Ông Trịnh Văn Quyết Đối Diện Với Mức Án Nào?

Ông Trịnh Văn Quyết (sinh ngày 27 tháng 11 năm 1975) từng là Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC kiêm Chủ tịch hãng hàng không Bamboo Airways. Giá trị tài sản từng được ước tính khoảng 22,7 ngàn tỷ đồng, tương đương 1,02 tỷ USD. Tuy ông Trịnh Văn Quyết sở hữu gần 2 tỉ USD trên sàn chứng khoán Việt Nam (tháng 3 năm 2017) nhưng không được Forbes ghi nhận tỉ phú USD và vẫn đang theo dõi đánh giá số tài sản này. 
Tính đến 31/12/2019, với giá trị cổ phần nắm giữ tại nhiều doanh nghiệp như FLC, GAB, Bamboo Airways và FLCHomes, tổng tài sản vốn hoá của ông Trịnh Văn Quyết ước trên 20,5 nghìn tỷ đồng, đứng thứ 3 trong bảng xếp hạng những người giàu nhất TTCK Việt Nam 2019. 
Chủ tịch tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết bị khởi tố, bắt với cáo buộc “thao túng” và “che giấu thông tin chứng khoán”, ngày 29/3/2022.
Quý khách cần tư vấn hỗ trợ: Thành lập công tyThành lập công ty nước ngoàiThành lập hộ kinh doanhThành lập trung tâm ngoại ngữThành lập trung tâm tư vấn du họcxin giấy phép vệ sinh attply hônGiấy phép lao động, Tranh chấp đất đai hãy liên hệ với Luật Quốc Bảo hotline/zalo: 0763387788.
18 cau noi cua ty phu trinh van quyet phat ngon soc lam cap toc 5

Tiểu sử Ông Trịnh Văn Quyết

Trịnh Văn Quyết sinh ra tại xã Vĩnh Thịnh, Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc vào ngày 27 tháng 11 năm 1975. Bố là Trịnh Hồng Quý, mẹ là Đỗ Thị Giáp. Ngay từ năm thứ 2 tại Đại học Luật Hà Nội, ông bắt đầu kinh doanh bằng việc mở một trong những văn phòng gia sư đầu tiên ở Hà Nội và sau đó còn kinh doanh điện thoại. Thời điểm đó, công việc giúp ông chi trả học phí và đem lại nguồn vốn ban đầu mở văn phòng luật sư SMiC ngay sau khi ra trường.
Tại đây, trong vai trò là luật sư tư vấn luật, quản lý đầu tư, ông Trịnh Văn Quyết và các cộng sự tích lũy kiến thức, kinh nghiệm về cơ chế, chính sách, môi trường đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam cũng như cách thức đầu tư của các tập đoàn kinh tế nước ngoài. Đến năm 2010, ông cho sáp nhập của các công ty thành viên để thành lập Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC (Tập đoàn FLC). Trong vòng hơn một thập kỷ lấn sân sang lĩnh vực bất động sản, dù khởi đầu với dự án nhà ở thương mại nhưng Tập đoàn FLC lại ghi dấu ấn với hàng loạt dự án bất động sản nghỉ dưỡng tại các tỉnh thành trải dài từ Bắc chí Nam như FLC Sầm Sơn, FLC Hạ Long, FLC Quy Nhơn,… 
Điểm chung của tất cả những khu vực này là địa hình phức tạp hoặc khí hậu khắc nghiệt, gợi lên rất ít hứng thú với hầu hết các nhà đầu tư. Theo chiến lược “không biến vàng thành trang sức, mà biến sỏi đá thành vàng” của ông Trịnh Văn Quyết thì FLC chưa có dự án nào thành công nhờ vị trí tốt ở Hà Nội, hay các tỉnh mà tất cả phải đầu tư công sức xây dựng mới có thể biến dự án thành đắc địa. 
Sau thành công với các dự án nghỉ dưỡng, vài năm gần đây, ông Quyết còn tiếp tục mở rộng chiến lược “đánh bắt xa bờ” bằng hàng loạt các dự án nhà ở, khu đô thị tại những vùng đất chưa được khai phá như dự án FLC Hilltop Gia Lai tại trung tâm TP Pleiku hay dự án FLC Legacy Kontum tại TP Kon Tum, dự án FLC La Vista Sadec tại TP Sa Đéc (Đồng Tháp). 
Liên quan đến việc lập hãng hàng không, ông Quyết ấp ủ từ năm 2014, 2015, đến 2016 bắt đầu chuẩn bị về thủ tục và 2017 chính thức nộp hồ sơ lên cơ quan quản lý xin cấp phép thành lập hãng hàng không Bamboo Airways. Bamboo Airways cất cánh chuyến bay đầu tiên vào đầu năm 2019. 
Đây là hãng hàng không hiếm hoi ngược dòng khủng hoảng Covid toàn cầu để đạt tăng trưởng trong 2020. Theo đó, năm 2020, Bamboo Airways đã khai thác vượt tới 10% tổng số chuyến bay và số lượt khách so với cùng kỳ, liên tiếp dẫn đầu bảng thống kê các hãng phục hồi và vượt công suất khai thác sau dịch bệnh. 100% số chuyến bay được thực hiện an toàn tuyệt đối, không xảy ra bất cứ sự cố đe dọa an ninh nào. Bamboo Airways tiếp tục dẫn đầu năm thứ hai liên tiếp về chỉ số đúng giờ, tăng tiệm cận mức tuyệt đối đạt 96% trong năm 2020, vượt 1,7% so với cùng kỳ. 

Cổ phần chứng khoán 

Tính đến quý I/2017, ông Trịnh Văn Quyết với tư cách Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC (FLC), và là cổ đông nắm giữ phần lớn vốn tại Công ty Cổ phần Xây dựng FLC Faros (ROS) nắm giữ hơn 289,55 triệu cổ phiếu ROS (tương đương 67,34% cổ phần Faros) và 114,18 triệu cổ phiếu FLC (17,9% cổ phần FLC). Trong đó, giá trị tài sản tới từ cổ phiếu ROS chiếm tới hơn 98% tổng tài sản của ông trên sàn chứng khoán. Vợ ông là bà Lê Thị Ngọc Diệp cũng sở hữu 20,2 triệu cổ phiếu, tương đương 4,7% vốn điều lệ ROS. 
Ngày 27 tháng 12 năm 2017, Công ty Cổ phần Khoa học và Công nghệ AOS có trụ sở tại TPHCM do bà Trịnh Thị Thúy Nga (em gái ông Trịnh Văn Quyết) làm đại diện pháp luật thông báo đã hoàn thành việc mua vào 20 triệu cổ phiếu FLC. Trước đó, AOS đã gửi thông báo tới bộ phận quản lý cổ đông của FLC kế hoạch mua vào 40 triệu cổ phiếu FLC. Nếu hoàn thành kế hoạch này, AOS sẽ trở thành cổ đông lớn thứ hai của FLC (chiếm 6,27% tổng số cổ phần FLC đang lưu hành), chỉ đứng sau Chủ tịch Trịnh Văn Quyết. 
Kết thúc ngày giao dịch trên sàn chứng khoán cuối cùng của năm 2017, ông Trịnh Văn Quyết được ghi nhận tổng tài sản 58.851 tỷ đồng, tăng 25.045 tỷ đồng so với năm 2016. Tài sản này đến từ 318,5 triệu cổ phiếu ROS, hơn 135 triệu cổ phiếu FLC và 2,6 triệu cổ phiếu ART. Dù có tài sản trên sàn chứng khoán lên tới 2,5 tỷ USD, ông Quyết vẫn không có tên trong bất kỳ xếp hạng tỷ phú nào của thế giới. 
Với việc tính thêm giá trị cổ phần nắm giữ tại Bamboo Airways và FLCHomes, tổng tài sản vốn hoá của ông Trịnh Văn Quyết tính đến 31/12/2019 ước trên 20,5 nghìn tỷ đồng, đứng thứ 3 trong bảng xếp hạng những người giàu nhất TTCK Việt Nam 2019. 
Ngày 23 tháng 12 năm 2019, ông Trịnh Văn Quyết bàn giao lại chức CEO Bamboo Airways cho ông Đặng Tất Thắng, người từng giữ vai trò này từ ngày đầu thành lập. Đại diện Bamboo Airways cho biết, ông Trịnh Văn Quyết vừa thôi chức Tổng giám đốc hãng bay này. Hiện tại, ông chỉ còn giữ vai trò chủ tịch tại hãng hàng không của FLC. 
Ngày 7 tháng 4 năm 2020, ông Trịnh Văn Quyết xin thôi giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng quản trị và chấm dứt tư cách Thành viên Hội đồng quản trị FLC FAROS. 
Ngày 10 tháng 6 năm 2020, ông Trịnh Văn Quyết thông báo bán 11 triệu cổ phiếu, tương đương 1,93% vốn điều lệ của Công ty cổ phần Xây dựng FLC Faros (ROS) trong phiên 10/6. Sau giao dịch, ông Quyết chỉ còn sở hữu 4,17% vốn và không còn là cổ đông lớn tại doanh nghiệp này. Giá của mã cổ phiếu ROS hôm nay giảm 6%, xuống còn 3.470 đồng với khớp lệnh hơn 60 triệu cổ phiếu. Tính theo giá đóng cửa, khối tài sản ông Quyết vừa bán trị giá khoảng 38 tỷ đồng. Đây là lần thứ sáu ông Quyết bán vốn sau khi từ nhiệm Chủ tịch HĐQT FLC Faros vào ngày 7 tháng 4. Tổng số tiền ông Quyết thu được từ các đợt thoái vốn này, ước tính trên 900 tỷ đồng. Theo đại diện FLC Faros, ông Quyết thoái vốn là quyết định cá nhân theo nhu cầu tài chính nên không thể can thiệp. Việc từ chức có thể vì cần tập trung thời gian cho hai công ty khác là Tập đoàn FLC và Bamboo Airways. 
Từ ngày 26/6/2020 đến ngày 1/7/2020, Chủ tịch Tập đoàn FLC đã hoàn tất mua vào 15 triệu cổ phiếu FLC theo thông báo đăng ký trước đó. Số lượng cổ phiếu nắm giữ sau khi thực hiện giao dịch là 165.436.257 cổ phiếu, tương ứng 23,3% vốn điều lệ Tập đoàn FLC. 
Và từ ngày 9 – 13/11/2020, ông Trịnh Văn Quyết tiếp tục mua thêm 35 triệu cổ phiếu FLC, nâng sở hữu lên tương đương 28,23% vốn điều lệ FLC. Cùng thời gian, ngoài việc gia tăng sở hữu tại FLC, ông Quyết còn nâng sở hữu tại Công ty cổ phần Đầu tư khai khoáng và quản lý tài sản FLC (Mã: GAB). Sau giao dịch mới nhất ngày 5-11, tỉ lệ sở hữu của ông Quyết tại FLC GAB là 51,1%.
Đầu năm 2021, ông Trịnh Văn Quyết tiếp tục đăng ký mua thêm 15 triệu cổ phiếu FLC. Trước đó, trong năm 2020, ông Quyết đã gom vào 50 triệu cổ phiếu FLC, hoàn tất nâng sở hữu từ 21,2% (150 triệu CP) lên 28,2% (hơn 200,4 triệu CP). Với giao dịch mua thêm mới nhất, nếu hoàn tất, lượng cổ phiếu FLC mà ông Trịnh Văn Quyết dự kiến nắm giữ sẽ là hơn 215,4 triệu cổ phiếu, tương ứng 30,34 % vốn điều lệ Tập đoàn FLC. 

