Kinh doanh dịch vụ bảo vệ và lưu ý khi thành lập công ty?

Kinh doanh dịch vụ bảo vệ là gì? Điều kiện kinh doanh ngành nghề này như thế nào? Bạn đã biết cách thành lập công ty/doanh nghiệp chuyên mảng kinh doanh dịch vụ bảo vệ chưa? Nếu chưa, hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây của Luật Quốc Bảo để được biết thêm thông tin chi tiết hơn nhé.

Nếu bạn cần hỗ trợ pháp lý hay bất kỳ thắc mắc có mong muốn được giải đáp nhanh chóng, vui lòng liên hệ với Luật Quốc Bảo qua số hotline/zalo: 076 338 7788. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc cho quý khách miễn phí.

Mục lục

Căn cứ pháp lý:

Nghị định 96/2016/NĐ-CP quy định điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện

Kinh doanh dịch vụ bảo vệ là gì?

Theo quy định tại Nghị định 96/2016/NĐ-CP: “ Kinh doanh dịch vụ bảo vệ là hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực bảo vệ nhằm mục đích phát sinh lợi nhuận từ hoạt động đó”. Kinh doanh dịch vụ bảo vệ gồm các hình thức sau: Dịch vụ bảo vệ con người, tài sản, mục tiêu và Bảo vệ các hoạt động hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Kinh doanh dịch vụ bảo vệ
Kinh doanh dịch vụ bảo vệ

Điều kiện kinh doanh dịch vụ bảo vệ

Điều 7. Điều kiện về an ninh, trật tự áp dụng chung cho các ngành, nghề

  1. Được đăng ký, cấp phép hoặc thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam.

  2. Người chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh phải không thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Đối với người Việt Nam:

Đã bị khởi tố hình sự mà các cơ quan tố tụng của Việt Nam hoặc của nước ngoài đang tiến hành điều tra, truy tố, xét xử.

Có tiền án về các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội khác do lỗi cố ý bị kết án từ trên 03 năm tù trở lên chưa được xóa án tích; đang trong thời gian được tạm hoãn chấp hành hình phạt tù; đang chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ; đang bị quản chế, cấm cư trú, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự theo quyết định của Tòa án.

Đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; có quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính trong thời gian chờ thi hành quyết định; đang nghiện ma túy; đang được tạm hoãn, tạm đình chỉ chấp hành quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; đã bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính nhưng chưa đủ thời hạn để được coi là chưa bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính;

b) Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài mang hộ chiếu nước ngoài và người nước ngoài:

Chưa được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp phép cư trú.

  1. Đủ điều kiện về an toàn phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy.

Điều 11. Điều kiện về an ninh, trật tự đối với kinh doanh dịch vụ bảo vệ

Ngoài điều kiện quy định tại Điều 7 Nghị định này, cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo vệ phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

  1. Là doanh nghiệp.
  2. Người chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo vệ phải có bằng tốt nghiệp từ cao đẳng trở lên và không phải là người chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo vệ mà trong 24 tháng liền kề trước đó đã bị thu hồi không có thời hạn Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự (trừ quy định tại khoản 2 Điều 22 Nghị định này).
  3. Cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo vệ của Việt Nam liên doanh với cơ sở kinh doanh nước ngoài:

Cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo vệ của Việt Nam chỉ được liên doanh với cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo vệ nước ngoài trong trường hợp cần đầu tư máy móc, phương tiện kỹ thuật phục vụ công tác bảo vệ và chỉ được thực hiện dưới hình thức cơ sở kinh doanh nước ngoài góp vốn mua máy móc, phương tiện kỹ thuật phục vụ công tác bảo vệ.

