Quy định về tự công bố sản phẩm là gì? Quy định pháp luật về vấn đề tự công bố sản phẩm hiện hành cụ thể ra sao? Bài vết dưới đây của Luật Quốc Bảo sẽ thông tin đầy đủ nhất đến Quý khách hàng. Mời Quý khách cùng tham khảo.
Nếu bạn cần hỗ trợ pháp lý hay bất kỳ thắc mắc có mong muốn được giải đáp nhanh chóng, vui lòng liên hệ với Luật Quốc Bảo qua số hotline/zalo: 076 338 7788. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc cho quý khách miễn phí.
Mục lục
- 1 Tự công bố sản phẩm là gì?
- 2 Công bố sản phẩm Nghị định 15 tự công bố sản phẩm
- 3 Quy định về tự công bố sản phẩm
- 4 Bản tự công bố sản phẩm
- 5 Lệ phí quy định về tự công bố sản phẩm
- 6 Thủ tục quy định về tự công bố sản phẩm thực phẩm
- 7 Những câu hỏi liên quan quy định về tự công bố sản phẩm?
- 7.1 Đơn vị nào công bố thực phẩm nhập khẩu?
- 7.2 Sản phẩm nhập khẩu chỉ dùng để sản xuất, gia công hàng xuất khẩu có phải làm thủ tục tự khai báo không?
- 7.3 Phụ gia thực phẩm có cần phải tự công bố hay đăng ký công bố không?
- 7.4 Có phải dịch nhãn sản phẩm nhập khẩu khi tự công bố sản phẩm không?
- 7.5 Khi thay đổi tên sản phẩm, tôi có phải tự công bố sản phẩm không?
- 7.6 Việc không thực hiện tự công bố sản phẩm sẽ bị xử phạt như thế nào?
- 7.7 Những lưu ý sau khi doanh nghiệp thực hiện tự công bố?
Tự công bố sản phẩm là gì?
Quy định về tự công bố sản phẩm
Tại các văn bản hiện hành không quy định rõ về khái niệm tự công bố sản phẩm. Tuy nhiên, thông qua hồ sơ phải nộp và quy định trình thực hiện, có thể thấy, tự công bố sản phẩm là việc doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đăng ký các sản phẩm, hàng hóa buộc phải công khai thông tin lưu hành sản phẩm nằm trong hoạt động kinh doanh của mình với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong danh mục sản phẩm được phép tự tiến hành công bố là những sản phẩm:
– Thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn
– Phụ gia thực phẩm
– Chất hỗ trợ chế biến thực phẩm
– Dụng cụ chứa đựng thực phẩm
– Vật liệu bao gói tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm
Công bố sản phẩm Nghị định 15 tự công bố sản phẩm
Sản phẩm cần thực hiện thủ tục tự công bố
Các sản phẩm dưới đây trước khi làm thủ tục thông quan (đối với hàng nhập khẩu), bán hàng (đối với sản phẩm trong nước) phải làm thủ tục tự công bố sản phẩm tại cơ quan có thẩm quyền:
- Thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn;
- Phụ gia thực phẩm;
- Chất hỗ trợ chế biến thực phẩm;
- Dụng cụ chứa, đựng thực phẩm;
- Vật liệu bao gói tiếp súc trực tiếp với thực phẩm.
Sản phẩm được miễn thủ tục tự công bố
- Sản phẩm, nguyên liệu sản xuất, nhập khẩu chỉ dùng để sản xuất, gia công hàng xuất khẩu;
- Sản phẩm, nguyên liệu sản xuất, nhập khẩu phục vụ cho việc sản xuất nội bộ của tổ chức, cá nhân không tiêu thụ tại thị trường trong nước.
Tại sao phải tự công bố sản phẩm?
- Sản phẩm thực phẩm và liên quan đến thực phẩm là các sản phẩm ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của con người, do đó các đơn vị kinh doanh các sản phẩm này dù là sản phẩm tự sản xuất trong nước hay sản phẩm thực phẩm nhập khẩu đều phải tiến hành thủ tục tự công bố (hoặc hợp quy) trước khi đến tay người tiêu dùng.
