Kinh doanh thủy sản

Hiện nay, kinh doanh thủy sản tại nước  đang là hoạt động phổ biến và đầy tiềm năng. Những năm gần đây, sản lượng thủy sản của Việt Nam không ngừng tăng trưởng, kéo theo các hoạt động khai thác, kinh doanh và sản xuất liên quan đến thủy sản cũng không ngừng gia tăng. Vì thế, qua bài viết sau, Luật Quốc Bảo sẽ đem lại cho bạn những hướng dẫn tổng quát và cập nhật nhất về ngành nghề kinh doanh thủy sản theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.

Kinh doanh thủy sản
Luật Quốc Bảo thông tin đến bạn điều kiện kinh doanh thủy sản mới nhất

Một số khái niệm về thủy sản và hoạt động kinh doanh thủy sản

Căn cứ vào Luật thủy sản số 18/2017/QH14 được Quốc hội ban hành ngày 21 tháng 11 năm 2017 và Nghị định 26/2019/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật thủy sản, một số khái niệm liên quan đến lĩnh vực thủy sản được định nghĩa như sau:

Hoạt động thủy sản là hoạt động bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản; nuôi trồng thủy sản; khai thác thủy sản; chế biến, mua, bán, xuất khẩu, nhập khẩu thủy sản.

Khathác thủy sản là hoạt động đánh bắt hoặc hoạt động hậu cần đánh bắt nguồn lợi thủy sản.

Nuôi trồng thủy sản thâm canh là nuôi trồng thủy sản trong điều kiện kiểm soát được quá trình tăng trưởng, sản lượng của loài thủy sản nuôi và sự tăng trưởng của loài thủy sản nuôi phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn thức ăn thủy sản.

Nuôi trồng thủy sản bán thâm canh là nuôi trồng thủy sản trong điều kiện kiểm soát được một phần quá trình tăng trưởng, sản lượng của loài thủy sản nuôi và sự tăng trưởng ca loài thủy sản nuôi phụ thuộc vào nguồn thức ăn tự nhiên và thức ăn thủy sản.

Mã ngành nghề đăng ký kinh doanh thủy sản theo quy định của pháp luật

 Dựa trên Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg, các doanh nghiệp thực hiện hoạt động kinh doanh cần phải đăng ký ngành nghề kinh doanh đúng theo quy định. Đối với một số lĩnh vực liên quan đến thủy sản, mã ngành nghề đăng ký kinh doanh được quyết định như sau:

46322: Bán buôn thủy sản

Nhóm này gồm: Bán buôn thủy sản tươi, đông lạnh và chế biến như cá, động vật giáp xác (tôm, cua…), động vật thân mềm (mực, bạch tuộc…), động vật không xương sống khác sống dưới nước.

47222: Bán lẻ thủy sản trong các cửa hàng chuyên doanh

Nhóm này gồm: Bán lẻ chuyên doanh các mặt hàng:

– Cá, tươi, ướp lạnh hoặc ướp đông, khô, hoặc đã được sơ chế, chế biến khác;

– Tôm, cua và động vật giáp xác khác, sống, tươi, ướp lạnh, ướp đông, khô hoặc đã được sơ chế, bảo quản hoặc chế biến khác;

– Mực, bạch tuộc và động vật thân mềm, động vật không xương sống khác sống dưới nước, tươi, ướp lạnh, đông, khô hoặc đã được sơ chế, bảo quản, chế biến khác;

– Hàng thủy sản khác.

47816: Bán lẻ thủy sản tươi sống, đông lạnh lưu động hoặc tại chợ

Nhóm này gồm:

– Bán lẻ thủy sản tươi sống lưu động hoặc tại chợ.

