Tư vấn luật nghĩa vụ quân sự

Nghĩa vụ quân sự là một trong những nghĩa vụ vẻ vang và thiêng liêng nhất của công dân khi trực tiếp tham gia vào lực lượng quân đội nhân dân, góp phần gìn giữ và bảo vệ hòa bình cho đất nước. Vậy pháp luật về luật nghĩa vụ quân sự hiện tại đang quy định những gì? Những thủ tục pháp lý và quy định liên quan nào mà thanh niên cần phải quan tâm trước khi thực hiện nghĩa vụ quân sự? Hầu hết mọi người điều cần tư vấn luật nghĩa vụ quân sự để biết rõ hơn

Cần quan tâm những quy định về hoàn thành nghĩa vụ quân sự và điều kiện xuất ngũ? Hãy cùng Luật Quốc Bảo tìm hiểu qua bài viết sau để cập nhật thêm những kiến thức về luật nghĩa vụ quân sự hiện nay.

nvqs2
Luật Quốc Bảo sẽ tư vấn đến bạn những quy định về luật nghĩa vụ quân sự

Xem thêm:

Thành lập hộ kinh doanhGiấy phép lao độngThủ tục thành lập công ty cổ phần

Mục lục

1. Nghĩa vụ quân sự là gì?

Việc quản lý các hoạt động nghĩa vụ quân sự tại Việt Nam được thực hiện dựa theo Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015 do Quốc hội ban hành. Theo đó, trong Điều 4 của Luật nghĩa vụ quân sự 2015, nghĩa vụ quân sự có thể được hiểu là nghĩa vụ quốc phòng mà công dân cần thực hiện trong quân đội dưới hình thức phục vụ trực tiếp tại ngũ hoặc phục vụ dưới dạng ngạch dự bị nếu công dân đáp ứng đầy đủ các điều kiện tuyển chọn trong quân đội. 

Luật cũng quy định rõ ràng như sau:

Những công dân

  • Công dân đã đủ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự
  • Thuộc bất kỳ sẵc tộc, tầng lớp, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ học vấn hoặc nghề nghiệp, nơi cư trú nào

Đều phải thực hiện Luật nghĩa vụ quân sự. Vì vậy, đây là luật bắt buộc cho mọi công dân đủ điều kiện theo quy định.

Bên cạnh đó, những công dân tham gia vào lực lượng Cảnh sát biển, hoặc gia nhập vào lực lượng Công an Nhân dân đều được xem là thực hiện nghĩa vụ quân sự tại ngũ.

2. Đối tượng được phép đăng ký và đủ điều kiện thực hiện nghĩa vụ quân sự 

2.1 Quy định về độ tuổi và tiêu chuẩn được gọi nhập ngũ

Căn cứ vào quy định tại Điều 30 của Luật nghĩa vụ quân sự: Công dân đã đủ 18 tuổi sẽ được gọi đi nhập ngũ. Độ tuổi gọi nhập ngũ là từ 18 tuổi đến hết 25 tuổi (trừ các trường hợp đình chỉ tạm thời hoặc miễn nghĩa vụ quân sự theo quy định)

Đối với

công dân đang theo học chương trình cao đẳng hoặc đại học và đã được tạm hoãn thực hiện nghĩa vụ quân sự, độ tuổi gọi nhập ngũ sẽ đến hết 27 tuổi.

Về tiêu chuẩn gọi nhập ngũ, công dân sẽ được triệu tập thực hiện nghĩa vụ quân sự khi đáp ứng đầy đủ các tiêu chí sau:

  • Có lý lịch cá nhân rõ ràng
  • Tuân thủ và chấp hành nghiêm chỉnh các đường lối và chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước;
  • Đủ điều kiện sức khỏe để phục vụ trong quân đội;
  • Đạt tiêu chuẩn phù hợp về trình độ văn hóa.

2.2 Quy định về đối tượng đăng ký nghĩa vụ quân sự 

Theo Điều 12 của Luật nghĩa vụ quân sự 2015, đối tượng đăng ký nghĩa vụ quân sự bao gồm:

  • Công dân nam từ đủ 17 tuổi
  • Công dân nữ từ đủ 18 tuổi, có ngành, nghề chuyên môn phù hợp yêu cầu thực hiện nghĩa vụ quân sự của Quân đội nhân dân.