- Nếu đơn vị kinh doanh thực phẩm mà không thực hiện tự công bố sản phẩm (hoặc hợp quy) thì không những có thể bị phạt vi phạm hành chính số tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng và thậm chí bị tiêu hủy toàn bộ sản phẩm.
Quy định về tự công bố sản phẩm
Tự công bố sản phẩm
- Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm thực hiện tự công bố thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ chứa đựng thực phẩm, vật liệu bao gói tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm (sau đây gọi chung là sản phẩm) trừ các sản phẩm quy định tại khoản 2 Điều này và Điều 6 Nghị định này.
- Sản phẩm, nguyên liệu sản xuất, nhập khẩu chỉ dùng để sản xuất, gia công hàng xuất khẩu hoặc phục vụ cho việc sản xuất nội bộ của tổ chức, cá nhân không tiêu thụ tại thị trường trong nước được miễn thực hiện thủ tục tự công bố sản phẩm.
Hồ sơ, trình tự tự công bố sản phẩm
Hồ sơ tự công bố sản phẩm bao gồm:
a) Bản tự công bố sản phẩm theo Mẫu số 01 Phụ lục Iban hành kèm theo Nghị định này;
b) Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phẩm trong thời hạn 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ được cấp bởi phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm được công nhận phù hợp ISO 17025 gồm các chỉ tiêu an toàn do Bộ Y tế ban hành theo nguyên tắc quản lý rủi ro phù hợp với quy định của quốc tế hoặc các chỉ tiêu an toàn theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn tương ứng do tổ chức, cá nhân công bố trong trường hợp chưa có quy định của Bộ Y tế (bản chính hoặc bản sao chứng thực).
Quy trình công bố sản phẩm ra thị trường
Việc tự công bố sản phẩm được thực hiện theo trình tự như sau:
a) Tổ chức, cá nhân tự công bố sản phẩm trên phương tiện thông tin đại chúng hoặc trang thông tin điện tử của mình hoặc niêm yết công khai tại trụ sở của tổ chức, cá nhân và công bố trên Hệ thống thông tin dữ liệu cập nhật về an toàn thực phẩm
(Trong trường hợp chưa có Hệ thống thông tin dữ liệu cập nhật về an toàn thực phẩm thì tổ chức, cá nhân nộp 01 bản qua đường bưu điện hoặc trực tiếp đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ định để lưu trữ hồ sơ
và đăng tải tên tổ chức, cá nhân và tên các sản phẩm tự công bố trên trang thông tin điện tử của cơ quan tiếp nhận, trường hợp tổ chức, cá nhân có từ 02 cơ sở sản xuất trở lên cùng sản xuất một sản phẩm thì tổ chức, cá nhân chỉ nộp hồ sơ tại một cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương có cơ sở sản xuất do tổ chức, cá nhân lựa chọn. Khi đã lựa chọn cơ quan quản lý nhà nước để nộp hồ sơ thì các lần tự công bố tiếp theo phải nộp hồ sơ tại cơ quan đã lựa chọn trước đó).
b) Ngay sau khi tự công bố sản phẩm, tổ chức, cá nhân được quyền sản xuất, kinh doanh sản phẩm và chịu trách nhiệm hoàn toàn về an toàn của sản phẩm đó;
Trong trường hợp tổ chức, cá nhân có từ 02 (hai) cơ sở sản xuất trở lên cùng sản xuất một sản phẩm thì tổ chức, cá nhân chỉ nộp hồ sơ tại một cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương có cơ sở sản xuất do tổ chức, cá nhân lựa chọn. Khi đã lựa chọn cơ quan quản lý nhà nước để nộp hồ sơ thì các lần tự công bố tiếp theo phải nộp hồ sơ tại cơ quan đã lựa chọn trước đó.
Các tài liệu trong hồ sơ tự công bố phải được thể hiện bằng tiếng Việt; trường hợp có tài liệu bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch sang tiếng Việt và được công chứng. Tài liệu phải còn hiệu lực tại thời điểm tự công bố.
Trường hợp sản phẩm có sự thay đổi về tên sản phẩm, xuất xứ, thành phần cấu tạo thì tổ chức, cá nhân phải tự công bố lại sản phẩm. Các trường hợp có sự thay đổi khác, tổ chức, cá nhân thông báo bằng văn bản về nội dung thay đổi đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền và được sản xuất, kinh doanh sản phẩm ngay sau khi gửi thông báo.
