sâu hơn thì môi trường bị ô nhiễm được chia thành các loại sau đây:

– Ô nhiễm môi trường nước

Khi môi trường nước nhiễm các chất, hợp chất lạ ở dạng lỏng hay rắn khiến chất lượng nước biến đổi, gây hại cho con người và động vật, làm mất đi sự đa dạng sinh học. Các chất này có thể hòa tan, lơ lửng hoặc đọng lại ở môi trường trường.

Môi trường nước xuất hiện các chất lạ, hợp chất dạng rắn, lỏng

Một số chất có thể gây ô nhiễm nước là thuốc trừ sâu, phân bón, nước thải từ sinh hoạt, chất thải từ các hoạt động sản xuất, chế biến thực phẩm, chất thải hóa học công nghiệp…

Ô nhiễm môi trường nước có tốc độ lan truyền và ảnh hưởng nhanh chóng nhất so với các dạng ô nhiễm khác.

– Ô nhiễm môi trường đất

Ô nhiễm môi trường đất xảy ra khi đất bị xâm nhiễm bởi các chất hóa học độc hại ở hàm lượng vượt ngưỡng cho phép mà chủ yếu là chất Xenobiotic. Ô nhiễm đất chịu ảnh hưởng trực tiếp từ ô nhiễm nước, ảnh hưởng từ rác thải rắn trên bề mặt hoặc lòng đất.

Tính chất của đất bị thay đổi do sự thay đổi nào đó trong môi trường tự nhiên hoặc do các chất hóa học.

Chất Xenobiotic do con người tạo nên, sinh ra từ hoạt động công nghiệp, hóa chất nông nghiệp. Mức độ ô nhiễm đất phụ thuộc vào việc mức độ sử dụng hóa chất và công nghiệp hóa.

– Ô nhiễm không khí

Ô nhiễm không khí là sự thay đổi lớn trong thành phần của không khí do khói bụi, hơi hoặc xuất hiện chất lạ độc hại. Việc ô nhiễm khiến cho môi trường không khí không còn sạch, sinh mùi hôi khó chịu và có nhiều khói bụi.

Không khí một khi bị ô nhiễm không chỉ gây biến đổi khí hậu mà còn ảnh hưởng sức khỏe con người, gián tiếp gây ra các bệnh về đường hô hấp, đời sống động vật và môi trường tự nhiên. Mức độ ô nhiễm phụ thuộc lớn vào các hoạt động thải khói bụi từ các nhà máy, xí nghiệp hay máy móc sinh hoạt của con người.

Xử lý môi trường
Xử lý môi trường

Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường

Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến môi trường sống của con người và sinh vật sống bị ô nhiễm. Chúng ta có thể điểm qua các nguyên nhân chính sau đây:

Do tác động của Con người

Con người chính là tác nhân chính gây ra ô nhiễm môi trường. Hàng ngày hoạt động sống của con người như sinh hoạt, sản xuất từ các nhà máy, xí nghiệp… kéo theo nhiều hệ lụy khác nhau tác động đến môi trường nước, đất, không khí nặng nề.

Đặc biệt, một bộ phận người dân thiếu ý thức, vứt rác bừa bãi, thải xác động vật ra sông, hồ,… làm ô nhiễm môi trường sống. Con người là nguyên nhân chính tàn phá môi trường

Hoạt động nông nghiệp

Quá trình canh tác, sản xuất nông nghiệp của người dân làm cho lượng thuốc trừ sâu, phân bón hóa học dư thừa. Những chất thải này trực tiếp đi vào nguồn nước hay ngấm dưới ao, hồ, lòng đất… dẫn đến môi trường đất và nước bị ô nhiễm nghiêm trọng sau thời gian dài.

Đáng nói hoạt động này còn là nguyên nhân chính gây ra hiện tượng “thủy triều đỏ” trên biển. Từ đó, ta có thể thấy hoạt động nông nghiệp một phần khiến nguồn nước bị ô nhiễm

Hoạt động công nghiệp

Hoạt động của các nhà máy, xí nghiệp với các chất thải chưa qua xử lý đưa trực tiếp vào môi trường. Hơn nữa, các nhiên liệu hóa thạch mà các nhà máy, xí nghiệp sử dụng làm khí đốt, phục vụ sản xuất sinh ra các loại khí đốt như CO, CO2, SO2, NO… khiến môi trường không khí ô nhiễm trầm trọng, dẫn đến hiệu ứng nhà kính.