 Cần lưu ý thêm, đối tượng thuộc những trường hợp sau không được phép đăng ký nghĩa vụ quân sự:

  •  Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang thi hành án phạt tù, đang cải tạo không giam giữ, đang bị quản chế hoặc đã hoàn thành xong án phạt tù nhưng chưa được cơ quan chức năng xóa án tích.
  • Đang bị thi hành các biện pháp giáo dục tại xã, phường hoặc thị trấn (cấp xã) hoặc đang được gửi đến cơ sở giáo dưỡng, các cơ sở giáo dục bắ buộc. hoặc đang  bị đưa đến các cơ sở cai nghiện bắt buộc;
  •  Đối tượng đã bị tước mất quyền phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân.

 Chỉ khi hết thời hạn áp dụng các biện pháp quy định nói trên, công dân mới có thể được phép đăng ký nghĩa vụ quân sự.

Những người có khuyết tật, người bị bệnh hiểm nghèo, bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh mãn tính được miến đăng ký nghĩa vụ.

3. Thực hiện nghĩa vụ quân sự và chế độ được hưởng trong quá trình tham gia nghĩa vụ quân sự

3.1 Thời gian thực hiện nghĩa vụ quân sự

Theo quy định của pháp luật, thời gian thực hiện nghĩa vụ quân sự của hạ sĩ quan và binh sĩ dưới hình thức phụ vụ tại ngũ trong thời bình là 24 tháng.

Bên cạnh đó, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng có thể quyết định gia hạn thời gian làm nhiệm vụ của các hạ sĩ quan và binh sĩ tại ngũ, tuy nhiên thời hạn này không được vượt quá 06 tháng và chỉ áp dụng trong các trường hợp sau:

  • Để phục vụ nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu;
  • Để thực hiện các nhiệm vụ về phòng chống và kiểm soát thiên tai, dịch bệnh, cứu hộ và cứu nạn.

Ngoài ra, thời hạn phục vụ của hạ sĩ quan và binh sĩ phục vụ tại ngũ trong tình trạng chiến tranh hoặc tình trạng khẩn cấp quốc phòng sẽ được thực hiện theo lệnh tổng động viên và động viên cục bộ theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

3.2 Chế độ, chính sách được hưởng trong quá trình thực hiện nghĩa vụ quân sự

Trong thời gian tại ngũ:

  • Các hạ sĩ quan và binh sĩ phục vụ tại ngũ từ tháng thứ 13 trở đi sẽ được nghỉ phép hàng năm; thời gian nghỉ phép là 10 ngày (không bao gồm ngày khởi hành và ngày về).
  • Các hạ sĩ quan và binh sĩ phục vụ tại ngũ đã được cấp phép nghỉ hàng năm theo chế độ, nếu gia đình bị thiên tai, hỏa hoạn nghiêm trọng hoặc người thân chết, mất tích, hoặc một hạ sĩ quan hoặc binh sĩ tại ngũ đạt được những thành tích đặc biệt nổi bật và xuất sắc khi thi hành nhiệm vụ, có quyền được hưởng thêm ngày phép đặc biệt, nhưng không quá 05 ngày (không bao gồm ngày khởi hành và ngày về).
  • Được trả hộ tiền tàu hỏa, tiền xe và tiền trợ cấp đi lại theo quy định hiện hành.
  • Không mất phí bưu chính và phí chuyển tiền: miễn mọi cước phí khi chuyển tiền, chuyển hàng và bưu kiện; Được phát 04 tem thư trong 1 tháng
  • Khi ghi danh thi tuyển sinh sẽ được cộng điểm ưu tiên
  • Trước khi gia nhập quân đội là thành viên thuộc hộ nghèo hoặc là học sinh, sinh viên vay tiền từ Ngân hàng Chính sách xã hội, khoản thanh toán sẽ tạm thời được hoãn lại và sẽ không bị tính lãi phí trong suốt thời gian thực hiện nghĩa vụ quân sự.
45
Tìm hiểu những quy định của pháp luật về luật nghĩa vụ quân sự trong bài viết này

Các mức phụ cấp quân hàm cụ thể như sau:

Phụ cấp hằng tháng được tính băng hệ số nhân với mức lương cơ sở. Hiện tại, mức lương cơ sở là 1.490.000 đồng / tháng.

