Kinh doanh vận tải đường thủy

Cùng Luật Quốc Bảo tìm hiểu về kinh doanh vận tải đường thủy trong các nghị định và thông tư ở nước ta hiện nay

Kinh doanh vận tải đường thủy
Kinh doanh vận tải đường thủy trong các nghị định và thông tư ở nước ta

I. Các hình thức kinh doanh vận tải đường thủy 

Các hình thức kinh doanh vận tải đường thủy nội địa gồm có:

1. Kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định;

2. Kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng chuyến;

3. Kinh doanh vận chuyển khách du lịch;

4. Kinh doanh vận tải hành khách ngang sông;

5. Kinh doanh vận tải hàng hóa.

203
Các hình thức kinh doanh vận tải đường thủy

 

II. Điều kiện kinh doanh vận tải đường thủy

Điều kiện kinh doanh vận tải đường thủy

Ngày có hiệu lực

Căn cứ pháp lý

Điều 6. Điều kiện kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, điều kiện kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng chuyến và điều kiện kinh doanh vận chuyển khách du lịch

Đơn vị kinh doanh vận tải phải thành lập doanh nghiệp hoặc hợp tác xã theo quy định của pháp luật Việt Nam

24/09/2018

Nghị định 128/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực đường thủy nội địa

III. Thông tư về vận tải đường thủy nội địa (trích)

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: 34/2019/TT-BGTVT

Hà Nội, ngày 06 tháng 9 năm 2019

 THÔNG TƯ

SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA CÁC THÔNG TƯ QUY ĐỊNH VỀ VẬN TẢI ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA

Căn cứ Luật Giao thông đường thủy nội địa ngày 15 tháng 6 năm 2004 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa ngày 17 tháng 6 năm 2014;

Căn cứ Nghị định số 110/2014/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2014 của Chính phủ quy định điều kiện kinh doanh vận tải đường thủy nội địa;

Căn cứ Nghị định số 128/2018/NĐ-CP ngày 24 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi bổ sung một số điều của các Nghị định quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực đường thủy nội địa;

Căn cứ Nghị định số 12/2017/NĐ-CP ngày 10 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Vận tải và Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam;

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư quy định về vận tải đường thủy nội địa.

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 80/2014/TT-BGTVT ngày 30 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về vận tải hành khách, hành lý, bao gửi trên đường thủy nội địa

1. Sửa đổi, bổ sung Điều 3 như sau:

“Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Hành khách là người được vận chuyển trên phương tiện vận tải hành khách có vẻ hợp lệ và người được miễn mua vé, trừ thuyền viên, người lái phương tiện và nhân viên phục vụ.

2. Vé giấy là vé do tổ chức, cá nhân kinh doanh vận tải hành khách, hành lý, bao gửi trên đường thủy nội địa phát hành dưới hình thức in sẵn.

3. Vé điện tử là vé do tổ chức, cá nhân kinh doanh vận tải hành khách, hành lý, bao gửi trên đường thủy nội địa phát hành, được lưu trữ dưới dạng dữ liệu điện tử.”.

2. Sửa đổi, bổ sung Điều 4 như sau:

“Điều 4. Nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh vận tải hành khách hành lý, bao gửi trên đường thủy nội địa

1. Trang bị đầy đủ các thiết bị chữa cháy, dụng cụ cứu sinh theo quy định đồng thời bố trí tại những vị trí theo đúng thiết kế của phương tiện; đối với phương tiện mà thiết kế bị thất lạc thì phải bố trí tại những vị trí dễ thấy, dễ lấy và không ảnh hưởng đến việc thoát nạn trên phương tiện.

2. Thông báo tại các cảng, bến đón trả hành khách trước 03 ngày khi có sự thay đổi biểu đồ vận hành hoặc lịch hành trình của phương tiện; trước 12 giờ khi có thay đổi thời gian xuất bến (trừ vận tải hành khách ngang sông).

3. Trong thời gian ít nhất là 10 phút trước khi phương tiện tới cảng, bến đón trả hành khách, thuyền trưởng, phải tổ chức thông báo cho hành khách tên cảng, bến, thời gian phương tiện lưu lại và các thông tin cần thiết khác (trừ vận tải hành khách ngang sông).

4. Niêm yết trên tàu: số điện thoại dường dây nóng của tổ chức, cá nhân, cơ quan quản lý, đơn vị tìm kiếm cứu nạn; bảng nội quy đi tàu (áp dụng cho hành khách), bảng hướng dẫn sử dụng các thiết bị chữa cháy, dụng cụ cứu sinh, thùng rác và lối thoát hiểm tại những nơi dễ thấy trên phương tiện.

5. Phục vụ hành khách văn minh, lịch sự.

6. Đón, trả hành khách tại cảng, bến hành khách được công bố hoặc cấp phép; hợp đồng vận tải phải được ký kết trước khi thực hiện vận chuyển hành khách và thu cước vận tải theo giá trị hợp đồng đã ký kết.

