Điều kiện kinh doanh, thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh quản lý quỹ hưu trí tự nguyện được quy định cụ thể như thế nào? Sau đây Luật Quốc Bảo xin được chia sẻ quy định về kinh doanh dịch vụ quản lý quỹ hưu trí tự nguyện tới quý khách hàng
Mục lục
- 1 Quỹ hưu trí tự nguyện là gì?
- 2 Điều kiện kinh doanh dịch vụ quản lý quỹ hưu trí tự nguyện
- 3 Nghị định 151/2018/NĐ-CP về doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí tự nguyện
- 3.1 Điều 34. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ Điều kiện kinh doanh
- 3.2 Điều 35. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ Điều kiện kinh doanh
- 3.3 Điều 36. Quy trình thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ Điều kiện kinh doanh
- 3.4 Điều 37. Giấy chứng nhận đủ Điều kiện kinh doanh
- 3.5 Điều 38. Cấp lại Giấy chứng nhận đủ Điều kiện kinh doanh
- 3.6 Điều 39. Điều chỉnh Giấy chứng nhận đủ Điều kiện kinh doanh
- 3.7 Điều 40. Những thay đổi phải thông báo cho Bộ Tài chính
- 3.8 Điều 41. Thu hồi Giấy chứng nhận đủ Điều kiện kinh doanh
- 3.9 Điều 42. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí
- 4 Thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện cho các dịch vụ quản lý quỹ hưu trí tự nguyện
- 5 Những câu hỏi liên quan về kinh doanh dịch vụ quản lý quỹ hưu trí tự nguyện.
Quỹ hưu trí tự nguyện là gì?
Quỹ hưu trí tự nguyện là tên viết tắt của quỹ hưu trí bổ sung tự nguyện, là một quỹ tài chính để thực hiện chương trình lương hưu, được hình thành từ sự đóng góp của những người tham gia quỹ và người sử dụng lao động.
Đối tượng đóng góp quỹ hưu trí tự nguyện bao gồm:
– Chủ lao động đóng góp cho nhân viên theo Bộ luật Lao động.
– Nhân viên đóng góp theo quy định của Bộ luật Lao động.
– Cá nhân từ 15 tuổi trở lên, không làm việc theo hợp đồng lao động theo Bộ luật Lao động.
Điều kiện kinh doanh dịch vụ quản lý quỹ hưu trí tự nguyện
Điều kiện kinh doanh dịch vụ quản lý quỹ hưu trí tự nguyện | Ngày có hiệu lực | Căn cứ pháp lý |
Điều 34. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ Điều kiện kinh doanh 1. Là doanh nghiệp thành lập hợp pháp tại Việt Nam được phép hoạt động trong các lĩnh vực: Bảo hiểm nhân thọ, quản lý quỹ theo quy định của pháp luật chuyên ngành và đáp ứng được các Điều kiện sau: a) Đối với doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ phải đủ Điều kiện triển khai sản phẩm bảo hiểm hưu trí theo quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm hưu trí; b) Đối với công ty quản lý quỹ phải có ít nhất 05 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý quỹ; tổng giá trị tài sản quản lý tối thiểu là 1.000 tỷ đồng, đang hoạt động quản lý quỹ mở hoặc quỹ trái phiếu. 2. Không phải là tổ chức nằm trong diện đang được tái cơ cấu theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. 3. Có dự thảo Điều lệ quỹ đối với mỗi quỹ hưu trí dự kiến thành lập đáp ứng Điều kiện quy định tại Điều 14 Nghị định này. 4. Có hợp đồng nguyên tắc ký kết với các tổ chức cung cấp dịch vụ sau: a) Tổ chức lưu ký tài sản quỹ hưu trí theo quy định tại Điều 15 Nghị định này; b) Ngân hàng giám sát hoạt động quản lý quỹ hưu trí và quản trị tài Khoản hưu trí cá nhân theo quy định tại Điều 16 Nghị định này. 5. Có phương án kinh doanh dịch vụ quản lý quỹ hưu trí gồm những nội dung cơ bản sau: a) Kế hoạch và chiến lược hoạt động quản lý quỹ hưu trí trong 05 năm