  1. Cơ sở kinh doanh nước ngoài đầu tư góp vốn với cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo vệ của Việt Nam:

a) Là doanh nghiệp đang hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ liên tục ít nhất 05 năm;

b) Người đại diện cho phần vốn góp của cơ sở kinh doanh nước ngoài là người chưa bị cơ quan pháp luật của nước ngoài nơi họ hoạt động kinh doanh xử lý về hành vi vi phạm có liên quan đến hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ từ cảnh cáo trở lên;

c) Phần vốn góp của cơ sở kinh doanh nước ngoài chỉ được sử dụng để mua máy móc, thiết bị kỹ thuật phục vụ công tác bảo vệ. Số vốn góp đầu tư của cơ sở kinh doanh nước ngoài ít nhất là 1.000.000 USD (một triệu đô la Mỹ). Việc định giá máy móc, thiết bị kỹ thuật do cơ quan quản lý nhà nước về giá có thẩm quyền từ cấp tỉnh trở lên thực hiện; chi phí định giá do cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo vệ chi trả.

Điều 12. Điều kiện để được đào tạo nhân viên dịch vụ bảo vệ

1. Chỉ các cơ sở sau đây mới được đào tạo nhân viên dịch vụ bảo vệ:

a) Cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo vệ quy định tại khoản 3 Điều này;

b) Trung tâm dạy nghề của các trường Công an nhân dân;

c) Trung tâm huấn luyện và bồi dưỡng nghiệp vụ thuộc Công an từ cấp tỉnh trở lên;

d) Các cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo vệ quy định tại khoản 3 Điều này nếu có nhu cầu hoạt động kinh doanh đào tạo nhân viên dịch vụ bảo vệ cho cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo vệ khác thì thực hiện theo quy định của pháp luật về giáo dục nghề nghiệp.

2. Cơ sở đào tạo nhân viên dịch vụ bảo vệ quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải cung cấp cho cơ quan Công an có thẩm quyền quy định tại Điều 24 Nghị định này tài liệu chứng minh về chức năng đào tạo nhân viên dịch vụ bảo vệ do cơ quan có thẩm quyền cấp kèm theo giáo trình, chương trình đào tạo nhân viên dịch vụ bảo vệ. Nội dung giáo trình theo quy định tại điểm đ khoản 3 Điều này.

3. Cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo vệ tự đào tạo nhân viên bảo vệ cho cơ sở của mình phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Có phòng học và có địa điểm tập luyện cho nhân viên dịch vụ bảo vệ;

b) Có ít nhất 03 năm hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ bảo vệ; có ban quản lý, đào tạo nhân viên dịch vụ bảo vệ;

c) Có số lượng nhân viên dịch vụ bảo vệ tối thiểu từ 300 nhân viên trở lên;

d) Có giáo viên hoặc hợp đồng thuê giáo viên giảng dạy. Giáo viên giảng dạy phải có trình độ chuyên môn phù hợp, có bằng tốt nghiệp từ cao đẳng trở lên (trừ môn võ thuật);

đ) Có giáo trình và chương trình đào tạo nhân viên dịch vụ bảo vệ. Giáo trình đào tạo gồm các nội dung cơ bản về chính trị; pháp luật; nghiệp vụ bảo vệ; kỹ năng giao tiếp, ứng xử; công tác phòng cháy và chữa cháy; công tác sơ, cấp cứu người bị nạn; quản lý, sử dụng công cụ hỗ trợ; một số động tác võ thuật phục vụ tự vệ và khống chế đối tượng; một số nội dung khác theo yêu cầu thực tiễn của mục tiêu cần bảo vệ. Thời gian đào tạo nhân viên dịch vụ bảo vệ ít nhất là 30 ngày.

4. Các cơ sở chỉ được đào tạo nhân viên dịch vụ bảo vệ sau khi Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Bộ Công an thẩm duyệt giáo trình, chương trình đào tạo. Sau khóa đào tạo phải có văn bản đề nghị cơ quan Công an có thẩm quyền sát hạch đánh giá kết quả và cấp Chứng chỉ nghiệp vụ bảo vệ (Mẫu số 04 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này) cho những nhân viên dịch vụ bảo vệ đạt yêu cầu trong đợt sát hạch.