7. Thông báo bằng văn bản đến Sở Giao thông vận tải và Cảng vụ có liên quan nơi tổ chức, cá nhân vận tải hành khách:

a) Trước 10 ngày khi triển khai vận tải hành khách theo tuyến cố định;

b) Trước 05 ngày khi ngừng hoạt động vận tải hành khách theo tuyến cố định.

8. Chậm nhất ngày 20 hằng tháng có báo cáo bằng văn bản số lượt hành khách vận chuyển, luân chuyển về Sở Giao thông vận tải tỉnh, thành phố nơi tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh vận tải theo mẫu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.

9. Các nghĩa vụ khác theo quy định tại khoản 2 Điều 82 Luật Giao thông đường thủy nội địa.”.

3. Sửa đổi, bổ sung Điều 9 như sau:

“Điều 9. Vé hành khách, bán vé, kiểm soát vé

1. Vé hành khách

a) Vé hành khách được phát hành theo hình thức vé giấy hoặc vé điện tử theo mẫu quy định tại Phụ lục II và Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Tổ chức, cá nhân kinh doanh vận tải hành khách phải niêm yết công khai giá vé tối đa tại cảng, bến hành khách, phương tiện vận tải và trên trang thông tin điện tử; hướng dẫn cho hành khách cách sử dụng vé để đảm bảo quyền lợi, nghĩa vụ của hành khách theo quy định;

c) Tổ chc, cá nhân kinh doanh vận tải hành khách và hành khách tự thỏa thuận về giá vé cụ thể nhưng không được vượt quá giá vé tối đa đã niêm yết. Vé hành khách do tổ chức, cá nhân kinh doanh vận tải hành khách tự in và phát hành;

d) Vé hành khách hợp lệ phải đảm bảo các điều kiện sau:

Do đơn vị kinh doanh vận tải hành khách, hành lý, bao gửi trên đường thủy nội địa phát hành;

Đối với vé giấy: không bị tẩy, xóa, sửa chữa, còn đủ các thông tin, phải ghi đúng tuyến vận tải và thời gian chạy;

Đối với vé điện tử: có bản in, bản chụp vé theo quy định của tổ chức, cá nhân kinh doanh vận tải hành khách hoặc có bằng chứng được lưu trữ trên hệ thống cơ sở dữ liệu của đơn vị kinh doanh vận tải, trên đó có đầy đủ các thông tin cá nhân trùng khớp với một trong các giấy tờ quy định tại điểm b, khoản 2 Điều này.

2. Bán vé hành khách

a) Tổ chức, cá nhân kinh doanh vận tải được tự tổ chức bán vé tại nhiều địa điểm, trong nhiều ngày, nhiều phương thức bán vé tạo điều kiện thuận lợi cho người mua vé trước thời điểm phương tiện hoạt động:

b) Trường hợp cần thiết, doanh nghiệp có thể đề nghị người mua vé cung cấp giấy tờ tùy thân hoặc các giấy tờ khác có đầy đủ các thông tin cá nhân được pháp luật công nhận. Trường hợp mua vé trực tuyến qua mạng thông tin điện tử, người mua vé phải cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết theo quy định của đơn vị kinh doanh vận tải hành khách;

c) Lập danh sách hành khách theo mẫu quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này.

3. Kiểm soát vé

Tổ chức, cá nhân kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định thực hiện kiểm soát vé khi hành khách xuống phương tiện; không cho hành khách xuống phương tiện quá số lượng quy định; giải quyết kịp thời các trường hợp nhầm lẫn vé hành khách.”.

4. Sửa đổi khoản 3 Điều 13 như sau:

“3. Người gửi hành lý ký gửi, bao gửi phải chịu trách nhiệm về tính hợp pháp của hàng hóa đóng trong hành lý ký gửi, bao gửi.”.

5. Sửa đổi Điều 21 như sau:

“Điều 21. Xử lý tai nạn trong vùng nước cảng, bến, đường thủy nội địa

Tổ chức, cá nhân liên quan tổ chức tìm kiếm cứu nạn trong vùng nước cảng, bến, đường thủy nội địa thực hiện theo quy đnh tại khoản 22 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa, Quyết định số 51/2015/QĐ-TTg ngà14 tháng 10 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ quy định về tổ chức tìm kiếm, cứu nạn giao thông đường thủy nội địa và xử lý tai nạn, thực hiện bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật hiện hành.”.

6. Sửa đổi Điều 22 như sau:

“Điều 22. Xử lý tai nạn trong vùng nước cảng biển, luồng hàng hải

Tổ chức, cá nhân liên quan xử lý tai nạn trong vùng nước cảng biển, luồng hàng hải thực hiện theo Quyết định số 06/2014/QĐ-TTg ngày 20 tháng 01 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế phối hợp tìm kiếm, cứu nạn trên biển và trong vùng nước cảng biển.

Thông tư số 34/2015/TT-BGTVT ngày 24 tháng 7 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về báo cáo và điều tra tai nạn hàng hải, Thông tư số 39/2017/TT-BGTVT ngày 07 tháng 11 năm 2017 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số số 34/2015/TT-BGTVT ngày 24 tháng 7 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về báo cáo và điều tra tai nạn hàng hải.”.