tiếp theo; b) Dự kiến doanh thu và chi phí trong 05 năm tiếp theo c) Phương án về cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin để quản lý từng tài Khoản hưu trí cá nhân đảm bảo thực hiện các hoạt động đóng góp, đầu tư, thanh toán chi phí, thuế, tiền phạt và chi trả các đối tượng liên quan; d) Có mẫu hợp đồng khung về tham gia quỹ hưu trí đáp ứng Điều kiện quy định tại Điều 19 Nghị định này. 6. Có tối thiểu 05 người lao động có ít nhất 05 năm làm việc trực tiếp trong lĩnh vực quản lý quỹ hưu trí, quản lý quỹ đầu tư chứng khoán hoặc quản lý quỹ chủ hợp đồng bảo hiểm. Trong đó phải có tối thiểu 03 nhân viên nghiệp vụ có chứng chỉ hành nghề quản lý quỹ do Ủy ban chứng khoán Nhà nước cấp hoặc là thành viên của Hiệp hội các nhà phân tích tài chính (CFA). 7. Có quy trình quản trị rủi ro, hệ thống kiểm soát nội bộ. | 07/11/2018 | – Nghị định 88/2016/NĐ-CP về chương trình hưu trí bổ sung tự nguyện – Nghị định 151/2018/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung Nghị định quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tài chính |
Nghị định 151/2018/NĐ-CP về doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí tự nguyện
Điều 34. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ Điều kiện kinh doanh
1. Là doanh nghiệp thành lập hợp pháp tại Việt Nam được phép hoạt động trong các lĩnh vực: Bảo hiểm nhân thọ, quản lý quỹ theo quy định của pháp luật chuyên ngành và đáp ứng được các Điều kiện sau:
a) Đối với doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ phải đủ Điều kiện triển khai sản phẩm bảo hiểm hưu trí theo quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm hưu trí;
b) Đối với công ty quản lý quỹ phải có ít nhất 05 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý quỹ; tổng giá trị tài sản quản lý tối thiểu là 1.000 tỷ đồng, đang hoạt động quản lý quỹ mở hoặc quỹ trái phiếu.
2. Không phải là tổ chức nằm trong diện đang được tái cơ cấu hoặc bị kiểm soát, giám sát đặc biệt theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
3. Có dự thảo Điều lệ quỹ đối với mỗi quỹ hưu trí dự kiến thành lập đáp ứng Điều kiện quy định tại Điều 14 Nghị định này.
4. Có hợp đồng nguyên tắc ký kết với các tổ chức cung cấp dịch vụ sau:
a) Tổ chức lưu ký tài sản quỹ hưu trí theo quy định tại Điều 15 Nghị định này;
b) Ngân hàng giám sát hoạt động quản lý quỹ hưu trí và quản trị tài Khoản hưu trí cá nhân theo quy định tại Điều 16 Nghị định này.
5. Có phương án kinh doanh dịch vụ quản lý quỹ hưu trí gồm những nội dung cơ bản sau:
a) Kế hoạch và chiến lược hoạt động quản lý quỹ hưu trí trong 05 năm tiếp theo;
b) Dự kiến doanh thu và chi phí trong 05 năm tiếp theo;
c) Phương án về cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin để quản lý từng tài Khoản hưu trí cá nhân đảm bảo thực hiện các hoạt động đóng góp, đầu tư, thanh toán chi phí, thuế, tiền phạt và chi trả các đối tượng liên quan;
d) Có mẫu hợp đồng khung về tham gia quỹ hưu trí đáp ứng Điều kiện quy định tại Điều 19 Nghị định này.
6. Có tối thiểu 05 người lao động có ít nhất 05 năm làm việc trực tiếp trong lĩnh vực quản lý quỹ hưu trí, quản lý quỹ đầu tư chứng khoán hoặc quản lý quỹ chủ hợp đồng bảo hiểm. Trong đó phải có tối thiểu 03 nhân viên nghiệp vụ có chứng chỉ hành nghề quản lý quỹ do Ủy ban chứng khoán Nhà nước cấp hoặc là thành viên của Hiệp hội các nhà phân tích tài chính (CFA).