– Bán lẻ thủy sản đông lạnh lưu động hoặc tại chợ.

thuy san 3
Mã ngành nghề đăng ký kinh doanh lĩnh vực thủy sản

Điều kiện hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực thủy sản

Điều 38 Luật Thủy sản quy định một số điều kiện đôi vớicơ sở nuôi trồng thủy sản như sau:

1. Cơ sở nuôi trồng thủy sản phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Địa điểm xây dựng cơ sở nuôi trồng thủy sản phải tuân thủ quy định về sử dụng đất, khu vực biển để nuôi trồng thủy sản theo quy định của pháp luật;

b) Có cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật phù hợp với đối tượng và hình thức nuôi;

c) Đáp ứng quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, thú y và an toàn lao động;

d) Đáp ứng quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm;

đ) Phải đăng ký đối với hình thức nuôi trồng thủy sản lồng bè và đối tượng thủy sản nuôi chủ lực.

2. Cơ sở nuôi trồng thủy sản dùng làm cảnh, giải trí, mỹ nghệ, mỹ phẩm phải tuân theo quy định tại các điểm a, b, c và đ khoản 1 Điều này.

3. Tổ chức, cá nhân nuôi trồng thủy sản trên biển phải lập dự án nuôi trồng thủy sản và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép nuôi trồng thủy sản, trừ đối tượng quy định tại điểm a khoản 2 Điều 44 của Luật này.

4. Thủ tướng Chính phủ quy định đối tượng thủy sản nuôi chủ lực.

5. Chính phủ quy định chi tiết điều kiện cơ sở nuôi trồng thủy sản; thẩm quyền, nội dung, trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện nuôi trồng thủy sản; thẩm quyền, nội dung, trình tự, thủ tục đăng ký đối với hình thức nuôi trồng thủy sản lồng bè, đối tượng thủy sản nuôi chủ lực; nội dung, trình tự, thủ tục cấp phép nuôi trồng thủy sản trên biển.

Trong đó điểm b, khoản 1, Điều 38 Luật Thủy sản được quy định chi tiết tại Điều 34 Nghị định 26/2019/NĐ-CP, như sau:

– Cơ sở vật chất đối với cơ sở nuôi trồng thủy sn trong ao (đầm/hầm), bể:

  • Bờ ao (đầm/hầm), bể làm bng vật liệu không gây ô nhiễm môi trường, không gây độc hại cho thủy sản nuôi, không rò r nước; nơi chứa rác thải phải riêng biệt với nơi chứa, nơi xử lý thủy sản chết và tách biệt với khu vực nuôi, không làm ảnh hưởng đến môi trường;
  • Trường hợp cơ sở nuôi trồng thủy sản có khu chứa trang thiết bị, dụng cụ, nguyên vật liệu phải bảo đảm yêu cầu bảo quản của nhà sản xuất, nhà cung cấp; cơ sở nuôi trồng thủy sản có khu sinh hoạt, vệ sinh phải bảo đảm nước thải, chất thải sinh hoạt không làm ảnh hưởng đến khu vực nuôi;
  • Trường hợp cơ sở nuôi trồng thủy sản thâm canh, bán thâm canh phải có hệ thống xử lý nước cấp, nước thải riêng biệt; nơi chứa bùn thải phù hợp; có biển báo chỉ dẫn từng khu và đáp ứng quy định tại 2 điểm trên.

– Cơ sở vật chất đối với cơ sở nuôi trồng thủy sản bằng lồng bè, đăng quầng (sau đây được gọi là nuôi lồng bè):

  • Khung lồng, phao, lưới, đăng quầng phải làm bằng vật liệu không gây ô nhiễm môi trường, không gây độc hại cho thủy sản nuôi và không để thủy sản nuôi sống thoát ra môi trường; có thiết bị cảnh báo cho hoạt động giao thông thủy; nơi cha rác thải phải riêng biệt với nơi chứa, nơi xử lý thủy sản chết, không làm ảnh hưởng đến môi trường;
  • Trường hợp cơ sở nuôi trồng thủy sản có khu chứa trang thiết bị, dụng cụ, nguyên vật liệu phải đảm bảo yêu cầu bảo quản của nhà sản xuất, nhà cung cấp; cơ sở nuôi trồng thủy sản có khu sinh hoạt, vệ sinh phải bảo đảm nước thải, chất thải sinh hoạt không làm ảnh hưởng đến khu vực nuôi.