Điều 2. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 66/2014/TT-BGTVT ngày 12 tháng 11 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về vận tải hành khách, hành lý, bao gửi bằng tàu khách cao tốc giữa cảng, bến, vùng nước thuộc nội thủy Việt Nam và qua biên giới

1. Sửa đổi, bổ sung Điều 3 như sau:

“Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Tàu khách là phương tiện thủy nội địa có sức chở trên 12 (mười hai) người.

2. Tàu chở người là phương tiện thủy nội địa có sức chở từ 12 (mười hai) người trở xuống.

3. Tàu khách cao tốc (tàu cao tốc chở khách) là tàu khách được cơ quan Đăng kiểm Việt Nam kiểm tra chứng nhận phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân cấp và đóng tàu thủy cao tốc; tàu khách hoạt động ở chế độ lướt mà thân tàu tách hoàn toàn khỏi mặt nước do lực nâng khí động học tạo ra bởi hiệu ứng bề mặt có tốc độ lớn nhất từ 30 km/giờ trở lên ở trạng thái toàn tải.

4. Hành khách là người được vận chuyển trên phương tiện vận tải hành khách có vé hợp lệ và người được miễn mua vé, trừ thuyền viên, người lái phương tiện và nhân viên phục vụ.

5. Cảng vụ liên quan là Cảng vụ Đường thủy nội địa hoặc Cảng vụ Hàng hải.”.

2. Sửa đổi, bổ sung Điều 4 như sau:

“Điều 4. Nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh vận tải hành khách, hành lý, bao gửi bằng tàu theo tuyến cố định

1. Công khai thông tin về chất lượng dịch vụ vận tải hành khách, hành lý, bao gửi trên trang thông tin điện tử của tổ chức, cá nhân hoặc niêm yết tại cảng, bến, tại quầy bán vé để hành khách biết được trước khi đi tàu.

2. Niêm yết tại cảng, bến, tại quầy bán vé bằng tiếng Việt và tiếng Anh: thông tin về thời gian xuất bến, số chuyến lượt, giá vé, chính sách giảm giá vé theo quy định pháp luật và của người kinh doanh vận tải, hành trình (bao gồm cả các điểm dừng nghỉ, thời gian dừng, nghỉ), dịch vụ phục vụ hành khách trên hành trình, bảo hiểm hành khách, hành lý miễn cước, số điện thoại nhận thông tin phản ánh của hành khách.

3. Niêm yết trên tàu bằng tiếng Việt và tiếng Anh: số điện thoại đường dây nóng của tổ chức, cá nhân, cơ quan quản lý, đơn vị tìm kiếm cứu nạn và nội quy đi tàu.

4. Trong thời gian ít nhất 10 phứt trước khi tàu rời cảng, bến, nhân viên phục vụ hoặc thuyền viên trên tàu có trách nhiệm hướng dẫn, cung cấp thông tin về nội quy đi tàu, vị trí và cách sử dụng các thiết bị chữa cháy, dụng cụ cứu sinh, cứu đắm, thoát hiểm.

5. Trong thời gian ít nhất 10 phút trước khi tàu đến cảng, bến trả hành khách, nhân viên phục vụ hoặc thuyền viên trên tàu có trách nhiệm cung cấp thông tin về cảng, bến, thời gian tàu lưu lại và các thông tin cần thiết khác.

6. Quản lý, lưu trữ thông tin bắt buộc, cung cấp đầy đủ các thông tin bắt buộc cho các Sở Giao thông vận tải liên quan, Cục Hàng hải Việt Nam, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam và các Cảng vụ liên quan khi được yêu cầu.

Thông tin bắt buộc bao gồm: các thông tin về thời gian tàu đến và rời cảng, bến, hành trình của tàu, danh sách hành khách, danh sách thuyền viên và nhân viên phục vụ trên tàu theo từng chuyến và được lưu trữ trong vòng 01 năm.

7. Thông báo bằng văn bản đến Sở Giao thông vn tải và Cảng vụ liên quan, thông báo tại các cảng, bến đón trả hành khách:

a) Trước 10 ngày khi triển khai vận tải hành khách theo tuyến cố định;

b) Trước 03 ngày khi có thay đổi về biểu đồ chạy tàu hoặc lịch trình chạy tàu, trước 12 giờ khi có thay đổi về thời gian xuất bến;

c) Trước 5 ngày khi ngừng hoạt động trên tuyến.

8. Thông báo cho Cảng vụ liên quan và các cơ quan đơn vị có liên quan về sự cố của tàu khi hành trình trên tuyến.

9. Hàng năm tổ chức diễn tập công tác ứng cứu khi tàu bị sự cố đâm va, hỏng máy, cháy nổ.

10. Các nghĩa vụ khác được quy định tại khoản 2 Điều 82 Luật Giao thông đường thủy nội địa.”.

3. Sửa đổi Điều 8 như sau:

“Điều 8. Thủ tục vào và rời cảng, bến đối với tàu khách cao tốc

1. Thủ tục vào và rời cảng, bến thủy nội địa thực hiện theo quy định của pháp luật về đường thủy nội địa.

2. Thủ tục vào và rời cảng biến thực hiện theo quy định của pháp luật về hàng hải.”.

4. Sửa đổi, bổ sung Điều 11 như sau:

“Điều 11. Nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân vận tải người, hành lý bao gửi không kinh doanh

1. Yêu cầu thuyền trưởng, người lái phương tiện vận chuyển người, hành lý, bao gửi không kinh doanh phải đón, trả người từ cảng, bến thủy nội địa được công bố hoạt động, và không được kinh doanh vận tải hành khách.