  • Binh nhì được hưởng mức trợ cấp 596.000 đồng / tháng
  • Binh nhất được hưởng mức trợ cấp 670.500 đồng / tháng
  • Hạ sĩ được hưởng khoản trợ cấp 745.000 đồng / tháng
  • Trung sĩ được hưởng trợ cấp 894.000 đồng / tháng
  • Thượng sĩ được hưởng khoản trợ cấp 1.043.000 đồng / tháng.

Ngoài ra, hạ sĩ quan và binh sĩ cũng sẽ được nhận trợ cấp sau khi xuất ngũ, trợ cấp việc làm, được đơn vị tiễn và đưa đến địa phương cư trú và được cung cấp phí tàu hỏa, xe và phí đi đường.

4. Quy định về hoàn thành nghĩa vụ quân sự và xuất ngũ

4.1 Điều kiện hoàn thành nghĩa vụ

Theo Điều khoản 4, Điều 4 của Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015, công dân được công nhận đã hoàn thành nghĩa vụ quân dưới hình thức tại ngũ khi:
  • Hoàn thành nhiệm vụ gia nhập lực lượng công an xã liên tục từ đủ 36 tháng.
  • Dân quân tự vệ thường trực với ít nhất 2 năm (hay 24 tháng) làm nhiệm vụ sẽ được công nhận hoàn thành nghĩa vụ quân sự tại ngũ trong thời bình.
  • Cán bộ, công chức và viên chức, sinh viên đã tốt nghiệp trình độ đại học trở lên, đã được đào tạo và được phong quân hàm sĩ quan dự bị.
  • Công dân là thanh niên đã tốt nghiệp các bậc đại học, cao đẳng hoặc trung cấp tình nguyện phục vụ trong đoàn kinh tế – quốc phòng (từ đủ 24 tháng). Đối tượng này sẽ được Thủ tưởng Chính phủ quyết định.
  • Công dân đã phục vụ trên tàu kiểm ngư từ đủ 24 tháng.

4.2 Điều kiện xuất ngũ

Xuất ngũ được định nghĩa việc một quân nhân được phép rời khỏi quân đội để trở lại cuộc sống dân sự sau khi hết thời hạn phục vụ tại ngũ, hoặc khi chưa hết hạn nghĩa vụ quân sự tại ngũ nhưng không thể tiếp tục phục vụ trong quân đội vì lý do sức khỏe hoặc những lý do chính đáng khác. 

Điều kiện để được xuất ngũ được quy định như sau:

  • Hạ sĩ quan, binh sĩ đã hoàn thành thời hạn phục vụ tại ngũ quy định (24 tháng và không kéo dài thêm quá 06 tháng đối với những trường hợp đặc biệt).
  • Quân nhân được phép xuất ngũ trước hạn khi Hội đồng giám định sức khỏe cấp sư đoàn hoặc tương đương, hay Hội đồng giám định y khoa có thẩm quyền kết luận không đáp ứng các tiêu chuẩn về sức khỏe để phục vụ trong quân đội.
  • Quân nhân trong quá trình thực hiện nghĩa vụ được xác nhận rằng gia đình có hoàn cảnh khó khăn đủ điều kiện tạm hoãn hoặc miễn thực hiện nghĩa vụ quân sự bắt buộc theo quy định. 

– Là thành viên duy nhất trực tiếp chăm sóc người thân không còn khả năng làm việc hoặc chưa đến tuổi lao động; gia đình bị thiệt hại nặng nề về tính mạng và tài sản do tai nạn, thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm, đã được xác nhận bởi Ủy ban Nhân dân cấp xã.

– Là con của một bệnh binh. hoặc người bị nhiễm chất độc màu da cam làm mất khả năng lao động từ 61% đến 80%.

– Con của liệt sĩ, con của quân nhân thuộc dạng thương binh loại một.

– Là anh hoặc em của một liệt sĩ;

– Là con của quân nhân thuộc diện thương binh hạng hai; con của bệnh binh bị giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; con của người bị nhiễm chất độc màu da cam bị giảm khả năng lao động từ 81% trở lên.

