Kinh doanh công cụ hỗ trợ (bao gồm cả sửa chữa)

Kinh doanh công cụ hỗ trợ (bao gồm cả sửa chữa) là gì? Điều kiện về an ninh trật tự Kinh doanh công cụ hỗ trợ (bao gồm sửa chữa) như thế nào? Tất cả những thắc mắc sẽ được chúng tôi tư vấn và trích dẫn những căn cứ pháp lý một cách cụ thể nhất để quý khách hàng có thể hiểu rõ ràng. Mời Quý khách cùng tham khảo.

Nếu bạn cần hỗ trợ pháp lý hay bất kỳ thắc mắc có mong muốn được giải đáp nhanh chóng, vui lòng liên hệ với Luật Quốc Bảo qua số hotline/zalo: 076 338 7788. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc cho quý khách miễn phí.

Căn cứ pháp lý:

– Khoản 1 Điều 52 Luật quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ

– Nghị định 96/2016/NĐ-CP quy định điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện

– Phụ lục II ban hành kèm Thông tư 16/2018/TT-BCA

Công cụ hỗ trợ là gì?

Công cụ hỗ trợ được định nghĩa là các loại súng, lựu đạn, phương tiện xịt cay… cụ thể được liệt kê chi tiết dưới đây:

– Các loại súng: Súng bắn đạn cao su, hơi cay; đạn nổ, đạn nhựa; Súng phóng dây mồi, súng bắn điện, súng bắn lưới, súng bắn pháo hiệu, súng bắn chất gây mê; súng phóng quả nổ, súng bắn đạn tín hiệu, súng bắn chất độc, súng bắn từ trường, súng bắn laze; súng bắn hiệu lệnh; súng bắn đạn đánh dấu, đạn sử dụng cho súng công cụ hỗ trợ.

– Phương tiện xịt hơi cay, hơi ngạt, chất độc, chất gây mê, chất gây ngứa: Bình xịt hơi cay, Bình xịt hơi ngạt, Bình xịt chất độc, Bình xịt chất gây mê, Bình xịt chất gây ngứa

Lựu đạn khói, lựu đạn cay, quả nổ: Lựu đạn khói, Lựu đạn cay, Quả nổ

Dùi cui : Dùi cui điện, Dùi cui kim loại, Dùi cui cao su

Khóa số tám, bàn chông, dây đinh gai, áo giáp, găng tay điện, găng tay bắt dao, lá chắn, mũ chống đạn, thiết bị áp chế bằng âm thanh: Khóa số tám, Bàn chông, dây đinh gai, áo giáo chống đâm,  áo giáp chống đạn, găng tay điện, găng tay bắt dao, lá chắn, mũ chống đạn, thiết bị áp chế bằng âm thanh

Động vật nghiệp vụ: Chó nghiệp vụ

Kinh doanh công cụ hỗ trợ (bao gồm cả sửa chữa)
Kinh doanh công cụ hỗ trợ (bao gồm cả sửa chữa)

Kinh doanh công cụ hỗ trợ (bao gồm cả sửa chữa):

Theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 96/2016/NĐ-CP, kinh doanh công cụ hỗ trợ là ngành nghề kinh doanh đầu tư về an ninh trật tự.

Phạm vi quản lý bao gồm: Sản xuất, lắp ráp, xuất nhập khẩu, xuất khẩu, mua bán công cụ hỗ trợ, đạn dược dùng để hỗ trợ công cụ hỗ trợ và phụ kiện công cụ hỗ trợ; sửa chữa công cụ hỗ trợ.

Điều kiện về an ninh trật tự Kinh doanh công cụ hỗ trợ (bao gồm sửa chữa)

Điều kiện về an ninh trật tự Kinh doanh công cụ hỗ trợ (bao gồm sửa chữa):

1.1. Được đăng ký, cấp phép hoặc thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam.

1.2. Người chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh phải không thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Đối với người Việt Nam:

Đã bị khởi tố hình sự mà các cơ quan tố tụng của Việt Nam hoặc của nước ngoài đang tiến hành điều tra, truy tố, xét xử.

Có tiền án về các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội khác do lỗi cố ý bị kết án từ trên 03 năm tù trở lên chưa được xóa án tích; đang trong thời gian được tạm hoãn chấp hành hình phạt tù; đang chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ; đang bị quản chế, cấm cư trú, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự theo quyết định của Tòa án.

Đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; có quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính trong thời gian chờ thi hành quyết định; đang nghiện ma túy; đang được tạm hoãn, tạm đình chỉ chấp hành quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; đã bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính nhưng chưa đủ thời hạn để được coi là chưa bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính;

b) Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài mang hộ chiếu nước ngoài và người nước ngoài:

Chưa được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp phép cư trú.

1.3. Đủ điều kiện về an toàn phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy.

1.4 Phải có phương án bảo đảm an ninh, trật tự, gồm

a) Xác định khu vực, địa bàn, mục tiêu cụ thể cần phải tăng cường để bảo đảm an ninh, trật tự;

b) Biện pháp thực hiện;

c) Lực lượng phục vụ thường xuyên;

d) Phương tiện phục vụ;

đ) Biện pháp tổ chức, chỉ đạo;

e) Biện pháp phối hợp với chính quyền, cơ quan chức năng có liên quan ở địa phương mà cơ sở kinh doanh hoạt động;

g) Tình huống giả định khi có vụ việc liên quan đến an ninh, trật tự xảy ra; công tác huy động lực lượng, phương tiện; biện pháp xử lý.

