Mua bán hóa đơn đỏ bị xử lý như thế nào? Hóa đơn đỏ là tên gọi khác của hóa đơn giá trị gia tăng (VAT). Mặc dù hành vi mua bán hóa đơn đỏ bị nghiêm cấm, nhưng hiện nay tình trạng mua bán hóa đơn đỏ ngày càng trở nên phổ biến, công khai. Mua bán hóa đơn đỏ bị xử lý như thế nào?
Mục lục
Sử dụng hóa đơn bất hợp pháp là gì ?
Hành vi mua bán hóa đơn đỏ bị nghiêm cấm theo quy định tại Điều 23 Thông tư 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 và Nghị định số 04/2014/NĐ-CP ngày 17/01/2014 của Chính phủ về bán hàng và cung cấp dịch vụ hóa đơn quy định việc sử dụng hóa đơn bất hợp pháp, Cụ thể như sau:
“Điều 23. Sử dụng bất hợp pháp hóa đơn
Sử dụng bất hợp pháp hóa đơn là việc lập khống hóa đơn; cho hoặc bán hóa đơn chưa lập để tổ chức, cá nhân khác lập khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ (trừ các trường hợp được sử dụng hóa đơn do cơ quan thuế bán hoặc cấp và trường hợp được ủy nhiệm lập hóa đơn theo hướng dẫn tại Thông tư này); cho hoặc bán hóa đơn đã lập để tổ chức, cá nhân khác hạch toán, khai thuế hoặc thanh toán vốn ngân sách; lập hóa đơn không ghi đầy đủ các nội dung bắt buộc; lập hóa đơn sai lệch nội dung giữa các liên; dùng hóa đơn của hàng hóa, dịch vụ này để chứng minh cho hàng hóa, dịch vụ khác.
Một số trường hợp cụ thể được xác định là sử dụng bất hợp pháp hóa đơn:
– Hóa đơn có nội dung được ghi không có thực một phần hoặc toàn bộ.
– Sử dụng hóa đơn của tổ chức, cá nhân khác để bán ra, để hợp thức hóa hàng hóa, dịch vụ mua vào không có chứng từ hoặc hàng hóa, dịch vụ bán ra để gian lận thuế, để bán hàng hóa nhưng không kê khai nộp thuế.
– Sử dụng hóa đơn của tổ chức, cá nhân khác để bán hàng hóa, dịch vụ, nhưng không kê khai nộp thuế, gian lận thuế; để hợp thức hàng hóa, dịch vụ mua vào không có chứng từ.
– Hóa đơn có sự chênh lệch về giá trị hàng hóa, dịch vụ hoặc sai lệch các tiêu thức bắt buộc giữa các liên của hóa đơn.
– Sử dụng hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ mà cơ quan thuế, cơ quan công an và các cơ quan chức năng khác đã kết luận là sử dụng bất hợp pháp hóa đơn”
Tội in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ
“Điều 203. Tội in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước
Người nào in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước ở dạng phôi từ 50 số đến dưới 100 số hoặc hóa đơn, chứng từ đã ghi nội dung từ 10 số đến dưới 30 số hoặc thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
d) Hóa đơn, chứng từ ở dạng phôi từ 100 số trở lên hoặc hóa đơn, chứng từ đã ghi nội dung từ 30 số trở lên;
đ) Thu lợi bất chính 100.000.000 đồng trở lên;
e) Gây thiệt hại cho ngân sách nhà nước 100.000.000 đồng trở lên;
g) Tái phạm nguy hiểm.
Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:
a) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng;
b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng;
c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;
d) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định từ 01 năm đến 03 năm hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.”
Theo đó, in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước được hiểu là hành vi in, phát hành, mua bán không có giấy phép hoặc không đúng với nội dung giấy phép các đối tượng là hóa đơn, chứng từ được sử dụng trong hoạt động thu nộp ngân sách nhà nước.
Như vậy, thuế TNDN mới là thuế thực tế của doanh nghiệp, cần được đảm bảo bằng hệ thống hóa đơn, chứng từ, sổ sách kế toán, báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán thuế đầy đủ, chặt chẽ. Hợp lý, phù hợp và luôn “có trách nhiệm” nếu bạn muốn an toàn và tối ưu. Mua hóa đơn VAT trống sẽ mang lại rất nhiều rủi ro cho doanh nghiệp. Do đó, doanh nghiệp nên coi trọng phát triển kinh doanh để tìm kiếm lợi nhuận, không nên sử dụng chính sách mua bán hóa đơn giả để trốn tránh nghĩa vụ thuế.
Hành vi in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước chỉ cấu thành tội phạm này, nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
+ Dạng phôi từ 50 số đến dưới 100 số;
+ Hóa đơn, chứng từ đã ghi nội dung từ 10 số đến dưới 30 số;
+ Thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng.
Mua bán hóa đơn đỏ bao gồm những hành vi nào?
