Người nước ngoài làm việc tại Việt Nam có phải đóng thuế không? Đây là câu thắc mắc của nhiều người, nếu bạn cũng đang thắc mắc về vấn đề này thì hãy tham khảo ngay bài viết sau đây của Luật Quốc Bảo nhé.
Luật Quốc Bảo chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý tận tâm, bảo đảm, uy tín. Quý khách muốn làm giấy phép lao động, làm thẻ tạm trú cho người nước ngoài, hay muốn tư vấn hãy liên hệ với Luật Quốc Bảo số Hotline/Zalo: 0763387788 để được tư vấn nhanh chóng và miễn phí.
Mục lục
- 1 Người nước ngoài làm việc tại Việt Nam có phải đóng thuế không?
- 2 Thuế thu nhập cá nhân là gì?
- 2.1 Người nước ngoài làm việc tại Việt Nam có chịu thuế TNCN không?
- 2.2 Người nước ngoài làm việc tại Việt Nam có phải đóng thuế không?
- 2.3 Thế nào là người nước ngoài cư trú và không cư trú tại Việt Nam?
- 2.4 Người lao động nước ngoài cư trú tại Việt Nam có phải nộp thuế thu nhập cá nhân không?
- 2.5 Người nước ngoài làm việc tại Việt Nam có phải đóng thuế không?
- 2.6 Kỳ tính thuế thu nhập cá nhân đối với người nước ngoài cư trú tại Việt Nam được quy định thế nào?
- 2.7 Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam nhưng nhận lương từ phía nước ngoài thì có chịu thuế TNCN không?
- 2.8 Người nước ngoài làm việc tại Việt Nam có phải đóng thuế không?
- 2.9 Thuế suất TNCN của cá nhân không cư trú là bao nhiêu?
- 3 Giới thiệu dịch vụ làm giấy phép, làm thẻ tạm trú cho người nước ngoài của Luật Quốc Bảo
Người nước ngoài làm việc tại Việt Nam có phải đóng thuế không?
Thuế thu nhập cá nhân là gì?
Thuế TNCN là một khoản thuế đặc thù đánh vào những người lao động có thu nhập chịu thuế. Nghĩa vụ thuế này áp dụng đối với người Việt Nam và cũng không loại trừ những người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
Người nước ngoài làm việc tại Việt Nam có chịu thuế TNCN không?
Người nước ngoài làm việc tại Việt Nam có phải đóng thuế không?
Hiện nay, Việt Nam đang mở cửa hội nhập, phát triển với nhiều nước trên thế giới. Do đó, ngày càng có nhiều người lao động nước ngoài sang làm việc tại Việt Nam.
Theo quy định của pháp luật, khi người lao động làm việc tại Việt Nam, không kể là cá nhân cư trú hay không cư trú nếu thu nhập phát sinh tại Việt Nam thì vẫn phải chịu thuế TNCN.
Đối với người lao động làm việc phía Việt Nam chi trả thu nhập, thuộc đối tượng kê khai, thuế TNCN thì không có gì phải nói đến.
Tuy nhiên, đối với những người lao động đang làm việc tại Việt Nam nhưng phía nước ngoài chi trả thu nhập thì có phải đóng thuế TNCN tại Việt Nam không? Tham khảo câu trả lời phía dưới bài viết.
Thế nào là người nước ngoài cư trú và không cư trú tại Việt Nam?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 2 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 quy định cá nhân cư trú là người đáp ứng một trong hai điều kiện sau:
– Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong 01 năm dương lịch hoặc tính theo 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam.
– Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam, bao gồm có nơi ở theo đăng ký thường trú hoặc có nhà thuê tại Việt Nam theo hợp đồng thuê có thời hạn (thuê để ở).
Người nước ngoài không đáp ứng đủ điều kiện của cá nhân cư trú thì được xác định là cá nhân không cư trú.
Cá nhân nước ngoài là cá nhân không cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công phát sinh trong lãnh thổ Việt Nam thì phải nộp thuế thu nhập cá nhân theo quy định.
Người lao động nước ngoài cư trú tại Việt Nam nhưng có thu nhập nước ngoài và Việt Nam thì xác định thuế thu nhập cá nhân như thế nào?
Người lao động nước ngoài cư trú tại Việt Nam nhưng có thu nhập nước ngoài và Việt Nam thì xác định thuế thu nhập cá nhân như thế nào?
Người lao động nước ngoài cư trú tại Việt Nam có phải nộp thuế thu nhập cá nhân không?
Người nước ngoài làm việc tại Việt Nam có phải đóng thuế không?
Theo quy định tại Điều 1 Thông tư 111/2013/TT-BTC (được sửa đổi bổ sung bởi Điều 2 Thông tư 119/2014/TT-BTC) về người nộp thuế thu nhập cá nhân như sau:
Người nộp thuế
Người nộp thuế là cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú theo quy định tại Điều 2 Luật Thuế thu nhập cá nhân, Điều 2 Nghị định số 65/2013/NĐ-CP ngày 27/6/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân (sau đây gọi tắt là Nghị định số 65/2013/NĐ-CP), có thu nhập chịu thuế theo quy định tại Điều 3 Luật Thuế thu nhập cá nhân và Điều 3 Nghị định số 65/2013/NĐ-CP.