– Trang thiết bị sử dụng trong nuôi trồng thủy sản phải làm bằng vật liệu dễ làm vệ sinh, không gây độc đối với thủy sản nuôi, không gây ô nhiễm môi trường.

Quý khách tham khảo: Luật Quốc Bảo – Hotline/zalo: 0763387788

Thành lập hộ kinh doanh cá thểNên thành lập công ty hay hộ kinh doanhHộ kinh doanh cá thể là gì

Hồ sơ, thủ tục xin cấp phép kinh doanh thủy sản

Thủ tục và trình tự xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện nuôi trồng thủy sản theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân

Theo Điều 35 Nghị định 26/2019/NĐ-CP, thủ tục đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện kinh doanh nuôi trồng thủy sản được quy định như sau:

– Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh cấp, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện nuôi trồng thủy sản khi có yêu cầu của tổ chức, cá nhân.

– Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận bao gồm:

  • Đơn đề nghị theo mẫu quy định bên dưới;
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc quyết định giao khu vực biển hoặc hợp đồng thuê quyn sử dụng đất, khu vực biển để nuôi trồng thủy sản;
  •  Sơ đồ vị trí đặt lồng bè/Sơ đồ khu vực nuôi.

– Trình tự cấp Giấy chứng nhận:

  • Cơ sở có nhu cầu cấp Giấy chứng nhận gửi hồ sơ đến cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh;
  • Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh thực hiện kiểm tra thực tế tại cơ sở theo mẫu biển bản được quy định ban hành kèm theo Nghị định 26/2019/NĐ-CP; kết quả kiểm tra đạt yêu cầu, cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh cấp Giấy chứng nhận theo mẫu quy định.
  • Trường hợp không cấp Giấy chứng nhận, cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh phải trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do.

– Thời hạn của Giấy chứng nhận: 24 tháng.

– Thu hồi Giấy chứng nhận:

  • Giấy chng nhận bị thu hồi khi thuộc một trong các trưng hợp sau đây: Bị tẩy, xóa, thay đổi nội dung của Giấy chứng nhận hoặc cơ sở không còn đủ điều kiện theo quy định tại khoản 1 và 2 Điều 38 Luật Thủy sản hoặc có hành vi vi phạm khác mà pháp luật quy định phải thu hồi Giấy chứng nhận;
  • Thẩm quyền thu hồi Giấy chứng nhận: Cơ quan nào có thẩm quyền cấp thì có thẩm quyền thu hồi Giy chứng nhận;
  • Khi phát hiện cơ sở vi phạm một trong các trường hợp quy định tại điểm trên, cơ quan có thẩm quyền ban hành quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đủ cơ sở điều kiện nuôi trồng thủy sản và thông báo thông tin trên phương tiện thông tin đại chúng.

Thủ tục và trình tự Đăng ký nuôi trồng thủy sản lồng bè, đối tượng thủy sản nuôi chủ lực

– Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh là cơ quan tiếp nhận, thẩm định và cấp giấy xác nhận đăng ký nuôi trồng thủy sản lồng bè, đối tượng thủy sn nuôi chủ lực.

– Hồ sơ đăng ký bao gồm:

  • Đơn đăng ký theo Mẫu số 26.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 26/2019/NĐ-CP;

  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khi được giao, cho thuê đất để nuôi trồng thủy sản hoặc giấy phép hoạt động nuôi trồng thủy sản trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi, thủy điện hoặc quyết định giao khu vực biển hoặc hợp đồng thuê quyền sử dụng đất, khu vực biển để nuôi trồng thủy sản;
  • Sơ đồ mặt bằng vị trí ao/lồng nuôi có xác nhận của chủ cơ sở.