Quý khách tham khảo: Luật Quốc Bảo – Hotline/zalo: 0763387788

Thành lập công tyDịch vụ thành lập công ty giá rẻ

5. Những trường hợp được hoãn, miễn nghĩa vụ quân sự

Những trường hợp được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự được quy định như sau:

  • Không đạt tiêu chuẩn sức khỏe để phục vụ trong quân đội theo kết luận của Hội đồng giám định sức khỏe;
  • Là thành viên duy nhất trực tiếp chăm sóc người thân không còn khả năng làm việc hoặc chưa đến tuổi lao động; gia đình bị thiệt hại nặng nề về con người và tài sản do tai nạn, thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm, đã được xác nhận bởi Ủy ban Nhân dân cấp xã.
  • Là con của một bệnh binh. hoặc người bị nhiễm chất độc màu da cam làm mất khả năng lao động từ 61% đến 80%.
  • Có anh ruột, em ruột đang là hạ sĩ quan hoặc binh sĩ tại ngũ phục vụ trong quân đội; đang là hạ sĩ quan và binh sĩ tại ngũ tham gia lực lượng Công an Nhân dân;
  • Những người thuộc dạng di cư hoặc di dân, giãn dân trong vong 3 năm đầu tiên đến các xã có điều kiện đặc biệt khó khăn theo dự án phát triển kinh tế – xã hội của Nhà nước, được quyết định bởi Ủy ban Nhân dân của cấp tỉnh trở lên;
  • Cán bộ, công chức, viên chức và tình nguyện viên thanh niên được phân công công tác hoặc làm việc trong các khu vực có điều kiện kinh tế xã hội – cực kỳ khó khăn theo quy định của pháp luật;
  • Hiện đang theo học tại một cơ sở giáo dục phổ thông; đang được đào tạo ở cấp bậc đại học hệ chính quy của cơ sở giáo dục đại học, đang được đào tạo ở cấp bậc cao đẳng hệ chính quy của cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong một khóa đào tạo.
46
Nghĩa vụ quân sự là trách nhiệm của mỗi người

Luật cũng quy định những điều kiện được miễn thi hành nghĩa vụ quân sự như sau:

  • Là con của liệt sĩ, con của thương binh hạng một;
  • Là anh hoặc em ruột của liệt sĩ;
  • Là con của một thương binh hạng hai; con của bệnh binh bị giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; con của bệnh nhân nhiễm chất độc màu da cam bị giảm khả năng lao động từ 81% trở lên.
  • Người làm công tác cơ yếu không phải là quân nhân hay chiến sĩ Công an nhân dân;
  • Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên tình nguyện được bố trí công tác và làm việc tại các vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật đã phục vụ từ 24 tháng trở lên.

6. Các mức xử phạt vi phạm về nghĩa vụ quân sự

6.1 Vi phạm về đăng ký nghĩa vụ quân sự

Công dân nam đủ 17 tuổi trong năm phải đăng ký nghĩa vụ quân sự nhưng không đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu sẽ bị xử phạt cảnh cáo:

– Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi:

  • Không đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu, trừ trường hợp đã bị cảnh cáo nêu trên;
  • Không đăng ký phục vụ trong ngạch dự bị theo quy định;
  • Không đăng ký nghĩa vụ quân sự bổ sung khi có sự thay đổi về chức vụ, trình độ học vấn và trình độ chuyên môn, tình trạng sức khỏe và các thông tin khác liên quan đến nghĩa vụ quân sự theo quy định cuả pháp luật.
  • Không đăng ký nghĩa vụ quân sự khi có sự thay đổi về nơi cư trú, nơi công tác và làm việc, học tập theo như quy định.
  • Không đăng ký nghĩa vụ quân sự tạm vắng theo quy định.

6.2 Vi phạm về kiểm tra y tế và khám sức khỏe

  • Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng đối với hành vi không có mặt tại đúng thời gian và địa điểm khám sức khỏe, chữa bệnh ghi trong lệnh gọi khám sức khỏe để thực hiện nghĩa vụ quân sự của Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy Quân sự cấp huyện mà không có lý do chính đáng.
  • Phạt tiền từ 12.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi cố ý từ chối lệnh gọi khám và kiểm tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự của Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp huyện theo quy định mà không có lý do chính đáng.
Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với các hành vi:
  • Người được khám sức khỏe có hành vi gian dối làm sai lệch kết quả phân loại sức khỏe với mục đích trốn tránh nghĩa vụ quân sự;
  • Hối lộ tiền, tài sản hoặc các vật chất có giá trị dưới 2.000.000 đồng cho cán bộ kiểm tra, nhân viên y tế hoặc người có liên quan để làm sai lệch kết quả phân loại sức khỏe với mục đích trốn tránh nghĩa vụ quân sự.
Ngoài ra, phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với hành vi không chấp hành lệnh gọi khámvà kiểm tra sức khỏe để thực hiện nghĩa vụ quân sự.

