Mâm Cúng Khai Trương. Cúng khai trương được xem là một nét đẹp văn hóa mang ý nghĩa tinh thần đã xuất hiện từ lâu ở các nước phương Đông nói chung và tại Việt Nam nói riêng.
Mục lục
Các Cơ Sở Làm Mâm Cúng Khai Trương
Đồ Cúng Tâm Linh
- Thông tin liên hệ
- Địa chỉ: 1A 43 Đường 29, Khu phố Cantavill, Phường An Phú, Quận 2, TPHCM
- Hotline: 0937611504
- Website: docungtamlinh.net
- Mâm cúng đầy tháng trọn gói
- Mâm cúng thôi nôi trọn gói
- Mâm cúng khai trương
- Mâm cúng động thổ
- Mâm cúng về nhà mới – nhập trạch
Mâm Cúng Khai Trương
Cúng khai trương là gì?
Cúng khai trường là việc làm bắt buộc trong ngày Lễ khai trương là một nghi thức quan trọng được thực hiện khi mở một cửa hàng hoặc chi nhánh mới của một doanh nghiệp. Các hoạt động được tiến hành trước khi khách mời đến tham dự sự kiện. Trong nghi thức này, chủ sở hữu của cơ sở có thể trực tiếp đứng ra khấn vái hoặc nhờ thầy cúng giúp mình làm điều đó. Lễ cúng cần được chuẩn bị mâm cúng, văn khấn kỹ lưỡng trước khi lễ khai trương diễn ra. Đặc biệt đối với các công ty, doanh nghiệp lớn, lễ khai trương đúng phong tục tập quán và đúng phong thủy sẽ mang lại cho công ty làm ăn phát tài phát lộc.
Cúng khai trương có ý nghĩa như thế nào đối việc việc làm ăn kinh doanh
Dân gian có câu rằng “Đất có Thổ Công, Sông có Hà Bá” ý chỉ nơi nào cũng có người cai quản, trị nhậm. Nên khi làm gì cũng cần có sự trình báo và xin phép đối với các vị thổ công thổ địa, các hương linh,… ở nơi đó.
Cúng khai trương mở cửa hàng, công ty, doanh nghiệp, v.v. là một cách để bạn thông báo và trình bày với các vị thần linh, thổ địa, chủ sở địa phương ở đó. Rằng bạn sắp bắt đầu công việc kinh doanh, buôn bán. Cầu mong họ ban phước lành cho cửa hàng, cửa tiệm, doanh nghiệp của bạn thuận buồm xuôi gió, mọi giao dịch đều suôn sẻ thành công.
Cho dù kế hoạch kinh doanh của bạn có chi tiết, hoàn hảo đến đâu, nếu không có sự hỗ trợ của các thần linh thì việc kinh doanh của bạn, của cửa hàng, cửa hiệu, doanh nghiệp cũng gặp nhiều khó khắn.
Do đó, lễ khai khai trương được coi là một hoạt động có ý nghĩa tâm linh, tinh thần to lớn. Giúp kích lệ chủ cơ sở, chủ doanh nghiệp yên tâm may mắn làm ăn phát tài phát lộc trong kinh doanh.
Các công tác chuẩn bị cúng khai trương
Việc chuẩn bị mâm cúng khai trương rất quan trọng, cuộc sống công nghiệp mọi người đều rất bận rộn, không phải ai cũng biết thủ tục, chuẩn bị gồm những gì. dưới đây chúng tôi xin gửi đến các bạn những công tác chuẩn bị cơ bản nhất.Xem ngày cúng khai trương
- Xem ngày cúng khai trương
- Chuẩn bị đồ cúng khai trương
- Tiến hành làm lễ khai trương và đọc văn khấn khai trương cửa hàng, khai trương công ty
- Cuối cùng là hạ lễ và mời khách vào cửa hàng, công ty
Xem ngày cúng khai trương
Mâm cúng khai trương bao gồm những gì?
Để lễ khai trương của cơ quan và công ty diễn ra suôn sẻ, mọi người thường chuẩn bị một mâm cúng rất đầy đủ và thành kính. Để chuẩn bị cho lễ khai trương mà không có bất kỳ thiếu sót nào, bạn nên tham khảo các các lễ vật cúng sau đây.