2. Thông tin cho Cảng vụ liên quan phương án chạy tàu cụ thể trong trường hợp hành trình của tàu đến khu vực không có cảng, bến.

3. Niêm yết trên tàu: số điện thoại cảng vụ liên quan, đơn vị tìm kiếm cứu nạn và nội quy đi tàu.

4. Có trách nhiệm hướng dẫn cách sử dụng các thiết bị chữa cháy, dụng cụ cứu sinh, cứu đắm, thoát hiểm.”

5. Sửa đổi Điều 15 như sau:

“Điều 15. Thiết bị AIS trên tàu

Việc trang bị thiết bị AIS trên tàu và tiêu chuẩn chức năng kỹ thuật của thiết bị AIS phải phù hợp với quy định tại các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia có liên quan do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành.”.

6. Sửa đổi, bổ sung Điều 16 như sau:

“Điều 16. Xử lý tai nạn trong vùng nước cảng, bến, đường thủy nội địa

Tổ chức, cá nhân liên quan tổ chức tìm kiếm, cứu nạn trong vùng nước cảng, bến, đường thủy nội địa theo quy định tại khoản 22 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa ngày 17 tháng 6 năm 2014, Quyết định số 51/2015/QĐ-TTg ngày 14 tháng 10 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ quy định về tổ chức tìm kiếm, cứu nạn giao thông đường thủy nội địa và xử lý tai nạn, thực hiện bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật hiện hành.”.

7. Sửa đổi, bổ sung Điều 17 như sau:

“Điều 17. Xử lý tai nạn trong vùng nước cảng biển, luồng hàng hải

Tổ chức, cá nhân liên quan xử lý tai nạn trong vùng nước cảng biển, luồng hàng hải thực hiện theo Quyết định số 06/2014/QĐ-TTg ngày 20 tháng 01 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế phối hợp tìm kiếm, cứu nạn trên biển và trong vùng nước cảng biển,

Thông tư số 34/2015/TT-BGTVT ngày 24 tháng 7 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về báo cáo và điều tra tai nạn hàng hải, Thông tư số 39/2017/TT-BGTVT ngày 07 tháng 11 năm 2017 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số số 34/2015/TT-BGTVT ngày 24 tháng 7 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về báo cáo và điều tra tai nạn hàng hải.”.

8. Sửa đổi, bổ sung Điều 18 như sau:

“Điều 18. Đình chỉ hoạt động tạm thời đối với tàu

Sở Giao thông vận tải, Chi cục Đường thủy nội địa khu vực, Cảng vụ liên quan thực hiện đình chỉ hoạt động khi phát hiện tàu khách cao tốc gặp sự cố, tai nạn có ảnh hưởng đến an toàn kỹ thuật của tàu và chỉ cho phép hoạt động lại khi có ý kiến của tổ chức đăng kiểm liên quan về việc tàu đủ điều kiện an toàn kỹ thuật để tiếp tục hoạt động.”

9. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 21 như sau:

“2. Báo cáo Bộ Giao thông vận tải các vấn đề liên quan đến tàu thuộc trách nhiệm được giao.”.

Điều 3. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 11 năm 2019.

2. Thay thế các Phụ lục I, II, III, IV ban hành kèm theo Thông tư số 80/2014/TT-BGTVT ngày 30 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về vận tải hành khách, hành lý, bao gửi trên đường thủy nội địa bằng các Phụ lục I, II, III, IV ban hành kèm theo Thông tư này.

3. Bãi bỏ các quy định sau:

a) Điều 5, Điều 6, Điều 7 Thông tư số 80/2014/TT-BGTVT ngày 30 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về vận tải hành khách, hành lý, bao gửi trên đường thủy nội địa;

b) Điều 5, Điều 6, Điều 7, Điều 9, Điều 10, Điều 14, Phụ lục I, II, III và cụm từ “theo hợp đồng chuyến” tại khoản 1 Điều 13 Thông tư số 66/2014/TT-BGTVT ngày 12 tháng 11 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về vận tải hành khách, hành lý, bao gửi bàng tàu khách cao tốc giữa cảng, bến, vùng nước thuộc nội thủy Việt Nam và qua biên giới;

c) Thông tư số 20/2016/TT-BGTVT ngày 20 tháng 7 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi bổ sung một số điều của Thông tư số 66/2014/TT-BGTVT ngày 12 tháng 11 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về vận tải hành khách, hành lý, bao gửi bằng tàu khách cao tốc giữa cảng, bến, vùng nước thuộc nội thủy Việt Nam và qua biên giới.