Bản tự công bố sản phẩm
Mẫu quy định
Mẫu số 01. BẢN TỰ CÔNG BỐ SẢN PHẨM
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————-
BẢN TỰ CÔNG BỐ SẢN PHẨM
Số: ………………./Tên doanh nghiệp/Năm công bố
1. Thông tin về tổ chức, cá nhân tự công bố sản phẩm
Tên tổ chức, cá nhân: ………………………………………………………………………………………….
Địa chỉ: ………………………………………………………………………………………………………………
Điện thoại: …………………………………………….. Fax: …………………………………………
E-mail…………………………………………………………………………………………………………………
Mã số doanh nghiệp:…………………………………………………………………………………………….
Số Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP: ……………….. Ngày Cấp/Nơi cấp: ……………. (đối với cơ sở thuộc đối tượng phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định)
2. Thông tin về sản phẩm
- Tên sản phẩm: ………………………………………………………………………………………………….
- Thành phần: ……………………………………………………………………………………………………..
- Thời hạn sử dụng sản phẩm: ………………………………………………………………………………
- Quy cách đóng gói và chất liệu bao bì: …………………………………………………………………
- Tên và địa chỉ cơ sở sản xuất sản phẩm (trường hợp thuê cơ sở sản xuất):………………
……………………………………………………………………………………………………………………………
III. Mẫu nhãn sản phẩm (đính kèm mẫu nhãn sản phẩm hoặc mẫu nhãn sản phẩm dự kiến)
IV. Yêu cầu về an toàn thực phẩm
Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm đạt yêu cầu về an toàn thực phẩm theo:
– Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia số….; hoặc
– Thông tư của các bộ, ngành; hoặc
– Quy chuẩn kỹ thuật địa phương; hoặc
– Tiêu chuẩn Quốc gia (trong trường hợp chưa có các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, Thông tư của các Bộ ngành, Quy chuẩn kỹ thuật địa phương); hoặc
– Tiêu chuẩn của Ủy ban tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (Codex), Tiêu chuẩn khu vực, Tiêu chuẩn nước ngoài (trong trường hợp chưa có quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, Thông tư của các bộ ngành, Quy chuẩn kỹ thuật địa phương, Tiêu chuẩn quốc gia); hoặc
– Tiêu chuẩn nhà sản xuất đính kèm (trong trường hợp chưa có quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, Thông tư của các bộ ngành, Quy chuẩn kỹ thuật địa phương, Tiêu chuẩn quốc gia, Tiêu chuẩn của Ủy ban tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (Codex), Tiêu chuẩn khu vực, Tiêu chuẩn nước ngoài).
Chúng tôi xin cam kết thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm và hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính pháp lý của hồ sơ công bố và chất lượng, an toàn thực phẩm đối với sản phẩm đã công bố./.
……………, ngày…. tháng…. năm…….. ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC, CÁ NHÂN (Ký tên, đóng dấu) |
Lệ phí quy định về tự công bố sản phẩm
Về chi phí công bố sản phẩm, chi phí làm công bố sản phẩm được quy định tại Thông tư số 72/2020/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 279/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí trong công tác an toàn vệ sinh thực phẩm. Chi phí lệ phí công bố sản phẩm năm 2022 gồm các mức phí phải nộp như sau:
Chi phí, lệ phí công bố sản phẩmđối với sản phẩm trong lĩnh vực an toàn thực phẩm:
STT | Loại phí | Mức thu |
I | Phí thẩm định cấp phép lưu hành, nhập khẩu, xác nhận, công bố trong lĩnh vực an toàn thực phẩm | |
1 | Thẩm định hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm đối với thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt, sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi | 1.500.000 đồng/lần/sản phẩm |