Điều 25. Trách nhiệm chung áp dụng đối với các ngành, nghề

  1. Người chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh phải chịu trách nhiệm về việc đảm bảo các điều kiện về an ninh, trật tự; thực hiện đầy đủ các quy định về an ninh, trật tự trong Nghị định này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
  2. Trong thời hạn không quá 05 ngày kể từ ngày bắt đầu hoạt động kinh doanh, phải có văn bản thông báo kèm theo bản sao Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự gửi cho Công an xã, phường, thị trấn nơi cơ sở hoạt động kinh doanh.
  3. Duy trì thường xuyên, liên tục các điều kiện về an ninh, trật tự quy định tại Nghị định này trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh.

  4. Không sử dụng cơ sở kinh doanh để thực hiện các hoạt động trái quy định của pháp luật ảnh hưởng đến an ninh, trật tự, đạo đức, thuần phong, mỹ tục của dân tộc.
  5. Phát hiện và kịp thời thông báo cho cơ quan Công an về các biểu hiện nghi vấn hoặc vụ việc có liên quan đến an ninh, trật tự tại cơ sở kinh doanh.
  6. Trường hợp bị mất Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự, trong thời hạn 03 ngày làm việc phải có văn bản thông báo cho cơ quan Công an có thẩm quyền.
  7. Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ hàng quý hoặc đột xuất về tình hình an ninh, trật tự theo hướng dẫn của Bộ Công an.

  8. Chấp hành việc thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm của cơ quan Công an và cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
  9. Chỉ sử dụng nhân viên làm việc trong cơ sở kinh doanh từ đủ 18 tuổi trở lên; có đủ năng lực hành vi dân sự; không nghiện ma túy. Không sử dụng nhân viên là người đang trong thời gian bị điều tra, truy tố, xét xử; đang trong thời gian được tạm hoãn chấp hành hình phạt tù; người đang trong thời gian được tha tù trước thời hạn có điều kiện; người đang chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ.
  10. Trong thời hạn không quá 20 ngày kể từ khi bắt đầu hoạt động, cơ sở kinh doanh có trách nhiệm cung cấp cho cơ quan Công an có thẩm quyền các tài liệu sau đây:

a) Danh sách những người làm việc trong cơ sở kinh doanh;

b) Bản khai lý lịch, Bản khai nhân sự của người chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh, trừ người đứng tên trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự;

c) Các tài liệu chứng minh cơ sở kinh doanh đảm bảo đủ các điều kiện đối với từng loại ngành, nghề quy định tại các Điều 8, 11 và Điều 12 Nghị định này;

d) Thống kê phương tiện phục vụ cho công tác bảo vệ (nếu có);

đ) Sơ đồ khu vực kinh doanh đối với các cơ sở kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp; kinh doanh tiền chất thuốc nổ; kinh doanh ngành, nghề có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp và tiền chất thuốc nổ; kinh doanh dịch vụ nổ mìn; kinh doanh công cụ hỗ trợ; kinh doanh súng bắn sơn; kinh doanh các loại pháo; kinh doanh casino; kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng dành cho người nước ngoài; kinh doanh dịch vụ lưu trú; kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường; kinh doanh dịch vụ xoa bóp; kinh doanh dịch vụ cầm đồ.

  1. Phải có văn bản đề nghị cơ quan Công an có thẩm quyền cấp lại hoặc cấp đổi Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự do bị mất, hư hỏng, hết thời hạn sử dụng hoặc cần thay đổi nội dung thông tin ghi trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự.
  2. Tổ chức tập huấn về công tác đảm bảo an ninh, trật tự cho nhân viên bảo vệ và các nhân viên khác có liên quan trong cơ sở kinh doanh theo hướng dẫn của cơ quan Công an có thẩm quyền.
  3. Nếu cơ sở kinh doanh tạm ngừng hoạt động thì trước 10 ngày kể từ ngày tạm ngừng hoạt động, cơ sở kinh doanh phải có văn bản thông báo cho cơ quan Công an có thẩm quyền và Công an xã, phường, thị trấn nơi cơ sở hoạt động kinh doanh biết, trong đó nêu rõ lý do và thời gian tạm ngừng hoạt động.