4. Trường hợp các văn bản được dẫn chiếu trong Thông tư này được sửa đổi, bổ sung thì áp dụng theo quy định của các văn bản đó.

Điều 4. Tổ chức thực hiện

Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, các Vụ trưởng, Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam, Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam, Giám đốc Sở Giao thông vận tải, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.

Nơi nhận:

– Như Điều 4;

– Văn phòng Chính phủ:

– Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;

– UBND các tỉnh, thành phố thuộc Trung ương:

– Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải;

– Các Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải;

– Cục Kiểm soát thủ tục hành chính (VPCP);

– Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật (Bộ Tư pháp);

– Công báo;

– Cổng thông tin điện tử Chính phủ;

– Cổng thông tin điện tử Bộ Giao thông vận tải;

– Báo Giao thông, Tạp chí Giao thông vận tải;

– Lưu: VT, Vtải (3).

KT. BỘ TRƯỞNG

THỨ TRƯỞNG

Nguyễn Nhật

Kinh doanh vận tải đường thủy

PHỤ LỤC I

(Ban hành kèm theo Thông tư số 34/2019/TT-BGTVT ngày 06 tháng 9 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – T
ự 
do – Hạnh phúc
—————

…………, ngày…… tháng…… năm 20…

BÁO CÁO VẬN TẢI HÀNH KHÁCH

Kính gửi: …………………………………………

– Tên đơn vị kinh doanh vận tải hành khách: ………………………………………………………………

– Địa chỉ giao dịch:……………………………………………………………………………………………….

– Số điện thoại: ……………………………… Fax/email: …………………………………………………

1. Phương tiện hoạt động trên tuyến vận tải

– Tuyến 1: Từ………………………………………… đến ………………………………………………….

STT

Tên phương tiện

Số đăng ký

Trọng tải
(ghế)

Số lưng hành khách

Ghi chú

1

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

(Các tuyến khác ghi tương tự)

2. Lịch chạy tàu trên mỗi tuyến vận tải

– Tuyến 1: + Có………… chuyến/ngày (tuần); xuất phát tại:……………………………………………

…………………… vào các giờ (hoặc vào ngày nào trong tuần): …………………………………….

+ Các cảng, bến đón, trả hành khách trên tuyến: ………………………………………………………..

(Các tuyến khác ghi tương tự)

3. Số lượng hành khách vận chuyển trong tháng: ………………………………….. (hành khách)

4. Số lượng hành khách luân chuyển trong tháng: ……………………………. (hành khách.km)

5. Thời gian chốt số liệu báo cáo hàng tháng tính từ ngày 15 của tháng trước đến ngày 14 của tháng thuộc kỳ báo cáo.

Nơi nhận:
 Như trên;
– Lưu: đơn vị kinh doanh vận tải.

Đại diện đơn vị kinh doanh
Ký, ghi rõ họ, tên và đóng dấu (nếu có)

PHỤ LỤC II

(Ban hành kèm theo thông tư số 34/2019/TT-BGTVT ngày 06 tháng 9 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

VÉ TÀU KHÁCH ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA (VÉ GIẤY)

Tên tổ chức, cá nhân kinh doanh vận tải hành khách

Tên tổ chức, cá nhân kinh doanh vận tải hành khách

Lô gô
(Nếu có)

Tên tổ chức, cá nhân kinh doanh vận tải hành khách

Địa ch: ………………………………………………

MST: …………

Mẫu số: …………

N° …………

MST: …………

Mu số: …………

N°…………

Ký hiệu:

…………

N° ………

Mã số thuế (MST): …………………………………………

Thông tư số: ……/2019/TT-BGTVT ngày …/…/2019 của Bộ trưởng Bộ GTVT

Vé tàu khách đường thủy nội địa

Tuyến:

…………………………

Giá: …………đ/ng/lượt

Vé tàu khách đường thủy nội địa

Tuyến:

…………………………

Giá: …………đ/ng/lượt

Vé tàu khách đường thủy nội địa

(Đã có bảo hiểm và thuế GTGT)

Tên cảng (bến) đi: ……………………… – đến ……………………

Giá: ……………………đồng/người/lượt

Tên phương tiện: …………… Số đăng ký: ……………… Số ghế: ……

Họ, tên hành khách: …………………………………………………………

Giờ tàu chạy: …………………… ngày……… tháng……… năm………

Quá giờ tàu chạy vé không còn giá trị

Ghi chú

* Kích thước vé tùy tổ chức, cá nhân kinh doanh vận tải hành khách lựa chọn cho phù hợp nhưng phải chia thành ba phần: phần giữ lại nơi bán vé, phần giữ lại nơi kiểm soát, phần trao cho hành khách và đầy đủ các nội dung như trong mẫu nêu trên.

* Nền của vé có thể để trắng trơn hoặc có hoa văn hoặc có hình ảnh quảng cáo nhưng không được che mờ các nội dung cơ bản in trên vé

* Giá vé có thể in trực tiếp, có thể để trống và đóng dấu cho phù hợp khi thay đổi.