– Hồ sơ đăng ký lại bao gồm:

  • Đơn đăng ký lại theo Mẫu số 27.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 26/2019/NĐ-CP;
  • Bản chính giấy xác nhận đăng ký đã được cấp (trừ trường hợp bị mất);
  • Trường hợp có sự thay đổi chủ cơ sở nuôi phải có giấy tờ chứng minh; thay đổi diện tích ao nuôi, mục đích sử dụng phải có sơ đồ mặt bằng vị trí ao/lồng nuôi có xác nhận của chủ cơ sở.

– Trình tự đăng ký, đăng ký lại nuôi trồng thủy sản lồng bè, đối tượng thủy sản nuôi chủ lực bao gồm:

  • Chủ cơ sở nuôi trồng thủy sản gửi hồ sơ đến cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh;
  • Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, cơ quan quản lý thủy sản cấp tỉnh xem xét, cấp Giấy xác nhận theo Mẫu số 28.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 26/2019/NĐ-CP.

Đăng ký lại nuôi trồng thủy sản lồng bè, đối tượng thủy sản nuôi chủ lực khi thuộc một trong các trường hợp sau: giy xác nhận đăng ký bị mất; bị rách; thay đổi chủ cơ sở nuôi; thay đi diện tích ao nuôi; thay đổi đối tượng nuôi; thay đổi mục đích sử dụng.

thuy san 2
Cơ sở kinh doanh thủy sản đủ điều kiện sẽ được cấp Giấy chứng nhận

Thủ tục và trình tự cấp phép nuôi trồng thủy sản trên biển cho tổ chức, cá nhân Việt Nam

– Thẩm quyền cấp phép nuôi trồng thủy sản trên biển:

  • Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh thực hiện cấp phép nuôi trồng thủy sản trên biển cho tổ chức, cá nhân Việt Nam trong phạm vi vùng biển tính từ đường mép nước biển thấp nhất trung bình trong nhiều năm đến 06 hải lý thuộc phạm vi quản lý;
  • Tổng cục Thủy sản thực hiện cấp phép nuôi trồng thủy sản trên biển cho tổ chức, cá nhân Việt Nam trong khu vực bin ngoài 06 hi lý, khu vực biển giáp ranh giữa các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, khu vực biển nằm đồng thời trong và ngoài 06 hải lý.

– Hồ sơ cấp phép nuôi trồng thủy sản trên biển bao gồm:

  • Đơn đăng ký theo Mẫu số 29.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 26/2019/NĐ-CP;
  • Bản thuyết minh dự án nuôi trồng thủy sản theo Mẫu số 30.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 26/2019/NĐ-CP;
  • Báo cáo đánh giá tác động môi trường nuôi trồng thủy sản hoặc bản cam kết bảo vệ môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường được cơ quan có thẩm quyền thẩm định theo quy định;
  • Sơ đồ khu vực biển kèm theo tọa độ các điểm góc của khu vực biển đề nghị giao.

– Trình tự cấp phép nuôi trồng thủy sản trên biển:

  • Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này;
  • Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền thẩm định hồ sơ, xin ý kiến cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên môi trường, đơn vị có liên quan và xem xét cấp phép nuôi trồng thủy sản trên biển theo Mẫu số 31.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 26/2019/NĐ-CP nếu đáp ứng các quy định. Trường hợp không cấp phép phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

– Cấp lại Giấy phép nuôi trồng thủy sản trên biển trong trường hợp Giấy phép bị mất, bị hỏng, có sự thay đổi, bổ sung thông tin:

  • Tổ chức, cá nhân gửi đề nghị cấp lại Giấy phép theo Mẫu số 29.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 26/2019/NĐ-CP đến cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này;
  • Trong thời hạn 15 ngày kể từ khi nhận được đề nghị cấp lại Giấy phép, cơ quan có thẩm quyền xem xét, cấp lại Giấy phép. Trường hợp không cấp lại phải trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do.