Xử phạt vi phạm hành chính về hành vi mua bán hóa đơn trái phép
Tùy vào tính chất và mức độ vi phạm của hành vi mua bán hàng hóa đơn trái phép mà người vi phạm sẽ bị xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Nếu trong trường hợp người thực hiện hành vi nhưng mức độ và tính chấ của hành vi không thảo mãn các yếu tố cấu thành như đã phân tích ở trên thì người thực hiện hành vi sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi mua bán trái phép hóa đơn chứng từ của mình, cụ thể mức xử phạt được quy định tại Điều 39 Nghị định số 109/2013/NĐ-CP như sau:
“Điều 39. Hành vi vi phạm quy định về sử dụng hóa đơn của người mua
Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi làm mất, cháy, hỏng hóa đơn đã lập (liên giao cho người mua) để hạch toán kế toán, kê khai thuế và thanh toán vốn ngân sách, trừ trường hợp mất, cháy, hỏng hóa đơn do thiên tai, hỏa hoạn.
Trường hợp người mua tìm lại được hóa đơn đã mất khi cơ quan thuế chưa ban hành quyết định xử phạt thì người mua không bị phạt tiền.
Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng hóa đơn bất hợp pháp và hành vi sử dụng bất hợp pháp hóa đơn”
Như vậy đối với hành vi sử dụng hóa đơn bất hợp pháp mà chưa tới mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ khoảng 20-50 triệu đồng (căn cứ theo Khoản 2 Điều 39 Nghị định số 109/2013/NĐ-CP).
Yếu tố cấu thành tội mua bán trái phép hóa đơn
Khách thể
Xâm phạm chế độ quản lý nhà nước đối với các loại hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước đang lưu thông trên thị trường
Đối tượng tác động: hóa đơn
Chủ thể
Cá nhân: người từ đủ 16 tuổi trở lên có năng lực trách nhiệm hình sự gồm:
Cá nhân bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ hoặc người của tổ chức kinh doanh bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ;
Người của tổ chức nhận in hoặc đặt in hóa đơn;
Cá nhân hoặc người của tổ chức mua hàng hóa, dịch vụ.
Pháp nhân thương mại: chịu trách nhiệm hình sự về tội mua bán trái phép hóa đơn khi thỏa có đủ các điều kiện sau:
Hành vi phạm tội được thực hiện nhân danh pháp nhân thương mại;
Hành vi phạm tội được thực hiện vì lợi ích của pháp nhân thương mại;
Hành vi phạm tội được thực hiện có sự chỉ đạo, điều hành hoặc chấp thuận của pháp nhân thương mại;
Chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 27 của Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017
Cơ sở pháp lý: Điều 12, 76, 75 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017
Mặt khách quan
Hành vi:
Mua, bán hóa đơn chưa ghi nội dung hoặc ghi nội dung không đầy đủ, không chính xác theo quy định
Mua, bán hóa đơn đã ghi nội dung, nhưng không có hàng hóa, dịch vụ kèm theo
Mua, bán hóa đơn giả, hóa đơn chưa có giá trị sử dụng, hóa đơn đã hết giá trị sử dụng, hóa đơn của cơ sở kinh doanh, dịch vụ khác để hợp thức hóa hàng hóa, dịch vụ mua vào hoặc cấp cho khách hàng khi bán hàng hóa dịch vụ;
Mua, bán, sử dụng hóa đơn có sự chênh lệch về giá trị hàng hóa, dịch vụ giữa các liên của hóa đơn.
Mặt chủ quan
Lỗi cố ý trực tiếp: Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra;
Cơ sở pháp lý: khoản 1 Điều 10 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017
Câu hỏi thường gặp
Khách thể của tội mua bán trái phép hóa đơn là gì?
Tội mua bán trái phép hóa đơn xâm phạm đến chế độ quản lý của Nhà nước đối với các loại hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách Nhà nước
Đối tượng tác động của tội này bao gồm các loại hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách do Nhà nước thống nhất ban hành.
Chủ thể của tội mua bán trái phép hóa đơn là gì?
Người từ đủ 16 tuổi trở lên, có năng lực trách nhiệm hình sự đầy đủ
Pháp nhân thương mại có đủ điều kiện chịu trách nhiệm hình sự theo Điều 75 BLHS 2015, sửa đổi bổ sung 2017.
Mặt khách quan của tội mua bán trái phép hóa đơn là gì?
Mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách Nhà nước là hành vi mua đi bán lại kiếm lời các loại hóa đơn, chứng từ này mà biết rõ các hóa đơn, chứng từ này không được phép mua bán.
Hành vi mua bán trái phép hóa đơn chỉ cấu thành tội phạm khi thuộc các trường hợp:
Dạng phôi từ 50 số đến dưới 100 số
Hóa đơn, chứng từ đã ghi nội dung từ 10 số đến dưới 30 số
Thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng.