Xử phạt hành vi xả nước thải ra môi trường

Xử phạt hành vi xả nước thải ra môi trường theo quy định pháp luật hiện hành cụ thể như thế nào? Hãy tham khảo ngay bài viết sau đây để hiểu rõ hơn nhé. 

Nếu bạn cần hỗ trợ pháp lý hay bất kỳ thắc mắc có mong muốn được giải đáp nhanh chóng, vui lòng liên hệ với Luật Quốc Bảo qua số hotline/zalo: 076 338 7788. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc cho quý khách miễn phí. 

Mục lục

Cơ sở pháp lý

– Luật Bảo vệ môi trường năm 2020;

– Nghị định 155/2016/NĐ-CP, sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 55/2021/NĐ-CP;

Cơ sở xác định việc xả thải gây ô nhiễm môi trường :Điều 33 Nghị định 19/2015/NĐ-CP quy định việc xác định cơ sở gây ô nhiễm môi trường, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng phải được tiến hành khách quan, công bằng, đúng pháp luật; căn cứ các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường và mức độ vi phạm của các hành vi gây ô nhiễm môi trường.

Xử phạt hành vi xả nước thải ra môi trường
Xử phạt hành vi xả nước thải ra môi trường

Các quy định về hành vi vi phạm và nghiêm cấm xả thải chất thải ra môi trường (bao gồm xả nước thải ra môi trường)

Theo Điều 7 Luật Bảo vệ Môi trường 2014 quy định các hành vi mà tổ chức, cá nhân không được làm bao gồm các chất thải rắn, lỏng, khí gây hại, tài nguyên thiên nhiên. Cụ thể:

  • Phá hoại, khai thác trái phép nguồn tài nguyên thiên nhiên.
  • Khai thác nguồn tài nguyên sinh vật bằng phương tiện, công cụ, phương pháp hủy diệt, không đúng thời vụ và sản lượng theo quy định của pháp luật.
  • Khai thác, kinh doanh, tiêu thụ các loài thực vật, động vật hoang dã thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.
  • Vận chuyển, chôn lấp chất độc, chất phóng xạ, chất thải và chất nguy hại khác không đúng quy trình kỹ thuật về bảo vệ môi trường.
  • Thải chất thải chưa được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường đã phê duyệt; các chất độc, chất phóng xạ và chất nguy hại khác vào đất, nguồn nước và không khí.

  • Đưa vào nguồn nước hóa chất độc hại, chất thải, vi sinh vật chưa được kiểm định và tác nhân độc hại khác đối với con người và sinh vật.
  • Thải khói, bụi, khí có chất hoặc mùi độc hại vào không khí; phát tán bức xạ, phóng xạ, các chất ion hóa vượt quá quy chuẩn kỹ thuật môi trường.
  • Gây tiếng ồn, độ rung vượt quá quy chuẩn kỹ thuật môi trường.
  • Nhập khẩu, quá cảnh chất thải từ nước ngoài dưới mọi hình thức.
  • Nhập khẩu, quá cảnh động vật, thực vật chưa qua kiểm dịch; vi sinh vật ngoài danh mục cho phép.
  • Sản xuất, kinh doanh sản phẩm gây nguy hại cho con người, sinh vật và hệ sinh thái; sản xuất, sử dụng nguyên liệu, vật liệu xây dựng chứa yếu tố độc hại vượt quá quy chuẩn kỹ thuật môi trường.
  • Phá hoại, xâm chiếm trái phép di sản thiên nhiên, khu bảo tồn thiên nhiên.
  • Xâm hại công trình, thiết bị, phương tiện phục vụ hoạt động bảo vệ môi trường.

  • Hoạt động trái phép, sinh sống ở khu vực được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định là khu vực cấm do mức độ đặc biệt nguy hiểm về môi trường đối với con người.
  • Che giấu hành vi hủy hoại môi trường, cản trở hoạt động bảo vệ môi trường, làm sai lệch thông tin dẫn đến gây hậu quả xấu đối với môi trường.
  • Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, vượt quá quyền hạn hoặc thiếu trách nhiệm của người có thẩm quyền để làm trái quy định về quản lý môi trường.

Các yếu tố xác định hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều 33 Nghị định 19/2015/NĐ/CP, cụ thể như sau:

+ Đối với hành vi xả nước thải, khí thải, bụi vượt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường: Căn cứ vào lượng nước thải, lưu lượng khí thải, bụi của cơ sở; số lần vượt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường của các thông số môi trường đặc trưng và số các thông số môi trường đặc trưng vượt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất thải có trong nước thải, khí thải, bụi của cơ sở.