2 | Thẩm định hồ sơ đăng ký bản công bố sản phẩm đối với phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới, phụ gia thực phẩm không thuộc trong danh sách mục phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm hoặc không đúng đối tượng sử dụng do Bộ Y tế quy định | 500.000 đồng/lần/sản phẩm |
3 | Xác nhận lô hàng thực phẩm nhập khẩu (Chưa bao gồm chi phí kiểm nghiệm): | |
– Đối với kiểm tra thông thường | 300.000 đồng/lô hàng | |
– Đối với kiểm tra chặt | 1.000.000 đồng/lô hàng + (số mặt hàng x 100.000 đồng, từ mặt hàng thứ 2). Tối đa 10.000.000 đồng/lô hàng | |
4 | Thẩm định hồ sơ đăng ký lưu hành bộ xét nghiệm nhanh thực phẩm | 3.000.000 đồng/lần/bộ xét nghiệm |
II | Phí thẩm định cấp giấy chứng nhận đối với thực phẩm xuất khẩu (Giấy chứng nhận lưu hành tự do, giấy chứng nhận xuất khẩu, giấy chứng nhận y tế) | 1.000.000 đồng/lần/giấy chứng nhận |
Chi phí, lệ phí công bố sản phẩm đối với sản phẩm trong lĩnh vực dược, mĩ phẩm
Stt | Tên phí, lệ phí | Đơn vị tính | Mức thu (1.000 đồng) |
I | Phí thẩm định cấp phép lưu hành, nhập khẩu, xác nhận, công bố trong lĩnh vực dược phẩm, mỹ phẩm | ||
1 | Thẩm định xác nhận nội dung thông tin, quảng cáo thuốc, mỹ phẩm | Hồ sơ | 1.600 |
2 | Thẩm định cấp phép lưu hành đối với thuốc, nguyên liệu làm thuốc | ||
2.1 | Thẩm định cấp phép lưu hành thuốc và nguyên liệu làm thuốc đối với đăng ký lần đầu, đăng ký lại | Hồ sơ | 5.500 |
2.2 | Thẩm định cấp phép lưu hành thuốc và nguyên liệu làm thuốc đối với đăng ký gia hạn | Hồ sơ | 3.000 |
2.3 | Thẩm định cấp phép lưu hành đối với hồ sơ đăng ký thay đổi/bổ sung thuốc, nguyên liệu làm thuốc đã có giấy phép lưu hành (thay đổi lớn, thay đổi nhỏ (bao gồm thay đổi nhỏ cần phê duyệt và thay đổi theo hình thức thông báo)) | Hồ sơ | 1.000 |
3 | Thẩm định cấp giấy phép nhập khẩu thuốc thành phẩm chưa có số đăng ký (trừ trường hợp nhập khẩu thuốc hiếm, thuốc cho nhu cầu điều trị đặc biệt, thuốc phòng chống dịch, thiên tai, thuốc cho các chương trình y tế, thuốc viện trợ, thuốc phi mậu dịch, thuốc làm mẫu đăng ký, mẫu kiểm nghiệm, thuốc cho thử lâm sàng, thử tương đương sinh học,…) | Mặt hàng | 800 |
4 | Thẩm định công bố sản phẩm mỹ phẩm, công bố tiêu chuẩn dược liệu | Mặt hàng | 500 |
Thủ tục quy định về tự công bố sản phẩm thực phẩm
Tự công bố sản phẩm:
- Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm thực hiện tự công bố thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ chứa đựng thực phẩm, vật liệu bao gói tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm;
- Không tự công bố sản phẩm đối với các sản phẩm sau:
- Sản phẩm, nguyên liệu sản xuất, nhập khẩu chỉ dùng để sản xuất, gia công hàng xuất khẩu hoặc phục vụ cho việc sản xuất nội bộ của tổ chức, cá nhân không tiêu thụ tại thị trường trong nước được miễn thực hiện thủ tục tự công bố sản phẩm.
- Thuộc danh mục sản phẩm sau: thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt; sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi; phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới, phụ gia thực phẩm không thuộc trong danh mục phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm hoặc không đúng đối tượng sử dụng do Bộ Y tế quy định.
Hồ sơ tự công bố sản phẩm bao gồm:
- Bản tự công bố sản phẩm theo mẫu quy định;
- Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phẩm trong thời hạn 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ được cấp bởi phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm được công nhận phù hợp ISO 17025.