Nước thải nhà máy chưa qua xử lý thải trực tiếp vào môi trường

Các chất thải rắn

Chất thải rắn hiện nay xuất hiện mọi nơi, nguồn gốc từ sinh hoạt người dân, cơ sở y tế, sản xuất. Những chất này không được xử lý đúng quy trình đưa ra ngoài môi trường dẫn đến tình trạng ô nhiễm nguồn nước, không khí, đất…

Đặc biệt, nó còn làm mất cân bằng hệ sinh thái, tác động đến các sinh vật sống.

Khí, khói thải

Tình trạng này đặc biệt nghiêm trọng ở các thành phố lớn tập trung dân cư đông đúc, nhiều phương tiện giao thông.

Nước ta hiện nay, Hà Nội và Hồ Chính Minh có tỷ lệ ô nhiễm không khí ở mức đáng báo động, gây nên các bệnh liên quan đến đường hô hấp…

Hoạt động của ngành công nghiệp, giao thông vận tải, nhà máy nhiệt điện… thải khí, khỏi thải ngày càng nhiều. Tốc độ càng gia tăng ảnh hưởng nền kinh tế và chất lượng cuộc sống.

Các biện pháp để giảm thiểu ô nhiễm môi trường

Sử dụng các biện pháp bảo vệ môi trường nhằm cải thiện tình trạng ô nhiễm, giữ cho môi trường trong lành. Đây không chỉ là hoạt động của cá nhân, tập thể mà còn là của toàn xã hội.

Bảo vệ môi trường

Bảo vệ môi trường chính là bảo vệ cuộc sống của chúng ta

Chung tay bảo vệ môi trường với chiến dịch hợp lý về lâu dài sẽ đảm bảo cân bằng sinh thái, hạn chế các tác động tiêu cực đến chất lượng cuộc sống. Bảo vệ môi trường là bảo vệ cuộc sống của chúng ta vì thế hãy:

– Nâng cao ý thức người dân. Không được vứt rác bừa bãi mà hãy đảm bảo đúng nơi quy định, không xả rác lung tung mới có thể ngăn ngừa được tình trạng ô nhiễm.

Giáo dục về tầm quan trọng của môi trường sống, tăng nhận thức cho trẻ nhỏ.

– Hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ và chống ô nhiễm môi trường. Cần có biện pháp mạnh tay đối với các trường hợp vi phạm.

Đây sẽ là biện pháp có hiệu quả cải thiện đáng kể vấn nạn ô nhiễm môi trường ở nước ta hiện nay.

– Xây dựng hệ thống quản lý môi trường dựa theo các tiêu chuẩn quốc tế. Kiểm tra, giám sát môi trường một cách thường xuyên để kịp thời ngăn chặn, xử lý và khắc phục hậu quả.

– Đầu tư trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật hiện đại cũng như nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ đối với các bộ phụ trách công tác môi trường.

– Ưu tiên sử dụng các nguồn năng lượng tự nhiên, thân thiện với môi trường như gió, mặt trời….

– Rác thải cần được xử lý, chôn lấp và đốt một cách khoa học.

– Hạn chế dùng các chất tẩy rửa hóa học mạnh để ngừa tình trạng tắc cống thoát nước mà thay vào đó ưu tiên chọn chất tẩy rửa vi sinh.

– Trồng cây gây rừng, sử dụng năng lượng tự nhiên… để bảo vệ môi trường

Môi trường đóng vai trò quan trọng đối với cuộc sống của con người. Nếu không có những biện pháp ngăn chặn tình trạng ô nhiễm môi trường sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế.