- Lọ hoa đồng tiền, 5 loại trái cây (có quả dừa)
- 3 đĩa xôi
- 3 chén chè
- 3 chén nước
- 2 cây đèn cầy
- Vàng bạc đại 2 miếng
- 3 nén hương
- Trầu cau
- Bánh ngọt
- Gạo
- Muối
- Tiền xâu chuỗi (1 xấp)
- Hộp nhang rồng phụng 3 cây (hoặc nhang cuốn tàn đẹp),…
- 1 đĩa Tam sên
- Lọ hoa (có thể nhiều loại hoa, tốt nhất là các loại hoa dòng hoa Cúc hoặc hoa Đồng Tiền).
- Đĩa trái cây (gồm 5 loại quả giống với mâm ngũ quả ngày Tết).
- 3 đĩa xôi, 3 chén chè, 3 chén nước, 2 cây đèn cầy, trầu cau và bộ lễ vàng mã khai trương (bạn có thể mua ở một số cửa hàng tạp hóa họ sẽ soạn sẵn cho bạn). Nếu bạn cúng trong công ty không được đốt vàng mã thì chỉ cần thắp nhang là được.
- Gà luộc, đầu heo hoặc hoặc heo quay cúng khai trương tùy điều kiện hoặc quy mô cơ sở của bạn.
Lưu ý: Tam sên là 3 loài vật tượng trưng cho Thổ – miếng thịt heo (sống trên cạn), Thủy – con tôm hoặc cua (sống dưới nước), Thiên – trứng gà hoặc trứng vịt.
Đối với mâm ngũ quả khai trương, ngoài việc chọn những quả mọng đẹp, việc lựa chọn theo ý nghĩa của tên của các loại quả cũng là điều bạn nên chú ý. Vậy mâm ngũ quả khai trương bao gồm những gì?
Mâm cúng khai trương đơn giản hay cầu kì tùy thuộc vào điều kiện kinh tế, tài chính của mỗi người. Chỉ cần anh/chị có lòng thành tâm thì trời đất sẽ chứng giám và phù hộ cho công việc, kinh doanh của anh/chị được hanh thông. Tuy nhiên, dù mâm cúng khai trương đơn giản hay cầu kỳ thì nhưng không thể thiếu hoa quả, nhang đèn, rượu trà, muối gạo, giấy tiền vàng mã.
Hoa chúc mừng khai trương
Theo phòng tục thì không thể thiếu những lẵng hoa khai trương, kệ hoa khai trương hồng phát được.
Cách bày mâm cúng khai trương
Theo phong thủy, ngoài xem ngày giờ khai trương công ty, cửa hàng hoặc cửa hàng, địa điểm và hướng đi của lễ khai trương có liên quan đến tài lộc, thịnh vượng của công ty hoặc cửa hàng. Do đó, ngoài việc lựa chọn ngày giờ mở cửa tốt, vị trí và hướng đi của khay lễ khai trương, công ty cũng cần lựa chọn kỹ lưỡng.
Trên thực tế, lễ khai trương công ty hay khai trương cửa hàng thường được trưng bày tại sân hoặc ngay lối vào cửa chính. Cúng khai trương thì lễ vật phải được đặt ngoài trời, việc đặt lễ vật ngoài trời là để báo cáo xin thánh thần chứng giám, phù hộ từ các vị các vị thần linh cai quản đất đai, các hương linh, tiền chủ đang ở công ty, cửa hàng.
- Chuẩn bị một chiếc bàn sạch sẽ, rộng rãi và một chiếc trải khăn bàn đẹp
- Bát hương đặt ở chính giữa bên ngoài hướng về phía người cúng và hướng ra cửa chính.