– Thu hồi Giấy phép nuôi trồng thủy sản trên biển:

  • Giấy phép bị thu hồi khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: Giấy phép bị tẩy, xóa, thay đổi nội dung; không thực hiện đúng các nội dung đã quy định trong Giấy phép;
  • Thẩm quyền thu hồi Giấy phép: Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép thì có thẩm quyền thu hồi Giấy phép.

Mẫu văn bản xin cấp Giấy phép kinh doanh thủy sản

Dưới đây là mẫu văn bản đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện nuôi trồng thủy sản theo mẫu quy định Phụ lục III, ban hành kèm theo Nghị định 26/2019/NĐ-CP:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——————————————
………, ngày…….. tháng….. năm……. 
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP
GIẤY CHỨNG NHẬN CƠ SỞ ĐỦ ĐIỀU KIỆN NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
Kính gửi: (Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh)

1. Tên cơ sở nuôi trồng thủy sản: …………………………………………………………………………….

2. Địa chỉ của cơ sở: ………………………………………………………………………………………………..

Điện thoại…………………………………; Số fax…………………………………; Email……………………..

3. Địa điểm nuôi trồng: ……………………………………………………………………………………………

4. Đối tượng thủy sản nuôi trồng: ……………………………………………………………………………

5. Số lượng ao/bể/lồng: …………………………………………………………………………………………..

6. Tổng diện tích cơ sở: ……………………………………………………………………………………………

7. Tổng diện tích mặt nước/thể tích lồng nuôi trồng: ……………………………………………..

Đề nghị: … (Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh) …. cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện nuôi trồng thủy sản.

ĐẠI DIỆN CƠ SỞ

(Ký tên, đóng dấu)

Một số câu hỏi thường gặp liên quan đến vấn đề kinh doanh thủy sản

Trình tự, thủ tục và hồ sơ xin cấp phép nuôi trồng thủy sản trên biển đối với nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài như thế nào?

Đối với các doanh nghiệp là nhà đầu tư nước ngoài hoặc là các tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, trình tự và thủ tục tương đối phức tạp hơn. Cụ thể, Điều 38 Nghị định 26/2019/NĐ-CP quy định như sau: 

– Cơ quan có thẩm quyền cấp phép nuôi trồng thủy sn trên biển đối với nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vn đầu tư nước ngoài là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

– Hồ sơ cấp phép nuôi trồng thủy sản trên biển theo khoản 2 Điều 37 ban hành kèm theo Nghị định 26/2019/NĐ-CP, cụ thể:

  • Đơn đăng ký theo Mẫu số 29.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 26/2019/NĐ-CP;
  • Bản thuyết minh dự án nuôi trồng thủy sản theo Mẫu số 30.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 26/2019/NĐ-CP;
  • Báo cáo đánh giá tác động môi trường nuôi trồng thủy sản hoặc bản cam kết bảo vệ môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường được cơ quan có thẩm quyền thẩm định theo quy định;
  • Sơ đồ khu vực biển kèm theo tọa độ các điểm góc của khu vực biển đề nghị giao.

– Trình tự cấp phép nuôi trồng thủy sản trên biển:

  • Tổ chức, cá nhân có nhu cầu cấp phép nuôi trồng thủy sản trên biển gửi hồ sơ đến Tổng cục Thủy sản;
  • Trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Tổng cc Thủy sản tổ chức thẩm tra hồ sơ; tham mưu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xin ý kiến của địa phương nơi có khu vực biển, Hội Nghề cá Việt Nam, Hiệp hội nuôi biển, Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao, Bộ Công an, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công Thương, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Giao thông vận tải.
  • Trường hợp cần thiết, Tổng cc Thủy sản tổ chức kiểm tra, khảo sát thực tế tại địa điểm tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép nuôi trồng thủy sản;
  • Sau khi tổng hợp, tiếp thu ý kiến của các bộ, ngành, địa phương và đơn vị có liên quan: Trường hợp tất cả ý kiến đồng ý, trong thời hạn 05 ngày làm việc Tổng cục Thủy sản tham mưu Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp phép nuôi trồng thủy sản trên biển theo Mẫu số 31.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 26/2019/NĐ-CP.
  • Trường hợp có ít nhất 01 ý kiến không đồng ý về việc cấp phép nuôi trồng thủy sản trên biển đối với nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn báo cáo xin ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; trong thời hạn 07 ngày làm việc sau khi có ý kiến của Thủ tướng Chính phủ, Tổng cục Thủy sản tham mưu Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp phép nuôi trồng thủy sản trên biển theo Mẫu số 31.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 26/2019/NĐ-CP.
  • Trường hợp không cấp phép Tổng cục Thủy sản trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do.

