Điều chỉnh giấy phép lao động bao gồm những thủ tục như nào? Dưới đây Luật Quốc Bảo sẽ giới thiệu đến Quý khách hàng tất cả các thủ tục điều chỉnh giấy phép lao động đồng thời cung cấp dịch vụ pháp lý điều chỉnh giấy phép lao động cho người nước ngoài. Mời Quý khách hàng cùng tham khảo.
Nếu bạn cần hỗ trợ pháp lý, vui lòng liên hệ với Luật Quốc Bảo qua số hotline/zalo: 076 338 7788. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc cho quý khách miễn phí.
Mục lục
- 1 Điều chỉnh giấy phép lao động cho người nước ngoài
- 1.1 Quy trình, thủ tục xin cấp mới giấy phép lao động
- 1.2 Thủ tục xin cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Việt Nam
- 1.3 Thời hạn cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài
- 1.4 Quy trình, thủ tục cấp lại giấy phép lao động/Điều chỉnh giấy phép lao động cho người nước ngoài
- 1.5 Giấy phép lao động được gia hạn bao nhiêu lần?
- 1.6 Nên gia hạn giấy phép lao động khi nào?
- 1.7 Thời hạn gia hạn giấy phép lao động
- 1.8 Điều kiện gia hạn giấy phép lao động
- 1.9 Hồ sơ gia hạn giấy phép lao động
- 1.10 Thủ tục gia hạn giấy phép lao động
- 2 Dịch vụ điều chỉnh giấy phép lao động cho người nước ngoài, bao gồm:
- 3 Dịch vụ tư vấn xin giấy phép lao động, bao gồm:
- 4 Quy trình dịch vụ xin giấy phép lao động cho người nước ngoài của Luật Quốc Bảo:
Điều chỉnh giấy phép lao động cho người nước ngoài
Vấn đề điều chỉnh giấy phép lao động cho người nước ngoài, được tổng quát chung bao gồm hoạt động: cấp mới giấy phép lao động; Cấp lại giấy phép lao động; Sửa đổi giấy phép lao động; Gia hạn giấy phép lao động.
Quy trình, thủ tục xin cấp mới giấy phép lao động
Những trường hợp nào người nước ngoài đủ điều kiện cấp giấy phép lao động tại Việt Nam?
– Người nước ngoài đủ 18 tuổi trở lên, có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, có bằng đại học, có trình độ chuyên môn kinh nghiệm làm việc, đủ sức khỏe là những điều kiện để cấp giấ phép lao động tại Việt Nam.
– Đủ 18 tuổi trở lên và có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
– Có trình độ chuyên môn, kỹ thuật, tay nghề, kinh nghiệm làm việc; có đủ sức khỏe theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;
– Không phải là người đang trong thời gian chấp hành hình phạt hoặc chưa được xóa án tích hoặc đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật nước ngoài hoặc pháp luật Việt Nam;
– Có giấy phép lao động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp, trừ trường hợp quy định tại Điều 154 của Bộ luật lao động 2019.
Thủ tục xin cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Việt Nam
Bước 1. Xin chấp thuận nhu cầu sử dụng lao động là người nước ngoài
Trước ít nhất 30 ngày kể từ ngày dự kiến sử dụng người lao động nước ngoài, người sử dụng lao động (trừ nhà thầu) gửi báo cáo giải trình về nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài đến Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo giải trình nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài hợp lệ, cơ quan thụ lý có văn bản chấp thuận hoặc không chấp thuận về việc sử dụng người lao động nước ngoài đối với từng vị trí công việc
Hồ sơ bao gồm:
– Mẫu báo cáo giải trình nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài (theo mẫu số Mẫu số 01/PLI Phụ lục 01 Nghị định số 152/2020/NĐ-CP).
– Giấy giới thiệu/Giấy ủy quyền cho người nộp hồ sơ.
Bước 2. Nộp hồ sơ xin cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài
Hồ sơ cần chuẩn bị:
– Văn bản đề nghị cấp giấy phép lao động của người sử dụng lao động theo Mẫu số 11/PLI Phụ lục I Nghị định số 152/2020/NĐ-CP.
– Giấy chứng nhận sức khỏe hoặc giấy khám sức khỏe do cơ quan, tổ chức y tế có thẩm quyền của nước ngoài hoặc của Việt Nam cấp có giá trị trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày ký kết luận sức khỏe đến ngày nộp hồ sơ hoặc giấy chứng nhận có đủ sức khỏe theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
– Phiếu lý lịch tư pháp hoặc văn bản xác nhận người lao động nước ngoài không phải là người đang trong thời gian chấp hành hình phạt hoặc chưa được xóa án tích hoặc đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự của nước ngoài hoặc của Việt Nam cấp.