- 2 ngọn đèn dầu/nến, 2 bó hương đặt 2 bên bát hương
- Trà – rượu – nước được đặt thành hàng ngay sau bát hương
- Phía bên ngoài bàn bày bộ vàng mã, tam sên, cháo loãng, gạo muối, và trầu cau
- Xung quanh bàn cúng xôi, chè, nước kè với muỗng, đũa, chén, ly
- Trọng tâm bàn cúng khai trương sẽ là gà luộc, heo quay, mâm ngũ quả, bình hoa đồng tiền, bánh kẹo, và các đồ mặn khác như bánh bao, chả, giò,…
Nếu mâm cúng khai trương cửa hàng, công ty của anh/chị có nhiều lễ vật hơn thì anh/chị có thể bày riêng thành hai bàn, một bàn cúng lễ mặn và một bàn cúng lễ chay.
Tiến hành lễ cúng khai trương
Văn khấn cúng khai trương là những lời nói cầu nguyện lên chư thần cũng như thổ địa và bề trên có thể phù hộ độ trì cho công việc làm ăn thuận lợi. Người xưa có nói, đầu xui thì đuôi lọt quả không sai, nếu quá trình cúng khai trương diễn ra thuận lợi và đúng phong thủy thì việc làm ăn tất sẽ đi lên và không gặp bất trắc.
– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương.
– Con kính lạy Quan Đương niên Hành khiển Thái tuế đức Tôn thần.
– Con kính lạy các ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương.
– Con kính lạy các Ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Long mạch, Tài thần định phúc Táo quân, chư vị Tôn thần.
– Con kính lạy các Thần linh cai quản trong khu vực này.
Tín chủ (chúng) con là:……………………………………….
Hôm nay là ngày…. Tháng…năm…, tín chủ con thành tâm sắm sửa lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước án, lòng thành tâu rằng: tín chủ con xây cất (hoặc thuê được) một ngôi hàng ở tại xứ này (địa chỉ)…..( nếu là cơ quan, công xưởng thì khấn là tín chủ con là con là Giám đốc hay Thủ trưởng cùng toàn thể công ty), nay muốn khai trương khởi đầu việc kinh doanh (hoặc sản xuất) phục vụ nhân sinh, phục vụ sinh hoạt. Do đó chúng con chọn được ngày lành tháng tốt sắm sanh lễ vật cáo yết Tôn thần dâng cùng Bách linh……. cúi mong soi xét.
Chúng con xin kính mời quan Đương niên quan Đương cảnh, quan Thần linh Thổ địa, Định phúc Táo quân cùng các ngài địa chúa Long Mạch cùng tất cả Thần linh cai quản khu vực này linh thiêng giáng hiện trước hương án, thụ hưởng lễ vật, chứng giám lòng thành. Cúi xin các vị phù hộ cho chúng con buôn bán hanh thông,là ăn thuận lợi, lộc tài vượng tiến, cần gì được nấy, nguyện gì cũng thành.
Tín chủ lại mời các vị Tiền chủ, Hậu chủ cùng chư Hương linh y thảo phụ mộc ngụ trong khu vực này, xin hãy tới đây thụ hưởng lễ vật, phù trì cho tín chủ con làm ăn buôn lán gặp nhiều may mắn.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Ai là người cúng, thắp hương và đọc văn khấn?
- Đối với hộ kinh doanh gia đình thì người cúng, đọc văn khấn là gia chủ.
- Đối với cửa hàng, công ty thì người cúng và đọc bài khấn là chủ kinh doanh, giám đốc công ty, người phụ trách cửa hàng. Ngoài ra, trong lễ cúng còn có toàn thể nhân viên.
Lưu ý: Có thể mời thầy cúng, nhà sư cung thay cho gia chủ.
Hạ lễ cúng và đón khách vào cửa hàng
Những lưu ý khi cúng khai trương cửa hàng
- Cùng khai trương nên thực hiện ở ngoài sân
- Chuẩn bị kỹ, chu đáo, tránh thiếu sót
- Khi cúng phải thật sự thành tâm, nghiêm túc
- Cúng khai trương quay mặt hướng nào tốt?
- Ngày giờ tốt để cúng khai trương
- Chú ý những kiêng kỵ khi cúng khai trương
Ngoài cúng khai trương ra còn rất nhiều ngày phải cúng lên cũng khác nhau. Chúc các bạn làm ăn phát lộc, phát tài.