Đối với hành vi chôn lấp, thải vào đất, môi trường nước các chất gây ô nhiễm ở thể lỏng, rắn, bùn không đúng quy định làm môi trường đất, nước, không khí vượt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng môi trường xung quanh: Căn cứ vào số lần vượt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt, nước ngầm, nước biển, không khí xung quanh và môi trường đất của các thông số môi trường do các hành vi này gây ra.

Các chế tài xử phạt

– Phạt cảnh cáo

Các công ty, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất có sản sinh nước thải trong quá trình kinh doanh, dịch vụ mà không đầu tư hệ thống xử lý nước thải đạt chuẩn thì dựa vào báo cáo phân tích mẫu nước thải mà có những hình phạt tiền, đối với các cá nhân doanh nghiệp gây ra hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì còn có khả năng chịu trách nhiệm hình sự.

Nếu kết quả phân tích mẫu trên mức thông số bình thường 1.1 lần nhưng chưa đến mức độ độc hại thì tùy vào lượng nước thải đã thải ra môi trường sẽ ứng với hình thức xử phạt tương ứng tại các Khoản 2 đến 7 Điều 13 của Nghị định 155/2016/NĐ-CP, nếu hành vi xả nước thải ra môi trường có thông số vi phạm dưới 1.1 lần thì hình thức xử phạt là cảnh cáo

  1. Phạt cảnh cáo đối với hành vi xả nước thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải dưới 1,1 lần (tương đương mức vượt quy chuẩn kỹ thuật là 10%)”. 

Cơ quan, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính được sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ theo quy định tại Nghị định số 165/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng và danh mục các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ được sử dụng để phát hiện vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông và bảo vệ môi trường.

Trong trường hợp không có thiết bị, phương tiện để phát hiện hành vi vi phạm thì có thể được sử dụng kết quả giám định, kiểm định, đo đạc và phân tích mẫu môi trường làm căn cứ để xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường theo quy định tại Điều 7 Nghị định 155/2013/NĐ-CP.

– Xử phạt hành chính

– Hình phạt chính: Theo Điều 4 Nghị định 155/2016/NĐ-CP thì doanh nghiệp có hành vi xả thải gây ô nhiễm môi trường sẽ bị áp dụng một trong hai hình phạt chính là phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền. Với hình thức phạt tiền, mức phạt tiền tối đa có thể lên đến 2 tỷ đồng cho mỗi hành vi vi phạm.

– Hình phạt bổ sung: Bị tước quyền sử dụng có thời hạn đối với Giấy phép xử lý chất thải nguy hại/Giấy phép xả thải khí thải công nghiệp. Mọi hoạt động của doanh nghiệp tạo ra chất thải cần xử lý sẽ bị tạm đình chỉ cho đến khi hết thời hạn xử lý, các hoạt động khác không liên quan đến quá trình xả thải vẫn được phép tiếp tục.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả: 

+) Buộc khôi phục lại tình trạng môi trường đã bị ô nhiễm hoặc phục hồi môi trường bị ô nhiễm do vi phạm hành chính gây ra;

+) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường và báo cáo kết quả đã khắc phục xong hậu quả vi phạm theo quy định.

Ngoài ra, việc tước giấy phép xử lý chất thải chỉ tạm dừng các công việc có liên quan tới những hoạt động xả chất thải của doanh nghiệp. Những hoạt động khác sẽ được phép hoạt động bình thường.

Ví dụ: Một công ty có đăng ký kinh doanh và hoạt động trong lĩnh vực sản xuất mì tôm. Thì khi xả thải gây ô nhiễm và bị phạt tiền cũng như tước Giấy phép xử lý chất thải nguy hại thì mọi hoạt động sản xuất mì tôm của doanh nghiệp này phải dừng lại. Còn hoạt động mua bán vẫn sẽ được diễn ra một cách bình thường.

– Xử phạt hình sự

Theo quy định tại Điều 235 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi Khoản 58 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 về “Tội gây ô nhiễm môi trường” thì các doanh nghiệp có hành vi xả thải gây ô nhiễm môi trường thì tùy vào tính chất, mức độ của hành vi mà có thể bị phạt tiền, bị tạm đình chỉ hoặc đình chỉ hoạt động vĩnh viễn. Cụ thể:

Điều 235 Bộ luật hình sự 2015 quy định về tội gây ô nhiễm môi trường:

Phạt tiền từ 100 triệu đồng đến 1 tỉ đồng hoặc phạt tù 1-5 năm với các hành vi:

– Chôn, lấp, đổ, thải ra môi trường chất thải nguy hại hoặc chất hữu cơ khó phân hủy cần phải loại trừ trái quy định của pháp luật từ 3.000kg đến dưới 5.000kg.