– Phiếu lý lịch tư pháp hoặc văn bản xác nhận người lao động nước ngoài không phải là người đang trong thời gian chấp hành hình phạt hoặc chưa được xóa án tích hoặc đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự được cấp không quá 06 tháng, kể từ ngày cấp đến ngày nộp hồ sơ.
Xem thêm: Thành lập doanh nghiệp
– Văn bản, giấy tờ chứng minh là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia, lao động kỹ thuật và các tài liệu theo quy định đối với một số công việc, ngành, nghề có yêu cầu đặc biệt (cầu thủ bóng đá, phi công, bảo dưỡng máy bay, thuyền viên,…).
– 02 ảnh màu (kích thước 4 cm x 6 cm, phông nền trắng, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, không đeo kính màu), ảnh chụp không quá 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ.
– Văn bản chấp thuận nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài trừ những trường hợp không phải xác định nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài.
– Bản sao có chứng thực hộ chiếu còn giá trị theo quy định của pháp luật.
– Các giấy tờ liên quan đến người lao động nước ngoài đối với từng trường hợp cụ thể theo quy định pháp luật.
Thời hạn cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài
Nộp trực tiếp tại cơ quan có thẩm quyền: 05 ngày làm việc từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.
Lưu ý: Các giấy tờ của người nước ngoài cần phải được hợp pháp hóa lãnh sự, sau đó dịch sang tiếng Việt và công chứng, chứng thực trước khi nộp.
Quy trình, thủ tục cấp lại giấy phép lao động/Điều chỉnh giấy phép lao động cho người nước ngoài
Các trường hợp cấp lại giấy phép lao động
Theo quy định tại Điều 12, Nghị định 152/2020/NĐ-CP, 3 đối tượng sau đây sẽ được xem xét cấp lại giấy phép lao động:
Lao động nước ngoài có giấy phép lao động còn thời hạn bị mất,
Lao động nước ngoài có giấy phép lao động còn thời hạn bị hỏng, hoặc
Lao động nước ngoài thay đổi họ và lên, quốc tịch, số hộ chiếu, địa điểm làm việc ghi trong giấy phép lao động còn thời hạn.
Lưu ý: Trước đây trường hợp giấy phép lao động còn hạn ít nhất 5 ngày nhưng không quá 45 ngày được xin cấp lại. Nhưng theo quy định của nghị định 152/2020/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/02/2021, trường hợp này thuộc diện gia hạn giấy phép lao động.
Hồ sơ cấp lại giấy phép lao động
Để xin cấp lại giấy phép lao động, người sử dụng lao động cùng lao động nước ngoài sẽ phải chuẩn bị các giấy tờ sau:
– Mẫu Văn bản đề nghị cấp lại giấy phép lao động của người sử dụng lao động theo qui định Mẫu số 11/PLI
– 02 ảnh màu 4 cm x 6 cm, phông nền trắng, chụp không quá 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ.
– Văn bản chấp thuận nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài trừ những trường hợp không phải xác định nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài (Bản gốc hoặc bản sao y công chứng).
– Văn bản chứng minh lý do xin cấp lại giấy phép lao động, đó là:
– Nếu xin cấp lại giấy phép lao động bị mất: Xác nhận của cơ quan công an cấp xã nơi người nước ngoài cư trú (bản gốc hoặc sao y công chứng); hoặc Xác nhận của cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài theo quy định của pháp luật (hợp pháp hóa lãnh sự và dịch thuật công chứng sang tiếng Việt, trừ khi được miễn hợp pháp hóa lãnh sự);
– Giấy tờ chứng minh về việc thay đổi nội dung ghi trên giấy phép lao động (bản gốc hoặc sao y công chứng nếu là giấy tờ của Việt Nam, bản hợp pháp hóa lãnh sự và dịch thuật công chứng sang tiếng Việt nếu là giấy tờ do nước ngoài cấp trừ khi được miễn hợp pháp hóa lãnh sự).
Phí cấp lại giấy phép lao động
Theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 3 Thông tư 02/2014/TT-BTC, lệ phí cấp lại giấy phép lao động không quá 450.000 đồng/1 giấy phép. Mức phí này có thể khác nhau giữa các tỉnh thành.
Thủ tục cấp lại giấy phép lao động/Điều chỉnh giấy phép lao động cho người nước ngoài
Bước 1: Thông báo cho người sử dụng lao động
Sau khi phát hiện mất giấy phép lao động, giấy phép lao động bị hỏng, hoặc thay đổi thông tin về họ tên, ngày tháng năm sinh, quốc tịch, số hộ chiếu, ngày cấp hộ chiếu, địa điểm làm việc so với giấy phép lao động đang sử dụng, người lao động phải báo cáo cho người sử dụng lao động cũng như thực hiện các công việc cần thiết khác, ví dụ như xin xác nhận của cơ quan có thẩm quyền trong trường hợp mất giấy phép lao động.
Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ xin cấp lại giấy phép lao động
Người sử dụng lao động cùng người lao động sẽ chuẩn bị bộ hồ sơ đầy đủ 4 loại giấy tờ nêu ở mục hồ sơ nêu trên.
Bước 3. Nộp hồ sơ xin cấp lại giấy phép lao động cho người nước ngoài
Bồ hồ sơ xin cấp lại giấy phép lao động sẽ được nộp lên Bộ lao động, Thương binh và Xã hội hoặc Sở lao động, Thương binh và Xã hội cấp tỉnh đã cấp giấy phép lao động bị mất, hỏng, hoặc bị thay đổi thông tin.
Bước 4. Nhận kết quả
Người sử dụng lao động sẽ nhận được giấy phép lao động được cấp lại hoặc văn bản từ chối cấp lại kèm theo lý do trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép lao động.
Giấy phép lao động được gia hạn bao nhiêu lần?
Theo quy định tại Điều 19, Nghị định 152/2020/NĐ-CP, giấy phép lao động chỉ được gia hạn 01 lần duy nhất.
Nếu người lao động sau khi đã gia hạn hết một lần muốn tiếp tục làm việc tại doanh nghiệp tại cùng vị trí thì phải thực hiện thủ tục xin giấy phép lao động mới.
Nên gia hạn giấy phép lao động khi nào?
Giấy phép lao động cần được gia hạn ít nhất 05 ngày trước ngày hết hạn, nhưng không quá 45 ngày. Do đó, cả người lao động nước ngoài cũng như bộ phận nhân sự của công ty sử dụng lao động nước ngoài cần phải chú ý thời hạn của giấy phép lao động đã được cấp.
Thời hạn gia hạn giấy phép lao động
Theo quy định tại Điều 19, Nghị định 152, Giấy phép lao động được gia hạn có thời hạn tối đa 02 năm và tuân theo một trong các thời hạn sau:
- Thời hạn của hợp đồng lao động dự kiến ký kết.
- Thời hạn bên nước ngoài cử lao động nước ngoài sang Việt Nam làm việc.
- Thời hạn hợp đồng hoặc thỏa thuận ký kết giữa đối tác Việt Nam và đối tác nước ngoài.
- Thời hạn hợp đồng hoặc thỏa thuận cung cấp dịch vụ ký kết giữa đối tác Việt Nam và đối tác nước ngoài.
- Thời hạn trong văn bản nhà cung cấp dịch vụ cử người lao động nước ngoài vào Việt Nam để đàm phán cung cấp dịch vụ.
Xem thêm: Thành lập doanh nghiệp
- Thời hạn nêu trong giấy phép hoạt động của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.
- Thời hạn nêu trong văn bản của nhà cung cấp dịch vụ cử người lao động nước ngoài vào Việt Nam để thành lập hiện diện thương mại.
- Thời hạn trong văn bản chứng minh người lao động nước ngoài được tham gia vào hoạt động của một doanh nghiệp nước ngoài đã thành lập hiện diện thương mại tại Việt Nam.
- Thời hạn trong văn bản chấp thuận sử dụng người lao động nước ngoài (nếu cần theo quy định của pháp luật).
Điều kiện gia hạn giấy phép lao động
Để đủ điều kiện gia hạn giấy phép lao động, cả người lao động nước ngoài và người sử dụng lao động nước ngoài cần phải đảm bảo các điều kiện sau:
Người lao động nước ngoài phải có sức khỏe phù hợp với yêu cầu công việc.
Người lao động nước ngoài phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận theo công văn chấp thuận nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài.
Có giấy tờ chứng minh người lao động nước ngoài tiếp tục làm việc cho người sử dụng lao động theo đúng nội dung trong giấy phép lao động đã được cấp.
Hồ sơ gia hạn giấy phép lao động
Dưới đây là danh sách chi tiết các giấy tờ xin gia hạn giấy phép lao động cho người nước ngoài:
- Văn bản đề nghị gia hạn giấy phép lao động theo Mẫu số 11/PLI.