6.3 Vi phạm trong quá trình phục vụ tại ngũ

Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
  • Bỏ trốn hay đào ngũ khi đang thực hiện nghĩa vụ quân sự phục vụ quân đội trong thời bình nhưng không gây hậu quả nghiêm trọng;
  • Bao che, chứa chấp cho quân nhân đào ngũ.
Lưu ý: Đây là hình áp dụng cho cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm sẽ bị xử phạt gấp đôi.

6.4 Truy cứu trách nhiệm hình sự về vi phạm quy định nghĩa vụ quân sự

Căn cứ theo điều 332 của Bộ luật Hình sự, các hành vi không tuân thủ các quy định của pháp luật về đăng ký nghĩa vụ quân sự, không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ, lệnh tập trung huấn luyện, đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà vẫn tiếp tục vi phạm sẽ bị xử phạt:
– Phạt cải tạo không giam giữ lên đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
– Công dân có thể bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm nếu phạm tội:
  • Tự gây ra thương tích hoặc tự gây tổn hại vềsức khỏe của chính mình;
  • Phạm tội trong thời chiến;
  • Xúi giục, lôi kéo người khác phạm tội.

7. Những câu hỏi thường gặp và tư vấn luật nghĩa vụ quân sự.

1.Thời gian khám nghĩa vụ quân sự và thời gian nhập ngũ diễn ra khi nào?

Cần lưu ý rằng, theo Điều 40 của Luật nghĩa vụ quân sự, công dân sẽ được khám tuyển quân từ ngày 1/11 đến ngày 31/12 hằng năm; Lịch khám cụ thể sẽ do địa phương quyết định (diễn ra trong khoảng thời gian nói trên) và không thống nhất giữa các địa phương.

Cũng theo Điều 33 của luật trên, công dân sẽ được gọi nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ Công an nhân dân vào tháng hai hoặc tháng ba hằng năm. Gọi nhập ngũ chỉ diễn ra một lần trong năm, trừ trường hợp thực sự cần thiết (lý do quốc phòng và an ninh) sẽ tiến hành gọi nhập ngũ lần hai. 

Quý khách tham khảo: Luật Quốc Bảo – Hotline/zalo: 0763387788

Giấy phép lao độngHợp đồng lao động

2. Con gái có bắt buộc phải đi nghĩa vụ quân sự không?

Theo quy định trong Điều 6 về Nghĩa vụ phục vụ trong quân đội: 
  • Công dân nam trong độ tuổi nghĩa vụ quân sự có nghĩa vụ phục vụ trong quân đội trong Quân đội nhân dân.
  • Công dân nữ trong độ tuổi nghĩa vụ quân sự trong thời bình, nếu tự nguyện và có nhu cầu của quân đội, có thể phục vụ trong quân đội.
Như vậy, chỉ có công dân nam trong độ tuổi quy định và đạt đủ điều kiện mới phải thực hiện nghĩa vụ quân sự bắt buộc. Luật Nghĩa vụ quân sự cho phép công dân nữ có độ tuổi hợp quy định sẽ được phép thực hiện nghĩa vụ quân sự nếu tự nguyện. Quy định này không bắt buộc mọi công dân nữ phải gia nhập quân đội.

3. Khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự bao gồm những gì?

  • Vòng 1: Khám sơ bộ tại trạm y tế xã
Trong vòng thứ nhất này, công dân đến khám để phát hiện ra các trường hợp không đạt yêu cầu về thể chất, dị tật, dị dạng và các bệnh thuộc dạng được miễn đăng ký nghĩa vụ quân sự.
  • Vòng 2: Khám sức khỏe chi tiết tại Trung tâm Y tế huyện
– Kiểm tra thể lực: phải cởi mũ, giày, quần áo
– Khám thị lực và các bệnh về mắt: che một mắt và đọc bảng chữ cái
– Khám răng: Kiểm tra răng sâu, răng bị hư và các bệnh về răng miệng khác
– Khám tai – mũi – họng: kiểm tra thính lực khi nói khẽ và nói bình thường
– Khám tâm thần và thần kinh: kiểm tra tình trạng ra mồ hôi bàn tay và bàn chân
– Khám bệnh: đo huyết áp, mạch, phế quản, tim
– Khám da liễu: kiểm tra biểu hiện của da
– Khám ngoại khoa: Khám trĩ lần lượt từng người một
– Khám sản phụ khoa: Chỉ áp dụng đối với công dân nữ nhập ngũ