Bê bối Của Ông Trịnh Văn Quyết

Vi phạm các quy định của Luật Chứng khoán 
Từ ngày 20/10 đến 24/10/2017, ông Trịnh Văn Quyết là Chủ tịch Hội đồng quản trị đã bán ra 57 triệu cổ phiếu (mã CK: FLC) của Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC nhưng không báo cáo thông tin giao dịch với Ủy ban chứng khoán Nhà nước và Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh. Việc giao dịch của ông Quyết được thực hiện khi cổ phiếu FLC ở ngưỡng 7.100 – 7.700 đồng, với giá trị giao dịch thu về ước tính đạt hơn 400 tỷ đồng. Ngay sau đó, cổ phiếu FLC giảm về mức 6.500 đồng, mất gần 10% giá trị.
Ngày 10 tháng 11 năm 2017, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã ban hành quyết định số 1039/QĐ-XPVPHC xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán đối với ông Trịnh Văn Quyết. Theo đó, căn cứ tại Điểm b Khoản 1 Điều 3, Điểm g Khoản 4 và Khoản 6 Điều 27 Nghị định số 108/2013/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung theo Khoản 1 và Khoản 35 Điều 1 Nghị định số 145/2016/NĐ-CP, ông Quyết bị xử phạt với số tiền là 65.000.000 đồng.
Đồng thời, Ủy ban cũng ra quyết định xử phạt Công ty Cổ phần Xây dựng FLC Faros (mã CK: ROS) cũng do ông Trịnh Văn Quyết làm Chủ tịch Hội đồng quản trị với số tiền 130 triệu đồng cho hành vi tương tự. 
Ngày 11 tháng 12 năm 2017, trong công văn số 896 gửi Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng, ông Nguyễn Hoàng Hải là Phó Chủ tịch Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính Việt Nam (VAFI) trình bày việc ông Trịnh Văn Quyết (TVQ) đã “bất ngờ bán chui” 57 triệu cổ phần, tương đương với 9% vốn điều lệ của FLC và nhấn mạnh trên thực tế ông Quyết không mua 1 cổ phần nào, không thực hiện kế hoạch ban đầu nói trước đại hội cổ đông và trước thị trường rằng ông sẽ mua 37 triệu cổ phần. Do đó, theo VAFI, ông Trịnh Văn Quyết vi phạm vào Điểm 1 và 2, Điều 9: “Quy định các hành vi bị cấm” của Luật Chứng khoán ngày 29/6/2006. 
Cũng trong khoảng thời gian từ ngày 20/10 đến 24/10, FLC Faros đã bán ra 13,6 triệu cổ phiếu AMD của Công ty cổ phần Đầu tư và Khoáng sản AMD Group. FLC Faros là tổ chức có liên quan đến tổng giám đốc của AMD. 
Ngoài ra, đây cũng là giai đoạn cổ phiếu FLC có thanh khoản cao vượt trội so với bình quân, lên tới hàng chục triệu đơn vị mỗi phiên, đỉnh điểm là phiên 23/10 lên đến 48 triệu đơn vị. Tương tự, thanh khoản cổ phiếu của AMD cũng sôi động hơn những phiên trước đó, với khối lượng bình quân 5,6 triệu đơn vị/phiên, gấp 3,5 lần thanh khoản bình quân trong tháng. Ước tính Faros ROS đã thu về khoảng 136 tỷ đồng. Ông Trịnh Văn Quyết hiện vừa là cổ đông lớn nhất vừa là Chủ tịch HĐQT tại FLC và FLC Faros. Sở hữu khối lượng lớn cổ phiếu của hai công ty này đã giúp vị đại gia họ Trịnh trở thành người giàu nhất sàn chứng khoán, với khối tài sản lên tới hơn 56.000 tỷ đồng. Hơn 95% tài sản trên sàn chứng khoán của ông đến từ lượng cổ phiếu ROS mà ông nắm giữ. 

Giao dịch chui cổ phiếu mà không đưa ra thông báo 

Ông Trịnh Văn Quyết bất ngờ đăng ký bán 175 triệu cổ phiếu FLC từ ngày 10 tháng 1 năm 2022. Theo đó, ông Trịnh Văn Quyết đăng ký bán 175 triệu cổ phiếu, giá trị giao dịch dự kiến theo mệnh giá là 1.750 tỷ đồng. Thời gian giao dịch dự kiến từ 10 tháng 1 đến 17 tháng 1. Mục đích được ông Quyết nêu là cơ cấu tài sản. Phương thức giao dịch thoả thuận hoặc khớp lệnh. Trước giao dịch ông Quyết nắm giữ 215 triệu cổ phiếu FLC tương ứng 30,34% vốn điều lệ doanh nghiệp. Hiện tại, FLC đang có 710 triệu cổ phiếu đang lưu hành, như vậy riêng lượng giao dịch trong phiên 10/1 lên tới 19% cổ phiếu của công ty. Không những vậy, thanh khoản FLC còn chiếm tới gần 10% thanh khoản sàn HoSE.  
Ngày 11 tháng 1 năm 2022, Sở Giao dịch chứng khoán TP. HCM (HoSE) ra thông báo huỷ bỏ giao dịch bán 74,8 triệu cổ phiếu FLC vào ngày 10 tháng 1 theo chỉ đạo của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (SSC). Nguyên nhân huỷ giao dịch do Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết không báo cáo, không công bố thông tin trước khi giao dịch.
Trước đó, cuối ngày 10 tháng 1, Uỷ ban chứng khoán Nhà nước đã ra quyết định yêu cầu Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam phong toả các tài khoản chứng khoán đứng tên ông Trịnh Văn Quyết từ ngày 11 tháng 1. Các công ty chứng khoán cũng được yêu cầu dừng toàn bộ các giao dịch trên các tài khoản của ông Quyết từ hôm nay. Cơ sở để ra quyết định này là theo quy định tại Nghị định 155/2020, khi cần xác minh tình tiết làm căn cứ để ban hành quyết định xử phạt, biện pháp phong toả tài khoản nhằm ngăn chặn cá nhân tiếp tục vi phạm. 
Ngày 18-1, Ủy ban Chứng khoán nhà nước (SSC) xử phạt ông Trịnh Văn Quyết 1,5 tỉ đồng và đình chỉ hoạt động giao dịch chứng khoán của ông trong vòng 5 tháng.  

Bị khởi tố, bắt tạm giam 

Ngày 29/03/2022, Trịnh Văn Quyết bị khởi tố, bắt tạm giam để điều tra hành vi “thao túng thị trường chứng khoán”. Ông Quyết bị Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C01) truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Thao túng thị trường chứng khoán, theo Điều 211 Bộ luật Hình sự. 
Ngày 04/04/2022, Bộ Công an bắt tạm giam em gái ông Trịnh Văn Quyết, Trịnh Thị Minh Huế, cán bộ Ban Kế toán Tập đoàn FLC, với vai trò đồng phạm” giúp sức Trịnh Văn Quyết thực hiện hành vi “thao túng thị trường chứng khoán”. 
Ngày 05/04/2022, Bộ Công an bắt thêm một em gái ruột nữa là Trịnh Thị Thuý Nga là đồng phạm giúp sức Trịnh Văn Quyết thao túng thị trường chứng khoán Việt Nam.
Ngày 5/4/2022, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) vừa công bố thông tin cho biết, cơ quan này đã ban hành Quyết định số 188/QĐ-HB hủy bỏ Quyết định số 34/QĐ-XPVPHC (Quyết định 34) ngày 18/1/2022 về việc xử phạt vi phạm hành chính đối với ông Trịnh Văn Quyết. Cụ thể, xử phạt hành chính 1,5 tỷ đồng và đình chỉ hoạt động giao dịch chứng khoán 5 tháng. Tuy nhiên, UBCKNN vừa thông báo hủy bỏ quyết định xử phạt nói trên.
Ngày 25/8/2022, Cơ Quan Cảnh Sát Điều Tra đã ra quyết định khởi tố bổ sung bị can Trịnh Văn Quyết, cựu chủ tịch Hội Đồng Quản Trị công ty Cổ Phần Tập Đoàn FLC, cũng như hãng hàng không Bamboo Airways, để điều tra thêm tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản.” Cùng tội danh, họ cũng khởi tố bổ sung đối với Hương Trần Kiều Dung, cựu chủ tịch Hội Đồng Quản Trị công ty Cổ Phần Chứng Khoán BOS kiêm phó chủ tịch thường trực công ty Cổ Phần Tập Đoàn FLC, cùng hai người em gái của Quyết là Trịnh Thị Thúy Nga, cựu thành viên Hội Đồng Quản Trị kiêm phó tổng giám đốc công ty Cổ Phần Chứng Khoán BOS, và Trịnh Thị Minh Huế, nhân viên kế toán thuộc ban kế toán, công ty Cổ Phần Tập Đoàn FLC. Từ năm 2014 đến năm 2016, Quyết và ba bị can trên đã làm thủ tục tăng vốn điều lệ “ma” từ 1.5 tỷ đồng ($64.006) lên 4,300 tỷ đồng ($183.4 triệu), tương ứng với 430 triệu cổ phần của công ty Cổ Phần Xây Dựng FLC Faros. Sau khi được niêm yết số cổ phiếu ROS nêu trên lên sàn chứng khoán, các bị can đã đem bán nhằm chiếm đoạt tiền của các nhà đầu tư.  