Kinh doanh công cụ hỗ trợ (bao gồm cả sửa chữa)
Kinh doanh công cụ hỗ trợ (bao gồm cả sửa chữa)

Kinh doanh công cụ hỗ trợ (bao gồm cả sửa chữa)

Điều 52. Nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu, sửa chữa công cụ hỗ trợ

1. Việc nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, sửa chữa công cụ hỗ trợ do tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng thực hiện và phải bảo đảm đủ điều kiện sau đây:

a) Được Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng giao trách nhiệm nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, sửa chữa công cụ hỗ trợ;

b) Bảo đảm điều kiện về an ninh, trật tự, phòng cháy và chữa cháy, bảo vệ môi trường;

c) Việc nghiên cứu, chế tạo công cụ hỗ trợ do tổ chức, doanh nghiệp sản xuất công cụ hỗ trợ thực hiện trên cơ sở đề án nghiên cứu của cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;

d) Có đủ phương tiện, thiết bị đo lường phù hợp để kiểm tra, giám sát các thông số kỹ thuật và phục vụ công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm trong quá trình sản xuất; có nơi thử nghiệm riêng biệt, an toàn theo đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật;

đ) Chủng loại sản phẩm phải bảo đảm chất lượng, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; sản phẩm công cụ hỗ trợ phải có nhãn hiệu, số hiệu, ký hiệu, nước sản xuất, năm sản xuất, hạn sử dụng;

e) Người quản lý, người lao động, người phục vụ có liên quan đến sản xuất công cụ hỗ trợ phải bảo đảm điều kiện về an ninh, trật tự; có trình độ chuyên môn phù hợp và được huấn luyện về kỹ thuật an toàn, phòng cháy và chữa cháy, ứng phó sự cố trong các hoạt động liên quan đến sản xuất công cụ hỗ trợ.

Hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an ninh trật tự gồm:

– Đối với người Việt Nam ở trong nước:

Bản khai lý lịch (Mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 96/2016/NĐ-CP) có xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn nơi đăng ký hộ khẩu thường trú;

Phiếu lý lịch tư pháp (do Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia cấp cho công dân Việt Nam mà không xác định được nơi thường trú hoặc nơi tạm trú; hoặc Sở Tư pháp cấp cho công dân Việt Nam đang thường trú hoặc tạm trú ở trong nước);

– Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài mang hộ chiếu nước ngoài và người nước ngoài:

 Bản khai nhân sự (Mẫu số 02b tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 96/2016/NĐ-CP);

 Bản sao hợp lệ Hộ chiếu, Thẻ thường trú hoặc Thẻ tạm trú hoặc Thị thực còn thời hạn lưu trú tại Việt Nam.

Những việc cần làm sau khi được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự (ANTT):

Kinh doanh công cụ hỗ trợ (bao gồm cả sửa chữa)

– Trong thời hạn không quá 05 ngày kể từ ngày bắt đầu hoạt động kinh doanh; Cơ sở phải có văn bản thông báo đủ điều kiện về an ninh; đặt hàng kèm theo bản sao Giấy chứng nhận đủ điều kiện cung cấp thông tin an ninh gửi đến Công an xã, phường, thị trấn nơi tổ chức kinh doanh.

– Trong vòng không quá 20 ngày kể từ ngày bắt đầu hoạt động; Cơ sở có trách nhiệm cung cấp cho Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự, an toàn xã hội các tài liệu bao gồm:

 + Danh sách người làm việc tại doanh nghiệp (mẫu ĐK11 ban hành kèm theo Thông tư 42/2017/TT-BCA);

+ Sơ yếu lý lịch (Mẫu số 02 Nghị định 96/2016/NĐ-CP), Tờ khai nhân sự (Mẫu số 02b Nghị định 96/2016/NĐ-CP) của người phụ trách bảo vệ cơ sở.

(Trừ người có tên trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự)

+ Thống kê phương tiện phục vụ công tác an ninh (nếu có);

+ Bản đồ khu vực kinh doanh.

Phương án đảm bảo an ninh trật tự.

Xây dựng sổ quản lý doanh nghiệp (mẫu DK15 ban hành kèm theo Thông tư 42/2017/TT-BCA).

Ghi chú:

Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự; Cơ quan cấp giấy chứng nhận gửi thông báo về việc hậu kiểm, hậu kiểm cho doanh nghiệp như sau:

– Xác minh nhân thân của người chịu trách nhiệm bảo đảm an ninh cho doanh nghiệp theo mẫu DK4a (đối với người Việt Nam trong nước); hoặc mẫu DK4b (người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài có hộ chiếu nước ngoài) ban hành kèm theo Thông tư 42/2017/TT-BCA nếu nghi ngờ;

– Kiểm tra trực tiếp các điều kiện về an ninh trật tự tại cơ sở kinh doanh.

Trên đây là thông tin về Kinh doanh công cụ hỗ trợ (bao gồm cả sửa chữa). Nếu bạn cần hỗ trợ pháp lý hay bất kỳ thắc mắc có mong muốn được giải đáp nhanh chóng, vui lòng liên hệ với Luật Quốc Bảo qua số hotline/zalo: 076 338 7788. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc cho quý khách miễn phí.

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.