  4. Đối với các cơ sở kinh doanh: Súng quân dụng cầm tay hạng nhỏ; vật liệu nổ công nghiệp; tiền chất thuốc nổ; ngành, nghề có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp và tiền chất thuốc nổ; dịch vụ nổ mìn; công cụ hỗ trợ; súng bắn sơn khi ngừng hoạt động kinh doanh thì phải thống kê đầy đủ số súng quân dụng, vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ, súng bắn sơn còn tồn đọng (nếu có) và có văn bản thông báo cho cơ quan Công an hoặc cơ quan Quân sự từ cấp tỉnh trở lên nơi cơ sở hoạt động kinh doanh để xử lý theo quy định của pháp luật.
  5. Lập sổ quản lý hoạt động kinh doanh phù hợp với từng loại ngành, nghề theo mẫu thống nhất của Bộ Công an.
  6. Nộp phí thẩm định cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự, phí sát hạch cấp Chứng chỉ nghiệp vụ bảo vệ theo quy định của pháp luật.

Điều 32. Trách nhiệm của cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo vệ

Ngoài trách nhiệm quy định tại Điều 25 Nghị định này, cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo vệ có trách nhiệm:

1. Tuyển chọn, sử dụng nhân viên dịch vụ bảo vệ đáp ứng các tiêu chuẩn sau đây:

a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; không có tiền án về các tội giết người, cố ý gây thương tích, các tội xâm phạm sở hữu;

b) Có lý lịch rõ ràng được Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi đăng ký hộ khẩu thường trú xác nhận;

c) Có giấy khám sức khỏe của trung tâm y tế, bệnh viện từ cấp huyện trở lên xác nhận có đủ sức khỏe để lao động;

d) Có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở trở lên;

đ) Không sử dụng người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài làm người chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh hoặc trực tiếp điều hành hoạt động kinh doanh hoặc làm nhân viên dịch vụ bảo vệ.

  1. Chỉ sử dụng nhân viên dịch vụ bảo vệ đã được đào tạo và được cấp Chứng chỉ nghiệp vụ bảo vệ.
  2. Có hợp đồng lao động với nhân viên dịch vụ bảo vệ theo quy định của pháp luật.
  3. Chỉ thực hiện việc đào tạo nhân viên dịch vụ bảo vệ sau khi cơ quan Công an có thẩm quyền có văn bản thẩm duyệt nội dung giáo trình và chương trình đào tạo nhân viên dịch vụ bảo vệ.
  4. Cấp biển hiệu, trang phục (có logo gắn trên áo đã đăng ký với cơ quan Công an có thẩm quyền) cho nhân viên bảo vệ thuộc quyền quản lý.

  5. Ký hợp đồng kinh tế cung cấp dịch vụ bảo vệ trước khi triển khai công tác bảo vệ.
  6. Không được thực hiện dịch vụ bảo vệ cho các đối tượng, mục tiêu hoặc hoạt động trái quy định của pháp luật.
  7. Trong thời hạn 05 ngày kể từ khi triển khai mục tiêu bảo vệ tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ngoài phạm vi cơ sở kinh doanh đặt trụ sở, phải có văn bản thông báo kèm theo bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự; danh sách nhân viên dịch vụ bảo vệ và số lượng, chủng loại công cụ hỗ trợ (nếu có) tại mục tiêu bảo vệ đó gửi cho Công an xã, phường, thị trấn nơi triển khai mục tiêu bảo vệ.

  8. Đối với cơ sở kinh doanh có vốn đầu tư nước ngoài, trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày bắt đầu hoạt động kinh doanh, phải có trách nhiệm cung cấp cho cơ quan Công an có thẩm quyền bản thống kê danh mục máy móc, phương tiện kỹ thuật phục vụ công tác bảo vệ do cơ sở kinh doanh nước ngoài đầu tư, kèm theo tài liệu định giá đối với máy móc, phương tiện kỹ thuật của cơ quan quản lý giá từ cấp tỉnh trở lên.
Kinh doanh dịch vụ bảo vệ
Kinh doanh dịch vụ bảo vệ

Để hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo về cần phải làm gì?