Quá trình khởi nghiệp

Ông Trịnh Văn Quyết sinh năm 1975, trong một gia đình công chức nghèo tại tỉnh Vĩnh Phúc. Ngay từ khi còn ngồi ghế giảng đường Đại học Luật Hà Nội, ông Quyết đã mở văn phòng gia sư và kinh doanh điện thoại cũ, vừa thỏa niềm đam mê kinh doanh vừa có thêm thu nhập nuôi các em ăn học.
Sau khi tốt nghiệp, với số vốn kinh doanh tích góp từ thời sinh viên, ông Quyết mở văn phòng Luật sư SMic chuyên tư vấn luật doanh nghiệp, luật đầu tư, các vấn đề sở hữu trí tuệ doanh nghiệp.
Cơ duyên đưa ông rẽ hướng sang bất động sản cũng chính là nhờ công việc tư vấn luật. Nhờ mối quan hệ quen biết các khách hàng kinh doanh bất động sản lớn tại Hà Nội, ông tích lũy kinh nghiệm tư vấn, dần dần biết rõ các thủ tục, cách làm và nhận thấy cơ hội kinh doanh ở đó.
Năm 2008, ông Quyết đã thành lập công ty TNHH Đầu tư Trường phú Fortune với số vốn 18 tỷ đồng và chuyển đổi thành Công ty cổ phần FLC 2 năm sau đó. Đây là bước ngoặt lớn trong quá trình khởi nghiệp của doanh nhân Trịnh Văn Quyết.
Năm 2009, với việc khởi công FLC Landmark Tower đã đưa ông Quyết trở thành “một ngôi sao” mới ở lĩnh vực bất động sản. Và trong những năm tiếp theo, ông đã xây dựng một tập đoàn FLC lớn mạnh nhờ biết khai thác và phát triển những tiềm năng của các vùng biển đẹp ở Việt Nam bằng các dự án bất động sản du lịch nghỉ dưỡng.
Tháng 10/2011, FLC chính thức niêm yết trên sàn HNX. 1 năm sau, công ty tiến hành sáp nhập FLC Land, tăng vốn điều lệ từ 170 tỷ lên 772 tỷ đồng. Kể từ đó, FLC mở rộng đầu tư bất động sản bằng việc thâu tóm và phát triển một loạt dự án tại Hà Nội cũng như xây dựng những khu nghỉ dưỡng có tổng mức đầu tư lên tới hàng nghìn tỷ đồng tại các địa phương khác.
Sau 10 năm hoạt động, FLC giờ đây đã trở thành một trong số những công ty bất động sản hàng đầu Việt Nam. Đồng thời, ông Trịnh Văn Quyết cũng trở thành một trong những người giàu nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Không dừng lại đó, cuối năm 2018, ông Trịnh Văn Quyết thành công khi xây dựng hãng hàng không Bamboo Airways phục vụ các tuyến bay nội địa kết nối với các địa phương có các khu nghỉ mát của FLC. Bamboo Airways là hãng hàng không đầu tiên của Việt Nam hoạt động theo mô hình Hybrid, kết hợp giữa hàng không truyền thống và mô hình hàng không giá rẻ, nhằm hướng tới nhu cầu đa dạng của mọi phân khúc khách hàng.
Hiện tại, Bamboo Airways đang lên kế hoạch chào bán cổ phiếu lần đầu (IPO) tại Mỹ với vốn hóa dự kiến lên tới 4 tỷ USD.
Cụ thể, ông Trịnh Văn Quyết cho biết, hãng bay này đang lên kế hoạch thu về 200 triệu USD thông qua IPO tại Mỹ. Doanh nghiệp sẽ chào bán 5-7% cổ phần trong đợt IPO này và dự kiến sẽ thực hiện chào bán vào quý III năm nay.
Hãng sẽ nâng quy mô đội bay từ 30 lên 40 chiếc vào cuối năm nay, trong đó có 2 chiếc Boeing 787-9. Nếu tình hình dịch Covid-19 được cải thiện, ngay trong năm nay, Bamboo Airways sẽ triển khai nhiều đường bay mới như đường bay thẳng tới Mỹ, Australia, Đức, Nhật và Anh.
Tại Đại hội cổ đông thường niên FLC 2021 diễn ra ngày 12/4 vừa qua đã công bố tổng doanh thu của FLC (tính cả Bamboo Airways) ước đạt khoảng 30.000 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 1.100 tỷ đồng, sau thuế gần 900 tỷ đồng, tăng khoảng 3 lần so với 2020.
FLC có kế hoạch phát hành 496 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu để tăng vốn lên trên 12.000 tỷ đồng trong 2021, đồng thời phát hành 2.000 tỷ đồng trái phiếu chuyển đổi, kỳ hạn ba năm. Nguồn vốn thu về từ hai kế hoạch này dự kiến được FLC đầu tư một loạt dự án như đô thị Cao Xanh – Hà Khánh; giai đoạn 2 quần thể FLC Quảng Bình; dự án nhà ở mật độ cao Hiệp Thành – Vĩnh Trạch; khu đô thị mới Hồ Nước Ngọt, TP Sóc Trăng; khu du lịch nghỉ dưỡng sinh thái núi Mỏ Neo tại TP Hà Giang; khu đô thị mới Vị Thanh, TP Vị Thanh…
Tỷ phú Trịnh Văn Quyết chia sẻ, bản thân ông luôn thích làm những điều tiên phong: “Với FLC và Bamboo Airways, chúng tôi luôn luôn thích làm những thứ đầu tiên. Mục tiêu, quyết tâm định làm gì thì tôi đều làm được và làm vì đam mê, làm những thứ người khác chưa làm, hoặc sợ không dám làm”.
Sau khi triển khai thành công nhiều dự án lớn, ông Trịnh Văn Quyết rút ra nguyên tắc “5 không” đó là: không xin, không mua lại, không làm chung dự án, không làm nhỏ và không làm chậm. Chủ tịch FLC giải thích: không xin dự án là quan trọng số 1, bởi lãnh đạo các tỉnh trực tiếp mời thì mình sẽ gặp rất nhiều thuận lợi, cũng từ không xin mà sẽ có “4 không” tiếp theo.
Theo ông Quyết, trong khó khăn luôn có cơ hội bởi “mình chẳng phải là con cháu lãnh đạo cao cấp nào và cũng chẳng có ai chống lưng, dự án khó khăn thì mới đến lượt mình chỗ ngon người khác làm hết rồi còn đâu”.
Tuy nhiên để thành công thì cần phải tạo ra được sự khác biệt. Đó là lý do FLC không làm sản phẩm theo kiểu có đất, có hạ tầng rồi chia lô luôn để bán thu tiền. FLC phải đầu tư xây dựng các hạ tầng công cộng trước, như sân golf, trung tâm hội nghị, tiếp đến xây biệt thự, condotel, rồi mới bán hàng. Hay nói một cách mỹ miều, FLC không biến vàng thành trang sức, mà biến sỏi đá thành vàng.
Thời gian gần đây, cái tên Trịnh Văn Quyết được nhắc đến gần như nhiều nhất trên các diễn đàn, hội nhóm chứng khoán khi mà các mã cổ phiếu có liên quan đến doanh nhân này đều tăng “chóng mặt”.
Hiện tại, ông Trịnh Văn Quyết sở hữu khối lượng lớn cổ phiếu ART, FLC, GAB và ROS với tổng giá trị 3.408 tỷ đồng (tính đến ngày 29/4/2021). Ngoại trừ GAB (với thị giá cao), cổ phiếu “họ” FLC trong thời gian vừa qua gần như đều tăng trưởng “nóng”. Trong đó, FLC và ART đã tăng vượt mệnh giá chỉ trong thời gian rất ngắn.
Ở doanh nhân Trịnh Văn Quyết, rất khó để phân biệt rạch ròi hai vai: doanh nhân và luật sư. Theo ông, dù là luật sư hay chủ tịch HĐQT của một doanh nghiệp, suy đến cùng cũng là làm kinh tế. Quá trình làm nghề luật giúp cho ông nhiều thứ như kinh nghiệm, mối quan hệ, cơ hội kinh doanh và cả sự cẩn trọng, còn làm chủ tịch HĐQT công ty ông biến những cơ hội kinh doanh ấy thành tiền.

Khởi nghiệp tay trắng từ 14 tuổi, Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết giàu cỡ nào?