– Xả thải ra môi trường từ 5.000 m3/ngày đến dưới 10.000m3/ngày nước thải có các thông số môi trường nguy hại vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải từ 10 lần trở lên.

– Xả nước thải ra môi trường có chứa chất phóng xạ gây nhiễm xạ môi trường vượt quy chuẩn kỹ thuật từ 2 lần đến dưới 4 lần.

– Xả ra môi trường từ 5.000 m3/ngày đến dưới 10.000 m3/ngày nước thải có độ PH từ 0 đến dưới 2 hoặc từ 12,5 đến 14.

– Thải ra môi trường từ 300.000 m3/giờ đến dưới 500.000m3/giờ bụi, khí thải vượt quá quy chuẩn kỹ thuật về chất thải 10 lần trở lên.

– Chôn, lấp, đổ, thải ra môi trường chất thải rắn thông thường trái quy định của pháp luật từ 200.000 kg đến dưới 500.000 kg.

– Chất thải có chứa chất phóng xạ, gây nhiễm xạ môi trường thuộc nguồn phóng xạ loại có mức độ nguy hiểm trung bình theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn bức xạ – phân nhóm và phân loại nguồn phóng xạ vượt quy chuẩn cho phép.

– Phát tán ra môi trường bức xạ, phóng xạ vượt quá quy chuẩn kỹ thuật hoặc vượt mức giới hạn theo quy định từ 2 lần đến dưới 4 lần.

Các hành vi vi phạm này nếu ở mức cao hơn có thể bị phạt tiền từ 1-3 tỉ đồng hoặc phạt tù 3-7 năm

– Số tiền phạt: Từ 3 tỷ đến 20 tỷ đồng (tùy vào mức độ thiệt hại).

– Tạm đình chỉ hoạt động: Thời hạn từ 06 tháng đến 36 tháng.

– Đình chỉ hoạt động vĩnh viễn: Trong trường hợp doanh nghiệp gây thiệt hại hoặc có khả năng thực tế gây thiệt hại đến tính mạng của nhiều người, gây sự cố môi trường hoặc gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội và không có khả năng khắc phục hậu quả gây ra.

Kết luận: 

Nhằm mục đích răn đe, mạnh tay hơn nữa xử lý các hành vi xả nước thải ra môi trường của doanh nghiệp, Bộ luật Hình sự mới nhất đã tăng mức tiền phạt của “Tội gây ô nhiễm môi trường”, tăng mức phạt thấp nhất từ 1 tỷ lên đến 3 tỷ đồng, tăng mức phạt tối đa lên tới 20 tỷ đồng.

Với  hình thức xử phạt hành chính nghiêm khắc như vậy, hi vọng các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất sẽ có những chuyển biến tích cực trong công tác bảo vệ môi trường, chấp nhận đầu tư về chi phí và thời gian vào hệ thống xử lý nước thải đạt chuẩn bài bản hơn.

Giúp cho doanh nghiệp sẽ có ý thức hơn đối với việc xả thải chất thải ra môi trường. Từ đó, môi trường sẽ tốt hơn và sức khỏe của những người dân ở quanh khu công nghiệp sẽ không bị ảnh hưởng xấu bởi chất thải công nghiệp.

Xử phạt hành vi xả nước thải ra môi trường
Xử phạt hành vi xả nước thải ra môi trường

Nước thải và phân loại nước thải? Mức xử phạt hành vi xả nước thải sinh hoạt ra môi trường? Chế tài xử phạt đối với hành vi gây ô nhiễm môi trường?

Nước thải là gì?

Nước thải là nguồn nước đã qua sử dụng có chứa các chất ô nhiễm xâm nhập vào môi trường nước. Nước thải có thể từ các hoạt động hàng ngày của con người, sản xuất công nghiệp, thương mại hoặc nông nghiệp. Nước thải được thải ra môi trường theo dòng chảy nước mặt, cống rãnh hoặc nước mưa.

Nước thải có thể chứa các chất gây ô nhiễm vật lý, hóa học hoặc sinh học. Hàng ngày, hàng giờ, một lượng nước thải khổng lồ được thải ra môi trường. Đặc biệt là khi con người ngày càng sử dụng nhiều hóa chất tẩy rửa, chất thải chưa qua xử lý đã thải trực tiếp ra môi trường.