- 02 ảnh màu 4*6cm nền trắng, chụp không quá 06 tháng;
- Bảo sao y công chứng Giấy phép lao động còn thời hạn đã cấp;
- Văn bản chấp thuận nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài;
- Bản sao y công chứng hộ chiếu còn hạn (cả trang hộ chiếu và trang visa);
- Giấy chứng nhận sức khỏe khám trong vòng 12 tháng (nếu cấp tại Việt Nam thì mang bản gốc/bản sao y công chứng, nếu khám tại nước ngoài thì phải là bản hợp pháp hóa lãnh sự, được dịch thuật công chứng sang tiếng Việt);
- Giấy tờ chứng minh người lao động nước ngoài tiếp tục làm việc cho người sử dụng lao động theo đúng nội dung trong giấy phép lao động đã được cấp. Giấy tờ do nước ngoài cấp phải được hợp pháp hóa lãnh sự, dịch thuật công chứng sang tiếng Việt.
Như vậy, so với việc làm mới giấy phép lao động, thì hồ sơ gia hạn giấy phép lao động sẽ đơn giản hơn do đương đơn không cần chuẩn bị:
– Lý lịch tư pháp;
– Văn bằng, chứng minh kinh nghiệm.
Thủ tục gia hạn giấy phép lao động
Điều chỉnh giấy phép lao động cho người nước ngoài
Cũng giống thủ tục xin cấp mới giấy phép lao động, thủ tục xin gia hạn giấy phép lao động cho người nước ngoài cũng bao gồm 02 bước như sau:
Bước 1: Giải trình nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài
Trong bước này, người sử dụng lao động sẽ cần hoàn thành Văn bản giải thay đổi nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài Mẫu 02/PLI, ký tên và đóng dấu theo quy định.
Sau đó, ít nhất 30 ngày trước ngày hết hạn giấy phép lao động hiện tại, người sử dụng lao động phải nộp Văn bản giải trình này lên Bộ lao động, Thương binh và Xã hội hoặc Ủy ban nhân dân tỉnh đã chấp thuận như cầu sử dụng lao động nước ngoài trước đó.
Trong vòng 10 ngày làm được, Bộ lao động, Thương binh và Xã hội hoặc Ủy ban nhân dân tỉnh sẽ cấp Văn bản chấp thuận nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài theo mẫu Mẫu 03/PLI.
Bước 2: Xin gia hạn giấy phép lao động nước ngoài
Trong bước này, người sử dụng lao động cùng người lao động chuẩn bị 01 bộ hồ sơ nêu trong mục hồ sơ gia hạn giấy phép lao động.
Sau đó, ít nhất 05 ngày nhưng không quá 45 ngày trước ngày giấy phép lao động hết hạn, người sử dụng lao nộp bộ hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép lao động lên Bộ Lao động – Thương binh và xã hội hoặc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội đã cấp giấy phép lao động đó.
Sau 05 ngày làm việc, người sử dụng lao động sẽ nhận được giấy phép lao động đã gia hạn.
Dịch vụ điều chỉnh giấy phép lao động cho người nước ngoài, bao gồm:
Xin cấp mới giấy phép lao động;
Cấp lại giấy phép lao động;
Sửa đổi giấy phép lao động;
Gia hạn giấy phép lao động;
Dịch vụ tư vấn xin giấy phép lao động, bao gồm:
Tư vấn những trường hợp làm việc tại Việt Nam phải xin giấy phép lao động tại Việt Nam;
Tư vấn những trường hợp làm việc tại Việt Nam không phải xin giấy phép lao động tại Việt Nam;
Tư vấn hồ sơ, thủ tục xin cấp mới giấy phép lao động;
Tư vấn hồ sơ, thủ tục cấp lại giấy phép lao động;
Tư vấn hồ sơ, thủ tục sửa đổi giấy phép lao động;
Tư vấn hồ sơ, thủ tục gia hạn giấy phép lao động;
Quy trình dịch vụ xin giấy phép lao động cho người nước ngoài của Luật Quốc Bảo:
Bước 1: Tư vấn pháp lý, quy trình, thủ tục, điều kiện xin giấy phép lao động cho khách hàng qua điện thoại, email;
Bước 2: Ký kết hợp đồng với khách hàng;
Bước 3: Soạn thảo hồ sơ điều chỉnh giấy phép lao động;
Bước 4: Gửi khách hàng ký hồ sơ điều chỉnh giấy phép lao động;
Bước 5: Đại diện thực hiện thủ tục điều chỉnh giấy phép lao động tại cơ quan chức năng Việt Nam;
Bước 6: Bàn giao kết quả dịch vụ điều chỉnh giấy phép lao động cho người nước ngoài là giấy phép lao động cho khách hàng.
Trên đây là thông tin về Điều chỉnh giấy phép lao động cho người nước ngoài theo quy định pháp luật hiện nay. Nếu còn thắc mắc hay cần tư vấn pháp lý khác. Hãy liên hệ Luật Quốc Bảo hotline/zalo: 0763387788, chúng tôi sẽ tư vấn cho bạn chi tiết và nhanh chóng nhất.