Nói về quá trình dựng nghiệp, tỉ phú Trịnh Văn Quyết từng cho biết bản thân lao vào kinh doanh từ năm 14 tuổi, không bắt đầu ngay với nghiệp buôn bán mà khởi sự với công việc gia sư, rồi văn phòng gia sư và khi tích cóp được chút vốn thì gia nhập ngành kinh doanh điện thoại di động cũ lúc đó chưa phát triển mạnh. Với thu nhập trung bình chỉ khoảng 300 USD/người (tương đương 3,3 triệu đồng thời điểm đó), không nhiều người Việt sở hữu được một chiếc điện thoại di động, vốn được xem là món hàng xa xỉ với giới kinh doanh, chứ chưa nói đến sinh viên đại học.
Cũng với cách thức tương tự, ông chủ Tập đoàn FLC khi đó đầu tư kinh doanh thêm đồ gỗ và tivi. Như Chủ tịch FLC từng tiết lộ, thực tế một số đồ gỗ bán tại phòng trọ là hàng mua trên phố Đê La Thành (Hà Nội), còn tivi là từ chợ trời.
Năm 2001, CTCP Tư vấn quản lý và Giám sát đầu tư (viết tắt SMiC) được tỉ phú Trịnh Văn Quyết thành lập với nhiệm vụ tư vấn luật doanh nghiệp, luật đầu tư, bất động sản, thương mại và dịch vụ… Năm 2006, Văn phòng Luật sư SMiC được chuyển đổi thành Công ty Luật TNHH SMiC.
Chủ tịch Tập đoàn FLC từng nhận xét, việc buôn điện thoại di động cũ cũng có nhiều điểm giống với làm bất động sản sau này, chỉ khác nhau về quy mô và mức độ phức tạp. Từ toan tính đó, năm 2010, Công ty CP tập đoàn FLC được thành lập. Năm 2011, mã chứng khoán FLC chính thức niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội.
Nhìn lại lịch sử FLC có thể thấy, tập đoàn này cũng có giai đoạn phát triển khá thần tốc gắn với tên tuổi của vị doanh nhân vốn không ít “tai tiếng” trên thị trường chứng khoán. Theo giới thiệu của FLC, đây là một tập đoàn đa ngành đa nghề gồm 16 công ty con và 2 công ty liên kết hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó ngành nghề cốt lõi bao gồm: kinh doanh dịch vụ nghỉ dưỡng, hàng không và bất động sản.
Chỉ sau một khoảng thời gian ngắn được thành lập vừa lên sàn vào năm 2013, FLC trở thành một trong những cái tên “hot” nhất trong giới bất động sản lẫn giới đầu tư chứng khoán. Công ty này cùng với “người anh” FLC Faros đã có lúc đưa Chủ tịch Trịnh Văn Quyết lên nhóm người giàu nhất Việt Nam (tính theo giá trị cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán) năm 2017.
Tuy nhiên, cùng với luồng gió mới đó cũng xuất hiện không ít điều tai tiếng liên quan đến FLC. Nhiều dự án của công ty này đã không hoàn thành tiến độ như dự kiến bị khách hàng, nhà thầu kiện tụng, nhiều dự án dở dang, lãng phí nguồn lực, làm cho không ít người liên quan đến dự án bị thiệt hại. Cổ phiếu ROS có thời điểm lên tới hơn 200.000 đồng, nhưng sau đó đã rơi tự do trở về mức giá chỉ vài nghìn đồng/cổ phiếu khiến rất nhiều nhà đầu tư thua lỗ nặng nề.
Về kết quả kinh doanh trung bình giai đoạn từ 2013 – 2020 (trước khi đại dịch Covid-19 diễn ra), mặc dù doanh thu của công ty tăng trưởng nhanh nhưng lợi nhuận trên vốn đầu tư (ROE) của FLC khá thấp, chỉ đạt 5,72%, EPS của cổ phiếu chỉ đạt 731 đồng/cổ phiếu.
Lũy kế cả năm 2021, doanh nghiệp của tỉ phú Trịnh Văn Quyết đạt lợi nhuận trước thuế 162,7 tỉ đồng, giảm gần 2,6 lần so với năm 2020. So với kế hoạch kinh doanh 15.250 tỉ đồng doanh thu và 880 tỉ đồng lợi nhuận sau thuế, FLC mới thực hiện được 45% chỉ tiêu doanh thu và vỏn vẹn 9,5% chỉ tiêu lợi nhuận năm.
Đến hết 31.12.2021, tổng tài sản của FLC đạt gần 33.780 tỉ đồng, giảm 12% so với đầu năm; vốn chủ sở hữu giảm 38% còn khoảng 9.700 tỉ đồng.

Tỉ phú sàn chứng khoán

Tỉ phú Trịnh Văn Quyết sở hữu hơn 215 triệu cổ phiếu của FLC, ở CTCP Xây dựng FLC FAROS (mã ROS) ông nắm hơn 23,7 triệu cổ phiếu, ở CTCP Đầu tư khai khoáng & Quản lý tài sản FLC (mã GAB) nắm hơn 7,6 triệu cổ phiếu và ở CTCP Chứng khoán BOS (mã ART) nắm hơn 3,15 triệu cổ phiếu.
Khối tài sản này đưa Chủ tịch FLC vào tốp những người giàu nhất trên sàn chứng khoán. Nhưng đây vẫn chưa phải là thời kỳ “hoàng kim” khi năm 2017, tỉ phú Trịnh Văn Quyết được xếp hạng là người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam.
Cụ thể, năm 2017, Chủ tịch FLC sở hữu quy mô tài sản vốn hóa đạt 58.852 tỉ đồng (hơn 2 tỉ USD), tăng 25.046 tỉ đồng so với năm 2016, sở hữu hơn 318,5 triệu cổ phiếu ROS; hơn 135 triệu cổ phiếu FLC; và hơn 2,63 triệu cổ phiếu ART, qua đó chính thức giữ vị trí người giàu nhất sàn chứng khoán trong năm.
Tuy nhiên, việc thống kê tài sản của ông chủ FLC thông qua sở hữu các cổ phiếu trên sàn chứng khoán cũng còn là một dấu hỏi lớn về giá trị cũng như tiềm năng thực sự của FLC, cũng như cá nhân tỉ phú Trịnh Văn Quyết. Với các nhà đầu tư giá trị, cổ phiếu FLC rất ít khi nằm trong danh mục của họ. Thậm chí, không ít nhà đầu tư cho rằng danh xưng tỉ phú của Chủ tịch FLC chỉ là “tỉ phú ảo trên sàn chứng khoán”.
Trong một lần trao đổi với Thanh Niên, tỉ phú Trịnh Văn Quyết cho biết bản thân không quan tâm tới tin đồn, về gia thế, về việc mình bị bắt hay thao túng giá chứng khoán. Về tin đồn được chống lưng, Chủ tịch FLC nói: “Bố mẹ tôi chỉ là công chức bình thường, về hưu sớm. Còn vợ tôi xuất xứ tỉnh lẻ, gia đình cũng cơ bản. Hai em gái tôi cũng chỉ là nhân viên bình thường tại Tập đoàn FLC. Ai đồn thổi tôi là con “ông này bà kia” hoặc được “chống lưng”, thì tôi cũng đành chỉ biết cười thôi”.
Nói về thao túng giá cổ phiếu FLC, tỉ phú Trịnh Văn Quyết từng khẳng định bản thân không làm giá. “Diễn biến giá cổ phiếu rất mang tính thị trường, do cung – cầu quyết định, hôm nay có thể lên, mai lại xuống. Thị trường là như vậy”, Chủ tịch FLC trả lời.

Ông Trinh Văn Quyết “Triết lý kinh doanh của tôi rất đơn giản”!

Sự bền vững trong hoạt động kinh doanh thường xuất phát từ những giá trị cơ bản nhất. Quan niệm này được ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch HĐQT CTCP Tập đoàn FLC nhắc đến không chỉ một lần trong cuộc trò chuyện với ĐTCK, nhân Ngày Doanh nhân Việt Nam (13/10).
Là Chủ tịch HĐQT một tập đoàn hoạt động đa ngành, đồng thời là một luật sư, điều này mang đến cho ông những lợi thế nào?
Tôi có thâm niên hành nghề luật sư tư vấn được hơn 10 năm. Và hiện tại, trên cương vị đứng đầu một tập đoàn với 11 đơn vị thành viên, hoạt động đa ngành, đa lĩnh vực, tôi vẫn yêu thích công việc của một luật sư và vẫn tham gia tư vấn cho khách hàng mỗi khi có điều kiện.
Phải nói rằng, nghề luật sư đã đem lại cho tôi những lợi thế không nhỏ trong công việc điều hành DN. Thứ nhất, kiến thức chuyên sâu về pháp luật, vốn hiểu biết xã hội của một luật sư cộng với những mối quan hệ sâu rộng đã giúp tôi định hình tầm nhìn, tư duy và những phẩm chất cần thiết của một nhà quản lý. Đó là sự sắc sảo, nhạy bén, quyết đoán, nhưng đồng thời phải linh hoạt, uyển chuyển.
Thứ hai, phẩm chất của một luật sư luôn thôi thúc tôi phải “phụng công thủ pháp”, tuân thủ pháp luật và các chuẩn mực, đạo đức kinh doanh. Điều này đã hằn sâu trong tư duy quản lý và trong mọi quyết định, hành động khi tôi ở cương vị Chủ tịch FLC.
Thứ ba, từ thực tiễn hoạt động nghề luật sư, tôi đã chứng kiến rất nhiều rủi ro pháp lý mà một DN gặp phải do không coi trọng pháp luật và các chuẩn mực kinh doanh. Từ kinh nghiệm đó, tôi biết cách để tránh được những rủi ro tương tự có thể xảy ra đối với FLC.
Ở chiều ngược lại, việc lãnh đạo một tập đoàn đã cho tôi sự trải nghiệm sâu sắc trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh để có thể chia sẻ với khách hàng khi tư vấn.

Triết lý kinh doanh của ông là gì? Liệu FLC có đi đúng triết lý này không?