7. Có quy trình quản trị rủi ro, hệ thống kiểm soát nội bộ.
Điều 35. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ Điều kiện kinh doanh
1. Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ Điều kiện kinh doanh (thông tin về mã số doanh nghiệp).
2. Bản sao Giấy phép hoạt động trong lĩnh vực chuyên ngành (Bản sao được cấp từ sổ gốc, bản sao có chứng thực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc bản sao không có chứng thực xuất trình cùng bản chính để đối chiếu).
3. Bản sao hợp đồng nguyên tắc với tổ chức lưu ký, ngân hàng giám sát.
4. Phương án kinh doanh dịch vụ quản lý quỹ:
a) Kế hoạch và chiến lược hoạt động quản lý quỹ hưu trí;
b) Dự kiến doanh thu và chi phí trong 05 năm tiếp theo;
c) Phương án về cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin để quản lý từng tài Khoản hưu trí cá nhân đảm bảo thực hiện các hoạt động đóng góp, đầu tư, thanh toán chi phí, chi trả cho người tham gia quỹ và người sử dụng lao động, thanh toán thuế thu nhập cá nhân;
d) Mẫu hợp đồng khung về tham gia quỹ hưu trí đáp ứng Điều kiện quy định tại Điều 19 Nghị định này.
5. Tài liệu chứng minh có tối thiểu 05 người lao động đáp ứng Điều kiện quy định tại Điều 34 Nghị định này, bao gồm các tài liệu cơ bản sau:
a) Bản sao hợp đồng lao động (Bản sao có chứng thực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc bản sao không có chứng thực xuất trình cùng bản chính để đối chiếu);
b) Sơ yếu lý lịch của người lao động có xác nhận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền (nêu rõ quá trình công tác và các chứng chỉ, bằng cấp nếu có);
c) Bản sao các chứng chỉ theo quy định tại Khoản 6 Điều 34 Nghị định này.
6. Quy trình quản trị rủi ro, hệ thống kiểm soát nội bộ.
Điều 36. Quy trình thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ Điều kiện kinh doanh
1. Doanh nghiệp nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ Điều kiện kinh doanh theo quy định tại Điều 35 Nghị định này đến Bộ Tài chính để kiểm tra tính đầy đủ và hợp lệ của hồ sơ.
2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Tài chính thông báo về tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ và yêu cầu doanh nghiệp bổ sung tài liệu (nếu có) và gửi 02 bộ hồ sơ chính thức để thẩm định.
3. Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, và các đơn vị có liên quan thẩm định, xem xét hồ sơ để cấp Giấy chứng nhận đủ Điều kiện kinh doanh. Trong trường hợp từ chối, Bộ Tài chính thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp và nêu rõ lý do.
4. Nội dung thẩm định hồ sơ theo các Điều kiện quy định tại Điều 34 Nghị định này.
Điều 37. Giấy chứng nhận đủ Điều kiện kinh doanh
1. Giấy chứng nhận đủ Điều kiện kinh doanh có những nội dung cơ bản sau:
a) Tên doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí;
b) Địa chỉ trụ sở chính, địa chỉ trang thông tin điện tử của doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí;
c) Số, ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
d) Số, ngày cấp Giấy chứng nhận đủ Điều kiện kinh doanh;
đ) Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí;
e) Nội dung và phạm vi hoạt động.
2. Trường hợp cấp lại hoặc Điều chỉnh Giấy chứng nhận đủ Điều kiện kinh doanh thì ghi rõ số lần cấp lại hoặc số lần Điều chỉnh và sử dụng số chứng nhận đủ Điều kiện kinh doanh đã được cấp lần đầu cho doanh nghiệp.
Điều 38. Cấp lại Giấy chứng nhận đủ Điều kiện kinh doanh
1. Giấy chứng nhận đủ Điều kiện kinh doanh được cấp lại trong những trường hợp sau:
a) Giấy chứng nhận đủ Điều kiện kinh doanh bị mất hoặc bị hư hỏng;
b) Doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí thực hiện tổ chức lại doanh nghiệp (chia, tách, hợp nhất, sáp nhập hoặc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp) và tiếp tục đáp ứng đủ các Điều kiện quy định tại Điều 34 Nghị định này.