 

PHỤ LỤC III

(Ban hành kèm theo Thông tư số 34/2019/TT-BGTVT ngày 06 tháng 9 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

VÉ ĐIỆN TỬ TÀU KHÁCH ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA

Tên tổ chức, cá nhân kinh doanh vận tải hành khách

1. Thông tin đặt chỗ:

– Mã đặt chỗ:

– Ngày đặt:

– Người đặt chỗ:

– Số điện thoại:

– Email:

2. Thông tin khách hàng

Tên khách hàng …………………………………… Số vé điện tử: ……………………………………..

3. Thông tin chuyến tàu đi

Tên cảng (bến) đi: …………………………………………- đến ………………………………………….

Tên phương tiện: ………………………… số đăng ký ……………………số ghế: …………………

Giờ tàu chạy: ……………………………… ngày …… tháng…… năm ……………………………….

4. Thông tin chuyến tàu về

Tên cảng (bến) đi: ………………………………………… – đến …………………………………………

Tên phương tiện: ………………………… số đăng ký …………………… số ghế: ………………..

Giờ tàu chạy: …………………………………… ngày…… tháng…… năm …………………………..

5. Chi tiết thanh toán

– Chuyến tàu đi: giá vé

– Chuyến tàu về: giá vé

(Giá vé đã bao gồm thuế và bảo hiểm hành khách)

6. Thông tin:

– Hành khách xuất trình giấy tờ tùy thân và cung cấp mã đặt chỗ và vé/ phiếu thu theo quy định của tổ chức, cá nhân kinh doanh vận tải hành khách khi làm thủ tục lên tàu. Trong trường hợp các giấy tờ tùy thân được yêu cầu để xác minh hành khách không sẵn sàng tại thời điểm làm thủ tục tổ chức, cá nhân kinh doanh vận tải hành khách có quyền từ chối làm thủ tục cho hành khách.

 Thông tin khác

PHỤ LỤC IV

(Ban hành kèm theo Thông tư số 34/2017/TT-BGTVT ngày 06 tháng 9 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

CỘNG HÒA XàHỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

…………, ngày…… tháng…… năm 20…

DANH SÁCH

HÀNH KHÁCH VẬN TẢI ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA

Tên phương tiện: ……………………………………………… Số đăng ký:……………………………

Tên chủ phương tiện: …………………………………………………………………………………………..

Địa ch……………………………………………………………………………………………………………..

Tên thuyền trưởng: …………………………………… Số GCNKNCM (CCCM): …………………….

Tuyến vận tải ………………………………………………………………………………………………………

Thi gian rời bến: hồi………… giờ…………, ngày …………/…………/20…………………………..

Quốc tịch: Việt Nam ………………………… người; nước ngoài …………………………….. người

STT

Họ và tên

Năm sinh (tuổi)

Nam/nữ

Quốc tịch

Ghi chú

1

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

4

 

 

 

 

 

……

 

 

 

 

 

Tổng số hành khách …………………………người (bằng chữ ………………………………. người)

Ghi chú: lấy thông tin của hành khách, để phục vụ cho việc liên lạc.

ĐẠI DIỆN ĐƠN VỊ KHAI THÁC CẢNG, BẾN
(ký ghi rõ họ, tên)

NGƯỜI LẬP DANH SÁCH
(ký ghi rõ họ, tên)

Quý khách tham khảo: Luật Quốc Bảo – Hotline/zalo: 0763387788

Thành lập hộ kinh doanh cá thểNên thành lập công ty hay hộ kinh doanhHộ kinh doanh cá thể là gì

IV. NGHỊ ĐỊNH QUY ĐỊNH VỀ ĐIỀU KIỆN ĐẦU TƯ, KINH DOANH TRONG LĨNH VỰC ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA

CHÍNH PHỦ
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: 128/2018/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 24 tháng 9 năm 2018

 NGHỊ ĐỊNH

SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA CÁC NGHỊ ĐỊNH QUY ĐỊNH VỀ ĐIỀU KIỆN ĐẦU TƯ, KINH DOANH TRONG LĨNH VỰC ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật giao thông đường thủy nội địa ngày 15 tháng 6 năm 2004 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giao thông đường thủy nội địa ngày 17 tháng 6 năm 2014;

Căn cứ Luật đầu tư ngày 26 tháng 11 năm 2014 và Luật sửa đổi, bổ sung Điều 6 và Phụ lục 4 về Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện của Luật đầu tư ngày 22 tháng 11 năm 2016;

Căn cứ Luật giáo dục nghề nghiệp ngày 21 tháng 11 năm 2014;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải;

Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực đường thủy nội địa.

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 110/2014/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2014 của Chính phủ quy định điều kiện kinh doanh vận tải đường thủy nội địa như sau:

1. Sửa đổi khoản 1 Điều 3 như sau:

1. Đơn vị kinh doanh vận tải thủy nội địa là doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia kinh doanh vn tải bằng phương tiện thủy nội địa”.

2. Sửa đổi, bổ sung Điều 6 như sau:

“Điều 6. Điều kiện kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, điều kiện kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng chuyến và điều kiện kinh doanh vận chuyển khách du lịch

Đơn vị kinh doanh vận tải phải thành lập doanh nghiệp hoặc hợp tác xã theo quy định của pháp luật Việt Nam”.