Triết lý kinh doanh của tôi rất đơn giản: trong kinh doanh, sự cẩn trọng không bao giờ thừa. Sự cẩn trọng luôn đem lại sự an toàn pháp lý cho mọi hoạt động của Tập đoàn, cho các cổ đông và đối tác. Hoạt động của FLC đã và đang tuân theo triết lý này. Chúng tôi luôn chú trọng yếu tố an toàn, đặt yếu tố này lên vị trí ưu tiên hàng đầu trong các quyết định đầu tư, kinh doanh. Mỗi đơn vị thành viên cũng như cả Tập đoàn đều có bộ phận phân tích rủi ro để tham mưu cho lãnh đạo trước khi đưa ra quyết định. Chính vì vậy, các quyết định đầu tư của chúng tôi cho đến giờ phút này đều an toàn và mang lại hiệu quả.
Nếu có thể  thay đổi một điều gì đó ở FLC ngay lúc này, ông sẽ chọn…?
Tôi sẽ tiếp tục lựa chọn việc tăng cường chất lượng bộ máy nhân sự của Tập đoàn, từ những người lãnh đạo, quản lý đến cán bộ, kỹ sư. Yếu tố con người là then chốt quyết định sự thành công của một DN. Những năm qua, FLC đã xây dựng được một đội ngũ khá vững chắc, góp phần không nhỏ vào thành công chung của Tập đoàn. Nhưng với sự phát triển mạnh mẽ của FLC cùng những chiến lược đầu tư mới trong tương lai, chúng tôi vẫn cần tiếp tục phát triển đội ngũ nhân sự.
Chúng tôi mong muốn thu hút được nhiều nhân tài trên các lĩnh vực về đầu quân tại FLC để tạo thành một tập thể vững mạnh, đủ sức đương đầu với mọi khó khăn, thách thức.
FLC đã chính thức chào sàn Hà Nội hôm 5/10, với những bước khởi đầu được xem là tương đối thuận lợi. Từ góc nhìn của ông, tài sản quý giá nhất đối với một công ty niêm yết là gì?
Đó chính là chữ tín với NĐT. Chữ tín của DN được tạo dựng bởi rất nhiều yếu tố: tầm nhìn và tư duy lãnh đạo, thể hiện trong chiến lược kinh doanh; mô hình quản trị, điều hành hiện đại, thể hiện tính minh bạch, hiệu quả trong mọi hoạt động quản lý, đầu tư, kinh doanh; sự trung thành với những cam kết với khách hàng, đối tác…
Sự phản ứng của thị trường là thước đo chính xác đối với uy tín của một DN niêm yết. Nếu DN không tạo dựng được chữ tín thực sự thì NĐT sẽ lập tức quay lưng, thậm chí tẩy chay cổ phiếu của DN đó. TTCK Việt Nam đã chứng kiến không ít DN lâm vào tình cảnh này.
Chính vì hiểu rõ điều này, FLC luôn chú trọng bảo vệ thương hiệu và uy tín của mình khi đưa cổ phiếu ra niêm yết. Đây là vinh dự cho chúng tôi, nhưng đồng thời cũng là áp lực lớn buộc chúng tôi phải phấn đấu hơn nữa để giữ vững niềm tin của NĐT.
Nếu là một NĐT cá nhân với 1 tỷ đồng  lúc này, ông sẽ đầu tư vào đâu?
Tôi sẽ đầu tư vào chứng khoán. Đơn giản là vì các kênh đầu tư khác như vàng hoặc bất động sản đã bị đẩy giá lên quá cao, khả năng đột biến về giá trong tương lai gần là không lớn. Trong khi đó, rất nhiều mã cổ phiếu do bị ảnh hưởng chung bởi tình trạng lình xình của thị trường và yếu tố tâm lý của NĐT đang bị đẩy xuống thấp hơn giá trị thực của nó. Nếu NĐT chịu khó chọn lọc, phân tích kỹ thì sẽ tìm được rất nhiều mã cổ phiếu hấp dẫn, là cơ hội tốt để đầu tư. Khi thị trường hồi phục mạnh thì cơ hội sinh lời mạnh của các mã cổ phiếu này là rất lớn.
Tất nhiên, trong bối cảnh hiện nay, tôi sẽ không dùng chiến thuật “bỏ trứng vào một giỏ”, mà sẽ đa dạng hóa danh mục đầu tư để đảm bảo an toàn và hạn chế rủi ro.

Những câu nói về khởi nghiệp, kinh doanh và lãnh đạo của tỷ phú Trịnh Văn Quyết

“Khởi nghiệp là một hành trình nhiều gian khổ và lắm đắng cay”.
“Tôi mất những tháng năm tuổi trẻ ít sôi nổi và yêu đương. Những năm tháng đó là để tích lũy kinh nghiệm kinh doanh”.
“Theo tôi, kinh doanh giống như leo núi, và FLC vẫn chưa leo tới đỉnh, nên chúng tôi cần tiếp tục mở rộng đầu tư vào các lĩnh vực khác để tạo ra lợi nhuận cho tập đoàn. Đây có lẽ là điều đương nhiên trong sự phát triển của mỗi công ty, tập đoàn lớn nhỏ trên thế giới”.
“Trong kinh doanh, sự cẩn trọng không bao giờ thừa”.
“Tài sản của tôi có bao nhiêu không quan trọng bằng việc đó là những tài sản chính đáng”.
“Nhiều người nói hãy xem công ty như ngôi nhà thứ 2 nhưng tôi không nghĩ như vậy. Hãy coi công ty là ngôi nhà thứ nhất, cũng như gia đình mình. Buổi tối về nhà gặp người thân nhưng sáng hôm sau đến công ty cũng vẫn là quay về nhà. Nghĩ như vậy thì công ty là gia đình, đồng nghiệp là anh em và chăm chút cho công ty cũng chính là chăm chút cho ngôi nhà của mình”.
“Hãy nhìn vào những việc tôi làm và gặp người thực việc thực chứ tin đồn thì nhiều lắm”.
“Tôi quan niệm, dừng lại là thất bại. Khi mình thấy việc mà không làm tức là mình già cỗi rồi”.
“Với những người chỉ làm tròn vai, họ sẽ tự đào thải khi cảm thấy lạc lõng với những người xung quanh”.
“Những thứ các bạn có khi mới khởi nghiệp thường chỉ dừng lại ở ý tưởng và nhiệt huyết”.
“Đôi khi chính những lời giải thích của mình lại bị “lái” theo một chiều hướng khác. Nên tôi không muốn bị ảnh hưởng bởi những luồng thông tin như vậy, mình cứ làm thực tế, kết quả sẽ chứng minh”.
“Tôi đi lên gần như từ hai bàn tay trắng nhưng đó là kết quả của cả một quá trình lăn lộn với thương trường, một quá trình tích lũy kinh nghiệm, kiến thức, tính toán làm ăn trong kinh doanh mà có”.
“Mạo hiểm với người khác, nhưng với chúng tôi là cơ hội”.
“Tôi luôn luôn nhắc nhở đội ngũ, Bamboo coi khách hàng là ân nhân, mà đối với ân nhân chỉ có một thái độ duy nhất: là trân quý, là tận tâm. Điều này cần đến từ trái tim, không phải chỉ vì trách nhiệm công việc”.
“Tôi là người nói nhiều và làm gấp nhiều lần nói”.
“Tôi không biết và cũng không quan tâm mình giàu số 1 hay số 10”.
“Phải lo cho anh em cán bộ, công nhân viên, họ mới cống hiến hết mình vì công việc”.
“Tôi không phải doanh nhân nghìn tỷ, mà Tập đoàn FLC là doanh nghiệp nghìn tỷ thôi!”

Cựu chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết bị điều tra lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Cựu chủ tịch Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết cùng hai em gái bị điều tra bổ sung về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản khi bán 430 triệu cổ phiếu ROS.
Ngày 25/8, Cơ quan Cảnh sát điều tra (C01 – Bộ Công an) thông báo đã ra quyết định khởi tố bổ sung với ông Trịnh Văn Quyết cùng hai em gái là Trịnh Thị Thúy Nga và Trịnh Thị Minh Huệ để điều tra tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo khoản 4 Điều 174 Bộ luật Hình sự.
Cùng tội danh, C01 khởi tố bà Hương Trần Kiều Dung, cựu Phó chủ tịch thường trực HĐQT tập đoàn FLC. Bốn người này bị điều tra hành vi nâng khống vốn của Công ty cổ phần Xây dựng FLC Faros và các công ty có liên quan.
Cơ quan điều tra cáo buộc từ năm 2014 đến năm 2016 ông Quyết đã chiếm đoạt tiền của các nhà đầu tư khi làm thủ tục tăng vốn điều lệ khống từ 1,5 tỷ đồng lên 4.300 tỷ đồng tương ứng với 430 triệu cổ phần của Công ty CP Xây dựng Faros (mã cổ phiếu là ROS) và niêm yết 430 triệu cổ phiếu ROS trên sàn chứng khoán.
Tính đến ngày 24/2/2021, ông Quyết chỉ đạo Trịnh Thị Minh Huế bán toàn bộ cổ phiếu ROS mang tên Trịnh Văn Quyết và cổ phiếu ROS mang tên 5 cá nhân khác (do ông Quyết nhờ dựng tên), thu được hơn 6.412 tỷ đồng và rút tiền mặt để chiếm đoạt.
Trước đó ngày 29/3, ông Quyết bị C01 khởi tố, bắt tạm giam để điều tra tội Thao túng thị trường chứng khoán. Lần lượt sau đó, cảnh sát bắt hai em gái ông Quyết là bà Trịnh Thị Thúy Nga và Trịnh Thị Minh Huệ, cùng bà Hương Trần Kiều Dung, và Nguyễn Quỳnh Anh, Tổng giám đốc Công ty cổ phần chứng khoán BOS.
Điều tra ban đầu xác định, từ ngày 1/9/2016 đến 10/1/2022, cựu chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết chỉ đạo em gái Trịnh Thị Minh Huế và nhân viên trong Ban Kế toán để người thân lập 20 công ty.
Họ mượn và sử dụng chứng minh thư nhân dân của 26 người thân để mở 450 tài khoản chứng khoán đứng tên bà Huế và các công ty, cá nhân tại 41 công ty chứng khoán. Tổng cộng, anh em ông Quyết mở 120 tài khoản tại Công ty CP Chứng khoán BOS, 330 tài khoản tại các công ty chứng khoán khác.
Cơ quan điều tra xác định mục đích của việc này nhằm liên tục mua bán cùng loại chứng khoán, mua bán khớp chéo, mua bán với khối lượng lớn để chi phối thị trường vào lúc mở, đóng cửa; đặt lệnh mua, bán rồi lại hủy lệnh nhằm tạo cung cầu giả để thao túng 6 mã chứng khoán. Từ đây, nhóm ông Quyết thu lợi bất chính và gây thiệt hại cho nhà đầu tư.
Với việc tạo cung cầu giả, khi giá được đẩy lên trần, ông Quyết chỉ đạo người thân đặt lệnh bán 175 triệu cổ phiếu và đã khớp lệnh bán 74,8 triệu với giá 22.586 đồng/cổ phiếu. Tổng số tiền ông Quyết hưởng lợi bất chính hơn 530 tỷ đồng.
Bộ Công an khi điều tra vụ án đã phát thông báo tìm các nhà đầu tư bị thiệt hại khi mua mã chứng khoán FLC, ROS, ART, HAI, AMD, GAB.