2. Quy trình, thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận đủ Điều kiện kinh doanh đối với trường hợp quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này:
a) Hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đủ Điều kiện kinh doanh gồm:
– Bản gốc Giấy chứng nhận đủ Điều kiện kinh doanh (trừ trường hợp bị mất);
– Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đủ Điều kiện kinh doanh.
b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được
Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đủ Điều kiện kinh doanh, Bộ Tài chính xem xét cấp lại Giấy chứng nhận đủ Điều kiện kinh doanh.
3. Quy trình, thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận đủ Điều kiện kinh doanh đối với trường hợp quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này:
a) Hồ sơ gồm:
– Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đủ Điều kiện kinh doanh;
– Hồ sơ chứng minh doanh nghiệp tiếp tục đáp ứng đủ các Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ Điều kiện kinh doanh quy định tại Điều 34 Nghị định này bao gồm các văn bản, tài liệu quy định tại Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4, Khoản 5 và Khoản 6 Điều 35 Nghị định này.
b) Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội thẩm định, xem xét hồ sơ để cấp lại Giấy chứng nhận đủ Điều kiện kinh doanh. Trong trường hợp từ chối, Bộ Tài chính thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp và nêu rõ lý do.
Điều 39. Điều chỉnh Giấy chứng nhận đủ Điều kiện kinh doanh
1. Doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí phải làm thủ tục đề nghị Điều chỉnh Giấy chứng nhận đủ Điều kiện kinh doanh trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ khi có sự thay đổi tại Giấy chứng nhận đủ Điều kiện kinh doanh quy định tại Điều 37 Nghị định này.
2. Hồ sơ đề nghị Điều chỉnh Giấy chứng nhận đủ Điều kiện kinh doanh bao gồm:
a) Đơn đề nghị Điều chỉnh Giấy chứng nhận đủ Điều kiện kinh doanh, trong đó nêu rõ lý do Điều chỉnh;
b) Bản gốc Giấy chứng nhận đủ Điều kiện kinh doanh đã được cấp lần gần nhất;
c) Tài liệu chứng minh nội dung đề nghị Điều chỉnh.
3. Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội thẩm định, xem xét hồ sơ để Điều chỉnh Giấy chứng nhận đủ Điều kiện kinh doanh. Trong trường hợp từ chối, Bộ Tài chính thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp và nêu rõ lý do.
Điều 40. Những thay đổi phải thông báo cho Bộ Tài chính
Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày có thay đổi về những nội dung sau đây, doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí phải thông báo bằng văn bản đến Bộ Tài chính:
1. Thuộc diện tái cơ cấu hoặc kiểm soát, giám sát đặc biệt.
2. Bị giải thể, phá sản hoặc tự chấm dứt kinh doanh dịch vụ quản lý quỹ hưu trí.
3. Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy phép hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm hoặc quản lý quỹ đầu tư chứng khoán.
4. Thay đổi về tổ chức lưu ký.
5. Thay đổi về ngân hàng giám sát.
Điều 41. Thu hồi Giấy chứng nhận đủ Điều kiện kinh doanh
1. Doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí bị thu hồi Giấy chứng nhận đủ Điều kiện kinh doanh trong các trường hợp sau đây:
a) Bị giải thể, phá sản hoặc tự chấm dứt kinh doanh dịch vụ quản lý quỹ hưu trí;
b) Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy phép hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm hoặc quản lý quỹ đầu tư chứng khoán.
2. Quy trình thu hồi Giấy chứng nhận đủ Điều kiện kinh doanh:
a) Giấy chứng nhận đủ Điều kiện kinh doanh tự động bị hết hiệu lực đối với các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều này;
b) Bộ Tài chính ra quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đủ Điều kiện kinh doanh và công bố trên trang thông tin điện tử của Bộ Tài chính về quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đủ Điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp.