Phân loại nước thải

Nước thải sinh hoạt: nước thải phát sinh từ các khu dân cư, các khách hàng và nhân viên phục vụ trong khu vực hoạt động thương mại, nhân viên trong khu vực công sở, học sinh sinh viên trong trường học, công nhân trong các nhà máy xí nghiệp

Nước thải công nghiệp (hay còn gọi là nước thải sản xuất): nước thải phát sinh từ các hoạt động sản xuất, nước làm mát…

Nước thấm qua: lượng nước thấm vào hệ thống ống bằng nhiều cách khác nhau, qua các khớp nối, các ống có khuyết tật hoặc thành hố gas hay hố xí.

Nước thải tự nhiên: nước mưa, hệ thống nước mưa thông thường không phải xử lý, hoặc chỉ cần tách cát, cặn bẩn

Nước thải đô thị: là một thuật ngữ chung chỉ toàn bộ các chất lỏng trong hệ thống cống thoát của các khu vực dân cư; đó là hỗn hợp của các loại chất thải trên.

Các thành phần chính trong nước thải

    • Nước (hơn 95%), thường được thêm vào trong quá trình dội rác thải xuống đường cống;
    • Các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus, prion, giun sán;
    • Các vi khuẩn vô hại;
    • Các chất hữu cơ như phân, lông, tóc, thực phẩm, nguyên liệu thực vật, mùn…;
    • Các chất hữu cơ hòa tan như u-rê, đường, protein hòa tan, dược phẩm…;
    • Các hạt thể vô cơ như cát, sạn sỏi, hạt kim loại, gốm sứ…;
    • Các chất vô cơ hòa tan như amonia, muối, xyanua, H2S, thyoxinat,…;
    • Động vật như động vật nguyên sinh, côn trùng…;
    • Băng vệ sinh, bao cao su, tã, bơm kim tiêm, đồ chơi trẻ em, xác động vật, thực vật…;
    • Các khí hydro sulfide, metan, cacbonic…;
    • Các hệ nhũ tương như sơn, chất kết dính, màu nhuộm tóc,…;
    • Các chất độc như thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, thuốc độc,…;
    • Dược phẩm, hóc môn và các chất độc hại khác.

Căn cứ pháp lý:

– Luật Bảo vệ môi trường 2014

– Nghị định 155/2016/NĐ-CP

Mức xử phạt hành vi xả nước thải sinh hoạt ra môi trường

Theo quy định của pháp luật hiện hành, quy định xử phạt hành vi xả nước thải sinh hoạt bừa bãi ra môi trường được quy định tại Nghị định 155/2016/NĐ-CP.

Theo đó, nếu hành vi xả nước thải sinh hoạt bừa bãi ra môi trường trên mức thông số tiêu chuẩn từ 1,1 lần mà chưa đến mức độc hại thì tùy theo lượng nước thải sẽ bị xử phạt tương ứng tại Khoản 2,3, 4. , 5, 6, 7 Điều 13 Nghị định 155/2016 / NĐ-CP nếu vi phạm hành vi xả nước thải sinh hoạt bừa bãi ra môi trường dưới 1,1 lần thì chỉ bị phạt cảnh cáo.

Cụ thể, Nghị định 155/2016 / NĐ-CP quy định hành vi xả nước thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải dưới 1,1 lần (tương đương 10% vượt quy chuẩn kỹ thuật) sẽ bị xử phạt. cảnh báo.

Cơ quan, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính được sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ theo quy định tại Nghị định số 165/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ.

Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng và danh mục phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ dùng để phát hiện vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông và bảo vệ môi trường để xử lý vi phạm hành chính.

Trong trường hợp không có thiết bị, phương tiện để phát hiện vi phạm, cơ quan, người có thẩm quyền được sử dụng kết quả đánh giá, kiểm định, đo đạc, phân tích mẫu môi trường để làm căn cứ. xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường theo quy định tại Điều 7 Nghị định 155/2013/NĐ-CP.

Về nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, cơ quan, người có thẩm quyền xử phạt hành chính có trách nhiệm chứng minh hành vi vi phạm.

Cơ quan có thẩm quyền không thể áp dụng quy định tại Điều 13 Nghị định 155/2016 / NĐ-CP để xử phạt người vi phạm.

Ngoài ra, theo quy định tại Điều 235 Bộ luật Hình sự năm 2015, pháp luật Việt Nam đã bổ sung, định lượng các hành vi vi phạm môi trường của doanh nghiệp như lưu lượng xả thải, khối lượng chất thải rắn thải ra, số lần vượt quy chuẩn môi trường … là làm căn cứ để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi xả thải bừa bãi nước thải sinh hoạt ra môi trường của doanh nghiệp.