Toàn cảnh vụ Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết bị bắt

Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an vừa ra quyết định khởi tố, bắt tạm giam ông Trịnh Văn Quyết để điều tra hành vi Thao túng thị trường chứng khoán theo điều 211, Bộ luật hình sự. Hành vi của ông Quyết xảy ra ngày 10/1/2022.
Đối với công ty CP xây dựng FLC Faros quy định bắt buộc phải có kiểm toán. Nếu như các bị can đã có hành vi lập giả các giấy chứng nhận góp vốn để qua mắt cả công ty kiểm toán, nhà đầu tư thì việc khởi tố về hành vi lừa đảo là có cơ sở
Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an vừa khởi tố bổ sung tội danh Lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra tại Công ty CP Xây dựng FLC Faros và các công ty có liên quan đối với ông Trịnh Văn Quyết (cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC). 
Ngoài ông Quyết, cùng tội danh trên, Cơ quan điều tra khởi tố bổ sung đối với các bị can Trịnh Thị Minh Huế, Trịnh Thị Thúy Nga (em gái ông Quyết) và bà Hương Trần Kiều Dung (cựu Phó chủ tịch Tập đoàn FLC và nguyên chủ tịch Chứng khoán BOS).
Quá trình điều tra mở rộng điều tra vụ án, cơ quan điều tra xác định, từ năm 2014 – 2016, ông Quyết cùng hai em gái và bà Hương Trần Kiều Dung làm thủ tục tăng vốn điều lệ khống từ 1,5 tỷ đồng lên 4.300 tỷ đồng tương ứng với 430 triệu cổ phần của CTCP Xây dựng Faros (ROS). Sau khi 430 triệu cổ phiếu ROS trên sàn chứng khoán, nhóm này đã bán chiếm đoạt tiền của các nhà đầu tư.
Theo Bộ Công an, tính đến ngày 24/2/2021, Trịnh Văn Quyết đã chỉ đạo Trịnh Thị Minh Huế bán toàn bộ cổ phiếu ROS mang tên Trịnh Văn Quyết và cổ phiếu ROS mang tên 5 cá nhân khác (do Quyết nhờ đứng tên), thu được tổng cộng hơn 6.400 tỷ đồng và rút tiền mặt để chiếm đoạt. 
Trước việc ông Trịnh Văn Quyết và đồng phạm nâng khống vốn điều lệ lên con số rất lớn để chiếm đoạt tiền của nhiều bị hại, dư luận đặt câu hỏi về quy trình nâng vốn điều lệ tại các doanh nghiệp hiện nay. VietNamNet có cuộc trao đổi với Luật sư Diệp Năng Bình (Đoàn Luật sư TP Hồ Chí Minh) xoay quanh nội dung nêu trên.
Theo luật sư Diệp Năng Bình, trong hoạt động sản xuất kinh doanh của bất cứ doanh nghiệp nào, vốn được xem là một trong những nguồn lực quan trọng đầu tiên giúp doanh nghiệp hình thành và phát triển. Vốn của doanh nghiệp được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau: vốn đầu tư, vốn góp của các cổ đông, vốn chủ sở hữu…
“Theo điểm 34 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020, vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán hoặc đã được đăng ký mua khi thành lập doanh nghiệp đối với công ty cổ phần”, ông Bình viện dẫn.
Ngoài ra, theo luật sư Diệp Năng Bình, theo khoản 1 Điều 113 Luật doanh nghiệp 2020, các cổ đông phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp Điều lệ công ty hoặc hợp đồng đăng ký mua cổ phần quy định một thời hạn khác ngắn hơn.
“Trường hợp cổ đông góp vốn bằng tài sản thì thời gian vận chuyển nhập khẩu, thực hiện thủ tục hành chính để chuyển quyền sở hữu tài sản đó không tính vào thời hạn góp vốn này.
Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm giám sát, đôn đốc cổ đông thanh toán đủ và đúng hạn các cổ phần đã đăng ký mua. Việc tăng hay đăng ký vốn điều lệ cao sẽ khiến các doanh nghiệp, đối tác, các chủ đầu tư nhìn nhận tích cực về doanh nghiệp”, luật sư Diệp Năng Bình thông tin. 
Vẫn theo luật sư Bình, khi ký hợp đồng thông thường đối tác sẽ nhìn vốn điều lệ để lường tránh các rủi ro trong tương lai. Ví dụ doanh nghiệp đăng ký vốn điều lệ 15 tỷ đồng thì họ chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi 15 tỷ đồng. 
Đề cập về vấn đề giám sát của cơ quan nhà nước trong việc doanh nghiệp nâng vốn điều lệ, luật sư Diệp Năng Bình thẳng thắn: Qua vụ việc của ông Trịnh Văn Quyết và các bị can có liên quan cần thấy trách nhiệm của các công ty kiểm toán trong quá trình kiểm toán nguồn vốn của chủ sở hữu.
“Đối với công ty CP xây dựng FLC Faros pháp luật quy định bắt buộc phải có kiểm toán. Nếu như các bị can đã có hành vi lập giả các giấy chứng nhận góp vốn để qua mắt cả công ty kiểm toán, nhà đầu tư thì việc khởi tố về dấu hiệu hành vi lừa đảo là có cơ sở”, Luật sư Diệp Năng Bình khẳng định. 
Theo: https://vietnamnet.vn/con-ai-vi-pham-trong-viec-nang-khong-von-flc-faros-tu-1-5-ty-len-4-300-ty-2053733.html

Bị khởi tố thêm tội danh, ông Trịnh Văn Quyết có thể đối diện mức án nào?

(VTC News) – Với 2 tội danh bị khởi tố là “Thao túng thị trường chứng khoán” và “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, ông Trịnh Văn Quyết phải đối mặt khung hình phạt rất nghiêm khắc.
Ngày 25/8, Cơ quan Cảnh sát điều tra (Bộ Công an) cho biết, đã thi hành các quyết định khởi tố bổ sung bị can đối với Trịnh Văn Quyết, Trịnh Thị Minh Huế, Trịnh Thị Thúy Nga và Hương Trần Kiều Dung về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” xảy ra tại Công ty CP Xây dựng FLC Faros và các công ty có liên quan.  
Đây là tội danh thứ hai cựu Chủ tịch FLC bị khởi tố. Trước đó, ông Trịnh Văn Quyết bị khởi tố về tội “Thao túng thị trường chứng khoán”.
Trả lời PV VTC News, Tiến sĩ, luật sư Đặng Văn Cường (Trưởng Văn phòng luật sư Chính Pháp, Đoàn luật sư TP Hà Nội) cho biết, với tội danh mới bị khởi tố, ông Trịnh Văn Quyết có thể phải đối mặt khung hình phạt cao nhất có mức án 20 năm tù hoặc tù chung thân.
“Với tội ‘Thao túng thị trường chứng khoán’ mà ông Trịnh Văn Quyết và một số đồng phạm đã bị khởi tố, mức hình phạt không quá 7 năm tù. Tuy nhiên, mới đây, ông Trịnh Văn Quyết tiếp tục bị khởi tố thêm tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” được quy định tại khoản 4, Điều 174 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 với khung hình phạt là phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân”, luật sư Cường phân tích.
Theo luật sư Đặng Văn Cường, cáo buộc của cơ quan điều tra, số tiền mà ông Quyết và các đồng phạm chiếm đoạt của những người bị hại hàng nghìn tỷ đồng nên hình phạt mà các bị can phải đối mặt là rất nghiêm khắc.
Pháp luật quy định cơ quan điều tra có quyền ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can nhưng cũng có trách nhiệm phải thu thập tài liệu, chứng cứ theo trình tự, thủ tục luật định để chứng minh tội phạm.
Theo đó để chứng minh ông Trịnh Văn Quyết và các đồng phạm phạm tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, cơ quan điều tra chứng minh các bị can đã có thủ đoạn gian dối, nhằm chiếm đoạt tài sản của các nhà đầu tư. Thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản sẽ khác với những vi phạm về mặt hành chính trong việc thực hiện thủ tục tăng vốn điều lệ, thu hút đầu tư nhưng không nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản.
Trong vụ án này, cơ quan điều tra sẽ thu thập tài liệu, chứng cứ chứng minh mục đích chiếm đoạt tài sản có trước thời điểm thực hiện thủ đoạn gian dối. Cơ quan điều tra cần chứng minh các bị can đã có mục đích chiếm đoạt tài sản của những người bị hại từ trước nên đưa ra thông tin gian dối, thông tin sai sự thật hoặc có những thủ đoạn khác khiến cho bị hại hiểu lầm về bản chất của giao dịch, hoạt động đầu tư để trao tài sản cho các bị can, sau đó bị can chiếm đoạt, không trả lại tài sản cho người bị hại.
“Có hai vấn đề quan trọng mà cơ quan điều tra có nghĩa vụ phải chứng minh để buộc tội đối với các bị can đó là thủ đoạn gian dối và mục đích chiếm đoạt tài sản. Thủ đoạn gian dối phải thể hiện bằng hành vi gian dối, hành vi đưa tin sai sự thật làm cho người bị hại hiểu lầm, tin tưởng rồi trao tài sản và vấn đề thứ hai là yếu tố chiếm đoạt tài sản. Chiếm đoạt tài sản thể hiện thông qua hành vi nhận tài sản của người bị hại rồi không trả lại người bị hại, đã biến tài sản của người bị hại thành tài sản của các bị can”, luật sư Cường nhấn mạnh.
Trưởng Văn phòng luật sư Chính Pháp cho rằng, vấn đề này, cơ quan tố tụng có trách nhiệm phải chứng minh bằng những chứng cứ khách quan và phải thu thập theo trình tự thủ tục luật định. Cơ quan điều tra cũng có trách nhiệm phải làm rõ thông tin, danh tính của những bị hại, làm rõ số tiền cụ thể mà từng bị hại đã bị chiếm đoạt, thời điểm chiếm đoạt, phương thức thủ đoạn chiếm đoạt và đặc biệt là thủ đoạn gian dối với mục đích để chiếm đoạt tài sản do ai thực hiện, thực hiện từ khi nào, bằng phương pháp nào.
Trong vụ án có đồng phạm, cơ quan điều tra cũng thu thập tài liệu, chứng cứ để chứng minh có sự bàn bạc, thỏa thuận, thống nhất ý chí của các bị can trong việc thực hiện hành vi phạm tội.
Ở vụ án này, trường hợp các bị can bị buộc tội thêm về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì hình phạt đối với bị can trong vụ án này là rất nghiêm khắc, có thể mức hình phạt cao nhất sẽ là 20 năm tù hoặc tù chung thân.
Trường hợp bị kết án về hai tội danh là “Thao túng thị trường chứng khoán” và “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và cả hai tội danh này đều là mức hình phạt tù có thời hạn thì tòa án sẽ tổng hợp hình phạt theo nguyên tắc hình phạt chung, là tổng cộng của các tội danh nhưng không quá 30 năm tù.
Nếu người nào bị kết án về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” với mức hình phạt cao nhất là tù chung thân, thì hình phạt chung của nhiều tội danh sẽ là tù chung thân.
Trong vụ án này, có rất nhiều cán bộ, công nhân viên, các cổ đông, nhà đầu tư có liên quan vụ án. Cơ quan điều tra sẽ làm rõ nhận thức, hành vi, vai trò của từng người để đánh giá, phân loại, xác định ai là bị can, ai là bị hại, ai là người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan.
Nếu có căn cứ chứng minh những thành viên góp vốn, người tham gia quản lý điều hành doanh nghiệp đã có hành vi vi phạm pháp luật đến mức phải xử lý hình sự, cơ quan điều tra có thể tiếp tục mở rộng điều tra, xử lý đối với những người này.
Trường hợp những người tham gia góp vốn, quản lý điều hành doanh nghiệp nhưng không bàn bạc thống nhất với các bị can khác thực hiện hành vi thao túng thị trường chứng khoán hoặc lừa đảo chiếm đoạt tài sản, không có cùng ý chí thực hiện hành vi phạm tội đối với các bị can, không có hành vi vi phạm hoặc vi phạm chưa đến mức phải xử lý hình sự, cơ quan điều tra cũng sẽ phân loại, kết luận theo nguyên tắc có hành vi vi phạm pháp luật, phải chịu trách nhiệm pháp lý.
Nếu những người khác không thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, không cùng ý chí thực hiện hành vi phạm tội đối với các bị can khác hoặc hành vi không thỏa mãn dấu hiệu cấu thành tội phạm, cơ quan điều tra cũng sẽ kết luận và không đề cập xử lý.
Vụ án có đồng phạm, cơ quan điều tra sẽ làm rõ vai trò của các bị can trong đồng phạm theo nguyên tắc người chủ mưu cầm đầu, thực hành tích cực sẽ phải chịu trách nhiệm cao hơn đối với người giúp sức, xúi giục. Với những người tuy có hành vi vi phạm pháp luật phải được xác định là đồng phạm nhưng vai trò là thứ yếu, giúp sức, không đáng kể, phạm tội do bị ép buộc phải bị dụ dỗ, cũng có thể sẽ được áp dụng biện pháp khác mà không cần phải truy cứu trách nhiệm hình sự. 
Đối với bị can, bị cáo bị xác định là thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản, cơ quan điều tra cũng sẽ làm rõ số tiền bị chiếm đoạt là bao nhiêu tiền, phương thức thủ đoạn để thực hiện hành vi chiếm đoạt là gì, hiện nay số tiền chiếm đoạt đang ở đâu, ai là người quản lý sử dụng, có hành vi rửa tiền hay không, có hành vi che giấu, không tố giác tội phạm hay không để xử lý triệt để đối với vụ án này.
Ngoài ra, sẽ làm rõ danh tính của từng người bị hại, số tiền mà tình người bị chiếm đoạt và xác định trách nhiệm dân sự trong vụ án hình sự. Về nguyên tắc, bị can, bị cáo chiếm đoạt tài sản, phải có nghĩa vụ bồi thường, khắc phục hậu quả. Những tài sản do phạm tội mà có đều bị truy thu phải thu hồi để trả lại cho người bị hại. Cơ quan chức năng cần xác định phần trách nhiệm dân sự trong vụ án hình sự đối với từng bị can, bị cáo làm căn cứ cá biệt hóa vai trò đồng phạm cũng như cá biệt hóa trách nhiệm về mặt dân sự trong vụ án hình sự sẽ được cơ quan tiến hành tố tụng làm rõ và kết luận.
Cơ quan điều tra sẽ làm rõ số tiền chiếm đoạt đang ở đâu, đã chuyển hóa thành những tài sản nào, do ai quản lý để áp dụng các biện pháp ngăn chặn như kê biên, phong tỏa, tạm giữ để đảm bảo thi hành án. Những tài sản mang dấu vết tội phạm, những tài sản do phạm tội mà có được xác định là vật chứng của vụ án hình sự, sẽ được thu giữ, bảo quản, sử lý theo quy định của bộ luật tố tụng hình sự hiện hành.
“Đây là vụ án phức tạp, liên quan hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, liên quan nhiều người, nhiều cơ quan tổ chức, bởi vậy cơ quan điều tra sẽ thận trọng xem xét đánh giá, xác định bản chất của vụ án, làm rõ vai trò, trách nhiệm của từng cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan theo quy định pháp luật”, Trưởng Văn phòng luật sư Chính Pháp cho hay.