– Trước khi kinh doanh dịch vụ bảo vệ theo quy định tại số 96/2016/NĐ-CP, trường hợp kinh doanh có điều kiện bảo đảm thì có quy định về ngành nghề kinh doanh dịch vụ bảo vệ phải được cấp phép trước khi cung cấp dịch vụ bảo vệ cho các dịch vụ bảo vệ.

– Bạn có cần phải nộp đơn xin bất kỳ giấy phép nào khác ngoài công việc nộp đơn xin kinh doanh dịch vụ bảo vệ không? Câu trả lời là khi nộp đơn xin giấy phép kinh doanh dịch vụ bảo vệ, khi bạn đã hoàn thành đơn đăng ký và trả lời theo yêu cầu, bạn không cần phải yêu cầu bất kỳ sự cho phép nào khác. Nhưng đơn vị cũng phải đảm bảo tuân thủ hoạt động theo quy định của pháp luật về các hoạt động liên quan.

Lưu ý khi thành lập công ty kinh doanh dịch vụ bảo vệ

Theo quy định, khi cơ sở muốn hoạt động trong lĩnh vực bảo vệ thì phải thành lập công ty. Vì vậy, nếu đã có công ty, cơ sở đó cần lưu ý xem có kinh doanh bảo vệ không, nếu chưa có thì cần bổ sung ngành nghề phù hợp với lĩnh vực kinh doanh.

Trường hợp cơ sở chưa có công ty thì phải thành lập công ty kinh doanh dịch vụ bảo vệ.

Khi thành lập công ty để hoạt động trong lĩnh vực này cần có một số lưu ý như sau:

  1. Về tên doanh nghiệp: Doanh nghiệp đặt tên phải có loại hình công ty và tên riêng. Và tên này không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với công ty khác đã được đặt.
  2. Về địa chỉ công ty: Doanh nghiệp đặt trụ sở chính phải ghi rõ số nhà, ngõ, phố (thôn, xóm), phường (xã), quận (huyện), tỉnh (thành phố) và không được đặt địa chỉ ở những nơi. không được phép đặt như các khu chung cư chức năng, khu tập thể …
  3. Về số vốn: Doanh nghiệp đặt số vốn đăng ký theo năng lực của mình vì pháp luật không quy định về vốn pháp định hoặc tài sản đảm bảo cho lĩnh vực này;

  4. Về ngành nghề kinh doanh: Phải có ngành nghề bao gồm cả phạm vi kinh doanh dịch vụ bảo vệ
  5. Về người đại diện theo pháp luật: người đại diện theo pháp luật phải đáp ứng các điều kiện theo quy định của Luật Doanh nghiệp. Nhưng người đại diện theo pháp luật cho công ty kinh doanh dịch vụ bảo vệ không nhất thiết phải là nhân viên bảo vệ cũng như không nhất thiết phải là người chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ của công ty.

Cần làm gì để xin giấy phép kinh doanh dịch vụ bảo vệ?

– Văn bản đề nghị cấp giấy phép cho nhà cung cấp dịch vụ bảo vệ;

– Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (bản sao xác thực), nếu giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh không rõ ràng về ngành nghề đã đăng ký, doanh nghiệp cần gửi xác nhận ngành nghề kinh doanh của cơ quan đăng ký kinh doanh;

– Sơ yếu lý lịch kèm theo lý lịch pháp lý hoặc báo cáo nhân sự của người phụ trách an ninh, tự quản của cơ sở kinh doanh, cụ thể như sau:

+ Đối mặt với người Việt Nam đang sinh sống ở nước có trách nhiệm về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh có tên trong giấy chứng nhận điều kiện an ninh, tự yêu cầu bồi thường điều kiện để có tờ khai lý lịch; Công thức tư vấn (trừ những người thuộc biên chế của cơ quan nhà nước, lực lượng vũ trang, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội);