3. Sửa đổi, bổ sung Điều 19 như sau:

“Điều 19. Điều khoản chuyển tiếp

Đơn vị đang hoạt động kinh doanh vận tải hành khách trên đường thủy nội địa trước ngày có hiệu lực thi hành của Nghị định này thì vẫn được tiếp tục thực hiện kinh doanh”.

4. Bãi bỏ Điều 5, Điều 7, Điều 8, Điều 9, Điều 10, khoản 4 Điều 11 Nghị định số 110/2014/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2014 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh vận tải đường thủy nội địa.

Điều 2. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 78/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định điều kiện kinh doanh dịch vụ đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa như sau:

1. Sửa đổi, bổ sung Điều 5 như sau:

“Điều 5. Điều kiện về phòng học chuyên môn, phòng thi, kiểm tra

Hệ thống phòng học chuyên môn và phòng thi, kiểm tra phải phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về hệ thống phòng học chuyên môn, phòng thi, kiểm tra; xưởng thực hành; khu vực dạy thực hành lái và vận hành máy của cơ sở đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành, bao gồm:

Phòng học pháp luật về giao thông đường thủy nội địa, phòng học điều khiển phương tiện thủy nội địa, phòng học lý thuyết máy – điện và phòng học thủy nghiệp cơ bản. Phòng thi, kiểm tra có thể được bố trí chung với các phòng học chuyên môn.”.

2. Sửa đổi, bổ sung Điều 6 như sau:

“Điều 6. Xưởng thực hành

Các xưởng thực hành phải phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về hệ thống phòng học chuyên môn, phòng thi, kiểm tra; xưởng thực hành; khu vực dạy thực hành lái và vận hành máy của cơ sở đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành, bao gồm: Xưởng thực hành nguội – cơ khí, thực hành máy – điện.”.

3. Sửa đổi, bổ sung Điều 7 như sau:

“Điều 7. Khu vực dạy thực hành lái và vận hành máy

1. Khu vực dạy thực hành lái và vận hành máy phải phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về hệ thống phòng học chuyên môn, phòng thi, kiểm tra; xưởng thực hành; khu vực dạy thực hành lái và vận hành máy của cơ sở đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành.

2. Phương tiện thực hành phải có giấy tờ hợp pháp về đăng ký, đăng kiểm, các trang thiết bị phục vụ hành trình, cứu sinh, cứu hỏa, cứu thủng và phải treo biển “Phương tiện huấn luyện” ở vị trí dễ quan sát trong khi huấn luyện.”.

4. Sửa đổi, bổ sung Điều 8 như sau:

“Điều 8. Nội dung, chương trình đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa

Nội dung, chương trình đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa được thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải”.

5. Sửa đổi, bổ sung Điều 9 như sau:

Kinh doanh vận tải đường thủy
Ảnh minh họa

“Điều 9. Đội ngũ giáo viên

1. Tiêu chuẩn của đội ngũ giáo viên được thực hiện theo quy định của pháp luật về giáo dục nghề nghiệp.

2. Đối với giáo viên dạy thực hành, ngoài tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều này, còn phải bảo đảm các tiêu chun sau:

a) Giáo viên dạy thực hành thuyền trưởng, máy trưởng phải có giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng, máy trưng cao hơn ít nhất 01 hạng so với hạng giấy chứng nhận khả năng chuyên môn được phân công giảng dạy;

b) Giáo viên dạy thực hành thuyền trưởng, máy trưởng hạng nhất phải có giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thuyền trưởng, máy trưởng hạng nht và có thời gian đảm nhiệm chức danh hạng nhất từ 36 tháng trở lên”.

6. Sửa đổi, bổ sung Điều 15 như sau:

“Điều 15. Điều khoản chuyển tiếp

Cơ sở đào tạo đã được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa trước ngày có hiệu lực thi hành của Nghị định này thì tiếp tục được hoạt động đến hết thời hạn của Giấy chứng nhận.

Trường hợp Giấy chứng nhận cơ sở đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa chưa hết thời hạn nhưng có nhu cầu cấp mới thì chủ cơ sở tiến hành làm thủ tục theo quy định của Nghị định này”.

Điều 3. Sửa đổi, bổ sung Điều 6 Nghị định số 24/2015/NĐ-CP ngày 27 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa như sau:

1. Sửa đổi, bổ sung Điều 6 như sau:

“Điều 6. Điều kiện kinh doanh của cơ sở đóng mới, hoán cải, sửa chữa phục hồi phương tiện thủy nội địa

1. Cơ sở đóng mới, hoán cải, sửa chữa phục hồi phương tiện thủy nội địa phải thành lập doanh nghiệp hoặc Hợp tác xã theo quy định của pháp luật Việt Nam.

2. Có cơ sở vật chất, trang thiết bị, quy trình công nghệ và năng lực thi công phù hợp với chủng loại, kích cỡ phương tiện thủy nội địa được sản xuất, kinh doanh dịch vụ theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành.