Phạm vi xác định thu nhập chịu thuế của người nộp thuế như sau:
Đối với cá nhân cư trú, thu nhập chịu thuế là thu nhập phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam, không phân biệt nơi trả thu nhập;
Đối với cá nhân là công dân của quốc gia, vùng lãnh thổ đã ký kết Hiệp định với Việt Nam về tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với các loại thuế đánh vào thu nhập và là cá nhân cư trú tại Việt Nam thì nghĩa vụ thuế thu nhập cá nhân được tính từ tháng đến Việt Nam
trong trường hợp cá nhân lần đầu tiên có mặt tại Việt Nam đến tháng kết thúc hợp đồng lao động và rời Việt Nam (được tính đủ theo tháng) không phải thực hiện các thủ tục xác nhận lãnh sự để được thực hiện không thu thuế trùng hai lần theo Hiệp định tránh đánh thuế trùng giữa hai quốc gia.
Đối với cá nhân không cư trú, thu nhập chịu thuế là thu nhập phát sinh tại Việt Nam, không phân biệt nơi trả và nhận thu nhập.
Theo đó, người lao động nước ngoài là cá nhân cư trú tại Việt Nam có nghĩa vụ phải nộp thuế thu nhập cá nhân đối với khoản thu nhập phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam.
Đối với người lao động không cư trú, thu nhập chịu thuế là thu nhập phát sinh tại Việt Nam, không phân biệt nơi trả và nhận thu nhập.
Bên cạnh đó, tại điểm a khoản 4 Điều 7 Thông tư 111/2013/TT-BTC được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 4 Thông tư 92/2015/TT-BTC quy định về quy đổi thu nhập không bao gồm thuế thành thu nhập tính thuế thu nhập cá nhân đối với người nước ngoài cư trú tại Việt Nam như sau:
– Thu nhập làm căn cứ quy đổi thành thu nhập tính thuế là thu nhập thực nhận (không bao gồm thu nhập được miễn thuế) cộng (+) các khoản lợi ích do người sử dụng lao động trả thay cho người lao động (nếu có) trừ (-) các khoản giảm trừ.
Trường hợp người sử dụng lao động áp dụng chính sách “tiền thuế giả định”, “tiền nhà giả định” thì thu nhập làm căn cứ quy đổi thành thu nhập tính thuế không bao gồm “tiền thuế giả định”, “tiền nhà giả định”.
Trường hợp trong các khoản trả thay có tiền thuê nhà thì tiền thuê nhà tính vào thu nhập làm căn cứ quy đổi bằng số thực trả nhưng không vượt quá 15% tổng thu nhập chịu thuế phát sinh tại đơn vị không phân biệt nơi trả thu nhập (chưa bao gồm tiền thuê nhà, điện, nước và các dịch vụ kèm theo thực tế phát sinh, “tiền nhà giả định” (nếu có)).
Công thức xác định thu nhập làm căn cứ quy đổi:
Thu nhập làm căn cứ quy đổi = Thu nhập thực nhận + Các khoản trả thay – Các khoản giảm trừ
Trong đó:
+ Thu nhập thực nhận là tiền lương, tiền công không bao gồm thuế mà người lao động nhận được hàng tháng (không bao gồm thu nhập được miễn thuế).
+ Các khoản trả thay là các khoản lợi ích bằng tiền hoặc không bằng tiền do người sử dụng lao động trả cho người lao động theo hướng dẫn tại điểm đ khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC và khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều 11 Thông tư 92/2015/TT-BTC.
+ Các khoản giảm trừ bao gồm: giảm trừ gia cảnh; giảm trừ đóng bảo hiểm, quỹ hưu trí tự nguyện; giảm trừ đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học theo hướng dẫn tại Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC và Điều 15 Thông tư 92/2015/TT-BTC.
Kỳ tính thuế thu nhập cá nhân đối với người nước ngoài cư trú tại Việt Nam được quy định thế nào?
Căn cứ vào Điều 7 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 (một số quy định được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Luật Thuế thu nhập cá nhân sửa đổi 2012) quy định về kỳ tính thuế thu nhập cá nhân đối với người nước ngoài cư trú tại Việt Nam như sau:
– Kỳ tính thuế theo năm áp dụng đối với thu nhập từ kinh doanh; thu nhập từ tiền lương, tiền công;
– Kỳ tính thuế theo từng lần phát sinh thu nhập áp dụng đối với thu nhập từ đầu tư vốn; thu nhập từ chuyển nhượng vốn, trừ thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán; thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản; thu nhập từ trúng thưởng; thu nhập từ bản quyền; thu nhập từ nhượng quyền thương mại; thu nhập từ thừa kế; thu nhập từ quà tặng;
– Kỳ tính thuế theo từng lần chuyển nhượng hoặc theo năm đối với thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán.
Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam nhưng nhận lương từ phía nước ngoài thì có chịu thuế TNCN không?
Người nước ngoài làm việc tại Việt Nam có phải đóng thuế không?
Để dễ hình dung và có căn cứ cụ thể để trả lời câu hỏi trên, tác giả sẽ giả sử một trường hợp: Ông A là Giám đốc của Văn phòng đại diện công ty Hàn quốc tại Việt Nam. Ông A làm việc tại Việt Nam theo sự chỉ định của công ty ở Hàn Quốc.
Các khoản chi phí sinh hoạt, tiền lương, tiền công của ông A đều do công ty mẹ phía Hàn Quốc chi trả. Vậy trường hợp này ông A có phải nộp thuế TNCN tại Việt Nam không?
Tại Điều 15 Hiệp định về tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với các loại thuế đánh vào thu nhập giữa Việt Nam – Hàn Quốc có quy định tiền công do một đối tượng cư trú của một Nước ký kết thu được từ lao động làm công tại Nước ký kết kia sẽ chỉ bị đánh thuế tại Nước ký kết thứ nhất nếu thỏa 3 điều kiện sau:
– Điều kiện 1: Người nhận tiền công có mặt tại Nước kia trong một thời gian hoặc nhiều thời gian gộp lại không quá 183 ngày trong bất kỳ giai đoạn mười hai tháng liên tục.
– Điều kiện 2: Chủ lao động hay đối tượng đại diện chủ lao động trả tiền công lao động không phải là đối tượng cư trú tại Nước kia.
– Điều kiện 3: Số tiền thù lao không phải phát sinh tại một cơ sở thường trú hoặc một cơ sở cố định mà đối tượng chủ lao động có tại Nước kia.
Tổng cục Thuế đã từng giải thích 3 điều kiện nêu trên tại Công văn 855/TCT-HTQT năm 2019 về áp dụng Hiệp định tránh đánh thuế hai lần do Tổng cục Thuế ban hành. Theo đó, thu nhập của cá nhân người nước ngoài từ công việc làm công tại Văn phòng đại diện sẽ chỉ chịu thuế TNCN tại nước ngoài (được miễn thuế TNCN tại Việt Nam) nếu cả 3 điều kiện 1, 2 và 3 nêu trên đồng thời được thỏa mãn.
– Đối với điều kiện (1): nếu cá nhân là người nước ngoài có mặt tại Việt Nam dưới 183 ngày trong giai đoạn 12 tháng bắt đầu hoặc kết thúc trong năm tính thuế sẽ thỏa mãn điều kiện này.
– Đối với điều kiện (2): Đối với trường hợp cá nhân ký hợp đồng lao động trực tiếp với Công ty mẹ tại nước ngoài và được công ty nước ngoài bổ nhiệm làm việc tại Việt Nam, cá nhân phải thực hiện các công việc phục vụ cho hoạt động của VPĐD.
VPĐD phải chịu trách nhiệm, chịu rủi ro đối với công việc của các cá nhân trong quá trình hoạt động, có quyền đối với sản phẩm và dịch vụ do cá nhân tạo ra, chịu trách nhiệm phương tiện làm việc, về địa điểm làm việc và tiền công tiền lương của cá nhân có do Văn phòng tại Việt Nam chi trả. Do đó, Văn phòng đại diện được coi là chủ lao động thực sự của cá nhân nêu trên.
– Đối với điều kiện (2): Trường hợp VPĐD tham gia thực hiện các hoạt động trong chuỗi kinh doanh của Công ty nước ngoài. Các hoạt động không còn mang tính chất chuẩn bị và phụ trợ mà là các hoạt động góp phần tạo ra lợi nhuận cho Công ty nước ngoài như đám phán, ký kết hợp đồng, tiếp thị, quảng cáo, hỗ trợ hoạt động bán hàng, cung cấp dịch vụ, hậu mãi…
Trong những trường hợp này, Công ty nước ngoài đã hình thành cơ sở thường trú (CSTT) tại Việt Nam thực hiện toàn bộ hoặc một phần hoạt động kinh doanh, do đó, cá nhân làm việc cho VPĐD như vậy sẽ không thỏa mãn được điều kiện (c) nêu trên.
Như vậy, nếu ông A thỏa mãn đồng thời 3 điều kiện nêu trên thì sẽ không phải kê khai, nộp thuế TNCN tại Việt Nam mà chỉ cần kê khai, nộp thuế tại Hàn Quốc theo quy định pháp luật Hàn Quốc.
Thuế suất TNCN của cá nhân không cư trú là bao nhiêu?
Theo quy định tại Điều 18 Thông tư 111/2013/TT-BTC thu thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công của cá nhân không cư trú được xác định bằng thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công nhân (×) với thuế suất 20%.
Tổng kết, người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam nhận được thu nhập do phía nước ngoài chi trả thì vẫn phải kê khai, nộp thuế TNCN tại Việt Nam trừ trường hợp người lao động nước ngoài thỏa mãn đồng thời 3 điều kiện để không phải kê khai, nộp thuế TNCN tại Việt Nam như đã đề cập phía trên.