+ Sơ yếu lý lịch của người quy định tại điểm này, nếu thuộc biên chế của cơ quan nhà nước, lực lượng vũ trang, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội thì phải có xác nhận của cơ quan, tập thể. cơ quan có thẩm quyền quản lý trực tiếp (trừ cơ sở kinh doanh). Đối với những người không thuộc đối tượng nêu trên phải có xác nhận đăng ký thường trú của cấp xã, phường, thị trấn;

+ Trường hợp cơ sở kinh doanh có nhiều người đại diện theo pháp luật thì sơ yếu lý lịch, công ty tư pháp hoặc tờ khai nhân sự trong hồ sơ áp dụng đối với người có tên trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện. an ninh, trật tự.

– Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận giáo dục của người phụ trách an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh có tên trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự.

Câu hỏi thường gặp:

Câu hỏi: Xin giấy phép kinh doanh dịch vụ bảo vệ có cần xin giấy phép phòng cháy chữa cháy không ?

Trả lời:

Theo quy định tại Nghị định 96/2016/NĐ-CP thì hầu hết các đơn vị xin giấy phép an ninh trật tự phải đáp ứng đủ điều kiện về an toàn phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy. Tuy nhiên Nghị định 96/2016/NĐ-CP quy định tại Điều 19 về hồ sơ cấp mới Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự có loại trừ một số trường hợp không cần giấy phép phòng cháy chữa cháy khi xin giấy phép an ninh trật tự trong đó có trường hợp kinh doanh dịch vụ bảo vệ. Như vậy khi thực hiện thủ tục xin giấy phép kinh doanh dịch vụ bảo vệ không cần phải xin giấy phép phòng cháy chữa cháy.

Câu hỏi: Khi thực hiện thủ tục xin giấy phép kinh doanh dịch vụ bảo vệ, tôi có bắt buộc phải thành lập công ty không ?

Trả lời:

Khi thực hiện thủ tục xin giấy phép kinh doanh dịch vụ bảo vệ bắt buộc phải thành lập công ty theo quy định.

Câu hỏi:  Khi thực hiện thủ tục xin giấy phép kinh doanh dịch vụ bảo vệ, Người đại diện theo pháp luật có nhất thiết phải có bằng cấp hoặc kinh nghiệm gì không ?

Trả lời:

Khi thực hiện thủ tục xin giấy phép kinh doanh dịch vụ bảo vệ, người đại diện không yêu cầu về kinh nghiệm nhưng về bằng cấp nếu người đại diện đồng thời là người chịu trách nhiệm về an ninh trật tự thì sẽ phải có bằng cao đẳng trở lên theo quy định.

Câu hỏi: Khi thực hiện thủ tục xin giấy phép kinh doanh ngành nghề bảo vệ này, có phải xin phiếu lý lịch tư pháp cho người chịu trách nhiệm an ninh trật tự không ?

Trả lời:

Khi thực hiện thủ tục xin giấy phép an ninh trật tự thì người chịu trách nhiệm an ninh trật tự phải có phiếu lý lịch tư pháp để xác minh thuộc đối tượng đáp ứng đủ điều kiện và không thuộc trường hợp cấm phụ trách an ninh trật tự

Câu hỏi: Khi thực hiện thủ tục xin giấy phép kinh doanh dịch vụ bảo vệ, Giấy phép được cấp có hiệu lực bao lâu?

Trả lời:

Khi thực hiện thủ tục xin giấy phép kinh doanh dịch vụ bảo vệ, giấy phép có hiệu lực không có thời hạn nhưng sẽ chấm dứt nếu công ty thuộc đối tượng bị thu hồi giấy phép hoặc công ty chấm dứt hoạt động.

Trên đây là thông tin về Kinh doanh dịch vụ bảo vệ. Nếu bạn cần hỗ trợ pháp lý hay bất kỳ thắc mắc có mong muốn được giải đáp nhanh chóng, vui lòng liên hệ với Luật Quốc Bảo qua số hotline/zalo: 076 338 7788. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc cho quý khách miễn phí.

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.