Vậy, xử lý môi trường như thế nào cho đúng quy định, đảm bảo môi trường ngày càng giảm thiểu tác động xấu của con người. Dưới đây, là thông tin về xử lý môi trường và những biện pháp xử lý vi phạm khi bất kỳ chủ thể nào vi phạm về xử lý môi trường.

Xử lý môi trường thông qua hệ thống xử lý môi trường. Hệ thống xử lý môi trường được hiểu là các giải pháp công nghệ ứng dụng những biện pháp khoa học và các loại máy móc hiện đại, tiên tiến. Từ đó, giúp con người trong việc loại bỏ các chất độc, chất thải và các tác nhân gây hại cho môi trường.

Ngày nay, có những loại hệ thống xử lý môi trường như: Xử lý nước thải công nghiệp, xử lý và lọc bụi, hệ thống làm sạch môi trường, ….

Vai trò của hệ thống xử lý môi trường:

– Tạo ra môi trường trong sạch, không khí và nước sạch sẽ trước khi thải ra môi trường

– Loại bỏ các chất độc hại, khói bụi và các hóa chất độc trong nước

– Bảo vệ sức khỏe con người trước tác nhân gây hại nguy hiểm từ sự ô nhiễm môi trường

– Đảm bảo môi trường ngày càng sạch sẽ, an toàn cho người lao động và những người dân sống xung quanh khu vực.

Hình thức, mức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường

Căn cứ pháp lý: Điều 4 Nghị định 155/2016/NĐ-CP, sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 55/2021/NĐ-CP

Hình thức xử phạt chính, mức xử phạt đối với hành vi vi phạm về môi trường

Cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường bị áp dụng một trong các hình thức xử phạt chính sau đây:

– Cảnh cáo;

– Phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường là 1.000.000.000 đồng đối với cá nhân và 2.000.000.000 đồng đối với tổ chức.

Hình thức xử phạt bổ sung đối với hành vi vi phạm về môi trường

– Tước quyền sử dụng có thời hạn đối với: Giấy phép xử lý chất thải nguy hại; Giấy phép xả thải khí thải công nghiệp;

Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất;

Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm là các chất độc hại, chất lây nhiễm; Giấy chứng nhận đăng ký lưu hành chế phẩm sinh học trong xử lý chất thải tại Việt Nam;

Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường; Giấy phép khai thác loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; Giấy phép nuôi, trồng các loài nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ;

Giấy chứng nhận cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học; Giấy phép nuôi trồng, phát triển loài ngoại lai; Giấy phép tiếp cận nguồn gen;

Giấy phép khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen; Giấy phép nhập khẩu sinh vật biến đổi gen; Giấy chứng nhận an toàn sinh học; Giấy phép trao đổi, mua, bán, tặng cho, thuê mẫu vật của loài hoang dã thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ;

Giấy xác nhận sinh vật biến đổi gen đủ điều kiện làm thực phẩm; Giấy xác nhận sinh vật biến đổi gen đủ điều kiện làm thức ăn chăn nuôi (sau đây gọi chung là Giấy phép môi trường)

hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn theo quy định tại khoản 2 Điều 25 Luật xử lý vi phạm hành chính từ 01 tháng đến 24 tháng, kể từ ngày quyết định xử phạt vi phạm hành chính có hiệu lực thi hành, cụ thể:

Điều 25. Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn

..

  1. Đình chỉ hoạt động có thời hạn là hình thức xử phạt được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính trong các trường hợp sau:

a) Đình chỉ một phần hoạt động gây hậu quả nghiêm trọng hoặc có khả năng thực tế gây hậu quả nghiêm trọng đối với tính mạng, sức khỏe con người, môi trường của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ mà theo quy định của pháp luật phải có giấy phép;

b) Đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc hoạt động khác mà theo quy định của pháp luật không phải có giấy phép và hoạt động đó gây hậu quả nghiêm trọng hoặc có khả năng thực tế gây hậu quả nghiêm trọng đối với tính mạng, sức khỏe con người, môi trường và trật tự, an toàn xã hội.

– Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường (sau đây gọi chung là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính).

Xử lý môi trường
Xử lý môi trường

Các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm về môi trường

Ngoài các hình thức xử phạt quy định trên cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:

– Buộc khôi phục lại tình trạng môi trường đã bị ô nhiễm hoặc phục hồi môi trường bị ô nhiễm do vi phạm hành chính gây ra; buộc trồng lại, chăm sóc và bảo vệ diện tích khu bảo tồn đã bị phá hủy, phục hồi sinh cảnh ban đầu cho các loài sinh vật, thu hồi nguồn gen từ các hoạt động tiếp cận nguồn gen trái pháp luật;

– Buộc tháo dỡ hoặc di dời cây trồng, công trình, phần công trình xây dựng trái quy định về bảo vệ môi trường; buộc tháo dỡ công trình, trại chăn nuôi, khu nuôi trồng thủy sản, nhà ở, lán trại xây dựng trái phép trong khu bảo tồn;

– Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường và báo cáo kết quả đã khắc phục xong hậu quả vi phạm theo quy định;

– Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc buộc tái xuất hàng hóa, máy móc, thiết bị phương tiện, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, vật phẩm, chế phẩm sinh học và phương tiện nhập khẩu, đưa vào trong nước trái quy định về bảo vệ môi trường

hoặc gây ô nhiễm môi trường; buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc buộc tái xuất hàng hóa, vật phẩm, phương tiện có chứa loài ngoại lai xâm hại, sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen;

– Buộc tiêu hủy hàng hóa, máy móc, thiết bị phương tiện, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, vật phẩm, chế phẩm sinh học và phương tiện nhập khẩu, đưa vào trong nước trái quy định về bảo vệ môi trường hoặc gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi và môi trường;

buộc tiêu hủy loài sinh vật ngoại lai xâm hại, sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen chưa có Giấy phép khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen, Giấy chứng nhận an toàn sinh học; buộc thu hồi và tiêu hủy chế phẩm sinh học đã sản xuất, lưu hành hoặc sử dụng trái phép. Tịch thu sản phẩm có giá trị sau khi tiêu hủy và xử lý theo quy định của pháp luật;

– Buộc cải chính thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn về hiện trạng môi trường của các cơ sở và khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung;

– Buộc thu hồi, xử lý sản phẩm hết hạn sử dụng hoặc thải bỏ theo quy định; buộc thu hồi kết quả phát sinh từ các hoạt động tiếp cận nguồn gen trái pháp luật;

– Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính hoặc buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật;

– Buộc thực hiện biện pháp giảm thiểu tiếng ồn và độ rung, phát sáng, phát nhiệt, quản lý chất thải rắn và chất thải nguy hại, xử lý chất thải đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường; buộc phải lập hồ sơ báo cáo kết quả hoàn thành công trình bảo vệ môi trường trình cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường;

thực hiện phương án cải tạo, phục hồi môi trường; buộc ký quỹ cải tạo phục hồi môi trường, mua bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường hoặc trích lập quỹ dự phòng rủi ro theo quy định;

– Buộc xây lắp công trình bảo vệ môi trường theo quy định; buộc vận hành đúng quy trình đối với công trình bảo vệ môi trường theo quy định;

– Buộc di dời ra khỏi khu vực cấm; thực hiện đúng quy định về khoảng cách an toàn về bảo vệ môi trường đối với khu dân cư;

– Truy thu số phí bảo vệ môi trường nộp thiếu, trốn nộp theo quy định;

buộc chi trả kinh phí trưng cầu giám định, kiểm định, đo đạc và phân tích mẫu môi trường (đối với tất cả các thông số môi trường của các mẫu môi trường vượt quy chuẩn kỹ thuật) trong trường hợp có vi phạm về xả chất thải vượt quy chuẩn kỹ thuật hoặc gây ô nhiễm môi trường theo định mức, đơn giá hiện hành;

buộc bồi thường thiệt hại do hành vi gây ô nhiễm gây ra theo quy định của pháp luật;

– Buộc di dời cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng đến vị trí phù hợp với quy hoạch và sức chịu tải của môi trường.