Trình tự thực hiện:
- Doanh nghiệp tự công bố sản phẩm trên phương tiện thông tin đại chúng hoặc trang thông tin điện tử của mình hoặc niêm yết công khai tại trụ sở của doanh nghiệp;
- Nộp 01 bản qua đường bưu điện hoặc trực tiếp đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ định;
- Ngay sau khi tự công bố sản phẩm, tổ chức, cá nhân được quyền sản xuất, kinh doanh sản phẩm và chịu trách nhiệm hoàn toàn về an toàn của sản phẩm đó;
- Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận bản tự công bố của doanh nghiệp để lưu trữ hồ sơ và đăng tải tên doanh nghiệp và tên các sản phẩm tự công bố trên trang thông tin điện tử của cơ quan tiếp nhận.
Những câu hỏi liên quan quy định về tự công bố sản phẩm?
Đơn vị nào công bố thực phẩm nhập khẩu?
Đơn vị chịu trách nhiệm về sản phẩm khi phân phối tại thị trường Việt Nam có trách nhiệm tự công bố thực phẩm nhập khẩu. Đơn vị phải làm thủ tục tự khai báo trước khi sản phẩm được thông quan tại cơ quan hải quan.
Sản phẩm nhập khẩu chỉ dùng để sản xuất, gia công hàng xuất khẩu có phải làm thủ tục tự khai báo không?
Sản phẩm nhập khẩu chỉ dùng để sản xuất, gia công hàng xuất khẩu được miễn thủ tục tự khai báo.
Phụ gia thực phẩm có cần phải tự công bố hay đăng ký công bố không?
Phụ gia thực phẩm được phép sử dụng trong thực phẩm theo quy định của Bộ Y tế thực hiện thủ tục tự công bố sản phẩm trước khi lưu thông trên thị trường.
Phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới, phụ gia thực phẩm không thuộc Danh mục phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm hoặc không đúng đối tượng sử dụng theo quy định của Bộ Y tế phải làm thủ tục đăng ký công bố. Bố.
Có phải dịch nhãn sản phẩm nhập khẩu khi tự công bố sản phẩm không?
Các tài liệu trong hồ sơ tự khai phải được trình bày bằng tiếng Việt; Do đó, nhãn hàng hóa nhập khẩu bằng tiếng nước ngoài phải được dịch ra tiếng Việt và có công chứng.
Theo Nghị định 115/2018 / NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn thực phẩm, trường hợp tài liệu tiếng nước ngoài trong hồ sơ tự công bố sản phẩm không được dịch ra tiếng Việt và không được dịch ra tiếng Việt.
Công chứng sai quy định bị phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
Khi thay đổi tên sản phẩm, tôi có phải tự công bố sản phẩm không?
Khi có sự thay đổi về tên sản phẩm, tổ chức, cá nhân phải tự công bố lại sản phẩm đó. Thủ tục tự xuất bản cũng giống như thủ tục tự xuất bản mới.
Trường hợp có thay đổi khác, tổ chức, cá nhân thông báo bằng văn bản nội dung thay đổi cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền và được sản xuất, kinh doanh sản phẩm ngay sau khi gửi thông báo.
Việc không thực hiện tự công bố sản phẩm sẽ bị xử phạt như thế nào?
Trường hợp tổ chức, cá nhân không thông báo, đăng tải, tự công bố sản phẩm theo quy định của pháp luật thì bị phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng (Điều 20 Nghị định 115/2018/NĐ-CP).
Những lưu ý sau khi doanh nghiệp thực hiện tự công bố?
Chuẩn bị giấy phép đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp đảm bảo có ngành nghề phù hợp;
Chuẩn bị đầy đủ giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm;
Chuẩn bị Hợp đồng gia công (nếu là đơn vị thương mại);
Chuẩn bị các kết quả kiểm nghiệm sản phẩm thực phẩm;
Lưu trữ các hồ sơ tự công bố đã nộp lên cơ quan chức năng;
Nhãn sản phẩm thực phẩm phải đúng theo quy định hiện hành cũng như cần phải giống với nhãn dự thảo trong hồ sơ tự công bố.
Trên đây là thông tin Quy định về tự công bố sản phẩm do các chuyên gia, tư vấn của công ty Luật Quốc Bảo biên soạn tư vấn. Nếu bạn cần hỗ trợ pháp lý hay bất kỳ thắc mắc có mong muốn được giải đáp nhanh chóng, vui lòng liên hệ với Luật Quốc Bảo qua số hotline/zalo: 076 338 7788. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc cho quý khách miễn phí.