Theo đó, đối với các hành vi chôn, lấp, đổ, thải ra môi trường chất thải nguy hại hoặc chất hữu cơ khó phân hủy cần phải loại trừ trái quy định của pháp luật từ 3.000kg đến dưới 5.000kg;

hành vi xả thải ra môi trường từ 5.000 m3/ngày đến dưới 10.000m3/ngày nước thải có các thông số môi trường nguy hại vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải từ 10 lần trở lên;

xả nước thải ra môi trường có chứa chất phóng xạ gây nhiễm xạ môi trường vượt quy chuẩn kỹ thuật từ 2 lần đến dưới 4 lần; xả ra môi trường từ 5.000 m3/ngày đến dưới 10.000 m3/ngày nước thải có độ PH từ 0 đến dưới 2 hoặc từ 12,5 đến 14;

hành vi thải ra môi trường từ 300.000 m3/giờ đến dưới 500.000m3/giờ bụi, khí thải vượt quá quy chuẩn kỹ thuật về chất thải 10 lần trở lên;

các hành vi chôn, lấp, đổ, thải ra môi trường chất thải rắn thông thường trái quy định của pháp luật từ 200.000 kg đến dưới 500.000 kg và chất thải có chứa chất phóng xạ, gây nhiễm xạ môi trường thuộc nguồn phóng xạ loại có mức độ nguy hiểm trung bình theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn bức xạ – phân nhóm và phân loại nguồn phóng xạ vượt quy chuẩn cho phép;

hành vi phát tán ra môi trường bức xạ, phóng xạ vượt quá quy chuẩn kỹ thuật hoặc vượt mức giới hạn theo quy định từ 2 lần đến dưới 4 lần sẽ bị phạt tiền từ 100 triệu đồng đến 1 tỉ đồng hoặc phạt tù 1-5 năm.

Trong trường hợp các hành vi vi phạm này nếu vi phạm ở mức cao hơn theo quy định của pháp luật thì có thể bị phạt tiền từ 1-3 tỉ đồng hoặc phạt tù 3-7 năm.

Ngoài ra, những trường hợp vi phạm những hành vi xả nước thải sinh hoạt ra môi trường nêu trên mà đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm hoặc đã bị kết án hình sự về tội này nhưng chưa được xóa án tích mà vẫn tiếp tục vi phạm, thì khi đó cá nhân, doanh nghiệp sẽ bị phạt tiền từ 50-500 triệu đồng hoặc phạt tù 3 tháng đến 2 năm.

Chế tài xử phạt đối với hành vi gây ô nhiễm môi trường

Xử phạt hành chính

Theo quy định tại Điều 4 Nghị định 155/2016/NĐ-CP thì doanh nghiệp có hành vi xả thải gây ô nhiễm môi trường sẽ bị áp dụng một trong hai hình phạt chính là phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền theo quy định của pháp luật hiện hành.

Với hình thức phạt tiền, mức phạt tiền tối đa có thể lên đến 2 tỷ đồng cho mỗi hành vi vi phạm.

Cụ thể doanh nghiệp có hành vi xả thải gây ô nhiễm môi trường có thể bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm “hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường” là 1.000.000.000 đồng đối với cá nhân và 2.000.000.000 đồng đối với tổ chức căn cứ tùy theo mức độ vi phạm.

Hình thức xử phạt bổ sung

Hình thức xử phạt bổ sung đối hành vi xả nước thải gây ô nhiễm phổ biến hiện nay là:

tước quyền sử dụng có thời hạn đối với Giấy phép xử lý chất thải nguy hại; Giấy phép xả thải khí thải công nghiệp; Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất;

Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm là các chất độc hại, chất lây nhiễm; Giấy chứng nhận đăng ký lưu hành chế phẩm sinh học trong xử lý chất thải tại Việt Nam;

Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường; Giấy phép khai thác loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ và Giấy phép nuôi, trồng các loài nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ; …

Ngoài ra, có thể áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung khác như: đình chỉ hoạt động doanh nghiệp có thời từ 01 tháng đến 24 tháng, kể từ ngày quyết định xử phạt vi phạm hành chính có hiệu lực thi hành; tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường của cá nhân, tổ chức (sau đây gọi chung là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính).