3. Doanh nghiệp phải chấm dứt ngay các hoạt động quản lý quỹ hưu trí kể từ thời Điểm Giấy chứng nhận đủ Điều kiện kinh doanh tự động bị hết hiệu lực.
4. Trường hợp doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí bị thu hồi Giấy chứng nhận đủ Điều kiện kinh doanh, Bộ Tài chính chỉ định một doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí khác tiếp nhận việc quản lý các quỹ hưu trí đang quản lý bởi doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí bị thu hồi Giấy chứng nhận đủ Điều kiện kinh doanh.
Doanh nghiệp được chỉ định phải có Giấy chứng nhận đủ Điều kiện kinh doanh dịch vụ quản lý quỹ hưu trí và đang thực hiện quản lý tối thiểu 01 quỹ hưu trí.
5. Người tham gia quỹ được lựa chọn tiếp tục tham gia quỹ hưu trí được quản lý bởi doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí theo chỉ định của Bộ Tài chính hoặc yêu cầu chuyển tài Khoản hưu trí cá nhân sang quỹ hưu trí quản lý bởi doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí khác.
Điều 42. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí
1. Quyền của doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí:
a) Quyết định về số lượng quỹ hưu trí và chính sách đầu tư quỹ hưu trí;
b) Ký hợp đồng quản lý quỹ hưu trí;
c) Lựa chọn và ký hợp đồng với tổ chức lưu ký, ngân hàng giám sát và các tổ chức cung cấp dịch vụ liên quan;
d) Quyết định việc đầu tư của quỹ hưu trí theo quy định tại Điều lệ quỹ và các quy định tại Nghị định này.
2. Nghĩa vụ của doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí:
a) Thành lập, đầu tư và quản lý quỹ hưu trí theo quy định tại Nghị định này;
b) Xây dựng và ban hành Điều lệ quỹ hưu trí đối với mỗi quỹ được thành lập;
c) Lựa chọn và ký hợp đồng với tổ chức lưu ký, ngân hàng giám sát;
d) Quyết định việc đầu tư của quỹ hưu trí theo quy định tại Điều lệ quỹ và quy định tại Nghị định này;
đ) Thực hiện kế toán quỹ hưu trí hoặc ký hợp đồng với tổ chức cung cấp dịch vụ kế toán quỹ hưu trí cá nhân theo quy định tại Nghị định này;
e) Thực hiện quản trị tài Khoản hưu trí cá nhân hoặc ký hợp đồng với tổ chức cung cấp dịch vụ quản trị tài Khoản hưu trí cá nhân theo quy định tại Nghị định này;
g) Chuyển tài Khoản hưu trí cá nhân giữa các quỹ hưu trí quản lý bởi doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí và chuyển sang doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí khác theo quy định tại Nghị định này;
h) Thực hiện công bố thông tin, hạch toán, kế toán và báo cáo theo quy định tại Nghị định này;
i) Đền bù thiệt hại cho người tham gia quỹ (nếu có) theo quy định tại Điều 23 Nghị định này.
Thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện cho các dịch vụ quản lý quỹ hưu trí tự nguyện
Thành phần hồ sơ:
Đơn xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện cho điều kiện kinh doanh ( thông tin về mã doanh nghiệp );
Một bản sao giấy phép hoạt động trong một lĩnh vực chuyên ngành ( một bản sao được phát hành từ sách gốc, một bản sao có chứng thực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc bản sao không có chứng nhận của cùng một bản gốc để so sánh ).
Quý khách tham khảo: Luật Quốc Bảo – Hotline/zalo: 0763387788
Thành lập hộ kinh doanh cá thể | Nên thành lập công ty hay hộ kinh doanh | Hộ kinh doanh cá thể là gì |
Bản sao hợp đồng nguyên tắc với tổ chức lưu ký, ngân hàng giám sát.