Tạm đình chỉ hoạt động nghề luật sư với ông Trịnh Văn Quyết

Hôm nay, 16/1, Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 30 về việc tạm đình chỉ hành nghề luật sư đối với ông Trịnh Văn Quyết (Chủ tịch Tập đoàn FLC). Trước đó, ông Quyết bị tạm giam.
Theo đó, quyết định số 30 do luật sư Nguyễn Hoàng Tiến, Phó Đoàn trưởng Đoàn Luật sư Hà Nội ký, nêu rõ: Tạm đình chỉ hành nghề luật sư đối với luật sư Trịnh Văn Quyết (sinh ngày 27-27). 11-1975), thẻ luật sư số 993 do Liên đoàn Luật sư Việt Nam cấp ngày 01-8-2010.

trinh van quyet 3
https://tuoitre.vn/tam-dinh-chi-hoat-dong-nghe-luat-su-voi-ong-trinh-van-quyet-20230116194109404.htm

Tạm đình chỉ hoạt động nghề của luật sư Trịnh Văn Quyết

Sở dĩ ông Quyết bị đình chỉ công tác là do ông Quyết bị Cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ Công an khởi tố về tội thao túng thị trường chứng khoán, lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Thời hạn tạm đình chỉ tư pháp của ông Quyết bắt đầu từ ngày ra quyết định khởi tố bị can cho đến khi có quyết định thay thế hoặc bản án đã có hiệu lực pháp luật của cơ quan tiến hành tố tụng.
Trước đó, ông Trịnh Văn Quyết bị khởi tố, tạm giam ngày 29/3/2022.
Ông Quyết bị xác định có hành vi trái pháp luật nhằm thao túng giá cổ phiếu và bán trái phép 74,8 triệu cổ phiếu FLC.
trinh van quyet 2
Quyết định tạm đình chỉ hoạt động luật sư đối với ông Trịnh Văn quyết do Đoàn luật sư thành phố Hà Nội ban hành ngày 16-1 – Ảnh: HOÀNG ĐIỆP

Chốt phương án bán đấu giá lần 6 chiếc Roll-Royce Ghost của ông Trịnh Văn Quyết

trinh van quyet
https://vietnamnet.vn/ban-dau-gia-lan-6-chiec-roll-royce-ghost-cua-ong-trinh-van-quyet-2101635.html#:~:text=Sau%205%20l%E1%BA%A7n%20%C4%91%E1%BA%A5u%20gi%C3%A1,n%C3%A0y%20l%C3%A0%208%2C587%20t%E1%BB%B7%20%C4%91%E1%BB%93ng.

Sau 5 lần đấu giá bất thành, Công ty Đấu giá Hợp danh Minh Pháp vừa thông báo sẽ tổ chức phiên đấu giá chiếc xe Roll-Royce Ghost mạ vàng của cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết vào ngày 3/2/2023.

Giá khởi điểm cho chiếc xe “bạc” này là 8.587 tỷ đồng. Trước đó, chiếc Rolls-Royce Ghost mạ vàng được rao bán với giá khởi điểm 10 tỷ đồng trong phiên đấu giá đầu tiên vào tháng 11/2022.
Đơn vị đấu giá cho biết, bước giá đấu giá là 50 triệu đồng, người mua phải đặt trước 20% giá khởi điểm (1.717 tỷ đồng).
Thời gian tổ chức đấu giá là lúc 2h ngày 3/2. Người mua có thể xem trực tiếp bất động sản tại Sơn Tùng Auto, 2 Tôn Thất Thuyết, Mỹ Đình, Từ Liêm, Hà Nội vào ngày 31/1 và 1/2. Thời gian bán tài liệu tham gia đấu giá, nhận tài liệu tham gia đấu giá từ ngày 13/1 đến ngày 1/2.
Chiếc Rolls-Royce Ghost mạ vàng mang số hiệu BKS 30F-187.88 do Cục Cảnh sát giao thông – Công an thành phố Hà Nội cấp ngày 26/5/2018 cho Công ty Cổ phần Đầu tư Du thuyền và Golf FLC Biscom (Hiện nay). là Công ty Cổ phần Đầu tư Kinh doanh Phát triển Bất động sản FLCHomes).
Theo mô tả, chiếc xe 5 chỗ màu đỏ này có dung tích 6.592 cm3, sản xuất tại Anh năm 2011, đăng ký lần đầu tại Việt Nam vào ngày 24/5/2018. Xe sử dụng nhiên liệu xăng.
trinh van quyet 1 1
Roll-Royce Ghost mạ vàng
Tài sản đã qua sử dụng đang thế chấp tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Quy Nhơn (BIDV Quy Nhơn), đã qua sử dụng để đưa ra đấu giá để xử lý thu hồi nợ.
Tài sản được bán đấu giá nguyên trạng (bao gồm tài sản, tình trạng pháp lý và rủi ro tiềm ẩn) và theo cách không rườm rà. Người tham gia đấu giá tài sản có trách nhiệm rà soát, tìm hiểu hồ sơ tài sản bán đấu giá và tự xác định tình trạng tài sản theo hiện trạng thực tế và các văn bản pháp lý do BIDV Quy Nhơn cung cấp.
Bên cạnh tài sản trên, Liên danh đấu giá Minh Pháp cũng đang nỗ lực bán đấu giá du thuyền FLC Albatross, là tài sản của Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC đang bị BIDV Quy Nhơn thu giữ.
Tuy nhiên, tương tự như số phận của chiếc Rolls-Royce mạ vàng, sau 3 lần thông báo đấu giá, không có cá nhân, tổ chức nào nộp đơn đăng ký tham gia đấu giá. Trong phiên đấu giá mới nhất, BIDV Quy Nhơn đưa ra mức giá khởi điểm 33.635 tỷ đồng cho du thuyền FLC Albatross.
Ngoài hai bất động sản đình đám kể trên, một mẫu xe Rolls-Royce khác từng thuộc sở hữu của ông Trịnh Văn Quyết là chiếc Rolls-Royce Phantom 4 chỗ, màu đỏ. Xe biển số 30E-133.88 cấp ngày 13/6/2018, đăng ký lần đầu ngày 05/12/2015 được thế chấp vay vốn FLC Land tại Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB). Tuy nhiên, OCB vẫn chưa tìm được chủ sở hữu mới cho chiếc xe phổ thông này sau phiên đấu giá không thành công với mức giá khởi điểm 28 tỷ đồng.