Mức phạt tiền và thẩm quyền xử phạt đối với hành vi vi phạm về bảo vệ môi trường

Mức phạt tiền và thẩm quyền xử phạt đối với hành vi vi phạm về bảo vệ môi trường được quy định tại Điều 5 Nghị định 155/2016/NĐ-CP, cụ thể như sau:

  1. Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt tiền quy định đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền với cùng hành vi vi phạm hành chính của cá nhân.
  2. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của những người được quy định tại các điều từ Điều 48 đến Điều 51 của Nghị định này là thẩm quyền áp dụng đối với một hành vi vi phạm hành chính của cá nhân; trong trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền xử phạt cá nhân đối với chức danh đó.

Trường hợp phạt tăng thêm đối với các thông số môi trường vượt quy chuẩn kỹ thuật của cùng mẫu chất thải, thẩm quyền xử phạt được tính theo hành vi vi phạm có mức phạt tiền cao nhất của mẫu chất thải đó.

Những cơ quan nào có thẩm quyền sử phạt trong lĩnh vực bảo vệ môi trường

– Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp;

– Công an nhân dân;

– Thanh tra chuyên ngành;

– Thẩm quyền xử phạt của các lực lượng khác: Bộ đội biên phòng, Cảnh sát biển, Hải quan, Kiểm lâm, Thanh tra nông nghiệp và phát triển nông thôn, Thanh tra chuyên ngành thủy sản, Quản lý thị trường, Thuế, Cảng vụ hàng hải, Cảng vụ đường thủy nội địa có quyền xử phạt theo thẩm quyền quy định tại các Điều 40, 41, 42, 43, 44, 45 và 47 Luật xử lý vi phạm hành chính đối với những hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường có liên quan đến lĩnh vực mình quản lý quy định tại Nghị định này.

Tùy từng hành vi vi phạm và khung hình phạt thì cơ quan có thẩm quyền xử phạt tương ứng.

Câu hỏi thường gặp:

Tại sao phải xử lý chất thải? Xử lý môi trường?

Chất thải là những thứ được loại bỏ từ sinh hoạt, cuộc sống, hoạt động sản xuất, y tế… ở trong cộng đồng dân cư. Chất thải nếu không được xử lý đúng kỷ thuật sẽ khiến môi trường bị ô nhiễm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người.

Vì thế, xử lý chất thải là công việc quan trọng nhằm giảm thiểu mối đe dọa với môi trường, đồng thời xử lý bằng phương pháp tái chế còn mang lại lợi ích kinh tế cho nước nhà. Xử lý chất thải được xem là xử lý môi trường.

Có những cách nào xử lý môi trường an toàn nhất?

Để hạn chế ảnh hưởng của các chất thải, mỗi người dân không nên tự ý chôn lấp hay đốt chất thải và thực hiện tốt những công việc sau đây:

– Phân loại chất thải đúng cách: các loại chất thải có thể tái chế như chai lọ nhựa, thủy tinh, kim loại, giấy… cần tách riêng với rác thải sinh hoạt. Phần chất thải không phân hủy, không tái chế được thì người dân cần tập kết đúng nơi quy định để tổ thu gom tiến hành thu gom.

Có những phương pháp xử lý chất thải nào được sử dụng nhiều nhất?

Hiện nay, có khá nhiều cách xử lý chất thải, có thể kể đến như:

  • Chôn lấp.
  • Đốt.
  • Sử dụng hóa chất.
  • Ủ sinh học đối với chất thải hữu cơ.
  • Tái chế chất thải.

Tuy nhiên, dù là cách xử lý nào thì để bảo vệ môi trường đều cần phải thực hiện đúng kỹ thuật. Từ đó đảm bảo chất lượng xử lý chất thải và xử lý môi trường nói chung. Đồng thời, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân, bảo vệ môi trường trong sạch.

Trên đây là thông tin về Xử lý môi trường và những thông tin cần biết. Nếu bạn cần hỗ trợ pháp lý hay bất kỳ thắc mắc có mong muốn được giải đáp nhanh chóng, vui lòng liên hệ với Luật Quốc Bảo qua số hotline/zalo: 076 338 7788. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc cho quý khách miễn phí.

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.