3. Có nhân lực đáp ứng yêu cầu hoạt động sản xuất, kinh doanh, cụ thể như sau:

a) Đối với cơ sở đóng mới, hoán cải, sửa chữa phục hồi các loại phương tiện có sức chở từ 50 người trở lên; phương tiện không có động cơ nhưng có trọng tải toàn phần từ 200 tấn trở lên;

Phương tiện có động cơ với tổng công suất máy chính từ 135 sức ngựa trở lên; phương tiện chuyên dùng như ụ nổi, bến nổi, thiết bị thi công nổi, nhà nổi, khách sạn nổi, tàu cuốc, tàu hút và các loại phương tiện thủy nội địa khác có chiều dài thiết kế từ 10 m trở lên, phải có tối thiểu 01 người tốt nghiệp đại học chuyên ngành đóng tàu thủy và 01 kỹ sư chuyên ngành máy tàu thủy;

b) Đối với cơ sở đóng mới, hoán cải, sửa chữa phục hồi các loại phương tiện thủy nội địa chở khách từ 13 người đến dưới 50 người; phương tiện có động cơ với tổng công suất máy chính từ 50 sức ngựa đến dưới 135 sức ngựa; phương tiện có chiều dài thiết kế từ 20 m trở lên và có trọng tải toàn phần dưới 200 tấn;

các phương tiện thủy nội địa chuyên dùng như ụ ni, bến nổi, thiết bị thi công nổi, nhà nổi, tàu cuốc, tàu hút và các loại phương tiện khác có chiều dàthiết kế nhỏ hơn 10 m, mỗi bộ phận phải có tối thiểu 01 người tốt nghiệp trung cấp chuyên ngành đóng tàu thủy hoặc cao đẳng nghề chuyên ngành đóng tàu thủy và 01 người tốt nghiệp trung cấp chuyên ngành máy tàu thủy hoặc cao đẳng nghề chuyên ngành máy tàu thủy;

c) Đối với cơ sở đóng mi, hoán cải, sửa chữa phục hồi các loại phương tiện có chiều dài thiết kế dưới 20 m; phương tiện có động cơ với tổng công suất máy chính dưới 50 sức ngựa; phương tiện có động cơ với tổng công suất máy chính đến 15 sức ngựa và có sức chở đến 12 người phải có tối thiểu 01 người có chứng chỉ sơ cấp công nghệ chế tạo vỏ tàu thủy;

d) Đối với cơ sở đóng mới, hoán cải, sửa chữa phục hồi các phương tiện đóng bằng gỗ theo kinh nghiệm cổ truyền từ nhiều thế hệ nhân dân ở từng vùng và đã hoạt động an toàn được đăng kiểm công nhận (phương tiện dân gian) là các phương tiện có chiều dài thiết kế dưới 20 m; phương tiện có động cơ với tổng công suất máy chính dưới 50 sức ngựa;

phương tiện chở hàng trọng tải toàn phần dưới 100 tấn; phương tiện có sức chở dưới 12 người phải có tối thiểu 01 thợ lành nghề có kinh nghiệm trong đóng mới, hoán cải, sửa chữa phục hồi phương tiện thủy nội địa đóng bằng gỗ”.

2. Sửa đổi bổ sung Điều 14 như sau:

“Điều 14. Điều khoản chuyển tiếp

Các cơ sở đóng mới, hoán cải, sửa chữa phục hồi phương tiện đã hoạt động trước ngày 01 tháng 5 năm 2015 thì vẫn được tiếp tục hoạt động đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2020; sau đó nếu muốn tiếp tục thực hiện hoạt động thì phải đáp ứng các điều kiện quy định tại Nghị định này”.

Điều 4. Điều khoản thi hành

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày ký ban hành.

2. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

 

Nơi nhận:

– Ban Bí thư Trung ương Đảng;

– Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;

– Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;

– HĐND, UBND các tnh, thành phố trực thuộc trung ương;

– Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;

– Văn phòng Tổng Bí thư;

– Văn phòng Chủ tịch nước;

– Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;

– Văn phòng Quốc hội;

– Tòa án nhân dân tối cao;

– Viện kiểm sát nhân dân tối cao;

– Kiểm toán nhà nước;

– Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;

– Ngân hàng Chính sách xã hội;

– Ngân hàng Phát triển Việt Nam;

– Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;

– Cơ quan trung ương của các đoàn thể;

– VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT,
các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;

– Lưu: VT, CN (2). XH

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ 
TƯỚNG

Nguyễn Xuân Phúc

Kinh doanh vận tải đường thủy
Kinh doanh vận tải đường thủy

Đây là những thông tin đầy đủ, cập nhật nhất về Kinh doanh vận tải đường thủy. Nếu quý khách không có thời gian hay gặp khó khăn khi thực hiện các thủ tục kể trên, hoặc cần tư vấn thêm thông tin pháp lý. Vui lòng gọi cho Luật Quốc Bảo theo số điện thoại Hotline: 0763 387 788 để  khách hàng có thể nhận được đội ngũ luật sư có nhiều kinh nghiệm trong các thủ tục pháp lý tư vấn một cách rõ ràng nhất

Đánh giá bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.