Kế hoạch kinh doanh dịch vụ quản lý quỹ:
Kế hoạch và chiến lược cho các hoạt động quản lý quỹ hưu trí;
Doanh thu và chi phí dự kiến trong 5 năm tới;
Lập kế hoạch về cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin để quản lý từng tài khoản hưu trí cá nhân để đảm bảo thực hiện các khoản đóng góp, đầu tư, thanh toán chi phí, thanh toán cho người tham gia quỹ và người dùng. lao động, thanh toán thuế thu nhập cá nhân;
Mẫu hợp đồng khung trên quỹ hưu trí.
Tài liệu chứng minh ít nhất 05 công nhân đáp ứng các điều kiện, bao gồm các tài liệu cơ bản sau:
Bản sao hợp đồng lao động ( bản sao được chứng nhận của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc bản sao mà không có chứng nhận cùng bản gốc để so sánh );
Sơ yếu lý lịch của nhân viên được chứng nhận bởi các cơ quan và tổ chức có thẩm quyền ( nêu rõ quy trình làm việc và chứng chỉ và bằng cấp nếu có );
Một bản sao giấy chứng nhận thực hành quản lý quỹ do Ủy ban Chứng khoán Nhà nước hoặc thành viên của Hiệp hội các nhà phân tích tài chính cấp.
Quy trình quản lý rủi ro, hệ thống kiểm soát nội bộ.
Thứ tự thực hiện:
Doanh nghiệp nộp 01 bộ hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh cho Bộ Tài chính để kiểm tra hồ sơ đầy đủ và hợp lệ.
Trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Tài chính thông báo đầy đủ và hợp lệ của hồ sơ và yêu cầu doanh nghiệp bổ sung tài liệu ( nếu có ) và gửi 02 bộ hồ sơ chính thức để đánh giá.
Trong vòng 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Bộ Tài chính sẽ chịu trách nhiệm chính và phối hợp với Bộ Lao động, Thương binh và các vấn đề xã hội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, và các đơn vị liên quan.
Thẩm định và xem xét hồ sơ để cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh. Trong trường hợp từ chối, Bộ Tài chính sẽ thông báo cho doanh nghiệp và nêu rõ lý do.
Những câu hỏi liên quan về kinh doanh dịch vụ quản lý quỹ hưu trí tự nguyện.
Doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí có quyền thiết lập quỹ hưu trí bổ sung tự nguyện hay không?
Căn cứ khoản 3, khoản 6 Điều 3 Nghị định 88/2016/NĐ-CP, quỹ hưu trí bổ sung tự nguyện và doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí được hiểu như sau:
“3. Quỹ hưu trí là tên viết tắt của quỹ hưu trí bổ sung tự nguyện, là quỹ tài chính để thực hiện chương trình hưu trí, được hình thành từ sự đóng góp của người tham gia quỹ và người sử dụng lao động.
[…]
6. Doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí là doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đủ Điều kiện kinh doanh dịch vụ quản lý quỹ hưu trí bổ sung tự nguyện.”
Đồng thời, khoản 1 và khoản 2 Điều 13 Nghị định 88/2016/NĐ-CP có quy định liên quan đến vấn đề này như sau:
“Điều 13. Thiết lập quỹ hưu trí
1. Doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí có Giấy chứng nhận đủ Điều kiện kinh doanh dịch vụ quản lý quỹ hưu trí theo quy định tại Nghị định này được thiết lập quỹ hưu trí theo các quy định tại Nghị định này.
2. Căn cứ vào nhu cầu của người tham gia quỹ và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí, doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí tự quyết định về số lượng quỹ hưu trí và Mục tiêu đầu tư quỹ hưu trí phù hợp với quy định tại Điều 20 Nghị định này.”
Do đó, quỹ hưu trí bổ sung tự nguyện ( được gọi là quỹ hưu trí ) là quỹ tài chính để thực hiện chương trình lương hưu, được hình thành từ sự đóng góp của những người tham gia quỹ và người sử dụng lao động.
Các doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí khi họ có giấy chứng nhận đủ điều kiện nhận dịch vụ quản lý quỹ hưu trí sẽ có quyền thành lập quỹ hưu trí theo luật hiện hành.
Doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí thiết lập quỹ hưu trí theo nguyên tắc nào?
Căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 13 Nghị định 88/2016/NĐ-CP, doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí tiến hành thành lập quỹ hưu trí theo quy định sau:
“Điều 13. Thiết lập quỹ hưu trí
[…]
3. Đối với mỗi quỹ được thành lập, doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí phải:
a) Xây dựng và ban hành Điều lệ quỹ hưu trí. Điều lệ quỹ hưu trí do doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí quyết định trên cơ sở đảm bảo các nội dung cơ bản quy định tại Điều 14 Nghị định này;
b) Lựa chọn và ký hợp đồng với 01 tổ chức lưu ký để thực hiện lưu ký tài sản quỹ hưu trí và các nghĩa vụ quy định tại Điều 15 Nghị định này;
c) Lựa chọn và ký hợp đồng với 01 ngân hàng giám sát để thực hiện giám sát hoạt động quản lý quỹ hưu trí và các nghĩa vụ quy định tại Điều 16 Nghị định này.”
Theo đó, đối với mỗi quỹ hưu trí được thành lập, doanh nghiệp hưu trí phải đảm bảo đáp ứng được các quy định nêu trên.
Điều lệ quỹ hưu trí do doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí ban hành cần có những nội dung gì?
Theo quy định tại Điều 14 Nghị định 88/2016/NĐ-CP về điều lệ quỹ hưu trí có nêu cụ thể như sau:
“Điều 14. Điều lệ quỹ hưu trí
1. Doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí phải ban hành Điều lệ để thiết lập quỹ hưu trí bao gồm các nội dung cơ bản sau:
a) Tên quỹ hưu trí;
b) Doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí;
c) Tổ chức lưu ký;
d) Ngân hàng giám sát;
đ) Các tổ chức cung cấp dịch vụ liên quan (nếu có);
e) Mục tiêu, chính sách đầu tư của quỹ hưu trí theo quy định tại Điều 20 Nghị định này và quy trình, thủ tục thay đổi chính sách đầu tư (nếu có);
g) Quyền và nghĩa vụ của người tham gia quỹ, người sử dụng lao động, doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí, tổ chức lưu ký, ngân hàng giám sát và các tổ chức cung cấp dịch vụ liên quan (nếu có);
h) Điều Khoản về chuyển tài Khoản hưu trí cá nhân giữa các quỹ hưu trí được quản lý bởi cùng một doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí;
i) Điều Khoản về thay đổi doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí;
k) Lựa chọn và thay đổi tổ chức lưu ký, ngân hàng giám sát và các tổ chức cung cấp dịch vụ liên quan (nếu có);
l) Nguyên tắc phân bổ chi phí hoạt động của quỹ hưu trí cho từng tài Khoản hưu trí cá nhân;
m) Phương pháp xác định giá trị tài sản ròng của quỹ hưu trí và của mỗi tài Khoản hưu trí cá nhân;
n) Quy chế giải quyết tranh chấp;
o) Các trường hợp đền bù thiệt hại cho người tham gia quỹ;
p) Chế độ thông tin báo cáo;
q) Giải thể quỹ hưu trí;
r) Cam kết của doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí, tổ chức lưu ký, ngân hàng giám sát và các tổ chức cung cấp dịch vụ liên quan (nếu có) về việc thực hiện các nghĩa vụ quy định tại Điều lệ quỹ;
s) Thể thức tiến hành sửa đổi, bổ sung Điều lệ quỹ hưu trí.
2. Điều lệ quỹ hưu trí phải được trình bày rõ ràng, dễ hiểu và công bố trên trang thông tin điện tử của doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí.”
Đây là những thông tin đầy đủ, cập nhật nhất về kinh doanh dịch vụ quản lý quỹ hưu trí tự nguyện. Nếu quý khách không có thời gian hay gặp khó khăn khi thực hiện các thủ tục kể trên, hoặc cần tư vấn thêm thông tin pháp lý.
Vui lòng gọi cho Luật Quốc Bảo theo số điện thoại Hotline: 0763 387 788 để khách hàng có thể nhận được đội ngũ luật sư có nhiều kinh nghiệm trong các thủ tục pháp lý tư vấn một cách rõ ràng nhất.