Mọi hoạt động của doanh nghiệp có phát sinh chất thải cần xử lý sẽ tạm ngừng hoạt động cho đến khi hết thời gian xử lý. Các hoạt động khác của doanh nghiệp không liên quan đến quá trình xả thải. được phép tiếp tục.

Ngoài ra, doanh nghiệp vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả như buộc khôi phục môi trường bị ô nhiễm hoặc phục hồi môi trường. phục hồi môi trường bị ô nhiễm do vi phạm hành chính gây ra hoặc buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường và báo cáo kết quả đã khắc phục xong hậu quả vi phạm theo quy định.

Ngoài các hình thức xử phạt nêu trên, tùy trường hợp thực tế, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường có thể bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại Khoản 3 Điều 4 Nghị định 155/2016/NĐ-CP.

Trách nhiệm hình sự

Theo quy định tại Điều 235 Bộ luật hình sự 2015 về “Tội gây ô nhiễm môi trường” thì các doanh nghiệp có hành vi xả thải gây ô nhiễm môi trường sẽ bị xử phạt, tùy vào tính chất, mức độ của hành vi vi phạm mà có thể bị phạt tiền, bị tạm đình chỉ hoạt động hoặc đình chỉ hoạt động vĩnh viễn.

Cụ thể, doanh nghiệp có hành vi xả thải gây ô nhiễm môi trường sẽ bị phạt tiền từ 3 tỷ đến 20 tỷ đồng (tùy vào mức độ thiệt hại); bị tạm đình chỉ hoạt động trong thời hạn từ 06 tháng đến 36 tháng hoặc bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn trong trường hợp doanh nghiệp có hành vi xả thải gây ô nhiễm môi trường gây thiệt hại hoặc có khả năng thực tế gây thiệt hại đến tính mạng của nhiều người, gây sự cố môi trường hoặc gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội và không có khả năng khắc phục hậu quả gây ra.

Như vậy, Bộ luật Hình sự mới đã tăng mức tiền phạt của “Tội gây ô nhiễm môi trường” nhằm mục đích răn đe, xử lý mạnh tay hơn nữa với các hành vi xả thải của doanh nghiệp.

Cụ thể là tăng mức phạt thấp nhất từ 1 tỷ đồng lên 3 tỷ đồng, tăng mức phạt tối đa lên đến 20 tỷ đồng đối với hành vi xả thải gây ô nhiễm môi trường của doanh nghiệp.

Xả nước thải chưa qua xử lý ra môi trường có ảnh hưởng như thế nào đến môi trường?

Các thành phần hữu cơ khi thải ra môi trường sẽ gây phú dưỡng nguồn tiếp nhận

Hiện trạng các con sông, kênh, rạch nước có màu đen là minh chứng cho sự ô nhiễm này.

Khi tải lượng chất hữu cơ xả vào nguồn nước lớn hơn nhiều khả năng xử lý tự nhiên của nguồn nước sẽ gây tình trạng ứ đọng dẫn đến phân huỷ yếm khi gây mùi hôi thối, nước chuyển đen.

Các thành phần vô cơ và cặn lơ lửng sẽ gây chết các hệ sinh thái của nguồn tiếp nhận

Các chất ô nhiễm hoà tan như các kim loại nặng, chất hữu cơ mạch vòng như thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ… sau khi vào nguồn tiếp nhận sẽ tác động trực tiếp đến hệ sinh thái sau đó tích tụ trong chuỗi thức ăn và gây ảnh hưởng gián tiếp đến sức khoẻ con người.
Các chất kim loại nặng ngấm vào nước ngầm gây ô nhiễm theo diện rộng.

Sau đây, chúng tôi sẽ tổng hợp các mức phạt mới nhất theo Nghị định 155/2016/NĐ-CP.

Các mức xử phạt hành vi xả nước thải chưa qua xử lý ra môi trường

Phạt cảnh cáo đối với hành vi xả nước thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải dưới 1,1 lần; (tương đương mức vượt quy chuẩn kỹ thuật là 10%).