Cổ phiếu FLC vẫn bị đình chỉ giao dịch

Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội vừa đưa cổ phiếu FLC vào diện hạn chế giao dịch, nhưng vẫn trong tình trạng đình chỉ giao dịch trên UPCoM.

cp 2
https://tuoitre.vn/co-phieu-flc-van-bi-dinh-chi-giao-dich-20230523193430179.htm
Ông Đỗ Văn Tâm – phó tổng giám đốc Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội – vừa cho biết thông tin trên vào chiều tối nay 23-5.
Dựa trên báo cáo tài chính năm 2022 đã kiểm toán (nộp chậm quá 45 ngày so với quy định), Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội chính thức đưa cổ phiếu FLC vào diện hạn chế giao dịch từ ngày 25-5, và chỉ được giao dịch vào phiên cuối cùng hằng tuần (thứ sáu).
Tại phiên họp bất thường diễn ra vào đầu năm nay, Tập đoàn FLC cho biết doanh nghiệp có hơn 64.700 cổ đông.
Trước đó, nhằm bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư, Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HoSE) đã ra quyết định hủy niêm yết gần 710 triệu cổ phiếu của Tập đoàn FLC trên HoSE từ ngày 20-2.
Tiếp đến, Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam chuyển dữ liệu đăng ký và lưu ký cổ phiếu FLC sang thị trường UPCoM từ ngày 22-2. Tuy nhiên sau đó từ ngày 3-3 Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội đình chỉ giao dịch cổ phiếu này.
Lý do được đưa ra vào thời điểm bị hủy niêm yết trên HoSE, rồi bị đình chỉ giao dịch là vì dù đã bước sang năm 2023 nhưng doanh nghiệp chưa công bố báo cáo tài chính kiểm toán 2021 và báo cáo tài chính soát xét bán niên 2022, chưa thể tổ chức đại hội đồng cổ đông 2022.
Trong một diễn biến khác, tại đại hội cổ đông bất thường diễn ra vào đầu năm nay, đại diện Tập đoàn FLC cho biết sẽ bán cổ phần của hãng bay Bamboo Airways để tái cấu trúc nợ.
Trong khi đó, vào đầu tháng 5 này, Ngân hàng TMCP Quốc Dân cũng công bố lấy ý kiến cổ đông về kế hoạch chuyển nhượng 203 triệu cổ phiếu của Bamboo Airways, vốn đã được thế chấp làm tài sản đảm bảo cho các khoản vay từ Tập đoàn FLC tại ngân hàng này.
Sau khi ông Trịnh Văn Quyết – cựu chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn FLC – bị bắt để điều tra về hành vi thao túng chứng khoán, không chỉ FLC mà hoạt động kinh doanh của hàng loạt công ty khác thuộc hệ sinh thái cũng bị chao đảo.
Do vi phạm về công bố thông tin, toàn bộ các cổ phiếu khác thuộc “họ FLC” cũng bị lãnh phạt trên sàn chứng khoán, bao gồm: ROS (Xây dựng FLC Faros), HAI (Nông dược HAI) và ART (Chứng khoán BOS), AMD (Đầu tư và khoáng sản FLC Stone), GAB (Đầu tư khai khoáng và quản lý tài sản FLC) và KLF (Đầu tư thương mại và xuất nhập khẩu CFS).

Nhóm cổ phiếu liên quan FLC của ông Trịnh Văn Quyết bị bán tháo

cp 1
https://nld.com.vn/kinh-te/ba-co-phieu-lien-quan-ong-trinh-van-quyet-bi-han-che-giao-dich-2022052607585201.htm
Theo: (NLĐO)- Trong khi các mã ngành chứng khoán, sản xuất tiêu dùng tăng mạnh thì nhóm cổ phiếu liên quan FLC của ông Trịnh Văn Quyết bị bán tháo.
VN-Index vào đầu phiên chiều 26-5 tiếp tục giữ sắc xanh đầu phiên. Đến gần 14 giờ, thị trường chao đảo, rung lắc mạnh có lúc giảm gần 3 điểm, sau đó xanh trở lại. VN-Index xoay quanh 1.270 điểm, +/-5 điểm.
Trong khi phiên sáng, VN-Index tăng mạnh hơn, có lúc lên hơn 8 điểm. VN-Index tiến gần mốc 1.280 điểm nhưng sau đó, thị trường bị bán ra nhiều.
Chốt phiên sáng, sàn HOSE có 265 mã tăng và 175 mã giảm, VN-Index tăng 2,75 điểm (+0,22%), lên 1.271,18 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 331,7 triệu đơn vị, giá trị 8.123,6 tỉ đồng, tăng nhẹ về khối lượng nhưng giảm 4% về giá trị so với phiên sáng hôm qua. Giao dịch thỏa thuận đóng góp hơn 9,26 triệu đơn vị, giá trị 280,5 tỉ đồng.
Trong đó nhóm cổ phiếu chứng khoán, sản xuất tiêu dùng tăng mạnh như: SSI, VND, SHS, ORS, HCM, CTS, SBT, PAN…
Tuy nhiên, nhóm cổ phiếu có liên quan FLC của ôngg Trịnh Văn Quyết đã bị bán tháo giá sàn từ đầu phiên bởi thông tin 3 trong 6 cổ phiếu này sẽ bị hạn chế giao dịch từ 1-6.
cp
Cụ thể, giá FLC hiện chỉ còn 6.200 đồng/cổ phiếu; ROS còn 4.100 đồng/cổ phiếu, HAI còn 3.170 đồng/cổ phiếu.
Sở giao dịch chứng khoán TP HCM (HoSE) vừa ra quyết định đưa 3 cổ phiếu có liên quan ông Trịnh Văn Quyết gồm: Công ty CP Tập đoàn FLC (FLC), Công ty Xây dựng FLC Faros (ROS) và Công ty Nông dược HAI (HAI) từ diện “kiểm soát” sang “hạn chế giao dịch” từ ngày 1-6.

FLC công bố lộ trình để cổ phiếu được giao dịch trở lại

cp 3
https://nld.com.vn/kinh-te/flc-cong-bo-lo-trinh-de-co-phieu-duoc-giao-dich-tro-lai-20230323125226845.htm
(NLĐO)- FLC đề nghị HNX tạo điều kiện, hỗ trơ công ty có thêm thời gian khắc phục các vấn đề liên quan theo lộ trình cũng như xem xét cho 710 cổ phiếu FLC được giao dịch trên UpCOM trong thời gian sớm nhất
Công ty CP Tập đoàn FLC (FLC) vừa có văn bản gửi Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM (HoSE) thông tin về lộ trình khắc phục các vấn đề vi phạm công bố thông tin để cổ phiếu FLC được giao dịch trở lại trên thị trường UPCoM.
Tại văn bản, FLC cho biết công ty đã ký được hợp đồng với Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn UHY để thực hiện kiểm toán các báo cáo tài chính năm 2021 nhưng vì nhiều lý do khách quan, đặc biệt là các vấn đề phát sinh không thuộc thẩm quyền của ban lãnh đạo đương nhiệm, phải xin ý kiến đại hội đồng cổ đông nên đến nay doanh nghiệp vẫn chưa phát hành được báo cáo tài chính kiểm toán năm 2021.
Trong ngày 4-3 vừa qua, đại hội cổ đông bất của Tập đoàn FLC mới chính thức được tổ chức với nhiều vấn đề trọng yếu liên quan đến báo cáo tài chính 2 năm gần nhất. Hiện ban giám đốc công ty đang làm việc cùng đơn vị kiểm toán báo cáo tài chính năm 2021 và đi đến thống nhất về phương pháp và thời gian, thủ tục giải quyết các vấn đề ảnh hưởng đến việc phát hành báo cáo.
Theo kế hoạch đã làm việc với công ty kiểm toán, FLC sẽ phát hành các báo cáo tài chính kiểm toán năm 2021 trong thời gian sớm nhất trước ngày 30-4 tới. Sau đó, công ty sẽ hoàn thành và công bố báo cáo thường niên năm 2021 trong thời hạn 20 ngày. Cùng với đó, HĐQT của FLC sẽ triệu tập đại hội cổ đông thường niên 2022 vào tháng 6.
Tại đại hội thường niên 2022, HĐQT sẽ trình cổ đông thông qua đơn vị kiểm toán các báo cáo tài chính 2022. Trên cơ sở đó, tập đoàn mới tiến hành làm việc với đơn vị kiểm toán để thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính bán niên soát xét năm 2022, cuối cùng sẽ hoàn thiện và phát hành báo cáo bán niên soát xét 2022 dự kiến cuối tháng 10-2023 . Như vậy, phải 7 tháng sau công việc liên quan đến báo cáo kiểm toán 2022 mới hoàn tất (với điều kiện mọi việc suôn sẻ).
“FLC tiếp tục đề nghị HNX tạo điều kiện hỗ trợ để công ty có thêm thời gian khắc phục các vấn đề theo lộ trình, đồng thời xem xét cho 710 triệu cổ phiếu FLC được giao dịch bình thường trên sàn UpCOM trong thời gian sớm nhất” – văn bản của công ty nêu rõ.
Trước đó, hơn 710 triệu cổ phiếu FLC đã bị HoSE hủy niêm yết bắt buộc vì các lý do liên quan chậm nộp báo cáo kiểm toán của các năm 2021, 2022. Đặc biệt từ sau khi ông Trịnh Văn Quyết, cựu Chủ tịch HĐQT FLC và một số lãnh đạo của FLC bị tạm giam, điều tra vì thao túng chứng khoán thì mọi hoạt động của FLC bị xáo trộn.
5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.