4. Là con một trong gia đình có phải đi nghĩa vụ không?

Theo Nghị định số 38/2007/NĐ-CP của Chính phủ, trường hợp con duy nhất không thuộc trường hợp đặc biệt được hoãn, miễn nghĩa vụ quân sự.
Trong trường hợp không đạt yêu cầu về sức khỏe hoặc là lao động duy nhất trực tiếp chăm sóc người thân không còn khả năng làm việc hoặc chưa đến tuổi lao động; gia đình bị thiệt hại nặng nề về con người và tài sản do tai nạn, thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm mới được phép tạm hoãn nghĩa vụ quân sự.
47
Nghiêm chỉnh chấp hành nghĩa vụ quân sự mang lại lợi ích cho đất nước

5. Cận thị bao nhiêu độ mới được miễn nghĩa vụ quân sự?

Theo quy định của pháp luật, không gọi nhập ngũ đối với công dân có sức khỏe loại 3 và có tật khúc xạ về mắt. Cụ thể: cận thị từ 1,5 diop trở lên hoặc viễn thị ở các mức độ. Tuy nhiên, nếu cố tình làm sai lệch kết quả khám sức khỏe nhằm trốn tránh nghĩa vụ quân sự bắt buộc, công dân sẽ bị phạt từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng.

6. Công dân đã lấy vợ có phải thực hiện nghĩa vụ quân sự để bảo vệ an ninh trật tự không?

Căn cứ quy định tại Điều 30 Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015 và Điều 4, Điều 14 Luật Nghĩa vụ quân sự đã kết hôn và sinh con không thuộc trường hợp được tạm hoãn hay miễn nghĩa vụ quân sự, trừ trường hợp là lao động duy nhất trực tiếp chăm sóc người thân không còn khả năng làm việc hoặc chưa đến tuổi lao động.

Do đó, công dân đã kết hôn nhưng vẫn trong độ tuổi quy định vẫn phải tham gia nghĩa vụ quân sự theo quy định của pháp luật.

7. Thuộc diện miễn nhưng muốn đăng ký nghĩa vụ quân sự được không?

Theo khoản 3 của Điều 41 Luật nghĩa vụ quân sự 2015, Công dân bị tạm hoãn nhập ngũ quy định nếu không còn lý do hoãn thì có thể được gọi nhập ngũ.
Công dân đủ điều kiện tạm hoãn nhập ngũ hoặc được miễn nghĩa vụ quân sự quy  nếu tình nguyện, sẽ được xem xét tuyển chọn và nhập ngũ.
38 1
Những trường hợp miễn nghĩa vụ quân sự mà bạn cần lưu ý

8. Học xong đại học có phải đi nghĩa vụ quân sự không?

Hàng năm, Ban chỉ huy quân sự địa phương sẽ rà soát và lập danh sách công dân nam đủ điều kiện để gọi đi khám tuyển quân (từ 18 đến 25 tuổi). Khi bạn học đại học, bạn chỉ được phép tạm hoãn nghĩa vụ quân sự cho đến hết năm 27 tuổi, không được miễn nghĩa vụ quân sự.

Do đó, sau khi tốt nghiệp đại học, nếu công dân vẫn nằm trong độ tuổi quy định (dưới 27 tuổi)  sẽ được gọi tham gia nghĩa vụ quân sự, trừ khi hoàn cảnh của công dân thuộc các diện được tạm hoãn hoặc được miễn khác.

Bài viết trên sẽ cho bạn một cái nhìn tổng quát về luật nghĩa vụ quân sự và các quy định liên quan. Nếu bạn có thêm câu hỏi nào khác hoặc có nhu cầu được tư vấn rõ ràng hơn về các vấn đề pháp lý liên quan đến nghĩa vụ quân sự, hãy liên hệ vui lòng liên hệ với Luật Quốc Bảo qua số hotline/zalo: 076 338 7788. chúng tôi cam kết cung cấp cho bạn dịch vụ tư vấn nhanh nhất, chính xác, đầy đủ cơ sở pháp lý đồng thời hỗ trợ bạn giải quyết mọi khó khăn.

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.