Xử phạt hành vi xả nước thải chưa qua xử lý ra môi trường vượt từ 1,1 lần đến dưới 1,5 lần; hoặc xả nước thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải dưới 1,1 lần; trong trường hợp tái phạm, vi phạm nhiều lần bị xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng; trong trường hợp thải lượng nước thải nhỏ hơn 05 m³/ngày (24 giờ);

b) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng; trong trường hợp thải lượng nước thải từ 05 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 10 m³/ngày (24 giờ);

c) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng; trong trường hợp thải lượng nước thải từ 10 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 20 m³/ngày (24 giờ);

d) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng; trong trường hợp thải lượng nước thải từ 20 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 40 m³/ngày (24 giờ);

đ) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng; trong trường hợp thải lượng nước thải từ 40 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 60 m³/ngày (24 giờ);

e) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng; trong trường hợp thải lượng nước thải từ 60 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 80 m³/ngày (24 giờ);

g) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng; trong trường hợp thải lượng nước thải từ 80 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 100 m³/ngày (24 giờ);

ô nhiễm môi trường nước

Xử phạt hành vi xả nước thải chưa qua xử lý ra môi trường vượt từ 1,5 lần đến dưới 03 lần như sau:

a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng; trong trường hợp thải lượng nước thải nhỏ hơn 05 m³/ngày (24 giờ);

b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng; trong trường hợp thải lượng nước thải từ 05 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 10 m³/ngày (24 giờ);

c) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng; trong trường hợp thải lượng nước thải từ 10 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 20 m³/ngày (24 giờ);

d) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng; trong trường hợp thải lượng nước thải từ 20 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 40 m³/ngày (24 giờ);

đ) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng; trong trường hợp thải lượng nước thải từ 40 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 60 m³/ngày (24 giờ);

e) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 110.000.000 đồng; trong trường hợp thải lượng nước thải từ 60 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 80 m³/ngày (24 giờ);

g) Phạt tiền từ 110.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng; trong trường hợp thải lượng nước thải từ 80 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 100 m³/ngày (24 giờ);

h) Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 130.000.000 đồng; trong trường hợp thải lượng nước thải từ 100 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 200 m³/ngày (24 giờ);

Xử phạt hành vi xả nước thải chưa qua xử lý ra môi trường vượt từ 03 lần đến dưới 05 lần như sau:

a) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng; trong trường hợp thải lượng nước thải nhỏ hơn 05 m³/ngày (24 giờ);

b) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng; trong trường hợp thải lượng nước thải từ 05 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 10 m³/ngày (24 giờ);

c) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng; trong trường hợp thải lượng nước thải từ 10 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 20 m³/ngày (24 giờ);

d) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng; trong trường hợp thải lượng nước thải từ 20 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 40 m³/ngày (24 giờ);

đ) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 110.000.000 đồng; trong trường hợp thải lượng nước thải từ 40 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 60 m³/ngày (24 giờ);

e) Phạt tiền từ 110.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng; trong trường hợp thải lượng nước thải từ 60 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 80 m³/ngày (24 giờ);

g) Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 130.000.000 đồng; trong trường hợp thải lượng nước thải từ 80 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 100 m³/ngày (24 giờ);

h) Phạt tiền từ 130.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng; trong trường hợp thải lượng nước thải từ 100 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 200 m³/ngày (24 giờ);

Ô nhiễm nguồn nước có nguồn gốc từ con người

Xử phạt hành vi xả nước thải ra môi trường từ 05 lần đến dưới 10 lần như sau:

a) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải nhỏ hơn 05 m³/ngày (24 giờ);

b) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 05 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 10 m³/ngày (24 giờ);

c) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 10 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 20 m³/ngày (24 giờ);

d) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 110.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 20 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 40 m³/ngày (24 giờ);

đ) Phạt tiền từ 110.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 40 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 60 m³/ngày (24 giờ);

e) Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 130.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 60 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 80 m³/ngày (24 giờ);

g) Phạt tiền từ 130.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 80 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 100 m³/ngày (24 giờ);

h) Phạt tiền từ 140.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 100 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 200 m³/ngày (24 giờ);

Xử phạt hành vi xả nước thải chưa qua xử lý ra môi trường vượt từ 10 lần trở lên như sau:

a) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải nhỏ hơn 05 m³/ngày (24 giờ);

b) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 05 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 10 m³/ngày (24 giờ);

c) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 110.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 10 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 20 m³/ngày (24 giờ);

d) Phạt tiền từ 110.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 20 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 40 m³/ngày (24 giờ);

đ) Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 130.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 40 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 60 m³/ngày (24 giờ);

e) Phạt tiền từ 130.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 60 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 80 m³/ngày (24 giờ);

g) Phạt tiền từ 140.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 80 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 100 m³/ngày (24 giờ);

h) Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 160.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 100 m³/ngày (24 giờ) đến dưới 200 m³/ngày (24 giờ);

Phạt tăng thêm:

– 10% của mức phạt tiền cao nhất đã chọn đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này đối với mỗi thông số môi trường vượt quy chuẩn kỹ thuật từ 1,1 đến dưới 1,5 lần;