– Cấp lại Giấy phép trong trường hợp giấy phép bị mất, bị hỏng, có sự thay đổi, bổ sung thông tin:

  • Tổ chức, cá nhân gửi Đơn đề nghị cấp lại giấy phép theo Mẫu số 29.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 26/2019/NĐ-CP đến Tổng cục Thủy sản;
  • Trong thời hạn 20 ngày kể từ khi nhận được văn bản đề nghị cấp lại Giấy phép, Tổng cục Thủy sản xem xét, tham mưu Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp lại Giấy phép cho t chức, cá nhân. Trường hợp không cấp lại phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

– Thu hồi giấy phép nuôi trồng thủy sản trên biển:

  • Giấy phép bị thu hồi khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: Giy phép bị tẩy, xóa, làm thay đổi nội dung; không thực hiện đúng các nội dung đã quy định trong Giấy phép;
  • Thẩm quyền thu hồi Giấy phép là Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
  • Khi phát hiện cơ sở vi phạm một trong các trường hợp quy định tại điểm trên, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành quyết định thu hồi giấy nuôi trồng thủy sản trên biển và thông báo thông tin trên phương tiện thông tin đại chúng.

Các hành vi vi phạm luật về kinh doanh nuôi trồng thủy sản bị xử phạt ra sao?

Dựa theo Điều 17 Nghị định 42/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản, các hành vi vi phạm quy định về điều kiện nuôi trồng thủy sản sẽ bị xử phạt như sau:

  • Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi không đăng ký nuôi trồng thủy sản lồng bè hoặc không đăng ký đối tượng thủy sản nuôi chủ lực.
  • Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không đáp ứng điều kiện về cơ sở vật chất hoặc trang thiết bị kỹ thuật theo quy định.
  • Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi nuôi trồng thủy sản trên biển không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép theo quy định.
  • Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc di dời, tháo dỡ công trình nuôi thủy sản vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này.

Bên cạnh đó, Điều 18 Nghị định 42/2019/NĐ-CP cũng quy định mức xử phạt đối với các vi phạm quy định về nhập khẩu, xuất khẩu thủy sản sống, cụ thể như sau:

  • Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi nhập khẩu thủy sản sống dùng làm thực phẩm, làm cảnh hoặc giải trí chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp phép theo quy định.
  • Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi xuất khẩu loài thủy sản sống có tên trong Danh mục loài thủy sản xuất khẩu có điều kiện mà không đáp ứng điều kiện theo quy định, trừ trường hợp được cơ quan có thẩm quyền cấp phép.
  • Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu lô hàng thủy sản đối với hành vi vi phạm quy định tại hai khoản trên.

Qua bài viết trên, chúng tôi đã gửi đến bạn những thông tin đầy đủ và cập nhật nhất về những vấn đề pháp lý liên quan đến hoạt động kinh doanh thủy sản.

Nếu quý khách không có thời gian hay gặp những khó khăn khi thực hiện các thủ tục đăng ký kinh doanh kể trên, hoặc cần tư vấn thêm thông tin về lĩnh vực đầu tư kinh doanh, hãy liên hệ ngay với Luật Quốc Bảo theo số điện thoại Hotline: 0763 387 788 để được đội ngũ luật sư nhiều kinh nghiệm của chúng tôi tư vấn một cách rõ ràng và cụ thể nhất.

5/5 - (2 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.