– 20% đối với mỗi thông số môi trường vượt quy chuẩn kỹ thuật từ 1,5 đến dưới 02 lần;

– 30% đối với mỗi thông số môi trường vượt quy chuẩn kỹ thuật từ 02 đến dưới 05 lần hoặc giá trị pH từ 04 đến dưới cận dưới của quy chuẩn kỹ thuật cho phép hoặc từ trên cận trên của quy chuẩn kỹ thuật cho phép đến dưới 10,5 hoặc nước thải có chứa 01 trong 03 loại vi khuẩn (Salmonella, Shigella, Vibrio cholerae);

– 40% đối với mỗi thông số môi trường vượt quy chuẩn kỹ thuật từ 05 đến dưới 10 lần;

– 50% đối với mỗi thông số môi trường vượt quy chuẩn kỹ thuật từ 10 lần trở lên.

Tổng mức xử phạt hành vi xả nước thải ra môi trường vi phạm không quá 1.000.000.000 đồng.

Hình thức xử phạt hành vi xả nước thải chưa qua xử lý ra môi trường bổ sung:

a) Đình chỉ hoạt động gây ô nhiễm môi trường của cơ sở hoặc khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung từ 03 tháng đến 06 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại các điểm i, k, l, m, n, o, p, q, r, s, t và u khoản 4, các điểm h, i, k, l, m, n, o, p, q, r, s và t khoản 5 và các điểm g, h, i, k, l, m, n, o, p, q, r và s khoản 6 Điều này;

b) Đình chỉ hoạt động của cơ sở hoặc hoạt động gây ô nhiễm môi trường của khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung từ 06 tháng đến 12 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại các điểm ư, v, x và y khoản 4, các điểm u, ư, v, x và y khoản 5 và các điểm t, u, ư, v, x và y khoản 6 Điều này.

Câu hỏi thường gặp về Xử phạt hành vi xả nước thải ra môi trường

Tóm tắt câu hỏi:

Chào Luật sư! Thưa luật sư nơi gia đình tôi đang ở là nằm trong khu dân cư. Những năm gần đây có một gia đình ở cạnh nhà tôi, chủ gia đình là tư pháp xã. Nhà anh ta xả nước thải sinh hoạt sang vườn và trước nhà tôi gây bốc mùi hôi thối, gia đình tôi luôn phải đóng cửa vì quá hôi thối. Gia đình có viết đơn lên xã nhưng rồi cũng không được giải quyết. Vậy tôi xin hỏi luật sư, trong trường hợp này nhà tôi có thể khởi kiện lên tòa án được không ạ?

Trả lời:

Theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường, tại các đô thị, khu dân cư tập trung phải có hệ thống thu gom nước mưa, nước thải riêng; Nước thải sinh hoạt phải được xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường trước khi thải ra môi trường.

Theo đó, hành vi xả nước thải sinh hoạt trực tiếp, chưa qua xử lý ra môi trường của gia đình bạn hàng xóm là đã vi phạm pháp luật về môi trường.

Theo đó, theo quy định tại Nghị định 155/2016 / NĐ-CP ngày 18/11/2016 của Chính phủ, đối với hành vi xả nước thải sinh hoạt chưa qua xử lý trực tiếp ra môi trường có thể bị xử phạt. vi phạm hành chính với hình thức phạt tiền tùy theo mức độ xả thải, gây ô nhiễm môi trường.

Theo quy định của pháp luật hiện hành tại Bộ luật tố tụng dân sự 2015, trong mọi trường hợp tranh chấp, nếu công dân xác định được quyền của mình bị xâm phạm.

Tại đây, hàng ngày bạn và gia đình đang phải sống trong môi trường ô nhiễm không khí nghiêm trọng, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày của gia đình bạn.

Do đó, bạn hoàn toàn có quyền khởi kiện vấn đề này ra Tòa án nhân dân quận, huyện nơi bạn đang sinh sống để yêu cầu Tòa án bảo đảm quyền lợi cho bạn và gia đình bạn đã vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường. Thường sẽ bị phạt hành chính từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng.

Trên đây là những mức xử phạt hành vi xả nước thải ra môi trường do các chuyên gia, tư vấn của công ty Luật Quốc Bảo biên soạn tư vấn. Nếu bạn cần hỗ trợ pháp lý hay bất kỳ thắc mắc có mong muốn được giải đáp nhanh chóng, vui lòng liên hệ với Luật Quốc Bảo qua số hotline/zalo: 076 338 7788. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc cho quý khách miễn phí.

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.